Luận văn Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với đăng ký doanh nghiệp tại bộ kế hoạch và đầu tư

LỜI CẢM ƠN

LỜI CAM ĐOAN

DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

LỜI MỞ ĐẦU . 1

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI

ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP . 5

1.1 Khái niệm về quản lý nhà nước đối với đăng ký doanh nghiệp . 5

1.1.1 Đăng ký doanh nghiệp . 5

1.1.2 Khái niệm về quản lý nhà nước đối với đăng ký doanh nghiệp . 10

1.2 Vai trò của Nhà nước trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp. 12

1.3 Nội dung của quản lý nhà nước đối với đăng ký doanh nghiệp . 13

1.4 Nguyên tắc quản lý về đăng ký doanh nghiệp . 15

1.4.1 Tập trung dân chủ. 15

1.4.2 Thu hút người dân, doanh nghiệp tham gia quản lý nhà nước . 16

1.4.3 Pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý nhà nước . 16

1.4.4 Kế hoạch hóa trong quản lý nhà nước . 16

1.4.5 Quản lý nhà nước kết hợp theo ngành và theo lãnh thổ . 17

1.5 Mục tiêu và tiêu chí đánh giá quản lý nhà nước đối với đăng ký doanh

nghiệp . 17

1.5.1 Mục tiêu của quản lý nhà nước đối với đăng ký doanh nghiệp. 17

1.5.2 Tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý nhà nước đối với đăng ký doanh

nghiệp . 18

1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với đăng ký doanh nghiệp

. 19

1.6.1 Yếu tố bên trong cơ quan quản lý nhà nước . 19

1.6.2 Yếu tố bên ngoài cơ quan quản lý nhà nước. 20

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

ĐỐI VỚI ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP TẠI BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU

TƯ. 25

pdf107 trang | Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 584 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với đăng ký doanh nghiệp tại bộ kế hoạch và đầu tư, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệp... đã tác động tích cực đến niềm tin của các nhà đầu tư, nhờ đó số doanh nghiệp thành lập mới không ngừng gia tăng ở khắp các vùng miền. Bảng 2. Tình hình đăng ký doanh nghiệp chia theo địa phương giai đoạn 2011 - 2013 Đơn vị: Doanh nghiệp Nội dung Năm 2011 Năm 2012 Tăng/Giảm 2011–2012 (%) Năm 2013 Tăng/Giảm 2012–2013 (%) Số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới Đồng bằng Sông Hồng 25.606 21.546 -15,9 21.943 1,9 Trung Du và miền núi phía Bắc 3.117 2.309 -25,9 2.912 26,0 Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung 10.033 8.630 -14,0 10.359 20,0 Tây Nguyên 2.252 1.843 -18,2 2.678 45,4 Đông Nam Bộ 30.832 29.835 -3,2 31.818 6,6 Đồng bằng Sông Cửu Long 5.708 5.711 0,1 7.245 26,8 Tổng 77.548 69.874 -9,9 76.955 10,1 Số lượng doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động Tổng 53.972 54.261 0,5 60.737 11,9 Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư Tăng Nguyệt Ánh QTKD - CH2012B 40 Trong năm 2013, cả nước có 76.955 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng 10,1% về số doanh nghiệp so với cùng kỳ năm 2012. Như vậy, ngược với sự suy giảm của năm 2011, 2012 thì trong năm 2013 số lượng doanh nghiệp thành lập mới đã có chiều hướng tăng trở lại. So với năm 2012, năm 2013 các vùng kinh tế trong cả nước đều có sự gia tăng về số doanh nghiệp thành lập: vùng Đồng bằng Sông Hồng có 21.943 doanh nghiệp thành lập tăng 1,9%; vùng Trung du và miền núi phía Bắc có 2.912 doanh nghiệp thành lập tăng 26%; vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung có 10.359 doanh nghiệp thành lập tăng 20%; vùng Tây Nguyên có 2.678 doanh nghiệp thành lập tăng 45,4%; vùng Đông Nam Bộ có 31.818 doanh nghiệp thành lập tăng 6,6%; vùng Đồng bằng Sông Cửu Long có 7.245 doanh nghiệp thành lập tăng 26,8%. Ngoài ra, năm 2013, tổng số doanh nghiệp gặp khó khăn buộc phải giải thể, ngừng hoạt động là 60.737 doanh nghiệp tăng 11,9% so với cùng kỳ năm trước. Hình 5. Số doanh nghiệp thành lập mới theo Quý năm 2012 - 2013 Tăng Nguyệt Ánh QTKD - CH2012B 41 2.3 Phân tích thực trạng về quản lý nhà nước đối với đăng ký doanh nghiệp tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư 2.3.1 Xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật, các quy định về đăng ký doanh nghiệp Đăng ký doanh nghiệp (trước đây là đăng ký kinh doanh) là một trong những nội dung cốt yếu của việc cải cách hành chính nhằm đảm bảo quyền tự do kinh doanh và phát huy hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của các chủ thể đầu tư và khai thác hợp lý tiềm năng kinh tế - xã hội của đất nước. Từ khi Luật Công ty, Luật Doanh nghiệp tư nhân 1990 ra đời, tiếp đến là Luật Doanh nghiệp 1999 và sau đó là Luật Doanh nghiệp 2005 được ban hành đã tạo môi trường và vị thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước, đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong hoạt động đăng ký doanh nghiệp cho các doanh nghiệp Việt Nam. Giai đoạn 1991-1999 Giai đoạn này việc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được áp dụng theo Luật Công ty 1990, Luật Doanh nghiệp tư nhân 1990 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật công ty, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật doanh nghiệp tư nhân ngày 22 tháng 6 năm 1994. Thời kỳ này, thủ tục thành lập công ty hoặc doanh nghiệp tư nhân để được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh rất phức tạp và khó khăn. Các công dân, tổ chức khi có nhu cầu thành lập công ty hoặc doanh nghiệp tư nhân phải có đơn gửi Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc đơn vị hành chính tương đương, nơi dự định đặt trụ sở chính để xin phép thành lập. Trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày nhận đơn, Uỷ ban nhân dân sẽ cấp hoặc từ chối cấp giấy phép thành lập công ty và trong thời hạn ba mươi ngày đối với doanh nghiệp tư nhân. Điều kiện để được cấp giấy phép thành lập công ty hoặc doanh nghiệp tư nhân: a) Mục tiêu, ngành, nghề kinh doanh rõ ràng, có phương án kinh doanh ban đầu; có trụ sở giao dịch; b) Có vốn điều lệ phù hợp với quy mô và ngành, nghề kinh doanh. Vốn điều lệ không được thấp hơn vốn pháp định do Hội đồng bộ trưởng quy định, có đủ vốn đầu tư ban đầu phù hợp với quy mô và ngành, Tăng Nguyệt Ánh QTKD - CH2012B 42 nghề kinh doanh. Vốn đầu tư ban đầu không được thấp hơn vốn pháp định do Hội đồng bộ trưởng quy định; c) Người quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh phải có trình độ chuyên môn tương ứng mà pháp luật đòi hỏi đối với một số ngành, nghề/Bản thân hoặc người được thuê làm quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh có trình độ chuyên môn tương ứng mà pháp luật đòi hỏi đối với một số ngành, nghề. Sau khi được cấp giấy phép thành lập, công dân, tổ chức sẽ phải tiến hành thủ tục đăng ký để được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tại Trọng tài kinh tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc đơn vị hành chính tương đương. Tổng số doanh nghiệp đăng ký mới giai đoạn này là 46.770 doanh nghiệp. Công tác cấp đăng ký kinh doanh trong thời kỳ này chưa được tổ chức thành hệ thống thống nhất trong phạm vi cả nước, bộ máy cấp đăng ký kinh doanh phức tạp bao gồm Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố và Trọng tài kinh tế tỉnh, thành phố. Giai đoạn 2000-2010 Nước ta bắt đầu tiến hành cải cách môi trường kinh doanh và công tác đăng ký kinh doanh với việc ban hành một loạt các văn bản Luật và Nghị định hướng dẫn thi hành về công tác đăng ký kinh doanh. Đầu tiên phải kể đến là Luật Doanh nghiệp năm 1999 được ban hành và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2000 để thay thế cho Luật công ty, Luật doanh nghiệp tư nhân ngày 21 tháng 12 năm 1990 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật công ty, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật doanh nghiệp tư nhân ngày 22 tháng 6 năm 1994. Có thể nói việc ban hành Luật Doanh nghiệp năm 1999 đã đánh dấu một bước ngoặt về công tác đăng ký kinh doanh. Lần đầu tiên, chúng ta thừa nhận 4 loại hình doanh nghiệp là: doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và công ty hợp danh của khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước, bên cạnh đó, các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp đã được mở rộng và thừa nhận là xu thế tất yếu, khách quan của quy luật thị trường. Cùng với việc ban hành Luật Doanh nghiệp năm 1999; Luật Doanh nghiệp 2005 thay thế Luật Doanh nghiệp năm 1999, thì một số văn bản hướng dẫn khác cũng được ra đời như: Nghị định 02/2000/NĐ- CP ngày 03/02/2000 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh; Nghị định Tăng Nguyệt Ánh QTKD - CH2012B 43 109/2004/NĐ-CP ngày 02/4/2004 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh thay thế Nghị định 02/2000/NĐ-CP; Nghị định 88/2006/NĐ-CP ngày 29/8/2006 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh thay thế Nghị định 109/2004/NĐ-CP và các Thông tư, văn bản hướng dẫn khác. Về thủ tục đăng ký kinh doanh, giai đoạn này cũng được cải cách một cách rõ rệt, nếu như ở giai đoạn trước để được cấp đăng ký kinh doanh thì công dân, tổ chức phải xin được giấy phép thành lập do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp trong thời hạn sáu mươi ngày, trước khi tiến hành đi đăng ký kinh doanh, thì giai đoạn 2000-2010, thủ tục này đã được hủy bỏ và thay vào đó công dân, tổ chức chỉ cần nộp một bộ hồ sơ gồm các giấy tờ theo quy định: a) Đơn đăng ký kinh doanh; b) Điều lệ đối với công ty; c) Danh sách thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, danh sách thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, danh sách cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần; d) Đối với doanh nghiệp kinh doanh các ngành, nghề đòi hỏi phải có vốn pháp định thì phải có thêm xác nhận về vốn của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm giải quyết việc đăng ký kinh doanh trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ. Trong thời gian từ năm 1991 đến năm 2011, nhìn chung các quy định về đăng ký doanh nghiệp đã được Luật Doanh nghiệp làm rõ hơn, cụ thể hơn. Để hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp, Chính phủ đã ban hành hai hệ thống Nghị định: về đăng ký kinh doanh và các quy định khác. Tăng Nguyệt Ánh QTKD - CH2012B 44 Bảng 3. Số lượng điều và từ được quy định tại các Luật về doanh nghiệp giai đoạn 1991-2011 Nhóm quy định Luật Công ty 1991 và Luật Doanh nghiệp tư nhân 1991 Luật Doanh nghiệp 1999 Luật Doanh nghiệp 2005 Quy định chung 20 Điều (1674 từ) 8 Điều (1749 từ) 12 Điều (3203 từ) Đăng ký doanh nghiệp 21 Điều (2617 từ) 17 Điều (3581 từ) 25 Điều (5491 từ) Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư Giai đoạn 2010 - 2013 Có thể nói giai đoạn từ năm 2010 đến nay, việc hoàn thiện khung khổ pháp lý về đăng ký doanh nghiệp đã đạt được những kết quả nổi bật. Căn cứ trên tình hình thu phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp ở địa phương còn thiếu cụ thể, chưa phù hợp với thực tiễn và thiếu thống nhất ở các địa phương, thực hiện quy định tại Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp [15], Cục Quản lý đăng ký kinh doanh đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng Đề án Phí và Lệ phí đăng ký doanh nghiệp tạo cơ sở quan trọng cho việc Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 176/2012/TT-BTC ngày 23/10/2012 hướng dẫn về phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp. Sau đó, Cục Quản lý đăng ký kinh doanh đã phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng Thông tư số 106/2013/TT-BTC ngày 09/8/2013 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 176/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh và phí cung cấp thông tin doanh nghiệp. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để doanh nghiệp trên cả nước áp dụng thống nhất mức phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp, đồng thời tạo điều kiện để cơ quan đăng ký kinh doanh có nguồn thu trang trải cho các hoạt động phục vụ công tác chuyên môn. Về công tác rà soát thủ tục hành chính trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp, ngày 02/5/2013, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành Quyết định số 543/QĐ- Tăng Nguyệt Ánh QTKD - CH2012B 45 BKHĐT công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Bộ Kế hoạch và Đầu tư bao gồm 115 thủ tục; trong đó bổ sung thêm 02 thủ tục và bãi bỏ 12 thủ tục so với Bộ thủ tục hành chính đã được ban hành trước đây. Kết quả trên đã góp phần đơn giản hóa quy trình, thủ tục hành chính đối với doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi và tiết kiệm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp khi gia nhập và hoạt động trên thị trường. Bên cạnh đó, ngay từ đầu năm 2013, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành Thông tư số 01/2013/TT-BKH hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp [19] để thay thế Thông tư số 14/2010/TT-BKH trước đây. Thông tư số 01/2013/TT-BKH đã hướng dẫn chi tiết về trình tự, thủ tục và hồ sơ đối với một số quy trình đăng ký chưa được rõ ràng trước đây, đồng thời, tạo cơ sở cho việc cung cấp một số dịch vụ công qua mạng điện tử như đăng ký doanh nghiệp qua mạng, cung cấp thông tin doanh nghiệp tại Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia. Với những tác động tích cực mà hệ thống pháp luật về doanh nghiệp nói chung và trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp nói riêng trong thời gian qua, từng bước đã góp phần đáng kể vào việc cải thiện môi trường kinh doanh cho cộng đồng doanh nghiệp tại Việt Nam, đơn giản hóa thủ tục gia nhập thị trường, cụ thể có thể thấy ở bảng dưới đây, thời gian thành lập doanh nghiệp đã rút ngắn nhiều qua từng giai đoạn. Bảng 4. Thời gian trung bình cần cho việc thành lập doanh nghiệp theo đúng luật qua các giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2013 1991 - 1999 2000 - 2005 2006 2007 2008 - 2009 2010 - 2013 Thời gian thành lập doanh nghiệp 6 - 12 (tháng) 50 (ngày) 22 (ngày) 15 (ngày) 5-10 (ngày) Tối đa 5 (ngày) Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư Tăng Nguyệt Ánh QTKD - CH2012B 46 2.3.2 Phân tích công tác phổ biến, hướng dẫn thực hiện pháp luật về đăng ký doanh nghiệp Về cơ bản, các cơ quan nhà nước đã tổ chức được một hệ thống tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện pháp luật về doanh nghiệp nói chung và đăng ký doanh nghiệp nói riêng. Cơ quan quản lý nhà nước về đăng ký doanh nghiệp ở các cấp đều có bộ phận tiếp dân, là nơi hướng dẫn, giải đáp các vướng mắc về quy trình, pháp luật liên quan đến đăng ký doanh nghiệp. Hướng dẫn người dân, doanh nghiệp thực hiện pháp luật về đăng ký doanh nghiệp đã trở thành trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước các cấp. Bên cạnh đó, các cơ quan trung ương và cấp tỉnh đều xây dựng cổng thông tin điện tử, công cụ để thực hiện tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn pháp luật về đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp. Trong những năm trở lại đây, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Trung ương, cụ thể là Cục Quản lý đăng ký kinh doanh đã đẩy mạnh công tác hướng dẫn nghiệp vụ đăng ký doanh nghiệp cho các tổ chức, cơ quan ban ngành có liên quan. Hình thức hướng dẫn không chỉ qua văn bản mà còn trực tiếp qua các buổi tập huấn, hội thảo. Bảng 5. Số lượng văn bản trảo đổi, góp ý và số lượng hội thảo, tập huấn về nghiệp vụ đăng ký doanh nghiệp Nội dung 2011 2012 Tăng/Giảm 2011-2012 (%) 2013 Tăng/Giảm 2012-2013 (%) Văn bản (VB) 750 876 17 873 - 0,3 Hội thảo (HT) 3 4 33 6 50 Khóa tập huấn (K) 4 5 25 6 20 Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư Từ bảng 5, có thể thấy số lượng văn bản trao đổi, góp ý, giải đáp vướng mắc gửi các đơn vị trong và ngoài Bộ, các tổ chức, cá nhân về nghiệp vụ đăng ký kinh Tăng Nguyệt Ánh QTKD - CH2012B 47 doanh có xu hướng không tăng lên, điều này cho thấy các văn bản pháp luật đã thực sự đi vào cuộc sống, chính vì thế các yêu cầu trao đổi, giải đáp vướng mắc về đăng ký doanh nghiệp đã ít hơn. Cùng với hình thức hướng dẫn qua văn bản, Cục Quản lý đăng ký kinh doanh đã tổ chức các cuộc hội thảo, khóa tập huấn một cách nghiêm túc để trao đổi trực tiếp cũng như phổ biến, hướng dẫn pháp luật về đăng ký doanh nghiệp. Những cuộc hội thảo, tập huấn này là vô cùng cần thiết, cần phải tăng cường tổ chức ở các vùng, miền trên cả nước, vì đó là diễn đàn mở để các diễn giả và đại biểu chia sẻ, thảo luận và đưa ra các kiến nghị xác đáng, thực tiễn nhằm xây dựng một hệ thống quy định pháp lý về doanh nghiệp hoàn thiện, hiệu quả, phù hợp hơn với yêu cầu hiện nay của doanh nghiệp và của các cơ quan quản lý nhà nước. Sau mỗi cuộc hội thảo, tập huấn nghiệp vụ, những góp ý được trình bày và tổng hợp tại đây là cơ sở thực tiễn quan trọng trong việc định hướng xây dựng, sửa đổi Luật Doanh nghiệp. Mặc dù, số lượng hội thảo, khóa tập huấn có tăng lên qua từng năm nhưng con số đó vẫn còn hạn chế, lý do ở đây là lực lượng cán bộ của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh vẫn thiếu, nguồn kinh phí cấp cho công tác tổ chức còn eo hẹp, vì vậy các cuộc hội thảo, khóa tập huấn mới chỉ được tổ chức tại các tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ninh 2.3.3 Công tác tổ chức xây dựng, quản lý hệ thống thông tin phục vụ đăng ký doanh nghiệp Quản lý nhà nước đối với đăng ký doanh nghiệp liên quan trực tiếp và đồng thời đến chức năng của nhiều cơ quan khác nhau. Để thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước đối với đăng ký doanh nghiệp, việc xây dựng và thực hiện cơ chế phối hợp quản lý hệ thống thông tin giữa các cơ quan chức năng cấp Trung ương và UBND cấp tỉnh, thành phố là rất quan trọng. Từ năm 2011 trở lại đây, để chuẩn hóa chất lượng dữ liệu về doanh nghiệp trên hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia, Cục Quản lý đăng ký kinh doanh đã tập trung thực hiện việc chuẩn hóa dữ liệu về doanh nghiệp (tình trạng hoạt động; mã ngành, nghề kinh doanh; số điện thoại; địa chỉ trụ sở chính). Tăng Nguyệt Ánh QTKD - CH2012B 48 Bảng 6. Số lượng tỉnh, thành phố đã được chuẩn hóa dữ liệu giai đoạn 2011 - 2013 Đơn vị: Tỉnh, thành phố 2011 2012 2013 Nội dung Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Địa phương được chuẩn hóa dữ liệu 3 3/63 17 17/63 36 36/63 Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư Qua bảng 6, có thể thấy mặc dù số lượng địa phương được chuẩn hóa dữ liệu tăng lên qua từng năm nhưng tỷ trọng vẫn chưa cao, sở dĩ đến năm 2013 mà số lượng địa phương được chuẩn hóa dữ liệu chiếm tỷ trọng hơn 50% trên cả nước là do số lượng cán bộ thực hiện công tác hướng dẫn địa phương chuẩn hóa của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh còn thiếu, kinh phí thực hiện còn rất hạn chế. Về cơ bản, quy chế phối hợp quản lý nhà nước đối với đăng ký doanh nghiệp của các địa phương thường tập trung vào một số nội dung chủ yếu như: xác lập cơ chế phối hợp kiểm tra, báo cáo của Ủy ban nhân dân các quận - huyện với các Sở, ngành chức năng; thiết lập cơ chế trao đổi thông tin giữa Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thuế và các cơ quan chức năng; xác lập cơ chế phối hợp để thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp theo hướng tránh chồng chéo, gây phiền hà cho doanh nghiệp Tăng Nguyệt Ánh QTKD - CH2012B 49 Hình 6. Các cơ quan tham gia quản lý nhà nước đối với đăng ký doanh nghiệp 2.3.4 Công tác kết nối hệ thống thông tin về đăng ký doanh nghiệp và hệ thống thông tin thuế Để nâng cao hiệu quả phối hợp quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp, từ năm 2006, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính phối hợp để triển khai chủ trương hợp nhất mã số đăng ký thuế và mã số đăng ký kinh doanh thành một mã số duy nhất (gọi là mã số doanh nghiệp) nhằm trao đổi thông tin giữa hai ngành thuế và đăng ký kinh doanh hướng tới mục tiêu xây dựng một cơ sở dữ liệu quốc gia lưu trữ thông tin về các doanh nghiệp đã đăng ký thành lập. Thực hiện nhiệm vụ này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn việc thiết lập cơ chế “một cửa liên thông” để trao đổi thông tin đăng ký doanh nghiệp giữa cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh và Cục Tăng Nguyệt Ánh QTKD - CH2012B 50 Thuế. Ban đầu, việc trao đổi thông tin mang tính thủ công đã được tiến hành vào đầu năm 2007, tạo tiền đề cho giai đoạn tin học hóa sau này. Trên cơ sở thành công bước đầu của việc phối hợp trao đổi thông tin, đồng thời thực hiện Nghị quyết số 59/2007/NQ-CP của Chính phủ về việc hợp nhất mã số đăng ký kinh doanh và mã số thuế, xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký kinh doanh, từ tháng 12/2008 đến 31/12/2010, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với Phòng Đăng ký kinh doanh của 63 tỉnh, thành phố tiến hành nghiên cứu, xây dựng 12 phần mềm chuyển đổi dữ liệu và thực hiện việc chuyển đổi thủ công (đối với các địa phương không có dữ liệu điện tử) toàn bộ dữ liệu đăng ký kinh doanh đang lưu trữ riêng lẻ tại địa phương sang một tiêu chuẩn thống nhất để chuyển vào cơ sở dữ liệu quốc gia. Toàn bộ dữ liệu về đăng ký kinh doanh sau khi được chuyển đổi, đã được đối chiếu, cập nhật mã số thuế theo đúng quy trình quy định tại Nghị định 43/2010/NĐ- CP trước khi tải vào hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia. Tính đến hết 31/12/2010, đã có 569.000 thông tin về doanh nghiệp được tải vào hệ thống, bao gồm thông tin của 470.276 doanh nghiệp và 98.387 đơn vị phụ thuộc. Từ ngày 01/01/2011, việc trao đổi, khớp nối thông tin đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế đã được tiến hành liên tục, tự động cả ở cấp Trung ương (giữa Cục Quản lý đăng ký kinh doanh thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Tổng cục Thuế) và ở cấp địa phương (giữa Sở Kế hoạch và Đầu tư và Cục Thuế); nghiệp vụ cấp đăng ký thành lập và giải thể doanh nghiệp được thực hiện hoàn toàn trên Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia và được lưu trữ tự động, theo thời gian thực vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (tại Cục Quản lý đăng ký kinh doanh). Do vậy, đối với các doanh nghiệp được thành lập từ năm 2011 trở đi, dữ liệu lưu trữ tại cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế là hoàn toàn trùng khớp. Nhờ vậy, bên cạnh việc có thông tin phục vụ công tác quản lý, hoạch định chính sách, việc hợp nhất mã số doanh nghiệp và khớp nối thông tin đăng ký kinh doanh - đăng ký thuế đã có tác động làm giảm mạnh số lượng hành vi vi phạm của doanh nghiệp đã từng rất phổ biến như: chuyển trụ sở chính, tạm ngừng hoạt Tăng Nguyệt Ánh QTKD - CH2012B 51 động nhưng không đăng ký hoặc thông báo với cơ quan quản lý nhà nước; doanh nghiệp còn hoạt động nhưng không thực hiện nghĩa vụ thuế...Ngoài ra, theo thống kê cho thấy, kể từ khi việc cấp đăng ký doanh nghiệp được liên thông giữa hệ thống đăng ký kinh doanh và hệ thống thuế tỷ lệ trả kết quả cho giao dịch đăng ký mới ngày càng được cải thiện. Bảng 7. Tỷ lệ trả kết quả đúng hạn cho giao dịch đăng ký thành lập doanh nghiệp Đơn vị :% STT Năm Trong ngày Sau 1 ngày Sau 2 ngày Quá hạn ( >2 ngày) 1 2011 38,77 28,78 14,22 18,23 2 2012 40,9 28,33 13,5 17,27 3 2013 45,43 27,51 11,6 15,46 Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư Tuy nhiên, thực tế vẫn tồn tại tỷ lệ trả kết quả quá hạn trong việc cấp mã số doanh nghiệp cho doanh nghiệp thành lập mới là do hệ thống đăng ký doanh nghiệp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và hệ thống của Tổng cục Thuế - Bộ Tài chính chưa hoàn toàn đồng nhất dẫn đến việc khớp nối cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và cơ sở dữ liệu của Tổng cục Thuế còn bị lỗi. Ngoài ra, việc trả kết quả quá hạn còn xuất phát từ phía cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh, nơi cấp mã số doanh nghiệp cho doanh nghiệp. Lực lượng cán bộ của một số Phòng đăng ký kinh doanh ở các tỉnh, thành phố lớn còn thiếu so với khối lượng công việc được giao, ở một số vùng sâu vùng xa còn hạn chế về trình độ, cơ sở vật chất. Và một nguyên nhân nữa không thể không nói đến là sự tắc trách của một số cán bộ tại Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh, thiếu trách nhiệm và cố tình gây phiền hà cho doanh nghiệp. 2.3.5 Công tác tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với đăng ký doanh nghiệp Cơ quan đăng ký kinh doanh được tổ chức ở ba cấp, bao gồm: Cấp Trung ương; cấp tỉnh và cấp huyện. Tăng Nguyệt Ánh QTKD - CH2012B 52 Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Trung ương Cấp Trung ương ở đây là Cục Quản lý đăng ký kinh doanh thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Cục Quản lý đăng ký kinh doanh hiện nay có 06 đơn vị trực thuộc là Phòng Tổng hợp chính sách và Hợp tác quốc tế; Phòng Nghiệp vụ đăng ký kinh doanh; Phòng Giám sát Nghiệp vụ đăng ký kinh doanh; Phòng Thông tin và Cơ sở dữ liệu; Văn phòng; Trung tâm Hỗ trợ nghiệp vụ đăng ký kinh doanh. Phòng Tổng hợp chính sách và Hợp tác quốc tế có nhiệm vụ tham mưu, giúp Lãnh đạo Cục trong công tác kế hoạch, tổng hợp, xây dựng chính sách chung về đăng ký kinh doanh và các hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh: (i) Chủ trì hoặc tham gia xây dựng các chính sách, chương trình, đề án về môi trường kinh doanh có điều kiện, cải cách thủ tục hành chính; tổng hợp các báo cáo chung hàng quý, sáu tháng và hàng năm liên quan đến công tác đăng ký kinh doanh trên phạm vi toàn quốc; (ii) Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác của Cục; theo dõi đôn đốc, tổng hợp tình hình thực hiện các kế hoạch, chương trình công tác của Cục; (iii) Chủ trì, tổng hợp các ý kiến góp ý về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội liên quan đến lĩnh vực quản lý của Cục; phối hợp với các đơn vị xây dựng kế hoạch 5 năm và hàng năm về đăng ký kinh doanh; (iiii) Chủ trì thực hiện các nhiệm vụ hợp tác quốc tế trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Cục; theo dõi việc sử dụng các nguồn lực hỗ trợ kỹ thuật, các dự án, chương trình do nước ngoài tài trợ. Phòng Nghiệp vụ đăng ký kinh doanh có nhiệm vụ tham mưu, giúp Lãnh đạo Cục trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về nghiệp vụ, quy trình đăng ký kinh doanh: (i) Chủ trì hoặc tham gia xây dựng, soạn thảo cơ chế, chính sách và các văn bản quy phạm pháp luật về đăng ký kinh doanh trình cấp có thẩm quyền ban hành; (ii) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị chức năng trong việc xây dựng, soạn thảo các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ, biểu mẫu phục vụ công tác đăng ký kinh doanh; (iii) Phối hợp với các đơn vị chức năng trong việc xây dựng Hệ thống thông tin về đăng ký doanh nghiệp trong phạm vi cả nước; đề xuất Tăng Nguyệt Ánh QTKD - CH2012B 53 các cơ chế, chính sách quản lý nhà nước về môi trường kinh doanh; cải cách thủ tục hành chính; Phòng Giám sát nghiệp vụ đăng ký kinh doanh có nhiệm vụ tham mưu, giúp Lãnh đạo Cục thực hiện công tác kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định pháp luật về đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp và của các cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh, cấp huyện: (i) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị chức năng trong việc xây dựng cơ chế, đề án, chính sách và các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý doanh nghiệp sau đăng ký thành lập; (ii) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị chức năng trong việc xây dựng, soạn thảo các văn bản hướng dẫn về hệ thống báo cáo của doanh nghiệp và của cơ quan đăng ký kinh doanh các cấp về việc tuân thủ các quy định pháp luật sau đăng ký thành lập; (iii) Xây dựng kế hoạch và phối hợp tổ chức thực hiện việc theo dõi, kiểm tra, giám sát các cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh, cấp huyện trong việc tuân thủ các quy địn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf000000273595_6134_1951540.pdf