MỤC LỤC
STT
PHẦN MỞ ĐẦU
Trang
1. Lí do chọn đề tài. 1
2. Lịch sử vấn đề. 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 7
4. Phương pháp nghiên cứu. 7
Mục đích khoa học.
Bố cục luận văn.
NỘI DUNG
CHƯƠNG I: DI CẢO NGUYỄN MINH CHÂU TRONG SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC CỦA NHÀ VĂN
1.1. Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Minh Châu .
1.2. Vị trí của Di cảo trong văn nghiệp Nguyễn Minh Châu .
1.3. Giá trị của Di cảo Nguyễn Minh Châu
CHưƠNG II: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HIỆN THỰC XÃ HỘI VÀ VĂN HỌC TRONG DI CẢO NGUYỄN MINH CHÂU
2.1. Một số vấn đề về hiện thực xã hội và cái nhìn đa diện về con người .30
2.1.1. Cái nhìn sâu sắc về hiện thực chiến tranh và sau chiến tranh . 30
2.1.2. Cái nhìn đa diện về con người . 37
2.2. Quan niệm về nghề văn, trăn trở của người cầm bút 46
2.2.1. Những cảm nhận về văn học trong nước và thế giới . 53
2.2.2. Những chuyển biến tư tưởng, nhận thức về nghề văn có ý nghĩa
trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu 56
2.2.2.1. Thiên chức của người cầm bút 58
2.2.2.2. Cách phản ánh hiện thực xã hội . 60
CHưƠNG III: CHÂN DUNG NGUYỄN MINH CHÂU QUA DI CẢO62
3.1. Nguyễn Minh Châu - gương mặt đời thường . 63
3.1.1. Một con người thành thực với công việc, với vợ con, bạn bè
đồng nghiệp và với chính mình .63
3.1.1.1. Thành thực với chính mình . 63
3.1.1.2. Thành thực với vợ con . 67
3.1.1.3. Tình cảm với bạn bè đồng nghiệp . 69
3.1.2. Đối mặt với bạo bệnh . 71
3.1.2.1. Chống chọi với bệnh tật với tất cả ý chí và niềm tin . 71
3.1.2.2. Những sáng tác trên giường bệnh 72
3.2. Nguyễn Minh Châu - gương mặt nghệ sĩ lớn . 74
3.2.1. Gắn bó với quê hương và vùng đất “nóng” Quảng Trị 74
3.2.2. Những đột phá trong sáng tác . 80
3.2.2.1. Nguyễn Minh Châu với Phiên chợ Giát, Khách ở quê ra, Miền
cháy, Dấu chân người lính, Cỏ lau .
3.2.2.2. Nguyễn Minh Châu với các trang phê bình tiểu luận . 87
KẾT LUẬN 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO 94
101 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3111 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Di cảo Nguyễn Minh Châu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
làm chỗ nương tựa
đều bị họng súng nhè vào”.
Là nhà văn luôn khát khao khám phá con người, Nguyễn Minh Châu đã
phân tích để chỉ ra rằng con đường đi đến hoà hợp dân tộc, hoà hợp con người
không hề giản đơn. Ông luôn đi vào những góc khuất tâm lý phức tạp ấy, ngòi
bút của ông đã tránh được lối minh hoạ giản đơn cho chính sách nhân đạo,
đồng thời vạch rõ cái thử thách khắc nghiệt của sự giáp mặt:
21.5.1973. Trước giờ ngừng bắn : Hai bên chợ Sải luôn theo dõi đồng
hồ. Anh em mình lên cắm cờ trước, nó bắn 80 đạn, cọc không gãy. Còn mấy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
42
phút, một đồng chí lên nói: có hiệu lực rồi! Nó ùa lên sang mình rất đông ôm
anh em mình. Quân nó rất đông, vũ khí trong hầm rất nhiều. Ngày hôm đó hai
bên qua lại. Mình đưa lên một số đường ép khô, mình mời nó ăn đường, hút
thuốc. Mình không giám khi nó mời, nhưng ta mời nó nhận. Hói thăm tình
hình nhau, nói chuyện đường lối mình nó cũng nói thế, hai bên không thuyết
phục gì nhau. Địch nó cũng tìm hiểu mình: quân số, trang bị, quân giải phóng
có phải miền Bắc không? Nó tự nói dân di cư. Ta hỏi tỉnh xã nào? Ta cũng
sang hỏi quê quán, lộn xộn, mới, lúng túng [41 -298].
Ngày hôm sau hai bên rút kinh nghiệm, tiếp xúc ít, hai bên đào công sự. Ở
An Hoà: Thằng Quyền trung uý chiến tranh sang, đưa một bông hồng trên túi, bọc
ni lông, nó sang, ta khen đẹp. Bông hồng tượng trưng chiến thắng. Nó tặng một
chiến sĩ của mình. Chính các anh là người chiến thắng [41 - 298].
Trong đợt trao trả tù binh trên bờ sông Thạch Hãn, một người sĩ quan
bên ta khi đọc đến tên một tù binh địch thì ngờ ngợ. Khi ông đi tập kết, con
ông còn nhỏ nên ở Miền Nam cùng vợ. Ngót hai mươi năm ông chưa một lần
gặp mặt, nhận tin nó bị lính bắt đi rồi bị ta bắt ông đều không biết . Khi đứa
con nhận ra ông và chỉ kịp kêu lên “Bố” thì hai cảnh sát ngụy lao vào khoá
tay anh và nhanh chóng ròng ngay xuống thuyền qua sông Thạch Hãn. Và ba
ngày sau đó, chúng bí mật đưa anh lính trẻ vừa được trao trả này đi thủ tiêu.
Ghi chép ngày 9.5.1973, ở Đông Hà: “Không một tàu lá nào nguyên lành,
không một đồ vật nào nguyên lành, không một tâm hồn nào nguyên lành”.
Lúc này “Đông Hà như thi thể một con quái vật đã chết và qua mưa nắng, đã
thối rữa”. Những ghi chép trong chuyến đi 559 (Đường mòn Hồ Chí Minh)
lần thứ hai là những ghi chép vượt qua thói quen ghi chép đơn thuần về
những sự tích anh hùng. Nguyễn Minh Châu đã có cái nhìn hắt sáng xuyên
vào mặt sau của nó. Sự quan sát và suy ngẫm vào thời kỳ này đã mang sự trải
nghiệm sâu sắc xuất phát từ con người, vì thế bao trùm lên tất cả là một cái
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
43
nhìn mới về cuộc chiến tranh. Đương nhiên, hoàn toàn không phải là tư tưởng
phản chiến. Đây là nỗi đau thật sự của một đồng loại trước những mất mát,
cùng khổ mà người dân phải hứng chịu, trước sự huỷ diệt tàn bạo của chiến
tranh đối với cuộc sống của con người, là cảm hứng nhân đạo xuất hiện trong
trái tim mẫn cảm. Là người đã sống qua hai cuộc chiến tranh, có lẽ vì thế mà
ông thấu nỗi đau khổ, khó khăn của người dân sống ở vùng đất vốn là nơi
tranh chấp quyết liệt trong bao năm trời : “Cái khổ, cái chết dăng bẫy khắp
mặt đất. Không nơi khác, người ta không sống thế. Hình như chiến tranh vẫn
chưa kết thúc ... Sau chiến tranh mà người bị thương vẫn nằm la liệt trong
các lán bệnh viện, nhưng xét cho cùng, cái chết chóc bệnh tật cũng không tác
hại người ta bằng cái khổ sở. Cái thiếu thốn, cái bệnh tật, cái nhếch nhác, cái
buồn tủi, cái chia ly, cái chia lìa mẹ con, vợ chồng, cái mồ hôi và nước mắt
vẫn chảy thành đại dương và cái máu chỉ là con sông”. Trước nỗi đau đó trái
tim từng nhức nhối của ông đã có lúc bật lên: “Hai bên ai sẽ thách thức đối
phương một thái độ này: Tất cả mọi việc mình làm chỉ để cho người dân bình
thường đỡ bớt đi phần đau khổ. Ai sẽ nghĩ đến con người bình thường hơn
một chút” (Nhật kí ngày 11.5.1973) [41-295].
Là nhà văn luôn khao khát khám phá con người, Nguyễn Minh Châu đã
phân tích để chỉ ra rằng con đường đi đến hoà hợp dân tộc, hoà hợp con người
không hề giản đơn. Ước nguyện hoà hợp dân tộc, hoà hợp con người của
Nguyễn Minh Châu không phải được thoát thai từ một ý tưởng khô cứng
thuần lý trí hay máy móc mà dựa theo chủ trương, chính sách xã hội mà xuất
phát từ trái tim của nhà văn giàu niềm trắc ẩn, bao dung và ưu ái đối với con
người . “Mình chợt hiểu: Người ta không thể bỏ đây mà về được, không phải
vì sự hấp dẫn của tương lai mà trên vạch ra trong các buổi nói chuyện mà
chính thực vì ngày hôm qua, cái ngày hôm qua giữ người lính lại, đồng đội
thằng nào hy sinh tại đây, những ngày khó khăn nhất của cuộc đời xảy ra ở
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
44
đây, mỗi thước đường ở đây có máu và mồ hôi mình ... Cũng là mình phỏng
đoán vậy, có phải đấy là lòng mình đấy không anh? [41-243]”.
Vấn đề hoà hợp dân tộc không đặt ra trong quan hệ đối xử với những kẻ
cùng máu đỏ, da vàng một thời đứng ở bên kia chiến tuyến mà còn dành cho
những con người mang dòng máu ngoại lai, nạn nhân của cuộc chiến tranh xâm
lược bẩn thỉu. Tư tưởng nhân văn này, không phải là một sự “ngẫu hứng” mà đã
được ấp ủ, nuôi dưỡng trong ý thức nghệ thuật và trở thành nguồn cảm hứng chủ
đạo của Nguyễn Minh Châu. Không thể có những trang viết thấu nhân tình thế
thái ấy, nếu không có những tình cảm, nghĩ suy tâm huyết này:
“... Tôi không thể tưởng tượng nổi một nhà văn mà lại không mang
nặng trong mình tình yêu cuộc sống và nhất là tình yêu thương con người.
Tình yêu này của người nghệ sĩ vừa là một niềm hân hoan say mê, vừa là một
nỗi đau đớn, khắc khoải, một mối quan hoài thường trực về số phận, hạnh phúc
của con người xung quanh mình. Cần giữ cái tình yêu lớn ấy trong mình, nhà
văn mới có khả năng cảm thông sâu sắc với những nỗi đau khổ, bất hạnh của
người đời, giúp họ vượt qua những khủng hoảng tinh thần và đứng vững được
trước cuộc sống”.
Ta hãy nghe lời nguyện cầu thiết tha, chứa chan tình nhân ái của
Nguyễn Minh Châu: “Hãy ôm giữ những con người vô tội ấy trong vòng tay
ấm áp của cộng đồng chúng ta, đừng để họ phải mặc cảm, bơ vơ vì nửa dòng
máu lạc loài chảy trong cơ thể”.
Như vậy, có thể thấy khát vọng hoà hợp con người với con người của
Nguyễn Minh Châu đã được đẩy lên đến tinh thần nhân bản của nhân loại, là
mối quan hệ nhân văn mà tình nghĩa giữa Việt Nam và đất nước triêụ voi, là
tình cảm, là mối quan hệ anh em ruột thịt.
“Về con người: Anh bộ đội Việt nói về người Lào đang đói, cơn đói
như một vật hữu hình đi qua khu rừng Lào, những tốp dân Lào ngồi bên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
45
đường, ôm khư khư trong bụng một con gà, đổi gạo cho bộ đội. Dân tộc Lào
là thế. Đất nước của những người vui tính. Không bao giờ biết lo xa, có thì ăn
chung, không có thì đi xin nhau, bộ đội mời dân đi liên hoan thì cả bản kéo
đi, đến mùa thì có thể một lúc cho bộ đội tất cả [41 -240].
Những cảm nhận trên đây của Nguyễn Minh Châu về mối quan hệ
giữa hai anh em Việt - Lào là mối quan hệ “Chứa một cái gì thật nhân bản,
cái tinh thần nhân bản cổ xưa của hai dân tộc mà thiên nhiên đã gắn lại với
nhau bằng một dãy núi dài”.
“Con người vẫn tồn tại và vẫn thắng được tất cả. Và cũng như khi
đứng trước chùa Hương, tôi đã nhìn thấy cái khoảng chân trời huyền hoặc
của cuộc sống, sự đời ngưng kết ở một độ nào mới trở thành triết học, cái
khoảng có thể kéo xích lại giữa con người hành động và triết nhân cái chỗ mà
con ngưòi đã chín muồi bởi suy nghĩ. Tôi tưởng mình có thể cầm trên tay một
cái Siêng Phan như cầm một cái quả cân để cân mình và cân mọi người , cân
hiện tại và tương lai” [41- 236].
Tư tưởng hoà hợp dân tộc của Nguyễn Minh Châu là kết quả hoàn toàn
phù hợp với tư tưởng chính sách đại đoàn kết dân tộc của Đảng. Từ ngày lập
quốc và chính sách mở cửa làm bạn với tất cả các nước của Việt Nam hiện
nay. Điều đó cho thấy ở ông tập trung cao độ tính nhạy cảm nghệ sĩ với khả năng
nắm bắt, lắng nhận được từng hơi thở, bước đi của đất nước, của thời đại.
Nói như Châu Khoa: “Toàn bộ sự nghiệp văn học của Nguyễn Minh
Châu là một bài ca tràn đầy cảm hứng nhân đạo nồng nhiệt”. Lời nhận xét
trên hoàn toàn đúng bởi trong Di cảo Nguyễn Minh Châu đã nói tất cả những
điều ấy bằng tiếng nói cảm thông, chia sẻ của người trong cuộc, bằng chính
nỗi lo âu lớn lao và khắc khoải về con người và cuộc đời mà ông hết lòng yêu
thương và gắn bó. Tất cả đều được soi chiếu trong ánh sáng nhân văn và niềm
tin yêu sâu sắc của nhà văn. Di cảo thật sự là những trang ghi chép sống động
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
46
của Nguyễn Minh Châu về cuộc đời và nhân dân miền Trung Thanh Hoá,
Nghệ An, Hà Tĩnh. Đặc biệt là vùng đất Quảng Bình, Quảng Trị. Di cảo đã
khơi trúng nguồn mạch nhân văn, đáp ứng nhu cầu nhân bản cấp thiết đặt ra
trong và sau chiến tranh.
2.2. Quan niệm về nghề văn, trăn trở của ngƣời cầm bút
Là người nghệ sĩ mẫn cảm, đồng thời là người gắn bó máu thịt với cuộc
sống, Nguyễn Minh Châu đã sớm cảm nhận được sự bất cập cái khoảng cách
khó tránh và khó vượt qua của văn học với cuộc đời. Hiện thực đời sống, hiện
thực chiến tranh theo ông hình dung như “Một cánh rừng già chưa khai phá”
với biết bao “những vấn đề còn ẩn náu trong hai cuộc kháng chiến cứu nước,
những vấn đề về con người của ta”. Vậy mà, người viết và những trang sách
lại vẫn còn non trẻ, vụng dại. Tác phẩm văn học “chưa phải là sự quan tâm
thường trực và tha thiết, chưa phải là tâm huyết, càng chưa phải là cái điều
chiêm nghiệm có tính triết học của cả một đời người viết văn” [17].
Thiếu đi phần kí thác của người viết - vốn là tính tư tưởng, là linh
hồn của mỗi tác phẩm nên cái phần hiện thực, cái gốc của nhiều tác phẩm
“nhẹ bỗng” đi. Đó là điều Nguyễn Minh Châu từng băn khoăn, trăn trở, như
một nỗi khắc khoải. Ngay từ trong chiến tranh, ông đã mong mỏi làm sao để
người viết có thể “ôm cho hết vòng tay mình”, hiện thực bề bộn của cuộc
sống để mỗi tác phẩm viết ra đừng “nhạt nhẽo” và người đọc có thể bắt gặp
dáng dấp và nhịp sống hiện thực của họ trên từng trang sách. Trong quá
trình sáng tác, Nguyễn Minh Châu luôn luôn chăm chút để những tác phẩm
của mình có chất lượng cao về nghệ thuật. Nhà văn mang nặng tâm huyết
với đời sống này cũng là một nhà văn hết sức tha thiết với tiếng mẹ đẻ. Qua
Di cảo để lại ông hiện ra như một nghệ sĩ tài hoa, biết say sưa đón lấy mọi
vẻ đẹp của đời sống con người, luôn luôn nhìn đời bằng con mắt nghệ sĩ,
đồng thời rất tinh tế về ngôn ngữ văn học, thường biết thực hiện những
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
47
nhiệm vụ trong chiến tranh của mình một cách chân thực, như một hành
động văn hoá.
Đối với nghề văn ông là một con người đầy trách nhiệm và gần với sự
thật, một con người hết lòng với nghề. Nguyễn Minh Châu luôn luôn trăn trở,
ông thường lật đi, lật lại các kết luận có sẵn, để tìm ra cái điều mà ông thấy
phải hơn cả. Và Nguyễn Minh Châu đã tìm thấy cái cần tìm. Với ông, nhà văn
dùng ngòi bút để chiến đấu cho cái thực, cái đẹp. Về vấn đề chiến tranh và
người lính, ông đã có những nỗi trăn trở từ rất sớm khi ông viết những dòng
tâm huyết này: “Ngòi bút của chúng ta sẽ trở nên phản bội người chiến sĩ nếu
chỉ biết cái lúc họ vác súng ra mặt trận với một tâm hồn phơi phới mà không
biết cái lúc buồn bã, đau đớn, những lúc đói rét, những lúc nằm giữa đồng
đội chết và bị thương trong bùn lầy, trong mưa bom và bão đạn...Ngòi bút
của chúng ta trở nên phản bội mọi người sẽ nói rằng những người dân của
chúng ta ở hậu phương hoàn toàn no ấm đầy đủ, những người mẹ tiễn con,
những người vợ tiễn chồng ra chiến trường với một nụ cười trên môi và trong
lòng họ chẳng có điều gì buồn bã”. Ông đòi hỏi người viết văn và cũng là
nghiêm túc đòi hỏi mình phải có cái nhìn đầy đủ hơn, không phải chỉ một mặt
mà trên tất cả các mặt của cuộc sống kháng chiến vô cùng quyết liệt và đa
dạng như nó vốn có.
Nguyễn Minh Châu luôn ý thức sâu sắc trách nhiệm “Là người của văn
chương nghệ thuật, sinh ra để phụng sự văn chương nghệ thuật, bao nhiêu
thời gian, sức lực, tâm trí hình như chỉ dành cho trang sách”.
“Riêng ý tôi, có một điều bất kỳ một người cầm bút nào cũng không có
quyền thiếu, đó là tinh thần trách nhiệm với con người, với cuộc sống. Nhà
văn là một người rất nặng nợ với đời, tôi đặt cho mình một nhiệm vụ phải có
trách nhiệm với con người”.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
48
Trong “Trang sổ tay viết văn” Nguyễn Minh Châu cũng đã nói “Không
một thứ nghề nào mà kết quả công việc lại cắt nghĩa rõ rệt chân giá trị của
người làm ra nó như nghề viết văn”.
Người đọc khi lần giở những trang sách chẳng khác nào đang lần giở
từng trang lý lịch tư tưởng của người viết. Và khi xếp những cuốn sách lại
người ta hiểu kĩ lưỡng như tác giả đã từng ăn ở với chúng ta, nhìn thấu vào
tận trí não và lương tâm chúng ta. Lúc đó là lúc người đọc có thể đánh giá
chúng ta, liệt từng người trong chúng ta vào hạng người như thế nào trong xã
hội, và cũng căn cứ vào đó người đọc định đoạt một thái độ đối với nhà văn.
Nguyễn Minh Châu sống và suy nghĩ về cuộc đời, về văn học, về
nghề luôn luôn với một thái độ nghiêm túc. Người ta không thấy ông trong
một hình ảnh bệ vệ với một giọng nói khúc triết hùng hồn mà luôn gặp một
khuôn mặt lúc nào cũng như đau khổ, lúc nào cũng như nghĩ ngợi. Trong Di
cảo ông đã bộc lộ những suy nghĩ của mình về nghề cầm bút:
“Tôi muốn có trong tay một cái máy quay phim, tôi có thể nói với các
bạn nhiều điều lắm. Về cái sự rắc rối đầy bí ẩn của tâm hồn con người, cái rễ
cây xưa chìm sâu trong đất nay hiện hình chi tiết giữa một vùng sông nước
trời mây, văn học là như vậy, làm hiện hình những điều bí mật của cõi lòng
người, của cõi lòng người anh hùng. Chỗ nào có người là có văn học, ngay
thiên nhiên cũng vậy, thiên nhiên trở nên có tâm hồn vì thiên nhiên có con
người đang đứng giữa nó, người đó là nhà văn, là đôi mắt quan sát hết sức
thầm lặng của nhà văn”.
Coi văn chương là lẽ sống, một cách nhập cuộc và thành tâm khao khát
bằng ngòi bút có thể góp sức vào cuộc “Đấu tranh vì quyền sống của cả dân tộc”,
suốt trong những năm chống Mỹ, Nguyễn Minh Châu đã dành trọn vẹn nửa đời
văn của mình đi sâu khám phá, phản ánh những “đề tài sinh tử” trong mảng hiện
thực chiến tranh của người lính cách mạng. Tiểu thuyết Cửa sông, Những vùng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
49
trời khác nhau, Dấu chân người lính lần lượt ra đời hoàn thiện dần bức chân dung
đầy đặn của nhà văn chiến sĩ Nguyễn Minh Châu.
Bước vào nghề văn Nguyễn Minh Châu đã có ý thức về nghề nghiệp,
về văn chương chân chính, ông không tán thành quan điểm “nghệ thuật vị
nghệ thuật” mà “nghệ thuật vị nhân sinh”, có nghĩa là đặc điểm văn học tác
động vào tình cảm nhưng không nên biến tình cảm người ta thành một chỗ
cho ngòi bút cứ ngoáy mãi vào đó, chỗ cho anh lại đưa ra cái tâm hồn nhạt
thếch và ỡm ờ của mình.
Về quan điểm văn học của Nguyễn Minh Châu cũng giống như Nam Cao,
“phải biết khơi nguồn chưa ai khơi và phải biết đào sâu những gì chưa ai có”.
“Viết rất dài mà chẳng nói gì cả, hay trong phê bình cũng vậy, ba phải
không có chính kiến, ý kiến riêng;…Những người cầm bút xuất thân tiểu tư
sản chủ nghĩa” (học sinh chưa bao giờ thực sự sản xuất hay đánh giặc lâu
dài rồi nó sẽ đẻ ra nhiều sáng tác bắt chước vậy…).
Tôi không muốn là người theo chủ nghĩa mô phỏng thực tế. Người ta
nghĩ thế nào thì mình nghĩ thế ấy. Nhà văn còn có sự hướng dẫn mở đường,
còn có cái phần rất lớn mở đường tư tưởng. Nhưng anh đừng có mở cái
đường phi sản xuất và thụ động cho mọi người” [41 - 316].
Con đường đi đến tài năng, đến bạn đọc của nhà văn Nguyễn Minh
Châu không phải bằng phẳng mà rất gập ghềnh, xa ngái như những đoạn
đường xứ Nghệ quê ông. Là một học sinh chuyên Huỳnh Thúc Kháng vào bộ
đội, đi kháng chiến với công việc chính là sĩ quan tham mưu, thời trai trẻ của
ông gắn liền với những chiến dịch. Đó là một cuộc đời không một lúc nào
dừng chân với súng đạn và cơm nắm, cơm đùm phiêu bạt khắp các mặt trận.
Cả một quãng đời trai trẻ ông không có thời gian nào rảnh rỗi để nghĩ đến văn
chương. Mãi đến đầu năm 1960, thấy ông có khả năng viết, quân đội mới điều
ông lên làm trợ lí văn hoá của tổng cục chính trị. Về đến ngôi nhà số 4 Lý
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
50
Nam Đế ông bị ngợp bởi tên tuổi của Chính Hữu, Vũ Cao, Nguyễn Khải, Hồ
Phương, Nguyễn Trọng Oánh…và tiếp theo cái sự “ngợp” kia là cái
“choáng” rất mạnh khi tiểu thuyết đầu tay Cửa sông của ông xuất hiện.
Nguyễn Minh Châu sống, viết và suy nghĩ về cuộc đời, về văn học, về
nghề luôn luôn với một thái độ nghiêm túc, một tinh thần hết mình. Ông đã
từng phát biểu về nghề như sau: “Nhà văn không phải là diễn viên trên sàn
diễn. Nhà văn không phải là loài có cánh. Nhà văn phải đứng bằng hai chân
giữa mặt đất đầy hiểm hoạ, giữa thập loại chúng sinh” [41 - 359].
Ông cũng nhận rõ vai trò đích thực của nhà văn là:
- Làm giàu cho suy tư và cảm xúc của nhân loại.
- Góp kinh nghiệm sống cho đời.
- Làm phong phú và tế nhị tiếng mẹ đẻ [41-360] .
Theo ông: “Nhà văn phải ở một tâm trạng nào đó, mang một tâm sự
riêng tư nào đó, bức xúc bởi một vấn đề nhỏ nhoi và sắc nhọn nào đó như
mang một cây kim may trong người, lúc ấy là lúc thường truyện ngắn được
viết ra (giống như sự ra đời cuả một bài thơ). Vì thế, truyện ngắn là thể văn
của một tâm trạng, tâm sự. Ở truyện ngắn, vì thế là cái gì riêng tư nhất của
nhà văn, lại được làm ra xong xuôi và toàn vẹn, chẳng có gì nhiêu khê, cồng
kềnh. Nó như một câu hát được thốt lên”.
Đọc Di cảo của ông, có thể cảm nhận được rất rõ một nét tính cách nhà
văn: Ông là người lúc nào cũng nghĩ ngợi, lắng đọng, kĩ càng. Ông thấy viết
văn và người đọc để tự soi mình vào đó.
Là người sống hiền lành, có khi lại còn nhút nhát nữa, nhưng bên trong
con người ông dường như có một ngọn lửa, ngọn lửa ấy luôn luôn tạo ra sức
nóng ở đầu ngọn bút: “Mỗi người viết có thể đưa ra một định nghĩa với
những tiêu chuẩn của một người cầm bút chân chính”.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
51
Trách nhiệm đó, tâm huyết đó của ông còn thể hiện ở việc ông phê
phán những người không có tâm với nghề nghiệp:“Có nhiều người viết, viết
ra những câu rất kêu, kêu ầm lên rằng con người bị đầy đoạ, đau khổ nhưng
không hiểu sao đằng sau cái kêu to ấy vẫn không thấy tấm lòng, tâm huyết
của người viết?” [41- 325].
Sinh thời là nhà văn nhưng ít thấy ông xuất hiện và lớn tiếng ở diễn
đàn, ở nơi công chúng đông người. Trong những cuộc họp, hội thảo thường
thấy ông ngồi ở góc phòng, ghế chót, tuy thế nhưng hình như ông lại nghe
được hết thảy mọi điều. Ông đi nhiều, viết khoẻ, sức đọc của ông cũng không
thua mấy người.
Theo ông nghĩ về nghề văn trước hết phải nghĩ về nhà văn. Ông quan
niệm: “Học làm văn chương cũng như học làm người”. Mà đã học làm người
tất phải coi trọng nhân cách: “Nếu chúng ta viết một cuốn sách chống chủ
nghĩa cá nhân mà mình có tư tưởng cá nhân thì chủ nghĩa cá nhân cũng bò ra
ngoài gáy sách mà thôi”. Và theo Nguyễn Minh Châu: “Viết văn là thể hiện
một sự cân bằng giữa con người lí trí và con người nghệ sĩ. Con người lí trí
phải kiểm tra chặt chẽ con người nghệ sĩ, mà người lại phải dành một khoảnh
đất đủ để nó đứng và hoạt động” [41- 339]
Trong Di cảo, không ít lần Nguyễn Minh Châu cũng bộc lộ những
chuyện buồn vui về văn học, những lúc ấy nhật ký là nơi ông kí thác tâm sự
của mình một cách thoải mái nhất.“Thứ 7 - 4/3/1972. Từ nay cố gắng hết sức
ghi nhật kí hàng ngày vì có lúc công việc viết lách sẽ cần đến những cái hàng
ngày rất bình thường bây giờ”.
Có thể nói Nguyễn Minh Châu là biểu hiện của một nhà văn có tinh
thần trách nhiệm cao. Vấn đề mà nhà văn Nam Cao trước đây cũng đã từng
day dứt: “Đó là những tâm niệm, trăn trở về nhiệm vụ của nghệ thuật, về vai
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
52
trò và trách nhiệm của người cầm bút trước cuộc đời và con người nói chung,
trước quê hương chôn rau cắt rốn nói riêng”.
Với Nguyễn Minh Châu, tâm niệm ấy không chỉ dừng lại trên lý luận
mà hiện diện rất rõ trong Di cảo.“Mỗi ngưòi viết làm sáng tỏ và khẳng định
một phía, một phương diện tồn tại trong bản thân từng người đọc, một người
viết chỉ làm được cái việc khẳng định cái phần tầm thường trong những
người đọc; có người khẳng định được tính cao thượng, tính suy nghĩ (hay lười
biếng suy nghĩ)…Hành động, những quan niệm thẩm mỹ ở bản thân từng
người đọc cũng đồng thời được thức giấc như vậy, những quan niệm thẩm mỹ
đẹp đẽ và đúng đắn” [41-324].
Về vấn đề này, Nguyễn Minh Châu còn so sánh văn học với những ngành
khoa học khác, chúng không hoàn toàn giống nhau. Đó cũng chính là cái khó
của nhà văn, của nghề văn khi họ sáng tạo một tác phẩm văn học rồi lại lo lắng
rằng tác phẩm của mình có được công chúng tiếp nhận hay không?.
“Đối với một thành công về phát minh của nhà khoa học thì đại đa số
chỉ có một thái độ chấp thuận và sau đó là xong công việc, hoặc chăng chỉ là
lòng khâm phục kính trọng đối với nhà bác học, kĩ sư nào đó. Nhưng đối với
một tác phẩm văn học thành công rực rỡ đi chăng nữa thì sau khi đọc xong
người ta chấp nhận hay không chấp thuận nhưng ngưòi ta vẫn bàn cãi sửng
cồ với nhau, lên án hoặc ca ngợi cái người viết, nhiều ý kiến, nhiều chuyện
chung quanh một tác phẩm văn học lắm, có khi tác giả phải ra toà vì tác
phẩm của mình hằng năm, hàng chục năm mà các thế hệ người đọc vẫn
không hết ý kiến, người nước khác đều có ý kiến, bởi vì đó là chỗ nhà văn
khác nhà khoa học. Nhà văn nói về con người, nói về một hiện tượng mà
không riêng nhà văn, người nào cũng băn khoăn về ý nghĩa về sự tồn tại
mình, tức là đời sống của mình” [41-324].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
53
2.2.1. Những cảm nhận về văn học trong nƣớc và thế giới
Với quan niệm: “Nghệ thuật của ngày hôm nay có trách nhiệm giúp
cho dân tộc ta nhìn ra mình, thấy rõ mình hơn”. Chính vì quan niệm này nên
trong “Trang sổ tay viết văn” và trong cuốn sổ ghi chép cuối cùng (1987 -
1988) của ông về xu thế, tình hình, nhận định cả văn học trong nước và trên
thế giới, chúng ta có thể bắt gặp ở đó những suy nghĩ nghiêm túc mang tinh
thần phản biện, những nhận định xem ra không hẳn là không gợi cho chúng ta
những suy nghĩ “Văn học ta hàng chục năm qua lao vào chứng minh và giải
thích - chứng minh thì chứng minh sai, giải thích thì giải thích trật - nhưng cái
tật chứng minh và giải thích vẫn là một căn bệnh” [41- 349].
Trong Nguyễn Minh Châu toàn tập (tập 5) đánh giá tình hình văn học
Việt Nam 35 năm qua, nhà văn đã viết: “Tôi không phải là người nghiên cứu
và cũng không am hiểu về lý luận văn học được nhiều, nhưng chỉ xin được
phát biểu rằng: Trong bối cảnh 2 cuộc chiến tranh nhân dân chưa hề có
trong lịch sử chiến tranh thế giới, về tầm rộng lớn và sâu sắc. Mà toàn thể
dân tộc ta đã tiến hành, để thắng hai kẻ thù Đế quốc xâm lược mạnh hơn
chúng ta gấp bội. Văn học cũng phải trở thành chiến sĩ , văn học phải góp sức
vào trận chiến đấu sinh tử để dành giữ nền độc lập của tổ quốc bằng tiếng
kèn xung trận của mình. Cũng không phải chỉ trong khu vực viết về chiến
tranh mà toàn bộ nền văn học, trong toàn bộ không khí và sức mạnh văn học,
cũng như triết học, lịch sử, khảo cổ học, xã hội học … cũng phải góp phần
làm người chiến sĩ giữ nước” [10].
Nhưng bên cạnh đó, Nguyễn Minh Châu cũng nhận ra: “Những cái
truyện ngắn và truyện vừa của chúng ta hiện nay, theo tôi nghĩ, đang còn
thiếu gì đó, gọi nó là tính tư tưởng, tính khái quát,...Truyện có đặt được vấn
đề hay không là ở chỗ đó, cũng gọi được là chiều sâu của tác phẩm, chiều sâu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
54
của nhân vật cũng ở đó. Ở đó sách vở sẽ không phôi pha theo thời gian vì nó
cũng là chỗ người đọc và người viết đang đi tìm nhau”.
Ông đã nhận định khách quan và nghiêm túc về nền văn học hiện thời:
“Văn học ta cũng mang rất rõ dấu ấn tâm lý xã hội ta là thích tranh
cãi, lý luận - tranh cãi chẳng đi đến đâu và lý luận ngày một sắc bén nhưng
cũng mỗi ngày một vô bổ. Như vậy khuynh hướng tranh cãi, lý luận vẫn đầy
rẫy, cứ chan chát, chan chát trong các trang đối thoại và triết lý đầy nảy lửa.
Vài chục năm nay văn đối thoại của ta tiến triển nhiều lắm, con người trong
truyện mỗi ngày một hay nói với nhau nhưng nó chỉ phát triển về sự chan
chát, hòn đá quăng đi, hòn chì ném lại, chứ nghệ thuật đối thoại thực sự thì
lại nghèo đi (về những dạng đối thoại) [41- 349].
Theo ông tất cả mọi nhà văn đều phải lấy cái hiện thực của cuộc sống để làm
nên tác phẩm, nhưng cái hiện thực trong tác phẩm vẫn còn phần tự nhiên tản mạn của
nguyên liệu, chứ chưa phải thật là cái hiện thực của nghệ thuật, cái h
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Di cảo Nguyễn Minh Châu.pdf