Luận văn Di cư mùa vụ của lao động nữ nông thôn - Thực trạng và những tác động (Nghiên cứu trường hợp tại huyện Giao Thuỷ, huyện Xuân Trường tỉnh Nam Định)

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU Trang

1. Tính cấp thiết của đề tài

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu

5. Khung lý thuyết, giả thuyết nghiên cứu

6. Phương pháp nghiên cứu

7. Kết cấu của luận văn

NỘI DUNG

Chương I: Cơ sở lý luận của nghiên cứu

1. Các khái niệm liên quan

2. Lý thuyết, cách tiếp cận

Chương I: Thực trạng di cư mùa vụ của lao động nữ nông thôn

1. Mô tả địa bàn nghiên cứu

2. Đặc điểm của lao động di cư

Chương II: Tác động kinh tế - xã hội của di cư

1. Tác động kinh tế

2. Tác động xã hội

KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ

 

doc93 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2503 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Di cư mùa vụ của lao động nữ nông thôn - Thực trạng và những tác động (Nghiên cứu trường hợp tại huyện Giao Thuỷ, huyện Xuân Trường tỉnh Nam Định), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ẳng dễ dàng nhưng làm việc ở thành phố giúp họ có thu nhập cao hơn ở quê, họ có thể dành dụm được tiền để lo cho cuộc sống của mình và gia đình sau này. Như vậy lý do hàng đầu khiến người phụ nữ nông thôn phải rời xa quê hương, gia đình chính là lý do kinh tế, điều này trùng hợp với nhiều kết quả nghiên cứu đã được công bố. Điều này cũng phản ánh được xu thế biến đổi chung của xã hội, đó là cuộc sống nông thôn dưới tác động của những biến đổi kinh tế xã hội đã tạo nên lực đẩy đối với lao động nói chung và lao động nữ nói riêng. Còn thành phố, cùng với những thay đổi và phát triển đang tạo ra những sức hút để lao động nông thôn tìm đến để cư trú và làm ăn sinh sống. 2.3 Mô hình di cư Những lao động nữ lựa chọn di cư ra các vùng đô thị tìm kiếm việc làm với mục đích cao nhất là nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho bản thân và gia đình. Lý do kinh tế là lý do chủ đạo trong quyết định xuất cư của họ. Tuy nhiên hầu hết phụ nữ được hỏi đều lựa chọn cho mình hình thức di cư mùa vụ. Lao động di cư theo mùa vụ có thể dễ tìm kiếm cho mình những việc làm có tính chất giản đơn, theo thời vụ, công việc không đòi hỏi sự liên tục về mặt thời gian. Điều này sẽ giúp cho những người phụ nữ di cư có thể tự do lựa chọn thời gian làm việc trong khi vẫn đảm bảo được việc đồng áng tại quê nhà. Đặc biệt là khi gia đình, dòng họ có công việc họ vẫn có thể dễ dàng trở lại quê hương để thực hiện vai trò của mình. Theo đó những mối quan hệ làng xã của họ vẫn được duy trì. Biểu đồ 1: Số lần di cư của phụ nữ Có 54.7% phụ nữ được hỏi cho biết di cư trên 5 lần, số người di cư 1 lần chỉ chiếm 2.5%, và 2-3 lần chiếm 11.1%, di cư từ 4-5 lần chiếm 10.8% trong số người trả lời. Như vậy, cùng với khoảng cách di cư ngắn là số lần di cư tương đối nhiều. Có nhiều lí do giải thích cho sự lựa chọn hình thức di cư ngắn ngày, nhưng một trong những hình thức được xem gắn với người phụ nữ nhất là để phù hợp với vai trò làm mẹ, làm vợ và đáp ứng được vai trò sản xuất, tìm kiếm thêm việc làm tăng thu nhập cho gia đình Bảng 2.4: Thời gian mỗi lần di cư Thời gian Số lượng Tỷ lệ (%) Từ 1 đến 3 tháng 266 73.9 Từ 3 đến 6 tháng 37 10.3 Từ 6 đến 12 tháng 40 11.1 Từ 1 đến 2 năm 8 2.2 Trên 2 năm 9 2.5 Kết quả bảng trên cho thấy, có tới 73,9% cho biết chỉ di cư từ 1 đến 3 tháng; từ 3-6 tháng chiếm 10,3% và 6-10 tháng có 11,1%. Thời gian từ 1-2 năm tỷ lệ rất thấp 2,2%, trên 2 năm cũng chỉ có 2,5%. Kết quả này một lần nữa khẳng định hầu hết phụ nữ lựa chọn hình thức di cư ngắn ngày và số lần di cư tăng lên để đảm bảo được số lần và thời gian về nhà nhiều hơn Biểu đồ 2: Số lần di cư trong 12 tháng vừa qua Như vậy trong 12 tháng qua, có tới 73,0% cho biết về nhà trên 3 lần. Một lần nữa khẳng định phụ nữ đã lựa chọn hình thức di cư mùa vụ với thời gian về nhà nhiều hơn, số lần di cư tăng lên. Việc lựa chọn hình thức di cư có liên quan đến “ai di cư” và “địa điểm di cư”, ở những gia đình cả vợ và chồng di cư thì số lần về nhà ít hơn. Bên cạnh đó “địa điểm di cư” cũng tác động đến việc “đi về” và số lần đi về của phụ nữ di cư. Số lần về còn liên quan đến cả chi phí đi lại, nếu khoảng cách xa, thì số lần về sẽ ít hơn. Ngoài ra, số lần về và thời gian di cư của phụ nữ còn liên quan đến tuổi của con cái, phụ nữ có con nhỏ thường về nhiều hơn Thông tin ở bảng trên cho thấy, có hơn một nửa (59,6%) phụ nữ di cư đi làm ăn xa dưới 30 ngày lại về nhà một lần; 23,4% từ 31-60 ngày, 7,1% từ 60-90 ngày và số đi trên 90 ngày chỉ chiếm 9,8%. Như vậy, đa số phụ nữ lựa chọn đi làm với khoảng thời gian ngắn, trung bình mỗi tháng về một lần chiếm gần 60%. Nếu tính gộp 2 phương án “dưới 30 ngày” và “31-60 ngày” có đến 83% phụ nữ chọn phương án di cư ngắn ngày. Lý giải về khoảng thời gian trở về nhà hầu hết phụ nữ cho rằng do “lo lắng cho con cái nên không yên tâm” ở lại Hà Nội lâu ngày. Tuy nhiên từ phía nam giới cũng cho thấy nam giới là người “quyết định” khoảng thời gian này. “Khi cần thiết chúng tôi điện thoại gọi vợ về” là ý kiến của hầu hết nam giới khi trả lời phỏng vấn. Khoảng cách về thời gian di cư của phụ nữ cũng cho thấy sự khác biệt về giới, phụ nữ gắn liền với gia đình, với con cái và một bộ phận đáng kể cho biết “chưa thật sự tin tưởng sự đảm đang của chồng” cho nên không thể yên tâm đi xa nhà qúa lâu được, đặc biệt là phụ nữ trẻ, đang có con nhỏ. Bảng 2.5: Thời gian ở nhà gần đây nhất (ngày) Thời gian ở nhà gần đây nhất Số lượng Tỷ lệ % Dưới 10 ngày 196 58,2 11-20 ngày 35 10,4 21-30 ngày 37 11,0 Trên 30 ngày 69 20,5 Tổng 337 100 Như vậy, có đến 58,2% trong tổng số những người tham gia trả lời cho biết thời gian ở nhà gần đây nhất dưới 10 ngày, 10,4% ở nhà từ 11-20 ngày và 11,0% từ 21-30 ngày; số người ở nhà trên 1 tháng chiếm 20,5%. Về lựa chọn hình thức di cư, có đến 71,1% cho biết di cư hình thức di cư “Đồng hành” và 26,9% di cư “Đơn lẻ”, và 2.0% hình thức di cư khác, số người di cư theo hình thức khác như đi theo con để chăm sóc con học đại học, đi ở giúp việc cho người bà con... nhưng tỷ lệ này rất thấp. Kết quả này còn cho thấy vai trò của mạng lưới xã hội không chính thức trong việc tìm kiếm việc làm cho phụ nữ di cư. Người di cư đi trước với kinh nghiệm, sự từng trải, giúp đỡ và kéo người đi sau là người cùng xóm, cùng làng, hoặc anh, em với nhau cùng đi. Biểu đồ 3: Hình thức di cư khi đi làm ăn xa Về hình thức di cư, có 71.1% những người phụ nữ di cư được hỏi chọn hình thức di cư “đồng hành” – đi theo nhóm, những người di cư đơn lẻ có tỷ lệ thấp hơn. Sở dĩ họ lựa chọn hình thức di cư đi theo nhóm là để có cảm giác an toàn hơn và dễ tìm việc làm hơn. Mạng lưới xã hội không chính thức giữa những phụ nữ di cư đóng vai trò quan trọng trong việc tìm việc làm cho phụ nữ di cư, bởi hầu hết phụ nữ di cư tìm được việc làm là nhờ vào người đi trước giới thiệu và dẫn dắt. Ngoài ra chính những người đi trước cũng đã trao đổi, hướng dẫn kinh nghiệm, kỹ năng cho những người phụ nữ di cư trước khi họ đi làm ăn xa nhà. 2.3 Nơi đến của người di cư Phần lớn phụ nữ di cư tại địa bàn nghiên cứu lựa chọn thành phố trung ương (chủ yếu là Hà Nội). Có tới 82.2% số người trả lời cho biết đến các thành phố trực thuộc trung ương, trong đó đa số đến thủ đô Hà Nội và một bộ phận đến thành phố Hồ Chí Minh, tiếp đó có 11.9% đến thành phố tỉnh ngoài, các địa danh khác có tỷ lệ chọn đến là rất thấp. Bảng 2.6: Nơi thường đến mỗi lần di cư Nơi đến Số người Tỷ lệ Thµnh phè trùc thuéc TW 296 82.2 Thµnh phè trong tØnh 8 2.2 Thµnh phè ngoµi tØnh 43 11.9 ThÞ x·/thÞ trÊn trong tØnh 2 0.6 ThÞ x·/thÞ trÊn ngo¹i tØnh 4 1.1 N«ng th«n ngo¹i tØnh 7 1.9 Tổng 360 100 Việc lựa chọn địa điểm làm việc là thành phố trung ương của phụ nữ di cư được giải thích bởi các yếu tố: do bạn bè đã từng di cư đến Hà Nội giới thiệu đi làm, hơn thế thành phố trung ương là nơi tập trung nhiều loại hình công việc phù hợp với trình độ học vấn của phụ nữ. Thêm vào đó là khoảng cách địa lý tương đối gần, tiện cho việc đi lại, về thăm gia đình, chăm sóc con cái và kết hợp sản xuất nông nghiệp vào mùa vụ. 2.4 Cơ cấu, loại hình việc làm nơi đến Hầu hết công việc làm của phụ nữ di cư khi làm ở thành thị là những nghề tự do có tính đơn giản, ít tính mạo hiểm, không đòi hỏi cao về trình độ và sự đầu tư lớn. Buôn bán đồng nát là công việc được làm nhiều nhất khi đi làm ăn xa của phụ nữ di cư ở Nam Định, với 30.3% người làm nghề này trong số người trả lời, tiếp đến là giúp việc gia đình (22.2%), Buôn bán đồng nát và lau nhà (19.4%), 14,7% là buôn bán hàng rong và 12,2% nhặt đồng nát. Ở một số công việc đòi hỏi nhiều hơn về kiến thức, sự mạo hiểm và thời gian cố định như: Làm thuê ở các công ty, xí nghiệp, buôn bán hàng rong, giữ trẻ… tỷ lệ phụ nữ làm việc ở trong những nhóm nghề này chiếm tỉ lệ thấp, không đáng kể, cụ thể: Làm thuê ở các công ty, xí nghiệp (4.7%), Giữ trẻ (4.2%), Buôn bán hàng rong (6.7%). Biểu đồ 4: Nghề nghiệp của người di cư Như vậy, việc làm của phụ nữ di cư khá đa dạng, nhưng tập trung nhiều nhất vào nghề “đồng nát” như buôn bán đồng nát, nhặt đồng nát, buôn bán đồng nát và lau nhà. Nếu gộp các phương án liên quan đến đồng nát là 61,9%. Ngoài ra, phụ nữ di cư ở Nam Định còn tham gia vào một số công việc khác (chiếm 37,2%). Trong đó, 22,1% làm nghề xây dựng như phụ hồ, đập dỡ phá nhà, Buôn bán hàng rong như quần áo, hoa quả chiếm 14,7% và chỉ có 2 người xuất khẩu lao động chiếm 0,8%. Việc lựa chọn nghề nghiệp nơi đến cũng thể hiện đặc thù của dân di cư lao động Nam Định, nghề “đồng nát” được coi như một nghề “truyền thống” của dân di cư. Qua quan sát, tìm hiểu thực địa tại địa phương nơi xuất cư, đã có những người lập nên những bãi thu mua phế liệu lớn tại Hà Nội và nghề này đã giúp họ làm giàu cho bản thân và gia đình, có nhiều ngôi nhà rất kiên cố, khang trang và đẹp đã được xây dựng lên nhờ vào nguồn thu nhập từ việc buôn bán phế liệu. Việc làm của phụ nữ trong quá trình di cư là một sự lựa chọn nhằm đảm bảo có thu nhập và phù hợp với hoàn cảnh của phụ nữ, với trình độ học vấn của đa số phụ nữ chỉ ở mức trung học cơ sở và trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động nông thôn còn thấp, hầu hết chưa qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật, lao động nữ chủ yếu tập trung trong sản xuất nông nghiệp và không có trình độ chuyên môn kỹ thuật (xem phần trình độ học vấn). Đây là một hạn chế và là một thiệt thòi của phụ nữ khi gia nhập thị trường lao động ở những khu đô thị. Ngoài ra, phụ nữ di cư ở Nam Định đều chưa có kiến thức về kinh doanh buôn bán, vốn để kinh doanh ít, bên cạnh đó họ lựa chọn mô hình di cư con lắc, thời gian ngắn, đi về nhiều nhằm chăm sóc con cái và gia đình. Đề cập đến nguồn có được việc làm ở trên của người di cư, có 56,5% người trả lời cho biết có việc làm hiện nay là nhờ “Bạn bè, người quen, họ hàng giới thiệu”, 25,6% cho biết do “bạn bè và người quen giới thiệu đi làm”; chỉ có 15.6% cho biết “tự tìm được việc làm”, các phương án khác như qua công ty môi giới, thông tin việc làm… chiếm tỷ lệ rất thấp dưới 1%. Bảng 2.7: Việc làm của người di cư có được từ nguồn Nguồn Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Tự tìm kiếm 56 15.6 Bạn bè, người quen, họ hàng giới thiệu 203 56.4 Có người quen, bạn bè đang làm gọi đi 92 25.6 Thông báo tuyển việc về địa phương 1 0.3 Thông qua công ty môi giới, giới thiệu việc làm 3 0.8 Khác 5 1.4 Như vậy, rõ ràng mạng lưới xã hội không chính thức qua nhóm bạn bè, họ hàng, người quen rất quan trọng với phụ nữ di cư. Thông qua mạng lưới này họ đã giúp phụ nữ có việc làm, bằng cách giới thiệu việc làm và hướng dẫn kinh nghiệm cho những phụ nữ đi làm sau. 2.5 Kiến thức, kỹ năng liên quan đến công việc Đại bộ phận lao động nữ di cư từ nông thôn đều có trình độ văn hoá thấp, kể cả với những đối tượng ở độ tuổi thanh niên [39;tr76]. Với năng lực, vốn và tay nghề hạn chế như vậy, khi tìm kiếm việc làm nơi thành phố, họ có tìm hiểu hoặc được trang bị những kiến thức, kỹ năng liên quan đến công việc hay họ phải chấp nhận làm mọi việc dù là những công việc nặng nhọc, nguy hiểm vì họ thiếu kiến thức, kỹ năng. Biểu đồ 5: Mức độ trả lời được trang bị kiến thức, kỹ năng liên quan đến công việc chuẩn bị làm Gần một nửa người trả lời (45.8%) cho rằng có được trang bị kiến thức, kỹ năng liên quan đến công việc chuẩn bị làm. Đối với những nghề nghiệp tự do với tỷ lệ như vậy là chiếm khá cao. Tuy nhiên, con số này là dễ hiểu khi tìm hiểu về tổ chức tiến hành đào tạo. Bảng 2.8: Tổ chức nào tiến hành đào tạo Tổ chức đào tạo Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Trung tâm xúc tiến việc làm 1 0.3 Trung tâm môi giới 4 1.1 Cơ quan đang làm 4 1.1 Hội phụ nữ 7 1.9 Tự học 12 3.3 Nghề sẵn có 5 1.4 Khác 132 36.7 Tổng 165 45.8 Do những công việc trong thời gian di cư của phụ nữ là những nghề đơn giản, tự do, không đòi hỏi cao về trình độ nên để làm được những nghề đó chủ yếu chị em học hỏi lẫn nhau hoặc từ người đi trước. Qua những trung tâm đào tạo cơ bản, quy củ (trung tâm xúc tiến việc làm, trung tâm môi giới) chiếm tỷ lệ rất thấp, những người được đào tạo tập trung ở đối tượng đi xuất khẩu lao động. Về các kĩ năng cụ thể như ngoại ngữ hay vi tính thì do đặc trưng công việc của phụ nữ đi làm ăn xa nên hầu hết họ không trang bị cho mình những kĩ năng này. Chỉ có 4 phụ nữ (1.1%) là có qua các lớp kĩ năng về ngoại ngữ, hầu hết họ là những người đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài. 2.6 Điều kiện sống nơi đến Sau việc làm và thu nhập, điều kiện sống tại nơi đến của lao động nữ di cư là một vấn đề xã hội cần quan tâm vì nó không chỉ ảnh hưởng tới cá nhân người lao động mà còn ảnh hưởng tới đời sống xã hội của thành phố. Tìm hiểu nơi ở của phụ nữ di cư nhằm biết được những khó khăn mà phụ nữ gặp phải trong quá trình di cư tìm việc làm. Số liệu của cuộc khảo sát cho thấy họ phải sống trong những ngôi nhà thuê rẻ tiền, điều kiện rất tồi tàn, chật hẹp, bởi vì do thu nhập có hạn, do quan hệ về xã hội của họ cũng không rộng rãi nên họ phải chịu thiệt thòi: có đến 77,5% phụ nữ cho biết họ ở trong những nhà trọ rẻ tiền, 6,1% sống ở nhà người thân; 16,4% “khác” Bảng 2.9: Nơi ở của phụ nữ di cư Các loại nhà ở Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Nhà trọ rẻ tiền 279 77.5 Nhà người thân 22 6.1 Khác 59 16.4 Chính vì sống trong những ngôi nhà trọ rẻ tiền, nên khi đánh giá về điều kiện sống của bản thân, có đến 62,2% người trả lời cho rằng chỗ ở tồi tàn chật chội, 53,9% chỗ ở quá bẩn mất vệ sinh, ẩm thấp, 35,3% cho biết chỗ ở thiếu nước, 26,4% cho biết ở gần người nghiện chích ma tuý thường xuyên, 19,2% cho biết nơi ở có nhiều tệ nạn xã hội như cờ bạc, mại dâm, ma tuý, đánh nhau, 17,5% cho rằng không đảm bảo an ninh vì thường xuyên xẩy ra trộm cắp. Biểu đồ 6: Đánh giá về điều kiện nơi sinh sống “Chỗ ở bẩn thỉu, chật chội, ăn luôn ở chỗ nằm. Toàn bộ diện tích hơn 10m2 chứa đựng tất cả mọi thứ: người, dụng cụ lao động, sản phẩm thu mua được…(Nữ, xã Xuân Trung) “Tôi làm thuê, nhặt rác thu nhập thấp lại bấp bênh cho nên việc tìm nhà ở cho tử tế là rất khó khăn, chủ yếu làm sao có chỗ ngả lưng khi đi về, vì vậy chỗ ở rất chật chội và ẩm thấp, những chỗ tử tế thì lại rất xa trung tâm và khó tìm được việc làm, đi lại tốn kém. Chỗ ở của tôi thường có cả nam, cả nữ và đủ các thành phần nghề nghiệp khác nhau, có khi còn có cả mại dâm đến thuê nhà…phức tạp lắm” (Nữ xã Xuân Vinh) Những người phụ nữ di cư Nam Định hầu hết đều là những người phụ nữ nông dân thuần phác, họ có những kiến thức, kỹ năng lao động đơn giản nhưng lại có tính cần cù, chịu khó bao đời của phụ nữ Việt Nam nói chung. Khi quyết định rời xa gia đình, làng xóm để tìm kiếm cơ hội việc làm, cải thiện cuộc sống, phát triển kinh tế gia đình, họ cam chịu chấp nhận mọi khó khăn, thử thách để đạt được nguyện vọng mà mình đặt ra. Ngẫm lại, di cư cũng là một cách thức để người dân nông thôn, ở đây là những người phụ nữ nông thôn đối mặt và thích ứng với đổi mới kinh tế, thích ứng với nền kinh tế thị trường. Chương III TÁC ĐỘNG CỦA DI CƯ Có thể nói di cư xuất phát từ hộ gia đình, vì vậy tác động trực tiếp của nó cũng tập trung ở hộ gia đình. Thông qua quá trình di cư nông thôn – đô thị người dân nông thôn tiếp xúc với xã hội đô thị và tích luỹ cho bản thân cả nguồn vật chất và những tri thức từ đô thị. Nguồn tích luỹ đó được chuyển tải về địa phương, về các hộ gia đình thông qua những đóng góp của người di cư đối với việc phát triển kinh tế hộ gia đình. Bên cạnh đó, việc người phụ nữ phải rời xa ngôi nhà, bếp lửa, rời xa vai trò người xây tổ ấm của mình để làm kinh tế còn tác động rất lớn tới văn hoá, tinh thần, nếp sống, lối sống của gia đình. I. Tác động kinh tế Các quan sát và phỏng vấn sâu ở một số vùng nông thôn Việt Nam cho thấy nhiều hộ gia đình nghèo đã phải bán đất để lấy tiền chi tiêu cho sinh hoạt hàng ngày, nhiều hộ gia đình không còn đất họ phải làm thuê cho các hộ gia đình khác để kiếm sống, và trong khi không có đủ việc ở khu vực nông thôn nhất là các công việc này chỉ mang tính mùa vụ, nhiều người đã chọn di cư làm giải pháp để thoát khỏi tình trạng thiếu việc, thiếu tiền.[33] Điều đó cho thấy di cư được những người dân nông thôn lựa chọn như một phương thức để tồn tại và phát triển kinh tế gia đình. Những người di cư và gia đình của họ kỳ vọng rằng mức sống của họ sẽ được cải thiện qua những khoản tiền tích cóp được từ quá trình di cư lao động. 1. Đóng góp vào thu nhập của gia đình Những người phụ nữ đi làm ăn xa, khi trả lời câu hỏi “Từ khi gia đình có người di cư, thu nhập của gia đình có cao hơn trước không” đều đánh giá là tình trạng kinh tế gia đình tốt hơn trước khi đi. Các số liệu phản ánh thu nhập trước và sau khi có người đi làm ăn xa của hộ gia đình đều tăng lên: có đến 56,3% cho biết cao hơn trước nhiều và 44,4% cho rằng “có cao hơn nhưng không đáng kể” và chỉ có 6 người = 1,7% cho biết rằng bằng với trước đây. Biểu đồ 7: Lý do thu nhập cao hơn trước đây Tìm hiểu lí do dẫn đến thu nhập cao hơn, có 75,3% cho biết do tiền phụ nữ di cư gửi về, và 18,6% do cả hai vợ chồng gửi về, các nguồn thu nhập khác đều thấp. Như vậy, phụ nữ di cư đã có sự đóng góp lớn cho thu nhập gia đình. Đóng góp vào thu nhập của phụ nữ trong gia đình còn thể hiện cụ thể thông qua đóng góp vào mua sắm các tài sản trong gia đình. Hầu hết các tài sản trong gia đình có phụ nữ di cư đều được mua sau khi có người phụ nữ di cư, đặc biệt là các tài sản có giá trị như Điện Thoại di động, Xe máy, Tủ lạnh …. Và trên 80% phụ nữ trả lời ở tất cả các tài sản có sau khi phụ nữ di cư đều có sự đóng góp từ phía bản thân người phụ nữ. Bảng 3.1: Tài sản trong gia đình và sự đóng góp của phụ nữ (%) Tài sản Có Có trước Có sau Có đóng góp của phụ nữ di cư Ti vi 90,3 30,8 69,2 89,8 Xe máy 57,5 19,8 80,2 91,0 Điện thoại bàn 38,3 10,0 90,0 87,2 Điện thoại di động 46,9 1,8 98,2 87,3 Tủ lạnh 5,8 4,8 95,2 80,0 Máy giặt 1,4 0 100,0 80,0 Bình nóng lạnh 0,8 0 100,0 100,0 Như vậy, tác động sự di cư của phụ nữ đến kinh tế gia đình là rất lớn, phụ nữ có sự đóng góp cho thu nhập gia đình, tỷ lệ trung bình thì có đến hơn 85% có đóng góp vào việc mua sắm tài sản đắt tiền cho gia đình trong qúa trình di cư. 2. Các thành viên trong gia đình, cộng đồng của người di cư Tác động kinh tế của di cư lao động nữ tới các thành viên trong gia đình và cộng động của người di cư được thể hiện rõ nhất thông qua việc sử dụng đồng tiền có được từ việc đi làm xa của người phụ nữ Biểu đồ 8: Tiền do phụ nữ gửi về được sử dụng vào mục đích Có thể thấy rất rõ người phụ nữ di cư là vì lý do sinh tồn, vì việc sử dụng đồng tiền do người phụ nữ di cư gửi về cho việc “chi tiêu hàng ngày” chiếm tỷ lệ tương đối cao 83,2%; nhưng “Đầu tư vào cho con cái học hành” mới là mục đích chiếm tỷ lệ cao nhất: 84,6%, điều này có thể lý giải được vì truyền thống của người dân Việt Nam là hiếu học. Ngày xưa người ta học để kiếm cơm, để làm quan, học với mong muốn “trước là đẹp mặt, sau là ấm thân”. Ngày nay người Việt Nam vẫn rất coi trọng việc học, họ nhận thức rõ ràng rằng ngày nay không học thì khó có được công việc và thu nhập tốt, khó thoát được cảnh đói nghèo. Nam Định vốn là một vùng đất có nền văn hiến lâu đời, được coi là đất học – đất thơ văn, người Nam Định tiếp nối truyền thống hiếu học của cha ông, và coi học hành là con đường tiến thân. Người phụ nữ, trong vai trò làm mẹ sẵn sàng hy sinh tất cả để đầu tư cho con cái mình học hành với mong muốn tốt đẹp là con mình có tri thức để có thể thoát ly khỏi đồng ruộng chân lấm tay bùn, có một cuộc sống tốt đẹp hơn, vẻ vang hơn cha mẹ. Đó là động lực tạo cho họ sức mạnh chịu đựng mọi vất vả khi phải xa gia đình, lao động cực nhọc nơi thành phố để có tiền gửi về cho con ăn học. Đây có thể coi như một xu thế hợp với xu thế phát triển của thời đại. Ngoài ra, có thể thấy thu nhập của người di cư trong khu vực nghiên cứu hiện nay vẫn là nguồn thu nhập chủ yếu và tiền gửi về được sử dụng rất nhiều việc có gần 50% cho biết “mua sắm đồ đạc trong gia đình”, và 38,7% cho biết dùng để “chi trả nợ nần”. “Để dành, tiết kiệm” chỉ có 17,9% số người được hỏi. Thu nhập của người phụ nữ còn dành cho một trong những khoản đặc biệt như “giỗ chạp, ma chay, cưới xin”: 72,3% và 57,4% chi cho việc “chăm lo sức khoẻ cho cả nhà”. Việc chi đột xuất và chi lớn như vậy thì chỉ có thể lấy từ nguồn thu nhập từ di cư làm ăn chứ khó có thể lấy từ nguồn nông nghiệp thuần tuý được. Qua phân tích biểu số liệu trên có thể thấy khoản chi cho ma chay cưới xin cũng chiếm một phần không nhỏ, điều này cho thấy mặc dù đã có những quy định về nếp sống văn hoá mới nhưng những tập tục về ma chay cưới xin vẫn còn là một gánh nặng khó gỡ bỏ đối với người dân, đặc biệt là người dân nông thôn. Những khoản chi tiêu không đúng mục đích chỉ có 2,2% “uống rượu nhậu với bạn bè”. Như vậy hầu hết nam giới – người chồng đã sử dụng số tiền của vợ- phụ nữ di cư đúng mục đích. Đóng góp của di cư đối với thu nhập gia đình còn được thể hiện thông qua ý kiến của người trả lời về câu hỏi “Chị cảm thấy hài lòng nhất về vấn đề gì trong quá trình di cư?”. Ý kiến của người trả lời về sự hài lòng cao nhất trong những chỉ báo đưa ra thì chỉ báo “Kinh tế gia đình đầy đủ hơn” tỷ lệ đồng ý cao nhất, chiếm 86.1% phụ nữ trả lời. Như vậy có thể khẳng định người phụ nữ nông thôn Nam Định lựa chọn di cư đi làm ăn xa là vì lý do sinh tồn và họ mong rằng thông qua việc di cư lao động của mình tích góp tiền để đầu tư, lo cho con cái ăn học thành tài. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy đa phần phụ nữ di cư đều đạt được mong muốn kinh tế, thu nhập của mình. Tuy nhiên bên cạnh mặt tích cực về thu nhập do di cư mang lại thì cũng còn nhiều vấn đề khác về mặt xã hội cần quan tâm xem xét. II. Tác động xã hội Dù di dân thường giúp cho các cá nhân và gia đình nâng cao thu nhập nhưng nó cũng tạo nên những tác động về mặt xã hội bao hàm cả những tác động tích cực, tiêu cực. Các tác động xã hội thường được quan tâm bàn tới là: tác động tới gia đình như chăm sóc giáo dục con cái và các thành viên trong gia đình, quan hệ vợ chồng và cách tổ chức cuộc sống gia đình khi có người di cư. Riêng với di cư lao động nữ, còn phải xem xét tới những tác động tới bản thân người phụ nữ khi di cư. 1- Tác động tới gia đình Những người di cư nhận thức rất rõ ràng rằng đi làm ăn xa là nhằm mục đích cải thiện đời sống của cả gia đình, đặc biệt là của con cái. Tuy nhiên, đối với những người phụ nữ di cư thì quyết định di cư còn khó khăn hơn khi họ phải cân nhắc giữa việc đi làm ăn xa và trách nhiệm của người vợ, người con trong gia đình, của người mẹ đối với con cái. Đối với nhiều phụ nữ, di cư có nghĩa là họ phải “hy sinh” những tình cảm hàng ngày của mình đối với chồng con. Mặc dù, việc di cư bao hàm ý nghĩa thực hiện trách nhiệm làm mẹ (kiếm tiền chu cấp cho con cái) và trách nhiệm làm vợ (bằng cách giúp đỡ chồng cùng phát triển kinh tế hộ gia đình) nhưng việc họ rời xa vai trò người giữ lửa trong gia đình vẫn gây ra những xáo trộn, những khoảng trống khó lấp trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày của những thành viên ở lại. 1.1 Chăm sóc giáo dục con cái và các thành viên GĐ Cha ông ta vẫn dạy “Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm” là muốn chỉ vai trò của người đàn ông và người phụ nữ trong gia đình có sự khác biệt. Sự khác biệt này bắt nguồn từ sự khác biệt về giới. Người đàn ông thường lãnh trách nhiệm làm trụ cột trong việc kiếm tiền để nuôi sống gia đình, còn người phụ nữ do thiên chức làm mẹ, làm vợ thường có mặt thường xuyên ở nhà chăm sóc, khuyên bảo con cái. Cùng với sự phát triển đi lên của xã hội, ngày nay người phụ nữ cũng tham gia các hoạt động xã hội không khác gì nam giới, họ cũng lãnh trách nhiệm chính như người chồng trong việc phát triển kinh tế gia đình. Do đó mới có thực tế người phụ nữ di cư lao động xa nhà với mong muốn cho con cái điều kiện học tập tốt hơn. Nhưng con trẻ vẫn luôn cần sự có mặt của mẹ, cần có sự quan tâm, săn sóc từng bữa ăn, giấc ngủ, chăm lo sức khoẻ và bảo ban chuyện học hành. Mẹ từ trước tới nay luôn gần gũi con, dạy bảo con và phát hiện, uốn nắn kịp thời những sai lệch. Do đó việc người mẹ rời xa gia đình, rời xa những đứa con sẽ để lại những khoảng hẫng tác động lớn tới cuộc sống cũng như sự phát triển của con cái. Tìm hiểu tác động của phụ nữ đi làm ăn xa đối với con cái, kết quả xử lý định tính thu được như sau: Tỷ lệ cao nhất 53,1% cho biết các con “phải làm nhiều việc nhà nhiều hơn”, 34,2% việc di cư của người mẹ ảnh hưởng đến tâm sinh lý của các em, như lầm lỳ ít nói, hay cáu gắt; 29,4% cho biết các con “học hành sa sút”, 25,8% cho biết các con “hay ốm đau”, 12,5% “ham chơi đua đòi, bỏ học”, 4,7% “hư hỏng, không nghe lời cha mẹ, ông bà” và 5,6% “bị tai nạn”. Kết quả trên cho thấy, tác động di cư của người phụ nữ ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ em nhiều hơn mặt tích cực. Để đánh giá tác động của sự di cư của phụ nữ đối với việc học của con cái, so sánh ở 3 mức độ: “tốt hơn”; “như cũ” và “kém hơn”. Kết quả khảo sát cho thấy, số người cho rằng con cái học tốt hơn ở các cấp: cấp 1,2,3 đều thấp hơn rất nhiều so với số người cho rằng “kém hơn”, (xem bảng dưới đây), cụ thể chỉ có 6,3% cho biết trẻ em cấp 1 học tốt hơn, trong khi đó tỷ lệ cho rằng “kém hơn” chiếm đến 25,5% và tỷ lệ này cũng cao nhất trong tất cả các cấp học; tiếp đến 6,3% “tốt hơn” đối với trẻ em cấp 2 và tỷ lệ xấu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLUAN VAN NGOC 1.doc