Luận văn Di dân ở tỉnh bình dương và những ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế - Xã hội

LỜI CAM ĐOAN . 1

LỜI CẢM ƠN . 2

MỤC LỤC . 3

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT. 6

MỞ ĐẦU. 7

1. Tính cấp thiết của đề tài.7

2. Mục tiêu, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu đề tài.7

3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề di dân.9

4. Hệ thống các quan điểm và phương pháp nghiên cứu.10

5. Những đóng góp chính của đề tài.13

6. Cấu trúc của đề tài.13

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DI DÂN . 14

1.1. Di dân .14

1.1.1. Khái niệm di dân .14

1.1.2. Đặc trưng của di dân .16

1.1.3. Các yếu tố tác động đến di dân .17

1.1.4. Các nguyên nhân chủ yếu di dân.18

1.2. Phân loại di dân.20

1.2.1. Theo độ dài thời gian cư trú .20

1.2.2. Theo khoảng cách di dân.20

1.2.3. Theo tính pháp lí .22

1.2.4. Theo các hình thức di dân khác.23

1.3. Các lí thuyết giải thích nguyên nhân chủ yếu của di dân .24

1.3.1. Lí thuyết lực hút - lực đẩy.24

1.3.2. Lí thuyết cấu trúc của Lee .25

1.4. Các chỉ tiêu đo lường di dân .26

1.4.1. Số di dân thuần (số dư biến động cơ học: NM) .26

1.4.2. Tổng số di dân (TM) .26

1.4.3. Tỉ suất nhập cư (IMR = In Migration Rate).27

1.4.4. Tỉ suất xuất cư (OMR = Out Migration Rate).27

1.4.5. Tổng tỉ suất di dân (TMR = Total Migration Rate) .28

1.4.6. Tỉ suất di dân thuần (NMR = Net Migration Rate).28

1.5. Các phương pháp đo lường di dân.28

pdf134 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 583 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Di dân ở tỉnh bình dương và những ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế - Xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rong vùng ĐNB nhưng là tỉnh có tốc độ gia tăng dân số nhanh nhất, nhanh hơn TP. Hồ Chí Minh. Năm 2011, dân số Bình Dương tăng nhanh chiếm 11,45% dân số toàn vùng ĐNB (đứng thứ 3 trong vùng), sau TP. Hồ Chí Minh chiếm 50,71% và tỉnh Đồng Nai chiếm 17,62% (Bảng 2.3). Bảng 2.3. Dân số và tỉ trọng dân số tỉnh Bình Dương và các tỉnh trong vùng ĐNB Tỉnh Năm 1999 Năm 2011 Dân số (nghìn người) Tỉ trọng (%) Dân số (nghìn người) Tỉ trọng (%) Bình Phước 653,9 6,43 907,3 6,09 Tây Ninh 967,1 9,52 1081,4 7,26 Bình Dương 716,6 7,05 1705,3 11,45 Đồng Nai 1990,6 19,60 2622,8 17,62 Bà Rịa - Vũng Tàu 796,1 7,84 1022,0 6,86 TP. Hồ Chí Minh 5034,0 49,56 7549,3 50,71 Đông Nam Bộ 10158,3 100 14888,1 100 Nguồn: Tính toán từ số liệu TĐT dân số và nhà ở 1/4/1999, ĐTBĐDS và KHHGD thời điểm 1/4/2011. Biểu đồ 2.1. Tỉ trọng dân số tình Bình Dương và các tỉnh trong vùng ĐNB 2.3.2. Hiện trạng nhập cư ở tỉnh Bình Dương 2.3.2.1.Cơ cấu các luồng nhập cư đến Bình Dương theo địa bàn xuất cư Giai đoạn 1994 – 1999 số người nhập cư vào tỉnh là 64.852 người. Người nhập cư xuất phát chủ yếu từ vùng BTB&DHNTB: 32,1%, ĐNB: 29,6%, ĐBSH: 18,75%, ĐBSCL: 14,8%, TD&MNPB: 3,5%, Tây Nguyên: 1,3%. Tỉ suất nhập cư giai đoạn này là 98,2‰, tỉ suất xuất cư 35,2‰, tỉ suất di dân thuần túy là 63,0‰. Giai đoạn 2004 – 2009 số người nhập cư tiếp tục tăng nhanh, tỉ lệ tăng cơ học thường vượt trội hơn nhiều so với tỉ lệ gia tăng tự nhiên. Số người nhập cư là 499.781 người, tăng 7,7 lần so với giai đoạn 1994 – 1999. Quy mô nhập cư đến tỉnh Bình Dương tăng nhanh do tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng nhanh, số vốn đầu tư nước ngoài tăng cao, việc xây dựng và mở rộng các KCN, cụm công nghiệp nên nhu cầu về lao động cũng tăng lên nhanh chóng đã tạo lực hút các dòng chuyển cư vào tỉnh Bình Dương. Cơ cấu vùng xuất cư đã có sự thay đổi rõ rệt, các luồng di dân cự li gần tăng lên, từ vùng ĐBSCL chiếm ưu thế với 38,4%, BTB&DHNTB: giảm xuống 30,5%, ĐNB: 13,4%, ĐBSH: chỉ còn 9,0%, TD&MNPB: 5,9%, Tây Nguyên: 2,8%. Tỉ suất nhập cư giai đoạn này là 365,9‰, tỉ suất xuất cư 25,4‰, tỉ suất di dân thuần túy là 340,4‰. Giai đoạn 2009 – 2011 số người nhập cư tiếp tục tăng lên 751.852 người. Cơ cấu vùng xuất cư có sự thay đổi: Các luồng nhập cư với khoảng cách ngắn chiếm trên 60% tổng số dân nhập cư. Tỉ lệ nữ nhập cư cao hơn nam chiếm 53,7% nhưng chênh lệch không lớn nên không ảnh hưởng đến tỉ số giới tính chung của tỉnh vì ở Bình Dương trong những năm gần đây phát triển mạnh các ngành công nghiệp nhẹ như dệt may, giày da, chế biến thực phẩm nên nhu cầu lao động nữ tăng. Tỉ lệ người người nhập cư đến tỉnh Bình Dương từ vùng ĐBSCL tăng lên chiếm 41,1%, BTB&DHNTB: giảm còn 28,5%, ĐNB: tăng lên chiếm 14,5%, ĐBSH: giảm còn 7,5%, TD&MNPB: 5,6%, Tây Nguyên: 2,8%. Có thể thấy, cự li di chuyển gần ngày càng chiếm ưu thế hơn. VÙNG TD& MNPB ĐBSH BTB& DHNTB Tây Nguyên ĐNB ĐBSCL Đến Bình Dương 1994-1999 (người) 2.260 12.153 20.812 846 19.201 9.580 Đến Bình Dương 1994-1999 (%) 3,5 18,7 32,1 1,3 29,6 14,8 Đến Bình Dương 2004-2009 (người) 29.672 44.815 152.476 14.043 67.099 191.676 Đến Bình Dương 2004-2009 (%) 5,9 9,0 30,5 2,8 13,4 38,4 Đến Bình Dương 2009-2011 (người) 41.712 56.481 214.304 21.428 108.824 309.103 Đến Bình Dương 2009-2011 (%) 5,5 7,5 28,5 2,9 14,5 41,1 Biểu đồ 2.2. So sánh nhập cư ngoại tỉnh vào Bình Dương giai đoạn 1994 – 1999, 2004 - 2009 và 2009 – 2011 Biểu đồ trên cho thấy những thay đổi quan trọng trong các luồng di dân đến tỉnh Bình Dương trong 12 năm. Tổng số người nhập cư giai đoạn 1994 – 1999 là 64.852 người, đến giai đoạn 2004 – 2009 là 499.781 người và giai đoạn 2009 – 2011 tăng lên 751.852 người. Các địa bàn xuất cư vào tỉnh chủ yếu từ ĐBSCL, BTB&DHNTB và ĐNB. Trước hết, những vùng ở cự li gần có ưu thế hơn cả, rồi đến các vùng khác là ĐBSH và TD&MNPB. Những tỉnh có số người nhập cư nhiều nhất vào tỉnh Bình Dương giai đoạn 1999 – 2011 là những tỉnh có khoảng cách gần và các tỉnh miền Trung tuy khoảng cách xa hơn nhưng là những tỉnh khó khăn về điều kiện tự nhiên: bão lụt nhiều, đất đai kém màu mỡ, tỉ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động ở thành thị cao, tỉ lệ sử dụng lao động thường xuyên trong nông nghiệp thấp. Các tỉnh dân cư có tính năng động cao như Thanh Hóa, Nghệ An có số dân di dân rất lớn không chỉ đến Bình Dương, mà còn di dân đến TP. HCM và Đồng Nai với tỉ lệ cao hơn hẳn so với các tỉnh khác. Bảng 2.4, 2.5 và 2.6 cho thấy 10 tỉnh nhập cư lớn nhất đến tỉnh Bình Dương của cả 3 thời kì chiếm trên 50% số người nhập cư vào tỉnh và đều tập trung vào 3 vùng là ĐBSCL, BTB&DHNTB và ĐNB. Giai đoạn 1994 - 1999 nhập cư chủ yếu là các tỉnh thuộc vùng BTB&DHNTB và ĐNB. Giai đoạn 2004 – 2009 nhập cư vào tỉnh có cự li di chuyển ngày càng gần hơn, chủ yếu là các tỉnh thuộc vùng ĐBSCL (có 6/10 tỉnh có dân nhập cư lớn nhất vào Bình Dương) và giai đoạn 2009 – 2011 có 5/10 tỉnh vùng ĐBSCL có dân nhập cư lớn nhất vào Bình Dương. Nguyên nhân do cự li di chuyển gần và di dân thời vụ là ưu thế nổi trội của dân cư vùng ĐBSCL. Bảng 2.4. Mười tỉnh có số người nhập cư lớn nhất đến Bình Dương, 1994 – 1999 TT Tỉnh Tổng số (người) % A Tổng số dân ngoại tỉnh 64.852 100 di chuyển đến BD B Tổng số 10 tỉnh 35.403 54,59 1 Thanh Hóa 8.443 13,02 2 Hà Tĩnh 6.786 10,46 3 TP.HCM 6.148 9,48 4 Bến Tre 4.062 6,26 5 Nghệ An 3.048 4,70 6 Đồng Nai 2.101 3,24 7 Thái Bình 1.66 2,56 8 Ninh Bình 1.34 2,07 9 Long An 956 1,47 10 Tiền Giang 859 1,32 Nguồn: Tính toán từ Số liệu TĐT dân số và nhà 1/4/1999 Bảng 2.5. Mười tỉnh có số người nhập cư lớn nhất đến Bình Dương, 2004 - 2009 Đơn vị: người TT Tỉnh Tổng số Trong đó % Nam Nữ A Tổng số dân ngoại tỉnh di chuyển đến BD 499.791 231.223 268.568 100 B Tổng số 10 tỉnh 277.184 126.697 150.487 55,46 1 Thanh Hóa 58.902 25.788 33.114 11,79 2 An Giang 42.993 19.525 23.468 8,60 3 Nghệ An 35.489 13.758 21.731 7,10 4 TP.HCM 32.534 17.025 15.509 6,51 5 Đồng Tháp 19.791 8.996 10.795 3,96 6 Cà Mau 19.193 9.529 9.664 3,84 7 Sóc Trăng 19.168 9.044 10.124 3,84 8 Hà Tĩnh 18.616 7.954 10.662 3,72 9 Kiên Giang 15.569 7.636 7.933 3,12 10 Trà Vinh 14.929 7.442 7.487 2,99 Nguồn: Tính toán từ Số liệu TĐT dân số và nhà 1/4/2009 Bảng 2.6. Mười tỉnh có số người nhập cư lớn nhất đến Bình Dương, 2009 - 2011 Đơn vị: người TT Tỉnh Tổng số % A Tổng số dân ngoại tỉnh di chuyển đến BD 751.852 100 B Tổng số 10 tỉnh 437.553 58,20 1 Thanh Hóa 81.184 10,80 2 An Giang 68.399 9,10 3 TP.HCM 52.716 7,01 4 Nghệ An 52.337 6,96 5 Cà Mau 42.947 5,71 6 Sóc Trăng 32.562 4,33 7 Kiên Giang 30.937 4,11 8 Đồng Tháp 28.618 3,81 9 Hà Tĩnh 25.368 3,37 10 Đồng Nai 22.485 2,99 Nguồn: Tính toán từ Số liệu TĐT dân số và nhà 1/4/2009 và Số liệu Điều tra BĐDS và KHHGD thời điểm 1/4/2010, 1/4/2011. Số liệu Bảng 2.7 cho thấy, giai đoạn 1994 – 1999 số người nhập cư đến Bình Dương chỉ chiếm 9,05% tổng dân số của tỉnh, do tách tỉnh và mới đi vào hoạt động từ năm 1997 nên số lượng dân nhập cư vào tỉnh giai đoạn này tương đối thấp hơn so với các tỉnh, thành trong vùng ĐNB là TP.HCM, Đồng Nai và Bình Phước. So với nhập cư ngoại tỉnh vào TP.HCM chỉ bằng 0,15 lần và 0,41 lần so với nhập cư vào TP.Hà Nội. Từ giai đoạn 2004 - 2009 trở đi, quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ với sự ra đời của hàng loạt các KCN, cụm công nghiệp, cơ sở dịch vụ tăng lên. Từ năm 2005 đến nay tỉnh đã xây dựng và mở rộng thêm 13 KCN, nâng tổng số KCN hiện có là 28 KCN đã tạo ra nhu cầu lao động ngày càng lớn, cùng với những chính sách hợp lí của các nhà hoạch định chính sách “Trải thảm đỏ thu hút đầu tư, trải chiếu hoa mời gọi nhân tài” Bình Dương đã thực sự là “vùng đất hứa”, trở thành điểm đến, điểm hẹn cho công việc kinh doanh, phát triển sản xuất các các loại hình công nghiệp và dịch vụ, thu hút hàng ngàn nhà đầu tư nước ngoài và hàng trăm lao động trong và ngoài tỉnh. Số người nhập cư đến Bình Dương tăng rất nhanh chiếm 33,73% tổng dân số của tỉnh. Là tỉnh có sức thu hút lớn thứ 2 cả nước những người nhập cư ngoại tỉnh (sau TP. HCM), so với nhập cư ngoại tỉnh vào TP. HCM bằng 0,48 lần và cao hơn 1,31 lần so với nhập cư vào TP. Hà Nội. Giai đoạn 2009 - 2011, số người nhập cư đến Bình Dương có xu hướng tăng nhanh chiếm 44,09% tổng dân số của tỉnh, so với nhập cư ngoại tỉnh vào TP. HCM bằng 0,53 lần và cao hơn 1,43 lần so với nhập cư vào TP. Hà Nội. Bảng 2.7. Quy mô nhập cư ngoại tỉnh vào tỉnh Bình Dương Theo TĐT dân số 1/4/1999 Theo TĐT dân số 1/4/2009 Theo ĐTBĐDS 1/4/2011 Số người nhập cư ngoại tỉnh (người) 64.852 499.781 751.852 Tỉ suất nhập cư (‰) 98,23 365,86 479,83 So với dân số của tỉnh cùng kì (%) 9,05 33,73 44,09 So với tổng số người di chuyển ngoại tỉnh cả nước (%) 4,8 21,2 21,0 So với nhập cư ngoại tỉnh vào TP. HCM (lần) 0,15 0,48 0,53 So với nhập cư ngoại tỉnh vào TP. Hà Nội (lần) 0,41 1,31 1,43 Nguồn: Tính toán từ Số liệu TĐT dân số và nhà 1/4/1999,1/4/2009 và Số liệu Điều tra BĐDS và KHHGD thời điểm 1/4/2010,1/4/2011. Tỉ suất nhập cư của tỉnh tăng nhanh từ 98,23‰ (1994 – 1999), lên 365,86‰ (2004 – 2009) và 479,83‰ (2009 – 2011). Tỉ suất nhập cư lớn hơn rất nhiều so với các tỉnh khác, gấp 2,3 lần so với tỉ suất nhập cư của TP. HCM, gấp 3 lần so với tỉ suất nhập cư tỉnh Đồng Nai và gấp 2,4 lần so với tỉ suất chung của vùng ĐNB. Qua đó một lần nữa khẳng định, với nhiều điều kiện thuận lợi, tỉnh Bình Dương đã trở thành nơi dừng chân của nhiều dân cư từ khắp mọi miền đất nước. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, quá trình CNH – HĐH diễn ra ngày càng mạnh mẽ, nhiều KCN, khu đô thị được quy hoạch xây dựng đã tạo được nhiều việc làm với thu nhập cao đã thu hút mạnh các luồng di dân từ khắp nơi. 2.3.2.2. Nguyên nhân di chuyển của người nhập cư vào tỉnh Bình Dương Người nhập cư vào tỉnh Bình Dương phần lớn là trong độ tuổi lao động. Theo TĐT dân số 1/4/2009 trong tổng số dân nhập cư ở Bình Dương, có đến 95,43% (476.943/499.781 người) số người trong độ tuổi từ 15 tuổi trở lên. Theo số liệu thống kê của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Dương: năm 2010 có 602.043 lao động nhập cư ở tỉnh Bình Dương, chiếm 83,86% (602.043/717.850) tổng số lao động của doanh nghiệp đang làm việc tại địa phương. Năm 2011, lao động nhập cư chiếm 85,28% (651.631/764.029 người) tổng số lao động của doanh nghiệp toàn tỉnh. Nhìn chung, số lao động ngoài tỉnh của doanh nghiệp chiếm trên 84%. Người nhập cư do nhiều nguyên nhân đã rời bỏ nơi cư trú đến tỉnh Bình Dương. Theo tài liệu “Di cư từ nông thôn ra thành thị” (Rural to urban migration) của Tổng cục thống kê Việt Nam (2000), vào những năm thập niên 90 của thế kỉ XX, lao động từ các tỉnh về vùng ĐNB chiếm 57,9%, trong đó nhiều nhất từ ĐBSCL (15,8%). Theo số liệu điều tra của Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương cũng có cùng kết quả trên (Bảng 2.8), điều tra từ tháng 5 đến tháng 12 năm 2009 tại 3 KCN nổi bật của Bình Dương (VSIP, Sóng Thần, Mỹ Phước) cho thấy trong số 970 lao động được thu thập thông tin chỉ có 15,7% là người gốc Bình Dương, 84,3% số lao động còn lại là người ngoài tỉnh đến từ mọi miền đất nước. Đông nhất là lao động nhập cư đến từ ĐBSCL (28%), kế đến là vùng BTB (19,7%), số còn lại từ vùng ĐNB (10,8%), từ ĐBSH là 8,6%. Các vùng Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nguyên có số lượng lao động trong mẫu điều tra không đáng kể, tỉ lệ lần lượt là 5,7%; 5,1% và 2,2%. Riêng ở ĐBSCL thì số lao động đến từ An Giang cao nhất (22%), kế đến là Đồng Tháp (12%), Cà Mau (9,8%). Trong khi đó ở vùng BTB số lao động đến từ Thanh Hóa chiếm hơn 50% toàn vùng, kế đến là Nghệ An (21%) và Hà Tĩnh (18%). Vùng ĐNB số lượng lao động đến từ TP. Hồ Chí Minh chiếm cao nhất (31,4%), kế đến là Đồng Nai (27,6%), Bình Phước (21%). Kết quả điều tra này cũng tương tự kết quả theo TĐT dân số 1/4/2009 đã được trình bày ở phần 2.3.2.1 (trang 50). Bảng 2.8. Quê quán và nguyên nhân chuyển khỏi nơi cư trú của người lao động nhập cư điều tra phân theo KCN Tỉnh/Vùng Khu công nghiệp Mỹ Phước Sóng Thần VSIP Tất cả mẫu Số người Tỉ lệ (%) Số người Tỉ lệ (%) Số người Tỉ lệ (%) Số người Tỉ lệ (%) Quê quán Bình Dương 17 5,1 53 18,3 82 24,2 153 15,7 ĐBSH 19 5,6 50 17,2 14 4,1 83 8,6 Đông Bắc 21 6,2 12 4,1 16 4,7 49 5,1 Tây Bắc 16 4,7 18 6,2 21 6,2 55 5,7 BTB 59 17,3 54 18,6 78 23 191 19,7 DHNTB 18 5,3 11 3,8 13 3,8 42 4,3 Tây Nguyên 9 2,6 5 1,7 7 2,1 21 2,2 ĐNB 43 12,6 35 12,1 27 8 105 10,8 ĐBSCL 139 40,8 52 17,9 81 23,9 272 28 Tổng cộng 341 100 290 100 339 100 970 100 Lí do di chuyển đến làm việc tại Bình Dương Không có việc làm ở quê 88 26 61 18,5 71 22,6 220 22,7 Thu nhập ở quê thấp 107 31,7 125 40,3 131 40,3 363 37,4 Không/ Thiếu đất SXNN 21 6,2 11 4,1 18 5,7 50 5,2 Theo người thân/bạn bè 59 17,5 45 16,8 48 15,3 152 15,7 Không phù hợp với chỗ làm trước đây 29 8,6 24 9 20 6,4 73 7,5 Khác 34 10,1 42 15,7 36 11,5 112 11,5 Tổng cộng 338 100 330 100 324 100 970 100 Vị trí của người lao động nhập cư trong gia đình Là lao động chính 209 61,3 207 71,4 222 65,5 638 65,8 Không phải là lao động chính 132 38,7 83 28,6 117 34,5 332 34,2 Tổng cộng 341 100 290 100 339 100 970 100 Nguồn: Số liệu điều tra của Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương, tháng 5-11/2009 Theo kết quả điều tra cho thấy, lao động nhập cư từ khắp nơi trong nước di chuyển đến Bình Dương vì nhiều nguyên nhân trong đó đa phần là nguyên nhân kinh tế, do ở quê việc làm có thu nhập thấp (37,4%) hoặc không có việc làm (22,7%). Bình Dương là tỉnh có nhiều KCN nên người di dân theo bạn bè người thân vào đây lập nghiệp (15,7%). Cũng có nhiều trường hợp người nhập cư đến Bình Dương là do không phù hợp với việc làm trước đây ở nơi khác (7,5%). Thành phần di dân tìm việc làm để tự lập hoặc kiếm tiền để đi học thêm, hoặc đi làm để có thu nhập gửi về phụ giúp gia đình hay không có đất sản xuất nông nghiệp ở quê quán, có người theo công ty chuyển từ nơi khác đến Bình Dương chiếm 12,2%. Trong số lao động nhập cư được điều tra có tới 65,8% là lao động chính trong gia đình, là người tạo nguồn thu nhập chính để nuôi gia đình. Thực tế cho thấy, ở Bình Dương do tốc độ phát triển công nghiệp nhanh chóng nên nhu cầu lao động tăng nhanh. Ngược lại ở các vùng có công nghiệp phát triển chậm hơn như ĐBSCL, BTB&DHNTB nên dẫn đến tình trạng người dân di chuyển khỏi nơi cư trú và phần lớn là trong độ tuổi lao động. Vì vậy, theo thời gian số người nhập cư ở tỉnh Bình Dương với nguyên nhân kinh tế là chủ yếu và có chiều hướng tăng, đặc biệt là nhóm người nhập cư xuất phát từ vùng nông thôn, đây là điều cần quan tâm giải quyết của các nhà hoạch định chính sách phát triển KT-XH. 2.3.2.3. Địa bàn cư trú của người nhập cư Theo kết quả TĐT dân số và nhà ở 1/4/2009 cho thấy, đến 31/3/2009 tỉnh Bình Dương có 499.781 người nhập cư từ các tỉnh thành khác, trong đó số nhập cư đến 2 thị xã Thuận An (191.484 người) và Dĩ An (130.724 người) là nhiều nhất chiếm 64,47% tổng số người nhập cư toàn tỉnh (Bảng 2.9). Nguyên nhân chính do thị xã Thuận An và thị xã Dĩ An tập trung nhiều KCN, cụm công nghiệp lớn của tỉnh. Theo Cục Thống kê Bình Dương năm 2000, thị xã Thuận An và Dĩ An chỉ tâp trung 1252/3342 cơ sở sản xuất công nghiệp của tỉnh (chiếm 30,7%), nhưng đến năm 2005 đã tăng lên 2582/5110 cơ sở (chiếm 50,5%), năm 2011 có 3646/7877 cơ sở (chiếm 46,3%) theo đó tạo điều kiện thu hút lao động nhập cư tập trung phần lớn vào 2 thị xã: Thuận An tăng thêm 156.306 lao động nhập cư, Dĩ An tăng thêm 117.384 lao động nhập cư. Đồng thời, với lợi thế tiếp giáp với TP. Hồ Chí Minh và tỉnh Đồng Nai và là cửa ngõ quan trọng để đi các tỉnh miền Trung cũng như các tỉnh phía Bắc. Hai thị xã này có một vị trí đặc biệt thuận lợi để mời gọi các nhà đầu tư. Hiện tại phần lớn diện tích 2 thị xã đã dần đô thị hóa với các KCN lớn như: Việt Hương, Việt Nam – Singgapore, Sóng Thần 1, Sóng Thần 2, Bình Đường, Tân Đông Hiệp A, Tân Đông Hiệp BBình quân mỗi năm thu hút gần 65.000 người nhập cư vào thị xã Thuận An và thị xã Dĩ An giai đoạn 2004 – 2009. Bảng 2.9. Phân bố người nhập cư ngoại tỉnh vào tỉnh Bình Dương, giai đoạn 2004 - 2009 Đơn vị hành chính Dân số tại thời điểm TĐT 1/4/2009 (người) Số người nhập cư vào tỉnh theo TĐT 1/4/2009 (người) Tỉ lệ người nhập cư trong tổng dân số (%) Tỉ lệ trong tổng số người nhập cư (%) Toàn tỉnh 1.481.550 499.781 33,73 100,00 TP.Thủ Dầu Một 222.845 42.254 18,96 8,45 H.Dầu Tiếng 103.421 6.230 6,02 1,25 H.Bến Cát 192.818 63.529 32,95 12,71 H.Phú Giáo 83.555 3.691 4,42 0,74 H.Tân Uyên 204.825 61.868 30,21 12,38 Tx.Dĩ An 298.515 130.724 43,79 26,16 Tx.Thuận An 375.571 191.484 50,98 38,31 Nguồn: Tổng hợp và tính toán theo số liệu TĐT dân số và nhà ở 1/4/2009, [15], [36]. Hai huyện có số lượng nhập cư lớn thứ hai là huyện Bến Cát (63.529 người) và huyện Tân Uyên (61.868 người), chiếm 25,09% tổng số người nhập cư toàn tỉnh. Đây là hai huyện tiềm năng đang phát triển mạnh với các KCN khá lớn như: KCN Nam Tân Uyên, KCN Mỹ Phước 1,2,3đa số người nhập cư ở hai huyện này chủ yếu là làm việc tại các KCN và được chuyển đến từ các tỉnh phía Bắc. TP.Thủ Dầu Một có số lượng người nhập cư đứng thứ 5/7 huyện, thị với 42.254 người (chiếm 8,45%) tổng số người nhập cư vào tỉnh. Thành phố là nơi chủ yếu phát triển về dịch vụ, mặc dù không có KCN nhưng số lượng người nhập cư đến đây cũng lớn. Tuy nhiên, so với 2 thị xã thuộc khu vực phía Nam, số lượng người nhập cư TP. Thủ Dầu Một chỉ bằng 1/3 so với thị xã Dĩ An và bằng 1/4 so với thị xã Thuận An. Nguyên nhân chính là do ngay từ khi tái thành lập, Bình Dương đã chủ động xây dựng TP.Thủ Dầu Một trở thành trung tâm văn hóa hành chính của tỉnh, hạn chế lao động nhập cư. Hai huyện có số lượng người nhập cư thấp nhất là huyện Dầu Tiếng (6.320 người) và huyện Phú Giáo (3.691 người), chỉ chiếm 1,99% tổng số người nhập cư toàn tỉnh. Nguyên nhân do hai huyện này phát triển mạnh về nông nghiệp nên ít có sức hút đối với người nhập cư. Bảng 2.10. Phân bố người nhập cư ngoại tỉnh vào tỉnh Bình Dương giai đoạn 2009 – 2011 Đơn vị hành chính Dân số tại thời điểm ĐTBĐDS 1/4/2011 (người) Số người nhập cư vào tỉnh theo ĐTBĐDS 1/4/2011 (người) Tỉ lệ người nhập cư trong tổng dân số (%) Tỉ lệ trong tổng số người nhập cư (%) Toàn tỉnh 1.705.283 751.852 44,09 100,00 TP.Thủ Dầu Một 252.817 74.026 29,28 9,85 H.Dầu Tiếng 114.893 14.502 12,62 1,93 H.Bến Cát 234.989 121.601 51,75 16,17 H.Phú Giáo 89.793 8.929 9,94 1,19 H.Tân Uyên 241.922 111.965 46,28 14,89 Tx.Dĩ An 337.941 171.990 50,89 22,88 Tx.Thuận An 432.928 248.839 57,48 33,10 Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ số liệu TĐT dân số và nhà ở 1/4/2009 & ĐTBĐDS 1/4/2010, 1/4/2011, [9]. Giai đoạn 2009 – 2011, sự phân bố người nhập cư đã có sự thay đổi (Bảng 2.10) do nhiều KCN mới ở phía Bắc (huyện Bến Cát và Tân Uyên) đã được thành lập và đi vào hoạt động nên đã thu hút người nhập cư đông hơn nhiều so với giai đoạn 2004 – 2009. Hiện nay, Các KCN của tỉnh được phân bố trên địa bàn 4 huyện, thị xã: Dĩ An có 6 KCN, Thuận An có 3 KCN, Bến Cát có 9 KCN, Tân Uyên có 3 KCN. Xu hướng công nghiệp chuyển dịch theo không gian, chuyển từ phía Nam lên các huyện phía Bắc là đúng hướng, phù hợp với định hướng của Quy hoạch 2007 của tỉnh. Vì vậy, số người nhập cư vào các huyện phía Bắc của tỉnh tăng nhanh. Hai thị xã Thuận An và Dĩ An vẫn có số lượng nhập cư đông nhất tỉnh nhưng tốc độ gia tăng người nhập cư chậm hơn so với giai đoạn 2004 – 2009, số người nhập cư vào 2 thị xã hiện nay chỉ còn 55,98% (giảm 8,52%) tổng số người nhập cư toàn tỉnh. Hai huyện Bến Cát và Tân Uyên (hai huyện thuộc phía Bắc nhưng có vị trí sát với các huyện thuộc khu vực phía Nam) đang có sức hút mới đối với dân nhập cư trong những năm gần đây đặc biệt là huyện Bến Cát, 2 huyện chiếm 31,06% (tăng 5,97%) so với giai đoạn 2004 – 2009. Số người nhập cư vào TP. Thủ Dầu Một có xu hướng tăng nhưng chậm (tăng 1,4%) so với giai đoạn 2004 – 2009. Hai huyện Phú Giáo và Dầu Tiếng vẫn là 2 huyện có số người nhập cư thấp nhất tỉnh, hoạt động sản xuất chủ yếu là nông nghiệp với các nông trường cao su, bên cạnh đó do cách biệt về vị trí địa lí không thuận lợi về giao thông, hạn chế về phát triển công nghiệpVì vậy, đây là hai huyện ít chịu tác động của những luồng nhập cư so với toàn tỉnh. 2.3.2.4. Tính chọn lọc của người nhập cư ở tỉnh Bình Dương • Về giới tính Người nhập cư vào tỉnh Bình Dương có nét đặc trưng riêng, tỉ lệ nữ giới nhập cư cao hơn nam giới ở cả 2 giai đoạn 2004 – 2009 và 2009 – 2011, trong khi người nhập cư đến Bà Rịa – Vũng Tàu, Đắk Lắk có tỉ lệ nam nhiều hơn nữ. Sự khác biệt này có liên quan đến sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp nhẹ ở tỉnh Bình Dương nên thu hút nhiều lao động nữ như các ngành: dệt, may mặc, giày da, công nghiệp chế biến thực phẩm Bảng 2.11. Tỉ lệ giới tính của người nhập cư đến Bình Dương chia theo vùng xuất cư, 2004 - 2009 Nơi thực tế thường trú 5 năm trước điều tra Tổng số TD& MNPB ĐBSH BTB& DHNTB Tây Nguyên ĐNB ĐBSCL Tổng số 499.781 29.672 44.815 152.476 14.043 67.099 191.676 % 100 5,9 9,0 30,5 2,8 13,4 38,4 Nam 231.213 13.548 22.455 64.264 6.223 33.066 91.657 % nam 46,26 45,66 50,11 42,15 44,31 49,28 47,82 Nữ 268.568 16.124 22.360 88.212 7.820 34.033 100.019 % nữ 53,74 54,34 49,89 57,85 55,69 50,72 52,18 Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ số liệu TĐT dân số và nhà ở 1/4/2009. Bảng 2.12. Tỉ lệ giới tính của người nhập cư đến Bình Dương chia theo vùng xuất cư, 2009 - 2011 Nơi thực tế thường trú 2 năm trước điều tra Tổng số TD& MNPB ĐBSH BTB& DHNTB Tây Nguyên ĐNB ĐBSCL Tổng số 751.852 41.712 56.481 214.304 21.428 108.824 309.103 % 100 5,5 7,5 28,5 2,9 14,5 41,1 Nam 347.885 20.556 28.340 99.178 9.916 54.012 135.883 % nam 46,27 49,28 50,18 46,28 46,28 49,63 43,96 Nữ 403.967 22.156 28.141 119.126 11.512 54.812 168.220 % nữ 53,73 50,72 49,82 53,72 53,72 50,37 56,04 Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ số liệu TĐT dân số và nhà ở 1/4/2009 & ĐTBĐDS 1/4/2010, 1/4/2011. Theo số liệu thống kê, năm 2009 trong tổng số 499.781 người nhập cư vào tỉnh Bình Dương có 268.568 nữ (chiếm 53,74%) tổng số người nhập cư, đến năm 2011 trong số 751.852 người nhập cư có 403.769 nữ (chiếm 53,73%). Tuy nhiên tỉ lệ giới tính giữa các luồng nhập cư từ các tỉnh với cự li khác nhau vẫn có sự khác biệt rõ rệt (xem Bảng 2.11 và 2.12). Các luồng nhập cư từ các tỉnh lân cận, khoảng cách di dân ngắn thường có tỉ lệ di dân cao và tỉ số nữ di cư cao hơn nam. Năm 2011, chỉ riêng hai vùng ĐBSCL và ĐNB đã chiếm đến 55,6% tổng số dân nhập cư vào tỉnh Bình Dương. Đây cũng là hai vùng có tỉ lệ nữ nhập cư cao hơn nam: ĐBSCL (54,42%), ĐNB (50,37%). Trong khi đó tỉ lệ giới tính của người nhập cư từ vùng có cự li xa tỉnh Bình Dương có tỉ lệ nam lớn hơn tỉ lệ nữ như vùng ĐBSH (50,18%). Nhìn chung, ở tỉnh Bình Dương do phát triển mạnh các ngành công nghiệp nhẹ nhu cầu cần nhiều lao động nữ nên tỉ lệ nữ nhập cư thường cao hơn so với tỉ lệ nhập cư nam. • Kết cấu tuổi Bảng 2.13. Tỉ lệ di dân theo tuổi và giới tính tỉnh Bình Dương, 2004 - 2009 Đơn vị: % Tuổi Chung Nam Nữ Tổng số 100 100 100 5 0,8 1,0 0,6 6-10 2,3 2,6 2,0 11-14 2,2 2,2 2,3 15-17 6,1 6,1 6,1 18-19 12,1 12,0 12,2 20-24 32,4 32,0 32,8 25-29 19,6 19,3 19,8 30-39 15,0 15,1 14,9 40-49 6,3 6,4 6,2 50+ 3,2 3,3 3,1 Nguồn: Tính toán theo số liệu TĐT dân số và nhà ở 1/4/2009. Cục Thống kê Bình Dương, 2010. Tổng quan dân số và nhà ở tỉnh Bình Dương năm 2009. Phần lớn số người nhập cư vào tỉnh là những người trong độ tuổi lao động, là những người có sức khỏe, năng động và có khả năng thích nghi hòa nhập với cuộc sống mới. Theo TĐT dân số và nhà ở 1/4/2009 cho thấy, số người nhập cư vào tỉnh là 499.781 người, trong đó số người ở độ tuổi từ 18-39 tuổi là hơn 395.326 người. Như vậy ta có thể thấy số người di dân vào Bình Dương cũng như ở các huyện, thị trong tỉnh ở độ tuổi rất trẻ chủ yếu là trong độ tuổi lao động. Biểu đồ 2.3. Số người di dân vào tỉnh Bình Dương chia theo nhóm tuổi, 2004 - 2009 • Tỉ số giới tính Tỉ số giới tính nhập cư đến tỉnh Bình Dương giai đoạn cả 3 giai đoạn có sự chênh lệch giữa nam và nữ, tuy nhiên không đáng kể. Giai đoạn 1994 – 1999 tỉ số giới tính nhập cư là 86,5 nam/100 nữ, giai đoạn 2004 – 2009 là 86,1 nam/100 nữ, giai đoạn 2009 – 2011 là 86,2 nam/100 nữ. Giai đoạn 1994 – 1999 là giai đoạn tỉnh Bình Dương bắt đầu xây dựng các KCN, vì thế nhu cầu nam nhiều hơn nữ nên nhập cư nam tăng hơn so với giai đoạn sau. Từ 2005 các KCN, cụm công nghiệp (ở phía Nam) đã đi vào sản xuất mà chủ yếu là các ngành công nghiệp nhẹ và dịch vụ cần lao động nữ nhiều hơn nên các luồng nhập cư từ các tỉnh thành phố khác đến Bình Dương có số nữ nhiều hơn số nam. Ngược lại, ở

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2014_05_26_5326481965_288_1872372.pdf
Tài liệu liên quan