MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 13
1.1. Một số khái niệm 13
1.2. Một số lý thuyết áp dụng trong nghiên cứu 22
1.3. Chính sách, pháp luật của Nhà nước về lao động nữ 31
Chương 2: THỰC TRẠNG DI ĐỘNG XÃ HỘI CỦA NỮ CÔNG NHÂN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI Ở KHU CÔNG NGHIỆP TÂN BÌNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 39
2.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu 39
2.2. Thực trạng di động xã hội của nữ công nhân trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở khu công nghiệp Tân Bình 45
Chương 3: : MỘT SỐ YẾU TỐ TÁC ĐỘNG VÀ XU HƯỚNG DI ĐỘNG XÃ HỘI CỦA NỮ CÔNG NHÂN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
Ở KHU CÔNG NGHIỆP TÂN BÌNH. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN 58
3.1. Một số yếu tố tác động đến di động xã hội của nữ công nhân trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở khu công nghiệp Tân Bình 58
3.2. Xu hướng di động xã hội của nữ công nhân trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở thành phố Hồ Chí Minh 70
3.3. Một số giải pháp nâng cao vị thế của nữ công nhân trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 72
KẾT LUẬN 82
KHUYẾN NGHỊ 86
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 89
PHỤ LỤC 94
112 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2588 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Di động xã hội của nữ công nhân trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở khu công nghiệp Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tổng, tích hợp các lý thuyết để mô tả, phân tích và chỉ ra xu hướng di động xã hội của nữ công nhân trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở KCN Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh các lý thuyết xã hội học, luận văn còn dựa trên cơ sở những chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với lao động nữ. Có thể nói, Nhà nước ta đã ban hành một hệ thống chính sách, pháp luật khá đầy đủ và toàn diện đối với lao động nữ; đây sẽ là cơ sở pháp lý để đảm bảo sự bình đẳng giới trong lao động và nâng cao vị thế của người nữ công nhân.
CHƯƠNG 2: Chương 2
THỰC TRẠNG DI ĐỘNG XÃ HỘI CỦA NỮ CÔNG NHÂN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI Ở KHU CÔNG NGHIỆP TÂN BÌNH,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1. TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
2.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
2.1.1. Sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong tọa độ địa lý khoảng 10 độ 10’ - 10 độ 38’ vĩ độ Bắc và 106 độ 22’ - 106 độ 54’ kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương; Phía Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh; Phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai; Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang. Tổng diện tích của thành phố Hồ Chí Minh là 2.056 km2. Vùng đô thị với 140 km2 bao gồm 19 quận; vùng nông thôn rộng lớn với 1.916 km2 bao gồm 5 huyện với 98 xã. Nằm ở miền Nam Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh cách Hà Nội 1.730 km theo đường bộ, trung tâm thành phố cách cách bờ biển Đông 50 km theo đường chim bay. Với vị trí tâm điểm của khu vực Đông Nam Á, Thành phố Hồ Chí Minh là một đầu mối giao thông quan trọng về cả đường bộ, đường thủy và đường không, nối liền các tỉnh trong vùng và còn là một cửa ngõ quốc tế.
Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm kinh tế - xã hội lớn nhất của đất nước và là đầu tàu của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thành phố đạt hơn 12%/năm, cao hơn 1,5 lần so với mức bình quân chung của cả nước (7,5%/năm). Hàng năm, thành phố đóng góp gần 40% kim ngạch xuất khẩu, 30% thu ngân sách, 22% GDP của cả nước. Năm 2006, GDP của thành phố đạt khoảng 196.046 nghìn tỷ đồng, tương đương 13 tỷ USD; trong đó giá trị do khu vực công nghiệp tạo ra là 115 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 50%. Đây cũng là nơi dẫn đầu và tạo ra 40% sản lượng ngành dệt may của đất nước.
Bảng 21.1: Sự biến đổi cơ cấu ngành công nghiệp TP HCM năm 2001 - 2005
Đơn vị: %
STT
Cơ cấu ngành công nghiệp
2001
2002
2003
2004
2005
1
Chế biến thực phẩm
21,15
23,3
19,9
18,5
17,0
2
Dệt may
11,1
12,6
12,7
13,2
13,0
3
Da giày
7,4
8,1
6,9
6,6
7,0
4
Hóa chất
8,4
7,9
8,7
8,6
9,0
5
Nhựa – cao su
6,8
6,3
8,1
8,6
9,0
6
Điện tử
3,7
3,6
3,6
3,2
3,0
7
Sản phẩm từ kim loại
6,8
7,3
7,0
8,4
8,0
8
Các ngành khác
34,3
30,9
33,1
32,9
34,0
Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch năm 2005 và phương hướng năm 2006 của Sở Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh.
Sự phát triển mạnh mẽ của các KCN, KCX là biểu hiện tập trung của việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; chủ động hội nhập kinh tế quốc tế của thành phố. Tính đến 30/06/2009, 3 KCX và 10 KCN thành phố Hồ Chí Minh có 1.161 dự án đầu tư còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký là 4,49 tỉ USD, trong đó đầu tư nước ngoài 466 dự án, vốn đầu tư là 2,64 tỷ USD; đầu tư trong nước 695 dự án, vốn đầu tư 27.753,66 tỷ đồng, tương đương 1,85 tỷ USD; kim ngạch xuất khẩu tính đến nay trên 17 tỉ USD với các thị trường chủ yếu là Mỹ, Nhật Bản, châu Âu và Đài Loan; sản phẩm xuất đi trên 50 quốc gia và vùng lãnh thổ đồng thời thu hút 245.300 lao động.
Thành phố Hồ Chí Minh được xem là một thành phố năng động với một nền tảng chính trị - xã hội ổn định, các ngành kinh tế phát triển nhanh chóng và lực lượng lao động dồi dào có chất lượng chuyên môn cao.
Bản đồ 2.1: Quy hoạch phát triển các KCN, KCX Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2015.
Thành phố Hồ Chí Minh là điển hình về số lượng và sự tập trung công nhân. Tính đến tháng 12-2006 toàn bộ lực lượng lao động của thành phố là 2.676.000 lao động thì 1.345.343 người là công nhân (chiếm hơn 50% lao động). Trong tổng số gần 7,7 triệu lao động công nghiệp của cả nước thì Thành phố Hồ Chí Minh chiếm gần 18%; trong tổng số 1.200.000 công nhân các KCN, KCX cả nước thì 15% (khoảng 200.000 người) đang làm việc tại đây. Thành phố Hồ Chí Minh cũng dẫn đầu về cơ hội việc làm - chiếm 57% trong tổng số nhu cầu công việc toàn quốc (đứng thứ hai là Hà Nội với 24%), vì vậy đây cũng là địa phương thu hút mạnh mẽ nhất nguồn nhân lực phổ thông cho công nghiệp. Con số hơn một triệu lao động nhập cư vào thành phố những năm gần đây cho thấy quy mô lớn của thị trường lao động ở đây.
Bảng 2.21.2: Sự phát triển của lực lượng lao động ở các KCN, KCX Thành phố Hồ Chí Minh từ 1993 - 2006
Năm
Số lao động bình quân
Tỷ lệ tăng (%)
1993
107
1994
1.238
1995
5.202
320,19
1996
11.155
114,43
1997
23.785
113,22
1998
33.794
42,08
1999
50.138
48,36
2000
77.677
54,92
2001
93.627
20,53
2002
108.384
15,76
2003
132.997
22,70
2004
145.496
9,6
2005
188.761
29,5
2006
211.432
12,0
Nguồn: Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2007), Thực trạng của đội ngũ công nhân Thành phố Hồ Chí Minh và giải pháp phát huy vai trò của đội ngũ này trong giai đoạn hiện nay, Tổng quan đề tài khoa học cấp bộ.
2.1.2. Tổng quan về khu công nghiệp Tân Bình
Khu công nghiệp Tân Bình do chủ đầu tư là Công ty cổ phần sản xuất kinh doanh xuất nhập dịch vụ và đầu tư Tân Bình (Tanimex) được thành lập theo quyết định số 6686/QĐ-UBND ngày 30/12/2005.
KCN Tân Bình có vị trí duy nhất nằm trong nội thành, là đầu mối quan trọng với các tỉnh miền Tây và Đông Nam Bộ, có vị trí rất thuận lợi:
- Phía Tây Bắc giáp quận 12.
- Phía Tây Nam giáp huyện Bình Chánh.
- Phía Đông là đường Chế Lan Viên (lộ giới 30m)
- Cách trung tâm thành phố 10 km.
- Nằm cạnh sân bay Tân Sơn Nhất
- Cách cảng Sài Gòn 11 km theo đường vận chuyển container.
- Cách xa lộ vành đai Quốc lộ 1A 600m
- Cách Quốc lộ 22 khoảng 400m (tương lai là trục Bắc Nam của Thành phố - là đoạn đường xuyên Á)
Ngoài vị trí rất thuận tiện nêu trên, KCN Tân Bình còn được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc gia nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư vào hoạt động. Dự án KCN Tân Bình được quy hoạch trên diện tích 105,95 ha trong đó khu đất công nghiệp cho thuê 8,47 ha; giao thông 15,8 ha; cây xanh 7,43 ha.
Bản đồ 2.2: Sơ đồ phân lô KCN Tân Bình
Hiện nay KCN Tân Bình đã thu hút 134 dự án trong và ngoài nước vào đầu tư lắp đầy 100% với tổng số vốn đầu tư đăng ký trên 105 triệu USD, đã có 121 doanh nghiệp đi vào hoạt động và giải quyết việc làm cho khoảng 25000 lao động. Ngoài ra, KCN Tân Bình đã được công nhận đạt tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng quốc tế ISO 9001: 2000 và đang tiến đến tiêu chuẩn hệ thống quản lý môi trường quốc tế ISO 14001: 2004.
Các ngành nghề được đầu tư tại KCN Tân Bình là những ngành công nghiệp nhẹ, sạch và không gây ô nhiễm như: chế biến lương thực, may mặc, giả da, cao su, vật liệu xây dựng, trang trí nội thất, gốm sứ, thủy tinh, lắp ráp điện tử, đồ điện gia dụng… và những ngành công nghiệp khác không gây ô nhiễm môi trường hoặc tự khắc phục ô nhiễm.
2.2. THỰC TRẠNG DI ĐỘNG XÃ HỘI CỦA NỮ CÔNG NHÂN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI Ở KHU CÔNG NGHIỆP TÂN BÌNH
2.2. Thực trạng di động xã hội của nữ công nhân KCN Tân Bình
2.2.1. Di động cư trú
Sau hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trên mọi lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Nền kinh tế thị trường phát triển năng động với sự đa dạng của các thành phần kinh tế tác động làm thay đổi cơ cấu giai tầng xã hội. Cùng với quá trình đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa là sự dịch chuyển lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp, kéo theo dòng di chuyển lao động từ vùng nông thôn ra các đô thị, thành phố lớn - nơi tập trung đông các KCN, KCX. Trong những năm qua, lực lượng lao động được thu hút vào làm việc trong khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng tăng. Nếu năm 1990, lực lượng lao động Việt Nam ở khu vực này mới chỉ là 0,04% lực lượng lao động của cả nước thì đến năm 2004, nó đã chiếm 1,7%.
Bảng 2.31: Lao động Việt Nam làm việc ở khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thời kỳ 2000 - 2005
Năm
Số người lao động (người)
2000
218.000
2001
353.000
2002
472.000
2003
688.000
2004
739.000
2005
800.000
(Nguồn: Học viện Chính trị - hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. Tổng quan khoa học: Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay: thực trạng và triển vọng.)
Lực lượng lao động được thu hút vào khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chủ yếu là lao động phổ thông từ các vùng nông thôn hay vùng phụ cận của đô thị. Kết quả khảo sát ngẫu nhiên 140 nữ công nhân làm việc trong các DN có vốn đầu tư nước ngoài tại KCN Tân Bình - Thành phố Hồ Chí Minh về nơi ở của họ trước khi trở thành công nhân trong KCN cho thấy:
Biểu Biểu đồ 2.1.: Nơi ở trước khi trở thành công nhân khu công nghiệp
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu khảo sát.
Có tới 75,8% số nữ công nhân được hỏi là lao động ngoại tỉnh, trong đó 72,9% xuất thân từ các vùng nông thôn và 2,9% từ các vùng đô thị. Số lao động nữ đến từ ngoại thành TP HCM chiếm 7,9% và nội thành chiếm 16,4%. Điều này phản ánh xu hướng di chuyển lao động từ các vùng nông thôn vào các KCN, KCX; một biểu hiện tất yếu của quan hệ cung và cầu lao động trên thị trường lao động. Cùng với sự ra đời và phát triển nhanh chóng của mô hình KCN, KCX, mức cầu về lao động tại thành phố Hồ Chí Minh trong những năm gần đây tăng vọt. Tính đến 30/06/2009, 3 KCX và 10 KCN thành phố Hồ Chí Minh có 1.161 dự án đầu tư còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký là 4,49 tỉ USD, trong đó đầu tư nước ngoài 466 dự án, vốn đầu tư là 2,64 tỷ USD; đầu tư trong nước 695 dự án, vốn đầu tư 27.753,66 tỷ đồng, tương đương 1,85 tỷ USD; thu hút 245.300 lao động. Trong khi đó mức cung lao động ở vùng ngoại thành và nông thôn các tỉnh khác cũng tăng nhanh chóng bởi quá trình công nghiệp hóa làm đất nông nghiệp bị chuyển đổi mục đích sử dụng, ngành nghề ở nông thôn chưa tạo đủ công ăn việc làm cho lực lượng lao động tại chỗ, bên cạnh đó tốc độ tăng dân số, lao động tại các vùng này vẫn ở mức cao. Do vậy, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở thành phố Hồ Chí Minh đã và đang thu hút một lượng lớn lao động di cư từ vùng nông thôn của các tỉnh khác, nhiều nhất là từ các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long, Đồng bằng Sông Hồng và Bắc Trung Bộ. Điều đó cho thấy ở nước ta hiện nay, con em nông dân - nông thôn đang là nguồn cung cấp nhân lực chủ yếu cho lao động công nghiệp. Nó khác biệt với các quốc gia phát triển khi sản xuất công nghiệp và đô thị phát triển thì nguồn cung cấp lao động chính là từ đô thị và công nghiệp. Điều này cũng phản ánh tính đăc trưng trong di động xã hội - nghề nghiệp ở nước ta, khi nguồn gốc công nhân nói chung và lao động công nghiệp nữ nói riêng cho đến nay, cơ bản vẫn là từ giai cấp nông dân và nông thôn.
Kết quả khảo sát nữ công nhân trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở KCN Tân Bình về nghề nghiệp trước khi trở thành công nhân cho thấy: Có 73,6% đi học; 18,6% là nông dân; 6,4% không làm gì cả và 1,4% kinh doanh. Lao động nữ trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại KCN Tân Bình còn khá trẻ. Mặc dù chủ yếu xuất thân từ nông thôn, nhưng sau khi hoàn thành chương trình học họ lại quyết định di cư đến thành phố Hồ Chí Minh và trở thành công nhân trong KCN. Khi hỏi về lý do trở thành công nhân, chúng tôi thu được kết quả như sau:
Biểu đồ 2.2: Lý do trở thành công nhân trong khu công nghiệp (
đĐơn vị:%)
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu khảo sát.
Có đến 65,7% nữ công nhân trả lời họ trở thành công nhân KCN vì muốn kiếm tiền giúp đỡ gia đình; 37,9% trả lời vì ở nông thôn thu nhập thấp; 12,9% vì không tìm được công việc nào khác; 9,3% chọn làm công nhân KCN để có điều kiện học lên và 5% vì muốn sống ở đô thị. Đáng chú ý là không có nữ công nhân nào lựa chọn phương án trả lời vì làm công nhân hơn hẳn các nghề khác. Có đến 76,4% nữ công nhân được hỏi cho rằng việc trở thành công nhân KCN là do chính bản thân họ quyết định; 17,1% cho rằng cha mẹ là người có ảnh hưởng quan trọng nhất và 6,4% cho rằng bạn bè là người có ảnh hưởng quan trọng nhất đến quyết định trở thành công nhân KCN của họ.
Như vậy, nữ công nhân trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở KCN Tân Bình chủ yếu là những nữ thanh niên nông thôn nhưng không thích sống ở nông thôn và hiện tại không có nghề nào khác. Việc di cư, trở thành công nhân KCN của họ phần lớn do chính họ quyết định và chủ yếu là vì lý do kinh tế.
“Ở quê làm nông nghiệp vất vả mà lại chẳng có tiền. Nghe bạn bè đi làm về kể ở trong này dễ kiếm việc, dễ sống, lại có thu nhập nên mình cũng quyết định xem sao. Bây giờ một tháng mình cũng tiết kiệm và gửi về quê cho bố mẹ được chút ít...” (PVS nữ công nhân may. 22 tuổi)
Trên thị trường lao động hiện nay, để có thể tìm được việc làm người lao động phải tích cực và chủ động sử dụng các mối quan hệ xã hội của mình. Những yếu tố cơ bản, quan trọng nhất tạo nên mạng lưới xã hội ở đây là các thành viên trong gia đình, bạn bè và những nhóm, tổ chức xã hội mà cá nhân có những mối liên hệ nhất định trong quá trình sống, sinh hoạt, học tập và tham gia vào thị trường lao động xã hội. Kết quả khảo sát cho thấy, để có được quyết định di cư đến thành phố Hồ Chí Minh và trở thành công nhân KCN tại đây, những kênh thông tin về việc làm mà nữ công nhân tiếp cận là: 50,0% qua bạn bè, người thân; 43,6% đọc được thông báo tuyển dụng của doanh nghiệp; 5,7% qua trung tâm giới thiệu việc làm và 0.7% qua các phương tiện thông tin đại chúng.
“Khi mình còn ở quê thì thông tin có được chủ yếu là qua bạn bè và người thân đang làm tại đây thôi. Vào làm trong KCN rồi mới biết các công ty họ đăng thông báo tuyển lao động nhiều lắm. Thấy công ty nào dán thông báo tuyển lao động, mình đọc rồi lại giới thiệu cho bạn bè của mình...” (PVS nữ công nhân bao bì, 20 tuổi).
Tính di động xã hội nghề nghiệp của nữ công nhân trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở KCN Tân Bình còn được làm rõ khi chúng ta so sánh, tìm hiểu sự chuyển dịch nghề nghiệp của họ với nghề nghiệp của cha, mẹ họ (di động giữa các thế hệ).
Bảng 2.24: Nghề nghiệp cha, mẹ của đối tượng điều tra trước khi trở thành công nhân trong KCN
(đĐơn vị: %)
STT
Nghề nghiệp
Cha
Mẹ
1
Nông dân
81,4
84,3
2
Công nhân nhà nước
11,4
8,6
3
Công nhân ngoài quốc doanh
1,4
1,4
4
Kinh doanh
2,9
2,9
5
Giáo viên
1,4
1,4
6
Khác
1,4
1,4
Tổng
100
100
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu khảo sát.)
GS, TS. Nguyễn Đình Tấn khi nghiên cứu về cơ cấu giai tầng xã hội đã chỉ ra cấu trúc “ngang” của cơ cấu xã hội Việt Nam hiện nay, bao gồm những giai cấp, tầng lớp, tổ chức xã hội sau: giai cấp công nhân, giai cấp nông dân; tầng lớp thợ thủ công; tầng lớp doanh nhân; tầng lớp tri thức; tầng lớp công chức, viên chức và cán bộ quản lý nhà nước, xã hội; lực lượng vũ trang (công an, bộ đội). Quá trình chuyển dịch từ tầng lớp, nghề nghiệp này sang tầng lớp, nghề nghiệp khác cho thấy sự năng động nghề nghiệp xã hội của cá nhân và sự vận động của cơ cấu xã hội đương thời. Nhìn vào bảng số liệu cho thấy, đa số cha, mẹ của nữ công nhân được khảo sát làm nông nghiệp (81,4% nữ công nhân được hỏi có cha là nông dân và 84,3% có mẹ là nông dân), số ít còn lại thuộc một số ngành nghề khác như: 11,4% nữ công nhân được hỏi có cha làm công nhân nhà nước, 8,6% có mẹ làm công nhân nhà nước; 2,9 % có cha, mẹ kinh doanh; 1,4% có cha, mẹ là công nhân ngoài quốc doanh; 1,4% có cha, mẹ làm giáo viên và 1,4% có cha, mẹ thuộc các ngành nghề khác… Số liệu này phản ánh sự thay đổi nghề nghiệp của nữ công nhân KCN Tân Bình so với thế hệ cha, mẹ họ, đồng thời phản ánh sự biến đổi cơ cấu xã hội dưới góc độ nghề nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa.
2.2.2. Di động xã hội của nữ công nhân trong hoạt động sản xuất - kinh doanh tại doanh nghiệp
Trong mối quan hệ lao động ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, vị thế của nữ công nhân là những người lao động làm thuê, họ phải bán sức lao động của mình và nhận được một khoản tiền nhất định từ công việc đó. Đa số họ là công nhân sản xuất, trực tiếp làm việc trong các dây chuyền. Kết quả khảo sát ngẫu nhiên 140 công nhân nữ và 110 công nhân nam trong các DN có vốn đầu tư nước ngoài ở KCN Tân Bình cho thấy mặc dù cả nam và nữ đều tham gia vào tất cả các nhóm công việc như: công nhân sản xuất, công nhân kỹ thuật, cán bộ quản lý, hành chính. Nhưng tỷ lệ nam, nữ phân bố trong các nhóm công việc này có sự khác nhau.
Kết quả xử lý tương quan giữa công việc hiện nay và giới tính của 140 công nhân nữ và 110 công nhân nam cho thấy:
Biểu đồ 2.3: Tương quan giữa giới tính và công việc hiện nay
(đĐơn vị: %)
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu khảo sát.
Nhìn vào biểu đồ 2.3 ta thấy, đa số công nhân kỹ thuật là nam và đa số công nhân sản xuất là nữ. Cụ thể: trong 110 công nhân nam thì 58 người (chiếm 52,7%) là công nhân sản xuất; 35 người (chiếm 31,8%) là công nhân kỹ thuật; 9 người (chiếm 8,2%) làm hành chính và 1 người (chiếm 0,9%) làm quản lý. Số còn lại 7 người (chiếm 6,4%) làm ở các vị trí khác. Tỷ lệ này ở công nhân nữ có sự khác biệt rất nhiều. Có tới 136 người trong tổng số 140 nữ công nhân được hỏi là công nhân sản xuất (chiếm 97,1%); còn lại 1 người là công nhân kỹ thuật (chiếm 0,7%) và 2 người làm quản lý (chiếm 1,4%); 1 người làm ở công việc khác (chiếm 0,7%). Mặc dù công việc hành chính được coi là khá thích hợp với nữ giới, tuy nhiên trong khảo sát này số lượng nam giới làm hành chính lại cao hơn nữ giới. Điều này có thể được lý giải do đặc thù sản xuất – kinh doanh ở các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, bộ máy hành chính thường có tính chuyên môn hóa cao và được tinh giản tới mức tối đa. Mặt khác, có thể do lượng mẫu chưa đủ lớn để phản ánh thực tế.
Nếu xem xét tỷ lệ phần trăm giới tính theo công việc thì trong tổng số 194 người là công nhân sản xuất thì công nhân nữ chiếm tới 70,1% và công nhân nam chiếm 29,9% nhưng thường tập trung trong những công việc nặng nhọc, độc hại, có cường độ lao động cao. Ngược lại, trong 36 công nhân kỹ thuật thì công nhân nam chiếm tới 97,2% và công nhân nữ chỉ chiếm 2,8%.
Có sự khác biệt này có thể giải thích dựa trên đặc điểm sinh học giữa nam và nữ cũng như những quan niệm xã hội về vai trò giới. Hơn nữa, Bộ Luật Lao động cũng có những quy định riêng hết sức cụ thể và chặt chẽ về việc sử dụng lao động nữ trong DN. Khoản 1 điều 113 bộ Luật Lao động quy định: Người sử dụng lao động không được sử dụng lao động nữ làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh đẻ và nuôi con, theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, Bộ Y tế ban hành.
Trong hoạt động sản xuất - kinh doanh của DN có vốn đầu tư nước ngoài, những vị trí quan trọng như: quản lý phân xưởng (quản đốc); tổ trưởng tổ sản xuất; trưởng ca… phải đáp ứng được những yêu cầu đặt ra về trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, khả năng ngoại ngữ và tinh thần trách nhiệm. Trong khi đó, số công nhân nữ tại đây đa số là lao động phổ thông, có chất lượng (trình độ và kỹ năng nghề nghiệp) tương đối thấp chỉ có thể đáp ứng được một công đoạn nào đó của quá trình sản xuất. Do vậy, khả năng và cơ hội thăng tiến trong công việc của họ hầu như không có. Di động xã hội của nữ công nhân trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chỉ diễn ra theo chiều “ngang”, tức là sự thay đổi công việc từ dây truyền sản xuất này sang dây truyền sản xuất khác; từ phân xưởng này sang phân xưởng khác… Tuy nhiên, sự di chuyển “ngang” như vậy cũng rất ít, bởi sự chuyên môn hóa cao về lao động ở các DN có vốn đầu tư nước ngoài. Nữ công nhân khi mới được tuyển chọn vào sẽ được DN đào tạo trong một thời gian ngắn, sau đó họ có thể thực hiện được một công đoạn nhất định trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Việc luân chuyển công nhân từ dây truyền này sang dây truyền khác hay từ phân xưởng này sang phân xưởng khác sẽ mất thời gian, chi phí đào tạo; về cả hai phía người sử dụng lao động và người lao động đều không mong muốn
Như vậy, đa số nữ công nhân trong các DN có vốn đầu tư nước ngoài ở KCN Tân Bình là công nhân sản xuất, trực tiếp làm việc trong các dây chuyền sản xuất. Sự di động xã hội của họ trong hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp chủ yếu diễn ra theo chiều “ngang”. Ở vị thế của người lao động làm thuê, bán sức lao động lại đa số là lao động phổ thông, trình độ, tay nghề thấp nên cơ hội và khả năng thăng tiến trong công việc của nhóm nữ công nhân này hầu như không có.
2.2.3. Di động xã hội về nghề nghiệp của nữ công nhân trên thị trường lao động.
Nền kinh tế thị trường chịu sự tác động và chi phối mạnh mẽ của quy luật cung - cầu; thị trường lao động cũng không nằm ngoài tác động của quy luật đó. Việc di chuyển lao động từ doanh nghiệp này sang doanh nghiệp khác giữa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hiện nay rất phổ biến. Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư năm 2001, tỷ lệ chuyển đổi hàng tháng chiếm tới 15% [2018, tr.71]. Riêng tại TP HCM, tính từ năm 2001 đến 2005, mức luân chuyển lao động giữa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 43% [[2523].
Quá trình khảo sát 140 công nhân nữ trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở KCN Tân Bình cho kết quả như sau: 60,7% nữ công nhân được hỏi đã từng làm ở doanh nghiệp khác và 39,3% chưa từng làm ở doanh nghiệp nào khác. Số lao động nữ trả lời chưa từng làm ở doanh nghiệp khác chủ yếu là những người mới trở thành công nhân trong KCN. Số nữ công nhân có thâm niên công tác dưới 1 năm đã từng làm ở doanh nghiệp khác là 35,7%; tỷ lệ đã từng làm ở doanh nghiệp khác của nữ công nhân có thâm niên công tác từ 2 - 3 năm là 75,7%; từ 4 - 5 năm là 50,0% và trên 5 năm là 72,2%.
Biểu đồ 2.4: Tương quan giữa thâm niên công tác và mức độ thay đổi
nơi làm việc (đ
Đơn vị: %)
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu khảo sát.
Về mức độ thay đổi nơi làm việc, trong tổng số 140 nữ công nhân được hỏi thì 39,3 % trả lời chưa lần nào. (Phù hợp với số liệu 39,3% nữ công nhân được hỏi chưa từng làm ở doanh nghiệp nào khác). 34,3% trả lời đã thay đổi 1 lần; 14,3% đã thay đổi 2 lần; 7,9% đã thay đổi 3 lần và 4,3% đã thay đổi trên 3 lần, tỷ lệ nữ công nhân đã thay đổi nơi làm việc trên 3 lần này 50,0% rơi vào số nữ công nhân có thâm niên công tác lâu năm (trên 5 năm); 33,3% có thâm niên dưới 1 năm và 16,7% có thâm niên từ 2 đến 3 năm. Như vậy, nữ công nhân có thâm niên công tác cao (số năm làm công nhân KCN nhiều) thì sẽ có số lần di chuyển nhiều trên thị trường lao động từ doanh nghiệp này sang doanh nghiệp khác.
Tìm hiểu về lý do chuyển nơi làm việc, kết quả khảo sát thu được như sau:
Thu nhập thấp là lý do hàng đầu khiến nữ công nhân chuyển đổi nơi làm việc sang doanh nghiệp khác (48,3% nữ công nhân được hỏi chọn phương án này). Tiếp theo là lý do phải làm công việc không phù hợp (37,9%); do cường độ lao động quá cao (18,9%); do hết hạn hợp đồng lao động (12,6%); do thiếu việc làm (4,2%). Chỉ có 1,1% chọn phương án do bị buộc thôi việc. Các phương án chuyển nơi làm việc do doanh nghiệp đóng cửa, do quan hệ với ban quản lý không tốt cũng được đưa ra nhưng không nữ công nhân nào chọn hai phương án này.
Như vậy, di động xã hội trên thị trường lao động của nữ công nhân trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở KCN Tân Bình chính là sự luân chuyển lao động giữa các doanh nghiệp với nhau. Nữ công nhân có số năm làm việc càng cao thì càng có sự luân chuyển nhiều lần. Nguyên nhân của tình trạng này không nằm ngoài lý do về thu nhập, tính chất phù hợp và ổn định của công việc và một số lý do khác (cường độ lao động quá cao, hết hạn hợp đồng lao động, thiếu việc làm).
Tóm lại, sự ra đời và phát triển của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở KCN Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh đã kéo theo sự hình thành của đội ngũ nữ công nhân trong các doanh nghiệp này như một nhóm xã hội đặc thù. Thực trạng di động xã hội của nhóm nữ công nhân trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở KCN Tân Bình được mô tả ở ba khía cạnh:
Thứ nhất, di động cư trú: Nữ công nhân trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở KCN Tân Bình đa số là lao động ngoại tỉnh, di cư từ nông nghiệp, nông thôn. Việc di cư, trở thành công nhân KCN của họ phần lớn do chính họ quyết định và chủ yếu là vì lý do kinh tế. Sự di động cư trú của nữ công nhân không chỉ thể hiện dòng di chuyển lao động từ các vùng nông thôn ra các thành phố lớn, nơi tập trung đông KCN, KCX mà còn thể hiện sự thay đổi của cơ cấu xã hội về nghề nghiệp dưới tác động của quá trình CNH - HĐH và hội nhập quốc tế. Điều đó cho thấy ở nước ta hiện nay, con em nông dân - nông thôn đang là nguồn cung cấp nhân lực chủ yếu cho lao động công nghiệp. Nó khác biệt với các quốc gia phát triển khi sản xuất công nghiệp và đô thị phát triển thì nguồn cung cấp lao động chính là từ đô thị và công nghiệp. Điều này cũng phản ánh tính đăc trưng trong di động xã hội - nghề nghiệp ở nước ta, khi nguồn gốc c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luan_van.doc