MỤC LỤC
Trang
Mục lục
Danh mục các kí hiệu
Danh mục các mô hình, bảng biểu
MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
5. Tư liệu và cách xử lí tư liệu
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
7. Kết cấu của luận văn
Chương 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ Tư LIỆU VỀ ĐỊA BÀN, ĐỊA
DANH HUYỆN ĐỊNH HOÁ
1.1. Lịch sử vấn đề
1.1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu địa danh trên thế giới
1.1.2. Vấn đề nghiên cứu địa danh ở Việt Nam
1.1.3. Vấn đề nghiên cứu địa danh huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
1.2. Cơ sở lí thuyết về địa danh
1.2.1. Định nghĩa địa danh
1.2.2. Phân loại địa danh
1.2.3. Các phương diện nghiên cứu địa danh và hướng tiếp cận của đề tài
1.3. Vấn đề tư liệu về địa bàn, địa danh huyện Định Hoá
1.3.1. Những vấn đề về địa bàn có liên quan đến địa danh huyện Định Hoá
1.3.1.1. Đặc điểm địa lí
1.3.1.2. Dân cư và văn hoá
1.3.1.3. Ngôn ngữ
1.3.2. Kết quả thu thập và phân loại địa danh huyện Định Hoá
1.3.2.1. Kết quả thu thập địa danh
1.3.2.2. Kết quả phân loại địa danh
1.4. Tiểu kết chương 1
Chương 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA DANH HUYỆN ĐỊNH HOÁ
2.1. Những đặc điểm cấu tạo địa danh huyện Định Hoá
2.1.1. Mô hình cấu tạo địa danh
2.1.1.1. Vài nét khái quát
2.1.1.2. Mô hình cấu tạo địa danh huyện Định Hoá
2.1.2. Vấn đề thành tố chung
2.1.2.1. Kết quả thu thập và phân loại
2.1.2.2. Cấu tạo của thành tố chung
2.1.2.3. Khả năng chuyển hoá của thành tố chung
2.1.3. Địa danh
2.1.3.1. Số lượng yếu tố cấu tạo địa danh
2.1.3.2. Các kiểu cấu tạo địa danh
2.1.3.3. Các phương thức cấu tạo địa danh
2.2. Đặc điểm ý nghĩa địa danh huyện Định Hoá
2.2.1. Ý nghĩa địa danh và phương pháp xác định ý nghĩa
2.2.1.1. Vấn đề ý nghĩa địa danh
2.2.1.2. Phương pháp xác định ý nghĩa địa danh
2.2.2. Những đặc điểm chính về ý nghĩa của các yế u tố trong địa
danh huyện Định Hoá
2.2.2.1. Tính rõ ràng về nghĩa của các yếu tố được thể hiện
qua nguồn gốc ngôn ngữ
2.2.2.2. Các yếu tố trong địa danh Định Hoá phản ánh tính
đa dạng loại hình các đối tượng địa lí và mang tính cảnh quan rõ nét
2.2.3. Phân loại ý nghĩa địa danh
2.2.3.1. Nhóm địa danh không có nghĩa
2.2.3.2. Nhóm địa danh có nghĩa
2.2.3.3. Nhóm địa danh chưa rõ nghĩa
2.3. So sánh địa danh hành chính huyện Định Hóa với địa danh
hành chính một số địa phương thuộc khu vực vùng núi Đông Bắc Bắc Bộ
2.4. Tiểu kết chương 2
Chương 3: MỘT VÀI ĐẶC TRưNG VĂN HOÁ TRONG ĐỊA DANH
HUYỆN ĐỊNH HOÁ
3.1. Một số vấn đề về ngôn ngữ và văn hoá
3.1.1. Khái niệm văn hoá
3.1.2. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá
3.2. Đặc trưng văn hoá thể hiện trong địa danh
3.2.1. Đặc trưng văn hoá thể hiện qua thành tố ngôn ngữ
3.2.2. Sự thể hiện các tồn tại của văn hoá trong địa danh
3.2.2.1. Địa danh phản ánh sự tồn tại của di sản v ăn hoá vật thể
3.2.2.2. Địa danh phản ánh sự tồn tại của di sản văn hoá phi vật thê
3.2.3. Sự thể hiện các phương diện văn hoá trong địa danh
3.2.3.1. Phương diện văn hoá sinh hoạt
3.2.3.2. Phương diện văn hoá sản xuất
3.2.3.3. Phương diện văn hoá vũ trang
3.3. Tiểu kết chương 3
KẾT LUẬN
THư MỤC THAM KHẢO
PHẦN PHỤ LỤC
181 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2769 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Địa danh huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
* Tiểu nhóm chỉ tính chất có 57 địa danh phân bố chủ yếu ở địa danh
ĐVDC. Trong đó xuất hiện khá lớn những địa danh có yếu tố mới như làng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 69
Mới, bản Mới đó là kết quả của chương trình di dân từ vùng xuôi lên trong
nững năm 60. Địa danh phố Mới được gọi để phân biệt vơí phố Chợ Chu vốn
là phố cổ hình thành từ lâu đời.
* Tiểu nhóm chỉ phương thức xây dựng có 8 địa danh tập trung ở các
CTXD VD: đập Lải tràn, cầu Treo, cầu Tràn, đập Tràn
* Tiểu nhóm chỉ âm thanh chỉ có 2 địa danh là đập Sồ Sồ gợi tả âm
thanh tiếng nước chảy và thác Lầm gợi tả âm thanh tiếng gió thổi
Địa danh Định Hoá được mô tả từ hình dáng đến màu sắc, kích thước,
tính chất, âm thanh… trong đó tiểu nhóm địa danh hình dáng là lớn hơn cả
với 130 địa danh chiếm 45% số địa danh mô tả.
b. Địa danh đăng kí
Địa danh đăng kí của Định Hoá có 890 địa danh chiếm 59.09% số địa
danh trên địa bàn huyện Định Hoá. Đây là nhóm địa danh có số lượng lớn
nhất. Giải thích điều này ta có thể xuất phát từ bản chất của địa danh là gọi
tên một đối tượng địa lí tức là một đối tượng tự nhiên hoặc dân cư, kinh tế có
vị trí xác định trên bề mặt trái đất. Để xác định vị trí của một đối tượng địa lí
thường thông qua một đối tượng khác có vị trí hoặc quan hệ gần gũi dễ nhận
biết. Địa danh đăng kí cũng là nhóm địa danh có nhiều tiểu nhóm ý nghĩa nhất
cụ thể là các tiểu nhóm sau:
* Tiểu nhóm phản ánh động thực vật sống trên hoặc gần đối tượng.
Tiểu nhóm này có nguồn gốc chủ yếu là ngôn ngữ tày Nùng do những người
Tày Nùng là chủ nhân sớm nhất của vùng đất này. Những loài động vật, thực
vật đã được họ định danh và bản thân chúng lại đi vào các địa danh. Tên thực
vật trong địa danh rất phong phú. Có những loài cây đã được người dân địa
phương huyền thoại hoá, thần linh hoá như: Cốc Lùng (gốc cây đa), Thâm
Nẻng (ao cây si), Bản Vả (bản có cây vả). Có những loài cây làm nguyên liệu
phục vụ sinh hoạt sản xuất như: đèo Chuối (cây chuối rừng phục vụ chăn
nuôi), bản Cọ (lá cọ để lợp nhà), rừng Cỏ Phách (cây phách làm nguyên liệu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 70
cho đan lát), bản Lanh (bản trồng lanh dệt vải). Những loài cây ăn quả như:
Nà Nghè (ruộng có cây quýt), Thâm Pục (ao cạnh đó có cây bưởi), Bản Chú
(bản có cây sấu). Tên những giống lúa người địa phương trồng như đồng
Khấu Mấu (trồng giống thóc thơm). Các bản thường được đặt tên theo tên loại
cây mọc ở đầu bản và có từ khi người dân mới đến lập bản. Nó trở thành một
dấu hiệu tự nhiên để nhận ra bản mình. Lâu dần loại cây này không còn nữa
nhưng vẫn được lưu giữ trong tên gọi VD: bản Ngoã (bản cây vả), bản chia
(bản cây vải), bản Cọ (bản cây cọ), bản Lai (bản cây lai)…
Tên động vật xuất hiện nhiều trong địa danh như: Thắm Hon (hang
con hon), Khuấy Cáy (khe gà), suối Bắt ba (con ba ba), hang Khỉ, hang Hùm.
Với 279 địa danh chiếm 18.52% tiểu nhóm địa danh phản ánh động
thực vật đã thể hiện rõ nét đời sống gắn bó với tự nhiên và nền văn minh nông
nghiệp của người dân địa phương.
* Tiểu nhóm chỉ phương hướng, vị trí của đối tượng so với đối tượng
khác có 52 địa danh tập trung ở địa danh “nà” và “bản”. Do số lượng “nà” và
“bản” ở Định Hoá rất lớn đây là những địa danh nhỏ lẻ nằm kề bên nhau do
đó người ta có nhu cầu xác định ở vị trí nào để phân biệt với các “nà”, “bản”
khác. Sự phân biệt này dần dần trở thành tên gọi
VD: bản Bắc (bản nằm ở phía bắc), bản Chang (bản nằm ỏ giữa)
Những từ xác định vị trí phương hướng này chủ yếu có nguồn gốc
Tày Nùng. Trong địa danh định Hoá không thấy có xuất hiện những từ chỉ
phương hướng vị trí bằng tiếng Việt hay tiếng Hán như: trong, ngoài, trên
dưới, thượng, hạ, nội, ngoại. Đây là một căn cứ để khẳng định vai trò
quan trọng của ngôn ngữ Tày Nùng so với Hán và Việt trong địa danh
Định Hoá.
* Tiểu nhóm gọi theo biến cố lịch sử có 15 địa danh
* Tiểu nhóm phản ánh nguồn gốc có 43 địa danh
* Tiểu nhóm phản ánh nghề nghhiệp truyền thống có 5 địa danh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 71
Địa danh làng Đúc có nghề truyền thống là đúc các dụng cụ sản xuất
nông nghiệp, địa danh bản Lanh phản ánh nghề truyền thống dệt vải. Những
nghề truyền thống của Định Hoá đều gắn với sản xuất nông nghiệp
* Tiểu nhóm chỉ tên người, dòng họ khai phá, canh tác, sử dụng, quản lí,
sở hữu hoặc có liên quan đến đối tượng. Trong địa danh Định Hoá không có
những địa danh phản ánh những dòng họ sống tập trung kiểu mô hình X + xá
do tập quán địa phương là sống theo các bản dựa trên quan hệ láng giềng. Địa
danh Định Hoá ghi dấu hai dòng họ lớn ở đây là họ Hoàng và họ Ma. VD: đồng
Hoàng, ao Thẩm Ma. Nếu như người Việt do tục kiêng kị không dùng tên người
đặt cho địa danh thì người dân tộc Tày lại có thói quen dùng tên tục của người
đến sớm hoặc có công khai phá lập bản để gọi tên coi đó như sự tưởng nhớ đến
công lao của những người đi trước. Do đó trong địa danh Định Hoá xuất hiện
nhiều địa danh theo mô hình Ông + X hay Bà + X. VD: vực Bà Nghi, dốc Bà
Châu, đồi ông Thái, bản A Nhì… Tiểu nhóm này bao gồm 40 địa danh.
* Tiểu nhóm phản ánh mối liên hệ giữa đối tượng với các cơ quan tổ
chức xã hội có công khai phá, xây dựng, thành lập, hay nằm gần đối tượng.
Tiểu nhóm này đã lưu giữ những cái tên của các cơ quan tổ chức xã hội trong
thời kì lên Việt Bắc kháng chiến. VD: cánh đồng Sự Thật do nằm gần địa
điểm thành lập và hoạt động của báo Sự thật tiền thân của báo nhân dân ngày
nay. Ao Quân Y nằm gần cơ quan Quân y lúc đó. Đồi Thanh Niên do Đoàn
thanh niên quản lí. Tiểu nhóm này với 30 địa danh giúp ta hình dung về một
thời kì mà Định Hoá từng là “thủ đô gió ngàn” nơi tập trung những cơ quan
đầu não của Đảng nhà nước ta.
* Tiểu nhóm phản ánh những công trình xây dựng được xây dựng trên
hoặc gần đối tượng bao gồm 55 địa danh VD: đồi Hội Trường, bãi Đình
Coóng. rừng Khau Chùa…
* Tiểu nhóm chỉ thành tố chung của một đối tượng cùng loại có sự
gần gũi về hình thức và ýa nghĩa là kết quả của sự chuyển hoá địa danh từ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 72
thành tố chung vào các vị trí yếu tố trong tên riêng bao gồm 8 địa danh VD:
khe Suối Nhỏ, ruộng Nà Bãi, Khe Thác…
* Tiểu nhóm chỉ những địa danh khác có liên quan đến đối tượng có
số lượng lớn với 382 địa danh chiếm 25.36%. Những địa danh này được
chuyển hoá cho nhau do có quan hệ bao hàm chứa đựng VD: Xã Linh Thông
– xóm Linh Thông, xã Phượng Tiến – xóm Phượng Tiến. Trong địa danh
Định Hoá sự chuyển đổi tên gọi này chủ yếu là do vị trí gần gũi của ba nhóm
địa danh “nà”- “khau”- “bản”. Những địa danh này có vị trí địa lí gần nhau và
tạo thành một thể thống nhất trong đời sống người dân. VD: rừng Khau
Chạng - Nà Chạng - bản Khau Chạng.
c. Địa danh phản ánh tâm lí nguyện vọng
Với 302 địa danh chiếm 20.05% địa danh phản ánh tâm lí nguyện
vọng đã phản ánh sâu sắc những đặc điểm tâm lí, tình cảm, tín ngưỡng,
nguyện vọng của người dân Định Hoá. Loại địa danh này gồm 5 nhóm trong
đó các nhóm lại được chia thành các tiểu nhóm nhỏ:
c1. Nhóm 1 Địa danh phản ánh những ước mong về cuộc sống quê hương
* Tiểu nhóm phản ánh niềm mong ước về sự đổi mới, trẻ trung khoẻ
khoắn cuả quê hương. Ý nghĩa này thường được thể hiện qua các yếu tố như
tân, xuân, mới, kim. Những địa danh mang yếu tố kim là kết quả của quá
trình chia tách, gộp nhập những xã cũ có từ thời phong kiến tạop thành những
xã mới. Những xã này lấy một yếu tố trong xã cũ kết hợp với kim với ý nghĩa
chỉ sự đổi mới. VD: châu Định Hoá trước đây có xã Phượng Vỹ lấy lẽ là nó
có hình dáng như đuôi con chim phượng. Khi được tách ra tạo thành xã mới
có xã Kim Phượng. Những địa danh mang yếu tố tân, mới là những làng bản
mới được thành lập kết quả của công cuộc lên khai hoang những năm 60 VD:
làng Mới, bản Mới, Tân Lập, Tân Thái, Tân Thanh, Tân Vàng…Với 24 địa
danh trong nhóm ý nghĩa này đã phản ánh một không khí đổi mới trên quê
hương Định Hoá
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 73
* Tiểu nhóm phản ánh mong ước quê hương đẹp hữu tình thể hiện qua
các yếu tố mỹ, duyên như Thịnh Mỹ, Duyên Phú. Đồng thời ở đây có bản Vẹ
lấy lẽ là bản đẹp như tranh vẽ cũng có thể xếp vào nhóm ý nghĩa này
* Tiểu nhóm phản ánh mong ước cuộc sống giàu co, thịnh vượng
được thể hiện qua các yếu tố: lương, nhiêu, phú, thịnh… VD: Bộc Nhiêu, Phú
Đình, Lương bình. Đây là tiểu nhóm lớn nhất trong địa danh tâm lí nguyện
vọng với 30 địa danh. Có lẽ bởi mong ước về một cuộc sống đầy đủ, thịnh
vượng là mong ước thiết thực nhất, bức thiết nhất trong hoàn cảnh cuộc sống
khó khăn trước đây.
* Tiểu nhóm phản ánh mong ước điều may mắn, tốt đẹp sẽ đến với
quê hương được thể hiện qua yếu tố hồng VD: Hồng Lương, Hồng La,
Hồng Tiến.
* Tiểu nhóm phản ánh ước mong cuộc sống hoà hợp, yên ổn được thể
hiện qua các yếu tố an, yên, hoà, bình gồm 11 địa danh như huyện Định Hoá,
xã yên Thông, làng Hoà
* Tiểu nhóm phản ánh ước mong về cuộc sống khoẻ mạnh được thể
hiệ qua các yếu tố khang, cường VD: xóm Khang Hạ, xã Bảo Cường.
c2. Nhóm 2 địa danh phản ánh ước mơ về con người, về phẩm chất,
tài năng, nhân cách của con người
* Tiểu nhóm phản ánh ước mơ về sự rèn luyện hoàn thiện bản thân
của con người được thể hiện qua các yếu tố vũ, văn VD: hồ Học Văn, xóm
Văn Nhiêu, xóm Vũ Quý…
* Tiểu nhóm phản ánh mong ước về sự rèn luyệ các phẩm chất thanh
cao, trong sáng qua các yếu tố lương, hiền, hạnh, thiện VD: dốc Hiền, xóm
Hạnh, xã Trung lương…
c3. Nhóm 3 địa danh phản ánh tâm lí, tình cảm của con người hướng
tới những mong ước về vùng đất thiêng, về sự cậy nhờ ơn đức tổ tiên và
những tình cảm sâu nặng dành cho quê hương nguồn cội, gốc gác xưa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 74
* Tiểu nhóm phản ánh ước mong về vùng đất thiêng có khả năng đem
lại may mắn cho con người được biểu hiện qua các yếu tố linh, long. VD:
đình Chà Linh, xã Bảo Linh, núi Con Rồng
* Tiểu nhóm phản ánh niềm mong ước điều lành cậy nhờ ơn đức được
biểu hiện qua các yếu tố phúc, lộc VD: xã Phúc Chu, xóm Phúc Thành
* Tỉểu nhóm phản ánh niềm nhớ thương quê hương, nguồn cội được
phản ánh qua những địa danh được đặt theo tên quê cũ và cách ghép một yếu
tố trong tên quê cũ với một yếu tố trong tên xã mới để cấu tạo địa danh. VD:
xóm Bình Định là tên tỉnh cũ của những người có gốc gác Bình Định. Xóm
Phú Ninh là cách ghép yếu tố đầu trong tên xã mới Phú Đình với xã Ninh
Giang tỉnh Thái Bình. Ngoài ra niềm nhớ thương nguồn cội còn được biểu
hiện ở những địa danh làng, bản theo mô hình X + số trong đó X là tên bản
cũ. Do sự phát triển nhanh của dân số rất nhiều làng, bản của huyện Định Hoá
được tách ra tạo thành những làng, bản mới. Những làng bản mới này vẫn
mang theo tên cũ để thể hiện sự nhớ thương, tự hào, biết ơn với nguồn cội. Để
phân biệt các bản mới có cùng nguồn gốc những bản này đã được kết hợp với
các số Ả rập. Những con số này để phân biệt vừa phản ánh thời gian ra đời
trước sau của các làng bản cùng nguông gốc. VD: Bản Chú dao có cây sấu ở
đầu bản. Hiện này từ bản Chú này đã hình thành nên 4 bản mới là Chú 1, Chú
2, Chú 3, Chú 4. Tiểu nhóm địa danh nhớ thương quê hương nguồn cội có
126 địa danh.
c4 Nhóm địa danh có ý nghĩa phản ánh tình cảm trân trọng, lòng biết
ơn sâu sắc và sự ghi nhớ công tích với những người có công với đất nước hi
sinh vì dân tộc. Tiểu nhóm này gồm 30 địa danh. Những người anh hùng dân
tộc được đặt cho địa danh có thể chia làm hai thời kì. Thời kì đấu tranh giải
phóng dân tộc trong thời kì trung đại VD: ngã ba Quang Trung,ngã ba Lê
Lợi. Thời kì kháng chiến chống Pháp VDL: hầm Võ Nguyên Giáp, đồi
Hoàng Ngân.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 75
c5. Nhóm 5 địa danh chứa các yếu tố có ý nghĩa phản ánh tín ngưỡng
tôn giáo của con người. Trong địa danh Định Hoá có nhiều địa danh chứa các
yếu tố phản ánh các công trình xây dựng để thờ cúng như: đền (16 lần), miếu
(6 lần), chùa (5 lần). Các địa danh phản ánh các lực lượng siêu nhiên gồm 22
địa danh có nguồn gốc chủ yếu là Tày Nùng và Việt. Đó là các yếu tố như Pụt
(bụt), Phi (ma), ngược (thuồng luồng), mụ, giời… Địa danh phản ánh tín
ngưỡng tôn giáo tuy số lượng không nhiều nhưng cũng đã cung cấp cho ta cái
nhìn khái quát về tín ngưỡng của người dân bản địa.
Tóm lại, địa danh có nghĩa của huyện Định Hoá với 3 nhóm địa danh
có số lượng khác nhau: địa danh mô tả 286 (18.99%), địa danh đăng kí 890
(59.09%), địa danh tâm lí ước vọng 302 (20.05%) đã phản ánh bức tranh hiện
thực sinh động về địa bàn huyện Định Hoá đây là cơ sở để chúng tôi tiếp tục
lí giải những đặc trưng về văn hoá của huyện Định Hoá ở chương 3.
2.2.2.3. Nhóm địa danh chưa rõ nghĩa
Như đã nêu ở trên nguyên tắc của chúng tôi là thận trong khi đưa ra
những kết luận về nghiã của địa danh. Chúng tôi đưa vào nhóm địa danh chưa
rõ nghĩa những địa danh còn nghi ngờ về nguồn gốc như đồng Chấu Soản,
đồng Sìn. Những địa danh có thể đã bị biến đổi âm chưa xác định được dạng
ban đầu, đó là âm “Giếng” trong các địa danh giếng Lấp, Giếng Tên. Ngoài ra
còn có địa danh tranh cãi về nghĩa đó là thị tứ Quán Vuông. Về địa danh này
người địa phương đưa ra 2 giả thiết về ý nghĩa. Thứ nhất có giả thiết cho rằng
trước đây có ngôi hàng nước của cô gái tên là Vuông nên gọi là Quán Vuông.
Thứ hai là giả thiết trước kia ở đây có xây dựng một ngôi nhà có tường bao
quanh hình vuông. Theo chúng tôi những cách giải thích này đều mang tính
cá nhân theo lối suy diễn do đó không đáng tin cậy. Địa danh này có thể đã bị
biến đổi về mặt âm thanh. Trong khu vực này thường xuất hiện những từ có
yếu tố “quan” như Quan Lang với ý nghĩa chỉ một chức tước xưa. Cách Quán
Vuông khoảng 30 km cũng có một địa danh gây tranh cãi là quan hay quán đó
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 76
là phường Quan Triều. Hiện nay người ta dùng song song cả Quan Triều và
Quán Triều. Do đó vấn đề là Quan Vuông hay Quán Vuông và ý nghĩa của nó
là một vấn đề cần tiếp tục được tìn hiểu sâu sắc hơn.
2.3. SO SÁNH ĐỊA DANH HÀNH CHÍNH HUYỆN ĐỊNH HÓA
VỚI ĐỊA DANH HÀNH CHÍNH MỘT SỐ ĐỊA PHƢƠNG THUỘC
VÙNG NÚI ĐÔNG BẮC BỘ
Ở các mục đã trình bày trong chương 2 chúng tôi đã làm rõ những đặc
điểm định danh của hệ thống địa danh Định Hoá về nguồn gốc ngôn ngữ, cấu
tạo, ý nghĩa. Địa danh hành chính (Đơn vị dân cư) là một bộ phận của hệ thống
địa danh Định Hoá cũng đã được phân tích đặc điểm định danh trên những
phương diện cụ thể. Trong mục này, chúng tôi tiến hành so sánh địa danh
hành chính huyện Định Hoá với địa danh hành chính một số địa phương thuộc
khu vực vùng núi Đông Bắc Bắc Bộ. Căn cứ vào điều kiện cụ thể chúng tôi chỉ
tiến hành so sánh một bộ phận của hệ thống địa danh Định Hoá là địa danh
hành chính với địa danh hành chính của ba địa phương khác là: huyện Phú
Lương (tỉnh Thái Nguyên), tỉnh Bắc Kạn, huyện Hoà An (tỉnh Cao Bằng).
- Huyện Phú Lương giáp với thành phố Thái Nguyên và các huyện
Đại Từ, Đồng Hỷ, Định Hoá, phía Bắc giáp với huyện Chợ Mới của tỉnh
Bắc Kạn
- Huyện Hoà An là huyện nằm ở trung tâm tỉnh Cao Bằng nằm lọt
giữa các huyện trong tỉnh: phía Bắc giáp Hà Quảng, phía Đông giáp Trà Lĩnh,
phục Hoà, Quảng Uyên, phía Nam giáp Thạch An, phía Tây giáp Nguyên
Bình, Thông Nông.
- Bắc Kạn phía Bắc giáp Cao Bằng, phía Nam giáp Thái Nguyên, phía
đông giáp Lạng Sơn, phía Tây giáp Tuyên Quang, một góc phái Tây Bắc kề
gần với Hà Giang.
Cả 4 địa phương: Định Hoá, Phú Lương, Bắc Kạn, Hoà An thời Hùng
Vương đều thuộc bộ Vũ Định, đến đời Lí, Trần, Hồ, Lê Sơ đều thuộc Châu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 77
Thái Nguyên. Đây là những địa phương có vị trí kề liền nhau, có những đặc
điểm tương đồng về địa hình, điều kiện tự nhiên, dân cư, văn hoá, lịch sử.
Tiến hành so sánh địa danh hành chính huyện Định Hoá với huyện
Phú Lương (Thái Nguyên), huyện Hoà An (Cao Bằng), tỉnh Bắc Kạn chúng
tôi hướng tới mục đích chỉ ra những đặc điểm riêng của địa danh hành chính
huyện Định Hoá nhằm củng cố, khắc sâu những phân tích và kết luận về địa
danh Định Hoá đã được tiến hành ở trên. Đồng thời, căn cứ vào những đặc
điểm tương đồng ở cả 4 hệ thống địa danh sẽ cung cấp cái nhìn khái quát về
địa danh hành chính nói riêng và địa danh nói chung của khu vực vùng núi
phía Đông Bắc Bắc Bộ.
Trong quá trình so sánh chúng tôi có sử dụng thống kê và số liệu về
địa danh hành chính tỉnh Bắc Kạn của Hà Thu Hồng trong luận văn thạc sĩ
“Khảo sát địa danh hành chính tỉnh Bắc Kạn”. Về địa danh hành chính huyện
Phú Lương và huyện Hoà An do chúng tôi thu thập và xử lí số liệu phục vụ
cho mục đích so sánh với địa danh huyện Định Hoá. Kết quả thu thập địa
danh hành chính huyện Phú Lương và huyện Hoà An được thể hiện trong phụ
lục 6. Dưới đây là những so sánh cụ thể mà chúng tôi đã tiến hành:
2.3.1. Về số lƣợng yếu tố cấu tạo địa danh
Địa danh hành chính huyện Định Hoá có xu hướng cấu tạo đơn tiết
lớn hơn các địa phương khác, cụ thể:
Số lượng địa danh hành chính có cấu tạo đơn:
- Huyện Định Hoá có 94 địa danh chiếm 21.7%
- Tỉnh Bắc Kạn có 294 địa danh chiếm 19.32%
- Huyện Hoà An có 21 địa danh chiếm 8.1%
- Huyện Phú Lương có 21 địa danh chiếm 5.46%
Số lượng địa danh có cấu tạo song tiết ở cả bốn địa phương đều có tỉ
lệ cao trên 60%:
- Tỉnh Bắc Kạn là 1188 (78.1%)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 78
- Huyện Phú Lương là 298 (77.62%)
- Huyện Hoà An là 200 (77.23%)
- Huyện Định Hoá là 261 (60.27%).
Địa danh có cấu tạo song tiết phản ánh quá trình song tiết hoá trong
tiếng Việt. Đồng thời với địa danh các địa phương nêu trên còn phản ánh quá
trình chuyển hoá thành tố chung có nguồn gốc Tày Nùng vào trong địa danh.
Địa danh hành chính huyện Định Hoá có tỉ lệ song tiết thấp hơn các địa
phương khác trong vùng do một số lượng rất lớn của địa danh Định Hoá là
các làng bản có nguồn gốc thuần Việt và được gọi bằng một từ có ý nghĩa
nôm na giản dị VD làng Gầy, làng Hoèn.
Những địa phương này không có sự xuất hiện của địa danh 3 âm tiết
theo kiểu chữ kết hợp với từ chỉ phương hướng bằng tiếng Việt hay tiếng Hán
mà ta thường thấy ở những địa danh vùng đồng bằng. Địa danh có số lượng 3
âm tiết ở cả 4 địa phương đều được tạo ra theo mô hình chữ kết hợp với số.
Những địa danh theo mô hình này phản ánh quá trình phát triển cảu dân cư
dẫn đến mở rộng địa bàn cư trú, những làng, bản ban đầu được tách ra thành
các làng bản mới. Họ vẫn giữ nguyên phần tên chữ như là một cách để ghi
nhớ nguồn gốc của mình, phần số được dùng để phân biệt các địa danh mới
tạo ra. Với 78 địa danh chiếm 18.03% ĐDHC huyện Định Hoá có tỉ lệ cấu tạo
địa danh 3 âm tiết lớn hơn các địa phương khác. Kết quả này phản ánh quá
trình phát triển dân cư mở rộng địa bàn cư trú của Định Hoá lớn hơn ba địa
phương còn lại.
2.3.2. Về nguồn gốc ngôn ngữ
Địa danh hành chính các địa phương huyện Định Hoá, huyện Phú
Lương, huyện Hoà An, tỉnh Bắc Kạn được cấu tạo từ các yếu tố ngôn ngữ có
nguồn gốc Tày Nùng, thuần Việt, Hán Việt. Trong đó:
* Địa danh có nguồn gốc Tày Nùng có số lượng lớn, tỉ lệ cao, đồng
thời có nguồn gốc rất cổ phản ánh qua các yếu tố cấu tạo xuất hiện với tần số
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 79
lớn như: nà, khau, lũng, phjạ, cốc, pác... Tuy nhiên số lượng và tỉ lệ địa danh
có nguồn gốc Tày Nùng không đồng đều nhau giữa các địa phương:
- Huyện Phú Lương có 35 địa danh (9.11%)
- Huyện Định Hoá có 122 địa danh (28.17%)
- Tỉnh Bắc Kạn có 1072 (70.47%)
- Huyện Hoà An có 185 (71.42%)
Nhìn vào những con số thu được theo định lượng ta có thể thấy tỉ lệ
địa danh có nguồn gốc Tày Nùng tăng dần theo vị trí địa lí. Càng tiến lên phía
bắc những địa phương có tỉ lệ địa danh có nguồn gốc Tày Nùng càng lớn.
Hiện tượng này phản ánh một thực tế là càng lên phía bắc đặc biệt là những
khu vực vùng sâu gần biên giới số lượng và vị trí của cộng đồng người Tày
Nùng càng lớn. Đó là dân tộc có nguồn gốc lâu đời, có nền văn hoá phát triển,
là những chủ nhân thực sự của vùng đất này. Đồng thời, khi tiến dần lên phía
bắc sẽ có nhiều khu vực dân cư nằm phân tán xa trung tâm. Thời xưa đường
sá giao thông đi lại cực kì khó khăn, liên lạc giữa các vùng, các đại phương
với nhau rất hạn chế. địa danh thường gắn liền với đặc điểm địa lí tự nhiên,
đặc điểm con người ở mỗi địa phương và được thể hiện bằng tiếng địa
phương ở nơi đó.
* Địa danh có nguồn gốc thuần Việt có tỉ lệ thấp, cá biệt như huyện
Hoà An chỉ có 6 địa danh và cũng phản ánh sự thay đổi theo phương hướng
khi tiến dần lên phía bắc.
- Huyện Phú Lương là 99 địa danh (25.75%)
- Huyện Định Hoá là 78 địa danh (18.01%)
- Tỉnh Bắc kạn là 35 địa danh (2.3%)
- Huyện Hoà An là 6 địa danh (2.3%)
Như vậy địa danh có nguồn gốc thuần Việt có xu hướng giảm dần khi
dịch chuyển dần lên phía bắc. Đó là do càng tiến lên phía bắc cộng đồng
người Việt càng thưa thớt, họ sống nhỏ lẻ thường tập trung ở một số thị trấn,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 80
thị tứ hoặc sống lẫn vào với những bản người Tày. Họ nhanh chóng bị đồng
hoá với người Tày Nùng.
* Địa danh có nguồn gốc Hán Việt ở những địa phương này đều có tỉ
lệ thấp:
- Huyện Phú Lương có 51 địa danh (11.17%)
- Tỉnh Bắc Kạn có 155 địa danh (10.19%)
- Huyện Hoà An có 11 địa danh (4.24%)
- Huyện Định Hoá có 63 địa danh (4.18%)
Huyện Định Hoá có tỉ lệ địa danh có nguồn gốc Hán Việt thấp nhất so
với các địa phương khác. Định Hoá không nằm ở khu vực cao nhưng lại có vị
trí khuất so với các địa phương khác, xưa kia đây là vùng rừng núi rậm rạp,
cư dân nhỏ lẻ phân tán. Huyện Định Hoá lại không giàu về tài nguyện khoáng
sản nên dưới thời kì phong kiến ít được chú ý tới. Đây có thể là lí do giải
thích cho tỉ lệ địa danh hnàh chính có nguồn gốc Hán Việt ở Định Hoá thấp
hơn so với các địa phương khác.
Địa danh có nguồn gốc Hán Việt ở Định Hoá ,Phú Lương, Hoà An,
Bắc Kạn chủ yếu tập trung ở địa danh xã, huyện. Ngay từ thời vua Hùng nước
ta đã phải đối mặt với các cuộc chiến trang xâm lược từ phong kiến phương
Bắc. Phong kiến phương bắc đã sử dụng nhiều thủ đoạn để đồng hoá dân tộc
Việt Nam trê nhiều mặt chính trị, kinh tế văn hoá, đặc biệt là nòi giống và
ngôn ngữ. Trong quá trình đó tiếng Việt đã tiếp nhận một bộ phận rất lớn các
từ có nguồn gốc Hán làm giàu cho vốn từ vựng tiếng Việt. Cho đến nay theo
thống kê của một số nhà ngôn ngữ học trong tiếng Việt có hơn 70% từ gốc
Hán. Trong thời Bắc thuộc các triều đại phong kiến phương Bắc đã vươn tay
tới tận các châu huyện miền núi cai trị tuy nhiên sự cai trị đó còn rất lỏng lẻo.
Sự cai trị đó trước hết đã khẳng định được chủ quyền về mặt địa danh sau đó
là đến hệ thống hành chính, kinh tế, quân sự. Khi nhà nước ta có củ quyền
trong thời phong kiến như Đinh, Lê, Lý, Trần các triều đình phong kiến có thể
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 81
vẫn giữ nguyên tên gọi của các triều đại phong kiến phương Bắc hay đặc tên
gọi mới thì cũng chủ yếu theo văn tự Hán để khẳng định chủ quyền và sự cai
quản ở phiên trấn miền núi. Những địa danh này phần lớn mang ý nghĩa tốt
đẹp phản ánh mong muốn nguyện vọng của nhân dân vầ đã trở nên quen
thuộc với người dân nên sau năm 1945 địa danh hành chính cấp huyện, xã
cũng không có sự thay đổi nhiều. Do đó tên xã thường là tên chữ Hán mang
tính trang trọng và biểu thị hàm ý.
2.3.3. Về phƣơng thức định danh
Địa danh Định Hoá, Phú Lương, Hoà An, Bắc Kạn có tỉ lệ lớn được
tạo ra do phương thức chuyển hoá địa danh đơn vị tự nhiên sang địa danh
hành chính. Số lượng và tỉ lệ chuyển hoá cụ thể của mỗi địa phương như sau:
- Huyện Phú Lương là 57 địa danh (14.84%)
- Huyện Định Hoá là 133 địa danh (30.71%)
- Tỉnh Bắc Kạn là 730 địa danh (48%)
- Huyện Hoà An là 125 địa danh (48.2 %)
Nhưng địa danh này ban đầu có thể là một gốc cây (cốc), khe suối (khuổi),
hang động (pác)... gắn bó với đời sống con người từ buổi sơ khai sau đó được
chuyển hoá vào những địa danh hành chính chỉ một cộng đồng người nhỏ lẻ
(bản, làng) sống gần đó. Điều dễ nhận thấy là địa danh được tạo ra do phương
thức chuyển hoá từ địa hình tự nhiên sang đơn vị dân cư cũng có tỉ lệ tăng dần
theo phương hướng tiến lên phía Bắc. Điều này cũng có nghĩa là càng lên khu
vực cao cuộc sống của con người càng gắn bó mật thiết với tự nhiên.
Địa danh huyện Định Hoá và huyện Phú Lương có phương thức tạo
địa danh bằng cách ghép một yếu tố trong tên xã với một yếu tố Hán Việt có ý
nghĩa tốt đẹp, cách tạo địa danh này không thấy có ở Hoà An và Bắc Kạn
Vd: huyện Phú Lương thị trấn Giang Tiên có các tổ dân phố Giang
Trung, Giang Khánh, Giang Tân, Giang Bình
Huyện Định Hoá xã Sơn Phú có các xóm Sơn Tiến, Sơn Thắng, Sơn Vinh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 82
2.3.4. Về hiện tƣợng chuyển hoá nhân danh sang địa danh
Các địa phương Hoà An, Bắc Kạn, Phú Lương hiện tượng chuyển h
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- doc.pdf