Lời cam đoan. . .i
Lời cảm ơn. . .ii
Mục lục. iii
Danh mục các chữ viết tắt. iv
Danh mục bảng . v
Danh mục hình .vi
MỞ ĐẦU .1
1. Lí do chọn đề tài .1
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài.2
3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu .5
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu.5
5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu .5
6 . Những đóng góp chính của luận văn .8
7. Cấu trúc luận văn .8
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐỊA LÍ GIAO THÔNG VẬN TẢI.9
1.1. Cơ sở lý luận .9
1.1.1. Các khái niệm .9
1.1.2. Vai trò của giao thông vận tải.9
1.1.3 Đặc điểm của ngành giao thông vận tải . 12
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển và phân bố giao thông vận tải. 13
1.1.5. Các tiêu chí đánh giá. 17
1.2. Cơ sở thực tiễn. 19
1.2.1. Tổng quan hiện trạng ngành giao thông vận tải nước ta. 19
1.2.2. Vài nét về giao thông vận tải vùng Đông Bắc . 27
Tiểu kết chương 1 . 29
Chương 2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN, PHÂN BỐ
GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH HÀ GIANG. 30
2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển và phân bố giao thông vận tải tỉnh Hà Giang . 30
2.1.1. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ. 30
2.1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên . 32
142 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 433 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Địa lý giao thông vận tải tỉnh Hà Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kinh tế đối ngoại, du lịch và dịch vụ vận tải quốc tế.
- Trong các năm từ 2000 trở lại đây nền kinh tế của Hà Giang đang dần được
cải thiện, đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ phát triển bình quân chung của cả
nước, đời sống nhân dân được cải thiện một bước.
- Cơ chế chính sách đầu tư cũng có nhiều thay đổi theo hướng thông thoáng và
cởi mở hơn, chính quyền địa phương đã phối hợp tốt với các Bộ, ngành Trung ương
trong việc thực hiện các công trình đầu tư trên địa bàn do các Bộ, ngành quản lý, đặc
biệt là trong các lĩnh vực giao thông, thủy lợi. Hà Giang cũng đã có nhiều cố gắng
trong việc thu hút nguồn lực từ các thành phần kinh tế khác cho đầu tư phát triển.
- Các lĩnh vực văn hóa - xã hội đạt được nhiều tiến bộ, đời sống nhân dân
từng bước được cải thiện, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, chủ
quyền biên giới quốc gia được bảo vệ vững chắc.
2.1.4.2. Khó khăn, thách thức
Tuy nhiên, Hà Giang cũng có những trở ngại nhất định cho phát triển
GTVT như sự phân hóa về trình độ phát triển kinh tế xã hội giữa các địa phương
phía Bắc và phía Nam của tỉnh, sự biến đôṇg thất thường của khí hâụ cũng như thời
tiết , đăc̣ biêṭ là sự ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiêṭ đới . Vớ i điạ hình miền núi, vào
mùa mưa thường xảy ra lũ quét, mưa đá ...gây ra những tổ n haị nghiêm tro ̣ ng.
Trong thời điểm hiêṇ taị , nguồn nhân lực của Hà Giang còn chưa đáp ứng được yêu
cầu phát triển của hoạt động kinh tế - xã hội nói chung và của GTVT tỉnh Hà
Giang nói riêng.
- Hà Giang cách xa các trung tâm kinh tế lớn, giao thông đối ngoại còn nhiều
hạn chế, địa bàn rộng, địa hình chủ yếu là núi cao chia cắt mạnh, núi sông hiểm trở,
đường biên giới dài nhưng dân cư thưa thớt và phân tán.
55
- Nền kinh tế còn tiềm ẩn nhiều yếu tố không ổn định, thiếu bền vững do phụ
thuộc phần lớn vào đầu tư từ ngân sách Nhà nước. Quy mô nền kinh tế rất nhỏ bé,
chưa có tích lũy, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm.. Nguy cơ tụt hậu ngày càng xa so
với trung bình cả nước và các tỉnh trong khu vực là thách thức lớn.
- Tốc độ đô thị hoá diễn ra chậm, khoảng cách về thu nhập và phát triển ngày
càng lớn giữa khu vực kinh tế phi nông nghiệp và nông nghiệp (trong khi lao động
nông nghiệp chiếm trên 80% tổng số lao động).
- Sản phẩm hàng hoá có sức cạnh tranh kém, thị trường bó hẹp, chủ yếu
tiêu thụ nội tỉnh. Mặc dù trên địa bàn tỉnh có một số vùng trọng điểm có điều
kiện phát triển nhanh huộc địa bàn các huyện Vị Xuyên, Bắc Quang, Bắc Mê và
thị xã Hà Giang, song do hạn chế về vốn đầu tư nên các vùng này chưa phát huy
được khả năng và lợi thế để phát triển thành các vùng động lực thúc đẩy kinh tế
chung của tỉnh.
- Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đã được cải thiện đáng kể, song nhìn chung
vẫn còn nhiều yếu kém. Giao thông nông thôn hầu hết mới chỉ đi lại được một mùa,
đòi hỏi phải tiếp tục đầu tư lớn trong giai đoạn tới.
2.2. Thực trạng phát triển và phân bố giao thống vận tải tỉnh Hà Giang
2.2.1. Vị trí của ngành giao thông vận tải trong nền kinh tế của tỉnh
GTVT là bộ phận quan trọng của kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, vì vậy
những năm qua tỉnh đã chú trọng đầu tư phát triển hệ thống GTVT hiện đại, tạo
động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Thực tế, ngành GTVT trở thành một
lĩnh vực kinh tế quan trọng của tỉnh.
Bảng 2.7: Vị trí ngành giao thông vận tải trong nền kinh tế tỉnh Hà Giang
giai đoạn 2011 - 2015
Năm 2011 2012 2013 2014 2015
Giá trị sản xuất theo
giá thực tế (tỉ đồng)
15.352,7
16.567,0
19.606,4
26.758,3
30.241,8
Vận tải,
kho bãi,
Tỉ đồng
546,8
653,1
755,6
1.013,8
1.189,4
Tỉ trọng (%)
3,56 3,94 3,85 3,78 3,93
Nguồn: Quy hoạch phát triển giao thông vận tải Hà Giang.
56
Giá trị sản xuất (theo giá thực tế) của ngành GTVT có sự tăng trưởng mạnh
từ 15352,7 tỉ đồng năm 2011 lên 302418 tỉ đồng năm 2015. Ngành GTVT đã đóng
góp vào giá trị sản xuất thực tế là 3,56 % năm 2011 và 3,93% năm 2015.
Lao động trong ngành GTVT tăng. Đội ngũ lao động được nâng cao về
trình độ nên có thể đảm nhận được các công trình lớn đòi hỏi cao về trình độ công
nghệ.
2.2.2. Quá trình phát triển mạng lưới giao thông vận tải tỉnh Hà Giang
Năm 1991 tỉnh Hà Giang tái thành lập, là tỉnh nghèo vùng cao biên giới, địa
hình phức tạp chỉ có một loại hình giao thông chủ yếu là đường bộ cơ sở hạ tầng
giao thông chưa phát triển, duy nhất chỉ có tuyến đường quốc lộ 2 dài 108km đi qua
địa bàn tỉnh đường thấm nhập nhựa đã xuống cấp nghiêm trọng, còn lại là đường
đất. Do vậy đã cản trở rất nhiều đến việc lưu thông hàng hóa và đi lại của nhân dân.
Thực hiện chủ trương của Đảng phải ưu tiên đầu tư phát triển GTVT để
GTVT đi trước một bước đáp ứng yêu cầu phát triển nền kinh tế quốc dân. Những
năm qua, biết bao khó khăn về nguồn vốn đầu tư, khí hậu khắc nghiệt, một số chính
sách mới ban hành còn nhiều bất cập, giá vật liệu xây dựng biến động liên tục do áp
lực suy giảm nền kinh tế toàn cầu. Được sự quan tâm chỉ đạo và giúp đỡ của Bộ
GTVT, các bộ ngành trung ương, của lãnh đạo tỉnh và các cơ quan ban ngành cấp
tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ của các địa phương cùng sự nỗ lực phấn đấu của cán bộ
CNVC toàn ngành. Hệ thống giao thông vận tải tỉnh Hà Giang tiếp tục được củng
cố và phát triển đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Nhiều dự án hoàn thành đưa
vào sử dụng đều đạt chất lượng hiệu quả như: Cầu Tráng Kìm Km60+243, cầu 18A
km18+413 QL4C, cầu Sảo, cầu Tân Quang huyện Bắc Quang, cầu Thông Nguyên
huyện Hoàng Su Phì, cầu Suối Tiên thị xã Hà Giang, cầu Km21 Việt Lâm huyện Vị
Xuyên, cầu Km 55 đường Bắc Quang-Xín Mần và các dự án đường Nà Lèn – Giáp
Trung, đường Pả Vi – Xín Cái – Mốc 22, đường Tân Trịnh –Xuân Minh, đường ngã
ba Bạch Ngọc-Trung Thành đi UBND xã Đồng Tâm huyện Bắc Quang, đường
Xuân Giang – Nà Trì... Nổi bật hơn năm 2009 đã khởi công xây dựng dự án trọng
điểm Đại lộ Hữu Nghị (Đường đôi Cầu Mè-Công viên nước Hà Phương) là dự án
có mức đầu tư lớn nhất trên địa bàn tỉnh, có ý nghĩa quan trọng đối với chiến lược
phát triển KT-XH của thị xã Hà Giang, tạo cảnh quan, điểm nhấn giao thông đô thị
cho thành phố tương lai.
Hà Giang có 4 tuyến quốc lộ dài 454km, giai đoạn (2000-2005) tuyến QL2
trục dọc “Xương sống” của tỉnh nối với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng
57
Trung du Bắc Bộ đã được đầu tư nâng cấp cải tạo đạt tiêu chuẩn cấp III, cấp IV,
những vị trí đi qua khu dân cư xây dựng theo tiêu chuẩn đường phố cấp khu vực.
Ngoài QL2 còn có QL34, QL4C, QL279 cũng được đầu tư nâng cấp đạt tiêu chuẩn
cấp V, VI miền núi; hệ thống đường tỉnh được đầu tư mở mới nâng cấp với chiều
dài đường huyện 1.580 km; đường xã 3.488 km; đường đô thị 115km. Đường
BTXM 367Km. Nhờ sự đầu tư của Nhà nước kết hợp với ngân sách địa phương và
sức dân, hàng trăm con đường liên huyện, liên xã... đã được mở ở nhiều huyện thị
tạo lên mạng lưới giao thông trải rộng trên khắp địa bàn tỉnh.
Trong nhiều năm ngành GTVT đã mở mới nâng cấp hơn 2.000km đường;
xây dựng 180cầu/6.300m. Để có được những con đường liên thông như ngày nay,
nhiều hộ gia đình đã tự nguyện hiến đất và tài sản trên đất để xây dựng những con
đường huyết mạch, góp phần quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
xoá đói giảm nghèo các vùng nông thôn trên toàn tỉnh. Với những thành tích trên từ
năm 2000-2010 Bộ GTVT đã tặng 14 cờ cho các huyện Yên Minh, Đồng Văn, Vị
Xuyên, Quang Bình, Mèo Vạc, Bắc Mê... và 4 bằng khen cho các xã: Nà Trì huyện
Xín Mần, Du tiến huyện Yên Minh, Sủng Máng huyện Mèo Vạc, Nậm Ty Hoàng
Su Phì và nhiều thành tích xuất sắc trong phong trào làm đường giao thông.
Ngành GTVT có được những thành tích như ngày nay trước hết là nhờ có sự
lãnh chỉ đạo trực tiếp của Bộ ngành trung ương của Tỉnh Uỷ, HĐND, UBND tỉnh
đã tạo điều kiện thuận lợi và môi trường thông thoáng thu hút các thành phần kinh
tế tham gia xây dựng. Đối với những công trình có mức đầu tư lớn đòi hỏi thiết bị
máy móc, yêu cầu kỹ thuật phức tạp giao cho các doanh nghiệp có đủ năng lực thi
công. Các công trình nhỏ giao khoán cho các xã thôn bản thực hiện; đường dân
sinh, đường BTXM dân làm đến đâu thanh toán đến đó không để nợ đọng kéo dài.
Hệ thống giao thông tương đối hoàn chỉnh đã góp phần thúc đẩy các phương
tiện tham gia hoạt động vận tải ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng. Số
phương tiện hiện nay tỉnh đang quản lý 127.474 xe, trong đó ( Xe máy, mô tô 2
bánh 122.923 xe, ô tô 4.551 xe). Có 13 tuyến vận tải hành khách nội tỉnh, 20 tuyến
vận tải hành khách liên tỉnh với tổng số 192 phương tiện tham gia. các dịch vụ vận
tải đã và đang đáp ứng kịp thời những yêu cầu hết sức đa dạng của thị trường. Chưa
bao giờ người dân đi lại dễ dàng và thuận tiện như hiện nay, nhiều tuyến vận tải đi
về trên khắp các địa bàn huyện, Chất lượng các dịch vụ vận tải ngày càng được
nâng cao với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, chất lượng cao. Hàng hoá làm ra
đã bán được, đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân đã từng bước cải thiện và
nâng cao.
58
2.2.3. Hiện trạng phát triển và phân bố giao thông vận tải tỉnh Hà Giang
Mạng lưới giao thông Hà Giang chủ yếu là đường bộ và là loại hình chủ yếu
cho vận tải hành khách và hàng hóa trong nội bộ tỉnh cũng như kết nối với các tỉnh
lân cận. Giao thông đường thuỷ không phát triển mặc dù mạng lưới sông suối
nhiều nhưng do điều kiện địa hình phức tạp bị chia cắt mạnh với nhiều núi cao
hiểm trở, dộ dốc lớn, lòng sông hẹp và cạn, nhiều gềnh đá và đá ngầm, khan cạn
vào mùa khô. Hiện tại chưa có giao thông đường sắt và hàng không, mặc dù có sân
bay Phong Quang là sân quân sự nhưng đã bị bỏ hoang từ rất lâu; giao thông nông
thôn, 100% xã có đường ô tô đến trung tâm tuy nhiên điều kiện đi lại vẫn còn
chênh lệch lớn giữa các vùng trong tỉnh
2.2.3.1. Mạng lưới giao tông đường bộ (ô tô)
a. Mạng lưới đường
Trong những năm qua, nhận thấy được tầm quan trọng của hệ thống hạ tầng
GTĐB, tỉnh Hà Giang đã dành khá nhiều ưu tiên cho đầu tư phát triển hạ tầng
GTĐB. Hầu hết các đường Quốc lộ trong địa bàn tỉnh đã được xây mới hoặc được
nâng cấp. Mặc dù đã có những kết quả vượt bậc trong thời gian qua song hệ thống
đường bộ của Hà Giang vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế. Hầu hết các tuyến đường
được thiết kế với tiêu chuẩn thấp, độ dốc dọc lớn, chiều rộng nền đường hẹp, tải
trọng thiết kế công trình trên đường và mặt đường nhỏ do đó năng lực thông hành
chưa đáp ứng với yêu cầu hiện tại.
Tổng hợp mạng lưới giao thông đường bộ trong địa bàn tỉnh Hà Giang với
tổng chiều dài đường bộ hiện có là 8.456,5 km, trong đó:
- Quốc lộ 582.6 km chiếm 6,9%,
- Đường tỉnh 264 km chiếm 3,1%,
- Đường huyện 1.971,8 km chiếm 23,3%,
- Đường xã 5.457,7 km chiếm 64,6%,
- Đường đô thị 180,4 km chiếm 2,1%.
Ngoài ra, còn có hệ thống đường thôn bản, ngõ xóm, đường chuyên dùng ở các khu
cụm công nghiệp và đường nội đồng; số lượng này chưa được thống kê đầy đủ.
[Nguồn: Sở GTVT tỉnh Hà Giang].
59
Bảng 2.8. Tổng hợp hiện trạng đường bộ tỉnh Hà Giang năm 2015
Loại
đường
Dài (km)
Loại mặt đường
Tỷ lệ
%
Bê tông
xi măng
Bê
tông
nhựa
Đá dăm
nhựa
Đá,
CP,
Đất
Quốc lộ 582,6 119,6 418,0 45,0 6,9
Đưởng
tỉnh
264,0 264,0 3,1
Đường
huyện
1971,8 181,4 815,1 186,2 781,1 23,3
Đường xã 5457,7 327,9 330,2 975,1 3824,5 64,5
Đường đô
thị
180,4
24,1
72,6
48,9
5,7
29,1
2,1
Cộng 8456,5 533,4 192,2 1876,2 1167,0 4679,7 100,0
Tỷ lệ % 100 6,31 2,27 22,19 13,80 55,34
Nguồn: Tổng hợp báo cáo từ Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Sở GTVT Hà
Giang; báo cáo các huyện.
60
Hình 2.5. Bản đồ hiện trạng phát triển và phân bố mạng lưới giao thông
vận tải tỉnh Hà Giang (Nguồn: Tác giả biên vẽ)
61
Tỷ lệ trải mặt đường bê tông nhựa chiếm 2,3%; BTXM là 6,3%; đá dăm nhựa
22,2%; đá, cấp phối 13,8%, còn lại đất chiếm 55,4%.
Mâṭ đô ̣đường và chất lượng đường liên xa:̃ mâṭ đô ̣đường xã giữa các huyêṇ
không đồng đều nhau, huyện Vị Xuyên có 1070 km đường xa,̃ trong khi đó huyêṇ
Hoàng Su Phì chỉ có 172 km đường xa.̃
Bảng 2.9: Hiện trạng chất lượng mạng lưới đường bộ liên xã
tỉnh Hà Giang năm 2015
TT Tên đường
Dài
(Km)
Phân theo kết cấu mặt đường (km)
Phân theo chất lượng
(km)
Bê
tông
nhựa
Láng
nhựa
Bê
tông
XM
Đá
dăm
Cấp
phối
Đất Tốt TB Xấu
1 H. Đồng Văn 522,1 12,5 36,0 454,2 19.4 12,5 9,9 499,7
2 H. Mèo Vac̣ 890,4 47,6 56,1 359,0 427.7 103,7 786,7
3 H. Hoàng Su Phi ̀ 172,6 5,4 167.2 7,0 165,6
4 H. Quảng Ba ̣ 227,4 2,5 12,4 4,5 208.0 15,7 211,7
5 H. Yên Minh 614,4 6,7 9,6 598.1 13,8 600,6
6 H. Xiń Mần 600,0 10,0 590.0 10,0 590,0
7 H. Quang Bình 311,4 41,1 4,1 266.2 4,6 149,0 157,8
8 H. Bắc Quang 690,3 18,2 56,8 16,7 598.6 24,0 639,5 26,8
9 H. Vi ̣ Xuyên 1070,7 236,4 79,3 93,6 661.4 76,0 239,7 755,0
10 Huyêṇ Bắc Mê 287,8 6,3 8,6 272.9 3,0 21,1 263,7
11 TP. Hà Giang 70,6 48,6 7,0 15.0 39,6 31,0
Tổng cộng 5457,7 330,2 327,9 36,0 939,1 3824,5 120,1 1249,0 4088,6
Nguồn: Sở GTVT tỉnh Hà Giang
Xét tổng thể đường huyêṇ và đường xa,̃ môṭ số huyêṇ có số km đường huyêṇ
lớn thì số km đường xã lại thấp, điều đó cho thấy viêc̣ phân bổ quản lý đường huyêṇ
và đường xa ̃taị môṭ số huyêṇ chưa hơp̣ lý.
b. Các tuyến đường chính
* Hệ thống quốc lộ:
Trên địa bàn tỉnh Hà Giang hiện có 4 tuyến quốc lộ là: QL2, QL4C, QL279
và QL34. Maṇg quốc lô ̣ hình thành theo các truc̣ Đông Bắc - Tây Nam và truc̣
ngang Đông - Tây. Trục Đông Bắc - Tây Nam gồm: Quốc lô ̣2 là tuyến đường huyết
62
mạch nối thủ đô Hà Nội với Hà Giang và Trung Quốc qua các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú
Thọ, Tuyên Quang và thông qua cửa khẩu quốc gia Thanh Thuỷ; Quốc lộ 4C từ
TP.Hà Giang qua Mèo Vạc đến Bảo Lạc tỉnh Cao Bằng; trục ngang Đông - Tây
gồm các QL34 từ Cao Bằng sang TP Hà Giang và QL279 từ phía Quảng Ninh qua
Lạng Sơn tới huyện Bắc Quang rồi sang Lào Cai đi Tây Bắc. Nhìn chung các tuyến
quốc lộ có thế độc đạo, quanh co, chạy qua các địa hình phức tạp, cư ̣ly tương đối dài.
Bảng 2.10. Tổng hợp hiện trạng đường quốc lộ đến năm 2015
TT
Tên
đường
Chiều
dài
(km)
Cấp
đường
Phân theo kết cấu mặt (km)
Phân theo chất
lượng (Km ) Cầu
(cái/m
dài)
Ghi Chú
BT
XM
BT
nhựa
Đá
nhựa
Cấp
phối
Đất Tốt
Trung
bình
Xấu
1 QL2 107,6 III 107,6 106,6 1,0 25/1288
2 QL34 73,0 V 6,0 67,0 6,0 64,0 3,0 14/617
Đang cải
tạo, nâng
cấp
3 QL4C 200,0 V 6,0 194,0 49,0 128,0 23,0 19/447
4 QL279 72,0 V 72,0 5,5 66,5 35/1144
5 QL4 130,0 V 85,0 45,0 85,0 45,0
Đang cải
tạo, nâng
cấp
Tổng cộng 582.6 120,0 418,0 45,0 167,0 344,5 71,0
Nguồn:Báo cáo hàng năm của Sở Giao thông vận tải Hà Giang.
- Quốc lộ 2: QL2 là tuyến quốc lộ quan trọng kết nối giữa thủ đô Hà Nội các tỉnh
phía Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang và kết nối với Trung Quốc qua cửa
khẩu Thanh Thủy. Trên địa phận tỉnh Hà Giang, QL2 xuất phát từ địa phận Đông Thành
(khoảng Km205), đi lên phía Bắc qua đi địa các huyện Bắc Quang, Vị Xuyên, TP. Hà
Giang và kết thúc tại cửa khẩu Thanh Thủy (Km312+500); toàn tuyến dài 107,63 km.
+ Tình traṇg ky ̃ thuâṭ: Tuyến đạt tiêu chuẩn cấp III, kết cấu mặt đường bê
tông nhựa, chất lượng nói chung tương đối tốt; đặc biệt đoạn từ TP Hà Giang đi cửa
khẩu Thanh Thủy mới được đầu tư nâng cấp, chất lượng tốt.
+ Cầu cống: Toàn đoạn tuyến có 25cầu/1.880m, các cầu trên tuyến đều đạt
tiêu chuẩn H30-XB80 hoặc HL93, đảm bảo thuận lợi cho phương tiện giao thông
thông qua.
- Quốc lộ 4C: Cùng với hệ Quốc lộ 4 (4B, 4A, 4D và 4E) làm thành một
vành đai chưa khép kín ở vùng núi đá cao phía bắc Việt Nam, quốc lộ 4C là tuyến
đi từ TP Hà Giang qua 4 huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc và nối
thông với QL34 ở huyện Bảo Lạc tỉnh Cao Bằng, đây là tuyến đường duy nhất nối
63
TP. Hà Giang với các huyện vùng cao phía Bắc, do vậy nó có vị trí rất quan trọng
và đồng thời là tuyến vành đai bảo vệ biên giới phía bắc; tuyến chạy quanh co trên
vùng núi đá cao, có những đỉnh cao trên 1.500m, toàn tuyến có chiều dài 200 km đi
qua điạ phâṇ tỉnh Hà Giang. Đây chính là “Con đường Hạnh Phúc” nổi tiếng được
mở vào những năm 60 của thế kỷ XX trên cao nguyên đá.
+ Tình traṇg ky ̃ thuâṭ: tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp V, kết cấu măṭ đường
chủ yếu là đá dăm láng nhựa; chất lượng đường chủ yếu ở mức trung bình, vâñ còn
nhiều đoạn có chất lươṇg xấu, hiện tại đường đang bị hư hỏng xuống cấp. Do tuyến
đi qua vùng núi cao có địa hình phức tạp, có nhiều dốc và cua tay áo nên hạn chế
các loại xe có chiều dài và tải trọng lớn đi lại.
+ Cầu cống: trên tuyến có 22 cầu/485,2 mét dài; chủ yếu là cầu bê tông cốt
thép, tuy nhiên vẫn còn môṭ vài cầu liên hơp̣ và cầu dàn thép, các cầu có tải troṇg
H13 - X60 vâñ còn chiếm đa số (13 cầu), thâṃ chí vâñ còn 01 cầu có tải troṇg H8,
haṇ chế các xe tải trọng lớn đi qua.
- Quốc lộ 34: QL34 là trục ngang của tỉnh xuất phát từ TP. Hà Giang đi qua
huyêṇ Bắc Mê tới xã Yên Phong và nối sang tỉnh Cao Bằng (huyện Bảo Lâm), đoaṇ
tuyến dài 73km.
+ Tình traṇg ky ̃ thuâṭ: tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp V, kết cấu măṭ đường
chủ yếu là đá dăm láng nhưạ, chất lươṇg đường ở mức trung bình. Hiện nay toàn
tuyến đang được cải tạo nâng cấp cục bộ.
+ Cầu cống: trên tuyến QL34 có 14 cầu/ 616,6 mét dài; các cầu chủ yếu là cầu
bê tông cốt thép, tuy nhiên vâñ còn môṭ số cầu liên hơp̣ và cầu dàn thép các cầu có
tải troṇg H13 – X60 vâñ còn chiếm đa số (11 cầu), thậm chí vâñ còn 1 cầu có tải
troṇg H10, haṇ chế các xe tải trọng lớn đi qua.
- Quốc lộ 279: QL 279 là quốc lộ thuôc̣ vành đai biên giới phía Bắc, từ Quảng
Ninh qua Lạng Sơn, Bắc Kạn; đoạn qua Hà Giang gồm 2 đoạn dài tổng cộng 72 km:
đoạn đầu từ phía huyêṇ Chiêm Hoá (tỉnh Tuyên Quang) đi qua huyện Bắc Quang có
điểm đầu tại xã Liên Hiệp, nối vào QL2 tại Km226 (phía Nam TT Việt Quang); đoạn
tiếp theo có điểm đầu từ TT Việt Quang (Km 230/QL2) đi qua Quang Bình, điểm cuối
tại xã Yên Thành đi sang huyện Bảo Yên tỉnh Lào Cai.
+ Tình traṇg ky ̃ thuâṭ: tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp V, kết cấu măṭ đường
đá dăm láng nhưạ, chất lươṇg đường ở mức trung bình.
+ Cầu cống: trên tuyến QL279 có 35 cầu/ 1144 mét dài; các cầu chủ yếu là
cầu bê tông cốt thép, các cầu chủ yếu đaṭ tải troṇg H30 – XB80, tuy vâỵ vâñ còn
64
môṭ số cầu có tải troṇg H13, H10, haṇ chế các xe tải troṇg lớn đi qua. Hiện tại trên
tuyến một số cầu đang được xây dựng mới nhằm thay thế những cầu cũ yếu.
- Quốc lộ 4C: QL 4C thuộc tuyến đường vành đai bảo vệ biên giới phía bắc,
tuyến đường này bắt đầu tại Km190 (QL4D) (Mường Khương - Lào Cai) đến QL2
(Thanh Thủy – Hà Giang). Đoạn chạy trong tỉnh Hà Giang bắt đầu từ Km284 địa phận
huyện Xín Mần đến Km 414 nối QL2 khu vực cửa khẩu Thanh Thủy thuộc địa phận
huyện Vị Xuyên với tổng chiều dài khoảng 130km, tuyến đường này hiện đang được
đầu tư với tiêu chuẩn kỹ thuật cấp IV. Toàn bộ tuyến hiện chưa được phân cấp quản lý
vì vẫn đang trong quá trình thi công nâng cấp.
* Hệ thống tỉnh lộ:
Hệ thống đường tỉnh, tỉnh Hà Giang phân bố chưa đều, hầu hết các đường
tỉnh tập trung ở khu vực TP.Hà Giang và các huyện Bắc Quang, Hoàng Su Phì, Xín
Mần và Quang Bình. Riêng huyện Bắc Mê và Quản Bạ chưa có tuyến đường tỉnh.
Tuy nhiên, hệ thống đường tỉnh của tỉnh Hà Giang cũng cơ bản đảm bảo chức năng
kết nối từ hệ thống quốc lộ đến trung tâm các huyện, các cửa khẩu biên giới Trung
Quốc và các tỉnh lân cận.
Bảng 2.11. Hiện trạng đường tỉnh đến năm 2015
TT
Tên đường
Số
hiệu
Điểm đầu - điểm
cuối
Điểm cuối
Chiều
dài
(km)
Chiều rộng
(m) Cấp
đường
Nền Mặt
1
Yên Minh-
Mậu Duệ-
Mèo Vạc
ĐT17
6
Km100, QL4C
TT H.Yên Minh
Km166,
QL4C TT H.
Mèo Vạc
47 6.0 3.5 VI
2
Bắc Quang-
Xín Mần
ĐT17
7
Km 244 QL2, ngã
tư TT Tân
Quang, huyện
Bắc Quang
cầu sông
Chảy (Ngàm
Đăng Vài)
46 6.0 3.5 VI
3
Yên Bình -
Cốc Pài
ĐT17
8
Km23 QL279,
H.Quang Bình
TT Cốc Pài,
H.Xín Mần
63 6.0 3.5 VI
4
Vĩnh Tuy-
Yên Bình
ĐT18
3
Km210 QL2, ngã
ba TT Vĩnh Tuy,
H. Bắc Quang
Km24,
QL279
H.Quang
Bình
52 6.0 3.5 VI
5
Kim Ngọc -
Hà Giang
ĐT18
4
Phú Linh, TP.Hà
Giang
Kim Ngọc,
Bắc Quang
56 6.0 3.5 VI
Tổng cộng 264
Nguồn: Sở GTVT tỉnh Hà Giang
65
Tính đến nay, tỉnh Hà Giang có 5 tuyến đường tỉnh với tổng chiều dài 264km,
các tuyến đường đều được nâng cấp và trải mặt thâm nhập nhựa. Hiện trạng cụ thể
các tuyến đường tỉnh như sau:
- Tuyến đường ĐT.176 (Yên Minh - Mậu Duệ - Mèo Vạc): ĐT.176 qua 2
huyện Yên Minh và Mèo Vạc; tuyến xuất phát từ thị trấn huyện Yên Minh tại phía
trái km100 QL4C qua các xã Hữu Vinh, Đồng Minh, Mậu Duệ thuộc huyện Yên
Minh; các xã Sủng Trái, Lũng Phìn thuộc huyện Đồng Văn; các xã Sủng Máng,
Sủng Trà, Tả Lủng thuộc huyện Mèo Vạc đến thị trấn huyện Mèo Vạc (km166
QL4C). Toàn tuyến dài 47 km, được rải nhựa, đạt cấp VI, hiện đang xuống cấp
nghiệm trọng, nguy cơ quá tải mất an toàn Giao thông cao.
Cầu trên tuyến có 3 cầu các loại với tổng chiều dài 67,3m. Trong đó còn 1 cầu
yêu cần thay thế là cầu Muôn Vải.
- Tuyến đường ĐT. 177 (Đường Bắc Quang - Xín Mần): ĐT.177 qua 3 huyện
Bắc Quang, Hoàng Su Phì và Xín Mần. Tuyến xuất phát từ thị trấn Tân Quang,
huyện Bắc Quang (km244 QL2) đến thị trấn Cốc Pài, huyện Xín Mần. Đây là tuyến
giao thông thuận tiện nối TP.Hà Giang với 2 huyện phía Tây là Hoàng Su Phì và Xín
Mần, sau đó nối tiếp với đường Cốc Pài -Nàn Ma đi huyện Bắc Hà của tỉnh Lào Cai.
Hiện tại đoạn từ cầu sông Chảy (Ngàm Đăng vài - Hoàng Su Phì) đến Cốc Pài
dài khoảng 40km được quy hoạch thành QL4 đang được triển khai xây dựng. Đoạn
còn lại thuộc ĐT.177 từ Tân Quang, Bắc Quang (QL2) đến Ngàm Đăng Vài, Hoàng
Su Phì (QL4) dài 46km đi qua 7 xã, thị trấn, tuyến đạt cấp VI, rải nhựa, chất lượng
trung bình. hiện đang xuống cấp nghiệm trọng, nguy cơ quá tải mất an toàn Giao
thông cao. Cầu trên tuyến có 36 cầu các loại với tổng chiều dài 728,7m. Trong đó
còn 5 cầu yêu cần thay thế là: cầu km12, cầu Nậm Dịch, cầu Suối Đỏ, cầu km83 và
cầu Cốc Pài.
- Tuyến đường ĐT. 178 (Yên Bình - Cốc Pài): ĐT178 qua 2 huyện Quang
Bình và Xín Mần; tuyến xuất phát từ thị trấn Yên Bình, huyện Quang Bình (km23
QL279) đến thị trấn Cốc Pài, huyện Xín Mần đi qua 5 xã . Tuyến này cùng với
tuyến ĐT183 tạo nên vành đai dọc theo ranh giới phía Tây Nam của tỉnh phục vụ
phát triển kinh tế phía Tây tỉnh hà Giang và tạo sự liên kết thuận lợi với các huyện
phía Đông của tỉnh Lào Cai và Yên Bái. Tuyến dài 63 km đạt cấp VI, rải nhựa.
Trên tuyến có 20 cầu các loại với tổng chiều dài 409,0m. Trong đó còn 3 cầu
yếu cần thay thế là: cầu Nậm Tráng, cầu Khâu Lâu, cầu Bản Ngò.
- Tuyến đường ĐT. 183 (Vĩnh Tuy - Yên Bình): ĐT183 qua 2 huyện Bắc Quang và
66
Quang Bình và là tuyến đối ngoại của tỉnh đi Yên Bái; tuyến xuất phát từ thị trấn Vĩnh
Tuy, huyện Bắc Quang (km210 QL2) đến thị trấn Yên Bình, huyện Quang Bình (km24
QL279), dài 52km. Tuyến qua 5 xã Đồng Thanh, Đồng Yên, Vị Thượng, Xuân Giang,
Bằng Lang và là tuyến huyết mạch để kết nối với xã vùng cao đặc biệt khó khăn Nà
Khương. Toàn tuyến đạt tiêu chuẩn cấp VI, rải nhựa.
Tuyến có 29 cầu các loại với tổng chiều dài 664,9m. Các cầu đều được
xây dựng từ 1996 trở lại đây, chất lượng tốt.
- Tuyến đường ĐT. 184 (Kim Ngọc - Hà Giang): ĐT.184 qua TP.Hà Giang và
2 huyện Vị Xuyên, Bắc Quang; tuyến xuất phát từ Phú Linh, TP.Hà Giang đến xã
Kim Ngọc, huyện Bắc Quang (giao với QL279), dài 56km, có hướng song song với
QL2 về bên phải sông Lô. Đây sẽ là tuyến chia sẻ lưu lượng giao thông và cũng là
tuyến thay thế đoạn QL2 trên địa phận tỉnh Hà Giang trong trường bị chia cắt. Hiện
tại, tuyến đạt tiêu chuẩn cấp VI, rải nhựa.
* Hệ thống các tuyến đường huyện.
Hiện nay, 100% xã đã có đường ô tô đến trung tâm xã, toàn tỉnh có 173 tuyến
đường huyện với tổng chiều dài khoảng 1.971,8Km, đây là các tuyến đường đến trung
tâm xã, các đường liên xã và đường ra các cửa khẩu; phần lớn các tuyến đường mới chỉ
đạt tiêu chuẩn đường GTNT loại A - B. Trong đó đó kết cấu mặt bê tông xi măng
181,4Km chiếm 9,2%, đá dăm nhựa 815,1Km chiếm 41,5%, cấp phối 186,2Km chiếm
9,5% và đường đất 781,1Km chiếm 39,8%. Về tình trạng đường tính theo tổng chiều dài
có khoảng 16,1% là tốt, 34,5% là trung bình, còn lại 48,9% là đường xấu và rất xấu.
Số lượng đường huyện của các huyện có sự chênh lệch khá lớn, huyêṇ Đồng
Văn có 25 tuyến với tổng chiều dài 193,7km, Vi ̣ Xuyên có 22 tuyến với tổng chiều
dài 248,4km, Mèo Vạc có 17 tuyến với tổng chiều dài 224,3km, Quang Bình có 7
tuyến với tổng chiều dài 111km, Bắc Mê có 9 tuyến với tổng chiều dài 119km, Yên
Minh có 16 tuyến với tổng chiều dài 176,7km, Xín Mần có 17 tuyến
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_dia_ly_giao_thong_van_tai_tinh_ha_giang.pdf