MỞ ĐẦU. 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA
BỆNH VIỆN HẠNG ĐẶC BIỆT. 8
1.1. Quan niệm về địa vị pháp lý của bệnh viện và bệnh viện hạng đặc
biệt . 8
1.1.1. Quan niệm địa vị pháp lý . 8
1.1.2. Quan niệm bệnh viện và bệnh viện hạng đặc biệt. 9
1.1.3. Quan niệm về địa vị pháp lý của bệnh viện hạng đặc biệt. 14
1.2. Nội dung địa vị pháp lý của bệnh viện hạng đặc biệt. 15
1.2.1. Vị trí pháp lý của bệnh viện hạng đặc biệt. 15
1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của bệnh viện hạng đặc biệt . 15
1.2.3. Mối quan hệ bệnh viện hạng đặc biệt với các bệnh viện trong hệ
thống y tế Việt Nam. 19
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến địa vị pháp lý của bệnh viện hạng đặc
biệt . 21
1.3.1. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật . 21
1.3.2. Vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng. 22
1.3.3. Nguồn nhân lực của bệnh viện hạng đặc biệt . 23
1.3.4. Cơ sở vật chất, tài chính của bệnh viện hạng đặc biệt . 23
1.3.5. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và quyền con người. 23
1.4. Một số kinh nghiệm của các bệnh viện hạng đặc biệt trên thế giới
và giá trị tham khảo cho bệnh viện hạng đặc biệt ở Việt Nam . 25
1.4.1. Một số kinh nghiệm của các bệnh viện hạng đặc biệt trên thế giới.25
1.4.2. Giá trị tham khảo cho bệnh viện hạng đặc biệt ở Việt Nam . 34
Tiểu kết chương 1 . 37
Chương 2: THỰC TRẠNG ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA BỆNH VIỆN
HẠNG ĐẶC BIỆT BẠCH MAI . 38
2.1. Khái quát về bệnh viện Bạch Mai. 38
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển. 38
111 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/02/2022 | Lượt xem: 377 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Địa vị pháp lý của bệnh viện hạng đặc biệt – Từ thực tiễn bệnh viện Bạch Mai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên cứu khoa
học
8. Công nghệ thông tin
9. Đối ngoại & hợp tác
QT
10. Công tác xã hội
11. Quản lý chất lượng
12. Bảo vệ ANTT
13. Trường CĐ Y tế
Bạch Mai
14. Tạp chí y học lâm
sàng
15. Đơn vị quản lý dự
án
16. Đơn vị Dịch Vụ
VIỆN TRUNG
TÂM
KHOA LÂM SÀNG
KHOA CẬN
LÂM SÀNG
1. Viện Tim Mạch
2. Viện sức khoae
tâm thần
3. Viện giám định y
khoa
4. TT chống độc
5. TT Dị ứng &
MDLS
6. TT hô hấp
7. TT Phục hổi chức
năng
8. TT giải phẫu – tế
bào học
9. TT Y học hạt
nhân & UB
10. TT Huyết học &
Tim mạch
11. TT Bệnh nhiệt
đới
12. TT Điện quang
13. TT dinh dưỡng
lâm sàng
14. TT đào tạo – chỉ
đạo tuyến
1. Khoa cấp cứu
2. Khoa hồi sức tích
cực
3. Khoa gây mê hồi
sức
4. Khoa ngoại tổng
hợp
5. Khoa chấn thương
CHCS
6. Khoa Phẫu thuật
thần kinh
7. Khoa Phụ sản
8. Khoa phẫu thuật
lồng ngực
9. Khoa Nhi
10. Khoa Da Liễu
11. Khoa Tiêu Hóa
12. Khoa Nội tiết –
đái tháo đường
13. Khoa Thận tiết
niệu
14. Khoa Thận nhân
tạo
15. Khoa Cơ xương
khớp
16. Khoa Mắt
17. Khoa Răng hàm
mặt
18. Khoa Tai Mũi
Họng
19. Khoa Y học cổ
truyền
20. Khoa Thần kinh
21. Khoa khám bệnh
22. Khoa khám bệnh
theo yêu cầu
1. Khoa xét nghiệm
Hóa sinh
2. Khoa xét nghiệm vi
sinh
3. Khoa thăm dò chức
năng
4. Khoa Dược
5. Khoa Kiểm soát
nhiễm khuẩn
44
Bệnh viện Bạch Mai tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy: thành lập khoa
Phẫu thuật lồng ngực, thành lập Đơn vị Nam học thuộc khoa Thận tiết niệu,
Đơn vị Hồi sức Ngoại khoa thuộc khoa Gây mê Hồi sức, phòng Cấp cứu và
Can thiệp Tim mạch Q1 thuộc Viện Tim mạch. Tách 2 phòng: Nghiên cứu
khoa học và phòng Công nghệ thông tin trên cơ sở phòng NCKH và CNTT.
Thành lập Trung tâm Điện quang, Trung tâm Huyết học và Truyền máu trên
cơ sở khoa CĐHA và Khoa HHTM. Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại 33 cán bộ lãnh
đạo quản lý tại các đơn vị theo Quyết định số 4286/QĐ-BYT của Bộ Y tế,
giúp các đơn vị hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Đứng đầu bệnh viện Bạch Mai là Giám đốc, giúp việc cho Giám đốc là
các phó giám đốc . Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của các thành viên bệnh viện
Bạch Mai:
Một là, giám đốc bệnh viện là người đứng đầu bệnh viện, là chủ tài
khoản, quản lý việc sử dụng ngân sách bệnh viện, thường xuyên kiểm tra
công tác kế toán để tránh thất thu, lãng phí
- Chủ trì các buổi họp giao ban, hội chẩn, kiểm thảo người bệnh tử
vong liên khoa hoặc toàn bệnh viện
- Quyết định về công tác tổ chức cán bộ theo thẩm quyền
- Kiểm tra, xem xét quyết định thu chi tài chính
- Đề nghị cấp trên về việc đề bạt, khen thưởng, kỷ luật đối với thành
viên trong bệnh viện. Đình chỉ những hoạt động của các thành viên trong
bệnh viện có hành vi trái pháp luật, trái quy chế bệnh viện
Hai là, phó giám đốc bệnh viện
- Giúp giám đốc bệnh viện về từng mặt công tác do giám đốc phân
công và chịu trách nhiệm trước giám đốc
- Khi được ủy quyền từ giám đốc thì phó giám đốc bệnh viện giải quyết
công việc ủy quyền và báo cáo lại những công việc đã giải quyết với giám đốc
45
Ba là, hội đồng khoa học với trách nhiệm tư vấn cho giám đốc bệnh viện
về: định hướng công tác nghiên cứu khoa học, kế hoạch đào tạo cán bộ,
- Họp định kỳ mỗi năm 4 lần do giám đốc triệu tập. Giám đốc trình bày
những nội dung cần tư vấn, hội đồng tham luận phân tích và đề xuất ý kiến để
giám đốc xem xét quyết định
Bốn là, trưởng phòng: chịu trách nhiệm giúp giám đốc tổ chức, thực
hiện công tác nghiệp vụ chuyên môn của bệnh viện
- Chủ trì giao ban phòng hằng ngày và tham dự giao ban với các khoa
khi cần thiết. Dự các buổi giao ban bệnh viện, các buổi hội chẩn, kiểm thảo tử
vong khoa, liên khoa và bệnh viện
- Bố trí nhân lực trong phòng cho phù hợp với công việc
- Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, quy chế bệnh viện
- Nhận xét về tinh thần, thái độ trách nhiệm, khả năng công tác của các
thành viên để trình giám đốc. Đề nghị với giám đốc bệnh viện về các vấn đề liên
quan như: tuyển dụng, thuyên chuyển, khen thưởng, kỷ luật, tăng lương,
Năm là, trưởng khoa: người chịu trách nhiệm giúp giám đốc tổ chức
thực hiện các hoạt động của khoa và các nhiệm vụ được giao
- Thực hiện chủ trì giao ban khoa hàng ngày và dự giao ban bệnh viện.
Chủ trì các buổi hội chẩn, các buổi kiểm thảo tử vong ở khoa hoặc liên khoa
- Bố trí nhân lực trong khoa cho phù hợp công việc
- Chỉ định các phương pháp chẩn đoán, điều trị, sử dụng thuốc, chăm
sóc người bệnh, xử lý các trường hợp bất thường cho người bệnh trong khoa
- Kí các giấy tờ cho người bệnh vào viện, chuyển khoa, ra viện, chứng
nhận tình trạng sức khỏe cho người bệnh, duyệt người bệnh ra viện
- Nhận xét các thành viên trong khoa, kể cả học viên thực tập về thái
độ, trách nhiệm, kỹ năng chuyên môn, báo cáo giám đốc bệnh viện xét đề bạt,
đào tạo, nâng lương, khen thưởng, kỷ luật
46
Sáu là, bác sĩ khoa
- Khám bệnh, chẩn đoán, kê đơn thuốc cho người bệnh. Quyết định cho
người bệnh điều trị nội trú hay ngoại trú. Nắm tình hình giường bệnh ở các
khoa để bố trí người bệnh vào điều trị nội trú
- Theo dõi sát sao diễn biến bệnh lí của người bệnh nằm lưu lại khoa để
xử lý kịp thời. Theo dõi, quản lý người bệnh điều trị ngoại trú
- Tham gia hướng dẫn học viên đến học tập tại khoa theo sự phân công
của trưởng khoa
Bảy là, nữ hộ sinh
- Tiếp nhận, hướng dẫn sản phụ, người bệnh đến khám bệnh, điều trị,
thực hiện đúng quy chế chăm sóc người bệnh toàn diện.Thăm khám thai,
chuẩn bị đầy đủ dụng cụ đỡ đẻ, theo dõi chuyển dạ chu đáo mọi mặt trước khi
sản phụ đẻ. Khi phát hiện các dấu hiệu bất thường phải báo cáo bác sĩ để xử lí
kịp thời
- Thực hiện đỡ đẻ thường, phụ bác sĩ thực hiện kĩ thuật đỡ đẻ khó. Thực
hiện đầy đủ, chính xác y lệnh của bác sĩ điều trị, thường xuyên theo dõi tình
trạng sản phụ và trẻ sơ sinh, kịp thời báo cáo bác sĩ điều tri khi có diễn biến bất
thường và ghi đẩy đủ các diễn biến vào phiếu theo dõi, phiếu chăm sóc.
- Nhận và bàn giao tình trạng sản phụ, người bệnh, thuốc, công việc, tài
sản đầy đủ với kíp thường trực.
- Bảo quản tài sản, thuốc và các thiết bị y tế, hồ sơ bệnh án; vệ sinh
buồng bệnh và buồng thủ thuật trong phạm vi được phân công.
- Tham gia nghiên cứu khoa học và hướng dẫn học viên thực tập theo
sự phân công của trưởng khoa.
- Thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục sức khoẻ, kế hoạch hoá gia
đình, bảo vệ sức khoẻ bà mẹ và trẻ sơ sinh cho các sản phụ và người bệnh tại
khoa. Tham gia công tác chuyên khoa tại cộng đồng khi được phân công.
47
Tám là, hộ lý chung
- Thực hiện vệ sinh sạch, đẹp, ngăn nắp, trật tự trong các buồng bệnh,
buồng thủ thuật, buồng tắm, buồng vệ sinh, hành lang, cầu thang, buồng làm
việc của khoa theo quy chế quản lí buồng bệnh và buồng thủ thuật và quy chế
chống nhiễm khuẩn bệnh viện
- Phục vụ người bệnh, phụ chăm sóc người bệnh
- Thu gom, quản lý chất thải trong khoa, bảo quản tài sản chung
Chín là, y công
- Đảm bảo trật tự khu làm việc, buồng vệ sinh, buồng tắm và vệ sinh
ngoại cảnh thuộc khoa
- Phụ y tá (điều dưỡng), kĩ thuật viên thực hiện kĩ thuật chuyên môn
- Thu gom, xử lí chất thải đúng quy chế xử lí chất thải. Tẩy rửa khử
khuẩn dụng cụ chuyên môn. Y công nhà giặt chịu trách nhiệm giặt là, khâu vá
đồ vải theo đúng quy định. Nhận và vận chuyển các dụng cụ hỏng tới xưởng
sửa chữa.
Tất cả các thành viên của bệnh viện có trách nhiệm thực hiện đúng
nhiệm vụ, quyền hạn đã được phân công để bệnh viện Bạch Mai có thể hoàn
thành nhiệm vụ, quyền hạn của mình
2.2. Khái quát địa vị pháp lý của bệnh viện hạng đặc biệt Bạch Mai
2.2.1. Vị trí pháp lý của bệnh viện Bạch Mai
Bệnh viện Bạch Mai là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế với cơ chế
hoạt động Tự chủ kinh phí thường xuyên, được sự chỉ đạo của Chính phủ và
Bộ Y tế, Bệnh viện đang tiến hành xây dựng Đề án “Thí điểm đổi mới cơ chế
hoạt động theo hướng tự chủ toàn diện”.
Bệnh viện Bạch Mai được thành lập theo Nghị định số 615-
ZYO/NĐ/3A ngày 19/7/1955 quy định tổ chức các cơ quan kế cận và trực
thuộc Bộ Y tế của Bộ trưởng Bộ Y tế (tiền thân là Bệnh viện Lây Cống Vọng
48
được xây dựng từ năm 1911), được xác định lại theo Quyết định số 246/QĐ-
TTg ngày 12/02/2014 của Thủ tướng Chính phủ.
Bệnh viện Bạch Mai được công nhận là bệnh viện đa khoa hoàn chỉnh
hạng đặc biệt theo Quyết định số 186/QĐ-BNV ngày 25/01/2006 của Bộ
trưởng Bộ Nội vụ, là đơn vị sự nghiệp y tế trực thuộc Bộ Y tế, chịu sự quản lý
nhà nước về y tế của Bộ Y tế, có tư cách pháp nhân, có con dấu; được mở tài
khoản theo quy định của pháp luật, có trụ sở làm việc thành phố Hà Nội, chịu
sự quản lý hành chính theo lãnh thổ của địa phương nơi Bệnh viện đặt trụ sở
làm việc
2.2.2. Chức năng của bệnh viện hạng đặc biệt Bạch Mai
Bệnh viện Bạch Mai với vai trò là một bệnh viện hạng đăc biệt của Việt
Nam, bệnh viện có các chức năng:
- Cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh đa khoa; phòng bệnh và phục hồi
chức năng cho người bệnh trong cả nước.
- Đào tạo cán bộ y tế, thực hiện công tác chỉ đạo tuyến, tham gia phòng
chống dịch bệnh theo nhiệm vụ được phân công.
- Nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng khoa học, công nghệ, kỹ
thuật hiện đại để phục vụ người bệnh và phục vụ công tác nghiên cứu khoa
học và đào tạo, phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân.
- Thường trực Hội đồng Giám định y khoa Trung ương và chỉ đạo công
tác chuyên môn về giám định y khoa đối với các tỉnh, thành phố trong cả nước.
2.2.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của bệnh viện Bạch Mai
Để thực hiện chức năng trên, bệnh viện Bạch Mai có nhiệm vụ, quyền
hạn trong các lĩnh vực cụ thể như sau:
2.2.3.1. Nhiệm vụ của bệnh viện hạng đặc biệt Bạch Mai
Thứ nhất, trong công tác khám bệnh, chữa bệnh
- Tổ chức cung cấp dịch vụ kiểm tra sức khỏe, khám bệnh, chữa bệnh,
cấp cứu, điều trị đa khoa tuyến cuối trong hệ thống mạng lưới y tế Việt Nam
49
cho người bệnh trong cả nước, người bệnh nước ngoài, góp phần phục vụ
công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
- Khám sức khỏe cho các đối tượng đi công tác, học tập, lao động ở
trong nước và nước ngoài; khám sức khỏe cho người nước ngoài và các đối
tượng kết hôn với người nước ngoài;
- Tổ chức triển khai thực hiện các kỹ thuật y học hiện đại;
- Phục hồi chức năng sau điều trị và phục hồi chức năng tại cộng đồng;
- Nghiên cứu, áp dụng, mở rộng quy mô, phạm vi các hoạt động dịch
vụ khám bệnh, chữa bệnh theo đúng quy định của pháp luật;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Bộ Y tế
Bệnh viện Bạch Mai là bệnh viện tuyến cuối cùng trong bậc thang điều
trị, là tuyến cao nhất tiếp nhận và điều trị người bệnh trong phạm vi nhiều
vùng, từ các tỉnh, thành phố trong cả nước.
Trong những năm qua, bệnh viện Bạch Mai đã ứng dụng các kỹ thuật
cao, hiện đại trong chẩn đoán và điều trị. Bệnh viện đã triển khai nhiều quy
trình kỹ thuật mới, kỹ thuật chuyên sâu trong đó có những kỹ thuật lần đầu tiên
được ứng dụng trong chẩn đoán và điều trị tại Việt Nam và trong bệnh viện
như: Phẫu thuật thay khớp gối bán phần và toàn phần sử dụng Robot Mako.
Các Phẫu thuật điều trị biến dạng cột sống sử dụng hệ thống định vị không gian
3 chiều O arm (chỉnh vẹo, chỉnh gai cột sống, các bệnh lý thoái hóa cột sống).
Phẫu thuật nội soi hỗ trợ cắt thùy phổi điều trị ung thư phổi, nội soi lồng ngực
một lỗ cắt u trung thất. Xạ phẫu dao gamma quay điều trị u não ở trẻ em. Xạ trị
điều biến liều kết hợp PET/CT mô phỏng. Điều trị COPD bằng tế bao gốc mô
mỡ tự thân. Truyền hóa chất động mạch mắt. Đốt các khối u Gan, tuyến giáp.
Sinh thiết hút chân không tổn thương vú. Can thiệp dị dạng mạch thần kinh.
Điều trị can thiệp phình động mạch não, lấy huyết khối điều trị tắc mạch não
cấpChính vì thế bệnh viện đã khám và điều trị một số lượng lớn bệnh nhân,
giải quyết nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của xã hội
50
Về công tác chăm sóc bệnh nhân, bệnh viện chăm sóc thành công
nhiều ca bệnh nặng nguy kịch: Ca bệnh u gan lớn phức tạp, ca bệnh hiểm
nghèo suy đa tạngTriển khai thực hiện đề án Xây dựng hình ảnh
ĐD/KTY/HS/HL bệnh viện Bạch Mai Thân thiện – Tận tâm – Chu đáo hướng
tới sự hài lòng của người bệnh. Triển khai hiệu quả 03 đề án cải tiến chất
lượng trong công tác chăm sóc người bệnh: Dự án Hỗ trợ cải thiện chất
lượng dinh dưỡng lâm sàng, Dự án nâng cao kiến thức, thái độ, thực hành
của điều dưỡng về dự phòng và chăm sóc loét do đè ép, nâng cao năng lực
thực hành lâm sàng cho điều dưỡng.
Về công tác Dược, bệnh viện tiếp tục đôn đốc việc thực hiện Chỉ thị 05
của Bộ trưởng Bộ Y tế về chấn chỉnh công tác cung ứng, sử dụng thuốc trong
bệnh viện. Thực hiện tốt công tác đấu thầu thuốc và hóa chất sinh phẩm đảm
bảo đủ thuốc điều trị đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người bệnh. Chủ
động lập kế hoạch thực hiện tốt công tác dự trù và gọi hàng, đảm bảo đủ
thuốc và hóa chất sinh phẩm cho khám chữa bệnh và phòng chống dịch theo
hướng chuyên nghiệp hóa và sát với nhu cầu thực tế, đảm bảo đúng quy định.
Duy trì, triển khai các hoạt động Dược lâm sàng theo quy trình ISO.
Đơn vị Thông tin thuốc cung cấp thông tin về thuốc kịp thời cho các khoa lâm
sàng. Tổ chức nhiều đoàn kiểm tra liên phòng giám sát việc sử dụng, kê đơn
thuốc. Triển khai và thực hiện tốt việc sử dụng kháng sinh dự phòng phẫu
thuật tại khoa Phẫu thuật lồng ngực-mạch. Tham gia hội chẩn với các khoa
và toàn bệnh viện 337 ca. Theo dõi, giám sát và báo cáo ADR thường xuyên.
Bệnh viện Bạch Mai là đơn vị có số lượng báo cáo ADR cao nhất trong toàn
quốc. Tổ chức thành công Hội nghị Dược lâm sàng bệnh viện Bạch Mai lần I
với sự tham gia của các báo cáo viên trong nước và quốc tế như Úc, Nhật và
trên 600 đại biểu trong toàn quốc.
51
Hệ thống nhà thuốc bệnh viện tiếp tục phát triển cả về quy mô, doanh
số, lãi suất cũng như khả năng phục vụ KCB của bệnh viện, đưa vào hoạt
động thêm nhà thuốc số 9, xây dựng hệ thống nhà thuốc bệnh viện Bạch Mai
đạt tốp 10 “Thương hiệu nổi tiếng đất Việt năm 2018” đáp ứng đầy đủ và kịp
thời cho nhu cầu của người bệnh với chất lượng thuốc, chất lượng phục vụ
theo đúng thông tư 22 của Bộ Y tế, góp phần nâng cao chất lượng điều trị và
hỗ trợ công tác đảm bảo đời sống cho cán bộ viên chức bệnh viện.
Thứ hai, trong công tác nghiên cứu khoa học
- Tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ; nghiên cứu, ứng dụng,
chuyển giao các kỹ thuật mới, phương pháp mới trong hoạt động khám bệnh,
chữa bệnh; tham gia nghiên cứu để giải quyết những vấn đề liên quan đến sức
khỏe của người dân tại địa phương và trong cả nước;
- Chủ trì và tham gia các công trình nghiên cứu khoa học theo sự phân
công của cấp có thẩm quyền.
- Tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học với các tổ
chức, cá nhân trong và ngoài nước theo đúng quy định của pháp luật.
Thứ ba, trong công tác giám định y khoa
Bệnh viện Bạch Mai có nhiệm vụ thực hiện theo Quyết định số
4375/QĐ-BYT ngày 24/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Quy chế tổ
chức và hoạt động của Viện Giám định Y khoa thuộc Bệnh viện Bạch Mai.
Bệnh viện Bạch Mai từ xưa tới nay luôn có uy tín cao và kinh nghiệm
trong chẩn đoán và điều trị viêm gan vi-rút, nhiễm HIV/AIDS, uốn ván, nhiễm
trùng huyết suy đa phủ tạng, viêm màng não, sốt rét nặng biến chứng, uốn ván
nặng, sốt xuất huyết,... Hoàn thành xuất sắc công tác chống dịch, đặc biệt các
dịch bệnh nguy hiểm: “Dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm” năm 2007, dịch tay -
chân - miệng 2008, dịch cúm A H1N1 và Sốt xuất huyết Dengue 2009, dịch sởi
52
2014, dịch Sốt xuất huyết Dengue 2015, Giám sát các dịch bệnh nguy hiểm
như cúm A H5N1, H7N9, chuẩn bị ứng phó dịch Ebola (2014), ứng phó với
Hội chứng Hô hấp vùng Trung Đông MERS-CoV (2015)...
Dịch sốt xuất huyết xảy ra chủ yếu vào các tháng 7 đến tháng 10,
những ca bệnh nặng thường gặp ở phụ nữ có thai mắc, có bệnh tự miễn. Nhờ
sự chỉ đạo kịp thời, trực tiếp của Ban Giám đốc, Ban chỉ đạo Chống dịch và
sự nỗ lực hết mình của các bác sỹ, điều dưỡng, hộ lý khoa Truyền Nhiễm,
nhiều ca bệnh nặng đã được cứu chữa thành công.
Bệnh viện Bạch Mai luôn thực hiện rất tốt chức năng phòng chống
dịch, chỉ đạo các đơn vị trong Bệnh viện tích cực đảm bảo công tác phòng
chống dịch như thành lập Ban chỉ đạo, xây dựng kế hoạch, các phương án tiếp
nhận, sàng lọc, phân luồng, cách ly. Đồng thời cung cấp các phương tiện
phòng hộ cho cán bộ nhân viên, thiết lập khu vực tiếp nhận bệnh nhân, tập
huấn cho toàn bộ CBVC bệnh viện về phòng chống dịch. Ban giám đốc bệnh
viện cùng lãnh đạo một số đơn vị như Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Khoa Hồi
sức tích cực, Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, Khoa Cấp cứuđã tích cực tham
gia cùng Bộ y tế xây dựng phác đồ hướng dẫn chẩn đoán điều trị, dự phòng
lây nhiễm dịch bệnh
Khoa Truyền nhiễm bệnh luôn tổ chức kịp thời lớp tập huấn cho các
cán bộ y bác sĩ và Điều dưỡng BV nâng cao kiến thức để phòng và phát hiện
dịch bệnh trong thực tế; Khoa Dược, phòng Vật tư TBYT, Hành chính QT
chủ động trong công tác chuẩn bị thuốc, trang thiết bị sẵn sàng ứng phó các
tình huống dịch bệnh; Phòng tổ chức cán bộ và phòng tài chính kế toán chủ
động chuẩn bị kinh phí cho nhân viên y tế tham gia phòng chống dịch kịp
thời; Các bác sĩ lâm sàng trong quá trình khám bệnh khai thác kỹ tiền sử bệnh
nhân và những yếu tố dịch để có thể phát hiện sớm; Phòng công tác xã hội
tích cực tăng cường công tác truyền thông để người bệnh và người nhà bệnh
nhân có ý thức phòng bệnh nhưng không quá hoang mang lo lắng
53
Thứ tư, đào tạo, bồi dưỡng nhân lực y tế
- Bệnh viện Bạch Mai là cơ sở thực hành của một số cơ sở đào tạo nhân
lực y tế theo quy định của pháp luật và của Bộ Y tế;
- Tham gia đào tạo điều dưỡng, kỹ thuật viên, bác sĩ, bác sĩ nội trú, thạc
sĩ y học, tiến sĩ y học, bác sĩ chuyên khoa I, chuyên khoa II;
- Tham gia đào tạo sinh viên, thực tập sinh và nghiên cứu sinh nước
ngoài đến học tập và nghiên cứu tại Bệnh viện.
- Đào tạo liên tục và đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ, viên chức
trong Bệnh viện và các cơ sở y tế khác có nhu cầu.
- Hướng dẫn thực hành khám bệnh, chữa bệnh cho người có văn bằng
chuyên môn liên quan đến y tế được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam có nhu
cầu theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.
Phòng Nghiên cứu khoa học của bệnh viện Bạch Mai trong những năm qua
đã giám sát chặt chẽ các nhiệm vụ khoa học công nghệ chậm tiến độ và có nguy
cơ chậm tiến độ, từ đó chủ động tháo gỡ khó khăn cho các chủ nhiệm đề tài.
Bệnh viện duy trì quản lý nhiệm vụ khoa học công nghệ tại các đơn vị
thông qua hệ thống mạng lưới thư ký khoa học. Hồ sơ nghiên cứu khoa học
được quản lý theo tiêu chuẩn ISO tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân và đơn
vị trong bệnh viện hoàn thiện về hồ sơ nghiên cứu khoa học cũng như được
đánh giá tốt trong các cuộc kiểm tra của bệnh viện.
Thứ năm, trong công tác chỉ đạo tuyến
- Tham mưu giúp Bộ Y tế xây dựng hệ thống mạng lưới các cơ sở
khám chữa bệnh và phòng bệnh cho các tỉnh, thành phố trong cả nước quy
định tại Quyết định số 4026/QĐ-BYT ngày 20/10/2010 của Bộ trưởng Bộ Y
tế và các văn bản có liên quan.
- Tham gia hỗ trợ tuyến dưới tổ chức triển khai các chương trình, dự án
phát triển y tế cơ sở;
54
- Chuyển giao và hỗ trợ các kỹ thuật chuyên môn cho các tuyến theo
quy định của cấp có thẩm quyền và các đơn vị khác có nhu cầu;
- Theo dõi, giám sát các hoạt động chuyên môn trong khu vực được
phân công;
- Thực hiện các nhiệm vụ chỉ đạo tuyến khác khi được phân công.
Trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến của bệnh viện Bạch Mai là một
trong nhiều trung tâm đào tạo và chỉ đạo tuyến được thành lập sớm nhất của
bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế. Trong những năm qua, trung tâm đã đưa Bạch
Mai lan tỏa rộng khắp, đến các vùng sâu, vùng xa, khẳng định thương hiệu là
trung tâm đào tạo thực hành y học hàng đầu của cả nước.
Từ khi thành lập cho đến nay, trung tâm đào tạo và chỉ đạo tuyến của
bệnh viện Bạch Mai đã làm tốt nhiệm vụ của mình, xây dựng và hoàn thiện
mô hình đào tạo liên tục và chỉ đạo tuyến, mô hình Trung tâm/ Phòng/ Tổ đào
tạo và chỉ đạo tuyến; tư vấn, hỗ trợ và chuyển giao cho hầu hết các bệnh viện
và đang được áp dụng tại hầu hết các bệnh viện tuyến trung ương, tỉnh thành.
Bệnh viện đã chuyển giao kỹ thuật, kỹ thuật chuyên sâu cho số lượng
rất lớn học viên trên cả nước, triển khai hiệu quả, chất lượng và bền vững
công tác chỉ đạo tuyến tới tất cả các tỉnh thành phía Bắc. Đặc biệt ứng dụng
khoa học công nghệ cao và công nghệ thông minh trong nền công nghiệp 4.0
vào hoạt động quản lý đào tạo và chỉ đạo tuyến. Bên cạnh đó, hoạt động đào
tạo, hội chẩn, trao đổi chuyên môn trực tuyến với các bệnh viện trong và
ngoài nước đã được triển khai thường quy hàng tuần
Bạch Mai là bệnh viện đầu tiên triển khai thành công mô hình thí điểm
đào tạo chính quy sau đại học hệ thực hành (BSNT, BSCKI, BSCKII). Các
học viên đã được nhận bằng tốt nghiệp do Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai và
Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội ký. Gần 100% học viên rất hài lòng
khi tham gia đào tạo tại Bệnh viện Bạch Mai và 80% áp dụng tốt vào thực tế
tại cơ sở
55
BV Bạch Mai đã tổ chức thành công hơn 1000 khóa đào tạo liên tục với
76.678 lượt cán bộ y tế các trình độ chuyên môn từ y tá, điều dưỡng đến bác sĩ,
thạc sĩ, tiến sĩ thuộc hơn 500 cơ sở khám chữa bệnh trong cả nước từ tuyến trung
ương đến cơ sở. Số liệu cụ thể qua các năm được thể hiện tại bảng dưới đây:
Bảng 2.2: Số liệu tổng hợp về đào tạo liên tục của BV Bạch Mai
(2015 – 2018)
Năm 2015 2016 2017 2018
Số lớp 221 238 235 243
Số học viên 7.179 11.006 9.265 8.624
(Nguồn: Bệnh viện Bạch Mai)
Qua bảng 2.2 tổng hợp về hoạt động đào tạo của Bệnh viện Bạch Mai.
Mỗi năm số lớp mới được mở ra biến động không đều qua từng năm, nếu như
năm 2015 số lớp được mở ra là 221 lớp thì đến năm 2016 là 238 lớp, tăng 17
lớp. Năm 2017 số lượng lớp mới được mở là 235 lớp giảm nhẹ 3 lớp so với
năm 2016. Nhưng đến năm 2018 thì số lượng lớp được mở ra là 243 lớp tăng
thêm 9 lớp so với năm 2017. Số lượng học viên lại có xu hướng giảm, nếu
như năm 2015 là 7.179 học viên thì sang đến năm 2016 là 11.006 học viên
tăng 3827 học viên. Nhưng đến năm 2017 và năm 2018 thì số lượng học viên
lại liên tục giảm so, năm 2017 là 9.265 học viên giảm 1.741 học viên so với
năm 2016, còn đến năm 2018 thì số học viên là 8.624 học viên giảm 641 học
viên so với năm 2017. Nhìn vảo bảng 2.2 ta có thể thấy mặc dù số lượng lớp
tăng nhưng số học viên đang có xu hướng giảm cho thấy cần có thêm nhiều
biện pháp để thu hút thêm học viên tham gia học tập tại bệnh viện.
Chương trình đào tạo liên tục được đánh giá là rất có hiệu quả trong việc
nâng cao năng lực chuyên môn không những cho các học viên tham gia đào tạo
mà còn cho các đồng nghiệp thông qua các hình thức chia sẻ sau đào tạo
56
Bệnh viện Bạch Mai cũng triển khai giám sát, đánh giá hiệu quả sau đào
tạo, chuyển giao kỹ thuật với học viên đã tiếp nhận các kỹ thuật tại bệnh viện
Bệnh viện tổ chức tuyển dụng viên chức bằng hình thức thi tuyển. Phối
hợp với Trường Đào tạo bồi dưỡng cán bộ công thương Trung ương để mở
lớp đào tạo trung cấp Lý luận chính trị tại bệnh viện cho học viên. Cử cán bộ
đi học tập trong và ngoài nước. Giải quyết kịp thời chế độ lương, phụ cấp
theo lương, phụ cấp chống dịch, bảo hiểm, ốm, thai sản và chế độ hưu trí cho
cán bộ bệnh viện. Nâng lương thường xuyên cho nhân viên bệnh viện. Bệnh
viện Bạch Mai cũng đề xuất với Đảng ủy, Ban Giám đốc và Hội đồng Thi đua
khen thưởng những tập thể và cá nhân đạt thành tích cao
Thứ sáu, nhiệm vụ hợp tác quốc tế
- Chủ động khai thác, thiết lập các mối quan hệ hợp tác, trao đổi kinh
nghiệm và trao đổi chuyên gia về khám, chữa bệnh; nghiên cứu khoa học; đào
tạo cán bộ với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; xây dựng các dự án đầu tư
liên doanh, liên kết với các nước và các tổ chức quốc tế về dịch vụ y tế theo
quy định của pháp luật.
- Xây dựng kế hoạch đoàn ra, đoàn vào theo chương trình hợp tác quốc
tế của Bệnh viện; cử cán bộ, viên chức, học viên đi học tập, nghiên cứu, công
tác ở nước ngoài; hợp tác trao đổi và tiếp nhận giảng viên, học viên là người
nước ngoài đến nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm và học tập tại Bệnh viện và
ngược lại theo quy định của pháp luật; quản lý đoàn ra, đoàn vào trong phạm
vi hoạt động của Bệnh viện theo quy định của Bộ Y tế.
- Tổ chức các hội nghị, hội thảo, các lớp học quốc tế về các lĩnh vực
thuộc phạm vi của Bệnh viện quản lý theo quy định của pháp luật.
Thứ bảy, nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh, thiên tai, thảm họa
- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan trong và ngoài ngành y tế để thực
hiện công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe, phòng chống dịch bệnh,
57
phòng chống tai nạn thương tích, tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn
sinh hoạt.
- Thực hiện các nhiệm vụ phòng bệnh, phòng chống dịch bệnh, khắc
phục hậu quả thiên tai, thảm họa theo chỉ đạo của các
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_dia_vi_phap_ly_cua_benh_vien_hang_dac_biet_tu_thuc.pdf