MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1.Tính cấp thiết của đề tài 1
2.Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4.Phương pháp nghiên cứu của luận văn 3
5.Cơ cấu của luận văn 4
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHẾ ĐỊNH THẨM PHÁN TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM 5
1.1 Khái niệm Thẩm phán. 5
1.2. Vị trí, chức năng của Thẩm phán trong tố tụng hình sự 7
1.2.1 Quyền hạn và trách nhiệm của Thẩm phán 9
1.3. Mối quan hệ của Thẩm phán trong hoạt đồn Tố Tụng 9
1.4. Lịch sử hình thành và phát triển của đội ngũ Thẩm phán ở nuứơc ta từ Cách mạng tháng 8 năm 1945 đến nay. 14
14.1 Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1980 14
1.4.2. Giai đoạn từ năm 1980 đến năm 1992 18
1.4.3.Giai đoạn từ năm 2002 đến nay 21
CHƯƠNG 2. QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ HIỆN HÀNH VỀ ĐIA VỊ PHÁP LÝ CỦA THẨM PHÁN TRONG XÉT XỬ VỤ ÁN HÌNH SỰ 24
2.1 Những nguyên tắc hoạt động của Thẩm phán trong xét xử vụ án hình sự 24
2.1.1. Nguyên tắc “ không ai bị coi là cố tội khi chưa có bản án kết tội của tào án đã có hiệu lực pháp luật”. 24
2.1.2. Nguyên tắc khi xét xử Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật 25
2.1.3. Nguyên tắc xét xử tập thể và quyết định theo đa số. 29
2.2. Những quyền hạn và nghiã vụ cụ thể của Thẩm phán khi tham gia xét xử vụ án hình sự. 30
2.2.1. Quyền hạn, trách nhiệm của Thẩm phán trong quá trình chuẩn bị xét xử. 31
2.2.2. Quyền hạn, trách nhiệm của Thẩm phán trong quá trình xét xử tại phiên tòa 34
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA THẨM PHÁN TRƯỚC YÊU CẦU CẢI CÁCH TƯ PHÁP Ở VIỆT NAM 43
3.1.Thực trạng đội ngũ Thẩm phán trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. 43
3.1.1. Thực trạng số lượng và chất lượng đội ngũ Thẩm phán. 43
3.1.2 Thực trạng quá trình giải quyết vụ án hình sự của Thẩm phán. 48
3.2. Nâng cao chất lượng tranh tụng trong xét xử vụ án hình sự . 49
3.3 Nâng cao vai trò của Thẩm phán . 58
KẾT LUẬN 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO 62
66 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4233 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Địa vị pháp lý của Thẩm phán trong tố tụng hình sự trước yêu cầu cải cách tư pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nguyên tắc xét xử được giao cho các Thẩm phán độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền thì nguyên tắc này càng đòi hỏi tôn trọng và thực hiện trên thực tế. Toà án độc lập như thế nào? Điều 2 Hiến pháp năm 1992 được sửa đổi năm 2001 quy định “…quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”. Trong điều kiện Toà án phải báo cáo công tác và chịu sự giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân đại phương, thì tính độc lập của Toà án rõ ràng bị hạn chế, kèm theo đó là tính độc lập của Thẩm phá. Việc xây dựng Nhà nước pháp quyền đòi hỏi phải tăng cường tính độc lập của Toà án hơn nữa.
Bên cạnh việc phải chịu sự giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân địa phương, Toà án còn phải chịu giám sát lãnh đạo của Đảng. Đây là một tất yếu khách quan, vì Đảng cầm quyền phải vạch ra đường lối cho đất nước và nắm được hoạt động của bộ máy nhà nước, Toà án không nằm ngoài số đó.
Đảng lãnh đạo Nhà nước thông qua đường lối chính trị và giới thiệu Đảng viên tham gia vào các chức danh của Nhà nước. Điều này có ảnh hưởng đến tình hình độc lập của Thẩm phán khi xét xử. Tất nhiên không thể có Toà án phi chính trị, hoạt động của Toà án phải thể hiện bản chất giai cấp sâu sắc. Nhưng việc tạo ra một cơ chế độc lập cho Thẩm phán trong mối liên hệ với Đảng cầm quyền là điều cần thiết. Mặc dù cấp uỷ Đảng không can thiệp trực tiếp vào việc giải quyết vụ án cụ thể, nhưng tuỳ thuộc vào yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm ở địa phương trong từng giai đoạn mà cấp uỷ đòi hỏi việc xử án hình sự theo hướng nghiêm khắc hơn đối với một số tội phạm cụ thể. Trong trường hợp này, Thẩm phán vừa phải phục vụ nhiệm vụ chính trị ở địa phương vừa phải căn cứ vào pháp luật để xét xử theo mặt bằng chung ở phạm vi cả nước. Mâu thuẫn này có làm ảnh hưởng đến tính độc lập của Thẩm phán.
Sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động xét xử còn thông qua công tác tổchức. Các Thẩm phán khi bổ nhiệm mới hay tái bổ nhiệm đều phải có ý kiến thỏa thuận của Ban trường vụ cấp ủy cho nên họ có thái độ rất thận trọng khi giữ mối quan hệ với cấp ủy Đảng, một điều ảnh hưởnh khá lớn đến tính độc lập của Thẩm phán. Hầu hết Thẩm phán là đảng viên và sinh hoạt đảng phụ thuộc cấp ủy địa phương thông qua quản lý đảng viên và công tac kiểm tra đảng của cán bộ cấp ủy đã tác động gián tiếp đến hoạt động xét xử của Thẩm phán. Đây là lý do xác đáng để thành lập Tòa án khu vực không phụ thuộc vào đơn vị hành chính như hiện nay.
Nguyên tắc khi xét xử Thẩm phán chỉ tuân theo pháp luật được hiểu là pháp luật quy định như thế nào thì Thẩm phán phải làm và có quyền làm đúng như vậy. Loại trừ kha năng hiểu sai hoặc cố ý làm trái luật vì đây là vấn đề năng lực đạo đức nghề nghiệp, phần còn lại không được làm đúng pháp luật. Vấn đề này một phần do tính độc lập của Thẩm phán có lúc chưa được đảm bảo, mặt khác do cơ chế vận hành của bộ máy Tòa án. Các cấp Tòa án hiện nay vẫn còn tồn tại việc gọi là “duyệt án” và “thỉnh thị án”. Thực ra đây là việc cần thiết để người lãnh đạo Tòa án nắm bắt được nội dung vụ án để có thể điều hành hoạt động xét xử, cũng là giúp Thẩm phán báo cáo quan điểm xử lý vụ án trước người có trách nhiệm và rà soát lại quan điểm bằng ý kiến tập thể, thông qua đó mà tránh được sai lầm không đáng có. Việc làm này còn có tác dụng hạn chế sự tùy tiện của Thẩm phán. Theo luật Tổ chức Tòa án nhân dân thì Chánh án Tòa án nhânh dân địa phương báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân cùng cấp(Điều 31, Điều33). Nếu Chánh án không nắm bắt và chỉ đạo được quan điểm xét xử thì không đảm bảo được pháp chế thống nhất ngay trong Tòa án cấp mình bởi vì sẽ có đường lối xử lý khác nhau giữa các Thẩm phán khác nhau. Việc “duyệt án” trước khi xét xử đương nhiên và bắt buộc ở các Tòa án nếu xét về lề lối làm việc. Nhiều Thẩm phán cho rằng “duyệt án” xong coi như vụ án đã được xử xong và quan điểm như vậy là bất di bất dịch. Lại có những vị Chánh án thông qua việc “duyệt án” mà áp đặt quan điểm, bắt buộc Thẩm phán phải trung thành với quan điểm đó. Trường hợp kết quả xét xử khác đi mà không xin ý kiến trở lại trước khi quyết định được xem như vi phạm quy tắc nghề nhiệp. Cả hai thái độ tâm lý này đều trái với mong muốn của nhà lập pháp khi cố gắng tạo ra khả năng độc lập và chỉ tuân theo pháp luật cho Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân.
Việc “thỉnh thị án” trong xét xử vụ án hình sự trong những năm qua có giảm so với trước đây phần vì các quy định của pháp luật được ban hành đầy đủ, văn bản hướng dấn kịp thời, phần khác do năng lực trình độ chuyên môn của Thẩm phán được nâng cao. Nhưng cho dù ở giai đoạn lịch sử nào thì “thỉnh thị án” vẫn là điều cần thiết. Vì Tòa án cấp trên ngoài việc giám đốc xét xử Tòa án cấp dưới còn có chức năng hướng dẫn và bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong ngành và địa phương của mình (Điều 22, Điều 29 Luật Tổ chức tòa án nhân dân năm 2002). Khi Tòa án cấp sơ thẩm vướng mắc về căn cứ pháp luật hay quan điểm giải quyết vụ án như việc có đủ căn cứ buộc tội, có bị truy tố hay không hoặc có khả năng kết tội gì thì thường có báo cáo xin ý kiếm Tòa án cấp trên. Tòa án cấp trên mà trực tiếp những người chuyên làm công tác giám đốc thẩm nghiên cứu hồ sơ và đưa ra quan điểm đối với vụ án. Quan điểm này được khẳng định bởi một tập thể có trách nhiệm của Tòa án ( ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh). Mặc dù về nguyên tắc điều đó không phải là bắt buộc nhưng nó được sử dụng như một “chiếc gậy chỉ huy” đối với Thẩm phán. hội đông xét xử có tâm lý cho rằng hướng dẫn của Tòa án cấp trên là đúng đắn và không còn thận trọng cần thiết khi đánh giá chứng cứ ở phiên tòa dẫn đến quyết đinh sai lầm bởi vì có những chứng cứ mới xuất hiện mà cấp hướng dấn chưa được biết. Cũng không ít trường hợp khi vụ án được xét xử lại ở cấp phúc thẩm bởi Tòa án chuyên trách thì quan điểm bị đánh giá khác so với hướng dẫn của ủy ban Thẩm phán trước đây, thậm chí chính ủy ban Thẩm phán cũng không đánh giá lại quan điểm.
Nguyên tắc “khi xét xử Thẩm phán và hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” còn bị ràng buộc bởi mối quan hệ giữa họ với những người tham gia tố tụng. Các mối quan hệ xã hội, làng xóm, bạn bè (không thuộc trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi) cũng ảnh hưởng rất nhiều đến kết quáet xử, làm cho Thẩm phán trong nhiều trường hợp không làm đúng như quy định của pháp luật. Thẩm phán chỉ tuân theo pháp luật khi xét xử thì hay bị trách móc đời thường. Do ảnh hưởng bởi các quan hệ xã hội mà xét xử theo hướng giảm nhẹ đến mức “không không tuân theo pháp luật” là điều xảy ra phổ biến ở các cấp Tòa án như việc xử dưới mức thấp nhất của khung hình phạt, cho hưởng án treo mà không có căn cứ. Năm 2002 Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án nhân dân tối cao đã phải hủy để tăng hình phạt chính theo trình tự giám đốc thẩm với 87 trường hợp trong cả nước. Theo Báo cáo tổng kết công tác Tòa án năm 2005 khẳng định “Một số trường hợp, việc cho bị cáo được hưởng án treo ở Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm còn thiếu căn cứ”. Để giảm bớt áp lực này cho Thẩm phán cần học tập kinh nghiệm của cha ông là “không làm quan ở quê hương mình, không lấy vợ ở nơi mình làm quan và không làm quan ở đâu quá lâu”. Điều này liên quan đến công tác tổ chức và luân chuyển cán bộ mà Nghị quyết trung ương 3 khóa VIII của Đảng đã nêu: “ Căn cứ nhu cầu công tác, sở trường cán bộ, cấp ủy Đảng lập kế hoạch luân chuyển cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý giữa các vùng, các ngành và các cấp nhằm sử dụng hiệu quả và tạo nên sự đồng bộ trong đội ngũ cán bộ”.
2.1.3. Nguyên tắc xét xử tập thể và quyết định theo đa số.
Xét xử tập thể đòi hỏi của nền tư pháp dân chủ và trong thực tiễn chưa bao giời bị vi phạm. Nhưng việc quyết định theo đa số còn có vấn đề bất cập. Hội thẩm khi tham gia xét xử vì nhận thức sai lầm hay do bị tác động mà biểu quyết không đúng vấn đề được quy định, Hội thẩm lại chiếm đa số nên bản án được tuyên theo hướng đó. Cũng có trường hợp Thẩm phán vì muốn áp dụng tội danh hay hình phạt nhẹ hơn nhưng lai thuyết phục Hội thẩm biểu quyết đa số theo hướng đó, còn bản thâm Thẩm phán thì biểu quyết ngược lại (nhằm trốn tránh trách nhiệm sau này) để rồi tuyên bản án rõ ràng là không hợp lý.
Tuyên án theo đa số là cơ chế đương nhiên của việc xét xử tập thể, nói chung là đưa ra kết quả đúng nếu không có sự tác động trái chiều. Quyết định theo đa số cũng có thể dẫn kết quả chưa đúng, điều này sẽ được khắc phục bằng cấp xét xử cao hơn do chính Thẩm phán, Chủ tọa hay Tòa án cấp trên phát hiện khi kiểm tra giám đốc thẩm. Kết luận của Chánh án Toà án nhân dân tối cao tại Hội nghị tổnh kết ngành Tòa án năm 1990 có nêu: “ Một số vụ án xét xử sai là do có tình trạng Hội thẩm nhân dân có thể và bị tác động không đúng đã buộc Thẩm phán phải tuyên án theo biểu quyết đa số, Thẩm phán Chủ tọa phiên tòa không đồng ý với ý kiến bởi vì không đúng pháp luật, nhưng giải thích thuyết phục không được”. Quan điểm chính thức của Chánh án Tòa an nhân dân tối cao là bắt buộc Thẩm phán phải tuyên án theo đa số vì đó là quy định của pháp luật. Nếu Thẩm phán thấy rõ ràng quyết định như vậy là sai thì có thể đề nghị Viện kiểm sát kháng nghị theo trình tự phúc thẩm hay báo cáo Tòa án cấp trên khắc phục sai lầm.
2.2. Những quyền hạn và nghĩa vụ cua Thẩm phán khi tham gia xét xử vụ án hình sự.
Thẩm phán với tư cách thực hiện chức năng xét xử, thay mặt Hội đồng xét xử tuyên án nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quyết định một người có tội hay không có tội, quyết định loại và mức hình phạt đối với người có tội. Để Thẩm phán có thể thực hiện được chức năng này, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 đã quy định cụ thể về quyền hạn, trách nhiệm của Thẩm phán trong quá trình giải quyết vụ an hình sự.
Xuất phát từ những nguyên tắc của Hiến pháp về bảo vệ quyền lợi của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, Luật Tố tụng hính sự quy định trình tự xứt xử vụ án hình sự đảm bảo đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, Vì vậy, việc xét xử án hình sự có thể trải qua nhiều giai đoạn khác nhau từ xé xử sơ thẩm đến xét xử phúc thẩm. Trường hợp phát hiện có sự vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong quá trình giải quyết vụ án hoặc khi phát hiện những tình tiết mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án hoặc quyết định mà Tòa án không thể biết được khi ra bản án hoặc quyết định đó thì bản án đã có hiệu lực pháp luật vẫn được đưa ra xem xét theo trình tự giám đốc thẩm hoặc tái thẩm nhằm xác định lại tính có căn cứ và hợp pháp của bản án hình sự mà Tòa án đã tuyên với người phạm tội. Tuy nhiên, không phải tất cả các vụ án hình sự đều trải qua các giai đoạn nói trên. Vụ án đưa ra xét xử sơ thẩm là bắt buộc, còn xét xử phúc thẩm, giám đóc thẩm, tái thẩm thì tùy thuộc vào những căn cứ của các kháng cáo, kháng nghị theo thẩm quyền và theo luật định để xác định cần thiết hay không cần thiết viêc Tòa án cấp trên mở phiên tòa xem xét lại bản án hoặc quyết định của Tào án sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật. Quyền hạn và trách nhiệm của Thẩm phán được thể hiện rõ nét ở mỗi trình tự xét xử vụ án hình sự.
2.2.1. Quyền hạn, trách nhiệm của Thẩm phán trong quá trình chuẩn bị xét xử.
Chuẩn bị xét xử là bước cần thiết của giai đoạn xét xử. Chuẩn bị xét xử vụ án hình sự nhằm đưa ra những điều kiện đảm bảo cho việc xét xử tại phiên tòa được diễn ra thuận lợi, đúng quy định của pháp luật. Quá trình này cũng quyết định rất nhiều đến chất lượng xét xử tại phiên toà.
Đối với việc chuẩn bị cho xét xử sơ thẩm vụ án hình sự: Chuẩn bị cho việc xét xử vụ án hình sự nhằm đưa ra phiên tòa những việc chưa được điều tra đầy đủ hoặc không được khởi tố vụ án hình sự. Chuẩn bị xét xử được bắt đầu từ khi Tòa án nhận hồ sơ vụ án cùng bản cáo trạng của Viện kiểm sát chuyển sang. Thẩm phán được phân công giải quyết, xét xử vụ án hình sự có nhiệm vụ nghiên cứu hồ sơ vụ án trước khi mở phiên tòa và quyết định một loạt các công việc về thủ tục cũng như nội dung để chuẩn bị tiến tới mở phiên tòa xét xử.
Khoản 1, Điều 39, Bộ luật Tố tụng hình sự quy định: “Thẩm phán được phân công giải quyết, xét xử vụ án hình sự có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: nghiên cứu hồ sơ vụ án trước khi mở phiên tòa...”.
Khỏa 1, Điều 176, Bộ luật Tố tụng hình sự quy định: “Sau khi nhận hồ sơ thụ lý vụ án, Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa có nhiệm vụ nghiên cứu hồ sơ, giải quyết các khiếu nại và yêu cầu những người tham gia tố tụng và tiến hành nhưng việc khác cần thiết cho việc mở phiên tòa”.
Sau khi hồ sơ vu án được thụ lý, Chán án Tòa án phân công ngay Thẩm phán là chủ tọa phiên tòa. Để đảm bảo cho việc xét xử đúng thẩm quyền, tránh được những chi phí không cần thiết, Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa sau khi nhân được hồ sơ vụ án cần xác định ngay vụ án này thuộc thẩm quyền xét xử của mình hay không. Nếu vụ án thuộc thẩm quyền của mình thì tiếp tục giải quyết vụ án theo thủ tục chung. Ngược lại, nếu thấy rằng vụ án này không thuộc thẩm quyền của mình thì đề nghị với Chánh án Tòa án chuyển vụ án cho Tòa án có thẩm quyền .
Nghiên cứu hồ sơ vu án và tiến hành đánh giá, đối chiếu với các chứng cứ đã thu thập được trong hồ sơ vụ án vừa có trọng tâm, trọng điểm; vừa tổng quát, toàn diện sẽ giúp cho Thẩm phán xác định được phương hướng xét hỏi, điều tra thêm và đinh hướng việc giải quyết, xét xử vụ án đúng pháp luật khi tiến hành công khai.
Theo quy định tại Khoản 2, Điều 176, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003: Trong thời gian ba mươi ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng, bốn mươi ngày đối với tội phạm nghiêm trọng, hai tháng đối với tội rất nghiêm trọng, ba tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, kể từ ngày nhận hồ sơ vụ án, Thẩm phán được phân công Chủ tọa phiên tòa phải ra một trong những quyết định như sau: a) Đưa vụ án ra xét xử; b) Trả hồ sơ để điều tra bổ sung; c) Đình chỉ vụ án; d) Tạm đình chỉ vụ án.
Nếu qua nghiên cứu hồ sơ vụ án mà thấy răng vụ án đủ chứng cứ chứng minh tội phạm thì Thẩm phán được phân công Chủ tạo phiên tòa Quyết định đưa vụ án ra xét xử: Trong thời hạn mời năm ngày, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trong trường hợp có lý do chính đáng thì Tòa án có thể mở phiên tòa trong thời hạn ba mươi ngày. Căn cứ vào quyết định đưa vụ án ra xét xử, Thẩm phán quyết định triệu tập những người cần xét hỏi đến phiên tòa.
Nếu trong quá trình nghiên cứu hồ sơ vụ án, thấy rằng cần phải xem xét thêm những chứng cứ quan trọng đối với vụ án mà không thể bổ sung tại phiên tòa được, hoặc thấy rằng bị cáo phạm tội khác hoặc có đồng phạm khác, hoặc phát hiện có sự vi phạm nghiêm trọng thủ tục Tố tụng, Thẩm phán ra Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Quyết định này được gửi cho Viện kiểm sát. Trong thời hạn mười năm ngày sau khi nhân lại hồ sơ từ Viên kiểm sát, Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa phải ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.
Nếu trong quá trình nghiên cứu hồ sơ, thấy có các căn cứ quy định tại Điều 160, Bộ luật Tố tụng hình sự: Bị can bị bện tâm thầm hoặc bệnh hiểm nghèo khác có chứng nhận Hội đồng giám định pháp y hoặc chưa xác định được bị cáo hoặc không biết rõ được bị cáo đang ở đâu thì Thẩm phán ra Quyết định tạm đình chỉ vụ án, nếu thấy có: 1. Căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 105, Bộ luật Tố tụng hình sự; 2. Căn cứ quy định tại các điểm: 4, 5, 7 Điều 107, Bộ luật Tố tụng hình sự; 3. Hoặc khi Viện kiểm sát rút toàn bộ quyết định truy tố trước khi mở phiên tòa thì Thẩm phán ra Quyết định đình chỉ vụ án.
Đối với việc chuẩn bị xét xử phúc thẩm. Thẩm phán Chủ tạo phiên tòa cùng các Thẩm phán khác phải nghiên cứu hồ sơ vụ án. Tòa án cấp phúc thẩm xem xét nôi dung kháng cáo, kháng nghị. Nếu xét thấy cần thiết thì Tòa án cấp phúc thẩm có thể xem xét các phần khác không bị kháng cáo, kháng nghị của bản án. Khi nghiên cứu hồ sơ vụ án các Thẩm phán phải nghiên cứu toàn bộ vụ án về chứng cứ cũng như việc áp dụng pháp luật và những vấn đề khác có kháng cáo, kháng nghị cũng như các vấn đề không kháng cáo, kháng nghị vì việc quyết định các vấn đề khác trong cùng một vụ án liên quan với nhau. Để chuển bị cho việc xét xử phúc thẩm, không chỉ có Thẩm phán Chủ tọa phiên tòa mà các Thẩm phán khác cũng phải nghiên cứu hồ sơ vụ án. Các Thẩm phán không những chỉ kiểm tra những chứng cứ đã được cấp sơ thẩm xem xét mà còn có quyền xem xét chứng cứ mới mà người có liên quan đến kháng cáo, kháng nghị cung cấp và những chứng cứ do Viện kiểm sát điều tra bổ sung. Trong quá trình chuẩn bị cho việc xét xử phúc thẩm, nếu thấy có các căn cứ của việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn, Thẩm phán được phân công Chủ tọa phiên tòa có quyền áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn trừ biện pháp tạm giam. Việc áp dụng thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam do Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu, Thẩm phán giữ chức vụ Chánh tòa, Phó Chánh tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao quyết định.
Để chuẩn bị cho việc xét xử lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán làm bản thuyết trình về vụ án tại phiên tòa. Bản thuyết trình tóm tắt nội dung vụ án và ác bản án, quyết định của cấp Tòa án, nội dung của kháng nghị. Bản thuyết trình phải gửi trước cho các thàn viên Hội đồng xét xử chậm nhất là bảy ngày trước ngày mở phiên tòa. Các Thẩm phán trong Hội đồng giám đốc thẩm, Hội đồng tái thẩm phải nghiên cứu toàn bộ hồ sơ vụ án, điều này xuất phát từ phạm vi của giám đốc thẩm, tái thẩm. Qua việc nghiên cứu hồ sơ vú án các Thẩm phán phải nắm vững được nội dung vụ án, những căn cứ của việc kháng nghị, những tình tiết mới của vụ án, những sai lầm trong bản án, quyết định của Tòa án cấp dưới.
2.2.2. Quyền hạn, trách nhiệm của Thẩm phán trong quá trình xét xử tại phiên tòa
Khoản 1, Điều 39, Bộ luật Tố tụng hình sự quy định nhiệm vụ quyền hạn của Thẩm phán trong quá trình giải quyết, xét xử vụ án hình sự là tham gia xét xử vụ án hình sự, tiến hành các hoạt động Tố tụng và biểu quyết những vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử.
Dù ở cấp xét xử nào hay thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nào thì sự tham gia của Thẩm phán trong Hội đồng xét xử luôn là điều bắt buộc, Đây vừa là quyền nhưng đồng thời cũng là nghĩa vụ của người Thẩm phán.
ở cấp xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, Điều 185 Bộ luật Tố tung hình sự quy định: Thẩm phán Hội đông xét xử sơ thẩm gồm một Thẩm phán và hai Hội thẩm. Đối với vụ án có tình tiết phức tạp thì Hội đồng xét xử có thể gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm. Đối với vụ án mà bị cáo đưa xét xử về tội theo khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình thì Hội đông xét xử gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm.
ở cấp xét xử phúc thẩm, Điều 244 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định thành viên Hội đồng xét xử gồm hai Thẩm phán, trong trường hợp cần thiết có thể có thêm hai Hội thẩm. Việc quy đinh như vậy cũng xuất phát, tính có căn cứ của bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm nên đòi hỏi phải có đội ngũ Thẩm phán có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao.
Để đảm bảo chất lượng xét xử của Thẩm phán, để việc xét xử được vô tư, khách quan, công minh thì Thẩm phán phải từ chối tham gia xét xử hoặc bị thay đổi theo đề nghị của những người tiến hành Tố tụng, người tham gia Tố tụng trong các trường hợp sau đây.
- Thẩm phán đồng thời là người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án; là người đại diện hợp pháp, người thân thích của những người đó hoặc của bị can, bị cao.
- Thẩm phán đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch trong vụ án.
- Có căn cứ rõ ràng khác để có thể cho rằng Thẩm phán không vô tư trong khi làm nhiện vụ ví du như Thẩm phán là người đã chịu ơn bị cáo, người bị hại hoặc có quan hệ mật thiết với những người này về kinh tế, về công vụ hoặc đã có mâu thuẫn nghiêm trọng với họ...
- Thẩm phán và Hội thẩm cùng trong một Hội đồng xét xử là người thân thích với nhau. Mối quan thân thích ở đây có thể là giữa Thẩm phán và Hội thẩm hay giữa Thẩm phán với Thẩm phán.
- Thẩm phán đã tham gia xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm tiến hành Tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thư Ký Tòa án.
Ngoài những trường hợp từ chối hoặc bị thay đổi trên, Bộ luật Tố tụng hính sự còn quy định thay thế các thành viên của Hội đồng xét xử trong trường hợp đặc biệt ở trình tự xét xử sơ thẩm vu án (Điều 186, Bộ luật Tố tụng hình sự). Theo quy định của pháp luật thì các thành viên Hội đồng xét xử phải xem xét vụ án từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc, quy định như vậy nhằm đảm bảo cho việc thực hiện nguyên tắc xét xử trực tiếp, bằng lời nói, liên tục. Trong quá trình xét xử, nếu có Thẩm phán không thực hiện tham gia xét xử thì Tóa án vẫn có thể xét xử vụ án nếu có Thẩm phán dự khuyết. Trong thực tế, đối vứi những vụ án đặc biệt nghiên trọng và phức tạp cần phải đề phòng có thanh viên trong Hội đồng xét xử không thể tiếp tục tham gia xét xử được vì điều kiện sức khỏe hoặc phải thay đổi theo quy định của pháp luật. Thẩm phán dự khuyết phải có mặt tại phiên tòa ngày từ đầu mới được tham gia xét xử chứ không phải khi nào cần thì mới có mặt. Trong trường hợp Hội đồng xét xử có hai Thẩm phán mà Thẩm phán mà Thẩm phán Chủ tạo không tiếp tục tham gia xét xử được thì Thẩm phán dự khuếyt được bổ sung là thành viên hội đồng xét xử. Tròn trường hợp không có Thẩm phán dự khuyết để thay thế hoặc để thay đổi Chủ tọa phiên tòa mà không có Thẩm phán để thay thế thì vụ án phải được xét xử lại từ đầu.
Trước hết, đó là quyền hạn và trách nhiệm của Thẩm phán tại phiên tòa sơ thểm vụ án hình sự. Trong quá trình xét xử, Thẩm phán làm nhiệm vụ Chủ tọa phiên tòa điều khiểm và giữ kỷ luật phiên tòa. Khi bắt đầu phiên tòa, Chủ tọa phiên tòa đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử. Thẩm phán phải đọc một cách rõ ràng, chính xác, dõng dạc thể hiện được tính uy nghiêm nơi xét xử, làm cho bị cáo cùng những người dự phiên tòa thấy được tính chất nghiêm trọng của vụ án. Chính những điều tưởng chừng đơn giản đó nhưng lại có ý nghĩa vô cùng quan trọng tác động tới không khí phiên tòa. Thư ký phiên tòa báo cáo cho Hội đồng biết những ai trong số những người được triệu tập vắng mặt tại phiên tòa.
Chủ tọa phiên tòa giới thiệu thành viên trong Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên. Thư Ký phiên tòa, người giám định, người phiên dịch (nếu có) rồi hỏi những người tham gia Tố tụng tại phiên tòa xem có ai có yêu cầu thay đổi những người nói trên. Nếu có người tham gia Tố tụng nào đó yêu cầu thay đổi những người nói trên thì phải nói rõ lý do. Hội đồng xét xử vào phòng nghị án thảo luận và ra quyết định chấp nhận hoặc bác yêu cầu thay đổi. Quyết định này phải được lập thành văn bản và phải đọc trước phiên tòa. Trong trường hợp chấp nhận yêu cầu thay đổi thì phải có thành viên khác thay thế ngay. Nếu không có người thay thế thì phải hoãn phiên tòa.
Chủ tọa phiên tòa kiểm tra căn cứ, phổ biến quyền và nghĩa vụ của người làm chứng. Trong trường hợp có nhiều người làm chứng thì Chủ tọa phiên tòa quyết định có hay không để cho người làm chứng nghe lời khai của nhau hoặc tiếp xúc với những người khác, cách ly bị cáo với người làm chứng trước khi hỏi người làm chứng.
Sau khi kiểm tra căn cước và hoàn thành thủ tục giới thiệu Chủ tọa phiên tòa hỏi những người tham gia Tố tụng có mặt tại phiên tòa xem có cần triệu tập thêm người làm chứng hoặc đề nghị đưa thêm vật chứng, tài liệu ra xem xét thêm không. Nếu có yêu cầu trên mà không giải quyết được ngay như cần phải triệu tập thêm người làm chứng thì phải hoãn phiên tòa.
Nếu phiên tòa vẫn tiếp tục được mở, thì Chủ tọa phiên tòa tuyên bố kết thúc phần thủ tục bắt đầu phiên tòa và chuyển sang phần xét hỏi.
Sang phần thủ tục xét hỏi tại phiên tòa: Sau khi nghe Kiểm sát viên đọc bản cáo trạng và trình bày ý kiến bổ sung nếu có, Hội đồng xét xử và đặc biệt là Thẩm phán phải xác định đầy đủ các tình tiết về từng sự việc và về từng tội của vụ án theo thứ tự xét hỏi hợp lý. Căn cứ vào kế hoạch xét hỏi đã được chuẩn bị, việc xét hỏi được tiến hành theo trình tự Chủ tạo phiên tòa hỏi trước rồi đến các Hội thẩm, sau đó đến Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự. Những người tham gia phiên tòa cũng có quyền đề nghị với Chủ tọa phiên tòa hỏi thêm những tình tiết cần làm sáng tỏ. Người giám định được hỏi về những vấn đề có liên quan đến việc giám định. Bộ luật Tố tụng hình sự không quy định việc hỏi ai trước nên Chủ tạo phiên tòa có thể tùy theo mỗi vụ án mà định trình tự hỏi hợp lý. Các câu hỏi được đặt ra phải rõ ràng, dễ hiểu, không được dùng các lời nói xúc phạm danh dự nhân phẩm của người được xét hỏi. Đồng thời phải đặt ra nhiều loại câu hỏi khác nhau, hỏi thẳng vào vấn đề, hỏi ngược lại, tạo ra tình huống có vấn đề... hướng bị cáo và những người được hỏi tập trung làm sáng tỏ vấn đề còn mâu thuẫn trong vụ án. Ngược lại nếu câu hỏi đặt ra quá dài, rườm rà, khó hiểu, đặt câu thiếu chính xác, dùng từ lấp lửng, đối tượng có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau thì sẽ dẫn tới việc trả lời thiếu chính xác, không đáp ứng được yêu cầu đặt ra, làm mất thời gian phiên tòa. Những người được hỏi không được hỏi dùng giấy tờ đã chuẩn bị trước để đọc l
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Địa vị pháp lý của Thẩm phán trong tố tụng hình sự trước yêu cầu cải cách tư pháp.doc