MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài. 1
2. Mục đích nghiên cứu . 3
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu . 3
4. Giả thuyết khoa học . 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu . 4
6. Phương pháp nghiên cứu . 5
7. Giới hạn đề tài. 7
8. Cái mới của đề tài . 8
Chương I
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐIỀU KIỆN VÀ GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. 9
1.2. Cơ sở lý luận . 16
1.2.1. Một số khái niệm. 16
1.2.1.1. Điều kiện . 16
1.2.1.2. Giải pháp. 18
1.2.1.3. Phát triển. 18
1.2.1.4. Chất lượng. 19
1.2.2. Một số văn bản của lãnh đạo các cấp từ Trung ương đến địa phương
liên quan đến đề tài . 21
1.2.2.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh nói về vai trò và nhiệm vụ của giáo viên. 21
1.2.2.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước . 23
1.2.3. Những vấn đề lý luận về phát triển đội ngũ giáo viên . 26
1.2.4. Những vấn đề lý luận về chất lượng giáo dục, tầm quan trọng của
chất lượng giáo dục trong nhà trường . 34
1.2.5. Những vấn đề lý luận về điều kiện đảm bảo cho phát triển chất
lượng nhà trường. . 38Chương II
ĐIỀU KIỆN VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN
TRƯỜNG THPT CHUYÊN HUỲNH MẪN ĐẠT TỈNH KIÊN GIANG
2.1. Sơ lược về điều kiện và giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên ở một số
trường THPT Chuyên tiêu biểu khu vực ĐBSCL. . 43
2.1.1. Trường THPT Chuyên Thoại Ngọc Hầu, Tỉnh An Giang. 43
2.1.1.1. Vài nét về trường THPT Chuyên Thoại Ngọc Hầu. 43
2.1.1.2. Điều kiện về cơ sở vật chất . 43
2.1.1.3. Điều kiện đội ngũ cán bộ giáo viên, học sinh nhà trường . 43
2.1.1.4. Một số biện pháp về công tác tuyển chọn bố trí sử dụng,
bồi dưỡng đội ngũ giáo viên của nhà trường. . 45
2.1.2. Trường THPT Chuyên Tiền Giang, tỉnh Tiền Giang. 45
2.1.2.1. Vài nét về trường Chuyên Tiền Giang. 45
2.1.2.2. Điều kiện về cơ sở vật chất . 46
2.1.2.3. Điều kiện đội ngũ cán bộ giáo viên ,học sinh nhà trường . 46
2.1.2.4. Một số biện pháp về công tác tuyển chọn bố trí sử dụng, bồi
dưỡng đội ngũ giáo viên của nhà trường. 47
2.1.3. Trường THPT chuyên Lý Tự Trọng, TP Cần Thơ . 48
2.1.3.1. Vài nét về trường chuyên Lý Tự Trọng. 48
2.1.3.2. Điều kiện về cơ sở vật chất . 48
2.1.3.3. Điều kiện đội ngũ cán bộ giáo viên, học sinh nhà trường . 48
2.1.3.4. Một số biện pháp về công tác tuyển chọn bố trí sử dụng, bồi
dưỡng đội ngũ giáo viên của nhà trường. 50
2.2. Điều kiện và giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường THP
chuyên Huỳnh Mẫn Đạt, tỉnh Kiên Giang từ năm học 1998 – 1999 đến
năm học 2004 – 2005. 51
2.2.1. Điều kiện. 51
2.2.1.1. Điều kiện về kinh tế – xã hội – giáo dục của địa phương . 51
2.2.1.2. Quá trình thành lập trường THPT chuyên Huỳnh Mẫn Đạt. 54
2.2.1.3. Điều kiện về cơ sở vật chất từ năm học 1998 – 1999 . 552.2.1.4. Điều kiện về đội ngũ giáo viên. 56
2.2.1.5. Điều kiện tuyển chọn giáo viên . 57
2.2.1.6. Điều kiện về học sinh . 58
2.2.2. Những giải pháp đã thực hiện để phát triển chất lượng đội ngũ
giáo viên từ năm học 1998 –1999 đến năm học 2004 –2005. 62
2.2.2.1. Giải pháp nâng cao phẩm chất chính trị , tư tưởng . 62
2.2.2.2. Giải pháp nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ . 69
2.2.2.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý . 77
2.2.2.4. Giải pháp nâng cao đời sống vật chất, tinh thần. 81
2.2.2.5. Giải pháp đẩy mạnh chủ trương xã hội hoá. 85
2.2.3 Hiệu quả của hệ thống các biện pháp phát triển đội ngũ từ năm
học 1998 –1999 đến năm học 2004- 2005. . 89
2.2.3.1. Đối với giáo viên. 89
2.2.3.2. Đối với học sinh. 93
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO. 102
PHỤ LỤC. 108
129 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 607 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Điều kiện và giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên ở trường THPT chuyên Huỳnh Mẫn Đạt, tỉnh Kiên Giang góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ất.
- Sự phát triển đảng viên ở lứa tuổi THPT của trường chuyên Lý Tự
Trọng, thành phố Cần Thơ là một bước đột phá trong nhận thức tư tưởng về
công tác xây dựng, phát triển Đảng đối với đoàn viên thanh niên. Việc làm đó
góp phần nâng cao nhận thức về Đảng trong lớp trẻ, nhất là học sinh THPT.
Nghiên cứu sơ lược một số điều kiện và giải pháp về phát triển đội ngũ
giáo viên ở một số trường THPT chuyên tiêu biểu ở khu vực đồng bằng sông
Cửu Long như đã nêu trên để có sự nhìn nhận tương đối toàn diện về các yếu
tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo của nhà trường. Qua đó, chúng tôi tiến
hành điều tra bằng phiếu ở một số giáo viên về năm nhóm giải pháp phát triển
chất lượng đội ngũ giáo viên mà những nhà trường ấy đã thực hiện trong các
năm qua, tìm hiểu mức độ quan trọng, cần thiết của các giải pháp ấy ở các
trường tiêu biểu. Từ đó, làm cơ sở đối chứng với các giải pháp phát triển đội
ngũ giáo viên ở trường THPT chuyên Huỳnh Mẫn Đạt tỉnh Kiên Giang.
2.2. Điều kiện và giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên ở trường
THPT Chuyên Huỳnh Mẫn Đạt, tỉnh Kiên Giang từ năm học 1998 -
1999 đến năm học 2004 -2005
2.2.1. Điều kiện
2.2.1.1 Điều kiện về kinh tế - xã hội - giáo dục của địa phương
Kiên Giang hiện là một tỉnh có diện tích và dân số khá lớn so với các
tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Diện tích tự nhiên 6.269 km2 và dân số
1.646.202 người, mật độ 259 người/ km2, trong đó dân tộc Khmer chiếm
51
12,46% (hơn 200.000 người). Kiên Giang là tỉnh có vị trí địa lý thuận lợi với
tài nguyên phong phú đã tạo nên nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh
tế - xã hội. Tổng sản phẩm (GDP) tăng bình quân hàng năm 11%, thu nhập
bình quân đầu người năm 2005 đạt 570USD.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích , tiến bộ, Kiên Giang vẫn còn
một số mặt hạn chế. Đặc biệt là nguồn nhân lực còn bất cập so với yêu cầu
phát triển kinh tế- xã hội. Đội ngũ khoa học- kỹ thuật của tỉnh còn thiếu
nghiêm trọng về số lượng lại yếu về chất lượng.
Nguồn nhân lực tỉnh Kiên Giang khá dồi dào và đứng thứ 3 về số
lượng so với các tỉnh trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Theo thống
kê lực lượng lao động Kiên Giang từ năm 2000 đến năm 2004 như sau:
Bảng 2.4
Năm Dân số Lực lượng lao động Số tăng thêm
2000 1.546.032 759.772
2001 1.574.225 785.722 25.950
2002 1.601.550 809.859 24.137
2003 1.623.834 833.034 23.175
2004 1.646.202 856.214 23.180
( Nguồn báo cáo của Sở Khoa học – Công nghệ)
Là một tỉnh nhiều năm liên tục thiếu giáo viên một cách trầm trọng.
Đến năm 2004 – 2005 toàn tỉnh có hơn 15.000 nhà giáo,1.200 cán bộ quản
lý giáo dục các cấp, cơ bản đáp ứng đủ giáo viên bậc tiểu học, giáo viên bộ
môn khoa học cơ bản bậc THCS và một phần nhu cầu giáo viên bậc THPT.
Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn đào tạo các cấp học được nâng lên: mầm non :
67%, tiểu học 72%, THCS 67,71%, THPT 90,2%. Riêng bậc tiểu học và
THCS có một số nhà giáo đạt trình độ trên chuẩn đào tạo theo qui định.
52
Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh phần lớn có phẩm
chất đạo đức và ý thức chính trị tốt, tỷ lệ Đảng viên 13,85% trên tổng số
cán bộ công chức toàn ngành; trình độ chuyên môn nghiệp vụ được bồi
dưỡng, tiếp tục nâng cao, có tinh thần trách nhiệm, yêu nghề, bám trường,
bám lớp , có ý thức vượt khó, hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Tuy nhiên trước yêu cầu của sự phát triển giáo dục trong thời kỳ
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý còn có
nhiều mặt hạn chế , yếu kém. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ
nhà giáo còn yếu, phần lớn được đào tạo với hình thức chuyên tu, tại chức,
từ xa , lực lượng nhà giáo được đào tạo chính qui thấp.
Những hạn chế yếu kém trên do nhiều nguyên nhân, trong đó có
phần do sự nghiệp giáo dục - đào tạo của tỉnh có điểm xuất phát thấp so với
khu vực đồng bằng sông Cửu Long và so với cả nước.
Điều kiện kinh tế, chính trị và giáo dục của tỉnh nhà có những thuận
lợi và khó khăn cho công tác phát triển đội ngũ giáo viên của trường THPT
chuyên Huỳnh Mẫn Đạt như sau:
Thuận lợi:
+ Là một tỉnh có tiềm năng kinh tế dồi dào trong khu vực đồng bằng
sông Cửu Long, đó là lợi thế để tỉnh đầu tư về điều kiện phát triển cơ sở
vật chất, trang thiết bị cho nhà trường khi có được những chính sách phát
triển giáo dục phù hợp.
+ Trường đóng ở trung tâm văn hóa của tỉnh, môi trường thuận lợi để
nhà trường phát huy thế mạnh của chủ trương xã hội hoá giáo dục, góp
phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
+Tỉnh Uỷ, UBND tỉnh những năm gần đây đã có sự quan tâm chỉ đạo
lớn đến công tác đào tạo và phát triển nhân tài của địa phương. Sự quan
53
tâm đó sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, tài chính , con
người góp phần thúc đẩy sự nghiệp giáo dục của nhà trường phát triển.
Khó khăn.
+ Là một tỉnh có mặt bằng dân trí thấp trong khu vực và cả nước,
đội ngũ giáo viên, học sinh còn nhiều yếu kém so với yêu cầu tiêu
chuẩn của trường THPT chuyên. Đây là yếu tố hạn chế chất lượng đầu
vào và ảnh hưởng đến chất lượng của đầu ra của nhà trường.
+Nhận thức về vị trí, vai trò của giáo dục trong toàn xã hội của địa
phương còn thấp, sự quan tâm lo lắng của xã hội đối với sự phát triển giáo
dục chưa cao, chưa tạo được động lực hỗ trợ, thúc đẩy sự phát triển đội ngũ
giáo viên, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
2.2.1.2 Quá trình thành lập trường THPT chuyên Huỳnh Mẫn Đạt
-Trường THPT Huỳnh Mẫn Đạt được thành lập ngày 15 tháng 6
năm 1989 theo quyết định số 486/ QĐ-UB của Chủ tịch UBND tỉnh
Kiên Giang.
- Tháng 9 năm 1995, đổi tên thành trường THPT phân ban Huỳnh
Mẫn Đạt. Kể từ năm học này(1995-1996), nhà trường tuyển học sinh vào
học ở hai ban, đó là : Ban khoa học Tự nhiên và Ban khoa học Xã hội.
- Tháng 9 năm 1998 , trường lại được đổi tên thành Trường THPT
chuyên Huỳnh Mẫn Đạt. Năm học này, trường bắt đầu tổ chức tuyển sinh
vào các lớp chuyên Toán, Văn , Anh Văn, Hóa học.
2.2.1.3. Điều kiện về cơ sở vật chất từ năm học 1998 -1999
Trường THPT chuyên Huỳnh Mẫn Đạt được tọa lạc tại số 2, đường
Võ Thị Sáu, phường Vĩnh Thanh, thành phố Rạch Giá. Toàn bộ khuôn viên
nhà trường rộng gần 3500 m2. Cơ sở vật chất của trường vào năm học 1998-
1999 gồm một dãy phòng học 3 tầng, 12 phòng học, một dãy nhà 4 phòng
54
cho học sinh ở nội trú và một dãy nhà tập thể giáo viên 10 phòng, mỗi
phòng 12m2. Tất cả các dãy phòng tập thể của học sinh và giáo viên đang ở
trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng. Trường có một phòng thư viện
rộng 50m2 với 7.429 bản sách giáo khoa và 1.502 bản sách tham khảo;
một văn phòng nhà trường rộng khoảng 28m2. Sân trường chật chội, không
đủ điều kiện về kích thước cho học sinh học tập môn thể dục. Trường
không có các phòng thí nghiệm thực hành, không có các trang thiết bị phục
vụ cho giảng dạy và học tập. Một phòng học được sử dụng làm phòng máy
vi tính gồm 16 máy để phục vụ cho học sinh học môn Tin học. Có thể nói,
cơ sở vật chất của trường năm học 1998 -1999 quá nghèo nàn, hoàn toàn
không đáp ứng nhu cầu giảng dạy, học tập của một trường THPT chuyên.
Kinh phí cấp cho nhà trường hàng năm như sau:
Bảng 2.5
NỘI DUNG 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005
Kinh phí cấp hàng năm 435tr 586tr 781tr 896tr 1.125 1.304 2.012
Về kinh phí cấp cho trường hàng năm chủ yếu là để chi trả về lương,
không đủ để chi hoạt động, chiết tính của giáo viên hàng năm đều không
trả được kịp thời sau khi kết thúc năm học.
Cơ sở vật chất của trường những năm gần đây đã được đầu tư xây
dựng thêm phòng học, nhưng do sự phát triển nhanh về số lớp và số lượng
học sinh , nên cơ sở vật chất, trang thiết bị chưa đủ đảm bảo cho hoạt động
dạy và học của nhà trường. Đây là một trong những khó khăn lớn của nhà
trường trong những năm qua.
2.2.1.4. Điều kiện về đội ngũ giáo viên
Năm học 1998 -1999, tổng số cán bộ giáo viên của trường gồm 38
người, trong đó nữ 23 người, có 3 đảng viên. Giáo viên 31 người, nhân viên
55
5 người. Tuổi đời cao nhất 54 tuổi, thấp nhất 23 tuổi. Tuổi nghề cao nhất là
32 năm, thấp nhất là 1 năm. Tuổi nghề từ 10 năm công tác trở lên có 14
giáo viên. Trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý và giáo viên như sau:
Bảng 2.6
T. sốá Thạc sỹ Đại học CĐ+ TH Chính qui Tại chức
BGH 2 0 2 2
Giáo viên 31 0 27 4 22 5
Giáo viên giỏi 0 0 0 0 0 0
Đảng viên 3 0 3 0 3 0
TỔNG 33 0 29 4 28 5
Giáo viên mới ra trường có 6 người, chiếm tỷ lệ 20%. 17 giáo viên có
thâm niên < 10 năm (55%). So với yêu cầu biên chế và cơ cấu môn học
trường còn thiếu 5 giáo viên Toán, Lý , Kỹ thuật, Tin học, Văn học.
+ 9 giáo viên có trình độ Cao đẳng + ĐH Tại chức chiếm tỷ lệ: 32%
+ Không có viên dạy giỏi hay giáo viên giỏi cấp cơ sở.
+ Không có giáo viên có trình độ thạc sỹ.
Nhìn vào đội ngũ giáo viên bắt đầu từ năm học 1998-1999, chúng ta
thấy đội ngũ giáo viên của trường chuyên Huỳnh Mẫn Đạt vừa thiếu, lại
vừa yếu, không đáp ứng đúng tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục. Đây là khó
khăn lớn nhất của nhà trường khi làm nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng học sinh
giỏi của tỉnh từ năm học 1998 -1999.
2.2.1..5 Điều kiện tuyển chọn giáo viên
Giai đoạn từ 1998 -1999 đến 2004 -2005. Trong giai đoạn này, số lớp
và số lượng học sinh của trường được tăng lên một cách nhanh chóng,
trường luôn nằm trong tình trạng thiếu giáo viên. Theo qui định của Giám
đốc Sở Giáo dục – Đào tạo Kiên Giang, hiệu trưởng các trường THPT
không được ký tiếp nhận giáo viên mới về trường. Từ năm học 1998-1999
56
đến năm học 2004 -2005, có 27 giáo viên về trường, trong đó có 9 giáo viên
cũ ở các trường khác, có 4 giáo viên tốt nghiệp đại học tại chức.
Tình hình phát triển số lượng đội ngũ giáo viên qua các năm như sau:
Bảng 2.7
NỘI DUNG
1998
1999
1999
2000
2000
2001
2001
2002
2002
2003
2003
2004
2004
2005
Tổng số cán bộ, giáo viên 38 39 41 48 56 64 65
BGH 1 2 2 3 3 3 3
Nhân viên 5 4 4 5 6 6 6
Giáo viên 32 33 35 40 47 55 56
Năm học 2004 -2005, Trong tổng số 65 cán bộ quản lý giáo viên, đào
tạo chính qui 55 người, đào tạo tại chức 8 người, có 27 giáo viên là đoàn viên,
chiếm tỷ lệ 41,5%. Tuổi nghề của giáo viên được phân bố như sau :
57
Bảng 2.8
SỐ NĂM CÔNG TÁC CỦA GIÁO VIÊN NĂM HỌC 2004 -2005
Tổng sốGV 1-4 năm 5-9 năm 10-14năm 15-19năm 20-29năm > 30năm
55 14 10 9 10 10 2
Qua bảng thống kê, chúng tôi nhận thấy đội ngũ giáo viên trẻ có
thâm niên công tác dưới 10 năm của trường chiếm tỷ lệ tương đối lớn 24
(gần 50%). Giáo viên có tuối nghề từ 1 đến 4 năm có tới 14 người (25,4%).
Đội ngũ này tuy nhiệt tình nhưng chưa có kinh nghiệp giảng dạy,giáo dục
bồi dưỡng học sinh giỏi. Đây là một khó khăn lớn của nhà trường khi phân
công bố trí giáo viên giảng dạy các môn chuyên .
Tất cả những giáo viên mới về trường từ năm học 1998 -1999 đến
năm học 2004-2005 đều tốt nghiệp đại học trung bình hoặc khá, không có
giáo viên tốt nghiệp loại giỏi. Số giáo viên cũ được thuyên chuyển công
tác từ các trường THPT khác về trường không có giáo viên nào là giáo viên
giỏi cấp tỉnh, cấp cơ sở. Có thể nói, công tác tuyển chọn đội ngũ giáo viên
trường chuyên Huỳnh Mẫn Đạt còn nhiều bất cập, hạn chế. Điều này sẽ
kìm hãm công tác bồi dưỡng, phát triển đội ngũ giáo viên giỏi của nhà
trường trong giai đoạn trước mắt và lâu dài, sẽ ảnh hưởng tới chất lượng
giáo dục của nhà trường.
2.2.1.6. Điều kiện về học sinh
Từ năm 1989-1990 đến năm học 1998-1999, sau 10 năm hoạt động,
với 4 lần đổi tên trường, uy tín của nhà trường đối với học sinh và toàn xã
hội thấp, phụ huynh không cho con em vào học tại trường. Năm học 1997 -
1998 chỉ tuyển sinh được 4 lớp 10, có 3 lớp ban A, một lớp ban C với tổng
số học sinh 146 em. Đứng trước tình hình trên, nhiệm vụ đầu tiên của BGH
58
là phải tuyển sinh cho được học sinh vào trường. Đây là nhiệm vụ khó khăn
đầu tiên của nhà trường khi trường nhận nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng học
sinh giỏi. Để tuyển được học sinh vào học năm học 1998 -1999, BGH đã
tham mưu với lãnh đạo Sở Giáo dục đề xuất một số chế độ chính sách ưu
đãi cho học sinh vào học tại trường như sau:
+ Học sinh trúng truyển vào trường được nhà trường cho mượn một
bộ sách giáo khoa, được miễn toàn bộ học phí.
+ Học sinh vào học ở một lớp chuyên, ngoài môn chuyên học theo
chương trình chuyên của Bộ giáo dục, học sinh được học tăng cường hai
môn cận chuyên phù với các khối thi đại học .
+ Năm học 1998 -1999, học sinh THCS trong tỉnh nếu tốt nghiệp loại
giỏi sẽ được xét tuyển thẳng vào trường.
Giải pháp trên được sự ủng hộ, nhất trí cao của lãnh đạo Sở Giáo
dục và cho phép nhà trường tiến hành công tác tuyển sinh trong năm học
1998 -1999. Kết quả số lượng học sinh năm học 1998 – 1999 như sau:
Tổng số lớp : 15 lớp số học sinh 493 hs
Lớp 12 4 lớp số học sinh 121 hs
Lớp 11 4 lớp số học sinh 157
Lớp 10 7 lớp số học sinh 215 hs ( tuyển mới)
Trong tổng số 215 học sinh lớp 10, có 121 học sinh được tuyển thẳng,
94 học sinh qua thi tuyển.
Xếp loại đạo đức, văn hóa cuối năm học ( 1997 -1998) của khối 11,
12 năm học 1998 -1999 như sau:
Hạnh kiểm
59
Bảng 2.9
LỚP T.SỐ TỐT KHÁ T.BÌNH YẾU KÉM
10 159 73(45,9%) 82(51,6%) 4(2,5%)
11 126 69(54,8%) 55(43,6%) 2(1,6%)
Văn hóa
LỚP T.SỐ GIỎI KHÁ T.BÌNH YẾU KÉM
10 159 0% 10(8,7%) 75(47,2%) 62(39%) 12(7,6%)
11 126 0% 10(7,5%) 60(47,6%) 51(40,5%) 5(3,96)
(Số liệu báo cáo tổng kết năm học 1997 -1998 của nhà trường)
Nhìn vào bảng thống kê chất lượng văn hóa, hạnh kiểm khối 10, 11 năm
học 1997 -1998, chúng tôi nhận thấy chất lượng học sinh khối lớp 11, 12 năm
học 1998-1999 rất thấp, có tới hơn 40 % học sinh xếp loại văn hóa yếu, kém.
Chất lượng học sinh khối 10 thấp hơn khối 11. Điều này phản ánh hiệu quả chất
lượng giáo dục của nhà trường đang ở mức báo động, cần phải có những giải
pháp kịp thời, đúng đắn để nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường ngay từ
năm học 1998 -1999, để tạo đà tâm lý cho những năm học tiếp theo.
Tình hình phát triển số lớp, số học sinh từ năm học 1998-1999 đến
năm học 2004-2005
Bảng 2.10
NĂM HỌC
1998
1999
1999
2000
2000
2001
2001
2002
2002
2003
20032
004
2004
2005
Tổng số lớp 15 18 19 20 23 27 30
Tổng số học sinh 493 577 616 621 727 866 989
Số học sinh đăng ký dự thi và số học sinh trúng tuyển vào lớp 10 hàng năm.
60
Bảng 2.11
NĂM HỌC 1998 1999
1999
2000
2000
2001
2001
2002
2002
2003
2003
2004
2004
2005
Tổng số hs đăng ký thi 348 379 264 286 528 814 897
Tổng số trúng tuyển 215 233 209 224 357 342 354
Tỷ lệ học sinh trúng
tuyển
62% 61% 79% 78% 68% 42% 40%
Sau 7 năm học, số lớp và số học sinh của trường đã tăng lên gấp hai
lần, đây là tốc độ phát triển nhanh của một trường THPT chuyên. Điều này,
phản ánh uy tín về chất lượng đào tạo học sinh của trường.
Trong số học sinh trúng tuyển, có tới 30% là học sinh các lớp không
chuyên. Điểm trúng tuyển vào các môn chuyên của trường qua các năm
như sau (Điểm bình quân ba môn thi Toán, Văn và môn chuyên, môn
chuyên tính hệ số 2):
Bảng 2.12
MÔN CHUYÊN 1998 1999
1999
2000
2000
2001
2001
2002
2002
2003
2003
2004
2004
2005
TOÁN 5.0 5.0 5.0 5.0 6,81 7.25 7.25
LÝ / 5.0 5.5 5.5 6.5 6.25 5.75
HOÁ 5.0 5.75 6.25 6.20 5.56 6.75 7.5
SINH / 4.5 4.5 4,5 5.44 5.0 6.0
TIN HỌC / / / 4.25 6.25 5.0 5.0
VĂN 4.5 4.5 4.25 4.25 4.0 5.0 5.0
ANH VĂN 4.5 5.0 4.5 4.25 4.96 5.0 5.0
( Nguồn tuyển sinh hàng năm của nhà trường)
Nhìn vào điểm chuẩn trúng tuyển vào các môn chuyên, chúng tôi
nhận thấy chất lượng đầu vào còn rất thấp( đề thi do Sở Giáo dục ra, mức
độ theo đánh giá là thấp so với các trường chuyên trong khu vực), các lớp
chuyên Toán , Văn, Sinh, Anh văn, sinh học có điểm bình quân 5.0đ. hoặc
dưới 5.0 đ . Đây là một trong những khó khăn lớn về chất lượng đầu vào
của học sinh để nhà trường có thể bảo đảm chất lượng đầu ra theo yêu cầu
61
và nguyện vọng của nhân dân và đặc biệt theo nhiệm vụ của một trường
THPT chuyên của tỉnh.
Với tình hình cơ sở vật chất, tài chính, đội ngũ giáo viên và học sinh
như trên, BGH nhà trường xác định : phải bằng nhiều giải pháp tổng hợp
mới có thể phát triển chất lượng đội ngũ hiện có để nâng cao chất lượng
giảng dạy, thực hiện tốt nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi của nhà
trường. Phát triển đội ngũ giáo viên mà trọng tâm là chất lượng đội ngũ trở
thành một yêu cầu cấp bách, một nhiệm vụ đầu tiên, quan trọng nhất của
trường THPT chuyên Huỳnh Mẫn Đạt bắt đầu từ năm học 1998 -1999.
Chính vì vậy, tìm hiểu, nghiên cứu các giải pháp phát triển đội ngũ
giáo viên của nhà trường mà chủ yếu là phát triển chất lượng đội ngũ trở
thành đề tài thôi thúc chúng tôi thực hiện .
2.2.2 Những giải pháp đã thực hiện để phát triển đội ngũ giáo
viên từ năm học 1998 -1999 đến năm học 2004 -2005
2.2.2.1 Giải pháp nâng cao phẩm chất chính trị, tư tưởng
Cơ sở lý luận
a. Quan điểm của chủ tịch Hồ chí Minh.
Quan điểm cơ bản nhất của chủ tịch Hồ Chí Minh về mục tiêu giáo
dục đó là : học tập để phục vụ tổ quốc, phục vụ nhân dân, làm cho dân
giàu, nước mạnh. Quan điểm đó là kim chỉ nam cho công cuộc xây dựng và
phát triển nền giáo dục cách mạng. Người chỉ rõ : “ Muốn xây dựng thành
công chủ nghĩa xã hội trước hết cần những con người xã hội chủ nghĩa”.
Như vậy, Hồ Chí Minh đã gián tiếp khẳng định : tư tưởng con người là vấn
đề cốt lõi định hướng cho mục đích hoạt động của con người.
62
Giáo dục toàn diện là một quan điểm lớn trong tư tưởng giáo dục của
chủ tịch Hồ Chí Minh. Người nói: “Trong giáo dục và học tập phải chú
trọng đủ các mặt : đạo đức cách mạng, giác ngộ XHCN, văn hóa, kỹ thuật,
lao động và sản xuất. Phải giáo dục lý luận Mác – Lênin cho mọi người.
Học tập những chân lý phổ biến của chủ nghĩa Mác – Lênin để áp dụng
một cách sáng tạo vào hoàn cảnh thực tế nước ta.[48]
Vì vậy, trong giai đoạn hiện nay, hơn bao giờ hết, đội ngũ thầy cô
giáo phải luôn luôn được học tập bồi dưỡng phẩm chất chính trị, tư tưởng ,
đạo đức , tác phong của người thầy giáo XHCN như Chủ tịch Hồ Chí minh
mong muốn.
b. Quan điểm của Đảng, Nhà nước
Như trình bày ở trên, Văn kiện của Hội nghị lần thứ 6, Ban chấp hành
Trung ương Đảng khóa IX chỉ rõ : “ Bồi dưỡng nhà giáo, cán bộ quản lý về
mọi mặt, coi đây là một phần của công tác cán bộ; đặc biệt chú trọng việc
nâng cao bản lĩnh chính trị , phẩm chất lối sống nhà giáo”. [21]
Theo Quyết định số 09/QĐ-TTG ngày 11 tháng 1 năm 2005 của Thủ
tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án “Xây dựng nâng cao chất lượng
đội ngũ nhà giáo giai đoạn 2005 -2010”, trong đó có nhiệm vụ “Đẩy mạnh
công tác tuyên truyền , nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vai trò trách
nhiệm của nhà giáo và nhiệm vụ xây dựng đội ngũ nhà giáo , cán bộ quản
lý giáo dục có chất lượng cao, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, trong sáng về
đạo đức, tận tuỵ với nghề nghiệp, làm trụ cột thực hiện các mục tiêu nâng
cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.” [53]
Theo lý luận về giáo dục học, lý luận về dạy học, vai trò và nhiệm
vụ của người giáo viên trung học trong thời đại ngày nay, những đặc điểm
của lao động sư phạm và những yêu cầu về phẩm chất đạo đức và năng lực
63
sư phạm thì người giáo viên phải luôn luôn không ngừng rèn luyện, nâng
cao các phẩm chất đạo đức và năng lực sư phạm mới đáp ứng được yêu cầu
nhiệm vụ giáo dục thế hệ trẻ trong giai đoạn phát triển mới.
Như vậy , để thực hiện tốt nhiệm vụ của giáo dục theo đường lối chủ
trương chính sách của Đảng và Nhà nước thì người giáo viên - lực lượng
chính của ngành giáo dục phải là người đầu tiên thấm nhuần các quan điểm
giáo dục của Đảng, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa
xã hội, có phẩm chất đạo đức trong sáng mới làm được vai trò là “tấm
gương sáng cho học sinh noi theo”.
Cơ sở thực tiễn
Cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam
là một thực tiễn cách mạng chứng minh sự đúng đắn của đường lối lãnh đạo
đất nước của Đảng khi kiên định lấy Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng
Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc.
Trong sự nghiệp giáo - dục đào tạo , biết bao nhà giáo đã trở thành
những anh hùng, liệt sỹ , những nhà giáo ưu tú, nhà giáo nhân dân đã được
Đảng và Nhà nước phong tặng. Những nhà giáo đó là những tấm gương
tiêu biểu về nhận thức tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống và nhân cách của
người thầy giáo trong thời đại phát triển mới của đất nước.
Cũng trong sự nghiệp giáo dục - đào tạo ấy, khi đất nước thực hiện
công cuộc đổi mới một cách toàn diện, phát triển kinh tế theo cơ chế thị
trường, có nhiều nhà giáo tuy đã có nhiều cống hiến công sức, trí tuệ, tài
năng cho sự nghiệp giáo dục nhưng do không nắm vững lập trường quan
điểm, tư tưởng, chủ trương đường lối của Đảng, đã chạy theo lối sống thực
dụng, sa đọa, biến chất làm ảnh hưởng đến truyền thống tốt đẹp của giáo
giới Việt Nam, làm tổn hại đến chất lượng của cả nền giáo dục. Những
64
điều đó cho phép chúng ta khẳng định rằng: bồi dưỡng nâng cao phẩm chất
chính trị, tư tưởng, đạo đức,lối sống cho nhà giáo là việc làm thường xuyên,
liên tục của toàn Đảng, toàn dân, nhất là trong nội bộ ngành giáo dục.
Thực tiễn công tác bồi dưỡng nâng cao phẩm chất chính trị tư tưởng
cho cán bộ giáo viên trong những năm trước 1998 ở trường THPT chuyên
Huỳnh Mẫn Đạt không được hiệu trưởng chú trọng. Hiệu trưởng không phải
là đảng viên, giáo viên trong tuổi đoàn không tham gia sinh hoạt đoàn,
Công đoàn không hoạt động. Tinh thần đoàn kết nội bộ, ý thức trách nhiệm
đối với học sinh không được BGH quan tâm xây dựng. Nhiều giáo viên tốt
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tvefile_2011_11_07_8440939878_9672_1872700.pdf