Luận văn Điều tra, đánh giá hiệu quả của một số mô hình phủ xanh đất trống đồi trọc ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

MỤC LỤC trang

MỞ ĐẦU . 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU . 3

1.1. Khái niệm và định nghĩa đất trống đồi trọc . 3

1.2. Chiều hướng nghiên cứu . 3

1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước . 3

1.2.1.1. Nghiên cứu ngoài nước . 3

1.2.1.2. Nghiên cứu trong nước . 5

1.2.2. Xu hướng nghiên cứu phủ xanh đất trống đồi trọc . 7

1.2.3. Những nghiên cứu phủ xanh đất trống đồi trọc ở vùng nghiên cứu . 10

CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 13

2.1. Đối tượng nghiên cứu . 13

2.2. Phương pháp nghiên cứu . 13

CHưƠNG 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI . 16

3.1.Điều kiện tự nhiên . 16

3.1.1. Vị trí địa lí . 16

3.1.2. Địa hình . 16

3.1.3. Khí hậu, thủy văn . 16

3.1.4. Thổ nhưỡng . 20

3.2. Kinh tế - xã hội . 20

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN . 23

4.1. Hệ thực vật và thảm thực vật . 23

4.1.1. Hệ thực vật . 23

4.1.2. Thảm thực vật . 25

4.1.2.1. Rừng kín . 25

4.1.2.2. Rừng thưa . 27

4.1.2.3. Thảm cây bụi . 28

4.1.2.4. Thảm cỏ . 28

4.2.Hiện trạng, tiềm năng và nguyên nhân hình thành ĐTĐT . 29

4.2.1. Độ che phủ rừng và tỉ lệ đất trống đồi trọc . 29

4.2.2. Tình hình sử dụng đất trống đồi trọc . 30

4.2.3. Hiện trạng và tiềm năng đất trống đồi trọc . 34

4.2.4. Nguyên nhân hình thành đất trống đồi trọc . 36

4.3. Hiệu quả của một số mô hình phủ xanh đất trống đồi trọc . 37

4.3.1. Tình hình giao đất, giao rừng thực hiện phủ xanh đất trống đồi trọc . 37

4.3.2.Quản lý và chăm sóc . 39

4.3.3. Hiệu quả kinh tế của một số mô hình phủ xanh đất trống đồi trọc . 40

4.3.3.1. Mức đầu tư và thu nhập . 40

4.3.3.2 Phân tích nguyên nhân kém hiệu quả của phủ xanh ĐTĐT . 48

4.4. Đề xuất mô hình phủ xanh đất trống đồi trọc . 51

4.4.1. Điều tra phân loại mô hình phủ xanh ĐTĐT . 51

4.4.2.Xây dựng mô hình phủ xanh đất trống đồi trọc . 52

4.4.3. Đề xuất mô hình phủ xanh đất trống đồi trọc . 53

4.5. Xây dựng quy trình phủ xanh đất trống đồi núi trọc . 55

4.5.1 Qui trình trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc . 57

4.5.2. Trồng rừng nhằm mục đích lấy sản phẩm gỗ là chủ yếu . 54

4.5.3. Trồng rừng nhằm mục đích phòng hộ là chính, thu sản phẩm từ rừng là kết hợp . 59

4.5.4. Quy trình trồng cây công nghiệp phủ xanh đất trống đồi trọc . 62

4.6. Đề xuất giải pháp phủ xanh đất trống đồi trọc . 65

4.6.1. Giải pháp về kỹ thuật . 65

4.6.1.1. Khoanh nuôi phục hồi rừng tự nhiên . 65

4.6.1.2. Khoanh nuôi phục hồi thảm thực vật phòng hộ . 66

4.6.1.3 Trồng rừng sản xuất và rừng phòng hộ . 66

4.6.1.4 Trồng cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày . 66

4.6.1.5 Thực hiện nông lâm kết hợp . 67

4.6.2. Giải pháp về chính sách, tổ chức quản lý và thị trường. 68

4.6.3. Giải pháp về vốn . 69

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ . 71

Kết luận . 71

Đề nghị . 72

TÀI LIỆU THAM KHẢO . 74

PHỤ LỤC . 78

 

pdf109 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2593 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Điều tra, đánh giá hiệu quả của một số mô hình phủ xanh đất trống đồi trọc ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
để sản xuất nông nghiệp, xây dựng, do áp lực tăng dân số quá nhanh nên rừng đã bị tàn phá nghiêm trọng. Đặc biệt là do phƣơng thức canh tác không hợp lý; đốt rừng làm nƣơng rẫy liên tục với chu kỳ ngày càng ngắn, du canh du cƣ, trồng cây nông nghiệp ngắn ngày trên đất dốc không có các biện pháp bảo vệ làm cho đất bị xói mòn rửa trôi mạnh, dẫn đến thoái hóa đất, nhiều vùng chỉ còn trơ sỏi đá, thảm thực vật cây gỗ không thể tự phục hồi lại đƣợc. Thảm thực vật nông nghiệp cũng trở nên cằn cỗi, năng suất thấp, nguồn gieo giống cây gỗ bị triệt tiêu làm cho quá trình tái sinh phục hồi tự nhiên theo qui luật diễn thế đi lên không diễn ra đƣợc. 4.3. Hiệu quả kinh tế của một số mô hình phủ xanh đất trống đồi trọc 4.3.1. Tình hình giao đất, giao rừng thực hiện phủ xanh đất trống đồi trọc Việc giao đất giao rừng đến chủ hộ cơ bản đƣợc hoàn thành tạo đà phát triển lâm nghiệp ngày một tốt hơn, việc phát nƣơng làm rẫy của đồng bào cơ bản không còn. Nguồn lao động trong vùng nghiên cứu, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày một nâng cao, việc trồng mới rừng khoanh nuôi tái sinh, bảo vệ rừng tăng nhanh về diện tích và chất lƣợng. Nhân dân có ý thức đƣợc việc trồng và bảo vệ rừng đã đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cho họ, tin tƣởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nƣớc nhƣ chấp hành tốt các chủ trƣơng, nghị quyết, qui định của cấp ủy, chính quyền địa phƣơng. Gianh giới về diện tích giữa các hộ gia đình chỉ thể hiện trên bản đồ do hạt kiểm lâm quản lý mà không có gianh giới cụ thể ngoài thực địa. Điều đó Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên đã hạn chế việc quản lý và trách nhiệm của chủ rừng, nhất là ở những nơi xa bản làng. Theo thuyết minh của ban quản lý dự án 661 của huyện Đồng Hỷ năm 2008 trồng rừng phòng hộ nằm trên 2 xã trong vùng Dự án là: Văn Lăng và Tân Long. Với tổng diện tích 100,03 ha (gồm: 05 tiểu khu, 16 khoảnh, 103 lô và 88 hộ tham gia nhận trồng rừng theo dự án). Trong đó xã Văn Lăng 76 hộ tham gia 87,6 ha và xã Tân Long có 12 hộ tham gia 12,7ha. Ngoài ra, Ban quản lý còn thiết kế trồng rừng sản xuất tại thị trấn Sông Cầu và 8 xã nằm trên địa bàn huyện với tổng diện tích là 403,40ha. Gồm: 15 tiểu khu, 77 khoảnh, 573 lô và 494 hộ tham gia trông rừng sản xuất. Bảng 4.4: Tổng hợp diện tích thiết kế trồng rừng sản xuất năm 2008 TT Đơn vị (xã) số hộ (hộ) số lô (lô) Diện tích (ha) 1 Hóa Trung 25 27 19 2 Hóa Thƣợng 19 21 13,3 3 Khe Mo 51 61 44 4 Hợp Tiến 58 65 65 5 Minh Lập 88 99 50,5 6 Thị trấn Sông Cầu 28 32 21,6 7 Nam Hòa 54 70 60,5 8 Quang Sơn 71 82 49,5 9 Tân Long 39 47 33,2 Cộng 370 504 355,6 Nguồn: Ban quản lý Dự án 661 Đồng Hỷ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4.3.2. Quản lý và chăm sóc Kết quả điều tra có 40/45 (chiếm 88%) gia đình thực hiện giải pháp khoanh nuôi không tác động, chỉ có 5/45 (chiếm 12%) gia đình có thực hiện giải pháp tác động. Các biện pháp tác động là phát luỗng vệ sinh rừng và trồng bổ sung các loài cây mục đích. Trồng rừng phòng hộ nhằm nhanh chóng xây dựng và ổn định hoàn chỉnh hệ thống rừng phòng hộ rất xung yếu và xung yếu trên các lƣu vực đầu nguồn sông Cầu, hệ thống sông suối khác trong khu vực góp phần tích cực vào việc bảo vệ môi trƣờng, chống xói mòn, lũ lụt, điều hòa khí hậu, nâng cao độ tàn che của đất từ 20% (năm 1992) lên 46,69% (năm 2006) và phấn đấu đến năm 2010 là 50% độ che phủ, góp phần giải quyết việc làm, ổn định đời sống kinh tế cho nhân dân. Phòng hộ kết hợp sản xuất bằng các loại rừng khép kín nhiều tầng tán, bố trí sử dụng đất nông nghiệp một cách triệt để và hợp lý, phát huy hết tác dụng và khả năng của các loại rừng. Nhƣ vậy, khoanh nuôi phục hồi rừng tại địa phƣơng không chỉ đơn thuần là khoanh vùng bảo vệ cho thảm thực vật phục hồi tự nhiên. Phần lớn các hộ gia đình đã có ý và quan tâm đến diện tích rừng đƣợc giao. Nói cách khác, đa số diện tích đất giao cho các hộ gia đình ban đầu chỉ là thảm cây bụi, trảng cỏ là chủ yếu, đa phần là bỏ hoang để rừng phục hồi tự nhiên. Nhƣng hiện nay ngƣời dân đã ý thức đƣợc phần nào việc bảo vệ và trồng rừng có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống của nhân dân. Bảng 4.5 dƣới đây cho thấy việc các hộ nhận trồng rừng phòng hộ ở 2 xã vùng cao Văn Lăng và Tân Long. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Bảng 4.5: Số hộ gia đình đƣợc giao đất, giao rừng áp dụng phƣơng thức trồng rừng phòng hộ. Địa phƣơng Tổng số (số hộ) Nhận trồng rừng phòng hộ Số hộ Diện tích (ha) 1. xã Văn Lăng 74 87,6 - xóm Mong 7 7 8,3 - xóm Liên Phƣơng 22 22 22,7 - xóm Tân Lập I 2 2 5,3 - xóm Tân Sơn 20 20 15,6 - xóm Tam Va 12 12 19 - xóm Văn Khánh 13 13 16,7 2. xã Tân Long 12 12,7 - xóm Mỏ Ba 12 12 12,7 Nguồn: Ban quản lý dự án 661 Đồng Hỷ năm 2008 4.3.3. Hiệu quả kinh tế của một số mô hình phủ xanh đất trống đồi trọc 4.3.3.1. Mức đầu tư và thu nhập Mô hình trồng rừng sản xuất Ở Đồng Hỷ trồng rừng sản xuất ở qui mô hộ gia đình đã phát triển trong những năm gần đây. Hoạt động này đƣợc thực hiện trên đất trồng rừng của các dự án PAM, 135, 661 và đất rừng khoanh nuôi đã giao quyền sử dụng 50 năm. Sau khi nhận đất, các hộ nông dân tiếp tục đầu tƣ chăm sóc tu bổ rừng đã trồng, đồng thời thực hiện trồng thêm rừng mới. Đến nay, nhiều hộ đã có rừng khai thác và cuộc sống của ngƣời dân đã đƣợc cải thiện. Số liệu điều tra cho thấy chi phí, thu nhập và lãi từ 1 ha rừng trồng nhƣ trong bảng 4.6. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Với mức đầu tƣ 5,39 triệu đồng/ha, sau khoảng 8 năm tổng thu nhập đạt 77,8 triệu đồng/ha. Trừ chi phí đi còn lãi 72,41 triệu/ha (tƣơng ứng >9triệu đồng/ha/năm). Mức thu nhập này ở mức trung bình so với các loại cây trồng khác (chè: >8 triệu đồng/năm; lúa + ngô trên dƣới 2 triệu đồng/ha/năm). Bảng 4.6: Mức đầu tƣ và thu nhập trên 1 ha rừng trồng (Keo tai tƣợng) theo mô hình sản xuất nông hộ tại xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. Nội dung Đơn vị tính Số lƣợng Đơn giá (1000đ)* Thành tiền (triệu đồng) 1. Chi phí 5,39 - Công làm đất Công 25 50 1,25 - Tiền giống Cây 2500 500 12,50** - Công trồng Công 30 50 1,50 - Phân bón Kg/cây 0,1 1,3 0,64 - Chăm sóc, tỉa thƣa Công 40 50 2,0 2. Thu nhập 77,80 - Gỗ (khai thác trắng) m3 150 500 75,00 - Gỗ, củi (khai thác tỉa thƣa) Cây 1000 28 2,80 3. Lãi 72,41 * Đơn giá tính tại thời điểm điều tra ** Tiền giống được hỗ trợ Trồng rừng sản xuất theo mô hình hộ gia đình vừa sử dụng nguồn kinh phí hiệu quả, vừa tận dụng đƣợc nhân lực dƣ thừa hay nhàn rỗi tại địa phƣơng. Hiệu quả sử dụng đất cao hơn thông qua việc trồng xen hay canh tác các loại cây nông nghiệp ngắn ngày hoặc cây mục đích khác khi rừng chƣa khép tán. Do diện tích trồng không lớn (thƣờng chỉ 1-2 ha/hộ/chu kỳ) và phân bố rải rác trong vùng nên diện tích bị khai thác vừa không lớn, vừa không tập trung. Điều này sẽ hạn chế đƣợc những ảnh hƣởng xấu đến môi trƣờng, nhất là môi trƣờng đất, hiệu quả kinh tế cao mà vẫn đáp ứng đƣợc mục tiêu phủ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên xanh đất trống đồi núi trọc. Tuy nhiên, cần lƣu ý rằng sau khi khai thác ngƣời dân thƣờng xử lý thực bì bằng việc đốt cành lá để chuẩn bị đất cho chu kỳ trồng rừng tiếp theo. Quá trình diễn ra sau mỗi lần khai thác và nếu không có biện pháp bảo vệ thì hậu quả là đất đai sẽ bị thoái hóa giống nhƣ phƣơng thức đốt nƣơng làm rẫy trong những năm trƣớc đây. Khoanh nuôi phục hồi rừng Khoanh nuôi phục hồi rừng đang là giải pháp quan trọng lợi dụng triệt để qui luật tái sinh và diễn thế đi lên của thảm thực vật để biến những vùng đất lâm nghiệp hiện chƣa có hoặc không còn rừng thành rừng phòng hộ, rừng sản xuất hay rừng đặc dụng trong khoảng thời gian xác định. Điều quan trọng là sử dụng rừng khoanh nuôi nhƣ thế nào để vừa có tác dụng phủ xanh đất trống trọc nhƣng cũng phải mang lại hiệu quả kinh tế, góp phần nâng cao đời sống của ngƣời dân [26]. Khoanh nuôi phục hồi rừng không tác động Theo thống kê, phần lớn đất rừng khoanh nuôi khu vực nghiên cứu là đất sau nƣơng rẫy, đất rừng sau khai thác kiệt đƣa vào khoanh nuôi và phần lớn nằm trong khu vực phòng hộ đầu nguồn. Kết quả điều tra cho thấy sau 8 - 10 năm thảm thực vật phục hồi đều đạt trạng thái rừng non và đáp ứng đƣợc tiêu chí phủ xanh đất trống đồi núi trọc. Về giá trị kinh tế, kết quả điều tra cho thấy có rất ít diện tích rừng khoanh nuôi không tác động, đến 90% số hộ đƣợc phỏng vấn trả lời là chƣa có thu nhập từ rừng khoanh nuôi ngoài số tiền Nhà nƣớc trả theo dự án 661 là 50 nghìn đồng/ha/năm; đến năm 2007 trở lại đây đã tăng lên 100 nghìn đồng/ha/năm. 10% còn lại trả lời có thu nhập nhƣng rất thấp, dao động trong khoảng 200 - 300 nghìn đồng/ha/năm. Nhƣ vậy, về phƣơng diện phủ xanh thì đạt yêu cầu, nhƣng về phƣơng diện kinh doanh thì không có lãi. Để đánh giá một cách chính xác hơn chúng tôi nêu ra một số mô hình đã khai thác của gia Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên đình ông Đặng Tăng Thắng ở xóm Tam Va, xã Văn Lăng, huyện Đồng Hỷ với diện tích bảo vệ rừng là 12ha, khi ông nhận đất hiện trạng là thảm cỏ và có cây gỗ. Sau 12 năm thảm thực vật đƣợc phục hồi là rừng non có chiều cao cây và đƣờng kính cây gỗ là 6-8m và 12-15cm, với mật độ cây 550 - 600 cây/ha, độ tàn che 0,7. Thành phần loài gồm có Keo, Bồ đề, Bạch đàn, Mỡ, Trám, Trẩu nhƣng số lƣợng không nhiều. Ngoài ra, còn có một số loài chƣa xác định. Năm 2006 chính quyền địa phƣơng đã cho phép chuyển đổi khu đất thành đất trồng rừng sản xuất. Do đó đến tháng 7/2006 ông Thắng đã khai thác hơn 1ha để chuẩn bị đất trồng rừng. Trên cơ sở đó chúng tôi thu thập thông tin về chi phí và giá trị các sản phẩm đã thu hoạch, kết quả tính toán mức đầu tƣ, thu nhập và lãi suất của mô hình nhƣ trong bảng 4.7. Thời gian thực hiện theo mô hình là từ năm 1992. Bảng 4.7: Mức đầu tƣ, thu nhập và lãi suất trên 1ha rừng khoanh nuôi không tác động (12 năm) tại xã Văn Lăng - Đồng hỷ - Thái Nguyên. Nội dung Đơn vị tính Số lƣợng Đơn giá (1000đ) Thành tiền (triệu đồng) 1. Chi phí 2,75 - Công bảo vệ ha 5 50 0,25 - Thu hoạch trắng công 50 50 2,50 2. Thu nhập 16,11 - Gỗ m3 45 350 15,75 - gỗ củi m3 9 0,4 0,36 3. Lãi 13,36 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Qua kết quả ở bảng 4.7 cho thấy, không giống với rừng trồng thuần loại, rừng phục hồi tự nhiên còn có một số lâm sản phụ. Tuy nhiên, do năng suất cây gỗ rừng tự nhiên thấp nên sản lƣợng rừng cũng thấp chỉ đạt 45m3 gỗ/ha (tƣơng ứng gần 4m3/ha/năm). Tổng thu nhập đạt 16,11 triệu/ha, trừ chi phí còn đƣợc lãi 13,36 triệu đồng/ha, tƣơng ứng 0,89 triệu đồng/năm/ha. Mô hình nêu trên đây đƣợc phục hồi trên đất còn tốt, chƣa bị thoái hóa bạc mầu. Nếu trên đất xấu thì quá trình phục hồi diễn ra chậm hơn dẫn đến thu nhập sẽ còn thấp hơn rất nhiều. Khoanh nuôi phục hồi rừng có tác động Trên địa bàn nghiên cứu, mô hình này khá phổ biến, chiếm 20% số hộ đƣợc điều tra trên địa bàn. Trong giải pháp khoanh nuôi có tác động này, biện pháp tác động chủ yếu là kết hợp trồng bổ sung các loài cây mục đích, phát luỗng, vệ sinh, xúc tiến tái sinh hầu nhƣ chƣa đƣợc áp dụng. Những diện tích rừng trồng lâu nhất vào năm 1992, còn phổ biến là từ năm 2002 trở lại đây. Để đánh giá hiệu quả chúng tôi đã điều tra mô hình của gia đình ông Đặng Tăng Hƣơng ở xã Văn Lăng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. Mô hình đƣợc thực hiện trên khu đồi rộng 3ha, có độ dốc trung bình 21o, hƣớng phơi Đông - Tây, loại đất Feralít vàng nhạt. Theo ông Hƣơng thảm thực vật khi trồng là thảm cỏ cây bụi có cây gỗ, tổ thành loài chủ yếu là Nứa tép, Hu, Lau, cây bụi, cỏ Nhật, Dây leo… Phƣơng thức trồng theo băng, băng trồng đƣợc phát dọc theo đƣờng đồng mức, rộng 2m với băng chừa 3-4m; cự ly trồng 2m/cây; hố đào rộng 30x30x30cm; cây trồng cao 0,5m; thời gian thực hiện năm 2005. Tháng 3 năm 2008 khi chúng tôi đến khảo sát thì gia đình đã thu hoạch cây tái sinh tự nhiên năm 2007, trong đó chủ yếu là Trám, Trẩu, Sung, Bạch đàn, Bồ đề. Khối lƣợng gỗ thu đƣợc khoảng 54m3/ha (cây gỗ cao từ 10 - 12m, đƣờng kính trung bình khoảng 20cm), với giá bán 420 nghìn đồng/m3 thu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên đƣợc 22,68 triệu đồng/ha, tƣơng ứng 1,51 triệu đồng/ha/năm. Ngoài ra cành lá và một số cây gỗ nhỏ khác đƣợc tận dụng làm củi đun. Cây trồng bổ sung gồm: Chủ yếu là Keo, ngoài ra còn trồng gỗ Mỡ, Lát. Số cây trồng (Keo) sống 80%, đạt chiều cao và đƣờng kính trung bình tƣơng ứng là 3,5m và 5,0cm. Rõ ràng hiệu quả của giải pháp khoanh nuôi kết hợp trồng bổ sung các loài cây mục đích vẫn chƣa cao. Nguyên nhân do việc trồng và chăm sóc cây sau khi trồng không đúng qui trình kỹ thuật. Mặt khác, do cây trồng đều là cây gỗ bản địa, khả năng sinh trƣởng chậm nên đòi hỏi phải có thời gian chăm sóc lâu hơn, trong khi nguồn kinh phí không đủ để duy trì cũng là nguyên nhân hạn chế sự thành công của mô hình. Trong quá trình điều tra chúng tôi nhận đƣợc rất nhiều ý kiến của các chủ hộ gia đình trồng rừng và nhận bảo vệ rừng kiến nghị đƣợc vay vốn với lãi suất thấp để giúp nông dân phát huy thế mạnh của vùng núi và phát triển sản xuất nông lâm kết hợp. Mô hình vƣờn rừng Ở Đồng Hỷ vƣờn rừng là loại hình khá phổ biến. Mô hình này chỉ ở qui mô nhỏ từ vài trăm mét đến 1 hoặc 2 ha. Đặc điểm nổi bật của mô hình là ở đó thƣờng có nguồn nƣớc tự nhiên, có địa hình thuận lợi cho việc đào ao thả cá và chăn nuôi gia súc. Vƣờn rừng đƣợc sử dụng nhƣ là một nguồn cung cấp các nhu cầu thiết yếu của ngƣời dân địa phƣơng nhƣ: Vật tƣ sửa chữa nhà cửa, chuồng trại chăn nuôi, làm cọc rào, củi đun hàng ngày, cây lá làm rau, làm thuốc chữa bệnh… Những sản phẩm thu đƣợc từ vƣờn rừng không lớn, đôi khi không thể tính đƣợc bằng tiền, nhƣng nó lại rất quan trọng và cần thiết trong đời sống hàng ngày của ngƣời dân. Nếu cứ duy trì nhƣ vậy thì rõ ràng hiệu quả kinh tế rất thấp. Nhƣng nếu đƣợc đầu tƣ thích đáng thì lợi nhuận thu đƣợc lại khá cao. Nó không chỉ đáp ứng nhu cầu hàng ngày mà còn có thể giúp ngƣời dân làm giàu. Mô hình của gia đình ông Nông Văn Cƣờng, xã Hóa Trung, huyện Đồng Hỷ - Thái Nguyên chúng tôi nêu dƣới đây là một ví dụ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Với diện tích đất vƣờn rừng là 1,2 ha, rừng trồng 1ha, mô hình trang trại VACR thực hiện từ năm 2007. Cây trồng chủ yếu là cây keo và cây chè, kết hợp chăn nuôi lợn thịt, gà và cá. Thu nhập bình quân 50 triệu đồng/năm tƣơng đƣơng 16 triệu đồng/ha/năm. Nhà ông Lăng Văn Quyết cũng ở huyện Đồng Hỷ làm mô hình nông lâm kết hợp + vƣờn rừng trên tổng diện tích đất 2ha. Trong đó, ruộng vƣờn 0,7ha + 1,3ha rừng trồng. Ông xây dựng mô hình từ tháng 10/2005, ông đầu tƣ trồng chủ yếu là cây Keo lai, Đào cảnh và Chè. Ngoài ra, có trồng một số cây ăn quả xung quanh vƣờn: Nhãn, Vải và Xoài… Cây trồng bổ sung đƣợc thực hiện theo phƣơng thức lấp chỗ trống và xử lý đất cục bộ. Đào hố với kích thƣớc 40x40x40cm, bón lót bằng phân chuồng hay rác mục và NPK. Chăm sóc sau khi trồng 2-3 năm, tùy loại cây mọc nhanh hay chậm. Các biện pháp chăm sóc gồm; làm cỏ, vun gốc, phủ gốc để giữ ẩm và chống xói mòn đất, phát dọn vệ sinh cỏ dại, trồng bổ sung cây chết. Khi cây lớn hơn thì tỉa thƣa những cành già, khô. Với mô hình trên, ngoài những sản phẩm tận thu khi xử lý đất để trồng cây và phát dọn vệ sinh rừng hàng năm, từ những năm trƣớc đây mỗi năm gia đình ông thu nhập 35 triệu đồng/năm từ các sản phẩm: Chè, Đào, củi và chăn nuôi lợn, gà. Vì mới thực hiện theo mô hình từ năm 2005 cho nên chƣa có thu nhập từ rừng trồng do cây keo còn nhỏ chƣa đƣợc khai thác. Khi thực hiện mô hình ông nhận đƣợc sự giúp đỡ về kỹ thuật, cây giống, tài liệu của cơ quan và dự án hỗ trợ làm theo mô hình thí điểm. Vì vậy, tài sản trên đất là số cây trồng chƣa thu hoạch còn khoảng 100 triệu đồng/ha, tƣơng đƣơng với 10 triệu đồng/ha/năm - một mức lãi có thể nói cao tƣơng đƣơng với trồng rừng sản xuất cũng nhƣ trồng cây công nghiệp khác nhƣ Chè mà không mất nhiều công chăm sóc nhƣ làm chè. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Bảng 4.8: Mức đầu tƣ và thu nhập trên 1ha vƣờn rừng tại xã Minh Lập, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên (tính đến năm 2009) Nội dung Đơn vị số lƣợng Đơn giá (1000đ) Thành tiền (triệu đồng) 1. Chi phí 11,71 - Chăm sóc (80 công/năm x10 năm) công 800 40 3,20 - Cây giống cây 2500 400 10,0* - Phân bón kg 1300 2700 3,51 - Thu hoạch (khai thác + vận chuyển) công 100 50 5,00 2. Thu nhập 45,00 - Gỗ m3 54 500 27,00 - Củi m3 10 200 2,00 - Hoa màu khác cây 8.000 0,8 6,40 - Chăn nuôi kg 800 12 9,60 3. Lãi 33,29 * Cây giống được hỗ trợ Một sô nhận xe t : - Về kinh tế: Mô hình trồng rừng sản xuất có mức thu nhập cao nhất 77,8 triệu đồng/ha, trừ chi phí còn đƣợc lãi 72,41 triệu đồng/ha, tƣơng đƣơng với mức 10,05 triệu đồng/ha/năm. Mô hình vƣờn rừng đạt 33,29 triệu đồng/ha/năm cộng với tài sản còn lại chƣa khai thác khoảng 100 triệu đồng/ha. Rừng khoanh nuôi phục hồi tự nhiên, kể cả không tác động và có tác động, hầu nhƣ chƣa có thu nhập, hoặc nếu có thì cũng rất thấp. Nếu khai thác trắng cũng chỉ đạt 0,89 triệu đồng/ha/năm cho rừng khoanh nuôi không tác động (với chu kỳ 15 năm) và 1,51 triệu đồng/ha/năm (chƣa hoạch toán phần chi phí) cộng với phần tài sản còn lại trên đất là số cây trồng bổ sung chƣa khai thác cho rừng khoanh nuôi có tác động. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - Về phủ xanh: Rừng khoanh nuôi và vƣờn rừng là tốt nhất. Trồng rừng sản xuất trên qui mô hộ gia đình có ƣu điểm là diện tích trồng và khai thác thƣờng nhỏ và không tập trung thành diện rộng nên đã hạn chế đƣợc những ảnh hƣởng tiêu cực đến môi trƣờng. Nhƣng cần lƣu ý khâu xử lý đất sau mỗi chu kỳ khai thác, nếu không sẽ làm cho đất đai bị thoái hóa giống nhƣ đốt nƣơng làm rẫy trƣớc đây. Địa phƣơng cần có nghiên cứu để cho phép chuyển đổi một phần diện tích đất rừng khoanh nuôi thành đất trồng rừng sản xuất để tận dụng tiềm năng sản xuất của đất phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. 4.3.3.2. Phân tích nguyên nhân kém hiệu quả của phủ xanh đất trống đồi trọc Ở trên chúng tôi đã trình bày hiệu qủa kinh tế của một số mô hình phủ xanh đất trống đồi trọc điển hình có thể mang lại hiệu quả cả về phƣơng diện kinh tế và về bảo vệ môi trƣờng đó là phủ xanh đất trống đồi trọc ở huyện Đồng Hỷ. Những mô hình phủ xanh mang tính tự nhiên (khoanh nuôi phục hồi rừng không tác động) và một số mô hình (khoanh nuôi có tác động) đã góp phần tích cực trong việc tăng độ che phủ rừng. Nhƣng về kinh tế lại ít hoặc không có hiệu quả trong khoảng thời gian 15-17 năm, đây là một trong những nhƣợc điểm cần khắc phục. Giá trị kinh tế thấp, không có thu nhập là nguyên nhân chính làm giảm tính hấp dẫn của ngƣời dân tham gia bảo vệ rừng dẫn đến nhiều nơi khoanh nuôi không thành rừng. Những mô hình nhân tạo nhƣ; vƣờn rừng, trồng rừng, trồng cây công nghiệp, có sự đầu tƣ và tác động của con ngƣời cũng ít thành công. Từ kết quả điều tra chúng tôi thấy rằng nguyên nhân chƣa hiệu quả của phủ xanh đất trống đồi núi trọc ở Đồng Hỷ nói riêng và ở tỉnh Thái Nguyên nói chung là: - Chế độ chính sách chƣa hợp lý Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - Nguồn vốn tản mạn, thiếu tập trung, đầu tƣ chƣa đủ độ cho trồng rừng cũng nhƣ khoanh nuôi hục hồi và bảo vệ rừng. - Chƣa kết hợp hài hòa mối quan hệ giữa trồng rừng, bảo vệ rừng với phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ môi trƣờng. - Chƣa giải quyết thỏa đáng mối quan hệ về trách nhiệm, nghĩa vụ với quyền lợi, đời sống của ngƣời dân và ngƣời trồng rừng, bảo vệ rừng. - Ngoài nguyên nhân nêu trên thì việc thiếu cơ sở khoa học là một trong những nguyên nhân hết sức quan trọng đã gây nên tổn thất trong thời gian qua. Cụ thể là: + Trồng rừng, khoanh nuôi phục hồi rừng không phù hợp với điều kiện lập địa nên hiệu quả kinh tế môi trƣờng thấp. + Một số vùng có độ dốc lớn đất còn tốt, yếu tố gây giống tự nhiên còn phong phú, đáng lẽ ra ở đó phải thực hiện khoanh nuôi với một số kỹ thuật lâm sinh thì sau 5 - 6 năm thảm thực vật rừng sẽ đƣợc phục hồi, hạn chế đƣợc xói mòn, rửa trôi đất, bảo vệ đƣợc đa dạng sinh học, ít tốn kém kinh phí đầu tƣ. Nhƣng ngƣời ta không thực hiện biện pháp khoanh nuôi mà tiến hành xử lý đất và dọn sạch thực bì để trồng rừng bằng các loài cây nhập nội nhƣ Bạch đàn, Keo các loại. Sau 4 - 5 năm, rừng không mang lại hiệu quả mà giá trị môi trƣờng cũng kém, ngƣời dân ở đó không có thu nhập từ rừng hoặc nếu có thì cũng rất ít, không đáng kể nên ngƣời ta chặt rừng đi để trồng cây lƣơng thực, thực phẩm. Nhƣ vậy sau một thời gian mất tiền trồng và chăm sóc vẫn không có rừng, đất lại càng bị xói mòn, thoái hóa mạnh, môi trƣờng xấu đi. + Ở một số nơi có độ dốc thấp (<20o), độ dầy tầng đất mặt khoảng 30 - 50cm, cây gỗ đã triệt tiêu, không còn nguồn gieo giống, chỉ có thể trồng rừng chứ không thể khoanh nuôi thì lại khoanh nuôi để phục hồi rừng tự nhiên. Kết Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên quả là sau 10-15 năm mất công, mất tiền chi phí cho khoanh nuôi cũng vẫn chỉ có thảm cỏ hoặc thảm cây bụi, thảm thực vật rừng chƣa phục hồi lại đƣợc. - Trồng rừng không đúng theo quy trình, quy phạm: + Thông thƣờng mỗi hố trồng cây rừng có kích thƣớc 50x50cm, 4040cm, 40x60cm có khi 50x100cm tùy theo từng loại cây trồng và điều kiện lập địa, tuy nhiên phổ biến hố trồng cây lại chỉ đào 30x40cm, thậm chí có nơi không đào hố mà chỉ cuốc vùi cây xuống. Vì vậy cây trồng còi cọc, kém phát triển, bị cỏ dại lấn át rồi chết dần. + Sau khi trồng không chăm sóc theo quy trình dẫn đến một thời gian sau cây chết gần hết. Cũng vì thế mà diện tích trồng thì nhiều mà diện tích rừng thực tế lại ít. - Khai thác không đúng chu kỳ, biện pháp khai thác không hợp lý, không chừa lại cây gieo giống nên nhiều nơi không còn nguồn tái sinh, thảm thực vật rừng không có điều kiện phục hồi tự nhiên. - Đại đa số rừng trồng hiện nay là các loài cây nhập nội, chƣa chú ý đúng mức phát triển cây bản địa, do đó khả năng thích nghi và sự bền vững về sinh thái kém, phụ thuộc nhiều vào nguồn giống bên ngoài. Có thể nói đây là điểm yếu và cũng là một khó khăn lớn cần đƣợc giải quyết trong thời gian tới. - Có những nơi do quá nhấn mạnh mặt bảo vệ môi trƣờng mà không chú ý đúng mức đến lợi ích kinh tế và vấn đề sử dụng hợp lý có hiệu quả tài nguyên đất, nên lúc đầu chỉ nghĩ đến việc làm sao cho có rừng chứ không suy tính đến việc sử dụng vốn rừng và đất rừng có hiệu quả cao nhất về lâu dài. Vì vậy ngay từ đầu không có qui hoạch trồng theo lô khoảnh hợp lý, đến lúc rừng đã già thì xử lý rất khó khăn. Nếu không khai thác thì cũng bị tàn lụi, rừng bị hƣ hại thêm. Nhiều rừng trồng lộn xộn gồm Mỡ, Bạch đàn, Keo, Bồ đề ở các độ tuổi khác nhau đặt ra cho ngành lâm nghiệp địa phƣơng giải quyết thế nào cho Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên hợp lý, bảo vệ đƣợc môi trƣờng nhƣng có hiệu quả kinh tế là bài toán khó. Giả sử lúc đầu trồng rừng theo lô, theo khoảnh theo từng độ tuổi thì giờ đây việc khai thác cũng dễ dàng để trồng mới lại rừng mà không gây ra xáo trộn cảnh quan môi trƣờng. 4.4. Đề xuất mô hình phủ xanh đất trống đồi trọc 4.4.1. Điều tra phân loại mô hình phủ xanh đất trống đồi trọc Mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu xây dựng mô hình sản xuất trong nông lâm nghiệp nhằm chống xói mòn để bảo vệ môi trƣờng và đất đai. Nhƣng cho đến nay vẫn chƣa có công trình nào nghiên cứu và tiến hành phân loại mô hình phủ xanh đất trống đồi trọc. Trong phạm vi đề tài chúng tôi không đi sâu vào việc xây dựng một tiêu chuẩn hay khung phân loại các mô hình phủ xanhh đất trống đồi trọc mà chỉ tiến hành điều tra và thống kê các mô hình phổ biến đang đƣợc áp dụng hiện nay tại địa phƣơng thuộc huyện Đồng Hỷ. Kết quả điều tra cho thấy ở Đồng Hỷ có 5 mô hình phổ biến sau: - Mô hình Vƣờng + Ao + Chuồng (VAC). Mô hình này hầu nhƣ ở địa phƣơng nào cũng có và thƣờng phân bố gần nhà. Đặc trƣng của mô hình là đƣợc xây dựng trên đất vƣờn hay đất liền kề nên qui mô không lớn, thƣờng trên dƣới 1 ha. Cây trồng chính trên đất vƣờn là cây Chè, nguồn thu chính cũng là cây Chè, chăn nuôi là cá và gia cầm, đại gia súc (Trâu, Bò) không phát triển, nếu có thì chủ yếu làm sức kéo (cày bừa). - Mô hình Vƣờn + Ao + Chuồng + Rừng (VACR). Loại mô hình này phát triển sau khi có chính sách giao đất giao rừng (1990). Kết quả điều tra cho thấy tiềm năng phát triển của loại mô hình này ở địa phƣơng là rất lớn. Tuy nhiên do vốn đầu tƣ lớn và đòi hỏi ngƣời dân phải có kiến thức và kỹ thuật trong sản xuất lâm nghiệp nên số hộ đầu tƣ sản xuất theo mô hình này không nhiều (mỗi xã chỉ khoảng 3 - 4 hộ). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdoc343.pdf
Tài liệu liên quan