Luận văn Điều tra hiện trạng nghề nuôi nghêu tại huyện Cần Giờ - thành phố Hồ Chí Minh

MỤC LỤC

ĐỀ MỤC

TRANG

TÊN ĐỀ TÀI i

TÓM TẮT ii

ABSTRACT iii

CẢM TẠ iv

MỤC LỤC v

DANH SÁCH CÁC BẢNG viii

DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ SƠ ĐỐ VÀ BẢNG ĐỒ ix

I. GIỚI THIỆU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục tiêu đề tài 1

II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2

2.1 Quá trình phát triển nghề nuôi nghêu ở Việt Nam 2

2.2 Đặc điểm tự nhiên huyện Cần Giờ 2

2.2.1 Vị trí địa lý - địa hình 2

2.2.2 Điều kiện tự nhiên 3

2.3 Điều kiện kinh tế - xã hội 6

2.3. Hiện trạng xã hội 6

2.3.2 Hiện trạng kinh tế 6

2.4 Sơ lược về tình hình nuôi trồng thuỷ sản khu vực

huyện Cần Giờ - TPHCM từ năm 2000-2005 6

2.4.1 Kết quả nuôi tôm sú 7

2.4.2 Kết quả nuôi nhuyễn thể 7

2.4.3 Một số đối tượng nuôi khác 8

2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển nuôi trồng

thuỷ sản tại huyện Cần Giờ 8

2.5.1 Những tồn tại khó khăn 8

2.5.2 Các điều kiện khách quan 9

2.5.3 Những phương hướng và nhiệm vụ khắc phục 9

2.6 Vài nét về nghề nuôi nghêu tại huyện Cần Giờ - TPHCM 10

2.7 Vai trò của nghề nuôi nghêu đối với địa phương 12

III. TƯ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13

3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài 13

3.2 Phương pháp nghiên cứu 13

3.2.1 Thu thập số liệu sơ cấp 13

3.2.2 Thu thập số liệu thứ cấp 13

3.2.3 Nội dung nghiên cứu 13

3.3 Phân tích và xử lý số liệu 13

IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 15

4.1 Các vùng nuôi nghêu của huyện Cần Giờ 15

4.2 Những thông tin chung về nông hộ 15

4.2.1 Vai trò của phụ nữ trong hoạt động thuỷ sản 15

4.2.2 Độ tuổi 16

4.2.3 Trình độ học vấn 17

4.2.4 Tình hình nhân khẩu và sự phân bố lao động trong nông hộ 18

4.2.5 Kinh nghiệm nuôi 21

4.2.6 Các nguồn học hỏi kinh nghiệm 22

4.2.7 Kế hoạch của chủ hộ nuôi nghêu 23

4.3 Hiện trạng kỹ thuật nuôi nghêu 24

4.3.1 Loại hình nuôi 24

4.3.2 Hình thức hoạt động 25

4.3.3 Chuẩn bị bãi nghêu 28

4.3.4 Qui mô diện tích nuôi 29

4.3.5 Nguồn giống 29

4.3.6 Bao lưới, cắm cọc, phân ranh 30

4.3.7 Mật độ thả - thời gian thả 31

4.3.8 Cào vén – san thưa 32

4.3.9 Chăm sóc và quản lý bãi nuôi 33

4.3.10 Thu hoạch 34

4.3.11 Năng suất thu hoạch 34

4.4 Một số khó khăn trở ngại thường gặp 35

4.5 Hach toán kinh tế và phân tích các khía cạnh kinh tế

của nghề nuôi nghêu ở huyện Cần Giờ - TPHCM 36

4.5.1 Kết quả sản xuất nuôi nghêu /ha /vụ 36

4.5.2 Cơ cấu các khoảng mục chi phí sản xuất nuôi nghêu /ha /vụ 37

4.6 Định hướng phát triển và kiến nghị - đề xuất một số giải pháp

đầu tư, phát triển nghề nuôi nghêu ở huyện Cần Giờ - TPHCM 40

4.6.1 Định hướng phát triển nghề nuôi nghêu của huyện Cần giờ

trong nhữnh năm tới 40

4.6.2 Kiến nghị và đề xuất một số giải pháp đầu tư, phát triển nghề

nuôi nghêu huyện Cần Giờ - TPHCM 41

V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 43

5.1 Kết luận 43

5.2 Đề nghị 43

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

 

 

doc68 trang | Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 4519 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Điều tra hiện trạng nghề nuôi nghêu tại huyện Cần Giờ - thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH KHOA THỦY SẢN  LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG NGHỀ NUÔI NGHÊU TẠI HUYỆN CẦN GIỜ - TPHCM Ngành : NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Khoá : 2001 – 2005 Sinh viên thực hiện : NGUYỄN VIẾT TÂM -2005- HIỆN TRẠNG NGHỀ NUÔI NGHÊU TẠI HUYỆN CẦN GIỜ - THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Thực hiện bởi Nguyễn Viết Tâm Luận văn được đệ trình để hoàn tất yêu cầu cấp bằng Kỹ Sư Thủy Sản Giáo viên hướng dẫn: ThS. Phạm Văn Nhỏ ThS. Nguyễn Thanh Tùng Thành Phố Hồ Chí Minh Tháng 08/2005 TÓM TẮT Điều tra hiện trạng nghề nuôi nghêu tại huyện Cần Giờ -TPHCM, tôi đã tiến hành điều tra theo hình thức phóng vấn trực tiếp các nông hộ nuôi nghêu tại 2 xã Cần Thạnh – Long Hoà huyện Cần giờ ( là 2 xã có số hộ nuôi nghêu nhiều nhất ở huyện Cần Giờ ). Theo kết quả nghiên cứu thì lượng nghêu thu hoạch trên địa bàn huyện chủ yếu tập trung vào các Quí I & Quí II/ 2004, chiếm 65,00% số lượng thu hoạch, bình quân mỗi tháng thu hoạch khoảng 73.583 kg. Diện tích thu hoạch tại 2 xã Cần Thạnh và Long Hoà trong năm 2004 là 1.761,2/2.594 ha (67,90% so với năm 2003), trong đó : Năng suất trung bình đạt được trong năm 2004 là 6,4 tấn /ha /năm thấp hơn năm 2003 là 8,4 tấn /ha /năm. Hiệu quả kinh tế của nghề nuôi nghêu đạt được là khoảng 40triệu đồng/ha/năm gấp 27,8 lần so với trồng lúa. Diện tích nuôi được duy trì từ năm 2002 cho đến nay là 2800 ha. ABSTRACT According to investigating the present condition of clam culture in CanGio district, HCM city. We have carried on interviewing directly to the farms who culture clam in two wards CanThanh – LongHoa. CanGio district. (These have the most farms culture in CanGio district). As the result of study, the amount pf clam is harvested in this district mainly in quarter I and quarter II/2004, making up 65,00 % the harvested amount of clam, on an average, the per month is about 73,583 Kg. In 2004, the harvested area in two wards CanThanh and LongHoa, is 1761,2/2,594 ha (67,9 % as compared with 2003), include: The average producctivity attains in 2004 is 6,4 ton/ha/year, lower 8,4 ton/ha/year than in 2003. The economic effect of clam culture attains about 40 million/ha/year as hight as 27,8 times as much as compared with rice cultute. The area of culturing is maintained from 2002 to now is 2800 hectare. LỜI CẢM TẠ Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Chí Minh, quí thầy cô Khoa Thuỷ Sản đã tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức trong những năm học tại trường. Xin gởi lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy Phạm Văn Nhỏ, ThS. Nguyễn Thanh Tùng đã dành nhiều thời gian, công sức tận tình hướng dẫn và truyền đạt những kinh nghiệm cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn các anh chị, cô chú Phòng Thống Kê, Phòng Kinh Tế, Phòng Tài Nguyên Môi Trường, Phòng Kế hoạch và Đầu Tư huyện Cần Giờ, Phòng Nguồn Lợi ở Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thuỷ Sản II đã tận tình giúp đỡ, cung cấp những tư liệu quí báu cho tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Đồng thời xin gởi cám ơn đến các bạn trong và ngoài lớp đã động viên giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Do hạn chế về thới gian cũng như về kiến thức nên luận văn này không thể tránh khỏi những thiếu sót, kính mong sự đóng góp ý kiến của quí thầy cô và các bạn. MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG TÊN ĐỀ TÀI i TÓM TẮT ii ABSTRACT iii CẢM TẠ iv MỤC LỤC v DANH SÁCH CÁC BẢNG viii DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ SƠ ĐỐ VÀ BẢNG ĐỒ ix I. GIỚI THIỆU 1 1.1 Đặt vấn đề 1 1.2 Mục tiêu đề tài 1 II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2 2.1 Quá trình phát triển nghề nuôi nghêu ở Việt Nam 2 2.2 Đặc điểm tự nhiên huyện Cần Giờ 2 2.2.1 Vị trí địa lý - địa hình 2 2.2.2 Điều kiện tự nhiên 3 2.3 Điều kiện kinh tế - xã hội 6 2.3. Hiện trạng xã hội 6 2.3.2 Hiện trạng kinh tế 6 2.4 Sơ lược về tình hình nuôi trồng thuỷ sản khu vực huyện Cần Giờ - TPHCM từ năm 2000-2005 6 2.4.1 Kết quả nuôi tôm sú 7 2.4.2 Kết quả nuôi nhuyễn thể 7 2.4.3 Một số đối tượng nuôi khác 8 2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển nuôi trồng thuỷ sản tại huyện Cần Giờ 8 2.5.1 Những tồn tại khó khăn 8 2.5.2 Các điều kiện khách quan 9 2.5.3 Những phương hướng và nhiệm vụ khắc phục 9 2.6 Vài nét về nghề nuôi nghêu tại huyện Cần Giờ - TPHCM 10 2.7 Vai trò của nghề nuôi nghêu đối với địa phương 12 III. TƯ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13 3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài 13 3.2 Phương pháp nghiên cứu 13 3.2.1 Thu thập số liệu sơ cấp 13 3.2.2 Thu thập số liệu thứ cấp 13 3.2.3 Nội dung nghiên cứu 13 3.3 Phân tích và xử lý số liệu 13 IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 15 4.1 Các vùng nuôi nghêu của huyện Cần Giờ 15 4.2 Những thông tin chung về nông hộ 15 4.2.1 Vai trò của phụ nữ trong hoạt động thuỷ sản 15 4.2.2 Độ tuổi 16 4.2.3 Trình độ học vấn 17 4.2.4 Tình hình nhân khẩu và sự phân bố lao động trong nông hộ 18 4.2.5 Kinh nghiệm nuôi 21 4.2.6 Các nguồn học hỏi kinh nghiệm 22 4.2.7 Kế hoạch của chủ hộ nuôi nghêu 23 4.3 Hiện trạng kỹ thuật nuôi nghêu 24 4.3.1 Loại hình nuôi 24 4.3.2 Hình thức hoạt động 25 4.3.3 Chuẩn bị bãi nghêu 28 4.3.4 Qui mô diện tích nuôi 29 4.3.5 Nguồn giống 29 4.3.6 Bao lưới, cắm cọc, phân ranh 30 4.3.7 Mật độ thả - thời gian thả 31 4.3.8 Cào vén – san thưa 32 4.3.9 Chăm sóc và quản lý bãi nuôi 33 4.3.10 Thu hoạch 34 4.3.11 Năng suất thu hoạch 34 4.4 Một số khó khăn trở ngại thường gặp 35 4.5 Hach toán kinh tế và phân tích các khía cạnh kinh tế của nghề nuôi nghêu ở huyện Cần Giờ - TPHCM 36 4.5.1 Kết quả sản xuất nuôi nghêu /ha /vụ 36 4.5.2 Cơ cấu các khoảng mục chi phí sản xuất nuôi nghêu /ha /vụ 37 4.6 Định hướng phát triển và kiến nghị - đề xuất một số giải pháp đầu tư, phát triển nghề nuôi nghêu ở huyện Cần Giờ - TPHCM 40 4.6.1 Định hướng phát triển nghề nuôi nghêu của huyện Cần giờ trong nhữnh năm tới 40 4.6.2 Kiến nghị và đề xuất một số giải pháp đầu tư, phát triển nghề nuôi nghêu huyện Cần Giờ - TPHCM 41 V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 43 5.1 Kết luận 43 5.2 Đề nghị 43 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH SÁCH CÁC BẢNG TÊN BẢNG Trang Bảng 2.1 Các dạng địa hình của huyện Cần Giờ 3 Bảng 2.2 Kết quả nuôi tôm 7 Bảng 2.3 Kết quả nuôi nhuyễn thể 8 Bảng 4.1 Tỷ lệ số hộ tham gia nuôi nghêu của 2 xã khảo sát 15 Bảng 4.2 Đặc điểm phái tính của chủ hộ 15 Bảng 4.3 Cơ cấu độ tuổi của chủ hộ 16 Bảng 4.4 Trình độ học vấn của chủ hộ 17 Bảng 4.5 Số nhân khẩu trong nông hộ 18 Bảng 4.6 Số lao động trong nông hộ 19 Bảng 4.7 Thành phần lao động trong nông hộ 20 Bảng 4.8 Kinh nghiệm nuôi của các chủ hộ 21 Bảng 4.9 Nguồn học hỏi nuôi nghêu của các chủ hộ 22 Bảng 4.10 Kế hoạch nuôi nghêu của các chủ hộ 23 Bảng 4.11 Số hộ tham gia nuôi nghêu theo 2 hình thức phổ biến 24 Bảng 4.12 Cách thức chuẩn bị bãi nuôi nghêu của 2 nhóm A và B 28 Bảng 4.13 Qui mô diện tích nuôi giữa 2 nhóm A và B 29 Bảng 4.14 Nguồn cung cấp giống cho 2 nhóm A và B 30 Bảng 4.15 Tỷ lệ các hộ tiến hành bao lưới, cắm cọc, phân ranh ở 2 nhóm A và B 30 Bảng 4.16 Mật độ thả nuôi nghêu của 2 nhóm A và B 31 Bảng 4.17 Thời gian nuôi của 2 nhóm A và B 32 Bảng 4.18 Số lần can thưa và trọng lượng nghêu trung bình đạt được sau lần can thưa sau cùng của 2 nhóm A và B 33 Bảng 4.19 Năng suất trung bình (tấn/ha/vụ) của 2 nhóm A và B 35 Bảng 4.20 Kết quả sản xuất nghêu/ha/vụ của 2 nhóm A và B trên 2 xã Long Hoà và Cần Thạnh 36 Bảng 4.21 Cơ cấu các khoảng mục chi phí sản xuất nuôi nghêu/ha/vụ theo 2 hình thức A và B 39 DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ VÀ BẢN ĐỒ Trang BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1. Diện tích nuôi nghêu và năng suất đạt được của toàn huyện Cần Giờ từ năm 2000 – 2004 11 Biểu đồ 2. Tỷ lệ phái tính của chủ hộ 16 Biểu đồ 3. Cơ cấu tuổi của chủ hộ 17 Biểu đồ 4. Trình độ học vấn của chủ hộ 18 Biểu đồ 5. Tình hình nhân khẩu của các hộ 19 Biểu đồ 6. Số lao động trong nông hộ 20 Biểu đồ 7. Thành phần lao động trong nông hộ 21 Biểu đồ 8. Kinh nghiệm nuôi nghêu của các chủ hộ 22 Biểu đồ 9. Hình thức nuôi nghêu của 2 vùng 25 SƠ ĐỒ Sơ đồ 4.1 Các bước cơ bản trong quá trình nuôi nghêu từ nghêu cám lên nghêu thịt 26 Sơ đồ 4.2 Các bước cơ bản trong quá trình nuôi nghêu từ nghêu trung lên nghêu thịt 27 BẢN ĐỒ Bản đồ 1. Các vùng khảo sát nuôi nghêu tại huyện Cần Giờ - Tp.Hồ Chí Minh 14 I. GIỚI THIỆU Đặt vấn đề Hiện nay nghề nuôi trồng thủy sản đang phát triển mạnh ở nhiều nơi trên thế giới, nó góp phần đem lại nguồn ngân sách đáng kể cho các quốc gia nuôi trồng thủy sản. Chính động lực này đã thúc đẩy người nuôi trồng thủy sản mở rộng diện tích, cải tiến kỹ thuật nuôi. Việt Nam là một nước đang có ngành thủy sản phát triển rất mạnh, với lợi thế về sông ngòi chằn chịt và rừng ngặp mặn ven biển tạo ra diện tích mặt nước lớn thuận lợi cho việc phát triển nuôi trồng thủy sản. Cần Giờ, là một huyện ven của Thành phố Hồ Chí Minh với tiềm năng về kinh tế biển và nguồn lợi thủy sản phong phú góp phần tích cực cho công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Trong những năm gần đây, do nhu cầu của thị trường đặc biệt là khi trở thành một mặt hàng xuất khẩu, nghề nuôi nghêu tại Cần Giờ ngày càng phát triển. Nghề nuôi nghêu đã mang lại nhiều lợi nhuận và ổn định, ít rủi ro hơn nuôi tôm. Yêu cầu kỹ thuật không cao, vốn đầu tư tương đối thấp nên rất thích kợp với điều kiện kinh tế xã hội tại huyện Cần Giờ (Trương văn Tú, 1999). Tuy nhiên hiện nay chúng ta gặp phải một số khó khăn như việc quản lý nguồn lợi tự nhiên, nguồn giống bị khai thác bừa bãi, chưa có phương pháp quản lý, bảo vệ hợp lý các bãi nghêu gây nên sự thiếu hụt cũng như sự biến động về nguồn nghêu giống và ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, các công trình nghiên cứu khoa học về nghêu còn quá ít, không đáp ứng được tốc độ phát triển của nghề nuôi Để nghề nuôi nghêu đạt hiệu quả hơn, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu, góp phần cải thiện đời sống và nâng cao thu nhập cho người dân trong vùng, việc nghiên cứu đánh giá về hiện trạng, tiềm năng và kinh tế xã hội nghề nuôi nghêu ở địa phương là hết sức cần thiết. Trên cơ sở đó, được sự đồng ý của khoa Thủy Sản Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Điều tra hiện trạng nghề nuôi nghêu tại huyện Cần Giờ, Thành Phố Hồ Chí Minh.” Mục tiêu đề tài Tìm hiểu hiện trạng nuôi nghêu tại huyện Cần Giờ. Đánh giá về tiềm năng và những khó khăn hiện có, để đề xuất một số hướng giải pháp phát triển nghề nuôi nghêu tại huyện Cần Giờ. II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Quá trình phát triển nghề nuôi nghêu ở Việt Nam Ở Việt Nam, nghề nuôi nhuyễn thể chỉ mới phát triển gần đây, miền Bắc nuôi một số đối tượng như hầu cửa sông Ostrea rivularis (sông Bạch Đằng, Quảng Ninh và Lạch Trường – Thanh Hoá), Vẹm Perna viridis (Thừa Thiên), ngao dầu Meretrix meretrix (Thái Bình, Quảng Ninh), trai ngọc biển (Quảng Ninh, Hải Phòng, Phú Yên, Nha Trang) và trai ngọc nước ngọt Hyriopsis (Hồ Tây, Hà Nội). Miền Nam chủ yếu là nuôi 2 đối tượng nghêu Meretris lyrata và sò huyết Anadara granosa. Theo Nguyễn Hữu Phụng (1996) vùng biển Việt Nam chỉ gặp loài Meretrix lyrata ở Nam Bộ: ven biển Cần Giờ (Thành Phố Hồ Chí Minh), Gò Công Đông (Tiền Giang), Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú (Bến Tre), Cầu Ngang, Duyên Hải (Trà Vinh), Vĩnh Châu (Sóc Trăng), Thị xã Bạc Liêu, Vĩnh lợi (Bạc Liêu), Ngọc Hiển (Cà Mau). Chưa thấy chúng phân bố tự nhiên ở ven biển Bắc Bộ và Trung Bộ; nghêu được tiến hành nuôi trên một diện rộng ở những vùng phân bố tự nhiên trên nhưng tập trung chủ yếu ở 2 tỉnh Tiền Giang và Bến Tre. Đến nay một số huyện ven biển tỉnh Kiên Giang đã đem giống nghêu này qua vùng biển Tây ương nuôi, kết quả bước đầu nghêu sinh trưởng khá tốt. 2.2 Đặc điểm tự nhiên huyện Cần Giờ 2.2.1 Vị trí địa lý - địa hình Cần Giờ là một huyện ven biển ở phía Đông Nam Thành Phố Hồ Chí Minh, cách Thành Phố 50 km theo đường chim bay. Chiều dài từ Bắc xuống Nam là 35 km, chiều ngang từ Đông sang Tây là 30 km (Trương Văn Tú, 1999). Phía Bắc giáp huyện Nhà Bè và tỉnh Đồng Nai, ranh giới là sông Nhà Bè và sông Lòng Tàu. Phía Tây giáp tỉnh Long An và Tiền Giang qua sông Nhà Bè và cửa Soài Rạp. Phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Tọa độ địa lý nằm từ 10o22’14” đến 10o40’00” vĩ độ Bắc và từ 106o16’22” đến 107o00’50” kinh độ Đông. Ngoài ra, Cần Giờ có bờ biển trải dài từ 14 km chạy chếch theo hướng Tây Nam – Đông Bắc. Chính địa hình như vậy nên lưu thông bằng đường bộ giữa huyện Cần Giờ và trung tâm Thành Phố Hồ Chí Minh đã gặp không ít những khó khăn. Huyện Cần Giờ nằm gọn trong khu vực cửa sông Đông Nam – Sài Gòn có nền đất chưa ổn định, địa hình thấp trũng được bao bọc và phân chia bởi mạng lưới chằng chịt các sông, kênh rạch uốn lượn và chảy hướng tâm (Trương Văn Tú, 1999). Cao trình bình quân phần lớn của đất đai là 0,6 – 0,8 m so với mực nước biển, nơi cao nhất là núi Giồng Chùa cao 10 m và thấp nhất là –0,5 m so với mực nước biển và chia thành 6 dạng địa hình được trình bày qua bảng 2.1 Bảng 2.1 Các dạng địa hình của huyện Cần Giờ STT  Dạng địa hình  Cao trình (m)  Diện tích (ha)  % so với toàn huyện   1  Không ngập  2,0 – 3,0  50  0,07   2  Ngập theo chu kỳ nhiều năm  1,5 – 2,0  9.600  13,80   3  Ngập theo chu kỳ năm  1,0 – 1,5  15.000  21,00   4  Ngập theo chu kỳ tháng  0,5 – 1,0  16.150  23,40   5  Ngập theo chu kỳ ngày  0,0 – 0,5  6.000  8,90   6  Bãi bồi ven biển và cửa sông  < 0,0  5.295  7,34   (Nguồn: Phòng Nông Nghiệp huyện Cần Giờ) Ngoài ra còn có các dạng mặt nước: dạng này bao gồm sông ngòi, kênh rạch. Do mật độ dòng chảy ở đây rất cao và diễn biến của thủy triều rất phức tạp nên việc xác định diện tích mặt nước gặp nhiều khó khăn. Nghề nuôi nghêu của huyện Cần Giờ được tập trung trên 3 bãi biển: + Bãi biển xã Long Hòa + Bãi biển xã Cần Thạnh + Bãi biển xã Lý Nhơn 2.2.2 Điều kiện tự nhiên Cần Giờ nằm trong vùng nhiệt đới Bắc bán cầu, gần xích đạo, có khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa, nhưng là huyện ven biển nên có pha lẫn một phần khí hậu hải dương. 2.2.2.1 Số giờ nắng - chiếu sáng Huyện Cần Giờ có tổng số giờ chiếu sáng trong năm từ 2.630 – 2.710 giờ. Mùa khô thì số giờ chiếu sáng đều đạt trên 240 giờ/tháng, cao nhất vào tháng 3 với 276 giờ. Mùa mưa, số giờ chiếu sáng đều đạt trên 170 giờ/tháng, thấp nhất vào tháng 9 với 169 giờ (Niên giám thống kê huyện Cần Giờ 2004). Với số giờ chiếu sáng cao và phân bố đều suốt cả năm như vậy đã cung ứng một nguồn ánh sáng phong phú, thuận lợi cho mọi quá trình quang hợp của thực vật, thích nghi cho đời sống thủy sinh vật làm thức ăn cho sinh vật thủy sản nói chung và cung cấp các chất dinh dưỡng tự nhiên cho việc nuôi nghêu nói riêng. 2.2.2.2 Nhiệt độ Huyện Cần Giờ có chế độ nhiệt cao và khá ổn định. Nhiệt độ trung bình năm là không quá 30 oC và thấp nhất không dưới 27 oC. Nhiệt độ trung bình vào mùa khô là 28,24 oC, mùa mưa là 27,70 oC. Trong ngày nhiệt độ thấp nhất trong khoảng 1 – 7 giờ sáng và cao nhất lúc giữa trưa từ 13 – 14 giờ. Tháng 3 đến tháng 5 là những tháng có khả năng xuất hiện nhiệt độ cao nhất trong năm và tháng ít nóng nhất là tháng 1 (Niên giám thống kê huyện Cần Giờ 2004). 2.2.2.3 Chế độ mưa Lượng mưa năm: lượng mưa trong năm tăng dần theo hướng Đông Nam – Tây Bắc từ xã Cần Thạnh (1.157 mm) đến xã Tam Thôn Hiệp (1.476 mm) và đến mũi Nhà Bè thuộc xã Bình Khánh (1.744 mm). Lượng mưa tháng: trên 90% lượng mưa tập trung từ tháng 5 đến tháng 10 nhưng chủ yếu vào các tháng 7, tháng 8, tháng 9. Lượng mưa trung bình là 150 mm/tháng. 2.2.2.4 Gió Huyện Cần Giờ chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, mỗi năm có 2 mùa mưa nắng phân biệt rõ ràng. Mùa khô hướng gió chính là gió Đông Nam, mùa mưa hướng gió chính là gió mùa Tây Nam. Gió mùa Đông Nam xuất hiện từ tháng 11 đến tháng 4, hoạt động mạnh từ tháng 2 đến tháng 4. Tốc độ trung bình là 5,8 m/s, mạnh nhất là 260 m/s. Xen kẽ hướng gió Tây Nam còn có hướng gió Tây (từ tháng 5 đến tháng 7) và hướng gió Nam từ tháng 6 đến cuối tháng 10. Ngoài ra do vị trí đặc trưng của vùng ven biển, huyện Cần Giờ còn bị chi phối bới gió địa phương phát sinh do sự khác biệt nhiệt độ giữa ngày và đêm, giữa biển và đất liền. 2.2.2.5 Thủy triều và mực nước Huyện Cần Giờ chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không đều. Mỗi ngày xuất hiện 2 lần nước lớn và 2 lần nước ròng, số ngày nhật triều trong tháng không đáng kể, mỗi tháng chỉ có 2 ngày nhật triều không đều thường xuất hiện vào 2 – 3 ngày giữa và cuối tháng âm lịch. Theo âm lịch thì mỗi tháng có 2 kỳ triều cường xảy ra sau ngày rằm và ngày mồng một, kéo dài từ 2 – 3 ngày sau ngày thượng huyền (8 – 9 âm lịch) và ngày hạ huyền (23 – 24 âm lịch). Ngoài ra, thủy triều còn đóng một vai trò quan trọng trong cơ chế thủy văn cũng như cả hệ sinh thái của huyện Cần Giờ, góp phần quan trọng trong việc hình thành tái sinh rừng sác. Môi trường thủy sinh vật vùng này chịu sự chi phối trực tiếp của mực nước và độ mặn của biển Cần Giờ. 2.2.2.6 Độ mặn Do huyện Cần Giờ nằm trong vùng cửa sông, địa hình thấp, lại chịu tác động mạnh mẽ của thủy triều lên xuống hằng ngày, các sông kênh rạch đều đóng vai trò của những “kênh dẫn triều” quanh năm đưa nước mặn ngập sâu bủa khắp cả địa bàn nên khối nước mặn của huyện này tùy theo mùa sẽ ở trạng thái mặn hay lợ. Độ mặn diễn biến theo hình vòng cung hướng Đông Bắc – Tây Nam, cùng thang độ mặn trên sông Soài Rạch, thấp hơn hệ thống sông Lòng Tàu. Độ mặn được chia làm 3 vùng (Trương Văn Tú, 1999): - Vùng 1: vùng Bắc huyện Cần Giờ, trung bình từ 8 – 13 ‰. - Vùng 2: Vùng giữa huyện có độ mặn từ 13 – 14 ‰ thích hợp cho nuôi tôm sú và tôm thẻ vào mùa khô từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau. - Vùng 3: vùng ven biển có độ mặn từ 24 – 30 ‰. Độ mặn này ít dao động, ngoài ra cũng cần chú ý thêm độ mặn ở tại mũi Cần Giờ và mũi Đồng Hòa. Căn cứ vào số liệu điều tra được từ phòng Nông Nghiệp huyện Cần Giờ thì: + Tại mũi Cần Giờ độ mặn quanh năm trên 18 ‰ biên độ nhỏ và khá ổn định, trong mùa khô độ mặn thường không khác biệt nhau nhiều, trung bình từ 26 – 29 ‰. Mùa mưa từ 20 – 25 ‰. + Tại mũi Đồng Hòa: độ mặn của mũi Đồng Hòa thấp hơn mũi Cần Giờ từ 1 – 3 ‰ trong mùa khô và từ 4 – 8 ‰ trong mùa mưa. Sự khác biệt này chủ yếu do lượng nước ngọt đổ ra theo ngã Soài Rạp nhiều hơn ngã Lòng Tàu. 2.2.2.7 Nền đáy Thành phần cơ giới nền đáy tại bãi nuôi nghêu huyện Cần Giờ (Phòng Nông Nghiệp huyện Cần Giờ, 2004): Cát: 79,28 % Bùn: 20,72 % Hữu cơ trong bùn: 0,31 % 2.3 Đặc điểm về điều kiện kinh tế xã hội 2.3.1 Hiện trạng xã hội Theo kết quả điều tra của phòng thống kê huyện Cần Giờ 2004, chúng tôi ghi nhận được: - Tổng số dân của huyện: 65.117 người (nam: 32.771 người, chiếm 50,3 %; nữ: 32.346 người chiếm 49,7 %) trong đó xã Cần Thạnh có 9.934 người; nam: 4.860 người chiếm 48,9 %; nữ: 5.074 người chiếm 51,1 %. - Tổng diện tích của huyện: 71.361,05 ha. - Tổng số lao động trong độ tuổi năm 2003: 34.415 người trong đó xã Cần Thạnh có 5.617 người; xã Long Hoà: 5.760 người; xã Thạnh An: 1.987 người; xã Lý Nhơn: 2.680 người; xã Bình Khánh: 9.062 người; xã An Thới Đông: 6.128 người; xã Tam Thôn Hiệp: 3.181 người. - Tổng số hộ: 14.808 hộ. 2.3.2 Hiện trạng kinh tế Tổng diện tích đất đai tự nhiên của huyện Cần Giờ là 71.361,05 ha trong đó: Đất nông nghiệp: 6.201,08 ha Đất thổ cư: 315,32 ha Diện tích rừng và đất rừng: 32.000 ha (Theo thống kê năm 1998 của phòng nông nghiệp huyện Cần Giờ) Và tính theo 6 tháng đầu năm 2005, diện tích có khả năng nuôi thủy sản tại huyện Cần Giờ khoảng 8.056,8 ha (Phòng Kinh Tế Huyện Cần Giờ, 2005). 2.4 Sơ lược tình hình nuôi trồng thủy sản khu vực huyện Cần Giờ từ năm 2000-2005 Qua 5 năm tổ chức triển khai nghị quyết Đại Hội Đảng Bộ lần thứ VIII nhiệm kỳ 2000 – 2005 và nghị quyết số 10/NQ.HU ngày 31 tháng 10 năm 2001 của huyện ủy về thực hiện chương trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và mặt nước bãi bồi ven sông, ven biển huyện Cần Giờ đã thu được kết quả như sau: 2.4.1 Kết quả nuôi tôm sú Trong 5 năm, quy mô diện tích, năng suất, sản lượng, giá trị sản lượng của nghề nuôi tôm không ngừng gia tăng (diện tích nuôi tôm sú tăng từ 2.730 ha năm 2000 lên 3.582 ha năm 2001 và tiếp tục gia tăng đến nay. Theo ước tính 6 tháng đầu năm 2005 diện tích nuôi tôm sú đạt 4.990 ha với sản lượng thấp nhất là 579 tấn năm 2000 và cao nhất là 6.200 tấn năm 2004), mang lại hiệu quả, góp phần xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người nông dân, nâng cao hiệu xuất sử dụng đất và hiệu quả kinh tế đạt được trên đất nông nghiệp, tạo ra nguồn và sản lượng nông sản hàng hóa ổn định có giá trị kinh tế cao cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Đồng thời mở ra nhiều ngành nghề mới ở nông thôn, trước hết là thương mại - dịch vụ phục vụ cho nghề nuôi tôm, thủy sản, tăng giá trị sử dụng đất nông nghiệp, góp phần thu hút đầu tư, thúc đẩy các ngành nghề kinh tế khác cùng phát triển. Trong 6 tháng đầu năm 2005, toàn huyện có 2.235 hộ trực tiếp thả nuôi tôm sú trên diện tích 4.598,9 ha (nuôi trong ao là 1900 ha), đạt sản lượng 2.825 tấn tạo ra giá trị sản lượng gần 199 tỷ đồng, năng suất bình quân đạt 0,6 tấn / ha, riêng nuôi tôm chuyên canh trên ao có 1.900 ha, năng suất bình quân đạt 1,1 tấn / ha. Bảng 2.2 Kết quả nuôi tôm sú Năm  2000  2001  2002  2003  2004  6T/2005   Chỉ tiêu         Diện tích (ha)  2.733  3.582  4.176  4.650  4.956  4990   Sản lượng (tấn)  579  1.426  3.200  5.421  6.200  2825   Giá trị (triệu)  69.600  114.000  320.000  360.000  384.000  199.000   (Nguồn: Ủy Ban Nhân Dân Huyện Cần Giờ) 2.4.2 Kết quả nuôi nhuyễn thể 2.4.2.1 Nghêu Diện tích nuôi nghêu tăng từ 1.853 ha năm 2000 lên 2.800 ha năm 2001 và duy trì cho đến nay, sản lượng thấp nhất 17.600 tấn và cao nhất năm 2002 với sản lượng 28.000 tấn. 2.4.2.2 Sò huyết Diện tích nuôi sò huyết cao nhất vào năm 2000 là 405 ha, sau đó giảm xuống và duy trì 200 ha cho đến nay, sản lượng thu hoạch hằng năm đạt 600 tấn. Hàu Hàu được nuôi với hình thức đặt giá thể, lồng, trụ, giăng dây cho hàu tự bám vào và bảo dưỡng đến cơ sở thu hoạch. Tình hình nuôi hàu có bước phát triển về qui mô, diện tích, có cải tiến kỹ thuật mang lại hiệu quả ở 3 xã phía Nam gồm xã Long Hòa, Thạnh An, Cần Thạnh. Bảng 2.3 Kết quả nuôi nhuyễn thể Năm  2000  2001  2002  2003  2004  6T/2005   Đối tượng         1/ Nghêu:         - Diện tích (ha)  1.853  2.840  2.800  2.800  2.800  2.800   - Sản lượng (tấn)  17.600  20.000  28.000  23.500  17.920  7.700   2/ Sò:         - Diện tích (ha)  405  10  40  200  200  200   - Sản lượng (tấn)  7  70  485  1.000  600  290   3/ Hàu:         - Lồng         - Sản lượng (tấn)       710   (Nguồn: Ủy Ban Nhân Dân Huyện Cần Giờ) 2.4.3 Một số đối tượng nuôi khác Từ năm 2003 đến nay, trên địa bàn huyện ngoài tôm sú, nghêu, nông dân địa phương qua thực tập kinh nghiệm đã thử nghiệm mở rộng dần, tăng số lượng chủng loài thủy sản nuôi lên trên 12 đối tượng khác, như: cá rô đồng, cá kèo, cá rô phi, cá Điêu hồng, cá tra, cá tai tượng, cá bống tượng, cá chẽm, cá sấu, cua, ốc hương, cá lóc, rắn ri voi… với tổng diện tích trên 75,8 ha, với trên 20 triệu con giống. Sản lượng hằng năm đạt trên 100 tấn/năm, 6 tháng đầu năm 2005 đạt 60 tấn. Dự kiến năm 2005 nuôi cá mú, cá chẽm 100 lồng, diện tích 20 ha tại xã Long Hòa (Uỷ Ban Nhân Dân Huyện Cần Giờ, 2005).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDETAI.DOC
  • pdfDETAI.pdf