MỤC LỤC
Phần I: Mở đầu
1. Đặt vấn đề
2. Mục đích
Phần II. Tổng quan tài liệu
1. Một số lý luận về nuôi dưỡng, chăm sóc đàn chó, mèo
1.1. Nguồn gốc loài chó, mèo
1.2. Một số giống chó hiện nuôi ở Việt Nam
1.3. Một số giống mèo hiện nuôi ở Việt Nam
1.4. Thức ăn trong chăn nuôi chó, mèo
1.5. Phương thức chăn nuôi chó, mèo
2. Công tác phòng bệnh cho chó, mèo
2.1. Tiêm phòng cho chó
2.2. Tiêm phòng cho mèo
3. Chỉ tiêu sinh lý của chó, mèo
3.1. Thân nhiệt
3.2. Tần số hô hấp
3.3. Tần số tim mạch
4. Bệnh thường gặp ở chó, mèo
4.1. Bệnh Carre
4.2. Hội chứng tiêu chảy ở chó
4.3. Bệnh viêm phổi
4.4. Bệnh do xoắn trùng
4.5. Bệnh dại
4.6. Bệnh giun đũa
4.7. Bệnh sán dây
Phần III. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu
1. Đối tượng nghiên cứu
2. Nội dung nghiên cứu
3. Phương pháp nghiên cứu
Phần IV. Kết quả và thảo luận
1. Điều tra cơ bản
1.1. Một số đặc điểm tự nhiên, kinh tế – xã hội của quận Hoàng Mai
* Vị trí địa lý
* Điều kiện kinh tế – xã hội
1.2. Tình hình phát triển chăn nuôi chó, mèo tại quận Hoàng Mai
1.2.1. Tình hình chăn nuôi
1.2.2. Công tác phòng, chống dịch bệnh
* Công tác vệ sinh thú y
* Công tác tiêm phòng
2. Điều tra, tìm hiểu thực trạng tình hình chăn nuôi ở quận Hoàng Mai
2.1. Số lượng đàn chó mèo tại tháng 4/2007
2.2. Giống chó mèo được nuôi ở quận Hoàng Mai
* Giống chó
* Giống mèo
2.3. Thức ăn chăn nuôi chó, mèo
+ Thức ăn cho chó của hãng Pedigree
+ Thức ăn cho mèo của hãng Wiskas
2.4. Phương thức chăn nuôi chó, mèo
2.5. Công tác tiêm phòng
3. Kết quả khám và điều trị bệnh của chó, mèo
3.1. Kết quả khám và điều trị bệnh cho chó
3.2. Kết quả khám và điều trị bệnh cho mèo
Phần V. Kết luận
1.1. Tình hình chăn nuôi
1.2. Công tác vệ sinh thú y
1.3. Tình hình dịch bệnh
1. 4. Công tác điều trị
2. Đề nghị
Tài liệu tham khảo
74 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 9427 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Điều tra tình hình chăn nuôi và dịch bệnh của chó, mèo ở một số phường trên địa bàn quận Hoàng Mai - Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g da toàn thân, niêm mạc mắt vang, hơi thở rất hôi. (Đào Trọng Đạt(1990). Bệnh thường thấy ở chó và biện pháp phòng trị. NXB Nông thôn).
4.5. Bệnh dại
Bệnh dại gây ra bởi vius có hướng thần kinh, sau khi xâm nhập vào cơ thể người và động vật di chuyển theo dây thần kinh vận động vào tuỷ sống và lên não, gây ra trạng thái điên dại ở động vật và người. Vius dại được truyền trực tiếp từ chó dại sang chó khoẻ và người. Trong nước dãi chó dại có vius dại nên khi cắn ngưòi và thú vật khác, vius dại sẽ từ nước dãi xâm nhập vào vết thương.
Trước khi cho phát ra các triệu chứng dại từ 8 – 14 ngày, nước dãi của chó có vius dại. Mèo, chó sói, chồn, khi bị dại cũng có vius dại trong nước dãi và cũng truyền bệnh cho các thú vật khác và người giống như chó dại.
* Triệu chứng
+ Thể điên: Sau thời gian ủ bệnh chó lên cơn điên dữ dội: mắt đỏ ngầu, chảy dãi như bọt xà bông quanh mép, không còn cảm giác, lao vào mọi người kể cả chủ nó và các con vật khác để cắn xé. Thời kỳ này chó bỏ ăn hoặc nhai nuốt tất cả vật gì mà nó gặp trên đường. Chó sủa có tiếng khàn khàn hoặc rú lên từng hồi ghê rợn khác hẳn với trạng thái bình thường. Vài ngày sau đó chó bỏ nhà đi hoặc rúc vào bờ bụi, xó tối và chết trong trạng thái gầy rạc, sức kiệt, bại liệt với những vết thương rớm máu trên thân thể do tự cắn xé.
Bệnh tiến triển trong vòng 2 – 5 ngày chó suy kiệt rồi chết.
+ Thể bại liệt:
Đầu tiên chó thể hiện các trạng thái bất thường: ngơ ngác, bồn chồn, đi lại, ăn ít hoặc bỏ ăn. Sau đó chó lặng lẽ chui vào một xó tối nằm im, do đó gọi là thể dại im lặng hoặc thể dại câm, khác hẳn với thể điên cuồng. Vài ngày sau, chó bị liệt chân, liệt hàm, không thể há mồm ra được nhưng nước dãi vẫn chảy quanh mép như bọt xà phòng. Sau khi phát bệnh từ 3 – 5 ngày, chó chết trong trạng thái bại liệt hoàn toàn.
Thể này rất nguy hiểm vì người ta không nghĩ đến bệnh dại và mấy ngày đầu chó có thể cắn chủ nhà khi đến chăm sóc nó. Thể bại liệt chiếm 20 – 30% số chó bị bệnh dại.
* Phòng chống bệnh dại
Bệnh dại rất nguy hiểm vì hiện nay không có thuốc điều trị đặc hiệu. Ở nước ta việc phòng chống bệnh dại đã đưa thành chương trình quốc gia phòng chống bệnh dại. Trong đó qui định tất cả chó, mèo nuôi đều phải được tiêm phòng dại và lặp lại thành định kì hằng năm.
*Xử lý vết thương khi bị chó mèo cắn.
Nhằm tránh sự lây truyền bệnh dại, khi bị chó mèo cắn cần thực hiện các biện pháp sau:
Rửa sạch vết thương bằng xà bông, sau đó sát trùng lại bằng cồn. Không dùng các phương pháp phòng bệnh dân gian như lấy nọc, uống thuốc nam…
Đến ngay trạm vệ sinh phòng dịch gần nhất tiêm vaccin phòng chống bệnh dại. Trường hợp vết cắn gần vùng đầu hoặc vết thương quá sâu phải tiêm phòng bằng kháng huyết thanh dại trước khi tiêm phòng bằng vaccin. Trường hợp cần thiết có thể tiêm thêm vaccin phòng uốn ván theo chỉ định của cơ quan y tế.
4.6. Bệnh giun đũa (Ascariasis)
* Nguyên nhân
- Có 3 loại giun đũa gây bệnh cho chó, mèo: Toxocara canis, Toxascaris leonia, Toxocara cati.
- Toxocara canis: Thường gây mạnh ở chó non. Giun co vòng đời từ 26 - 28 ngày, phát triển ở niêm mạc ruột. Ấu trùng giun có thể chui qua nhau thai để vào thai, cũng có thể di hành trong cơ thể người.
- Toxascaris leonia: Cả chó và mèo đều nhiễm nhưng chó dưới 6 tháng tuổi ít thấy. Khi xâm nhập vào đường tiêu hóa ấu trùng di hành theo tĩnh mạch ruột tới tĩnh mạch cửa rồi vào gan, theo hệ tuần hoàn đến tim, phổi, và các phế nang. Chó ho và nuốt trở lại vào đường tiêu hóa.
- Toxocara cati: Thường kí sinh trên mèo, ấu trùng có thể qua sữa để gây nhiễm cho mèo con.
* Triệu chứng
Bệnh chủ yếu phát ra ở chó con và gây tác hại ở chó 20 ngày tuổi đến 3 tháng tuổi. Chó con mắc bệnh có biểu hiện triệu chứng lâm sàng như sau: Gầy còm, lông xù, bệnh phình to, căng tròn, phân sệt trắng xám, phân bị bết ở lông xung quanh hậu môn. Bệnh thường biến chứng thành các thể bệnh phức tạp như:
- Giun đũa nhiều gây tắc ruột, lồng ruột dẫn đến chết
- Giun đũa chui ống mật làm chó bị đau đớn, nôn khan, bỏ ăn, suy kiệt rồi chết.
- Chó con phình bụng cóc, tổ chức dưới da thủy thũng thấm dịch thành dạng keo bùng nhùng.
- Nếu bị bệnh nặng thì ấu trùng di hành làm tổn thương cơ quan thực thể như gan, thận, phổi rồi biến chứng gây ra bệnh báng nước.
* Chẩn đoán
- Dựa vào triệu chứng lâm sàng
- Xét nghiệm phân tìm trứng băng phương pháp Fuleborn.
(Nguyễn Đức Hiển (2001). Sổ tay hướng dẫn kỹ thuật thú y và nuôi chó - mèo. Chi cục thú y tỉnh Cần Thơ).
4.7. Bệnh sán dây (Costodiosis)
* Nguyên nhân
Có 2 loại sán dây gây bệnh ở chó, mèo là: Diphyllobothirium mansoni và Diphyllidium canium.
- Diphyllobothirium mansoni: Khi trưởng thành bài xuất trứng qua phân ra ngoài môi trường. Trứng hình thành ấu trùng hình cầu có nhiều lông và chui ra khỏi trứng sau 21 ngày. Ấu trùng trôi xuống nước chui vào các loài giáp xác. Ấu trùng phát triển sau20 ngày có khả năng gây nhiễm cho vật chủ trung gian là các loài ếch nhái. Ếch nhái ăn phải các loài giáp xác có ấu trùng, ấu trùng sẽ chuyển vào sống ở phúc mạc hoặc cơ của ếch nhái. Chó mèo ăn phải ếch nhái có ấu trùng sau 13 ngày sẽ có sán trưởng thành ở ruột.
- Diphyllidium canium: Đốt sán già thải ra ngoài có mang theo trứng. Đốt sán vỡ ra trứng thải ra môi trường được vật chủ trung gian là bọ chét chó, mèo và chấy ăn phải sẽ phát triển thành ấu trùng. Chó, mèo và thú ăn thịt khác ăn phải vật chủ trung gian có ấu trùng sẽ bị nhiễm sán dây.
* Triệu chứng:
Bệnh do Diphyllobothrium mansoni
Trong quá trình ký sinh sán bám vào vách ruột gây tổn thương niêm mạc kích thích làm cho chó hay nôn mửa, chảy máu ruột. Tiếp đó là quá trình viêm thứ phát do những vi khuẩn gây bệnh đường ruột.
Chó bị các triệu chứng thần kinh do độc tố của sán gây ra: Run rẩy, ngơ ngác, nằm lỳ một chỗ hay trở nên dữ hơn. Chó bị loạn tiêu hóa thường xuyên lúc táo bón, lúc ỉa chảy. Hiện tượng này xảy ra phổ biến ở chó 1 - 4 tháng tuổi. Chó nhỏ nhiễm sán phần lợn bị viêm ruột cấp chết 60 - 70%. Chó trưởng thành bị bệnh mãn tính: gầy dần, thiếu máu kéo dài mặc dù vẫn ăn bình thường. Kết thúc chó bị chết do kiệt sức.
Bệnh do Điphyllidum caninum
Sán dây gây bệnh cho chó mèo bằng cách chiếm đoạt chất dinh dưỡng, gây tổn thương cơ giới trên niêm mạc ruột, tiết tố gây rối loạn bệnh lý đường tiêu hóa. Chó mèo bị bệnh ở 2 thể: thể cấp tính và thể mãn tính.
+ Thể cấp tính: Thường gặp ở chó nhỏ từ 1 - 4 tháng tuổi. Chó thể hiện ăn kém, nôn mửa liên tục do sán kích thích vào niêm mạc ruột, Đầu sán có nhiều móc bám vào vách ruột gây tổn thương và chảy máu ruột, phân có mầu xám hoặc đỏ tươi. Tiếp đó là quá trình viêm ruột cấp do những vi khuẩn có sẵn trong đường tiêu hóa. Chó ỉa liên tục trong phân có niêm mạc ruột tróc ra có lẫn đốt sán rụng ra. Nếu không điều trị tốt chó sẽ chết với tỷ lệ cao 60 - 90% trong tình trạng mất máu, mất nước và mất chất điện giải.
+ Thể mãn tính: Xảy ra phổ biến ở chó trưởng thành. Chó có biểu hiện nôn mửa, ăn kém, rối loạn tiêu hóa, viêm ruột mãn, chó bị suy nhược, thiếu máu dài, kiệt sức rồi chết do các bệnh đường ruột thứ phát.
Đặc biệt trong bệnh sán dây ở chó trưởng thành, chó vẫn ăn khỏe nhưng gầy dần trong phân có đốt sán già rụng ra. Đốt sán giống hạt dưa, khi ra ngoài môi trường vẫn cử động được sau vài giờ nên gọi là “sán hạt dưa”.
* Chẩn đoán
- Kiểm tra phân tìm trứng
- Kiểm tra đốt sán trong phân.
(Phạm Sỹ Lăng (2002). Bệnh sán dây của chó ở một số tỉnh phía Bắc Việt Nam. Tạp chí KHKT thú y. Tập IX số 2)
PHẦN III
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Đàn chó, mèo của quận Hoàng Mai
- Các ca bệnh trên chó, mèo tại trại chó, mèo cảnh số 176 - Trương Định
- Các ca bệnh trên chó, mèo điều trị ngoại trú tại nhà dân trong quận.
2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1. Điều tra cơ bản
+ Đặc điểm tự nhiên kinh tế - xã hội của quận Hoàng Mai.
+ Điều tra tình hình chăn nuôi chó, mèo của các hộ gia đình trên một số phường ở quận Hoàng Mai - Hà Nội.
- Tổng đàn chó, mèo qua các năm 2004 - 2006.
- Công tác vệ sinh thú y.
- Công tác tiêm phòng.
2.2. Điều tra khảo sát thực trạng.
+ Số lượng đàn chó, mèo từ 11/01 đến 30/05/2007.
+ Giống chó, mèo được nuôi ở địa bàn quận.
+ Chăm sóc và nuôi dưỡng
+ Vệ sinh phòng bệnh.
+ Phương thức chăn nuôi chó, mèo
2.3. Bệnh chó, mèo trong quá trình thực tập từ 11/01/07 đén 30/05/07.
- Triệu chứng bệnh lý…
- Phác đồ điều trị.
3. Phương pháp nghiên cứu.
- Dịch tễ học miêu tả.
- Dịch tễ học phân tích.
- Số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học.
- Tổng hợp, phân tích kết quả bằng phương pháp thường quy.
PHẦN IV
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
1. ĐIỀU TRA CƠ BẢN.
1.1. Một số tự nhiên, kinh tế - xã hội của quận Hoàng Mai.
* Vị trí địa lí.
Hoàng Mai là một quận mới được thành lập đầu năm 2003, nằm ở phía Nam thành phố Hà Nội.
- Phía Đông chạy dọc bờ sông Hồng giáp với Gia Lâm.
- Phía Tây giáp với quận Thanh Xuân.
- Phía Nam giáp với huyện Thanh Trì
- Phía Bắc giáp với quận Hai Bà Trưng.
Ngoài ra, còn có đường quốc lộ 1A, 1B chạy dọc qua nên rất thuận lợi cho việc giao lưu vận chuyển hàng hóa nói chung và việc vận chuyển gia súc, gia cầm, thực phẩm tiêu dùng (tới 80% được vận chuyển qua quận). Hoàng Mai còn là vùng tiêu úng của cả thành phố, vì nơi đây có các hồ điều hoà ở phường Yên Sở. Đây là nguy cơ tiềm ẩn bệnh lây lan, phát dịch cho đàn vật nuôi và ô nhiễm môi trường, gây khó khăn cho công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm.
*Điều kiện kinh tế – xã hội.
Đầu năm 2003 thành phố đã tiến hành phân chia lại địa giới hành chính của huyện Thanh Trì, tách 9 xã ven nội thành và 5 phường của quận Hai Bà Trưng thành lập quận Hoàng Mai. Quận Hoàng Mai có 14 phường (Bảng 1). Phần lớn số phường này đang trong giai đoạn chuyển đổi cơ cấu, hình thành các khu phố đô thị, kinh doanh thương mại và buôn bán nhỏ. Các phường vùng ven bãi sông Hồng như Lĩnh Nam, Trần Phú, Yên Sở. Phù hợp với việc sản xuất rau màu và chăn nuôi đại gia súc, tiểu gia súc ( chó, mèo,…), thuỷ cầm.
Bảng 1. THỐNG KÊ TỔNG HỢP PHÂN LOẠI CẤP XÃ PHƯỜNG.
TT
TÊN PHƯỜNG
DIỆN TÍCH
(ha)
Theo 364
DÂN SỐ
(NGƯỜI)
12/2005
YẾU TỐ ĐẶC THÙ
Tổng số điểm
Phân loại đạt loại
Thuơng nghiệp
Tiểu thủ công
Trâu, bò
Lợn
Gia cầm
Chó, mèo
1
ĐẠI KIM
273,2
14.135
X
X
X
X
X
X
6
2
2
ĐỊNH CÔNG
270
27.927
X
X
0
X
0
X
4
1
3
HOÀNG VĂN THỤ
166
20.976
X
X
0
X
0
X
4
1
4
HOÀNG LIỆT
485,04
15.785
X
X
0
X
0
X
4
1
5
TÂN MAI
121
21.117
X
X
0
X
0
X
4
1
6
TƯƠNG MAI
76,1
24.243
X
X
0
X
0
X
4
1
7
MAI ĐỘNG
80
16.532
X
X
0
X
0
X
4
1
8
THANH TRÌ
333,8
13.753
X
X
X
X
0
X
5
2
9
LĨNH NAM
560,2
14.891
X
X
X
X
TS
X
5
1
10
THỊNH LIỆT
294,3
20.921
X
X
0
X
0
X
4
1
11
GIÁP BÁT
75
15.429
X
X
0
X
0
X
4
1
12
VĨNH HƯNG
179,65
20.725
X
X
X
X
0
X
5
1
13
TRẦN PHÚ
395,80
6.722
X
X
X
X
X
X
6
3
14
YÊN SỞ
725,17
11.772
X
X
X
X
X
X
6
2
Ghi chú: X là có nuôi các giống vât nuôi đã nêu ở trên
0 là không nuôi các giống vật nuôi đã nêu ở trên
Mỗi chữ X được tính bằng 1 điểm
TS là chăn nuôi thuỷ sản
Nhìn vào bảng thống kê trên ta thấy trong quận Hoàng Mai phường có diện tích lớn nhất là Yên Sở (725,17 ha), nhỏ nhất là phường Giáp Bát (75 ha). Dân số biến động từ 6722 người (Trần Phú) đến 27927 người (Định Công). Xếp loại có 10 phường đạt loại 1; 3 phường đạt loại 2; 1 phường loại 3. Để đánh giá phân loại cho từng phường người ta dựa vào các tiêu chí sau:
+ Phường đạt loại 3 là:
- Phường đạt từ 6 điểm trở lên và có số dân thấp nhưng lại phân bố theo nhiều ngành nghề như Trần Phú.
+ Phường đạt loại 2 là:
- Phường có số điểm từ 5 đến 6 và có số dân nhiều hơn số dân của phường đạt loai 3 nhưng thấp hơn loại 1 và cũng được phân bố vào nhiều nghành nghề nhưng chăn nuôi chiếm tỷ lệ thấp.
+ Phường đạt loại 1 là:
- Những phường có số điểm từ 4 đến 5 có mật độ dân số cao nhưng chủ yếu sống bằng các nghề buôn bán và tiểu thủ công nghiệp nên có mức đô thị hoá cao hơn.
1.2. Tình hình phát triển chăn nuôi chó, mèo tại quận Hoàng Mai.
1.2.1 Tình hình chăn nuôi.
Với đặc điểm các phường trong quận Hoàng Mai là những xã thuần nông trước đây, đến nay, đất nông nghiệp giảm không có nghề chuyên môn, nguy cơ không có việc làm tăng cao, chăn nuôi là cách lựa chọn tạo công ăn việc làm cho lao động nông nhàn. Nhận thức được vấn đề này, quận Hoàng Mai tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân để phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, nâng cao hiệu quả sản xuất khuyến khích phát triển mô hình kinh tế trang trại chất lượng trong đó có chăn nuôi chó, mèo. Nhưng vì điều kiện, người dân nuôi chó để giữ nhà, mèo để bắt chuột hoặc làm cảnh, để giải trí là chính. Tuy nhiên, có một số ngưòi đã đầu tư hàng trăm triệu đồng để phát triển chăn nuôi chó mèo. Như ông Nguyễn Văn Thành đã mở trang trại nuôi chó mèo ở khu công viên Yên Sở. Ở 167 Trường Định có trại chó mèo cảnh ( chuyên buôn bán, khám chữa bệnh…) cho chó mèo của ông Nguyễn Bảo Sinh. Những trang trại này đã nắm được khoa học kĩ thuật và đã thuê những cán bộ thú y có chuyên môn về làm việc tại đó. Song số lượng mô hình chăn nuôi này còn quá ít. Phần lớn các hộ gia đình của quận Hoàng Mai đều nuôi chó mèo theo mô hình nhỏ lẻ mang tính tập quán để phục vụ đời sống và tận dụng thức ăn trong gia đình. Trình độ dân trí thấp, không am hiểu kĩ thuật gây khó khăn cho công tác quản lí giám sát dịch bệnh trên đàn vật nuôi.
1.2.2. Tổng đàn chó mèo qua các năm 2004, 2005 và 2006
Cùng với sự phát triển về kinh tế, xã hội, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao và phát triển thì tình hình chăn nuôi chó mèo ở quận Hoàng Mai Hà Nội cũng không ngừng được nâng lên về chất lượng. Theo khai thác số liệu thống kê về chăn nuôi và phỏng vấn, khảo sát trực tiếp qua mấy năm gần đây ta thấy số lượng chó, mèo được nuôi trong gia đình có sự chênh lệch không đáng kể nhưng về chất lượng con giống, thức ăn và mục đích nuôi là khác nhau, có nhiều sự chênh lệch giữa các giống chó mèo lai ngoại với nhau. Trong những năm trước người dân nuôi chó mèo chủ yếu là để giữ nhà, bắt chuột và lấy thịt nên chủ yếu là nuôi chó ta và mèo ta. Những năm gần đây người dân nuôi chó, mèo ngoài mục đích là giữ nhà, bắt chuột ra thì còn để làm cảnh và càng ngày chất lượng cuộc sống nâng cao người dân có nhiều điều kiện để nghỉ ngơi và chăm chút cho các chú chó, chú mèo cưng hơn. Cũng vì thế mà số lượng chó lai, chó ngoại như Becgie, Boxer, Fook… Được nuôi nhiều hơn thay thế dần dần những chú chó ta. Với loài mèo cũng vậy số lượng chung thì cũng có sự biến động nhưng về số lượng mèo ngoại và mèo lai được thay thế nhiều cho các chú mèo ta, mèo mướp hiền lành. Ngoài ra những vật nuôi trong nhà như chó, mèo đã được nuôi dưỡng chăm sóc tốt hơn rất nhiều so với trước đây.
(Không kể chó, mèo được nuôi ở tại trại chó mèo cảnh)
Từ bảng 2 chúng tôi có một số nhận xét:
- Tổng đàn chó, mèo của mỗi phường qua 3 năm là không có biến động lớn, chỉ tăng giảm vài chục con qua các năm. Phường Tân Mai năm 2004 có 570 con, năm 2005 có 565 con và đến năm 2006 có 500 con. So sánh tổng đàn chó mèo của các phường trong 1 năm cho thấy giữa các phường có sự chênh lệch rõ rệt, như ở phường Tương Mai tổng đàn năm 2004 chỉ có 338 con, chiếm 4,82%, ở phường Vĩnh Hưng tổng đàn năm 2004 có 870 con, chiếm 12,40%. Hoặc trong năm 2006 tổng đàn chó mèo ở phường Định Công có 760 con, chiếm 10,63% còn ở phường Trần Phú có 260 con, chiếm 3,64%.
- So sánh số lượng chó của mỗi phường qua 3 năm cũng không có sự chênh lệch nhiều, như ở phường Hoàng Văn Thụ ta thấy tổng số chó của phường năm 2004 là 450 con, năm 2005 là 470 con và đến năm 2006 là 500 con. Tương tự như vậy, số mèo của mỗi phường qua 3 năm là tương đối ổn định. Phường Hoàng Liệt năm 2004 có 45 con mèo đến năm 2005 có 40 con và đến năm 2006 cũng là 40 con. Mặt khác, số lượng và cơ cấu giữa chó và mèo của mỗi phường trong một năm là có sự chênh lệch rất lớn. Năm 2004, số lượng chó của phường Tân Mai là 500/6225 con chiếm 8,03%; số lượng mèo là 70/790 con chiếm 8,86%. Năm 2005 số lượng chó ở Phường Mai Động là 320/6465 con chiếm 4,95% còn số lượng mèo là 65/738 con chiếm 8,81%. Nếu tính tổng số chó của toàn quận trong mỗi năm cũng lớn hơn rất nhiều so với năm 2004 toàn quận có 6225/7015 con chó chiếm 88,74% và 790/7015 con mèo chiếm 11,26%. Năm 2006 có 6390/7152 con chó chiếm 89,35% và 772/7152 con mèo chiếm 10,79%. Thực trạng của vấn đề này là do vị trí địa lý, tập quán chăn nuôi của mỗi phường mà số chó mèo được nuôi trong nhà khác nhau. Hơn nữa lại tuỳ vào mục đích sử dụng mà việc chăn nuôi cũng khác nhau. Đa số gia đình nuôi chó để giữ nhà, nuôi mèo để bắt chuột, một số khác nuôi với mục đích là để làm cảnh. Nổi lên là phường Vĩnh Hưng ở các năm đều có số lượng chó, mèo lớn hơn so với các phường khác do phường này gần khu thịt chó Mai Động nên người dân thường nuôi chó theo cách tận dụng để bán lấy thịt.
1.2.3. Phòng chống dịch bệnh
* Công tác phòng chống dịch bệnh:
Đối với vật nuôi nói chung và chó, mèo nói riêng vẫn còn nhiều bất cập như tỷ lệ tiêm phòng dại chưa cao và tỷ lệ những hộ gia đình tiêm phòng các bệnh cho chó mèo còn rất thấp. Hiện nay chính quyền cơ sở của một số phường chưa nhận thức hết được trách nhiệm hoặc xem nhẹ công tác thú y cơ sở, thiếu sự chỉ đạo sát sao. Hầu hết UBND các phường đã triển khai công tác thú y theo kế hoạch chung nhưng lại thiếu sự kiểm tra đôn đốc, đề ra biện pháp thực hiện cụ thể, không sơ kết, tổng kết đánh giá. Phần lớn là do cán bộ thú y cơ sở tự tổ chức thực hiện.
Thực tế các phường đựơc chính quyền quan tâm chỉ đạo sát sao là phường Giáp Bát, Hoàng Văn Thụ, Mai Động…, cán bộ thú y tranh thủ được sự quan tâm của chính quyền về công tác thú y cơ sở, hoạt động thuận lợi hơn, hiệu quả hơn.
* Công tác vệ sinh thú y:
Quận Hoàng Mai là điểm nóng của thành phố Hà Nội. Đây là quận mới có số dân cư đông, có các đầu mút giao thông của thành phố. UBND quận đã chỉ đạo trạm thú y quận triển khai công tác giám sát dịch tễ, tổ chức chặt chẽ hệ thống mạng lưới thú y tại các phường. Những năm gần đây, quận đã tổ chức nhiều buổi tập huấn về công tác vệ sinh thú y. Năm 2006 quận đã cấp kinh phí tổ chức 9 buổi tập huấn về phòng chống dịch bệnh và có 950 lượt người tham gia. Cuối năm 1/12/2006 đến 31/12/2006 trạm thú y quận đã tham mưu cho UBND quận phát động tháng vệ sinh tiêu độc, khử trùng môi trường trên địa bàn. UBND phường tổ chức đội phun tiêu độc (đoàn thanh niên thực hiện). Cán bộ thú y quận Hoàng Mai tham gia và hướng dẫn sử dụng hoá chất, bình bơm. Trước khi bơm tiêu độc UBND các phường đã tổ chức nhân dân dọn vệ sinh, khơi cống, phát quang cỏ. Là địa bàn từ xã mới chuyển lên phường, nên có rất nhiều chuồng trại chăn nuôi tại các hộ gia đình. Đây là điểm chính để tiến hành việc phun tiêu độc kết quả. Kết quả đến đầu tháng 1/2007 đã tổ chức thu gom, dọn rác, phun tiêu độc cả địa bàn 14 phường 2 lần/cả đợt.
Công tác giám sát dịch tễ: Đây là công tác quan trọng trong công tác chuyên môn của cán bộ thú y, thực chất công tác là theo dõi diễn biến thực hiện trên đàn gia súc gia cầm trên địa bàn, những ảnh hưởng của điều kiện địa lý tự nhiên, điều kiện thời tiết, mùa vụ biểu hiện bệnh dịch. Từ đó xây dựng kế hoạch phòng chống dịch hiệu quả nhất, mạng lưới thú y cơ sở cũng đã nắm được tình hình dịch bệnh trên địa bàn, thu thập báo cáo kịp thời về cơ quan chuyên môn cấp trên như trạm thú y quận và chi cục thú y thành phố, giúp cho công tác phòng chống dịch bệnh được kịp thời.
* Công tác tiêm phòng:
Để chủ động phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc gia cầm theo sự chỉ đạo của chi cục thú y Hà Nội và trạm thú y quận Hoàng Mai, hàng năm tổ chức 2 đợt tiêm phòng đại trà cho đàn gia súc. Trong đó tiêm phòng dại cho đàn chó mèo được thực hiện vào đầu tháng 4 và tiêm bổ sung vào tháng 11 hàng năm. Đối với đàn gia súc tiêm phòng các bệnh long móng lở mồm, tụ huyết trùng, dịch tả lợn, nhiệt thán…. Ngoài ra cán bộ thú y cơ sở còn tiêm phòng bổ sung cho đàn gia súc mới nhập về.
Ngoài việc tiêm phòng dại hàng năm, có gia đình đã nhận rõ tầm quan trọng của việc tiêm phòng bệnh, các bệnh khác cho đàn chó mèo…. Nên đã có những gia đình tiêm phòng các vaccin phòng 4 bệnh hoặc 5 bệnh cho chó nhà mình. Hoặc tiêm vaccin suy giảm miễn dịch hồng cầu cho mèo. Nhưng số này vẫn còn chiếm tỷ lệ thấp do chưa nhận thức được giá trị của nó và nói chung giá thành của các vaccin này vẫn còn tương đối cao vì đó chủ yếu là vaccin ngoại.
Từ bảng 3 chúng tôi có nhận xét:
Tỷ lệ đàn chó, mèo được tiêm phòng dại qua 3 năm là không có sự tăng đột biến mà chỉ sàn sàn nhau. Năm 2004, tổng số chó mèo được tiêm phòng đạt tỷ lệ 66,67%. Năm 2005, tổng số chó mèo được tiêm phòng đạt tỷ lệ 69,33%. Năm 2006, tổng số chó mèo được tiêm phòng đạt tỷ lệ 69,68%.
Tỷ lệ đàn chó, mèo được tiêm phòng dại giữa các phường trong 1 năm là có sự khác nhau. Năm 2004, tỷ lệ tiêm phòng dại cho chó mèo ở phường Yên Sở là 61,76% còn ở phường Giáp Bát là 71,58%. Năm 2005, tỷ lệ tiêm phòng ở phường Định Công là 72,33% còn ở phường Trần Phú là 63,19%. Năm 2006, tỷ lệ tiêm phòng ở phường Lĩnh Nam là 60,82% còn ở phường Mai Động là 87,14%.
Tỷ lệ tiêm phòng dại cho chó, mèo ở mỗi phường qua các năm tăng giảm không nhiều nhưng có xu hướng tăng dần ở phường Mai Động năm 2004, tỷ lệ tiêm phòng đạt 66,22%. Năm 2005, tỷ lệ tiêm phòng đạt 81,82%. Năm 2006, tỷ lệ đạt 87,14%. Còn tỷ lệ tiêm phòng ở mèo so với ở chó thì thấp hơn nhiều, do nhận thức chưa đúng đắn của người nuôi là mèo ít nhiễm bệnh hơn so với chó.
Điều này còn do công tác thú y cơ sở còn nhiều bất cập. Thực tế không phải phường nào cũng có đầy đủ các hệ thống mạng lưới thú y như mô hình mỗi phường có một cán bộ trưởng ban thú y phường có nhiệm vụ tổ chức hoạt động về công tác thú y trên địa bàn phường. Tại các tổ, cụm dân cư có cán bộ thú y viên làm nhiệm vụ giám sát tổ chức hoạt động về công tác thú y trên địa bàn tổ cụm dân cư. Một số phường chỉ có trưởng ban thú y không có các thú y viên tại các tổ, cụm cư dân như Yên Sở, Hoàng Liệt … Số xã còn lại có mạng lưới thú y viên thường không đầy đủ, hoạt động đơn lẻ, không mang tính tổ chức rõ rệt. Một điều bất cập đó là gần 40% số các bộ thú y trưởng của quận Hoàng Mai có độ tuổi cao từ 60 – 70 tuổi mà chưa có các bộ thú y thay thế, đây là một khó khăn cho hoạt động công tác thú y cơ sở quận Hoàng Mai. Nguyên nhân nữa do nhận thức của người dân về dịch bệnh và công tác phòng chống dịch bệnh chưa cao. Nhiều người sợ tiêm phòng xong chó mèo của mình lại không sinh đẻ được hoặc nuôi để thịt cần gì phải tiêm phòng… Điều này do khâu vận động tuyên truyền của UBND các phường cũng như của các cán bộ thú y cơ sở chưa thật sự tuyên truyền sâu sát đến người dân. Dẫn đến kết quả của tiêm phòng và chống dịch bệnh chưa đạt kết quả cao. Tất nhiên ngoài những nguyên nhân trên còn khách quan là do một số chó mèo còn non, đang chửa hoặc mới sinh con nên chúng ta không tiêm phòng dại được cho chúng.
2. ĐIỀU TRA TÌM HIỂU THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI Ở QUẬN HOÀNG MAI.
2.1. Tổng đàn chó mèo tại tháng 4 năm 2007.
Bằng phương pháp thống kê thông thường số lượng đàn chó mèo trong các phường thuộc địa bàn quận Hoàng Mai ở tháng 4 năm 2007 chúng tôi thu được kết quả trình bày ở bảng 4.
Nhìn vào bảng 4 dưới đây ta có nhận xét:
So sánh tổng đàn chó mèo của quận Hoàng Mai trong đầu năm 2007 với các năm (2004, 2005, 2006) chúng tôi thấy số lượng đàn chó, mèo đã tăng lên từ 7152 con (năm 2006) đến 8915 con (năm 2007). Do nhu cầu của đời sống nâng cao nên người dân ngoài việc nuôi chó mèo theo phương thức tận dụng với mục đích trông nhà, bắt chuột… họ còn nuôi chó mèo để đáp ứng nhu cầu về tinh thần. Mèo, chó trở thành động vật cảnh ngày càng có nhiều người yêu quý coi chúng như những người bạn thân thiết trong gia đình. Tổng đàn chó, mèo của các phường trong quận có sự chệnh lệch rõ rệt: Tân Mai có 430 con nhưng một số phường lại có số lượng cao hơn nhiều, Định
Bảng 4. TỔNG ĐÀN CHÓ, MÈO Ở THỜI ĐIỂM (4/2007)
Công có 931 con, Đại Kim có 1060 con và Thanh Trì có 1247 con. Điều này là do các phường Định Công, Đại Kim, Thanh Trì có mật độ dân số thấp, không gian rộng rãi nên thuận tiện cho việc nuôi gia súc hơn phường Tân Mai.
STT
Tên phường
Số hộ chăn nuôi (hộ)
Tổng đàn chó, mèo (con)
Trong đó
Chó
Mèo
(con)
Tỷ lệ %
(con)
Tỷ lệ %
1
Tân Mai
390
430
355
4,54
75
6,84
2
Giáp Bát
715
794
720
9,21
74
6,75
3
Tương Mai
785
850
770
9,85
80
7,29
4
Mai Động
295
370
300
3,84
70
6,38
5
Thanh Trì
1020
1247
1107
14,16
140
12,76
6
Yên Sở
250
300
260
3,33
40
3,65
7
Định Công
806
931
821
10,50
110
10,03
8
Đại Kim
880
1060
970
12,41
90
8,20
9
Lĩnh Nam
385
456
400
5,12
56
5,10
10
Vĩnh Hưng
660
725
645
8,25
80
7,29
11
Thịnh Liệt
425
504
420
5,37
84
7,66
12
Hoàng Liệt
310
380
320
4,09
60
5,47
13
Trần Phú
170
233
190
2,43
43
3,92
14
Hoàng Văn Thụ
545
635
540
6,91
95
8,66
Tổng cộng
7636
8915
7818
87,69
1097
12,31
Một số phường số lượng chó mèo trong năm 2007 tăng đáng kể so với các năm trước, năm 2006 số lượng chó mèo ở phường Thanh Trì có 340 con, năm 2007 tăng lên 1247 con. Điều này có được do nhu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 272i7873u tra tnh hnh ch259n nui v d7883ch b7879nh camp791.doc