MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU . 1
1. Tính cấp thiết của đề tài . 1
2. Muc đi ́ch va ̀ yêu câ ̀ u.4
1.1. Mục đích . 4
1.2. Yêu cầu . 4
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU . 5
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài . 5
1.2. Giới thiệu chung về cây khoai tây . 6
1.2.1. Nguồn gốc, phân loại khoai tây . 6
1.2.2. Nghiên cứu về giá trị dinh dưỡng của cây khoai tây . . 7
1.3. Tình hình sản xuất khoai tây trên thế giới và ở Việt Nam . 9
1.3.1. Tình hình sản xuất khoai tây trên thế giới . 9
1.3.2. Tình hình sản xuất khoai tây ở Châu Âu. . 10
1.3.3. Tình hình sản xuất khoai tây ở Châu Á . 11
1.3.4. Tình hình sản xuất khoai tây ở khu vực Đông Nam Á . 12
1.3.5. Tình hình sản xuất khoai tây ở Việt Nam . 12
1.3.6. Tình hình sản xuất khoai tây ở các tỉnh miền núi phía Bắc . 15
1. 4. Tình hình nghiên cứu khoai tây trên thế giới và ở Việt Nam . 17
1.4.1. Nghiên cứu về giống khoai tây . 17
1.4.2.Một số nghiên cứu về sâu bệnh hại khoai tây . . .32
Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 35
2.1. Nội dung nghiên cứu . 35
2.1.1. Điều tra hiện trạng sản xuất khoai tây trong cơ cấu sản xuất cây vụđông . 35
2.1.2. Khảo nghiệm 5 giống khoai tây vụ đông tại huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên . 35
2.1.3. Mô hình trình diễn giống khoai tây có triển vọng đưa vào sản xuất
với diện tích 2,8800m2 (8hộ) . 35
2.2. Vật liệu - Phương pháp nghiên cứu . 35
2.2.1. Vật liệu thí nghiệm . 35
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu . 35
2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu. . 41
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN . .42
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội của huyện Đồng Hỷ ảnh hưởng tới
tình hình sản xuất khoai tây . 42
3.1.1. Điều kiện tự nhiên. .42
3.1.2. Điều kiện kinh tế – xã hội. .42
3.1.3. Đặc điểm khí hậu thời tiết vụ Đông 2005, 2006 tại Thái Nguyên 43
3.2. Tình hình sản xuất cây khoai tây ở Thái Nguyên. . .47
3.3. Tình hình s ản xuất cây khoai tây tại huyện Đồng Hỷ. .49
3.3.1. Tình hình sản xuất một số loại cây trồng vụ đông năm 2005 tại
huyện Đồng Hỷ – Thái Nguyên. .49
3.3.2. Tình hình sử dụng giống khoai tây và áp dụng các biện pháp kỹ
thuật của hộ nông dân . 50
3.3.3. Các yếu tố thuận lợi và kho ́ khăn h ạn chế tới khả năng sản xuất
khoai tây vụ đông tại huyện Đồng Hỷ Thái Nguyên. . . .51
3.4. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của các giống khoai tây khảo
nghiệm vụ đông 2005 . 54
3.4.1. Thời gian từ trồng đến mọc . . .55
3.4.2. Thời gian trồng đến phân cành . .56
3.4.3. Thời gian từ trồng đến làm củ . 57
3.4.4. Thời gian từ trồng đến khi thu hoạch 57
3.5. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của các giống khoai tây tham gia thí nghiệm .58
3.5.1. Chiều cao cây của các giống khoai tây khảo nghiệm qua các
thời kỳ sinh trưởng phát triển .58
3.5.2. Một số đặc điểm hình thái, sinh lý của các giống khoai tây tham gia khảo nghiệm . 61
3.6. Khả năng chống chịu của các giống khoai tây khảo nghiệm trong vụ đông 2005 . .64
3.6.1. Sâu xám (Agrotisypsilon Rott) .65
3.6.2. Bệnh héo xanh (Pseudomonas solanacearum). . .65
3.6.3. Bệnh mốc sương (Phitophthora infestans) .66
3.6.4. Khả năng chống đổ .66
3.7. Đặc điểm củ của các giống khoai tây tham gia khảo nghiệm vụ đông 2005 .67
3.8. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống khoai tây thí
nghiệm vụ đông 2005 .68
3.8.1. Các yếu tố cấu thành năng suất . . .68
3.8.2. Năng suất lý thuyết. .72
3.8.3. Năng suất thực thu. . 74
3.8.4. Năng su ất c ủ khô (NSCK) của ca ́ c giống khoai tây tham gia khảo nghiệm. .74
3.9. Hiệu quả kinh tế của các giống khoai tây tham gia thí nghiệm. .75
3.10. Kết quả trình diễn giống khoai tây Diamant vụ đông 2005. .76
3.10.1. Đặc điểm sinh trưởng và năng suất của giống khoai tây Diamant
trong vụ đông 2005 . 77
3.10.2. Kết quả năng suất khoai tây tri ̀nh diễn trong vụ Đông 2006 . . 78
3.11. Đánh giá hiệu quả kinh tế của một số giống cây trồng trong điều kiện vụ
đông 2006 tại huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên. 79
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ. . .81
1. Kết luận
2. Đề nghị
Tài liệu tham khảo . 84
Phụ lục
108 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3662 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Điều tra tình hình sản xuất khoai tây và khảo nghiệm một số giống khoai tây trong điều kiện sản xuất vụ đông 2005, 2006 tại huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sương phá hoại nặng (Đỗ Thị Bích Nga và
cs, 1990) [18].
Nghiên cứu của Đào Mạnh Hùng, (1996) [12] đã kết luận, khoai tây Xuân
thường được trồng từ hạ tuần tháng 12 đến thượng tuần tháng giêng, thu hoạch
trung tuần tháng 4. Tháng 12 có nhiệt độ trung bình là 18,10C, tháng giêng lạnh
nhất trong năm nhưng vẫn đạt 16,10C nên ảnh hưởng không nhiều đến quá trình
mọc mầm và sinh trưởng của khoai tây ở giai đoạn đầu. Nhiệt độ bắt đầu tăng
dần vào cuối tháng 2 và tháng 3 rất thích hợp cho thân lá phát triển và không ảnh
hưởng nhiều đến sự hình thành và phát triển củ. Nhiệt độ trung bình tháng 4 đạt
23,7
0C, có nhiều ngày nhiệt độ lên trên 250C trở ngại cho sự hình thành và phát
triển của củ, tốc độ phình to nên củ nhỏ, ít, năng suất thấp. Đây là một trong
những lý do năng suất khoai tây vụ Xuân thường thấp hơn năng suất khoai tây
vụ Đông.
Thời vụ là một trong những yếu tố ảnh hưởng quyết định đến sự thành
công trong sản xuất khoai tây . Tuy nhiên , việc xác định thời vụ trồ ng khoai
tây còn phụ thuộc vào yếu tố đất đai và khí hậu từng vùng (Trương Văn Hộ
và cs, 1990) [9].
1.4.2. Một số nghiên cứu về sâu bệnh hại khoai tây
Để hạn chế thiệt hại do sâu bệnh ở mức thấp nhất thì việc cung cấp
khoai tây sạch bệnh phải được coi trọng hàng đầu . Ở châu Âu , Pháp, Hà Lan
đang áp dụng chọn lọc dòng và xây dựng hệ thống xản xuất giống từ in vitro .
Cuba áp dụng phương pháp chọn lọc quần thể , Hàn Quốc áp dụng phương
pháp i n vitro và công nghệ thủy canh (Lê Hưng Quốc , 2006) [ 22]. Ở Việt
Nam Viện Công nghệ sinh học nông nghiêp , trường Đại học Nông nghiệp I
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
41
mới xây dựng hệ thống sản xuất giống khoai tây sạch bệnh từ sản xuất cây in
vitro đến sản xuất giống xác nhận (Nguyễn Quang Thạch và cs, 2006) [26].
Một trong những điều kiện quan trọng để sản xuất ra củ giống sạch
bệnh là phải tìm ra vùng cách ly với nguồn bệnh cũng như môi giới truyền
bệnh. Nhân các giống mới tr ong điều kiện không có vùng cách ly đã làm lô
giống bị nhiễm bệnh và thoái hóa nhanh chóng (Nguyễn Văn Viết , 1987;
1992)[34],[36]. Để tạo ra vùng cách ly nhiều nước đã thành lập các Trung tâm
nhân giống tại các vùng cách xu khu vực trồng khoai tây hàng chục km . Đối
với hệ thống nhân giống đơn giản một số tác giả cho rằng vùng cách ly ít nhất
là 100m và tốt nhất là 2000m (Beukauma et al., 1990) [41].
Ở Việt Nam giai đoạn 1985 – 1989 sản xuất khoai tây giống sạch bệnh
bằng phương pháp chọn lọc vệ sinh trên vùng cách ly địa hình đã đạt năng
suất cao 21 tấn/ha với 50 ha thực nghiệm và 16 tấn/ha với 600 ha thực nghiệm
(Vũ Triệu Mân , 1990) [17]. Tổ chức nhân và chọn lọc cá c giống mới ở khu
tập trung cách ly kết hợp với chọn lọc vệ sinh quần thể để loại thải cây bệnh ,
hạn chế mức độ nhiễm bệnh (11,56% so với 28,57%) cho phép sản xuất khoai
tây giống có chất lượng tốt với khối lượng lớn , năng suất khoai tây thương
phẩm tăng 31,52% (Nguyễn Văn Viết, 1992) [36].
Biện pháp nuôi cấy đỉnh sinh trưởng có thể tạo cây hoàn toàn sạch bệnh.
Nếu cây sạch bệnh được trồng liên tiếp ở môi trường không cách ly thì khoai
tây bị nhiễm virus rất nhanh. Khoai tây sạch bệnh nhập nội chỉ sau 1 vụ trồng,
tùy theo từng giống mà tỷ lệ nhiễm virut biến động từ 1 – 10%. Ngoài ra tốc độ
tái nhiễm cao, hệ số nhân giống thấp (Trương Công Tuyện, 1999) [31].
Trồng khoai tây bằng hạt cũng là 1 biện pháp hạn chế sự lan truyền
bệnh virus . Hầu hết các loại bệnh , đặc biệt là bệnh nguy hiểm không truyền
qua hạt khoai tây . Các triệu trứng bệnh trên cây thực sinh chủ yếu là khảm lá
và nhăn lá, đến đời vô tính mới xuất hiện triệu trứng như khảm nặng , cuốn lá
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
42
và xoắn lùn. Mức độ nhiễm bệnh của khoai tây trồng bằng hạt thấp hơn nhiều
so với trồng bằng củ vô tính . Ở đời thực sinh tỷ lệ bệnh 6,06 – 8,38%, đời vô
tính 15,7 – 18,76%. Tốt nhất chỉ nên dùng củ giống từ hạt lai để trồng một
chu kỳ ngắn là 2 – 3 vụ (Nguyễn Văn Viết và cs, 1995) [37].
Tuổi sinh lý của củ cũng tác động đến hạn chế bệnh khoai tây , thu
hoạch sớm (70 – 80 ngày sau trồng) nguồn bệnh từ thân lá chưa kịp lan truyền
xuống củ giống để gây thối củ trong kho . Nếu sử dụng phân hữu cơ tươi còn
tàng trữ nguồn bệnh và trong những điều kiện nhất định bệnh sẽ phát triển và
truyền vào củ ngoài đồng rồi gây thối củ trong kho (Nguyễn Văn Viết và cs ,
1995 ) [37].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
43
Chƣơng 2
NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nội dung nghiên cƣ́u
2.1.1. Điều tra hiện trạng sản xuất khoai tây trong cơ cấu sản xuất cây vụ đông
tại Thái Nguyên
- Điều tra diện tích, năng suất, sản lượng của khoai tây vụ đông ở
Thái Nguyên.
- Đánh giá thuận lợi, khó khăn đối với sản xuất khoai tây vụ đông ở
Thái Nguyên
2.1.2. Khảo nghiệm 5 giống khoai tây vụ đông 2005 tại huyện Đồng Hỷ
tỉnh Thái Nguyên
2.1.3. Mô hình trình diễn giống khoai tây có triển vọng đưa vào sản xuất
với diện tích 2880m2 (8hộ) vụ đông 2006
2.2. Vật liệu - Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Vật liệu thí nghiệm
Thí nghiệm gồm 5 giống khoai tây nhập nội
Công thức Tên giống Nguồn gốc
1 Diamant Hà Lan
2 Solara Đức - chọn tại Viện KHKTNNVN
3 Marienla Đức - chọn tại Viện KHKTNNVN
4 VC888.8 CIP - chọn tại Viện KHKTNNVN
5 KT3 (đ/c) CIP - chọn tại Viện KHKTNNVN
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.2.1. Phương pháp điều tra hiện trạng sản xuất khoai tây tại Thái Nguyên
Tiến hành theo phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia
của người dân – PRA gồm các bước sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
44
* Điều tra số liệu thứ cấp:
- Điều kiện tự nhiên, khí hậu, thời tiết.
- Cơ cấu cây trồng
- Diện tích, năng suất, sản lượng khoai tây của tỉnh Thái Nguyên.
Địa điểm điều tra: Tại trạm khí tượng thủy văn , Cục thống kê, Sở nông
nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên.
* Điều tra tình hình sản xuất khoai tây và những thuận lợi, khó khăn
đối với sản xuất khoai tây tại hộ nông dân.
- Diện tích, năng suất, sản lượng khoai tây của các hộ điều tra
- Tình hình sử dụng giống và áp dụng biện pháp kỹ thuật
Phương pháp điều tra: Phỏng vấn theo bảng câu hỏi soạn sẵn (phụ lục).
- Xác định thuận lợi , khó khăn đối với sản xuất khoai tây (Chọn hộ
nông dân am hiểu về sản xuất khoai tây để thảo luận).
* Điều tra tại 3 xã Nam Hoà, Vân Hán, Minh Lập. Mỗi xã điều tra 21 hộ.
* Chọn hộ để trình diễn mô hình (nông hộ có nhu cầu trồng khoai tây,
có ruộng để trồng khoai tây và có nhân lực lao động)
2.2.2.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm
- Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ng ẫu nhiên hoàn toàn gồm 5
công thức (giống), 3 lần nhắc lại.
- Diện tích ô thí nghiệm: 6m2/1giống
Sơ đồ bố trí thí nghiệm như sau:
Dải
bảo
vệ
Dải bảo vệ
Dải
bảo
vệ
Khối 1 1 3 4 2 5 (đ/c)
Khối 2 3 5 (đ/c) 4 1 2
Khối 3 5 (đ/c) 2 3 4 1
Dải bảo vệ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
45
Trong đó:
Công thức 1: Giống Diamant
Công thức 2: Giống Sôlara
Công thức 3: Giống Marienla
Công thức 4: Giống VC888.8
Công thức 5: Giống KT3 (Đ/C)
2.2.2.3. Quy trình thí nghiệm
* Làm đất:
- Trước khi trồng: cày, bừa làm đất tơi xốp, sạch cỏ dại và đất phải có
ẩm độ tốt.
- Lên luống cao từ 15 - 20 cm
- Ruộng chủ động được nước tưới, tiêu.
* Chọn giống, mật độ, khoảng cách:
- Củ giống phải thuần
- Củ giống phải sạch bệnh, virus và đã được kiểm dịch
- Củ giống còn trẻ về sinh lý: mầm nhiều, đều, mọc khỏe
- Mật độ trồng: 10 - 15 vạn thân/ha, vùi sâu 3 - 5 cm
- Khoảng cách trồng: hàng cách hàng 0,35m, hốc cách hốc 0,35m
- Thời vụ trồng: vụ đông 2005, vụ đông 2006 (từ 20 - 25/10).
- Thu hoạch: khi 3/4 lá chuyển sang màu vàng, thu hoạch riêng từng ô.
* Phân bón:
- Quy trình: 16 tấn phân chuồng + 150N + 120 P205 + 150 K20/ha.
=> 1 ô 6m2 bón:
15 kg phân chuồng + 0,2 kg Ure + 0,45 kg Supelân + 0,17 kg Kali
- Phương pháp bón:
+ Bón lót 100% phân chuồng + 100% P + 1/3 N
+ Bón thúc 2 lần:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
46
Thúc lần 1: Sau trồng 20 ngày, cây cao 15-20 cm bón 1/3N + 1/2
K2O kết hợp với xới xáo, nhổ cỏ, vun luống.
Thúc lần 2: Sau lần 1 từ 15 - 20 ngày, bón hết lượng phân còn
lại, xới xáo, làm cỏ, vun cao. Nếu khi bón phân trời không mưa thì phải tưới
nước cho khoai tây.
2.2.2.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi:
- Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi tuân theo quy phạm
khảo nghiệm giống khoai tây của bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và
của CIP.
Trên mỗi ô thí nghiệm lấy ngẫu nhiên 10 cây mẫu theo đường chéo góc
để theo dõi.
* Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của các giống khoai tây
khảo nghiệm
*Nghiên cứu khả năng chống chịu sâu bệnh của các giống khoai tây
khảo nghiệm
* Nghiên cứu chất lượng của các giống khoai tây khảo nghiệm (tỷ lệ
tinh bột, chất lượng củ ăn luộc).
* Nghiên cứu về năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất
Đặc điểm sinh trưởng và phát triển:
+ Ngày mọc (ngày): tính từ khi trồng đến khi có trên 70% số cây có
mầm chui lên khỏi mặt đất.
+ Tỷ lệ mọc (%) đếm số cây mọc/ô rồi quy ra %.
+ Thời gian phân cành: tính từ khi trồng đến khi có 50% số cây phân
cành cấp 1.
+ Thời gian làm củ: tính từ khi trồng đến khi có 50% số cây xuất hiện
củ đầu tiên.
+ Thời gian sinh trưởng (ngày): là thời gian tính từ khi trồng đến khi
thu hoạch.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
47
Chỉ tiêu về hình thái, sinh lý
+ Chiều cao cây: đo từ giao điểm rễ với thân đến điểm sinh trưởng của
ngọn cao nhất (7 ngày đo 1 lần).
+ Sức sinh trưởng (theo thang điểm từ 1-9)
Điểm 1: 100% số cây/ô sinh trưởng kém, không đồng đều
Điểm 2: 70% số cây/ô sinh trưởng kém
Điểm 3: 60% số cây/ô sinh trưởng kém
Điểm 4: 40% số cây/ô sinh trưởng kém
Điểm 5: 20% số cây/ô sinh trưởng kém
Điểm 6: 10% số cây/ô sinh trưởng kém
Điểm 7: sinh trưởng tốt nhưng độ đồng đều kém
Điểm 8: sinh trưởng tốt, độ đồng đều trung bình
Điểm 9: sinh trưởng tốt, độ đồng đều tốt
+ Chỉ số diện tích lá: được tính bằng phương pháp cân nhanh theo công
thức sau:
CSDTL =
PA x PB
x mật độ cây/m2 lá/m2 đất PA x 100
Lấy mẫu ở 3 tầng (dưới, giữa, trên của cây) cắt và xếp đều trên lam
kính 1 dm2 cân được trọng lượng PA sau đó lấy mẫu tất cả cây theo dõi chỉ
tiêu này đem cân được trọng lượng PB (mỗi ô thí nghiệm lấy 3 khóm).
Chỉ tiêu về năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất
+ Tính số củ/khóm của 10 cây theo dõi.
+ Cân khối lượng trung bình củ 10 cây theo dõi.
+ Tổng khối lượng củ/khóm của 10 cây theo dõi.
+ Năng suất lý thuyết: (tấn/ha)
Năng suất lý thuyết =
Khối lượng củ/khóm x mật độ cây/m2
100
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
48
- Năng suất thực thu: thu toàn bộ củ trong ô cân và quy ra tấn/ha.
- Năng suất củ khô (tấn/ha) = tỷ lệ chất khô x năng suất củ tươi
Phân loại củ: phân loại theo đường kính củ
- Củ to: có đường kính > 5 cm.
- Củ trung bình: có đường kính từ 3 5 cm
- Củ nhỏ: có đường kính < 3 cm
Đặc điểm củ:
- Hình dạng củ: tròn, dẹt, oval…
- Màu sắc thịt củ: trắng, vàng, hồng, vàng kem…
- Độ sâu mắt củ: nông, trung bình, sâu, rất sâu...
Đánh giá tính chống chịu sâu bệnh:
+ Sâu hại:
- Sâu hại tính mật độ con/m2
+ Bệnh:
- Bệnh héo xanh và các bệnh virus khác: đếm số cây bị hại sau trồng 2
tháng/ô rồi quy ra%.
- Bệnh mốc sương: tính theo thang điểm 1 - 9
Điểm 1: không có cây bị bệnh.
Điểm 2: Có 5% số cây/ô bị bệnh.
Điểm 3: Có 10% số cây/ô bị bệnh.
Điểm 4: Có 20% số cây/ô bị bệnh.
Điểm 5: Có 30% số cây/ô bị bệnh.
Điểm 6: Có 40% số cây/ô bị bệnh.
Điểm 7: Có 50% số cây/ô bị bệnh.
Điểm 8: Có 60% số cây/ô bị bệnh.
Điểm 9: Có trên 70% số cây/ô bị bệnh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
49
Khả năng chống đổ: (thang điểm: 1 - 10)
Điểm 1: Không có cây/ô bị đổ.
Điểm 2: Có 1 - 10% cây/ô bị đổ.
Điểm 3: Có 11 - 20% cây/ô bị đổ.
Điểm 4: Có 21-30% cây/ô bị đổ.
Điểm 5: Có 31- 40% cây/ô bị đổ.
Điểm 6: Có 41- 50% cây/ô bị đổ.
Điểm 7: Có 51- 60% cây/ô bị đổ.
Điểm 8: Có 61- 70% cây/ô bị đổ.
Điểm 9: Có 71- 80% cây/ô bị đổ.
Điểm 10: > 80% cây/ô bị đổ.
Tỷ lệ chất khô: cân 100g củ rồi cho vào sấy đến khi khô kiệt đem cân
cân điện tử rồi tính toán.
Chất lƣợng ăn luộc : Cho khoai tây vào luộc (10 người đánh giá ) rồi
đem thử để xác định (theo thang điểm từ 1 – 5)
Điểm 1: Không chấp nhận được (củ luộc lên ăn nhạt, không bở)
Điểm 2: Không ngon (củ luộc lên ăn nhạt, ít bở)
Điểm 3 : Chấp nhận được (củ luộc lên ăn nhạt, bở vừa phải, hương vị
không rõ)
Điểm 4: Khá ngon (củ luộc lên ăn đậm, bở, có hương vị)
Điểm 5: Ngon (củ luộc lên ăn đậm, rất bở, hương vị thơm)
2.2.2.5. Phương pháp xử lý số liệu.
- Số liệu được xử lý thống kê theo chương trình IRRI STAT (Theo Đỗ
Ngọc Oanh và cs, 2000) [21].
- Tính toán các chỉ tiêu sử dụng hàm Round , Average, Sum trong
MicrosotExcel.
2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu.
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 10/2005 đến tháng 1/2007
- Địa điểm nghiên cứu và trình diễn mô hình: Xã Nam Hoà - Huyện
Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
50
Chƣơng 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội của huyện Đồng Hỷ ảnh hƣởng
tới tình hình sản xuất khoai tây
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
Đồng Hỷ là một huyện miền núi nằm về phía Đông Bắc của tỉnh Thái
Nguyên. Với tổng diện tích tự nhiên là 46.020,66 ha và phân bố không đồng
đều trên 20 xã, thị trấn.
Phía Đông giáp huyện Phú Bình; phía Tây giáp huyện Phú Lương;
Đông Bắc giáp huyện Võ Nhai; phía Tây Nam giáp thành phố Thái Nguyên.
Là một huyện miền núi nhưng Đồng Hỷ có địa hình không phức tạp
nhiều như một số huyện miền núi khác trong tỉnh. Tuy nhiên đất đai của
huyện cũng bị chia cắt bởi một số núi đá, núi cao và đồi gò. Đất ruộng của
huyện chủ yếu là đất dốc tụ thung lũng. Do địa hình, huyện được chia ra làm
3 vùng rõ rệt:
- Vùng núi phía Bắc: bao gồm các xã Văn Lăng, Hòa Bình, Tân Long,
Quang Sơn, Hóa Trung, Minh Lập, thị trấn sông Cầu.
- Vùng trung tâm huyện: bao gồm các xã Hóa Thượng, Cao Ngạn,
Đồng Bẩm, Linh Sơn, Huống Thượng, Nam Hòa và thị trấn Chùa Hang.
- Vùng phía Nam: bao gồm các xã Khe Mo, Văn Hán, Cây Thị, Tân
Lộc, Hợp Tiến, và thị trấn Trại Cau.
Đồng Hỷ với đặc trưng là một huyện miền núi, có vị trí tiếp giáp với thành
phố Thái Nguyên, có đường quốc lộ 1B chạy qua địa bàn, có con sông Cầu chảy
qua, do vậy đây là điều kiện thuận lợi cho Đồng Hỷ phát triển kinh tế, xã hội và
trao đổi hàng hóa.
3.1.2. Điều kiện kinh tế – xã hội
Đồng Hỷ là một huyện có số dân ở mức trung bình so với các huyện
thành của tỉnh Thái Nguyên. Theo số liệu thống kê năm 2005, dân số của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
51
huyện là 124.611 người, mật độ dân số ở mức 270 người/km2. Dân số của
huyện chủ yếu tập trung ở vùng nông thôn chiếm tới hơn 86% còn lại 14%
sống ở thành thị. Điều này cho thấy người dân Đồng Hỷ sống chủ yếu dựa
vào nghề nông là chính. Tổng sản lượng lương thực quy thóc của huyện hiện nay
là vào khoảng 34.792 tấn, như vậy bình quân đầu người đạt 279 kg/người/năm
(Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên) [4]. Nhìn chung bình quân lương thực có hạt
trên người vẫn còn th ấp, trong khi sức ép dân s ố vẫn gia tăng, diện tích đất
sản xuất đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp. Những thách thức này đặt ra cho
huyện cần có giải pháp phát triển nông nghiệp nhằm đảm bảo an ninh lương
thực, tăng thu nhập và nâng cao hiệu quả kinh tế cho nông dân.
Về cơ sở hạ tầng của huyện: giao thông khá thuận tiện, hầu hết các
tuyến đường chính trong huyện đã được trải nhựa và bê tông hóa. Điện lưới
quốc gia đã phủ gần hết các xã trong huyện.
Nhìn chung , điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội của huyện Đồng
Hỷ có những ảnh hưởng nhất định đến tình hình sản xuất của ngành trồng
trọt. Với nền kinh tế thị trường hiện nay thì việc định hướng cho người
sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất trồng trọt sao cho mang lại hiệu
quả kinh tế cao là một vấn đề mà huyện và các cấp chính quyền cần quan
tâm nhiều hơn nữa.
3.1.3. Đặc điểm khí hậu thời tiết vụ Đông 2005, 2006 tại Thái Nguyên
Nông nghiệp là một ngành sản xuất đặc biệt so với các ngành khác, nó
phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết khí hậu. B.Dacutraep đã viết "Đất và
khí hậu là những yếu tố cơ bản và quan trọng nhất của nông nghiệp, những điều
kiện trước tiên và không thể thiếu để có thu hoạch năng suất cao và ổn định.
Cây trồng nói chung có liên quan mật thiết với điều kiện ngoại cảnh và
ngược lại điều kiện ngoại cảnh cũng có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh
trưởng, phát triển và các hoạt động sinh lý, sinh hoá cây trồng. Sự biểu hiện
kiểu hình ra bên ngoài chính là kết quả của quá trình tác động giữa các kiểu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
52
gen với môi trư ờng sống và qua đó cho ta thấy được mức độ thích ứng của
cây trồng đối với ngoại cảnh. Đối với khoai tây cũng tuân theo quy luật đó
một cách chặt chẽ. Do vậy khi tiến hành thí nghiệm một số giống khoai tây
nhập nội tại Thái Nguyên xem có phù hợp với yêu cầu sinh thái của cây khoai
tây hay không là rất cần thiết, từ đó đưa ra những kết luận về khả năng thích
ứng của các giống đối với vùng sinh thái ở địa phương.
Do ảnh hưởng của địa hình phức tạp và không đồng nhất, có nhiều đồi
núi, diện tích đất không chủ động nước chiếm đa số. Mặt khác đặc thù của sản
xuất nông nghiệp là phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thiên nhiên, vì vậy mà
yếu tố năng suất cây trồng trong nông nghiệp hoàn toàn không theo ý muốn
của con người.
Thời tiết khí hậu của huyện chịu ảnh hưởng chung của khu vực gần trung
tâm thành phố Thái Nguyên. Qua theo dõi điều kiện khí hậu của vụ đông năm
2005, 2006 ở Thái Nguyên chúng tôi thu được kết quả thể hiện ở bảng 3.1.
Bảng 3.1. Diễn biến thời tiết khí hậu vụ đông năm 2005, 2006 tại
Thái Nguyên
Vụ
Tháng
Chỉ tiêu
Vụ đông 2005 Vụ đông 2006
9 10 11 12 1 2 9 10 11 12 1 2
T
o
(
o
C) 28,3
25,
7
21,9 16,6 17,7 18,0 27,4 26,7 23,7 17,3 16,2 21,3
A
o
(%) 80 79 85 76 78 86 78 82 79 78 78 83
Lượng mưa (mm) 292,3 9,0 63,0 47,9 2,3 24,4
215,
9
83,1 83,7 6,3 2,1 39,1
Nguồn: Trạm khí tượng thành phố Thái Nguyên tháng 7 năm 2007
3.1.3.1. Nhiệt độ
Nhiệt độ là yếu tố khí tượng đặc biệt quan trọng quyết định khả năng
phân bố thời vụ gieo trồng, quá trình sinh trưởng, phát triển và năng suất của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
53
khoai tây. Tổng nhu cầu nhiệt độ cho khoai tây sinh trưởng và phát triển là
1600
oC đến 1800oC.
Khi nghiên cứu về nhiệt độ của cây khoai tây, nhiều tác giả có quan
điểm khác nhau. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy mỗi giai đoạn, chúng yêu
cầu nhiệt độ khác nhau.
Ở thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng, cây khoai tây có thể thích ứng được
với biên độ nhiệt độ từ 10 - 25oC, rộng hơn giai đoạn sinh trưởng sinh thực.
Nhiệt độ thích hợp cho thân lá phát triển từ 20 - 22 oC. Khi gặp nhiệt độ
xuống thấp đến 1 - 5oC thường thân lá dễ bị hại. Nếu nhiệt độ xuống thấp đến
7
oC, cây khoai tây ngừng sinh trưởng.
Ngược lại nhiệt độ cao quá 25oC thân lá dài ra, lá nhỏ do đó khả năng
quang hợp giảm rõ rệt.
Ở thời kỳ sinh trưởng sinh thực cây khoai tây chịu nóng và rét kém.
Khi thân củ bắt đầu hình thành và phát triển thì cần nhiệt độ hơi thấp, nếu
nhiệt độ cao kéo dài sẽ gây hiện tượng "thoái hoá do khí hậu". Sự thoái hoá
giống do khí hậu sẽ dẫn đến hiện tượng năng suất và chất lượng giống giảm
rõ rệt ở các đời sau.
Theo giáo sư Edestein (1992) (dẫn theo Hồ Hữu An, 2005) [1] thì nhiệt
độ thích hợp để hình thành củ từ 16 - 18oC. Lúc gặp nhiệt độ cao trên ngưỡng
nhiệt độ thích hợp của chúng thường tia củ hình thành ít, vươn dài ra, nhiều
củ bé, có khi củ dễ bị dị hình. Thường trong điều kiện gặp nhiệt độ cao, khoai
tây kéo dài thời gian sinh trưởng và cho năng suất thấp.
Qua bảng 3.1 cho chúng ta thấy nhiệt độ ở vụ Đông có xu hướng giảm
dần từ tháng 9 đến tháng 12, trong đó nhiệt độ giảm từ 28,3 - 17,7 rất phù hợp
cho sự sinh trưởng và phát triển của khoai tây, đặc biệt ở giai đoạn mọc mầm
nhiệt độ trung bình là 25,7oC rất thích hợp cho quá trình mọc. Các tháng tiếp
theo nhiệt độ giảm dần từ 21,9 - 17,7oC thích hợp cho quá trình làm củ và tích
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
54
luỹ vật chất. Như vậy nhiệt độ trong vụ Đông 2005 tại Thái Nguyên thích hợp
cho quá sự sinh trưởng và phát triển của cây khoai tây.
Vụ đông năm 2006 nhiệt độ giảm dần từ 27,4 - 17,3oC trong đó tháng
10 và tháng 11 có nhiệt độ hơi cao sẽ rút ngắn quá trình sinh trưởng sinh
dưỡng của khoai tây.
3.1.3.2. Độ ẩm
Ẩm độ không khí cũng là yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát
triển của cây khoai tây. Bộ rễ cây khoai tây kém phát triển, phần lớn rễ tập
trung ở lớp đất mặt do đó khả năng hút nước, dinh dưỡng kém.
Trong thời kỳ sinh trưởng và phát triển khoai tây cần lượng nước rất
lớn. Đồng thời mỗi thời kỳ chúng cần lượng nước khác nhau để phát triển
mầm, thân, lá, hoa, củ, quả. Theo giáo sư G.Staikov (1989) cho thấy rằng giai
đoạn mọc mầm và chuyển qua giai đoạn xuân hoá chúng yêu cầu độ ẩm và
không khí là 80%. Từ khi mầm mọc khỏi mặt đất đến lúc bắt đầu hình thành
củ chúng yêu cầu độ ẩm đất thích hợp nhất là 70% và sau đó không dưới 80%
(Delibaltov, 1963) (dẫn theo Hồ Hữu An, 2005) [1].
Qua bảng 3.1 cho thấy độ ẩm không khí ở cả 2 vụ tương đối cao và
không có sự chênh lệch nhiều, dao động từ 76 – 78%. Đây là cơ sở thuận lợi
cho sinh trưởng và phát triển của khoai tây ở cả vụ Đông 2005 và vụ Đông
2006. Song đây cũng là điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát sinh gây hại.
Do đó chúng ta cần chú ý các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại khoai tây.
3.1.3.3. Lượng mưa
Nước là yếu tố hạn chế năng suất của hầu hết các loại cây trồng. So
với cây trồng khác thì khoai tây rất nhạy cảm với sự khô hạn. Khô hạn tác
động đến cả quá trình sinh trưởng, phát triển thân, lá, rễ và củ. Khô hạn
làm giảm diện tích lá, nếu hạn dài thì chiều cao cây, độ che phủ đất cũng
thấp hơn. Thực tế thí nghiệm khoai tây trong điều kiện khô hạn cho thấy
chiều cao cây tương quan với năng suất củ khi điều kiện khô hạn xuất hiện
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
55
sớm. Khi khoai tây đã đạt chiều cao tối đa mới xuất hiện hạn thì sự tương
quan đó không rõ ràng. Tuy nhiên năng suất củ vẫn chịu tác động bởi điều
kiện khô hạn, đặc biệt là ở những vụ thiếu nước mạnh và dài thời gian kéo
dài (Deblondeal, 1999).
Những nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy, trong suốt thời gian sinh
trưởng, phát triển khoai tây cần nhiều nước. Để đạt năng suất củ từ 19 - 33
tấn/ha, mỗi ha khoai tây cần 2800 - 2900 m3 nước. Cây khoai tây đòi hỏi ẩm
độ đất ở giai đoạn trước khi hình thành củ khoảng 60%, giai đoạn hình thành
củ là 80%. Nếu thiếu nước ở giai đoạn hình thành củ thì năng suất giảm rõ rệt
(Tạ Thị Thu Cúc, 1979)[3]. Cụ thể như sau:
- Ẩm độ đất 60% năng suất giảm 4,3%.
- Ẩm độ đất 40% năng suất giảm 33,9%.
- Không tưới năng suất giảm 63%.
Như vậy nước rất cần thiết cho sinh trưởng, phát triển và tạo năng suất
của khoai tây.
Qua bảng 3.1 cho thấy ở vụ đông năm 2005, 2006 lượng mưa cao ở
đầu vụ và giảm dần nhiều về cuối vụ, đây là điều kiện bất lợi cho cây sinh
trưởng, phát triển nếu như không có biện pháp phòng hạn thích hợp.
Nhìn chung điều kiện khí hậu của huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên cơ
bản thuận lợi để cây khoai tây sinh trưởng, phát triển trong vụ Đông. Và trong
tất cả các yếu tố khí hậu thì nhiệt độ ảnh hưởng rõ rệt và nhạy cảm nhất, quyết
định đến thời vụ gieo trồng cây vụ Đông.
3.2. Tình hình sản xuất cây khoai tây ở Thái Nguyên
Với dân số 1.109.955 người, có khoảng 80% làm nông nghiệp, kinh tế
chủ yếu phát triển theo hộ gia đình trong đó trồng trọt được đặt lên hàng đầu.
Mặc dù diện tích trồng khoai tây còn rất thấp so với diện tích gieo trồng các
cây vụ Đông khác song trong những năm gần đây do chuyển đổi cơ cấu cây
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
56
trồng cây khoai tây đã được người dân quan tâm đến nhiều hơn và đưa khoai
tây vào công thức luân canh trong cơ cấu cây trồng trên đất
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- a.pdf