Luận văn Điều tra và đánh giá hiệu quả của chương trình 3 giảm 3 tăng tại huyện Chợ Mới tỉnh An Giang năm 2004-2005

MỤCLỤC

Nộidung Trang

CẢMTẠ i

TÓMLƯỢC ii

MỤCLỤC iii

DANHSÁCHBẢNG v

DANHSÁCHHÌNH vi

Chương 1 GIỚITHIỆU 1

1.1. Đặtvấn đề 1

1.2. Mụctiêu nghiên cứu 3

Chương 2 LƯỢCKHẢOTÀILIỆU 4

2.1. Cơsởcủachương trình 3G3T 4

2.1.1. Chương trình “Quản lý dịch hạitổng hợp-IPM” 4

2.1.1.1 IPMlàgì? 4

2.1.1.2. Cácđặctrưng củaIPM 6

2.1.1.3. Cácnguyên lý vànguyên tắccủaIPM 7

2.1.1.4. Cácyêu cầu củaIPM 8

2.1.1.5. Cácbiện pháp trong IPM 8

2.1.2 Chương trình FPR. 20

2.1.3. Quản lý dinh dưỡng tổng hợp. 21

2.1.4. Thâmcanh tổng hợp 21

2.2. Chương trình “BaGiảmBatăng” 23

Chương 3 PHƯƠNGTIỆNVÀPHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU 30

3.1. Phương tiện 30

3.2. Phương pháp 30

3.2.1 Thu thập số liệu thứ cấp 30

3.2.2. Chọn địađiểmđiều tra 30

3.2.3. Phương pháp điều tra 30

3.2.4. Cácchỉtiêu theo dõi 30

3.2.4.1. Bagiảm 30

3.2.4.2. Batăng 31

3.3. Xử lý số liệu 31

Chương 4 KẾTQUẢTHẢOLUẬN 32

4.1. Mô tảđiểmnghiên cứu 32

4.2. Phân bố mẫu điều tra 34

4.1 Thông tin chung vềnông hộ 34

4.1.1. Độ tuổinông dân 34

4.1.2 Diện tích canh tác 35

4.1.3. Nguồn cung cấp thông tin về3G3Tcho nông dân 37

4.1.4. Những lý do đểnông dân áp dụng vàkhông áp dụng 3G3T 39

4.2 Thuận lợicủachương trình 3G3T 41

4.2.1. Giảmyếu tố đầu vào 41

4.2.1.1 Giảmlượng lúagiống 41

4.2.1.2. Giảmlượng phân đạm(N) 44

4.2.1.3. Giảmsố lần phun thuốctrừ sâu 46

4.2.1.4. Giảmsố lần phun thuốcbệnh 47

4.2.1.5. Giảmchiphínhờáp dụng 3G3T 48

4.2.2. Tăng năng suấtvàlợinhuận 49

4.2.2.1 Tăng năng suất 49

4.2.2.2. Tăng chấtlượng 50

.2.2. Tăng lợinhuận 51

Chương 5 KẾTLUẬNVÀKIẾNNGHỊ 53

5.1. Kếtluận 53

5.2. Đềnghị 54

TÀILIỆUTHAMKHẢO 56

PHỤCHƯƠNG pc-1

pdf74 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2458 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Điều tra và đánh giá hiệu quả của chương trình 3 giảm 3 tăng tại huyện Chợ Mới tỉnh An Giang năm 2004-2005, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đối tượng dịch hại quan trọng. người ta nhận thấy rằng ở những nơi có sử dụng thuốc trừ sâu nhiều hơn bình thường thì làm cho nhện đỏ phát triển trở thành đối tượng gây hại chủ yếu. Dùng nhiều thuốc trừ cỏ 2,4D để diệt cỏ lác và cỏ lá rộng sẽ làm cỏ hoà bản phát triển mạnh + Gây ra hiện tượng tái phát của dịch hại, có nhiều trường hợp năm đầu sử dụng thuốc hoá học, dịch hại có giảm đi, trong những năm sau tuy lượng thuốc sử dụng tăng lên nhưng dịch hại không những không giảm mà còn tăng hơn so với trước. Nguyên nhân của hiện tượng nay là do dùng nhiều thuốc hoá học đã dẫn tới việc mất cân bằng sinh thái, do thiên địch giảm sút, hình thành các loài dịch hại chống thuốc kích thích các loài sống sót sinh sản nhiều hơn. Khi một số loài sâu hại đã sống chung với một loại thuốc nào đó thì nhanh chóng trở nên chống với các loại thuốc hoá học cùng nhóm gọi là hiện tượng chống chéo, nguy hiểm hơn là sâu hại có thể chống với nhiều nhóm thuốc khác nhau gọi là hiện tượng chống đa tính. Gây nhiễm độc cho môi trường sống và để lại dư lượng trong nông sản (Võ Văn Á và ctv,1998). Vì vậy việc sử dụng thuốc hoá học hợp lý trên đồng ruộng là rất quan trọng. Theo Võ Tòng Xuân (1993) việc dùng không đúng thuốc có thể : - Không diệt được đối tượng gây hại và làm tăng cả số lượng côn trùng gây hại chính lẫn số côn trùng trước đó là đối tượng gây hại thứ yếu. - Tạo ra những tập đoàn kháng thuốc - Gây hại trầm trọng cho người nông dân khi dùng thuốc hoặc các vi sinh vật không là đối tượng phải kiểm soát sống trong cùng một môi trường cũng bị ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp - Những đối tượng gây hại do việc áp dụng những kỹ thuật mới không riêng gì đối với cây lúa. Tuy nhiên, để giải quyết một đối tượng gây hại, giải pháp trước mắt thường là xịt lại nhiều lần các loại nông dược. Quan 18 điểm kiểm dịch ngày nay đã thay đổi, cùng với việc phát minh ra những nông dược tổng hợp tiên tiến. Những loại thuốc này không mắc tiền và dễ sử dụng, cho kết quả ngay, suốt kỷ nguyên nông dược này, quan điểm về xử lý dịch hại có nghĩa là diệt trừ tận gốc, phát hiện để diệt hết các loài dịch hại. Quan điểm loại trừ này đã được thay thế bằng quan điểm kiểm soát hợp lý, ở đây mục đích là kiểm soát dịch hại đến mức độ nếu xử lý tiếp tục sẽ không mang lại hiệu quả kinh tế, mật số thiên địch có thể chấp nhận được Mục tiêu cuối cùng của thuốc hoá học là tiêu diệt dịch hại, bảo vệ cây trồng. Hiệu quả thuốc tức là hạn chế dịch hại tốt nhất bảo đảm năng suất cây trồng mà lại ít tốn kém chi phí nhất. Nếu dùng thuốc mà để lại các hậu quả xấu thì rõ ràng hiệu quả đã bị hạn chế, lợi bất cập hại. Để sử dụng thuốc BVTV có hiệu quả phòng trừ dịch hại cao giảm bớt chi phí cần phải thực hiện theo nguyên tắc 4 đúng: - Đúng thuốc: mỗi loại thuốc có hiệu quả cao đối với một loại dịch hại nhất định. Cần biết loài dịch hại nào cần trừ để chọn đúng thuốc để đạt hiệu quả phòng trừ cao với loài dịch hại đó - Đúng lúc: trong quá trình phát sinh, phát triển của dịch hại, có những giai đoạn dễ bị thuốc tiêu diệt, đó thường là lúc dịch hại mới phát sinh, tuổi phát dục còn non. Trong nhóm thuốc trừ bệnh có loại thuốc tác dụng phòng bệnh là chính, cần phun khi bệnh mới hoặc sắp phát sinh. Tránh phun thuốc lúc trời nắng gắt, sắp có mưa, có gió lớn, lúc hoa đang trổ rộ đặc biệt đối với các loại thuốc trừ cỏ tiền hoặc hậu nảy mầm phải sử dụng đúng thời gian qui định. -Đúng liều lượng và nồng độ: liều lượng là lượng thuốc thành phẩm cần dùng cho một đơn vị diện tích. Còn nồng độ là lượng thuốc cần pha trong một lượng nước nhất định. Cần phải pha đúng nồng độ và liều lượng để bảo đảm thuốc bao phủ hết diện tích cây trồng đủ để diệt sâu bệnh, cỏ dại mà không gây hại cho con người. Không nên pha đậm đặc để ít nước đi. - Đúng cách: cần phun thuốc vào chỗ sâu bệnh thường phát sinh, tập trung nhiều. Dùng thuốc trừ cỏ cho ruộng lúa cần phun trải đều trên mặt 19 ruộng, tránh phun trùng lắp, chế độ nước theo yêu cầu. pha thuốc cho tan đều trong bình. (Võ Văn Á và ctv,1998). Theo Chi Cục BVTV An Giang (2004) chương trình IPM trên lúa được triển khai ở An Giang từ năm 1992-1997 với nguồn kinh phí do FAO tài trợ, qua chương trình này nông dân đã hiểu được tầm quan trọng của hệ sinh thái đồng ruộng và trong thái độ của họ về cách quản lý dịch hại đã có sự thay đổi rõ nét nhất là với côn trùng gây hại, sử dụng thuốc trừ sâu thận tr0ọng hơn. Tuy nhiên cốt lõi của chương trình IPM là “cân bằng sinh thái” nặng về quản lý sâu hơn là bệnh và cũng từ đó bộc lộ một số khuyết điểm cần được cải thiện. Và một trong những bước đột phá trong quản lý dịch hại trên lúa về sau đó là chương trình FPR (chương trình nông dân tham gia thí nghiệm) 2.1.2. Chương trình FPR. Theo Chi Cục BVTV An Giang (2004) Chương trình FPR được triển khai rộng khắp ở An Giang từ những năm 1994. Mục tiêu của chương trình là kêu gọi nông dân tự làm thí nghiệm trong đồng ruộng những tiến bộ mới trong sản xuất nông nghiệp mà đặc biệt là trong canh tác lúa. Chương trình FPR khuyến khích nông dân tự làm thí nghiệm trong một diện tích nhỏ trên mảnh ruộng của mình vì vậy họ có thể tự học, chấp nhận những kỹ thuật mới và phổ biến những kỹ thuật này đến những nông dân khác. Điều này giúp nông dân và nhà khoa học làm việc gần gũi nhau hơn trong nghiên cứu để thu thập dữ liệu, phân tích và đi đến kết luận cuối cùng (IRRI, 2005). FPR nhấn mạnh đến hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu đầu vụ bởi các nhà côn trùng và sinh thái học thấy rằng có sự chuyển dịch côn trùng có lợi từ đầu bờ, vườn…đến ruộng lúa ngay sau khi gieo cấy để thành lập một mối tương quan trong hệ sinh thái đồng ruộng. Giai đoạn này rất quan trọng đến hệ cân bằng sinh thái về sau. Việc trừ sâu sớm vô tình tiêu diệt hệ côn trùng có ích trên ruộng lúa và phá vỡ hệ cân bằng giữa thiên địch và sâu hại đưa đến tình trạng dịch hại vượt qua sự kiểm soát trong tự nhiên gây nên sự bộc phát dịch hai về sau. Tuy nhiên, chương trình FPR chỉ tập trung cho nông dân một giải pháp thử nghiệm ngoài đồng ruộng trên một đơn vị diện tích nhỏ để ứng dụng 20 cho một đơn vị diện tích lớn hơn trên đồng ruộng riêng của mình và cũng chỉ nhấn mạnh đến tầm quan trọng đặc biệt của việc phun thuốc trừ sâu đầu vụ nhưng vẫn chưa giúp nông dân hoàn thiện kỹ năng trong canh tác lúa của họ (Chi Cục BVTV An Giang 2004) 2.1.3. Quản lý dinh dưỡng tổng hợp. Theo Chu Văn Hách (2002) cây lúa chỉ hấp thu được khoảng 40% lượng phân đạm cung cấp, còn 60% thì thất thoát theo các con đường khác nhau. Như vậy, cần tăng cường hiệu lực của phân bón để đạt được hiệu quả cao nhất. Phương pháp hiện đại: sử dụng máy đo diệp lục tố hoặc bảng so màu lá lúa. Ảnh hưởng của phân bón tới phẩm chất gạo xuất khẩu: Nếu bón không cân đối giữa các yếu tố đạm (N), lân (P), kali (K) sẽ ảnh hưởng tới phẩm chất gạo sau xay chà như: tỷ lệ gạo lức, tỷ lệ gạo gãy… Ảnh hưởng của phân bón tới năng suất lúa: các kết quả nghiên cứu cho thấy rằng nếu bón phân không cân đối thì năng suất sẽ giảm ở các vụ sau. Trong vụ Hè-Thu nếu không bón lân thì không thể đạt năng suất cao, như vậy lân là yếu tố quan trọng trong vụ Hè-Thu 2.1.4. Thâm canh tổng hợp: Theo Chu Văn Hách (2002) tám bước trong qui trình thâm canh tổng hợp: Bước 1: Chọn giống thích hợp và có chất lượng cao - Các giống thích hợp cho xuất khẩu là những giống hạt dài, ít bạc bụng, hàm lượng Amylose thấp Giống có tỷ lệ nẩy mầm cao, không mang mầm bệnh, không mọt, tạp lẫn. Nếu sản xuất lúa thương phẩm chất lượng cao phục vụ cho xuất khẩu thì tối thiểu cũng phải là giống xác nhận Bước 2: Chuẩn bị đất - Việc làm đất kỷ tạo cho mặt ruộng bằng phẳng giúp cây mạ non mọc đều, đặc biệt là thuận lợi cho việc điều tiết nước. Cày ải giúp cho hoạt động 21 của các vi sinh vật, tạo điều kiện khoáng hoá, tăng cường chất dinh dưỡng cho đất. Bước 3: Hạn chế mật độ sạ bằng cách sử dụng máy sạ hàng. - Sạ thưa cây khoẻ mạnh, cứng cáp hơn sạ dầy, hạn chế sâu bệnh và tránh được đổ ngã về sau - Sạ hàng là biện pháp tốt nhất để tiết kiệm giống. Lượng giống tối đa cho mỗi ha từ 75-100kg giống là đủ trong khi sạ lan từ 200-300 kg/ha. Áp dụng sạ hàng tiết kiệm được 50 % lượng giống. Mặt khác sạ hàng dễ chăm sóc dễ khử lẫn và dễ đạt tiêu chuẩn làm giống cho vụ sau. Bước 4: Điều tiết nước hợp lý - Sau khi sạ 3-5 ngày đưa nước vào ruộng với độ sâu khoảng 5 cm và giữ nước liên tục sẽ tránh được cỏ dại. - Trước khi bón phân, rút nước cho láng mặt ruộng là đủ. Sau khi bón phân 1 ngày tiếp tục đưa nước vào ruộng từ từ và duy trì ở mức 5 cm. Không nên để ruộng khô hoặc ngập xen kẽ sẽ mất đi một lượng dinh dưỡng đáng kể đặc biệt là đạm Bước 5: Bón phân cân đối theo bảng so màu lá lúa. - Bón phân cân đối là khâu hết sức quan trọng để đạt năng suất cao, phẩm chất tốt, và tăng hiệu quả kinh tế. Có thể áp dụng máy đo diệp lục tố hoặc bảng so màu lá lúa để quyết định việc bón phân cho lúa. Nếu bón phân theo các công cụ này sẽ tiết kiệm được một lượng phân đạm đáng kể và đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Bước 6: Phòng trừ dịch hại theo IPM - Ưu tiên sử dụng giống kháng, hạn chế việc sử dụng các loại thuốc hoá học, đặc biệt là các loại thuốc có tính độc cao. Đối với cỏ dại việc phòng trừ ngay từ đầu là hết sức quan trọng. Phòng trừ tổng hợp từ khâu giống sạch, làm đất kỹ, không tháo nước ở các ruộng có nhiều mầm mống cỏ dại. Bước 7: Thu hoạch - Thu hoạch đúng độ chín của lúa khi hạt đã vào chắc đầy đủ, không nên thu hoạch sớm hoặc quá trễ tránh phơi ngoài đồng quá lâu vì nó ảnh hưởng khi xay chà. 22 Bước 8: Phơi sấy bằng máy, phương pháp này sẽ đảm bảo chất lượng hạt giống tốt hơn, giảm tỷ lệ gạo gãy. 2.2. Chương trình “Ba Giảm Ba tăng” Chương trình 3G3T là sự kế thừa của các chương trình trên. Đây là một thuật ngữ còn tương đối mới trong thâm canh lúa tại Việt Nam. Đây là chương trình cụ thể, dễ nói, dễ làm, đã đến với người nông dân bằng thực tiễn trên chính cánh đồng của họ. Người nông dân đã được học tập, huấn luyện các kỹ năng về các khái niệm IPM trong sản xuất lúa thì họ hiểu một cách chung nhất về triết lý, sinh thái, cây trồng, dịch hại, thiên địch và cách sử dụng nông dược … thì hiện nay 3G3T đã thật sự được công nhận là một giải pháp rất phù hợp trong thâm canh lúa vì tính đồng bộ của nó: giảm giống, giảm phân, giảm nông dược dẫn đến hệ quả là tăng năng suất, chất lượng và lợi nhuận cho nông dân tạo nên một nền nông nghiệp bền vững và an toàn cho môi trường sống của con người (Trần Văn Hai, 2004) "Chương trình 3 giảm 3 tăng" là giải pháp hữu hiệu nhất trong giai đoạn hiện nay. Lượng giống gieo sạ từ 175-190 kg/ha giảm còn 85-90 kg, tức giảm 1/2. Bón phân theo bảng so màu lá lúa giảm hơn 40 kg đạm/ha. Giảm lượng thuốc trừ sâu, ngoài việc hạ giá thành còn phù hợp với xu hướng yêu cầu về chất lượng gạo. Các nông hộ áp dụng chương trình này đều đã hạ giá thành trên dưới 1 triệu đồng/ha lúa. Nhưng hiện tại mới có 34% diện tích lúa thực hiện theo mô hình này là còn ít lắm (Bùi Chí Bửu, 2005) Theo Chi Cục BVTV An Giang (2005) chương trình “3 giảm 3 tăng” nhằm: -Giúp nông dân tự nhận thấy canh tác theo tập quán cũ (gieo sạ dầy, bón phân không cân đối, sử dụng nhiều thuốc BVTV,..) là không cần thiết.. - Giúp nông dân tự đánh giá việc bón phân không hợp lý có liên quan đến dịch hại bộc phát. - Tạo sự tin tưởng cho nông dân về hiệu quả của các lần phun thuốc trừ sâu trước và sau khi tham gia thí nghiệm. - Giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao thu nhập cho hộ gia đình 23 - Góp phần nâng cao phẩm chất gạo xuất khẩu,... Theo Sở Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn (2002) thì các bước cơ bản trong quy trình thực hiện 3G3T như sau: - Làm đất kỹ, chọn giống tốt, trồng cây sạch bệnh: Giống phải được chọn lọc kỹ, tách bỏ hạt lép lửng, tối thiểu phải đạt tiêu chuẩn là giống xác nhận (giống phải được khử lẫn, sạch mầm bệnh,...) - Gieo sạ thưa : Gieo theo hàng hoặc sạ thưa với mật độ 80-120 kg/ha - Phòng trừ dịch hại theo IPM : Áp dụng nhiều biện pháp nhằm quản lý dịch hại ở mức thấp nhất, chỉ sử dụng thuốc BVTV khi thật cần thiết. - Bón phân cân đối : Sử dụng phân bón 1 cách hợp lý và cân đối. Nếu có điều kiện sử dụng phân vô cơ kết hợp với phân hữu cơ. Chú trọng việc bón lót trước khi gieo sạ (nhất là khu vực có nhiều ốc bươu vàng) nhằm giảm thất thoát do bón phân không hợp lý. Bón phân đạm theo bảng so màu lá lúa (LCC) theo chỉ số màu sau: Bảng có 6 chỉ số màu từ nhạt đến xanh đậm - Với lúa có màu lá nhạt như lúa mùa, 1 số giống lúa thơm chỉ số màu cực trọng là 3, dưới chỉ số nầy cần phải bón thêm đạm (N) - Với lúa có màu lá xanh đậm (đa số giống lúa trồng đại trà hiện nay) chỉ số màu cực trọng là 4 dưới chỉ số nầy cần phải bón thêm đạm (N). - Với 1 số giống lúa lai chỉ số màu cực trọng là 5 dưới chỉ số nầy cần phải bón thêm đạm (N) Ngoài ra cần chú ý đến mùa vụ gieo trồng. Thí dụ mùa ĐX chỉ số màu cực trọng là 4, mùa mưa (HT) chỉ số màu cực trọng là 3. (Tuy nhiên trong từng điều kiện cụ thể có thể áp dụng chỉ số màu 4 cho vụ hè thu) Thực hiện so màu bắt đầu từ 14 ngày sau khi cấy hoặc 21 ngày sau khi sạ. Sau đó cứ 7-10 thực hiện 1 lần cho đến khi lúa trổ và so màu phải cùng 1 thời điểm trong ngày. (Chú ý 2 thời điểm quan trọng là 20-25 và 40- 24 45 ngày sau nếu thừa hay thiếu N sẽ ảnh hưởng đến chồi và số hạt chắc/bông) - Thu hoạch đúng độ chín (90-95%), phơi sấy đúng kỹ thuật Thu hoạch khi 1 số hạt trên gié lúa trong cùng (gần bẹ lá đòng) vẫn còn xanh nhằm giảm thất thoát do rơi rụng lúc thu hoạch. - Phơi sấy đúng kỹ thuật, không phơi mớ ngoài đồng, không sấy át lửa sẽ làm gia tăng tỷ lệ hạt gãy. Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2000) lượng đạm mỗi lần bón, đối với lúa cao sản ngắn ngày (khoảng 100 ngày) ngày tuỳ vào giai đoạn sinh trưởng và mùa vụ mà có thể bón như sau: - Dưới 28 ngày đối với lúa sạ hoặc 21 ngày đối với lúa cấy: bón 25-30 kg N/ha (hay 50-65kg urea/ha) trong mùa khô; hoặc20 kg N/ha (tương đương 40-45 kg urea/ha) trong mùa mưa. - 39-45 ngày ngày đối với lúa sạ hoặc 28- 42 ngày đối với lúa cấy: bón 25-30 kg N/ha trong mùa khô, hoặc 30 kg N/ha trong mùa mưa. - 56 ngày đối với lúa sạ hoặc 49 ngày đối với lúa cấy đến trổ:bón 25-30 kgN/ha trong mùa khô, hoặc 20 kg N/ha trong mùa mưa Một điều cần lưu ý là phân đạm chỉ phát huy tác dụng cao nhất trên nền đầy đủ và cân đối với phân lân và kali Trong chương trình 3G3T khâu giảm giống là quan trọng nhất, đây là điều kiện tiên quyết để thực hiện “ba giảm”. Theo Mai Thành Phụng (2003) để giảm lượng giống gieo sạ, tốt nhất là sử dụng máy sạ hàng. Việc sử dụng máy sạ hàng có các lợi ích sau đây: - Năng suất lúa tăng từ 0,3-3 tấn /ha - Sạ hàng là khâu đột phá trong việc cơ giới hoá ngành nông nghiệp. - Giảm bớt số giờ lao động, góp phần giải phóng phụ nữ. - Giảm sâu bệnh, giảm ô nhiễm môi trường. - Tiện lợi chăm sóc, bón phân (áp dụng các tiến bộ mới dễ dàng hơn, đều tay hơn) sử dụng phân bón có hiệu quả hơn. - Là biện pháp để giống cho vụ sau khả thi nhất hiện nay. - Con đường đưa giống mới sản xuất nhanh nhất. 25 - Tiết kiệm ½ số giống hoặc hơn, dễ cứu trợ khi thiếu giống. - Dễ đưa các mô hình lúa-cá, lúa-vịt vào áp dụng. - Dễ thực hiện hơn so với sạ lan (sạ không cần nông dân giỏi, đều tay) còn sạ hàng chỉ cần sức lao động kéo là đủ. - Sạ hàng xong gặp mưa nhỏ, mưa vừa không sợ dụm lúa như sạ lan, hạt nào cũng văng ra khỏi hàng như sạ thưa. - Áp dụng triết lý của cây lúa “hãy trả lại quyền công dân cho cây lúa” (hãy để cây lúa tự điều chỉnh quần thể, sạ thưa mới còn chỗ để đẻ các chồi mập là tiền đề cho năng suất cao về sau). Sạ hàng còn là cuộc cách mạng chuyển đổi cơ cấu năng suất của cây lúa “từ số bông/m2 chính là chuyển qua vừa số bông/m2 vừa số hạt chắc trên bông  áp dụng khẩu hiệu mới như “nhất ánh sáng, nhì nước, tam phân, tứ cần, ngủ giống” hay nói cách khác là: tăng hệ số kinh tế từ 45-48% hiện nay lên 50-60%. Một yếu tố quan trọng thứ hai trong chương trình 3G3T là giảm lượng phân đạm. Theo tập quán cũ của người nông dân là sạ thật dày nên bón nhiều phân đạm mới cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây lúa. Chính vì thế mà chi phí cho phân bón là không nhỏ Từ việc giảm giống, giảm phân đạm (N) sẽ đưa đến kết quả là giảm được sâu bệnh, hạn chế được việc sử dụng thuốc BVTV, giảm số lần phun xịt chính vì vậy mà giảm được chi phí sản xuất và đỡ tốn công cho người nông dân Theo Võ Thanh Dũng (2004), vụ Đông-Xuân 2002-2004 nhờ sử dụng máy sạ hàng trong chương trình 3G3T đã tiết kiệm được 50% lượng giống so với tập quán cũ. Vụ Hè-Thu 2003 giảm 50% lượng giống, chi phí giống thực hiện theo qui trình là 300.000đ/ha (2500đ/kg giống xác nhận) so với tập quán cũ là 581.33 000 đ/ha tiết kiệm 281.000 đ/ha, chi phí phân bón thực hiện theo mô hình là 1.193133 đ/ha, so với tập quán 1.290.933 đ/ha, giảm 97.800 đ/ha. Chi phí thuốc BVTV theo mô hình là 578.700 đ/ha so với tập quán của nông dân là 940.067 đ/ha giảm 361.367 đ/ha. Điều này rất có ý nghĩa vì không những giảm được chi phí trong sản xuất mà còn giảm ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khoẻ cộng đồng. Tổng chi phí sản xuất cho mô hình là 3.927.600 26 đ/ha, tổng thu nhập 11.421.273 đ/ha lợi nhuận 7.493.673 đ/ha, giá thành bình quân là 560 đ/kg. Trong khi chi phí sản xuất theo tập quán của nông dân là 4.925.414 đ/ha, tổng thu nhập 10.266.636 đ/ha lợi nhuận 5.971.223 đ/ha giá thành sản xuất lúa 610 đ/ha. Theo Chi Cục BVTV An Giang (2005), lượng giống giảm bình quân 55-109kg /ha so với phương pháp canh tác truyền thống. Sự chênh lệch về việc bón phân cho lúa rõ nét nhất là đạm (N) biến động từ 8-27 kg N/ha tương đương với 17,4-56,7 kg urea/ha. - Số lần phun thuốc trừ sâu giảm có ý nghĩa giữa hai lô trình diễn và nông dân, chênh lệch số lần phun thấp nhất là 0,73-3 lần. Sự chênh lệch này tạo ra sự khác biệt rõ nét về chi phí sản xuất và cũng nói lên được áp lực chịu dịch hại chịu sự tác động của mật độ sạ và chế độ bón phân nhất là việc phun thuốc trừ sâu sớm sẽ làm gia tăng áp lực dịch hại cho vụ sau. - Số lần phun thuốc trừ bệnh cũng giảm so với ruộng nông dân, chênh lệch số lần phun thấp nhất là 0,1-2,93 lần trong vụ, năng suất ở các ruộng trình diễn đều cao hơn gieo trồng theo tập quán cũ, biến động từ 0,1-0,6 tấn/ha. - Năng suất cao hơn do giảm áp lực dịch hại; sử dụng phân hợp lý, cân đối hơn; số hạt chắc trên bông cao hơn. Điều này khẳng định một lần nữa cho dù giảm mật độ gieo sạ nhưng năng suất vẫn có thể cao hơn so với tập quán sạ dày. - Giá thành trên ruộng trình diễn biến động từ 668-887 đ/ha, trong khi ruộng nông dân biến động từ 793-1.032 đ/ha Lợi nhuận của nông dân tham gia chương trình đều cao hơn so với tập quán cũ từ 619.000-1.476.000 đ/ha. Đây là số lợi không nhỏ cho nông dân nhằm cải thiện cuộc sống gia đình và xã hội nếu được ước tính rộng rãi trong sản xuất. Tổng lợi nhuận tăng thêm do áp dụng chương trình cho toàn tỉnh ước tính khoảng 100 tỷ đồng (Đông-Xuân 2005) Theo Nguyễn Thị Cẩm Tú (2004), trong chương trình 3G3T, giống là yếu tố hàng đầu quyết định đến việc giảm phân và giảm thuốc BVTV. Áp 27 dụng chương trình 3G3T giảm được 34,1 kg giống, tiết kiệm khoảng 81.840 đ/1000m2 Lượng phân đạm bón trên ruộng có sự chênh lệch rõ giữa 2 lô thí nghiệm và nông dân. Nông dân dùng phân đạm quá nhiều dẫn đến ruộng thừa đạm, điều đó làm cho sâu hại và dịch bệnh phát triển nhiều hơn. Nếu thừa phân đạm vào giai đoạn đón đòng làm cho lúa giảm chất lượng (lúa lép) dẫn tới năng suất thấp lúc trổ. Áp dụng chương trình ba giảm ba tăng sẽ cho năng suất từ bằng đến cao hơn, thực tế còn cao hơn rất nhiều, có nông dân đạt 7-8 tấn/ha, không những lúa cho năng suất cao mà chất lượng cũng tốt hơn, sáng, chắc, kích thích người mua, bán được giá hơn. Trong mô hình chỉ chú ý đến sự khác nhau giữa các yếu tố như: mật độ sạ, lượng phân bón, số lần phun thuốc trừ sâu, bệnh, các chi phí khác xem như tương đương nhau, thì tất cả các ruộng làm theo mô hình đều cho hiệu quả kinh tế cao hơn so với ruộng canh tác của nông dân từ 47.000- 1.503.000 đ/ha. Bình quân canh tác theo mô hình sẽ tiết kiệm được 540.992 đ/ha. Theo tính toán của các nhà khoa học nếu 1.5 triệu ha đất canh tác 2 vụ lúa/ năm ở khu vực ĐBSCL đều áp dụng chương trình 3G3T thì mỗi năm nông dân sẽ tiết kiệm 843 tỷ đồng từ việc giảm giống, phân bón và thuốc BVTV với số tiền trên nông dân ĐBSCL sẽ mua được nhiều thiết bị máy móc phục vụ cho việc sản xuất của mình. Theo Dương Công Nghĩa (2004): - Áp dụng chương trình 3G3T nên lượng lúa giống tiết kiệm được so với ruộng sạ lan của nông dân từ 90-100 kg/ha tương đương 200.000đ/ha - Ruộng sạ hàng bón 130 kg Urea, 90 kg DAP và 80 kg KCl/ha. Trong khi ruộng sạ lan của nông dân bón 220 kg Urea, 90 kg DAP, 60 kg KCl/ha. Như vậy giảm được lượng đạm và tăng lượng kali cân đối theo nhu cầu cây lúa. bình quân tiết kiệm khoảng 200.000/ha - Do mật độ sạ thưa, sạ theo hàng nên mật độ sâu hại thấp hơn ruộng sạ lan, trung bình số lần phun xịt giảm được từ 2-3 lần/ vụ. Tiết kiệm khoảng 400.000/ha 28 - Ruộng áp dụng “ ba giảm ba tăng” năng suất trung bình 7 tấn/ha. Ruộng sạ theo tập quán của nông dân năng suất đạt 6,8 tấn/ha chênh lệch 0,2 tấn/ha - Nếu áp dụng chương trình 3G3T vào ruộng của mình thì hiệu quả kinh tế sẽ cao hơn ruộng làm theo tập quán của nông dân. Lãi chênh lệch khoảng 1.200.000 đ/ha - Sạ thưa ít tốn giống, dễ chăm sóc bông to hạt chắc nhiều, năng suất cao, cây khoẻ nở bụi mạnh, ít sâu bệnh, giảm lượng đạm, bón lân và kali tăng làm tăng thêm năng suất lúa. hạn chế thuốc BVTV, ít tốn chi phí . Bảo vệ sức khoẻ cho nông dân, ít gây ô nhiễm môi trường và làm sạch nông sản. Nâng cao trình độ nông dân và tăng hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích. Chương 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  3.1. Phương tiện -Phiếu điều tra. -Phương tiện đi lại, viết, giấy… 3.2. Phương pháp 3.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp Số liệu thứ cấp được thu thập từ Chi Cục Bảo Vệ Thực Vật, Trung Tâm Khuyến Nông tỉnh An Giang, Trạm Bảo Vệ Thực Vật, Trạm Khuyến Nông huyện Chợ Mới, báo cáo tổng kết chương trình 3G3T của các xã điều tra, báo cáo tham luận của các nông dân giỏi. 29 3.2.2. Chọn địa điểm điều tra Địa điểm chọn làm điểm điều tra là 6 xã của huyện Chợ Mới: Mỹ An, Kiến An, Long Điền A, Mỹ Hội Đông, Nhơn Mỹ.. 3.2.3. Phương pháp điều tra Phương pháp điều tra: phỏng vấn trực tiếp nông dân, các phiếu điều tra được bố trí ngẫu nhiên trong 6 xã của huyện Chợ Mới. Trong đó mỗi xã 10 phiếu áp dụng chương trình 3 giảm 3 tăng và 10 phiếu không áp dụng chương trình 3 giảm 3 tăng. Như vậy mỗi xã có 20 phiếu điều tra, tổng cộng 6 xã gồm 120 phiếu . 3.2.4. Các chỉ tiêu theo dõi: 3.2.4.1 Ba giảm  Giảm giống - Giảm lượng giống gieo sạ/ha - Giảm tiền giống gieo sạ/ha  Giảm phân bón -Giảm lượng phân N /ha -Giảm tiền phân N/ha  Giảm thuốc BVTV - Giảm thuốc sâu: +Giảm số lần phun xịt thuốc sâu/vụ + Giảm tiền phun thuốc sâu/vụ - Giảm thuốc bệnh: + Giảm số lần phun thuốc trừ bệnh/vụ + Giảm tiền phun thuốc bệnh trừ bệnh/vụ 3.2.4.2. Ba tăng - Tăng năng suất: năng suất tăng trung bình/ha - Tăng chất lượng: giá bán tăng thêm/kg - Lợi nhuận: số tiền tiết kiệm/ha 30 3.3. Xử lý số liệu Số liệu sơ cấp sau khi thu thập sẽ được xử lí bằng phương pháp thống kê các số trung bình và cộng các trị số bằng chương trình Excel. Chương 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN  4.1. Mô tả điểm nghiên cứu Huyện Chợ Mới là một trong 4 huyện cù lao của tỉnh An Giang được bao quanh bởi sông Tiền sông Hậu và sông Vàm Nao, phù sa bồi đắp hàng năm. Huyện có diện tích tự nhiên là 35.571 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 23.585 ha (Huỳnh Hiệp Thành, 2000). Huyện gồm các xã Hoà An, Hội An, An Thạnh Trung, Mỹ AnLong Kiến, Long Giang, Nhơn Mỹ, Mỹ Hội Đông, Kiến An, Kiến Thành, Long Điền A, Long Điền B, Tấn Mỹ, Mỹ Hiệp, Bình Phú Xuân, thị trấn Chợ Mới, và thị trấn Mỹ Luông. Vị trí địa lý: phía Tây Bắc giáp Phú Tân 6,106km, Bắc giáp Thanh Bình tỉnh Đồng Tháp 23,271km, Đông giáp thị xã Cao Lãnh 8,398km, và cù lao Cao Lãnh 31 1,005km, Đông Nam giáp với huyện Lấp Vò tỉnh Đồng Tháp 19,601km, Tây Nam giáp thành phố Long Xuyên 18,128km, Tây Nam giáp Châu Thành 8,383km và huyện Châu Phú 6,145km Cơ cấu diện tích đất nông nghiệp ở huyện Chợ Mới bao gồm: cây hàng năm chiếm 22,571 ha, cây lâu năm chiếm 1,850 ha. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản không đáng kể. Đất đai rất thuận lợi cho đa dạng hoá các loại cây trồng, chủ yếu là đất phù sa mới. Diện tích canh tác lúa năm 2002 là 19.837 ha. Ngoài cây lúa là chủ lực, ở đây còn phát triển trồng màu với nhiều loại cây trồng đa dạng: bắp, đậu nành, đậu xanh, bầu bí, dưa leo, khổ qua, cải xanh, cà chua, cà tím, ớt,… Đây là huyện có đê bao hình thành sớm nhất và trở thành “cái nôi” của phong trào đê bao của tỉnh An Giang cũng như ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Đến nay đê bao đã phủ toàn bộ diện tích Chợ Mớ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdieu tra va danh gia hieu qua cua chuong trinh 3giam 3 tang tai huyen cho moi tinh an giang nam .PDF
Tài liệu liên quan