Luận văn Định canh, định cư với xoá đói giảm nghèo ở Hà Giang

 

MỤC LỤC

 

Trang

MỞ ĐẦU

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐỊNH CANH ĐỊNH CƯ 5

1.1. Nhận thức chung về định canh định cư 5

1.2. Vai trò của công tác định canh, định cư đối với xoá đói giảm nghèo 8

1.3. Một số chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác định canh, định cư 17

1.4. Kinh nghiệm quốc tế và một số địa phương trong nước về định canh, định cư 19

Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐỊNH CANH ĐỊNH CƯ VÀ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở HÀ GIANG 27

2.1. Thực trạng công tác định canh định cư 27

2.2. Thực trạng công tác xoá đói giảm nghèo ở Hà Giang 44

Chương 3: NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN ĐỊNH CANH, ĐỊNH CƯ GẮN VỚI XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở HÀ GIANG 57

3.1. Quan điểm, mục tiêu, phương hướng của công tác định canh, định cư trên địa bàn tỉnh Hà Giang đến 2010 57

3.2. Những giải pháp chủ yếu gắn định canh định cư với xoá đói giảm nghèo ở Hà Giang 62

KIẾN NGHỊ 84

KẾT LUẬN 85

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 87

 

 

doc88 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2068 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Định canh, định cư với xoá đói giảm nghèo ở Hà Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cao dân trí, tạo điều kiện cho người dân tiếp thu dần với những tiến bộ khoa học kỹ thuật, tạo cho họ làm quen với những phương thức sản xuất tiên tiến, phù hợp với xu thế phát triển chung của đất nước. * Những hạn chế trong việc thực hiện định canh, định cư Mặc dù đã đạt được những kết quả đáng mừng trên đây, nhưng so với nội dung của công tác định canh, định cư và yêu cầu của nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo thì quá trình tổ chức thực hiện công tác định canh, định cư của tỉnh Hà Giang trong thời gian qua còn bộc lộ một số hạn chế sau: - Kinh tế - xã hội vùng định canh, định cư tuy có chuyển biến tiến bộ nhiều mặt, nhưng chưa ổn định và vững chắc; trình độ canh tác của đồng bào dân tộc thiểu số còn lạc hậu, công cụ sản xuất thô sơ. Sản xuất còn mang tính quảng canh, năng suất thấp, một bộ phận đồng bào còn thiếu đói, nhất là lúc giáp hạt; kinh tế hộ tuy đã được quan tâm đầu tư nhưng do nhiều nguyên nhân nên hiệu quả kinh tế chưa cao. - Định canh định cư cho đồng bào còn nặng về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, song có lúc lại đầu tư chưa đồng bộ, vẫn còn giải quyết theo kiểu "cấp bách tình thế"; chưa tập trung nghiên cứu, tổ chức thực hiện mạnh mẽ việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp với lợi thế của từng vùng để tạo ra các sản phẩm hàng hoá có giá trị kinh tế cao; chưa mở rộng các ngành nghề dịch vụ phục vụ trong vùng đồng bào định canh, định cư; điều kiện cho sản xuất, đời sống chưa ổn định, tỷ lệ đói nghèo còn cao, nguy cơ tái du canh vẫn có thể xảy ra. - Tuy đã định cư, nhưng nhiều nơi đồng bào dân tộc vẫn còn sống rải rác, phân tán hoặc quá tập trung theo kiểu quần cư tự phát; chưa thực hiện tốt việc quy hoạch bố trí dân cư và sắp xếp lại sản xuất như quy hoạch được duyệt. - Nguồn vốn cấp phát không đáp ứng yêu cầu của dự án, dẫn đến các dự án định canh, định cư kéo dài thời gian ảnh hưởng tới mục tiêu dự án; vốn đầu tư cấp ít lại nhỏ giọt gây khó khăn cho việc thực hiện dự án, không những thế, quy mô đầu tư chưa thật sự tập trung, công tác quản lý, giám sát ở các đơn vị còn yếu kém, nhiều công trình không phát huy được hiệu quả gây thiệt hại lãng phí tiền của Nhà nước; việc giao kế hoạch hàng năm nhiều khi còn chậm ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu kế hoạch; công tác kế hoạch đôi khi còn bị động từ khâu xây dựng kế hoạch đến việc chỉ đạo thực hiện kế hoạch. Tính khả thi của kế hoạch chưa cao nên có năm vẫn phải điều chỉnh kế hoạch, đặc biệt là việc chuẩn bị đầu tư còn yếu và chậm, các chỉ tiêu thực hiện ở cơ sở chưa sát, đúng với quy trình hướng dẫn của Nhà nước. - Về việc sử dụng vốn vay: ở Hà Giang trong những năm qua gặp một số khó khăn nhất là cho vay trồng cây công nghiệp và kinh tế vườn hộ. Một mặt do nông dân Hà Giang rất nghèo, lại chưa định hướng được cơ cấu cây trồng vật nuôi hợp lý cho nên đồng bào không muốn vay sợ đến hạn không trả được, phát sinh thêm lãi dẫn đến nợ càng nợ thêm. Mặt khác thời hạn cho vay 3 năm đối với các cây trồng lâu năm như cây ăn quả và cây công nghiệp là ngắn, vì vậy khi đến hạn trả nợ thì nông dân chưa có sản phẩm để bán, trả nợ ngân hàng. Một số đơn giá đầu tư nếu áp dụng chung theo quy định của Nhà nước thì rất khó thực hiện ở tỉnh Hà Giang do điều kiện khó khăn về địa hình, đi lại vận chuyển... chẳng hạn như định mức đầu tư cho khai hoang ruộng nước theo quy định là 2 triệu đồng/ha, trong khi thực tế cần 6 - 8 triệu/ha; làm nương xếp đá vốn cấp 2 triệu/ha, thực tế cần 6,8 triệu/ha. - Cơ chế quản lý điều hành còn chồng chéo, phân công, phân cấp, cơ chế phối hợp chưa được đồng bộ giữa tỉnh, huyện và xã giữa cơ quan chuyên môn làm công tác định canh, định cư và các ban ngành khác, dẫn đến sự thiếu quan tâm của chính quyền địa phương và một số ngành đi đối với công tác định canh, định cư. - Công tác sơ kết, tổng kết đánh giá các dự án chưa thực hiện kịp thời nhằm đánh giá ảnh hưởng của dự án đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo và đời sống của đồng bào của vùng hưởng dự án, đánh giá hiệu quả thực tế của dự án để rút ra những bài học kinh nghiệm cần thiết cho công tác định canh, định cư. * Nguyên nhân Với những kết quả đạt được và những hạn chế trong quá trình thực hiện công tác định canh, định cư ở Hà Giang nói trên do những nguyên nhân chủ yếu sau: - Nguyên nhân của những kết quả đã đạt được: + Một là: Trong quá trình chỉ đạo triển khai tổ chức thực hiện Nghị quyết và chính sách của Đảng, Nhà nước đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói chung, chính sách xoá đói giảm nghèo, chính sách đối với công tác định canh, định cư nói riêng ở Hà Giang đã có sự vận dụng sáng tạo, phù hợp với điều kiện đặc thù của một tỉnh nghèo nhất cả nước; đồng thời đã tập trung vào những khâu đột phá như phát triển kinh tế là trọng tâm, xoá đói giảm nghèo là quan trọng trên cơ sở đó xác định: Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi hợp lý, xây dựng cơ sở hạ tầng và giáo dục đào tạo làm cơ sở thúc đẩy các mặt sản xuất và đời sống phát triển. Đây là nhân tố có ý nghĩa rất lớn trong việc thực hiện thành công công tác định canh, định cư ở Hà Giang. + Hai là: Tuy còn một số hạn chế nhất định nhưng việc thực hiện lồng ghép các chương trình, dự án trên cùng một địa bàn, do một chủ thể có trách nhiệm chuyên lo đầu tư đã hạn chế việc trùng lắp hoặc bỏ sót, đồng thời tập trung đầu mối để có cơ sở để kiểm tra, chỉ đạo trong quá trình thực thi chính sách đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số. + Ba là: Cục Định canh định cư - kinh tế mới thuộc Ban Dân tộc tôn giáo - Định canh định cư đã phối hợp với Uỷ ban nhân dân các huyện, chỉ dạo các phòng Dân tộc tôn giáo - Định canh định cư; đồng thời cũng phối hợp và tranh thủ sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền cơ sở và các ngành trong tổ chức thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch, nhất là những chỉ tiêu đầu tư hỗ trợ đến hộ. +Bốn là: Đội ngũ cán bộ làm công tác định canh, định cư núi chung, nhất là cán bộ Chi cục định canh, định cư thuộc Ban dõn tộc-tụn giỏo, định canh định cư và các phòng Dân tộc tôn giáo - Định canh định cư về cơ bản có trình độ chuyên môn vững, giàu kinh nghiệm và tâm huyết với công tác định canh, định cư. Đây là một thuận lợi để Chi cục có thể thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình nhằm góp phần hoàn thành công tác định canh, định cư. - Nguyên nhân của những hạn chế: + Nguyên nhân khách quan: Du canh du cư là một tồn tại mang tính lịch sử, là tập quán lâu đời của một bộ phận đồng bào các dân tộc thiểu số ở các vùng khó khăn về điều kiện sản xuất và đời sống. Đối tượng định canh, định cư phân bố trên phạm vi rộng, phân tán, vùng vận động định canh, định cư là vùng khó khăn về mọi mặt: Địa hình chia cắt, giao thông đi lại khó khăn; điều kiện tự nhiên phức tạp, nghiệt ngã; dân trí thấp; kinh tế chậm phát triển nên không thể thay đổi tình hình trong một thời gian ngắn. + Nguyên nhân chủ quan: Nhận thức về công tác định canh, định cư còn giản đơn, chưa lường trước được những khó khăn, vướng mắc gặp phải trong quá trình tổ chức thực hiện. Do vậy, một số nơi dã thực hiện công tác định canh, định cư một cách duy ý chí dẫn tới không đạt được một số chỉ tiêu kế hoạch đề ra trong các chương trình, dự án. Công tác tuyên truyền vận động còn hạn chế do chưa thấy hết vai trò của công tác này, ngoài ra còn tạo ra tâm lý ỷ lại, thụ động trông chờ vào sự bao cấp của Nhà nước, chưa khơi dậy và phát huy ý thức tự lực tự cường, tự vươn lên để ổn định sản xuất và đời sống của người dân vùng định canh, định cư. Trong quá trình tổ chức thực hiện việc phối hợp từ Trung ương đến địa phương, giữa cơ quan chuyên môn và các ban ngành khác chưa chặt chẽ, việc tổ chức lồng ghép các chương trình dự án trên cùng một địa bàn chưa tốt. Một số chính sách về hỗ trợ sản xuất và đời sống, xây dựng cơ sở hạ tầng, quy hoạch, bố trí đất đai, dân cư... chưa phù hợp, việc đầu tư cho công tác định canh, định cư chưa đồng bộ và đủ mạnh để thực hiện tốt các nhiệm vụ của công tác định canh, định cư. Đội ngũ cán bộ làm công tác định canh, định cư và cán bộ người dân tộc thiểu số còn thiếu và yếu. Bản thân đồng bào thuộc dân tộc vận động định canh, định cư chủ yếu là người nghèo, trình độ dân trí thấp, ít kinh nghiệm tổ chức sản xuất, thiếu vốn... là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả thực hiện định canh, định cư bền vững. * Những vấn đề bức xúc đặt ra đòi hỏi phải giải quyết Với thực trạng công tác định canh, định cư ở Hà Giang còn khá nhiều những tồn tại hạn chế, điều đó đã đặt ra một số vấn đề bức xúc cần tập trung giải quyết, đó là: - Với điều kiện đất đai hiện có và khả năng khai thác đưa vào sử dụng, nếu được tổ chức sản xuất tốt có thể đủ đảm bảo cho việc ổn định dân cư trong nội bộ vùng. Vấn đề là phải có điều kiện đầu tư để khai thác hợp lý có hiệu quả và bền vững tiềm năng đất đai. - Do sản xuất nông nghiệp ở Hà Giang còn lệ thuộc vào thiên nhiên, gần 80% diện tích gieo trồng không chủ động được nước. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi chậm nhưng rất khó khăn, nhất là vùng cao chỉ phù hợp với cây ngô và còn bò địa phương - năng suất, chất lượng sản phẩm và khả năng sản xuất còn kém; phát triển chăn nuôi còn manh mún, khoán bảo vệ rừng hiệu quả chưa cao, hiện tượng phá rừng làm nương rẫy vẫn còn. Mặt khác việc phát triển các ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ tại các vùng định canh, định cư của tỉnh rất khó khăn. Nên vấn đề đặt ra là muốn xoá đói giảm nghèo, ổn định và nâng cao đời sống cho các hộ gia đình trong vùng định canh, định cư, cần phải quan tâm đầu tư cho phát triển sản xuất, trước mắt là sản xuất nông - lâm nghiệp. Cần phải có những biện pháp để mở rộng sản xuất (khai hoang, làm nương xếp đá, đầu tư thuỷ điện), các biện pháp cải tạo giống mới, thâm canh tăng vụ, phổ biến kinh nghiệm và kiến thức làm ăn đến tận hộ gia đình; có quy hoạch, kế hoạch phát triển sản xuất phù hợp với điều kiện đặc thù của từng vùng; xây dựng và phổ biến rộng rãi các mô hình nông lâm kết hợp canh tác trên đất dốc, các mô hình trang trại có hiệu quả. - Vấn đề quy hoạch, ổn định dân cư; quy hoạch bố trí đất đai, quy hoạch sắp xếp lại sản xuất để giải quyết đảm bảo đủ đất sản xuất cho người dân, đồng thời ổn định đời sống cho đồng bào đang đòi hỏi phải tập trung nguồn lực và thời gian, để làm được việc này còn rất nhiều nan giải: phải giải quyết vấn đề hỗ trợ vật chất ổn định đời sống, sản xuất đồng thời với giải quyết hài hoà các mối quan hệ láng giềng, hàng xóm, tập quán sản xuất, phong tục giữa các dân tộc khác nhau, trình độ và khả năng tiếp thu các nguồn lực cho các hộ thuộc dân tộc vận động định canh, định cư. - Để đảm bảo ổn định định canh, định cư, cùng với phát triển sản xuất cần đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và các công trình thuỷ lợi, trạm xá, trường học, chợ, nước sinh hoạt và công trình phúc lợi khác. Ngoài ra do sự khác biệt về điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như trình độ sản xuất giữa các khu vực cho nên phải có giải pháp phù hợp với từng khu vực trong quá trình thực hiện định canh, định cư. - Huy động sức mạnh tổng hợp của các ngành, các cấp vào công tác định canh, định cư. Coi công tác này như là một nhiệm vụ quan trọng phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, củng cố quốc phòng, an ninh trật tự của tỉnh. Các huyện, xã trong vùng phải coi là nhiệm vụ chớnh trị trung tâm và phải có tổ chức, bộ máy đủ mạnh, ổn định từ tỉnh xuống cơ sở để thực hiện công tác định canh, định cư; đồng thời phải có sự phân công trách nhiệm rõ ràng cho các ngành, các cấp từ tỉnh đến xã trong việc tổ chức thực hiện; việc kiểm tra, đôn đốc cần thực hiện thường xuyên để kịp thời bổ sung những biện pháp cần thiết; uốn nắn, khắc phục những tồn tại, nâng cao trách nhiệm của các ngành, các cấp và cá nhân cán bộ phụ trách, nhằm giải quyết tốt công tác định canh, định cư cho đồng bào dân tộc tỉnh Hà Giang. - Để định canh, định cư bền vững cần xây dựng một vành đai cơ cấu kinh tế, văn hoá - xã hội, an ninh - quốc phòng ổn định để các dân cư có thể yên tâm sinh sống một cách lâu dài tại chỗ. - Phát huy nội lực của đồng bào các dân tộc vùng định canh, định cư kết hợp sự đầu tư lồng ghép các chương trình dự án kinh tế - xã hội của Trung ương, của tỉnh, kể cả các tổ chức phi chính phủ, đặc biệt là sự hướng dẫn, chuyển giao các tiến bộ khoa học, kỹ thuật; đặt nhiệm vụ hỗ trợ sản xuất cho hộ phát triển là biện pháp ưu tiên đồng thời coi trọng việc tổ chức tuyên truyền giáo dục, vận động là những nhân tố chủ yếu để định canh, định cư ổn định, xoá đói giảm nghèo một cách nhanh chóng, hiệu quả nhất. 2.2. Thực trạng công tác xoá đói giảm nghèo ở Hà Giang 2.2.1 Thực trạng nghèo đói trên địa bàn tỉnh Hà Giang * Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới (2006-2010) Chính phủ đã có Quyết định số 170/2005/QĐ - TTg ngày 8/7/2005 về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006 -2010 cụ thể: - Khu vực nông thôn: Những hộ có thu nhập bình quân đầu người 1 tháng từ 200.000 đồng (2.400.000 đồng/người/năm trở xuống là hộ nghèo). - Khu vực thành thị: Những hộ có thu nhập bình quân đầu người 1 tháng từ 260.000 đồng (3.120.000 đồng/ người/năm trở xuống là hộ nghèo). Theo Quyết định 135 ngày 31/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa thì Hà Giang có 142/191 xã và là tỉnh có nhiều xã đặc biệt khó khăn nhất cả nước. Nhưng đến nay đã có 27 xã đặc biệt khó khăn hoàn thành cơ bản mục tiêu và đó được công nhận ra khỏi xã đặc biệt khó khăn. Theo Quyết định 164 ngày 11/7/2006 của Thủ tướng Chính phủ, Hà Giang hiện còn 115/195 xã đặc biệt khó khăn được đưa vào triển khai chương trình 135 giai đoạn II (2006 - 2010) [22, tr.7]. Qua cuộc điều tra xác định hộ nghèo toàn tỉnh từ tháng 6/2005, với chuẩn nghèo mới, cuối năm 2004 toàn tỉnh có 70.074 hộ nghèo, chiếm 54,65% số hộ toàn tỉnh; năm 2005, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh là 51,05% với 65.568 hộ nghèo. Trong đó có 7/11 huyện và 130/195 xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 50% trở lên; tỷ lệ đói nghèo của huyện cao nhất là Đồng Văn 77,7%, thị xã Hà Giang có tỷ lệ nghèo thấp nhất là 10,68%, tỷ lệ nghèo của xã cao nhất là 86,3%. Biểu 2.1: Tỷ lệ hộ nghèo của Hà Giang năm 2005 (Theo kết quả điều tra năm 2005 và tính theo chuẩn mới năm 2005) TT Huyện, thị Tổng số hộ Số hộ nghèo Tỷ lệ hộ nghèo (%) 1 Đồng Văn 11.069 8.608 77,77 2 Mèo Vạc 10.924 7.188 65,80 3 Yên Minh 12.354 7.851 63,55 4 Quản Bạ 7.838 5.439 69,39 5 Xín Mần 9.532 5.954 62,46 6 Hoàng Su Phì 10.177 6.366 62,55 7 Bắc Quang 21.790 6.430 29,51 8 Quang Bình 10.197 4.432 43,46 9 Vị Xuyên 17.538 8.398 47,88 10 Bắc Mê 7.247 3.859 53,25 11 Thị xã Hà Giang 9.766 1.043 10,68 Toàn tỉnh 128.432 65.568 51,05 Nguồn: Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Giang năm 2005, Báo cáo kết quả điều tra xác định hộ nghèo năm 2005. * Đặc điểm và tính đa dạng của nghèo ở tỉnh Hà Giang Đặc điểm nghèo: Sau 20 năm đổi mới, thu nhập và mức sống của đa số người dân đã được cải thiện, do vậy đặc điểm nghèo đói cũng có sự thay đổi, trước đây chủ yếu là nghèo về lương thực, thực phẩm, thì đến nay cơ bản được giải quyết. Song nghèo về phi lương thực, thực phẩn (nhu cầu về nhà ở, chăm sóc sức khoẻ khi ốm đau, giáo dục, văn hoá, đi lại và giao tiếp xã hội) ngày càng gay gắt, cơ hội tiếp cận và thụ hưởng các thành quả của sự phát triển cũng có sự khác biệt đáng kể giữa nhóm giàu và nhóm nghèo, do sự phân hoá giàu nghèo đang có xu hướng gia tăng. Tuy vậy, ở Hà Giang nghèo đói vẫn rất đa dạng thể hiện: - Thiếu ăn hàng năm từ 1 đến 3 tháng, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao chiếm khoảng 47% số hộ nghèo theo chuẩn mới và chiếm khoảng 26% tổng số hộ toàn tỉnh. Mỗi năm ngân sách tỉnh phải trợ cấp cứu đói trên 6 ngàn hộ. - ở nhà tạm 26.250 hộ (37,5%), giá trị tài sản, đồ dùng lâu bền không có hoặc có nhưng giá trị rất thấp. - Chưa có điện sinh hoạt 36.112 hộ (51,5%), phải dùng nguồn nước tự nhiên để ăn uống 59.012 hộ (84,2%), thiếu đất sản xuất 16.467 hộ (23,5%). - Thiếu điều kiện cơ bản để phát triển sản xuất, công cụ sản xuất thô sơ, thiếu vốn, chưa tiếp cận được thị trường tiêu thụ sản phẩm. - Thiếu kiến thức sản xuất 29.898 hộ (42,67%), không có trình độ chuyên môn kỹ thuật 69.139 hộ (98,7%), hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông lâm sản 67.921 (97%). Nghèo còn thể hiện ở việc con cái chỉ theo học ở bậc tiểu học, nếu có học tiếp bậc trung học cơ sở thì tỷ lệ bỏ học cao, nhất là trẻ em dân tộc ở vùng cao 8.069 hộ (11,5%) [22, tr.8]. Nghèo gắn liền với tập quán lạc hậu, nhất là ma chay, cưới xin tốn kém. Một số hộ nghèo dân tộc thiểu số khi ma chay, cưới xin phải thịt, bán cả trâu, bò mua bằng nguồn vốn vay ưu đãi hoặc của các tổ chức cá nhân ủng hộ nên không có khả năng trả nợ. * Nguyên nhân nghèo đói - Nguyên nhân khách quan là do điều kiện tự nhiên không thuận lợi, khí hậu khắc nghiệt, địa hình phức tạp, giao thông đi lại khó khăn, kinh tế chậm phát triển, diện tích đất trồng trọt ít và khó canh tác... - Nguyên nhân chủ quan do thiếu hoặc không đồng bộ về chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các khu vực khó khăn, chính sách khuyến khích sản xuất, vốn tín dụng, hướng dẫn cách làm ăn, chính sách trong giáo dục, y tế, giải quyết đất đai, định canh, định cư, kinh tế mới và nguồn lực đầu tư còn hạn chế... - Nguyên nhân chủ quan thuộc về chính người dân: Theo số liệu điều tra năm 2004, nguyên nhân nghèo đói được thể hiện: - Thiếu kinh nghiệm làm ăn: 42,67% - Thiếu lao động: 10,37% - Đông con: 19%. Ngoài ra còn do tính ỷ lại của người dân trông chờ sự giúp đỡ của Nhà nước, không thấy rõ trách nhiệm của bản thân trong công cuộc xoá đói giảm nghèo chung của xã hội. * Xu hướng nghèo đói 1. Khoảng cách chênh lệch về thu nhập, mức sống, tài sản, tiếp cận các dịch vụ xã hội giữa các vùng, nhóm dân cư, dân tộc có xu hướng gia tăng. Theo kết quả điều tra năm 2005, thu nhập bình quân chung toàn tỉnh là 225.301 đồng/người/tháng (tương đương 170 USD/người/năm). Trong đó, thị xã Hà Giang có mức thu nhập bình quân đầu người cao nhất tỉnh (465.568 đồng/người/tháng), huyện Đồng Văn có mức thu nhập bình quân đầu người thấp nhất (154.218 đồng/người/tháng); dân tộc Kinh có mức thu nhập bình quân đầu người cao nhất (486.611 đồng/người/tháng), dân tộc Mông có mức thu nhập bình quân đầu người thấp nhất (142.256 đồng/người/tháng). Số hộ có mức thu nhập dưới 120.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn là 34.182 hộ, chiếm 51,02% số hộ nghèo thuộc khu vực nông thôn. Số hộ có thu nhập dưới 150.000 đồng đối với khu vực thành thị có 792 hộ, chiếm 25,39% số hộ nghèo khu vực thành thị. Theo nhận định của các ngành chuyên môn, số hộ có thu nhập bình quân đầu người dưới 120.000 đồng/tháng đối với khu vực nông thôn và dưới 150.000 đồng/tháng đối với khu vực thành thị được coi là nhóm hộ thiếu đói, những hộ này cần phải được quan tâm ưu tiên. Trên cơ sở phân chia số hộ toàn tỉnh thành 5 nhóm thu nhập từ thấp đến cao, mỗi nhóm chiếm 20% tổng số hộ thì khoảng cách chênh lệch về thu nhập giữa 20% nhóm hộ giàu và 20% nhóm hộ nghèo là 5,19 lần; chênh lệch giữa nông thôn và thành thị là 2,46 lần; giữa vùng thấp và vùng cao núi đá là 1,65 lần; giữa dân tộc Kinh và dân tộc Mông là 3,42 lần. Mức thu nhập bình quân nhân khẩu/tháng: + Nhóm 1: 94.820 đồng (20% số hộ có thu nhập thấp nhất). + Nhóm 5: 492.030 đồng (20% số hộ có thu nhập cao nhất). + Khu vực thành thị : 484.037 đồng + Khu vực nông thôn : 196.033 đồng + Vùng cao núi đá : 167.003 đồng + Vùng cao núi đất : 197.556 đồng + Vùng thấp : 275.924 đồng [22, tr.10-11]. 2. Hộ nghèo có xu hướng tập trung rõ rệt ở một số vùng địa lý và ở một số nhóm dân tộc thiểu số: + Theo khu vực: Phần lớn số hộ nghèo đói tập trung ở khu vực nông thôn, tổng số có 62.649 hộ nghèo, bằng 56,02% số hộ đang sống ở khu vực này và chiếm 95,5% tổng số hộ nghèo toàn tỉnh. Tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn cao hơn 3,29 lần so khu vực thành thị. Cheo theo vùng, các huyện vùng cao núi đá tỷ lệ hộ nghèo cao nhất, số hộ nghèo chiếm 68,94% số hộ trong khu vực và bằng 44,3% số hộ nghèo toàn tỉnh; vùng núi thấp tỷ lệ hộ nghèo thấp hơn, chiếm 36,31% số hộ trong khu vực (biểu số 2.2). Biểu 2.2: Tỷ lệ hộ nghèo chia theo khu vực Khu vực Số xã, phường, thị trấn Số xã đặc biệt khó khăn Tổng số hộ Số hộ nghèo Tỷ lệ hộ nghèo (%) Thành thị (phường, thị trấn) 14 1 16.616 2.919 17,56 Nông thôn (xã) 181 141 111.816 62.649 56,02 Vùng cao núi đá 68 65 42.185 29.086 68,94 Vùng cao núi đất 44 43 19.709 12.320 62,50 Vùng thấp 83 34 66.538 24.162 36,31 Toàn tỉnh 195 142 128.432 65.568 51,05 Nguồn: Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Giang năm 2005, Báo cáo kết quả điều tra xác định hộ nghèo năm 2005. + Theo dân tộc: Biểu 2.3: Tỷ lệ hộ nghèo chia theo dân tộc TT Dân tộc của chủ hộ Tổng số hộ Số hộ nghèo Tỷ lệ hộ nghèo (%) 1 Mông 37.343 27.642 74,02 2 Tày 32.387 12.228 37,75 3 Kinh 19.066 1.970 10,33 4 Dao 18.256 11.117 60,89 5 Nùng 12.590 7.689 61,07 6 Giấy 2.720 1.450 53,30 7 La Chí 1.960 1.307 66,68 8 Hoa Hán 1.367 607 44,40 9 Pà Thẻn 945 645 68,25 10 Cờ Lao 383 262 68,40 11 Lô Lố 251 176 70,11 12 Bố Y 158 70 44,30 13 Phù Lá 118 80 67,79 14 Pu Péo 107 45 42,05 15 Dân tộc khác 781 280 35,85 Nguồn: Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Giang năm 2005, Báo cáo kết quả điều tra xác định hộ nghèo năm 2005. 3. Nguy cơ tái nghèo có thể tưng do thiên tai, dịch bệnh, biến động của hội nhập và phát triển kinh tế thị trường; cơ hội việc làm của người nghèo càng khó khăn hơn do đổi mới khoa học công nghệ. 2.2.2. Thực trạng công tác xoá đói giảm nghèo ở tỉnh Hà Giang từ năm 2000 đến nay Kế thừa kết quả công tác xoá đói giảm nghèo giai đoạn trước, ngay từ những năm đầu của giai đoạn 2001 - 2005 tỉnh Hà Giang luôn xác định công tác xoá đói giảm nghèo là nhiệm vụ trọng tâm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền và nhân dân trong tỉnh; đặc biệt với việc ban hành Nghị quyết 05-NQ/TW với 5 chương trình phát triển kinh tế - xã hội tập trung cho xoá đói giảm nghèo, thông qua đó tạo điều kiện để các ngành, các cấp xây dựng chương trình hoạt động cụ thể cho từng năm, từng lĩnh vực, với mục tiêu chung là xã hội hoá công tác xoá đói giảm nghèo; đồng thời tăng cường cán bộ của các sở, ban, ngành về giúp các xã đặc biệt khó khăn phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo, nhờ đó những năm qua việc triển khai thực hiện các chủ trương và chính sách xoá đói giảm nghèo được đồng bộ và hiệu quả, mang lại những kết quả sau: * Kết quả thực hiện các chính sách và dự án về lĩnh vực xoá đói giảm nghèo 1. Chính sách hỗ trợ người nghèo về tư liệu sản xuất Trong 5 năm 2001-2005 Hà Giang đã huy động 80,1 tỷ đồng hỗ trợ cho 39.831 hộ nghèo và cận nghèo có thêm tư liệu để tăng gia sản xuất như trâu, bò, giải quyết sức kéo và sinh sản, mua máy nông nghiệp phục vụ sản xuất, quy hoạch và phân bổ lại quỹ đất đai, tạo điều kiện có đất sản xuất cho nông dân. 2. Chính sách miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp cho người nghèo: Từ năm 2001-2003 đã thực hiện miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp cho 94.758 lượt hộ, với số tiền hơn 9,9 tỷ đồng. Từ năm 2004, thực hiện Nghị định số 129/2003/NĐ-CP ngày 3/11/2003 của Chính phủ về chính sách miễn giảm thuế nông nghiệp, Tỉnh thực hiện miễn, giảm thuế nông nghiệp cho 59.092 hộ nông dân với số thuế được miễn giảm trị giá 3.746 tấn thóc, tạo điều kiện để các hộ nông dân đầu tư tái sản xuất nâng cao thu nhập xoá đói giảm nghèo. 3. Chính sách giáo dục, dạy nghề: Tiếp tục chính sách đầu tư tăng cường cơ sở trường lớp cho các xã vùng sâu, vùng xa, các nguồn vốn chương trình mục tiêu kết hợp với sự đóng góp công sức của nhân dân trên địa bàn, 350 công trình trường học kiên cố và 1.038 điểm trường, 226 nhà lưu trú giáo viên và học sinh đã được xây dựng. 379.956 lượt học sinh con em đồng bào dân tộc và hộ nghèo được cấp phát miễn phí sách và các thiết bị học tập, 27.267 lượt học sinh được trợ cấp học bổng với số tiền trị giá 117.229 triệu đồng. Hệ thống đào tạo dạy nghề của tỉnh đã được hình thành và thành phố, qua 5 năm, đã tổ chức đào tạo nghề cho 11.153 lao động, từng bước tạo cơ sở nâng cao thu nhập cho người lao động nghèo. 4. Chính sách y tế - kế hoạch hoá gia đình: Đã khám chữa bệnh miễn phí cho gần 2 triệu lượt người nghèo, người dân tộc thiểu số với số tiền miễn giảm hơn 44.614 triệu đồng. Đã vận động 131.147 lượt người áp dụng c'biện pháp tránh thai, góp phần hạ tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của tỉnh xuống còn 1,66% năm 2005. 5. Chính sách an ninh xã hội: Triển khai thực hiện cứu trợ đột xuất cho 12.078 hộ gia đình bị thiên tai hoả hoạn, thực hiện cứu tế cho 36.618 lượt hộ thiếu đói do ảnh hưởng của thiên tai lũ lụt, đói giáp hạt. Duy trì trợ cấp thường xuyên cho 1.650 đối tượng người già cô đơn, trẻ mồ côi, người tàn tập không nơi nương tựa. 6. Chính sách hỗ trợ về nhà ở: Thực hiện trợ cấp tấm lợp nhà ở cho 3,2 vạn hồ nghèo có nhà ở tạm bợ dột nát, đồng thời huy động nhân dân hỗ trợ 12.502 hộ nghèo xoá nhà tạm với trị giá 18.640 triệu đồng. Ngoài ra, quỹ ngày vì người nghèo do còn triển khai xây dựng và bàn dao đưa vào sử dụng được 418 căn nhà đại đoàn kết, hỗ trợ sửa chữa nhà ở cho 733 hộ gia đình. 7. Chính sách hỗ trợ hộ nghèo tiêu thụ sản phẩm: Tiếp tục đầu tư xây dựng 39 chợ, trích 2.318 triệu đồng trợ c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan van.doc moi.doc
  • docbia.doc
Tài liệu liên quan