Luận văn Định giá doanh nghiệp nhà nước trong quá trình cổ phần hóa tại Việt Nam: thực trạng và giải pháp

MỤC LỤC

Trang

LỜI NÓI ĐẦU:. 1

CHƯƠNG I: SỰ CẦN THIẾT CỦA CỔ PHẦN HOÁ VÀ LÝ LUẬN

CHUNG VỀ XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP

I.1. Quá trình hình thành phát triển của DNNN ở Việt Nam . 4

I.2. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNN hiện nay . 6

I.3. Sự cần thiết phải tiến hành cổ phần hoá DNNN . 9

I.3.1. Mục tiêu cổ phần hoá . 9

I.3.2. Quy trình cổ phần hoá . 10

I.3.3. Nội dung cổ phần hoá . 10

I.4. Doanh nghiệp và giá trị doanh nghiệp . 13

I.4.1. Doanh nghiệp và các giá trị đặc trưng của doanh nghiệp. 13

I.4.2. Khái niệm giátrị doanh nghiệp . 15

I.4.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến giátrị DN . 15

I.4.4. Xác định giátrị doanh nghiệp .24

I.5. Phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp trong cơ chế thị trường 26

I.5.1. Phương pháp xác định giá trị DN theo giá trị tài sản thuần . 27

I.5.2. Phương pháp hiện tại hoá các nguồn tàichính tương lai . 31

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỔ PHẦN HOÁ VÀ ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM

II.1. Cổ phần hoá tại Việt Nam . 36

II.1.1. Thực trạng CPH tại ViệtNam . 36

II.1.1.1. Giai đoạn thí điểm từ năm 1992 đến tháng 6/1996 . 35

II.1.1.2. Giai đoạn mở rộng thí điểm từ 6/1996 đến 6/1998 . 38

II.1.1.3. Giai đoạn từ tháng 7/1998 đến tháng 9/2002 . 38

II.1.1.4. Giai đoạn từ cuối năm 2003 đến tháng 12/2004 . 40

II.1.1.5. Giai đoạn từ cuối năm 2004 đến nay . 43

II.1.2. Nguyên nhân làm chậm tiến trình CPH . 47

II.1.2.1. Hạn chế về nhận thức và thủ tục hành chính . 48

II.1.2.2. Khó khăn trong việc xử lý nợ và tài sảntồn đọng . 49

II.1.2.3. Cơ chế chính sách đối với người lao động . 50

II.1.2.4. Môi trường pháp lý còn nhiều bất cập, không đồng bộ . 50

II.1.2.5. Khâu định giá doanh nghiệp . 51

II.2. Định giá Doanh nghiệp trong tiến trình CPH tại Việt Nam . 52

II.2.1. Thực trạng định giá DN trong tiến trình CPH tại VN . 52

II.2.1.1. Giai đoạn thí điểm từ năm 1992 đến tháng 6/1006 . 52

II.2.1.2. Giai đoạn mở rộng thí điểm từ 6/1996 đến 6/1998 . 53

II.2.1.3. Giai đoạn từ tháng 7/1998 đến tháng 9/2002 . 55

II.2.1.4. Giai đoạn từ cuối năm 2003 đến tháng 12/2004 . 57

II.2.15. Giai đoạn từ cuối năm 2004 đến nay. 59

II.2.2. Những hạn chế về khâu định giá Doanh nghiệp hiện nay . 61

II.2.2.1. Phương pháp xác định giá trị DN cònnhiều hạn chế . 62

II.2.2.2. Khó khăn trong việc tính giá trị quyền sử dụng đất khi địnhgiá . 63

II.2.2.3. Không thể tính chính xác giá trị tài sản vô hình . 64

II.2.2.4. Vướng mắc xung quanh việc xử lý tài chính; ưu đãi người lao động .65

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP ĐẨY NHANH TỐC ĐỘ CPH VÀ HOÀN

THIỆN PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP

III.1. Quan điểm về Cổ phần hoá và định giá DNNN tại Việt Nam hiện nay . 68

III.2. Giải pháp đẩy nhanh tốc độ CPH . 69

III.2.1. Quán triệt sâu sắc chủtrương, chính sách và giải pháp đổi mới DN . 70

III.2.2. Xác định tiêu chí lựachọn DNNN thực hiện CPH . 70

III.2.3. Giải quyết tốt vấn đề lao động, việc làm. 71

III.2.4. Tích cực giải quyết các khoản nợ của DN . 71

III.2.5. Hoàn thiện chính sách CPH. 73

III.2.6. Tăng cường tổ chức, chỉ đạo đối với công tác CPH . 74

III.2.7. Kết hợp giữa TTCK và CPH DNNN . 75

III.2.8. Chính sách đối với cánbộ lãnh đạo DN khi CPH . 76

III.2.9. Tăng cường hoạt động kiểm toán đối với DNNN thuộc CPH . 77

III.2.10. Hoàn thiện chính sách bán cổ phần cho đối tác nước ngoài . 77

III.3. Những biện pháp hoàn thiện định giá doanh nghiệp . 78

III.3.1. Thành lập cơ quan độc lập chuyên thực hiện công tác định giá . 78

III.3.2. Xây dựng hệ thống thông tin giá cả thị trường . 79

III.3.3. Đào tạo đội ngũ địnhgiá chuyên nghiệp . 80

III.3.4. Gắn kết các khâu định giá doanh nghiệp, bán đấu giá cổ phần, niêm yết cổ phần trên TTCK . 80

III.3.5. Công khai, minh bạch khâu đấu giá bán cổ phần . 84

KẾT LUẬN . 85

THƯ MỤC THAM KHẢO

PHỤ LỤC

pdf89 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2782 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Định giá doanh nghiệp nhà nước trong quá trình cổ phần hóa tại Việt Nam: thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ần hóa, nguyên tắc xác định giá trị doanh nhiệp, chế dộ ưu đãi doanh nghiệp và người lao động, do đó đã tạo điều kiện thúc đẩy cổ phần hóa nhanh hơn. Kết quả, sau hơn hai năm thực hiện nghị định đã có 25 doanh nghiệp nhà nước và hai Tổng Công ty 91 tiến hành cổ phần hóa thành công với tổng số vốn điều lệ tại thời điểm cổ phần hóa là 243.042 tỷ đồng. Quy mô các doanh nghiệp nhà nước tiến hành cổ phần hóa đợt này cũng lớn hơn so với giai đoạn thí điểm, đã có 1 doanh nghiệp có vốn 120 tỷ đồng và 5 doanh nghiệp có vốn từ 10 tỷ trở lên (giai đoạn thử nghiệm chỉ có 1 doanh nghiệp lớn có số vốn là 16 tỷ đồng). Trong số 25 doanh nghiệp đã cổ phần hóa có 1 doanh nghiệp Nhà nước không nắm giữ cổ phần là Công ty đầu tư sản xuất và thương mại Hà Nội. Trong số 24 công ty còn lại thì Nhà nước nắm giữ ít nhất là 10% và cao nhất là 60,62% số cổ phần của công ty. Cổ đông là người lao động trong công ty sở hữu từ 10 đến 70% số cổ phần, còn lại là cổ đông ngoài doanh nghiệp sở hữu. II.1.1.3. Giai đoạn từ tháng 7/1998 đến tháng 9/2002: Việc thực hiện chương trình cổ phần hóa chỉ thực sự có phát triển và thu được những kết quả đáng khích lệ từ khi có Nghị định 44/1998/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 29/6/1998. Ngoài việc kế thừa nhiều mặt tích cực của Nghị định 28/CP, nghị định này đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hóa bằng việc bổ sung sửa đổi và phát triển thêm nhiều điểm mới đáp ứng nhu cầu của thực tiễn. Những điểm mới trong quá trình thực hiện cổ phần hóa trong giai đoạn này: SVTH: Lê Trần Phương Linh Trang 40 Định giá doanh nghiệp NN trong quá trình CPH tại VN: Thực trạng và giải pháp • Quy định rõ ràng hơn danh mục các loại hình doanh nghiệp mà Nhà nước cần nắm giữ 100% vốn, doanh nghiệp Nhà nước có cổ phần chi phối, cổ phần đặc biệt và các doanh nghiệp nhà nước khác được chuyển đổi sở hữu. • Các chính sách khuyến khích, ưu đãi đối với doanh nghiệp và người lao động trong doanh nghiệp cổ phần hóa được nêu rõ ràng và chi tiết hơn. • Tiến hành phân cấp cụ thể và mạnh mẽ đối với các cấp quản lý trong quá trình triển khai thực hiện cổ phần hóa. • Các Bộ Tài chính, Ngân hàng, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Văn phòng Chính phủ đã ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể thực hiện Nghị định 44/1998/NĐ-CP; giao và tạo quyền chủ động cho các bộ, ngành, địa phương và các Tổng công ty 91 lựa chọn, tổ chức, triển khai thực hiện quy trình và kế hoạch CPH. • Phương pháp định giá doanh nghiệp đã được xây dựng và có tính khả thi. • Việc mua cổ phần của người lao động trong doanh nghiệp được ưu đãi nhiều hơn, tạo điều kiện cho người lao động sở hữu cổ phần. • Công tác hướng dẫn, phổ biến, tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về cổ phần hóa được chú trọng và triển khai tích cực hơn. Năm 1998 đã có 90 doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa, nghĩa là gấp 3 lần so với 7 năm trước đó; trong năm 1999 đã có thêm 250 doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá; và năm 2000, tổng số doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá đã nâng lên trên 525 doanh nghiệp. Tóm lại, sau hơn ba năm thực hiện Nghị định, tiến trình cổ phần hoá đã đạt được kết quả với 742 doanh nghiệp nhà nước hoạt động hầu hết các lĩnh vực kinh tế của Việt Nam chuyển thành công ty cổ phần. Trong đó có 110 doanh nghiệp có số vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng, chiếm khoảng 15% tổng số doanh nghiệp tham gia cổ phần. Các doanh nghiệp này thu hút được thêm 1.432 tỷ đồng đầu tư từ công chúng, còn Nhà nước thu về 814 tỷ SVTH: Lê Trần Phương Linh Trang 41 Định giá doanh nghiệp NN trong quá trình CPH tại VN: Thực trạng và giải pháp đồng. 72,5% các doanh nghiệp cổ phần hóa có tỷ lệ nắm giữ của tư nhân là trên 50%. Về tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sau khi thực hiện cổ phần hoá thì theo báo cáo của Ban đổi mới quản lý doanh nghiệp Trung ương thì các doanh nghiệp sau cổ phần hoá đều nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh, doanh thu bình quân của các doanh nghiệp tăng 30% so với năm trước, lợi nhuận và nộp ngân sách bình quân đều tăng gấp 2 lần so với trước khi cổ phần hoá, về vốn tăng trưởng bình quân khoảng 15%/năm. Thu nhập của người lao động trong các doanh nghiệp cũng tăng từ 1,5 đến 4 lần so với trước khi thực hiện cổ phần hoá. Công ty cổ phần đã thu hút và giải quyết thêm việc làm cho người lao động ở trên địa bàn (số lao động trong các doanh nghiệp đã chuyển sang công ty cổ phần tăng khoảng 20% so với trước khi thực hiện chuyển đổi). Riêng Thành phố Hồ Chí Minh, tính đến thêm 6 tháng đầu năm 2001, tổng số doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa đã đạt xấp xỉ 90 doanh nghiệp, hầu hết đều có sự tăng trưởng từ tốt đến khá tốt, không kể một ít doanh nghiệp có hiệu quả rất cao; và phải đến 40 doanh nghiệp có vốn điều lệ trên 10 tỷ (một ít trong số đó phải điều chỉnh cơ cấu cổ phần bán ra công chúng để đạt điều kiện niêm yết) II.1.1.4. Giai đoạn từ cuối năm 2003 đến tháng 12/2004: Tuy kết quả trong hơn 10 năm thực hiện chương trình cổ phần hoá đã đạt được những thành tích đáng khích lệ, nhưng nếu so với yêu cầu của thực tiễn đổi mới doanh nghiệp và kế hoạch đề ra thì tiến trình cổ phần hóa trong thời gian qua vẫn còn chậm. Vì thế, trên cơ sở lý luận và tổng kết thực tiễn, Chính phủ đã sơm ban hành Nghị định mới thay thế Nghị định 44/1998/NĐ-CP với những sửa đổi nhằm thay thế những điểm chưa phù hợp hoặc thiếu cụ thể. Nghị định số 64/2002/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 09/9/2002 đã giải quyết được một số vấn đề sau: SVTH: Lê Trần Phương Linh Trang 42 Định giá doanh nghiệp NN trong quá trình CPH tại VN: Thực trạng và giải pháp • Về đối tượng doanh nghiệp cổ phần hoá, Nghị định 64/2002/NĐ-CP đã làm rõ hơn bộ phận phụ thuộc của doanh nghiệp nhà nước là phải có đủ điều kiện hạch toán độc lập, không gây khó khăn hay ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và các bộ phận còn lại. Ngoài ra, doanh nghiệp nhà nước hạch toán độc lập có vốn nhỏ hơn 5 tỷ, nếu không cổ phần hóa được thì tiến hành cho giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê. • Không hạn chế số lượng cổ phần được mua lần đầu tại các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa đối với nhà đầu tư trong nước (trừ trường hợp doanh nghiệp thuộc diện Nhà nước giữ cổ phần chi phối, cổ phần đặc biệt). Đặc biệt Nghị định lần này có quy định các điều kiện để xác định cổ đông sáng lập của doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa. • Cho phép xử lý ngay những tài sản không cần dùng, ứ đọng, chờ thanh lý tại các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa; nếu đến thời điểm cổ phần hóa mà không xử lý kịp, thì không tính vào giá trị doanh nghiệp và sẽ ủy quyền cho Công ty cổ phần tiếp tục bảo quản, xử lý hoặc chuyển cho tổ chức của Nhà nước có chức năng tiếp nhận để giải quyết • Cho phép áp dụng nhiều phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa, đồng thời quy định tổ chức xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần. Giá trị quyền sử dụng đất được tính vào giá trị doanh nghiệp đối với diện tích đất Nhà nước giao cho doanh nghiệp để kinh doanh nhà và hạ tầng; doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa được hưởng các quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai. • Xác định lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa được so với lãi suất của Trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm ở thời điểm gần nhất. Cho phép tính giá trị thương hiệu vào giá trị doanh nghiệp • Xác định rõ phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp; mạnh dạn phân cấp, phân quyền quyết định giá trị doanh nghiệp cho các Bộ, các tỉnh, tạo SVTH: Lê Trần Phương Linh Trang 43 Định giá doanh nghiệp NN trong quá trình CPH tại VN: Thực trạng và giải pháp điều kiện chủ động và nâng cao tinh thần trách nhiệm cho các cơ quan lý trực tiếp đối với doanh nghiệp nhà nước Trong hơn hai năm thực hiện cổ phần hóa theo Nghị định 64/2002/NĐ-CP, cả nước đã cổ phần hóa được 1.385 doanh nghiệp nhà nước, chiếm khoảng 62% tổng số doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa kể từ năm 1992. Theo thống kê, trong năm2004 cả nước đã cổ phần hoá được gần 700 doanh nghiệp, bộ phận doanh nghiệp nhà nước, tăng 1,5 lần so với năm 2003 và 3,5 lần so với năm 2002. Tuy nhiên, so với kế hoạch năm 2004 thì số lượng chỉ đạt chưa đến 68%. Như vậy, nếu tính từ khi có Nghị quyết Trung ương 3 thì cả nước có tổng cộng 2.100 doanh nghiệp đã được cổ phần hóa. Tính trung bình, hiện tại, Nhà nước giữ 38% vốn cổ phần; cán bộ, công nhân viên trong doanh nghiệp giữ 54%; cổ đông bên ngoài giữ 8% trong các công ty được cổ phần hóa từ trước tới nay. Qua điều tra, khảo sát tại 500 công ty cổ phần được cổ phần hóa từ doanh nghiệp nhà nước cho thấy, hầu hết các đơn vị đều hoạt động tốt, có hiệu quả: doanh thu tăng 43%/năm, vốn điều lệ tăng 1,5 - 2 lần, nộp ngân sách tăng 16%, lợi nhuận tăng khoảng 245%, thu nhập của người lao động tăng 54%, cổ tức được chia 15,5%/năm, số lao động được sử dụng tăng 12%, vốn nhà nước tăng 10 - 15%. Tuy nhiên số doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa thời gian qua chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ (chỉ có khoảng 10% đơn vị có quy mô vốn trên 10 tỷ đồng), nên tác động tích cực của các giải pháp nâng cao hiệu quả bảo toàn và sử dụng vốn trong doanh nghiệp cổ phần hóa chưa cao Trong năm 2004, TP.HCM đã cổ phần hoá 59 doanh nghiệp nhà nước. Tổng số vốn điều lệ của các doanh nghiệp này là 2.465,6 tỷ đồng, trong đó nhà nước giữ 28%, cổ đông trong doanh nghiệp giữ 54%. Qua đánh giá tài sản sau cổ phần hóa, vốn nhà nước tăng 20,1%, doanh thu bình quân tăng 35%/năm, lợi nhuận trước thuế tăng 19%/năm, thu nhập người lao động tăng 17%/năm, nộp ngân sách tăng 4%/năm, quy mô vốn tăng 142,8%, cổ tức bình quân 15%/năm. SVTH: Lê Trần Phương Linh Trang 44 Định giá doanh nghiệp NN trong quá trình CPH tại VN: Thực trạng và giải pháp Đối với Hà Nội, thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 và Nghị quyết Trung ương 9 về sắp xếp đổi mới doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn, từ năm 2001 đến hết tháng 8 năm 2004, toàn Thành phố đã cổ phần hóa được 42 doanh nghiệp - (trong đó cổ phần hóa toàn bộ 35 doanh nghiệp và 7 bộ phận doanh nghiệp). Theo phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, từ năm 2003 đến năm 2005, Hà Nội phải cổ phần hóa 82 doanh nghiệp, trong đó năm 2003 chủ nghĩa xã hội 27 doanh nghiệp, 2004 sẽ cổ phần hóa 38 doanh nghiệp và năm 2005 cổ phần hóa 17 doanh nghiệp. Mặc dù kết quả cổ phần hóa qua các năm chưa đạt kế hoạch đề ra (năm 2003 chỉ đạt 40,7% kế hoạch - 11/27 DN), nhưng về hoạt động sau cổ phần hóa, hầu hết các doanh nghiệp đều có mức doanh thu, lợi nhuận và nộp ngân sách cao hơn từ 15 đến 20% so với khi còn là doanh nghiệp nhà nước, một số đạt mức tăng cao hơn là Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Ba Đình, Công ty cổ phần Dệt 10/10, Công ty cổ phần Việt Hà... Cơ bản việc làm của người lao động được đảm bảo và thu nhập có cải thiện. Tuy nhiên, phân tích vấn đề sâu hơn, nhiều chuyên gia kinh tế của Thành phố cũng đã chỉ ra khá nhiều bất cập trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn. Sau cổ phần hóa, do phát hành thêm cổ phiếu để thực hiện các phương án sản xuất kinh doanh mới nên vốn hoạt động của các doanh nghiệp đều tăng. Bình quân vốn của một doanh nghiệp cổ phần đạt gần 4,6 tỷ đồng, gấp 2,2 lần trước khi cổ phần hóa. Theo báo cáo của 65 doanh nghiệp cổ phần thì số máy móc thiết bị được đầu tư thêm là gần 400 máy thuộc loại mới và hiện đại, diện tích nhà xưởng cũng được mở rộng thêm 29.404m2 so với trước. “Tăng thêm vốn hoạt động tất nhiên là một dấu hiệu đáng mừng, nhưng tăng vốn thêm hơn 2 lần mà đầu ra chỉ tăng thêm 15 - 20% thì phải đặt ra vấn đề hiệu quả sản xuất”, một nhà phân tích kinh tế thẳng thắn bình luận. Mặt khác, trong năm 2003, tuy tính chung tất cả các doanh nghiệp cổ phần có lãi 382 tỷ đồng, nhưng số doanh nghiệp bị lỗ cũng không phải là ít, tỷ lệ nợ quá hạn có chiều hướng tăng, cho thấy tình hình tài chính vẫn còn nhiều điều phải quan ngại. Bên cạnh đó, việc định giá các doanh nghiệp nhà nước thông qua Hội đồng định giá là thiếu khách quan, thiếu tính thị SVTH: Lê Trần Phương Linh Trang 45 Định giá doanh nghiệp NN trong quá trình CPH tại VN: Thực trạng và giải pháp trường; quá trình định giá vừa vòng vèo, không chính xác và mất nhiều thời gian. II.1.1.5. Giai đoạn từ cuối năm 2004 đến nay: Với những bất cập nêu trên trong quá trình thực hiện cổ phần hóa, cuối năm 2004, Chính Phủ đã ban hành Nghị định số 187/2004/NĐ-CP và 199/2004/NĐ-CP về chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần và cơ chế quản lý tài chính đối với các doanh nghiệp. Đây là hai Nghị định rất quan trọng với nhiều nội dung sửa đổi, bổ sung có tính đột phá về cải cạc hành chính nhằm đẩy mạnh và mở rộng việc đổi mới, nâng cao hiệu quả việc sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước. Nghị định 187/2004/NĐ-CP mở rộng đối tượng doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa không thuộc diện Nhà nước nắm giữ 100% vốn; đơn giản hoá việc xác định giá trị doanh nghiệp, quy trình cổ phần hóa. Để khắc phục những bất cập trong việc định giá và bán cổ phần, Nghị định đã điều chỉnh theo hướng nâng cao tính công khai, minh bạc, gắn với thị trường, tạo điều kiện để các nhà đầu tư tiếp cận nguồn cổ phiếu, tránh cổ phần hóa “khép kín” trong nội bộ doanh nghiệp. Theo đó, Nghị định bỏ áp dụng giá bán cổ phần theo giá sàn thay bằng đấu giá trên thị trường.Ngoài ra, người lao động trong doanh nghiệp được mua phần với giá ưu đãi giảm 40% thay vì 30% như trước đây và được quyền tự do mua, bán, chuyển nhượng cổ phần ưu đãi. Nhằm tạo điều kiện giúp doanh nghiệp sau khi cổ phần hóa ổn định và phát triển, doanh nghiệp vẫn được hưởng các ưu đãi như doanh nghiệp mới thành lập. Nghị định 199/2004/NĐ-CP đã xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn của chủ sử hữu trong việc đầu tư vốn cho công ty nhà nước của chủ sở hữu, người quản lý điều hành doanh nghiệp. Các nội dung về quản lý sử dụng vốn, quản lý tài sản, quản lý chi phí, doanh thu; phân phối lợi nhuận sau thuế; về kế hoạch tài chính, kế toán kiểm toán và giám sát đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty nhà nước; quyền lợi và nghĩa vụ của hội đồng quản trị và tổng giám đốc … là những điểm mới được xem là thông thoáng, tạo điều kiện tối đa quyền tự chủ của doanh nghiệp. SVTH: Lê Trần Phương Linh Trang 46 Định giá doanh nghiệp NN trong quá trình CPH tại VN: Thực trạng và giải pháp Theo Ông Hồ Xuân Hùng – Phó trưởng ban đổi mới và phát triển DNNN thì công việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước từ năm 2005 trở đi, theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 9 khoá IX của Đảng, có những bước chuyển biến về chất, biểu hiện trên 3 mặt: • Từ việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước trong một số lĩnh vực sang cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở hầu hết các ngành các lĩnh vực trong đời sống kinh tế, văn hoá. Trên thực tế và theo quy định của Chính phủ, chỉ còn lại Tổng Công ty Dầu khí và các doanh nghiệp đặc biệt trong an ninh quốc phòng là chưa cổ phần hóa. Riêng lĩnh vực dầu khí, đã cho phép liên doanh nước ngoài ở khâu khai thác và chế biến (bản chất cũng là đa sở hữu). • Từ cổ phần hoá các doanh nghiệp nhỏ là chính, sang cổ phần hoá các doanh nghiệp lớn như điện lực, xi măng, hàng không, viễn thông … Không chỉ cổ phần hoá các doanh nghiệp mà cổ phần hoá cả một số Tổng công ty. • Từ cổ phần hoá cơ bản là khép kín, nội bộ là chính sang cổ phần hoá theo hình thức bán đấu giá ra bên ngoài để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Theo đề án tổng thể sắp xếp đổi mới doanh nghiệp nhà nước đã được Thủ tướng phê duyệt, trong năm 2005, cả nước phải cổ phần hóa 724 doanh nghiệp. Cộng toàn bộ số doanh nghiệp cổ phần hóa từ năm 2005 trở về trước , con số sẽ lên tới 1.460 doanh nghiệp. Đối với 18 tổng công ty 91 và 19 tổng công ty 90, trước mắt chưa cổ phần hoá toàn bộ được thì cổ phần hoá hầu hết các doanh nghiệp thành viên, đồng thời chuyển các tổng công ty này sang mô hình công ty mẹ – công ty con. Tuy nhiên trong 8 tháng đầu năm nay, số lượng doanh nghiệp nhà nước hoàn thành sắp xếp, chuyển đổi sở hữu mới được khoảng 370 doanh nghiệp, trong đó cổ phần hoá là gần 300 doanh nghiệp. So với kế hoạch cả năm 2005, con số đạt được mới chiếm khoảng 25%. Tính đến nay, tổng số doanh nghiệp nhà nước đã được cổ phần hoá là 2.540 doanh nghiệp. Thông qua cổ phần hoá các doanh nghiệp đã thu thêm 13.000 tỷ đồng vốn xã hội và Nhà nước thu về 12.000 tỷ đồng từ bán cổ phần để đầu tư cho mục đích khác. Đến nay các doanh nghiệp cổ phần hoá có số vốn nhỏ dưới 10 tỷ đồng chiếm hơn 80%, trong SVTH: Lê Trần Phương Linh Trang 47 Định giá doanh nghiệp NN trong quá trình CPH tại VN: Thực trạng và giải pháp đó số doanh nghiệp dưới 5 tỷ chiếm gần 60% tập trung ở các ngành thi công xây lắp, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, thương mại dịch vụ do các địa phương quản lý; số doanh nghiệp từ 5-10 tỷ đồng chiếm 22,3%, các doanh nghiệp có vốn trên 10 tỷ đồng chỉ chiếm 18,5%. QUY MÔ VỀ VỐN CỦA CÁC DNNN ĐƯỢC CPH TRONG THỜI GIAN 1992 - 2005 22%59% 19% (Nguồn: Ban chỉ đạo đổi mới và Phát triển doanh nghiệp) Trong quá trình thực hiện cổ phần hoá, tất cả các hình thức cổ phần được pháp luật quy định đều được áp dụng trong thực tế. Trong đó, hình thức bán một phần vốn nhà nước hiện có và phát hành thêm cổ phiếu chiếm 43,4%; hình thức bán một phần vốn nhà nước hiện có chiếm 26%; bán toàn bộ vốn nhà nước tại doanh nghiệp chiếm 15,5%; hình thức giữ nguyên vốn nhà nước chiếm 15%. Tính bình quân trong các doanh nghiệp cổ phần hóa, Nhà nước vẫn còn nắm giữ 46,5% vốn điều lệ, cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp nắm 38,1%, ngoài doanh nghiệp nắm giữ 15,4% vốn điều lệ. Nếu tính riêng số doanh nghiệp mà Nhà nước nắm cổ phần chi phối từ 50% trở lên có 661 doanh nghiệp bằng 29,5% số doanh nghiệp đã cổ phần hoá. Gần đây, một số các doanh nghiệp có số vốn lớn đã được cổ phần hóa như: Nhà máy Thuỷ điện Vĩnh Sơn - sông Hinh: 2.114 tỷ đồng, Công ty Sữa Việt Nam: 2.500 tỷ đồng, Công ty Bảo hiểm TP.HCM: 1.311 tỷ đồng. Sau cổ phần hoá, hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp cổ phần hoá đã tăng lên rõ rệt, qua khảo sát 850 doanh nghiệp cổ phần hoá hơn 1 năm cho thấy: vốn điều lệ tăng 44%, doanh thu tăng 24%, lợi nhuận tăng 140%, nộp ngân sách tăng 25%, thu nhập nguời lao động tăng 12%. Cổ tức chia bình quân là 17%/năm, hơn 90% doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả cao. SVTH: Lê Trần Phương Linh Trang 48 Định giá doanh nghiệp NN trong quá trình CPH tại VN: Thực trạng và giải pháp Tổng kết số lượng các doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá qua các giai đoạn, ta có số liệu như sau: Giai đoạn Số DN được CPH Giai đoạn thí điểm từ 1992 - 1996 5 Giai đoạn mở rộng thí điểm (6/1996 đến 6/1998) 25 Giai đoạn thực hiện theo nghị định 44/1998/NĐ-CP 745 Giai đoạn thực hiện theo nghị định 64/2002/NĐ-CP - Năm 2002 - Năm 2003 - Năm 2004 164 611 642 Giai đoạn thực hiện theo nghị định 187/2004/NĐ-CP (8 tháng đầu năm 2005) 370 (Nguồn: Ban chỉ đạo đổi mới và Phát triển doanh nghiệp) Hiện nay, cả nước vẫn cần tiếp tục cổ phần hoá hơn 900 doanh nghiệp nữa mà hầu hết là các doanh nghiệp lớn. Đưa tổng số doanh nghiệp hoạt động theo mô hình cổ phấn hoá cả nước đến cuối 2006 lên 3.500 doanh nghiệp II.1.2. Nguyên nhân làm chậm tiến trình cổ phần hoá Tuy đạt được những kết quả đáng khích lệ trong hơn 10 năm thực hiện tiến trình cổ phần hoá của cả nước, nhưng nếu so với yêu cầu của thực tiễn đổi mới doanh nghiệp và kế hoạch đề ra thì tiến trình cổ phần hoá diễn ra vẫn còn chậm. Theo Bộ Tài chính, năm 2004 số lượng doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá đạt chưa đến 68% kế hoạch đề ra. 8 tháng đầu năm 2005, cả nước mới cổ phần hoá được 370 doanh nghiệp, đạt 51% chỉ tiêu do Chính phủ đề ra. Trước đây, một trong những lý do chính của việc chậm cổ phần hoá là do thiếu văn bản, chính sách hướng dẫn. Nhưng từ khi Nghị định 187/2004/NĐ-CP có hiệu lực, hầu hết các thông tư, văn bản quy định hướng dẫn cần thiết đã ban SVTH: Lê Trần Phương Linh Trang 49 Định giá doanh nghiệp NN trong quá trình CPH tại VN: Thực trạng và giải pháp hành. Các quy định đã cho phép cổ phần hoá các doanh nghiệp, tổng công ty lớn, nắm giữ những vị trí then chốt trong nền kinh tế như Tổng Công ty Điện lực, Tổng Công ty Hàng không, Tổng Công ty Hàng hải, Tổng Công ty Xăng dầu... Tuy nhiên, vẫn còn có những nguyên nhân ảnh hưởng đến tiến trình cổ phần hóa ở hầu hết các bộ, ngành, các địa phương. Những nguyên nhân đó xuất phát từ nhận thức của cán bộ, công nhân viên đến cơ chế, chính sách đối với người lao động trong doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa; từ việc xác định giá trị doanh nghiệp rất phức tạp đến cơ sở pháp lý cho cổ phần hóa còn nhiều bất cập; quy trình cổ phần hóa còn rườm rà, cứng nhắc... Đó là chưa kể đến sự hoạt động kém hiệu quả của thị trường chứng khoán đã không tạo nên lực hấp dẫn cần thiết cho các nhà đầu tư cổ phiếu II.1.2.1. Hạn chế về nhận thức và thủ tục hành chính: Nguyên nhân lớn nhất là ở một số nơi nhận thức về sự cần thiết phải sắp xếp, đổi mới, nhất là cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước chưa thống nhất. Bởi vì tại sao trong cùng một điều kiện như nhau, chính sách văn bản Nhà nước như nhau; nhưng có Bộ, có tỉnh làm tốt, có Bộ, địa phương lại chưa tốt, thậm chí quá kém. Cụ thể, trong năm 2004, tỷ lệ cổ phần hoá tại một số đơn vị rất thấp như như Bộ Văn hoá - Thông tin (15% kế hoạch đề ra), Bộ Thuỷ sản (38%), Tổng Công ty Hàng không (22%), Tổng Công ty Dầu khí (25%), tỉnh Đồng Nai (32%), Phú Yên (23%). Điển hình là Tổng Công ty Công nghiệp tàu thuỷ, đến nay vẫn ch

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf434051.pdf
Tài liệu liên quan