MỤC LỤC
trang
LỜI MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG I: Ý NGHĨA CỦA VIỆC ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM 5
I. Đầu tư và vai trò của đầu tư phát triển. 5
1. Khái niệm. 5
2. Vai trò của đầu tư phát triển. 7
3. Các loại hoạt động đầu tư 10
II. Tầm quan trọng của ngành Dệt - May trong quá trình phát triển kinh tế ở Việt Nam 14
1. Định hướng chiến lược của Đảng về phát triển các ngành trọng điểm, mũi nhọn trong giai đoạn CNH-HĐH đất nước. 14
2. Vai trò của ngành Dệt-May. 17
III. Vì sao phải có chiến lược đầu tư phát triển ngành Dệt-May Việt Nam giai đoạn đến năm 2010. 19
IV. kinh nghiệm của một số nước trong phát triển ngành Dệt - May. 21
1. Đài Loan. 21
2. Hàn Quốc. 22
3. Nhật Bản. 24
4. Những bài học kinh nghiệm rút ra cho ngành Dệt - May Việt Nam. 25
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ CỦA NGÀNH DỆT-MAY VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1995-2002. 28
I. Lịch sử phát triển ngành Dệt-May Việt Nam. 28
II. Khái quát về hoạt động kinh doanh của ngành Dệt - May giai đoạn 1995 - 2002. 30
1. Tổng quan về tình hình sản xuất kinh doanh của ngành. 30
2. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của ngành. 31
3. Khả năng cạnh tranh của sản phẩm ngành Dệt-May trong và ngoài nước. 33
III. Thực trạng đầu tư của ngành Dệt-May Việt Nam. 36
1. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực. 36
2. Thực trạng cơ sở hạ tầng. 39
3. Về nguyên liệu cho ngành Dệt và ngành May. 40
4. Đầu tư trang thiết bị và công nghệ ngành Dệt-May Việt Nam. 45
5. Các hoạt động đầu tư khác. 55
IV. Tác động của đầu tư phát triển đối với ngành Dệt-May. 58
1. Những kết quả đạt được. 58
2. Những tồn tại và nguyên nhân chủ yếu. 60
CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN NGÀNH DỆT - MAY VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010. 64
I. Những xu hướng cơ bản của thế giới trong vài thập kỷ tới, ảnh hưởng đối với Dệt-May Việt Nam. 64
1. Xu hướng hội nhập. 64
2. Xu hướng phát triển khoa học công nghệ. 65
II. Phương hướng tổng quát đầu tư phát triển ngành Dệt-May Việt Nam đến năm 2010. 66
1. Một số định hướng chính. 66
2. Những mục tiêu cụ thể cần đạt được. 69
III. Các giải pháp đầu tư phát triển ngành Dệt-May Việt Nam đến 2010. 72
1. Về vận động và thu hút các nguồn vốn. 72
2. Giải pháp phát triển nguồn nguyên liệu. 74
3. Giải pháp đầu tư cho cơ sở hạ tầng. 76
4. Giải pháp đầu tư cho thiết bị, công nghệ. 77
5. Giải pháp đào tạo phát triển nguồn nhân lực. 80
6. Một số giải pháp khác. 85
KẾT LUẬN 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO. 90
90 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2098 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Định hướng chiến lược đầu tư phát triển ngành Dệt - May Việt Nam đến năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng Nha hố: 11.291 triệu đồng, trong đó cho thiết bị là 5.546 triệu đồng, xây lắp 4.592 triệu.
Tính riêng năm 2001 tổng vốn đầu tư giải ngân cho các dự án nghiên cứu khoa học từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước là 2.510 triệu đồng.
Cũng thuộc nguồn vốn này có 3 dự án giáo dục đào tạo từ năm 1996 đến nay gồm:
Trường dạy nghề dệt may Nam Định : 6.945 triệu đồng.
Trường trung học kỹ thuật thời trang I : 6.946 triệu đồng.
Trường trung học kỹ thuật thời trang II : 5.910 triệu đồng.
Tính riêng năm 2001 đã chi hết 3.300 triệu đồng cho giáo dục đào tạo.
Còn những đơn vị đào tạo không thuộc ngành Dệt - May thì sao. Trước tiên xem xét hệ thống các trường đào tạo kỹ sư hiện nay: Trong các trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh có bộ môn đào tạo cán bộ kỹ sư về các lĩnh vực sợi, dệt, may và cơ khí; riêng ngành hoá nhuộm không còn đào tạo trong nước từ năm 1983. Tại trường Đại học Mỹ thuật công nghiệp và Viện Đại học Mở đã thành lập khoa thời trang đào tạo hoạ sĩ mẫu, mốt và trang trí nội thất.
Việc đào tạo cán bộ trên đại học ở nước ngoài trong những năm gần đây bị thu hẹp lại nhưng được Bộ giáo dục và đào tạo cho phép trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã tiến hành đào tạo thạc sỹ khoa học kỹ thuật và phó tiến sĩ (nay là tiến sĩ) cho ngành dệt - may từ năm 1990. Kết quả là đến nay đã có 5 thạc sĩ khoa học kỹ thuật tốt nghiệp, 3 phó tiến sĩ (nay là tiến sĩ) đào tạo theo chế độ ngắn hạn tại trường.
Một thực trạng cũng rất đáng buồn hiện nay đó là học sinh thi vào đại học chuyên ngành dệt, may trong những năm gần đây liên tục giảm. Điều này được lý giải bởi vấn đề quan trọng nhất hiện nay đó là Nhà nước ta chuyển từ cơ chế phân phối sinh viên sau khi ra trường sang cơ chế sinh viên tự kiếm việc làm và sự chênh lệch thu nhập giữa các ngành nghề, đã tạo ra tâm lý thực dụng trong việc chọn ngành, chọn nghề của học sinh khi thi vào đại học. Hơn nữa số học sinh thi vào ngành dệt, may ngày càng giảm vì điều kiện dạy và học chưa ngang tầm với cơ chế mới hiện nay.
2. Thực trạng cơ sở hạ tầng.
Theo tổng cục thống kê, tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 1998 vào ngành Dệt - May là 447,8 tỷ đồng, trong đó xây lắp là 92,5 tỷ, chiếm 20,6%; vốn thiết bị 300,9 tỷ đồng chiếm 67,2%; vốn xây dựng cơ bản khác là 54,4 tỷ đồng, chiếm 12,2%. Như vậy, tổng lượng vốn đầu tư xây dựng cơ bản chiếm khoảng 1/4 trong tổng số vốn đầu tư.
Trong kế hoạch 2001 - 2010 ngành Dệt - May Việt Nam dự định xây dựng 11 cụm công nghiệp dệt may tập trung. Trước mắt, Tổng công ty Dệt - May sẽ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho 3 cụm công nghiệp là:
Cụm công nghiệp dệt may Phố Nối B - Hưng Yên
Cụm công nghiệp dệt may Nhơn Trạch - Đồng Nai.
Cụm công nghiệp dệt may Bình An - Bình Dương.
Tính đến cuối năm 2002, ngành Dệt - May đã hoàn thành hạ tầng khu công nghiệp Phố Nối B (giai đoạn I của dự án), Nhà máy sợi Phú Bài (Huế). Bên cạnh đó, một loạt cơ sở hạ tầng của các doanh nghiệp được mở rộng như Dệt Thắng Lợi, Dệt Phong Phú, Dệt Nha Trang, Dệt May Hà Nội, May Việt Tiến, May Đức Giang, Nhà Bè, Phương Đông...
Ngoài ra, ngành còn đầu tư vào các cơ sở hạ tầng khác phục vụ cho việc xây dựng nhà xưởng, lắp đặt máy móc thiết bị trên nền bệ, xây dựng các khu làm việc và đầu tư cơ sở hạ tầng cho các vùng nguyên liệu góp phần tăng tốc độ phát triển chung của toàn ngành.
Tuy nhiên, nhìn chung cơ sở hạ tầng của ngành Dệt - May nước ta đã xuống cấp nghiêm trọng do chúng đã được xây dựng từ rất lâu, và vấn đề về vốn đầu tư phát triển đang trở nên vô cùng bức xúc đối với mỗi doanh nghiệp thuộc ngành.
3. Về nguyên liệu cho ngành Dệt và ngành May.
Việc cung cấp nguyên liệu cho ngành Dệt - May là vô cùng quan trọng. Nó giúp ngành Dệt - May chủ động hơn trong sản xuất, trong việc đảm bảo chất lượng sản phẩm và tạo ra giá cả cạnh tranh ở thị trường trong nước cũng như giá cả của các sản phẩm xuất khẩu.
a) Tình hình sản xuất bông.
Nguyên liệu chính của ngành Dệt là bông, xơ sợi nhân tạo, tơ tằm. Trong điều kiện hiện nay của nước ta thì việc phát triển các vùng nguyên liệu bông là quan trọng hàng đầu. Trồng bông một mặt là để chủ động nguyên liệu cho ngành Dệt, mặt khác để nâng cao hiệu quả cho ngành May, đồng thời góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, giải quyết việc làm cho nông dân, cải thiện đời sống nông thôn.
Mặc dù có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng diện tích trồng bông, cung cấp nguyên liệu cho ngành Dệt - May nhưng đến nay phần lớn nguyên liệu trong ngành Dệt - May đều phải nhập khẩu. Có nhiều nguyên nhân khiến cho cây bông chưa phát triển mạnh, trong đó vấn đề quan trọng nhất là cho đến nay chưa có quy hoạch cụ thể phát triển cây bông cho từng vùng và từng địa phương. Do vậy, nhiều địa phương có khả năng trồng bông nhưng chưa đưa cây bông vào cơ cấu cây trồng tại địa phương mình. Ngay từ giữa năm 1999, Chính phủ đã có Quyết định số 168 về một số chính sách phát triển sản xuất bông vải, nhưng đến nay quyết định này chưa được các Bộ, Ngành, địa phương thực hiện một cách hiệu quả. Diện tích trồng bông còn quá ít, năng suất lại chưa cao.
Việt Nam được coi là một nước có tiềm năng rất lớn về sản xuất bông, nhưng trên thực tế chúng ta lại chưa phát huy được thế mạnh này.
Bảng 3: Tình hình sản xuất và nhập khẩu bông xơ của Việt Nam.
Đv: Tấn
Năm
Sản xuất
Nhập khẩu
1998
2.000
67.880
1999
4.500
77.388
2000
6.000
83.880
2001
9.000
120.000
2002
12.500
104.000
Nguồn: Bộ Kế hoạch Đầu tư.
Từ bảng số liệu trên ta thấy hàng năm nước ta phải nhập khẩu một lượng bông xơ rất lớn để làm nguyên liệu cho ngành dệt. Số lượng bông xơ sản xuất được trong nước chỉ đáp ứng được 10% nhu cầu về bông xơ toàn ngành. Không những thế, chất lượng bông xơ sản xuất ra còn có chất lượng thấp, nguyên nhân là do trình độ kỹ thuật và công nghệ trong trồng bông và sản xuất bông còn hạn chế, thấp hơn so với mức trung bình của thế giới. Do đó tiềm năng về bông xơ của nước ta là rất lớn. Cụ thể, số lượng bông được sản xuất ra như sau: (Xem bảng 4).
Có thể nói cây bông đã lên ngôi trong niên vụ 2001 - 2002. Cây bông đang trở nên ngày càng quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng và phân công lao động ở nông thôn. Nhiều giống bông mới đã được nghiên cứu và áp dụng vào sản xuất. Các giống bông mới cho năng suất cao, thậm chí lên đến 27 - 30 tạ/ha, đã thu hút nhiều vùng chuyển từ trồng lúa và các cây nông nghiệp khác sang trồng bông. Đầu ra của cây bông lại được các công ty bông bao tiêu sản phẩm với giá thành 5000 - 5500 đồng/kg nên thu nhập của người nông dân tương đối ổn định.
Bảng 4: Diện tích, năng suất, sản lượng bông giai đoạn 1995 - 2002.
Chỉ tiêu
Tổng số
Đông Nam Bộ
Nam Trung Bộ
Tây Nguyên
ĐBSCL
Đ.Nai
B.Phước
BR-VT
N.Thuận
B.Thuận
ĐăkLăk
Gia Lai
A.Giang
D.tích
(ha)
1995
11.640
6.384
706
-
2.350
-
2.200
80
1996
10.774
5.293
140
1.700
1.818
410
1.413
1997
11.245
5.942
807
600
601
1.100
2.695
1998
19.964
6.627
860
1.800
1.338
2.666
6.673
1999
15.826
3.395
611
1.100
1.600
1.800
7.235
82
2000
16.596
1.325
700
1.100
700
2.600
9.138
833
200
2002
29.573
2.314
1.224
1.922
-
4.540
13.500
-
4.000
N.suất
(tạ/ha)
1995
7,21
8,11
3,02
-
7,23
-
5,91
3,9
1996
6,2
7,57
7,57
6,47
1,75
6,1
6,96
1997
9,62
9,83
7,56
15
6,06
6,93
10,1
1998
9,75
10,56
10
8,33
6,73
8,25
11,5
1999
10
10,5
10
11,8
6,5
8,9
11,5
11,5
2000
11,15
11,5
12,05
11,8
11,4
10,4
10,46
10,46
2002
11,24
11,5
10,9
-
10
13
-
13,5
SL hạt
(tấn)
1995
8.390
5.177
213
-
1.700
-
2.723
31,2
1996
6.680
3.902
106
1.100
318
250
7000
1997
10.820
5.839
232
900
364
762
10.240
1998
22.020
7.000
860
1.500
900
2.200
9.560
1999
16.531
3.565
611
1.298
1.040
1.608
8.320
95
2000
18.596
1.524
1.643
1.300
800
2.700
9.558
871
2002
32.530
2.660
1.346
-
-
4.495
17.500
-
5.400
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn
Bảng 5: Giá thành sản xuất bông tại các vùng kinh tế nông nghiệp (2001 - 2002).
Đơn vị
Nam Trung Bộ
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
ĐBSCL
Tổng chi phí
1000đ/ha
4092
4150
4020
5845
Chi phí vận chuyển
nt
1842
1750
1620
2893
Lao động
nt
2250
2400
2400
2952
Tổng thu
nt
7280
7800
9360
12650
Năng suất
Tạ/ha
14
15
18
23
Đơn giá
1000đ/tấn
5200
5200
5200
5500
Lãi
1000đ/ha
3188
3650
5340
6805
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn
Vùng Tây Nguyên là vùng có giá thành sản xuất bông hạt tương đối thấp, lại là vùng có điều kiện canh tác thuận lợi cho trồng bông do có nguồn nước mưa, có quỹ đất nâu và đất đen trên bọt đá Bazan khá lớn, diện tích vài trăm ngàn ha. Trên loại đất này bông có khả năng cho năng suất trên 20 tạ/ha trong khi năng suất chung hiện nay là khoảng 11 - 12 tạ/ha. Ngoài ra Tây Nguyên còn có diện tích đất xám khá lớn, trên 100.000 ha, loại đất này kém mầu mỡ nhưng một số diện tích trong loại đất này vẫn có thể trồng bông được. Chính phủ đang nhanh chóng nghiên cứu đề án trồng bông tại Tây Nguyên trong chiến lược phát triển vùng nguyên liệu đến năm 2010 của ngành Dệt - May Việt Nam.
b) Về thực trạng chế biến bông xơ.
Trung tâm nghiên cứu bông Nha Hố là cơ quan nghiên cứu khoa học của Công ty Bông. Trung tâm đã và đang triển khai nhiều dự án nghiên cứu, lai tạo giống bông mới, giống kháng rầy và các biện pháp phòng trừ sâu bệnh, sản xuất giống cung cấp cho nông dân góp phần tăng vụ, tăng năng suất, nâng cao chất lượng và sản lượng bông xơ phục vụ cho ngành dệt.
Hiện nay, Công ty Bông có 4 nhà máy chế biến bông xơ. Các nhà máy này không ngừng được đầu tư cải tạo và nâng cấp.
Nhà máy chế biến bông Đắc Lắc: đầu tư nâng công suất từ 4000 tấn bông hạt/năm lên 10000 tấn/năm.
Nhà máy chế biến bông Bình Thuận có công suất 8000 tấn/năm.
Nhà máy chế biến bông Đồng Nai đã đầu tư bổ sung và cải tạo nâng cấp tăng công suất lên 10000 tấn/năm.
Nhà máy chế biến bông Nha Trang công suất 6000 tấn/năm.
c) Đầu tư cho trồng dâu nuôi tằm.
Do đa dạng hoá sản phẩm nên ngành Dâu tằm Việt Nam từ chỗ sản xuất vài trăm tấn tơ/năm lên hàng ngàn tấn/năm, sản lượng tăng nhanh, từ năm 1991 đến 1995 đạt 1500 tấn sản phẩm. Giá cả của tơ tằm Việt Nam tương đối ổn định, luôn luôn dao động trong mức 20 - 22 USD/kg, riêng tơ cao cấp 3A đạt 25 USD/kg - tương đương tơ Trung Quốc. Trong khi tơ cao cấp tiêu thụ chậm thì mặt hàng tơ truyền thống thủ công cải tiến vẫn phát triển ổn định. Năm 1994, tơ sản xuất bằng máy đạt đến đỉnh cao, đến năm 1996 thì có giảm sút. Trong khi đó tơ truyền thống thiếu tới 70 - 75%, và vùng sâu truyền thống phía Bắc hầu như không có sự thay đổi. Riêng phía bắc sản xuất tơ truyền thống và tơ cấp thấp vẫn có nơi tiêu thụ, đó là các làng dệt Vạn Phúc, Nha Xá, Thái Bình và xuất tơ xe, tơ cấp thấp đi Thái Lan. Đến năm 1997, tơ máy lại có giá do nhu cầu tơ thế giới tăng, giá tơ đạt mức cao 250000 đồng/kg tơ cấp thấp, xấp xỉ 23 USD/kg và tơ cao cấp còn có giá cao hơn. Mức giá của tơ thủ công cải tiến từ 170000 - 190000 đồng/kg đã giúp cho vùng sản xuất kén nông thôn ổn định hơn. Giá kén năm 1997 đạt ở mức 25 - 26 nghìn đồng/kg, cao hơn 30% so với năm 1996 và cao hơn giá lúa. Mức giá như vậy làm ổn định đời sống của nông dân vùng trồng lúa mâu có diện tích chuyển sang dâu tằm, nhất là vùng Đồng bằng Bắc Bộ, vùng trung du và vùng chuyển đổi bỏ cây thuốc phiện. Thông qua sự tác động của thị trường kén tơ, nông dân đã thấy hiệu quả và ổn định một số vùng để chuyên canh cây dâu tằm.
Năm 1997 là một năm rất khó khăn đối với Tổng công ty dâu tằm tơ Việt Nam. Công ty lâm vào tình trạng phá sản nhưng đã nhận được sự hỗ trợ của Nhà nước và sau đó hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đã phục hồi và bắt đầu phát triển. Tuy nhiên, đến năm 2002 Tổng công ty dâu tằm tơ Việt Nam lại lâm vào tình trạng khó khăn do giá tơ thế giới giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 10 năm qua. Trong khi đó giá kén tằm trong nước vẫn duy trì ở mức 22000đ/kg. Do chất lượng trứng giống tằm và chất lượng lá dâu chưa cao nên chất lượng kén thấp. Điều này dẫn đến tình trạng kén nguyên liệu để sản xuất 1 kg tơ cao cấp tăng vọt (bình quân 9,5 kg kén cho 1 kg tơ thay vì chỉ 7 kg kén theo tiêu chuẩn kỹ thuật). Tuy bị thua lỗ nhưng hiện nay Tổng công ty vẫn phải giữ giá thu mua kén 20000 - 22000 đ/kg để ổn định vùng nguyên liệu và tạo việc làm cho công nhân, đồng thời đẩy mạnh chuyển giao kỹ thuật và cải tạo, nâng cao chất lượng giống dâu, trứng tằm ở tất cả các vùng dâu trọng điểm trong cả nước. Với điều kiện thuận lợi về đất đai, khí hậu, lao động và truyền thống của mình, chúng ta hy vọng ngành Dâu tằm tơ Việt Nam sẽ phục hồi và phát triển mạnh mẽ.
Nhìn chung, hiệu quả đầu tư phát triển nguyên liệu ngành Dệt - May Việt Nam thời gian qua bao gồm đầu tư cho vùng trồng bông, trồng dâu nuôi tằm là tương đối thấp. Việc đầu tư này chưa phát huy được hết tiềm năng to lớn về điều kiện tự nhiên và thiên nhiên ưu đãi của nước ta. Năng suất nuôi trồng các loại vẫn chỉ đạt mức trung bình so với các nước trong khu vực. Một số mô hình thí điểm đang triển khai có hiệu quả như mô hình thâm canh xen vụ trồng bông và đậu tỏ ra có hiệu quả kinh tế cao nhưng chưa được triển khai rộng khắp. Trong thời gian tới, việc triển khai các mô hình thí điểm thành công cùng với việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất thì chắc chắn hiệu quả đầu tư sẽ được nâng lên rõ rệt. Khi đó sản phẩm sản xuất ra sẽ có được chất lượng tốt và góp phần đáng kể vào việc cạnh tranh của ngành Dệt - May Việt Nam trên các thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản...
4. Đầu tư trang thiết bị và công nghệ ngành Dệt-May Việt Nam.
a) Thực trạng thiết bị và công nghệ ngành kéo sợi.
Ngành công nghiệp kéo sợi ở Việt Nam đã hình thành từ cuối thế kỷ 19. Trải qua những thăng trầm của lịch sử với những hoạt động đầu tư, nhưng cho đến nay ngành này vẫn còn rất nhỏ bé và yếu kém so với nhu cầu trong nước cũng như so với ngành kéo sợi các nước trong khu vực.
Vào cuối những năm 80, toàn ngành có 860.000 cọc sợi và 2000 Roto kéo sợi không cọc, tất cả là của 13 công ty quốc doanh trung ương (không có cơ sở nào của quốc doanh địa phương hoặc tư nhân). Sản lượng sợi trong những năm đó đạt cao nhất là 60.000 tấn/năm. Ngày nay, một số thiết bị của ngành đã lạc hậu, cũ kỹ (thời gian sử dụng từ 30 - 50 năm), sản xuất ra sợi có chất lượng kém, không có khả năng tiêu thụ trên thị trường, buộc các công ty trong ngành phải thanh lý, thải loại hoặc thực hiện các dự án cải tạo, nâng cấp... Việc thực hiện các dự án đó được đặt ra bức bách như là một biện pháp để tồn tại đối với các công ty sản xuất sợi. Tuy vậy, dù được đổi mới và nâng cấp nhưng thiết bị cũ vẫn còn nhiều, chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng số thiết bị hiện nay. Trong số thiết bị có chất lượng kém gồm cả máy kéo sợi của Trung Quốc đã sử dụng 15 năm, nhưng xuống cấp trầm trọng và lạc hậu kỹ thuật.
Công nghệ kéo sợi ở Việt Nam cho đến cuối thập kỷ 80 vẫn ở tình trạng lạc hậu, đồng bộ với các máy móc cũ kỹ thế hệ I và một số ít thuộc thế hệ II. Trình độ tự động hoá còn rất thấp. Trong quá trình sản xuất, ngành còn sử dụng nhiều sức lao động của con người để điều khiển các thiết bị, xử lý các công việc gắn liền các công đoạn sản xuất với nhau, bảo trì các thiết bị và điều tiết khống chế chất lượng sản phẩm, bán thành phẩm. Các thiết bị kiểm nghiệm, thí nghiệm để phân tích, kiểm tra chất lượng nguyên liệu và sản phẩm đều ở trình độ thấp của thế giới thời đó. Do tình trạng này mà sản phẩm sản xuất ra chỉ đạt chất lượng ở mức thấp so với trình độ của thế giới trở xuống. Chỉ có sản phẩm của hai công ty Nha Trang và Hà Nội đạt được ở mức xấp xỉ đường 50% của thống kê uster thời đó.
Trong những năm gần đây, cùng với đầu tư đổi mới thiết bị, các công nghệ mới với trình độ tự động cao cũng bắt đầu được chuyển giao đến Việt Nam. Đã có một số dây chuyền mới sử dụng công nghệ Bông chải liên hợp tự động cao, sử dụng các máy ghép tự động khống chế chất lượng (autoleveller) và tự động cắt lọc đoạn thô, đoạn mảnh. Các thiết bị do Tây Âu và Nhật Bản chế tạo đã ứng dụng rộng rãi các kỹ thuật tiến bộ về vi mạch điện tử vào hệ thống điều khiển tự động và khống chế chất lượng sợi. Nhờ vậy đã có sản phẩm sợi đạt chất lượng cao cấp, có thể so sánh với trình độ của thế giới với mức đường 25% của thống kê uster. Tuy nhiên, tỷ trọng của các sản phẩm đó trong tổng sản phẩm vẫn còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng cũng như xuất khẩu. Một số công ty trong ngành có nhu cầu sợi chất lượng cao vẫn còn phải nhập khẩu. Nhìn chung đến năm 2002 ngành kéo sợi có khoảng 1.500.000 cọc sợi, 15.000 OE với năng lực sản xuất đạt 150.000 tấn.
b) Thực trạng thiết bị và công nghệ ngành dệt.
Trong nhiều năm qua, các công ty, xí nghiệp đã nỗ lực tìm cách đổi mới thiết bị cho phù hợp với yêu cầu ngày càng cao của nền kinh tế thị trường, nhờ vậy thiết bị ngành dệt cho đến nay đã được cải thiện đáng kể. Hầu hết các xí nghiệp, công ty đã sử dụng nguồn vốn tự có, vốn vay trung hạn, dài hạn để mua sắm thiết bị, góp phần nâng cao chất lượng công nghệ, đa dạng hoá sản phẩm. Hàng ngàn máy dệt không thoi, có thoi khổ rộng đã được nhập về, nhiều bộ hồ mắc mới hiện đại đã được trang bị thay thế cho những thiết bị quá cũ và lạc hậu. Nhiều thiết bị cũ đã được cải tạo mở rộng khổ hoặc chuyển đổi tính năng cho phù hợp với yêu cầu của sản phẩm như chuyển từ máy dệt vải sang máy dệt khăn, máy dệt đơn màu sang nhiều màu, trang bị thêm bộ tay kéo hoặc đầu Zacquard. Tuy nhiên, trong toàn ngành công nghiệp dệt quốc doanh trung ương và địa phương máy dệt mới chỉ đạt khoảng 15%, số lượng có khả năng cải tạo được mới đạt khoảng 45%, số còn lại phải thanh lý hoặc chuyển cho hợp tác xã hoặc tư nhân. Tại khâu chuẩn bị dệt, thiết bị hồ mắc trang bị mới cũng chỉ đảm nhiệm được 30 - 40% công suất thiết kế. Với nhịp điệu này còn phải nhiều năm nữa ngành Dệt mới có thể hoàn thành công tác đổi mới thiết bị dệt. Cụ thể thực trạng thiết bị, công nghệ ngành dệt như sau:
Về thiết bị dệt thoi.
Tại khu vực miền Bắc, máy dệt Trung Quốc chiếm đa số tập trung tại 3 công ty lớn là Nam Định, 8/3 và Vĩnh Phú, số lượng khoảng 5000 máy từ các năm 1956, 1964, 1971 khổ máy 44''. Do sử dụng nhiều năm nên chất lượng các máy đã giảm rõ rệt. Máy thuộc thế hệ 2 tự động thay thoi đến nay trở thành thế hệ 1 vì không còn khả năng dùng trở lại tự động thay thoi, nhiều máy đã phải thanh lý hoặc nhượng lại cho hợp tác xã và công ty tư nhân. Số máy hiện còn khả năng sử dụng tại các nhà máy khoảng hơn 2200 máy. Những máy của Pháp sản xuất chỉ còn lại 200 máy Diendens dệt tơ Viscose. Số máy này còn duy trì được mặc dù sản xuất cách đây trên 50 năm, phụ tùng hoàn toàn tự chế trong nước, tốc độ và năng suất thấp. Về quốc doanh địa phương, còn khoảng 300 máy Trung Quốc chuyên sản xuất khăn và khoảng 50 máy Utas của Tiệp cũng đến kỳ phải thay thế.
Khu vực miền Trung tính từ Huế đến Nha Trang, phần quốc doanh trung ương chỉ có 3 xí nghiệp với số lượng thiết bị quá nhỏ bé. Công ty dệt Huế mới hoàn thành cụm dệt khăn mặt với 50 máy dệt khăn ATM.175 của Liên Xô cũ, công ty dệt Hoà Thọ chỉ còn lại 200 máy dệt Sakamoto của Nhật đã sử dụng trên 30 năm, và công ty dệt Nha Trang mới hình thành phân thoi dệt 108 máy dệt Trung Quốc khổ rộng. Ngoài ra, toàn bộ máy cũ và mới thuộc hệ tự động thay thoi thay suốt và cơ khí máy thuộc thế hệ 1 và 2 còn sử dụng được nhưng lạc hậu, số lượng còn 591 máy. Tiềm lực về thiết bị dệt của khu vực này quá yếu về số lượng cũng như chất lượng do bị hạn chế về nguồn vốn đầu tư trong mấy năm qua.
Thiết bị cũ từ công nghiệp dệt phía Nam chủ yếu là của Nhật, Mỹ, Hàn Quốc, máy dệt thuộc hệ tự động thay suốt thế hệ 2 được nhập về từ những năm 60. Khu vực dệt phía Nam thực chất chỉ phát triển mạnh ở Tp HCM, Đồng Nai, Long An. Tại khu vực quốc doang trung ương chỉ còn lại 2325 máy dệt cũ còn hoạt động đã được phục hồi và cải tạo, khả năng tối đa khoảng trên dưới 40 triệu m dài, tình trạng thiết bị sử dụng trên dưới 30 năm là phổ biến, máy thuộc thế hệ 2 nhưng không còn khả năng tự động thay suốt nên thực chất đã tụt xuống thế hệ 1. Các bộ hồ mắc của Nhật, Mỹ cũ tuy thuộc loại nổi tiếng nhưng đã sử dụng nhiều năm, mặc dù có nỗ lực phục hồi nhưng không còn khả năng đáp ứng nhu cầu chất lượng cao của sản phẩm.
Hiện nay, các công ty, xí nghiệp muốn thay đổi đồng bộ các thiết bị cũ bằng thiết bị mới, nhưng vì nguồn vốn bị hạn chế nên phải phân chia thành nhiều giai đoạn. Nhiều xí nghiệp nhập thiết bị mang tính chất thăm dò 10 - 20 máy hoặc nhập với số lượng lớn hơn nhưng là thiết bị rẻ tiền của Trung Quốc. Nếu tính riêng về thiết bị không thoi, toàn ngành mới nhập về 1500 máy trong vòng 10 năm, trên 10500 máy đã có từ trước đây. Ưu điểm của việc nhập thiết bị mới là đáp ứng được nhu cầu vải khổ rộng, nhu cầu về chất lượng vải mộc cho nhuộm (đa số thiết bị hoàn tất nhập về đều là khổ rộng từ 1,8 đến 2 m).
Thực trạng đầu tư công nghệ đoạn dệt.
Mặc dù khả năng đầu tư còn bị hạn chế nhưng trước sự tác động của cơ chế thị trường, công nghệ dệt đã có những chuyển biến nhất định.
Về công nghệ sợi bông 100%. Có tiến bộ trong bảo hộ lao động, vải cào bông, xuất khẩu (sang Tiệp, Tây Âu) và phục vụ nội địa. Đặc biệt trong lĩnh vực dệt khăn bông có tăng trưởng mạnh mẽ, xuất hàng chục nghìn tấn cho Nhật, Đài Loan.
Về công nghệ dệt vải tổng hợp. Nhờ thiết bị xe, hấp, giảm trọng lượng, comfit đã tạo ra nhiều sản phẩm giả tơ, giả len (Silk look, Wook) được khách hàng ưa chuộng. Sản phẩm từ Microfiber đã bước đầu được đưa vào thị trường.
Về công nghệ dệt vải pha. Lĩnh vực dệt vải pha được phát triển mạnh mẽ, sử dụng tới 50% công suất kéo sợi của ngành. Công nghệ sản xuất đã tương đối đồng bộ giữa kéo sợi, dệt vải, hoàn tất tạo được nhiều sản phẩm tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.
Công nghệ tơ tằm và len. Công nghệ kéo sợi tại công ty len HP và dệt len tại Dệt lụa Nam Định có nhiều triển vọng phát triển qua mặt hàng sản xuất phục vụ sĩ quan quân đội. Lĩnh vực tơ tằm còn có nhiều khó khăn do sức cạnh tranh mạnh mẽ từ bên ngoài.
Công nghệ dệt vải Denim. Công nghệ hoàn chỉnh đã được chuyển giao cho Công ty liên doanh Jumbo Sài Gòn, hiện đang đi vào sản xuất.
Thực trạng thiết bị công nghệ ngành dệt kim.
Thiết bị, công nghệ ngành dệt kim nước ta có thể phân ra thành 2 giai đoạn.
Giai đoạn có trước năm 1986. Máy dệt hầu hết của Trung Quốc, Tiệp Khắc và Đông Đức cũ. Máy may cũng của Trung Quốc và Đông Đức cũ. Các chủng loại máy này đến nay bộc lộ nhiều nhược điểm:
Năng suất, chất lượng thấp.
Tiêu hao một lượng nguyên liệu, phụ tùng lớn.
Chất lượng sản phẩm thấp, chỉ tạm thoả mãn nhu cầu nội địa.
Chi phí sản xuất cao.
Phạm vi mặt hàng hạn chế, chỉ phù hợp với sản xuất hàng loạt, với một vài chủng loại sản phẩm trong một thời gian dài. Khả năng chuyển đổi mặt hàng thấp.
Cho đến nay, số thiết bị trên phần lớn đã thanh lý hoặc chuyển giao cho các địa phương, chỉ có ở Dệt kim Đông xuân đang còn sử dụng một số máy dệt Tonking.
Những thiết bị, công nghệ đầu tư sau năm 1986. Công tác đầu tư thiết bị công nghệ dệt kim sau năm 1986 đã được mở rộng quyền cho các doanh nghiệp, do đó tính khoa học, kinh tế đã được tôn trọng trên cơ sở yêu cầu của thị trường xuất khẩu và nội địa. Máy dệt kim lúc này chủ yếu nhập từ Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, Đức, đều thuộc thế hệ mới, trong đó có nhiều chủng loại đã được trang bị máy tính điều khiển. Bởi vậy những thiết bị này có ưu điểm là năng suất, chất lượng cao, tính năng sử dụng rộng. Tuy nhiên, thiết bị được đầu tư mới song công nghệ và đào tạo chưa được nâng cao tương xứng. Nguyên nhân là do:
Kiến thức về thị trường xuất khẩu, kiến thức về đầu tư, về mặt hàng còn rất hạn chế ở những năm đầu của thời kỳ mở cửa.
Thiếu chuyên gia và công nhân lành nghề, thiếu các nhà kinh doanh và quản trị giỏi.
Khả năng vốn đầu tư không có, hầu như phải đi vay nên bị hạn chế trong việc phát triển.
Chất lượng sợi sản xuất trong nội địa thấp, không đủ tiêu chuẩn để làm ra sản phẩm có giá trị xuất khẩu cao. Nhiều chuyên gia nước ngoài đã khẳng định chất lượng nguyên liệu chiếm tới 70% yếu tố tạo ra sản phẩm có giá trị cao, còn thiết bị chiếm 30%. Chính do hạn chế về nguồn cung cấp nguyên liệu, đặc biệt là sợi Cotton chải kỹ chất lượng cao, nên phần lớn các doanh nghiệp đầu tư mới trong giai đoạn này đều lựa chọn phương án sản phẩm dệt kim từ sợi Pe/Co do ổn định kích thước vải trên máy văng định hình. Còn vải dệt kim đi từ sợi Cotton hiện phần lớn phải nhập sợi để làm hàng xuất khẩu, hoặc chỉ sản xuất từ sợi Cotton nội địa với số lượng hạn chế và xuất với giá trị thấp.
c) Thực trạng thiết bị và công nghệ ngành nhuộm.
Thiết bị ngành nhuộm của Việt Nam chủ yếu nằm trong các doanh nghiệp quốc doanh trung ương và địa phương.
Giai đoạn 1959 - 1969.
Thời kỳ này các nhà máy phía Bắc được đổi mới bằng 100% thiết bị của Trung Quốc. Tất cả các thiết bị in nhuộm đầu tư trong giai đoạn này đều thuộc loại cổ điển, khổ hẹp, gia công 100% sợi bông, thuộc thế hệ A1.
Hiện nay, các thiết bị này đã trở nên cổ lỗ, lạc hậu, sản xuất không còn phù hợp với cơ chế thị trường. Các thiết bị được đầu tư ở thời kỳ này ngày nay được đưa vào sử dụng không quá 30%.
Giai đoạn 1970 - 1985.
Vào năm 1970, các nhà máy phía Nam bắt đầu đi vào đầu tư hiện đại hoá một loạt thiết bị để gia công in nhuộm được các mặt hàng sợi pha, sợi t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 100715.doc