Tập đoàn cao su được thành lập trên cơ sở các đơn vị thành viên đều là những công ty trực thuộc Tổng cục cao su hoặc Tổng công ty cao su trước đó nên giữa Tập đoàn với các đơn vị thành viên và giữa các đơn vị thành viên với nhau đều có mối quan hệ truyền thống trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp tham gia vào Tập đoàn sau này đều hoàn toàn tự nguyện, giúp Tập đoàn cao su Việt Nam mở rộng quy mô, tăng vị thế trên địa bàn. Điều đó giúp quá trình quản lý , điều hành của Tập đoàn thuận lợi, các doanh nghiệp thành viên tuân thủ tốt các quy định của Tập đoàn và hoạt động vì mục tiêu và lợi ích chung.
111 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3792 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Định hướng chiến lược phát triển ngành cao su Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
năng sản xuất không kém mà còn có thể hơn so với việc phát triển trên đất đỏ.
- Phương pháp trồng: đã xác định phương pháp trồng Stump và dặm bầu 1 tầng lá là phương pháp hữu hiệu. Hiện nay có chiều hướng thâm canh sớm, chuyển sang phương pháp trồng bầu có 1 tầng lá và định hình ngay trong năm đầu tiên ở miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Riêng duyên hải miền Trung và Bắc Bộ chuyển sang phương pháp Stump bầu có tầng lá thay cho phương pháp trồng bầu.
- Viện nghiên cứu cao su Việt Nam đã và đang nghiên cứu tạo và nhân giống nhiều giống cao su mới chi năng suất và chất lượng cao.
- Trong chăm sóc: Glyphosate và bình phun PDA đã giải quyết cơ bản vấn đề diệt tranh trong những năm 1995 – 1996, làm nền tảng cho việc thâm canh vườn cây sạu này và giảm chi phí lao động trong chăm sóc; xây dựng phát triển thảm phủ họ đậu để chống xói mòn và gia tăng độ phì cho đất.
- Khai thác: Hình thành chương trình chủ động thanh lý trước thời hạn đối với nhưng vườn cây năng lực kém để nhân tạo vườn cây cho năng suất, chất lượng cao, thực hiện rút ngắn chu kì khai thác, kích thích sớm, cạo sớm để tăng năng suất bình quân hàng năm, có giải pháp bón phân hữu cơ kết hợp với vô cơ để nâng cấp vườn cây năng suất thấp. Sử dụng máng chắn mưa. Thử nghiệm kích thích mủ RRMIFLOW và triển khai rộng năm tiếp theo để tăng năng suất.
- Ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất như ban hành và áp dụng các bộ tiêu chuẩn ngành TCN 101. TCN 102, TCN 103 – quy trình công nghệ chuẩn sản xuất cao su SVR 3L, SVR 10,20, SVR CV50,60 nhằm ổn định và đồng nhất chất lượng cao su sơ chế tất cả các nhà máy trong toàn ngành. Bộ khoa học và công nghệ, Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng phê duyệt và áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam về cao su cốm TCVN 3769:2004 thay cho Tiêu chuẩn cũ 3769:1995.
Trong đó đã bổ sung mới nhiều chủng loại cao su cốm theo yêu cầu của thị trường Thế giới (tương đương với bộ tiêu chuẩn mủ cốm của Thái Lan là nước có bộ tiêu chuẩn hoàn chỉnh nhất); yêu cầu chất lượng về một số loại mủ cốm được nâng cao lên hơn so với tiêu chuẩn các nước trong khu vực (vừa phát huy được ưu thế của sản xuất đại điền, vừa nâng cao tính cạnh tranh của cao su Việt Nam trên thị trường Quốc tế); Thử nghiệm và ứng dụng thành công họ Peptizer (peptone 22, pepsin…) trong sản xuất cao su có độ nhớt ổn định (cao su CV) là chủng loại có nhu cầu ngày càng lớn, giá bán cao su tự nhiên nếu theo phương pháp cũ thì tỉ lệ rớt hạng lớn đến 40%; Thử nghiệm thành công việc ứng dụng Strukton 29 thay cho TMTD trong sản xuất mủ ly tâm, không gây ra dị ứng da cho các sản phẩm nhúng mủ ly tâm.
- Trong lĩnh vực xử lý nước thải, sử dụng công nghệ mới với biện pháp sử lý mùi hôi nước thải nhà máy chế biến cao su, đưa vào áp dụng thực tế với nhiều mô hình có hiệu quả như Công ty cao su Bà Rịa, Công ty cổ phần Hoà Bình, Công ty cao su Đồng Nai,…
1.3.3.Thực trạng về mặt kiến trúc hạ tầng của ngành cao su:
Lĩnh vực máy, thiết bị sản xuất trong ngành: trong thập niên 80 – 90, 60% máy móc thiết bị phục vụ chế biến cao su trong ngành phải nhập từ nước ngoài, đến nay cơ khí ngành đã sản xuất 100% máy, thiết bị sản xuất phục vụ mủ cốm, duy nhất có máy ly tâm (sản xuất mủ kem) do có yêu cầu rất cao về kĩ thuật là chưa sản xuất được.
Trong số đó, các loại lò xông 1,5 tấn, 2 tấn/giờ được đánh giá tốt về chất lượng và hiệu quả kinh tế, chi phí nhiên liệu giảm xuống từ 48 lít xuống còn 32 lít/tấn sản phẩm.
Máy, thiết bị do Cơ khí ngành sản xuất đã xuất khẩu đi một số nước trong khu vực và châu Phi.
Về chế biến, toàn ngành hiện có trên 50 nhà máy sơ chế với tổng công suất khoảng 500.000 tấn mủ khô/năm (tăng trên 150.000 tấn so với năm 2000)
Trình độ thiết bị công nghệ và chất lượng sản phẩm được đánh giá tương đương với các nước sản xuất cao su lớn trong khu vực.
So với nguồn cung ứng thì năng lực cơ sở hạ tầng chế biến mới đạt được 60% nhu cầu.
Như vậy, mặc dù ngành cao su đã và đang có những tiến bộ trong nâng cấp trang thiết bị phục vụ sản xuất phát triển trong ngành tuy nhiên những cố gắn đó còn hạn chế và cần được đầu tư hơn nữa để phát huy tối đa các ưu thế của đất nước trong ngành cao su.
1.3.4.Thực trạng về mặt tổ chức quản lý:
Các định hướng và mục tiêu phát triển ngành cao su được xây dựng bởi các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và được đưa xuống các cấp chính quyền địa phương thực hiện kế hoạch phát triển ngành đã đặt ra. Do vậy việc tổ chức quản lý được phân cấp từ Trung ương đến từng địa phương. Tuy nhiên, vẫn tồn tại những vấn đề trong việc tổ chức quản lý của ngành cao su Việt Nam. Chất lượng của quy hoạch chưa cao; sự phân công quản lý giữa các cấp quản lý Nhà nước từ Trung ương đến địa phương chưa hợp lý nhịp nhàng chặt chẽ; sự quán triệt và sự nhận thức về vai trò của quy hoạch chưa đầy đủ trong cơ quan quản lý và người dân đã làm giảm hiệu lực và hiệu quả của quy hoạch.
Cụ thể, Quyết định số 86/QĐ-TTg đưa ra đã phê duyệt Tổng quan phát triển ngành cao su cả nước đến 2005 theo 2 phương án, tuy nhiên lại chưa xác định mục tiêu cụ thể cho từng vùng, địa bàn, chưa có giải pháp tạo môi trường thuận lợi (về hạ tầng, kỹ thuật, công nghệ chế biến và tiêu thụ sản phẩm) để vùng cao su hình thành và phát triển nên đã làm giảm hiệu lực của quy hoạch, không khắc phục được tình trạng tự phát, tuỳ tiện trong tổ chức thực hiện (phát triển ồ ạt khi giá xuất khẩu cao su đang lên, chặt phá vườn cây khi giá hạ xuống), gây lung túng trong chỉ đạo, điều hành triển khai quy hoạch của các cấp từ Trung ương đến địa phương.
Công tác chỉ đạo hướng dẫn triển khai, kiểm tra thực hiện ở cấp quản lý toàn ngành chưa được quan tâm đúng mức, không có kế hoạch triển khai thực hiện quy hoạch một cách quán triệt, do vậy đã làm hạn chế hiệu quả chỉ đạo, điều hành tổ chức thực hiện trong toàn ngành.
Ở các cấp địa phương, tuy chính quyền các địa phương có đưa các chỉ tiêu phát triển cao su vào trong kế hoạch phát triển của vùng, tuy nhiên lại không xây dựng kế hoạch cho việc phát triển ngành cao su. Do vậy, việc tuyên truyền phát triển ngành bị hạn chế rất nhiều, hậu quả là tình trạng đất đất quy hoạch trồng cao su bị chuyển sang trồng cây khác trong khi đất rừng và đất quy hoạch cho trồng các loại cây khác lại bị cây cao su xâm lấn nhất là khi giá cao su tăng cao.
Công tác kiểm tra việc thực hiện quy hoạch cũng bị buông lỏng, thiếu tích cực, việc rà soát quỹ đất, đo đạc, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thực hiện chậm đã ảnh hưởng đến tiến độ phát triển diện tích và vay vốn đầu tư cao su.
Bên cạnh đó còn có sự chồng chéo và chưa phù hợp giữa chức năng quản lý Nhà nước và quản lý sản xuất kinh doanh nên khó có thể thực hiện được. Cụ thể, Tập đoàn cao su Việt Nam là doanh nghiệp Nhà nước nhưng nhiệm vụ được giao trong quyết định số 86/QĐ-TTg bao gồm một số mặt như: Nghiên cứu, khảo sát, xây dựng các kế hoạch phát triển toàn diện ngành cao su (trên cơ sở sử dụng có hiệu quả tài nguyên, đất đai và các nguồn lực khác); Nghiên cứu xây dựng các cơ chế chính sách trong các lĩnh vực: sử dụng đất, vốn, lao động, tiêu thụ sản phẩm, công nghệ chế biến, đa dạng hoá các loại hình phát triển cao su (cả khâu trồng và chế biến) để trình các cơ quan có thẩm quyền quyết định; phối hợp với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để quy định và chỉ đạo xây dựng cơ sở hạ tầng ở các địa phương có cao su, phù hợp với Tổng quan phát triển ngành cao su Việt Nam. Những nhiệm vụ trên được phê duyệt là chưa thực sự phù hợp, vượt sang phạm vi quyền hạn và chức năng của cơ quan quản lý Nhà nước
1.4. Thực trạng vốn đầu tư và hiệu quả kinh doanh:
1.4.1.Thực trạng vốn đầu tư:
Trong phạm vi Tập đoàn cao su Việt nam, vốn đầu tư Nhà nước là khá lớn. Vốn đầu tư vào các công ty trong Tập đoàn cao su Việt Nam như sau:
- Vốn Nhà nước của Tổng công ty cao su Việt Nam tại các đơn vị thành viên hoạt động theo luật doanh nghiệp Nhà nước tính đến 31/12/2005 là 6.676 tỉ đồng (xác định căn cứ vào giá trị quyết toán năm 2004) và dự kiến tăng trong năm 2005 (phần tăng này được xác định dựa trên cơ sở Nghị định 199/2004/NĐ-CP ngày 24/04/2005, lợi tức được chia theo tỉ lệ góp vốn giữa vốn Nhà nước và vốn tự huy động của công ty).
- Vốn Nhà nước của Tổng công ty cao su Việt Nam đầu tư vào công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cao su Tây Ninh do Tổng công ty cao su Việt Nam sở hữu toàn bộ vốn điều lệ tại thời điểm 31/12/2005 là 217,008 tỉ đồng (trong đó vốn điều lệ theo quyết toán đến 31/12/2004 là 196,872 tỉ đồng, vốn dự kiến tăng trong 2005 là 20,136 tỉ đồng).
- Vốn Nhà nước của Tổng công ty cao su Việt Nam đầu tư vào công ty cổ phần công nghiệp xuất nhập khẩu cao su tính đến 31/12/2005 là 29 tỉ đồng (trong đó vốn Nhà nước đến 31/12/2004 là 46 tỉ đồng, ước giảm năm 2005 là 17 tỉ đồng).
1.4.2.Thực trạng hiệu quả kinh doanh:
Với năng suất bình quân 1,5 đến 1,7 tấn mủ khô/ha và giá bán bình quân xấp xỉ 30 triệu đồng/tấn như thời gian vừa qua, doanh thu trên 1 ha cao su khai thác (bao gồm cả chi phí chế biến) đạt khoảng 40 -50 triệu đồng; giá trị doanh thu trên 1 ha cao su toàn ngành mỗi năm đạt khoảng 45 – 50 triệu đồng, tỉ suất lơi nhuận trước thuế /doanh thu đạt gần 45 – 50%, giá trị xuất khẩu hàng năm đạt trên dưới 1 tỷ USD.
Doanh thu toàn ngành mỗi năm đạt khoảng 15.000 tỉ đồng
Tỷ suất lợi nhuận phụ thuộc vào chi phí sản xuất và giá thành tiêu thụ. Từ năm 2002 đến nay, chi phí sản xuất và giá bán đều tăng nhưng do giá bán tăng nhanh hơn nên tỉ suất lợi nhuận đạt cao và năm 2005 đạt gần 80%.
II. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển ngành cao su
2.1. Dự báo nhu cầu tiêu thụ cao su:
2.1.1. Dự báo nhu cầu tiêu thụ cao su trên Thế giới:
Việc dự báo nhu cầu tiêu thụ cao su rất quan trọng để hoạch định chiến lược phát triển cao su thiên nhiên. Trong lịch sử, giá cao su thiên nhiên luôn bị điều tiết bởi cung cầu chứ không bị ảnh hưởng nhiều bởi nguồn cung. Nhu cầu từ ngành công nghiệp sản xuất lốp xe là yếu tố chính tác động đến thị trường cao su thế giới.
Nhu cầu tiêu thụ cao su thiên nhiên trên thế giới từ nay tới năm 2035 được nhiều Tổ chức Quốc tế nghiên cứu và dự đoán sẽ tăng liên tục theo nhịp độ phát triển kinh tế, đà tăng dân số Thế giới cũng như mức sống xã hội kéo theo sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngành chế tạo vỏ, lốp xe và các ngành công nghiệp khác sửu dụng nguyên liệu cao su thiên nhiên.
Hơn 50% sản lượng cao su thiên nhiên được dùng trong công nghiệp sản xuất vỏ lốp xe. Trong nhiều thập niên qua, số lượng xe ô tô các loại được lưu thông đã gia tăng nhanh chóng. Nếu năm 1950 số lượng xe sử dụng khoảng 50 triệu chiếc thì đến năm 2000 là 850,3 triệu chiếc. Trong những thập niên sắp tới, với đà tăng trưởng nhanh chóng của những nền kinh tế lớn mới nổi và đông dân nhất Thế giới như Trung Quốc, Ấn Độ, Braxin và các nước châu Á, Đông Âu và Nam Mỹ khác, nhu cầu về vỏ lốp xe sẽ tăng len rất lớn. Ở khu vực các nước phát triển, nhu cầu cao su thiên nhiên để sản xuất lốp máy bay và xe đua cũng gia tăng vì các nước này cung cấp phần lớn sản phẩm cho toàn Thế giới.
Trong bối cảnh tình hình chính trị tại khu vực và các nước cung cấp dầu mỏ thiếu ổn định, tài nguyên dầu mỏ ngày càng cạn kiệt, giá dầu mỏ tăng cao, lên xuống thất thường, nguyên liệu để sản xuất cao su nhân tạo rất khó khăn càng làm cho nhu cầu cao su thiên nhiên tăng nhanh.
Bảng 2.14: Dự đoán nhu cầu cao su thiên nhiên và nhân tạo
đến năm 2035
Đơn vị tính: 1.000 tấn
Nhu cầu cao su
2000
2005
2010
2015
2020
2025
2030
2035
1-Sản xuất lốp xe
9.287
11.164
12.688
14.267
15.838
17.428
19.032
20.651
2-Sản xuất sản phẩm khác
8.707
9.913
10.973
11.909
12.835
13.805
14.716
15.635
Tổng nhu cầu
17.994
21.077
23.661
26.176
28.672
31.233
23.748
35.286
Trong đó:
-Cao su thiên nhiên
7.204
8.493
9.528
10.601
11.681
12.784
13.893
15.027
-Cao su nhân tạo
10.790
12.584
14.133
15.575
16.992
18.499
19.855
21.259
Nguồn: LMC International and Pro Forest,5/2005 (Rubber Eco Project of IRSG)
Vào giữa năm 2006, Hội nghị cao su Đông Nam Á có sự tham gia của các nước ASEAN, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản đã diễn ra tại thành phố Hồ Chí Minh. Các nghiêm cứu và dự đoán của Hội nghị cũng nhận định: 10 năm qua (1995 - 2005) nhu cầu tiêu thụ cao su thiên nhiên tăng từ 6 triệu tấn/năm lên 8,5 triệu tấn/năm và sẽ ngày càng tăng trong thời gian tới. Dự báo đến 2035 sẽ tăng lên 15 triệu tấn/năm, gấp gần 2 lần so với năm 2005.
2.1.2. Dự báo nhu cầu tiêu thụ cao su trong nước:
Tiêu thụ cao su thiên nhiên tại nội địa Việt Nam hiện nay còn ở mức thấp, chỉ khoảng 10% - 12% tổng sản lượng (50.000 – 60.000 tấn/năm). Sản phẩm chủ yếu là săm lốp cho các xe hạng nặng, xe mô tô, xe đạp. Trong năm 2005, sản lượng lốp xe sản xuất ở Việt Nam chỉ đáp ứng khoảng 60% nhu cầu lốp xe hơi và xe tải. Các sản phẩm dung cao su mủ (băng tải, găng tay, nệm, chỉ thun…)gần đây đang được khuyến khích phát triển.
Bảng 2.15: Ước tính khối lượng sản xuất, xuất khẩu
và nhập khẩu lốp xe của Việt Nam năm 2010
Đơn vị tính: 1.000 chiếc
Lốp xe hơi
Lốp xe tải
Lốp xe mô tô
Lốp xe đạp
Sản lượng
50
1.260
10.000
17.980
Xuất khẩu
62
53
833
5.114
Nhập khẩu
319
270
139
1.446
Tiêu thụ và tồn kho
307
1.477
9.306
14.312
Nguồn: casumina, DRC, SRC - Hiệp hội CSVN tổng hợp
Với dân số hơn 80 triệu người, nền kinh tế đang phát triển với tốc độ trên 8%/năm, mức sống người dân ngày càng nâng cao, trong thời gian tới, nhu cầu tiêu thụ cao su thiên nhiên tại nội địa Việt Nam sẽ tăng nhanh. Dự báo trong 10 năm tới, nhu cầu tiêu thụ vỏ ruột xe tại nội địa sẽ lên tới 5 triệu bộ/nắm. Trong khi đó, cả nước hiện nay chỉ mới sản xuất trên dưới 1 – 2 triệu bộ/năm, còn lại phải nhập khẩu.
Hiện nay 3 công ty của Vinachem (Tổng công ty Hoá chất Việt Nam) là Casumina (Công ty cổ phần Cao su miền Nam), DRC (Công ty cổ phần cao su Đà Nẵng) và SRC (Công ty cao su Sao Vàng) đã tăng cường đầu tư vốn và hợp tác với các công ty nước ngoài để mở rộng năng lực sản xuất lốp xê.
Các Dự án đầu tư nước ngoài khác cũng góp phần phát triển ngành sản xuất lốp xe tại Việt Nam như Yokohama và Inoue (Nhật Bản), Kenđa, Goodtime và Shinfa (Đài Loan), Veloce và Canel (Thái Lan). Tập đoàn Kumho Asiana (Hàn Quốc) đang thành lập một nhà máy lốp xe tại Việt Nam với công suất 3,1 triệu lốp xe/năm và sẽ bắt đầu vào năm 2008. Yokohama (Nhật Bản) cũng đang tăng năng lực sản xuất lốp xe bố chéo cho xe mô tô và xe tải nhẹ tại Việt Nam lên 2,5 lần. Sắp tới phát triển sản xuất lốp xe và các sản phẩm khác dung nguyên liệu cao su thiên nhiên tại Việt Nam cũng sẽ tăng nhanh trong thời gian tới.
Ngoài ra còn phải kể đến nhu cầu tiêu thụ gỗ cao su. Ngành sản xuất đồ gỗ nói chung và đồ gỗ cao su Việt Nam đang phát triển mạnh. Năm 2006, ngoài nguồn cây cao su thanh lý trong nước cung cấp gần 500.000 m3/năm, các doanh nghiệp Việt Nam phải nhập gần 300.000 m3 gỗ cao su sơ chế (70 triệu USD). Ngành chế biến gỗ cao su xuất khẩu thu kim ngạch 200 triệu USD/năm, dự kiến trong năm 2007 sẽ tăng 30%.
2.2. Dự báo tình hình sản xuất cao su thiên nhiên thế giới:
Tổ chức Nghiên cứu Cao su Quốc tế (IRSG) và công ty LMC International Ltd London đã thực hiện các nghiên cứu, phân tích và dự báo sản lượng cao su thiên nhiên Thế giới đến năm 2035:
Bảng 2.16: Dự báo sản lượng cao su thiên nhiên thế giới
Đơn vị tính: 1.000 tấn
Năm
1995
2000
2005
2010
2015
2020
2025
2030
2035
Sản lượng
6.026
7.017
8.793
9.528
10.601
11.681
12.784
13.893
15.027
Nguồn: LMC International and forest.
Trong đó dự đoán sản lượng của các nước sản xuất cao su thiên nhiên hàng đầu Thế giới như sau:
Bảng 2.17: Dự báo sản lượng cao su thiên nhiên của các nước
sản xuất cao su hàng đầu trên thế giới
Đơn vị tính: 1.000 tấn
Năm
2005
2010
2015
2020
2025
2030
2035
% tăng
Thái Lan
2.997
3.031
3.163
3.306
3.446
3.645
3.825
1%
Indonesia
1.925
2.175
2.625
3.425
3.775
4.400
4.975
3%
Malayxia
1.219
1.141
1.057
1.000
898
801
693
-2%
Ấn Độ
753
847
918
998
1.089
1.173
1.268
2%
Trung Quốc
602
649
709
774
843
917
996
2%
Việt Nam
469
548
634
728
827
936
1.054
3%
Nguồn: LMC International and forest, 5/205 (Rubber Eco Project of IRSG)
Trong vài năm gần đây, giá cao su thiên nhiên Thế giới tăng cao, nhiều nước có xu hướng mở rộng diện tích cao su. Indonesia, Thái Lan có những chương trình khuyến khích phát triển cây cao su ngay cả ngoài vùng truyền thống. Malaysia đưa cây cao su phát triển trong các dự án trồng rừng. Tuy nhiên các nước này khó tăng nhiều do hạn chế về đất đai hoặc lao động. Một số nước Đông Nam Á khác cũng có điều kiện phát triển cây cao su như Philippines, Campuchia, Lào, Miến Điện. Trung Quốc đang khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư trồng cao su ở các nước này.
2.3. Phân tích sự cạnh tranh trong xuất khẩu của ngành cao su:
Trước hết chúng ta sẽ xem qua tình hình thị trường cao su trên thế giới như sau:
Bảng 2.18: Tình hình xuất nhập khẩu cao su trên Thế giới
Đơn vị tính: 1.000 tấn
Tên nước
1995
2000
2005
Tốc độ tăng (%)
Số lượng
Tỉ lệ (%)
1990 -1995
1995 – 2000
2000 - 2005
Nhập khẩu của Thế giới
5439,0
7769,0
8698,0
100,0
2,7
7,4
2,3
Trung Quốc
470,8
983,8
1549,0
17,8
0,4
15,9
9,5
Mỹ
1044,0
1216,0
1169,0
13,4
4,5
3,1
-0,8
Nhật Bản
696,6
803,9
853,5
9,8
1,0
2,9
1,2
Việt Nam
38,2
40,8
168,3
1,9
362,8
1,3
32,8
Xuất khẩu của Thế giới
5144,0
5874,0
7260,0
100,0
4,3
2,7
4,3
Thái Lan
1632,0
2327,0,
2952,0
40,7,0
7,0
7,4
4,9
Indonexia
1324,0
1381,0
2024,0
27,9
4,2
0,9
7,9
Malaixia
1013,0
978,0
1147,0
15,8
-5,2
-0,7
3,2
Việt Nam
138
273
587
8,1
31,7
14,6
16,6
Nguồn: FAO năm 2006, Tổng cục Hải quan
2.3.1. Điều kiện về các yếu tố sản xuất:
Các điều kiện về yếu tố gồm 2 loại là các yếu tố sản xuất căn bản và các yếu tố sản xuất tiên tiến.
2.3.1.1.Các yếu tố sản xuất căn bản:
Đối với ngành cao su, các yếu tố sản xuất căn bản (gồm tài nguyên, địa lý và lao động không qua đào tạo) xét về những mặt này thì ngành cao su đã có những điều kiện thuận lợi nhất định.
Việt Nam nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa Đông Nam Châu Á, là khí hậu thích hợp với các loại cây trồng nhiệt đới như cao su , cà phê, chè, hạt tiêu, điều, các loại hoa quả nhiệt đới (xoài, nhãn, vải, chôm chôm,….). Nên việc phát triển cây cao su ở nước ta rất phù hợp và thuận lợi. Bên cạnh đó, nguồn lực về đất cũng tạo thuận lợi trong việc phát triển cao su: trải dài khắp vùng Tây Nguyên, vùng Đông Nam Bộ, duyên hải miền Trung là đất đỏ Bazan _ đây là loại đất rất thích hợp cho sự phát triển của cây cao su. Ngoài ra cây cao su cũng cho hiệu quả cao nếu được trồng trên đất xám và có sự chăm sóc tốt, hiệu quả đạt được cũng không kém nhiều so với việc phát triển cao su trên đất đỏ.
Đặc điểm của cây cao su cũng là một trong những lợi thế để phát triển loại cây này hơn so với nhiều loại cây công nghiệp nhiệt đới khác. Cây cao su là loại cây chịu hạn rất tốt, việc thiếu nước sẽ không ảnh hưởng lớn tới sự phát triển và cho năng suất của cây. Nếu xét về mặt hiệu quả kinh tế, chúng ta có thể lấy ví dụ đối với cây cà phê: cây cà phê nếu được chăm sóc tốt và hiệu quả thì mỗi năm chúng ta sẽ thu được 3 tấn cà phê/ha và với giá trị xuất khẩu cà phê như năm 2007 thì hiển nhiên, giá trị sản xuất cà phê mang lại là lớn hơn nhiều so với việc phát triển cao su; tuy nhiên chúng ta không tính đến yếu tố thời tiết, nếu khô hạn xảy ra thì cây cà phê sẽ không thể tồn tại được và như vậy chúng ta không chỉ mất sản lượng thu hoạch mùa vụ đó mà còn mất đi khoản đầu tư đã thực hiện để phát triển cây cà phê. Trong khi đó, diễn biến thời tiết thất thường, năm nào cũng có nhưng vụ khô hạn xảy ra thì đó là điều không tránh khỏi. Do vậy, việc phát triển cao su là khá thích hợp trong điều kiện tự nhiên như vậy của Việt Nam.
Trong những năm gần đây, khí hậu thay đổi liên tục, bão lũ xảy ra làm ảnh hưởng tới sự phát triển của ngành cao su. Cao su Việt Nam đã mất đi một khối lượng đáng kể trong vài năm vừa qua:
Tuy nhiên, đây là yếu tố ảnh hưởng chung tới sự phát triển của tất cả các ngành trên toàn Thế giới chứ không riêng gì ngành cao su Việt Nam.
Xét về yếu tố lao động, Việt Nam là nước đông dân số (dân số trên 80 triệu người, trong đó có trên 50 triệu người trong độ tuổi lao động) do vậy nguồn lực lao động là yếu tố tạo thuận lợi cho sự phát triển của nhiều ngành sử dụng nhiều lao động.
2.3.1.2.Các yếu tố sản xuất tiên tiến:
Tuy nhiên, về mặt các yếu tố sản xuất tiến tiến (gồm cơ sở hạ tầng, lao động lành nghề, các phương tiện nghiên cứu,kỹ năng công nghệ, trình độ quản lý) thì ngành cao su chưa đạt được những thuận lợi lớn nhất. Đây là những yếu tố do chính bản thân ngành tự xây dựng nên, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển ngành, tuy nhiện hiện nay vẫn chưa được quan tâm đúng mức và hợp lý.
- Về mặt cơ sở hạ tầng: Ngành cao su thiên nhiên có địa bàn sản xuất rộng, mức độ giao lưu hàng hóa lớn bởi vậy nhu cầu về điện, nước, giao thông thỗng tin,…. cũng rất lớn.
Giao thông ngoại vùng chủ yếu là sử dụng các trục đường Quốc gia (như Quốc lộ 22, 14, 19, 1,13,….) Các trục quốc lộ này không thường xuyên được duy tu bảo dưỡng nên chất lượng rất kém. Một số đơn vị nằm ở vùng sâu, vùng xa trục chính gắn với đường quốc lộ là đường cấp phối nên phải tự duy tu bảo dưỡng (công ty cao su Krongbuk, Chưprông).
Giao thông nội vùng: trừ các công ty ở miền Đông Nam Bộ được thừa hưởng mạng lưới của đồn điền cao su cũ của Pháp thì các công ty đều phải tự xây dựng hệ thống giao thông liện nông trường, từ nông trường đến đội sản xuất và điểm dân cư.
Thông tin liên lạc: đã hình thành mạng lưới liện lạc hữu tuyến trong cả nước tuy nhiên hiệu năng sử dụng còn hạn chế, nhất là vào mùa mưa bão. Hiện nay đã trang bị thêm hệ thống liên lạc vô tuyến.
Về mặt điện nước thì hầu hết các công ty đều phải sử dụng mạng điện Điesel và các công ty phải tự đầu tư hoàn toàn về đường cung cấp nước.
Các cơ sở phúc lợi công cộng: ngoài các đợn vị có trụ sở đóng tại các thị trấn, huyện, thị xã có thể sử dụng các công trình phúc lợi công cộng của địa phương số còn lại phải tự đầu tư để đảm bảo nhu cầu cho người lao động.
Hàng năm ngành cao su đều tự phải dành một số vốn để đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng ngành do hầu hết các địa phương, vùng không đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho ngành cao su.
Như vậy, về mặt cơ sỏ hạ tầng cho phát triển ngành cao su hiện nay vẫn chưa thực sự hiệu quả và chưa thực sự trở thành thế mạnh của ngành.
- Về mặt lao động lành nghề: Ngành cao su đòi hỏi một lượng nhân công khá lớn phục vụ trong ngành từ khâu lao động phục vụ vườn cây cho đến khâu khai thác, chế biến. Đặc biệt là trong khâu chăm sóc và khai thác cao su đòi hỏi lượng nhân công lớn và yêu cầu trình độ chuyên môn không quá cao, có thể học nghề trong thời gian ngắn là có thể làm được công việc. Do vậy, không quá ảnh hưởng tới công việc thu hoạch trong ngành. Khó khăn về lao động trong các khâu này chủ yếu là việc đào tạo nhân công lao động là người dân tộc thiểu số có phức tạp và mất nhiều thời gian hơn so với việc đào tạo người Kinh.
Tuy nhiên, trong lĩnh vực chế biến cao su trở thành nguyên liệu để phục vụ cho sản xuất và xuất khẩu thì lao động lại là vấn đề đáng quan tâm. Các cơ sở chế biến yêu cầu về việc am hiểu kỹ thuật và trình độ chuyên môn nhất định trong việc đảm bảo quy trình sản xuất cũng như vận hành máy móc thiết bị kỹ thuật cao. Trong khi đó lao động lại chủ yếu là người dân tộc thiểu số, người Kinh chưa có trình độ tay nghề, được đào tạo tại chỗ sau đó làm việc.
Do vậy, trình độ nhân công lành nghề còn thấp là một hạn chế trong sự phát triển của ngành cao su Việt Nam.
- Về mặt các phương tiện nghiên cứư và kỹ năng công nghệ: Về các mặt này hiện nay ta đã có Viện nghiên cứu cao su Việt Nam thực hiện việc nghiên cứu tạo ra nhưng giống cao su mới cho năng suất cao và chất lượng tốt, giúp cao su Việt Nam không thua kém các nước hàng đầu Thế giới về năng suất và chất lượng mủ cao su. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu quy trình kỹ thuật công nghệ giúp chúng ta sản xuất ra các loại mủ cao su chất lượng cao, phù hợp với yêu cầu hiện nay của Thế giới.
- Về mặt trình độ quản lý: Đặc điểm nổi bật của ngành cao su hiện nay là hơn 90% diện tích cao su hiện có là thuộc sở hữu Nhà nước, còn lại là thuộc sở hữu tư nhân vì vậy hình thức tổ chức hiện nay là các nông trường hợac là các đội sản xuất đối với một số công ty cao su Tây Nguyên.
Để thực hiện việc chỉ đạo và tổ chức sản xuất trong ngành cao su thì Nhà nước đã lập ra Ban cao su Nam Bộ (năm 1972) đến nay là Tập đoàn cao su Việt Nam.
Tập đoàn cao su Việt Nam hoạt động theo phương pháp kinh doanh, có tư cách pháp nhân. Có nhiệm vụ như sau:
Trồng mới, chăm sóc, khai thác sản xuất và chế biến mủ cao su, sản phẩm, gỗ và hạt cao su, thu mua nguyên liệu để xuất khẩu và tiêu dung trong nước.
trực tiếp giao dịch và ký hợp đồng vay vốn, liên doanh với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước để phát triển ngành cao su.
Trực tiếp nhập khẩu các loại vật tư, thiết bị, hàng hoá phục vụ cho nhu cầu sản xuất và đời sống.
Tập đoàn cao su được thành lập trên cơ sở các đơn vị thành viên đều là những công ty trực thuộc Tổng cục cao su hoặc Tổng công ty cao su trước đó nên giữa Tập đoàn với các đơn vị thành viên và giữa các đơn vị thà
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Định hướng chiến lược phát triển ngành cao su Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020.doc