MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU. 1
hương 1
.
C : CƠSỞLÝ LUẬN VỀCHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU . 4
1.1- Cơsởlý luận của chiến lược phát triển ngoại thương . 4
1.1.1. Khái niệm vềchiến lược phát triển ngoại thương. 4
1.1.2. Các loại hình chiến lược ngoại thương . 4
1.2- Những vấn đềcơbản của chiến lược xuất khẩu. 6
1.2.1. Nhiệm vụvà vai trò của xuất khẩu đối với quá trình phát triển kinh tế. . 6
1.2.1.1. Nhiệm vụcủa xuất khẩu . 6
1.2.1.2. Vai trò của xuất khẩu . . 7
1.2.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến việv lựa chọn chiến lược xuất khẩu . 9
1.2.2.1. Đặc điểm thịtrường . 9
1.2.2.2. Đặc điểm sản phẩm . . 9
1.2.2.3. Đặc điểm khách hàng . .9
1.2.2.4. Đặc điểm môi giới. 9
1.2.2.5. Tiềm lực của doanh nghiệp . 10
1.3- Tổng quan vềtình hình xuất khẩu nông sản tại Thành phốHồChí Minh. 10
1.3.1. Kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn Thành phốHồChí Minh. 10
1.3.2. Các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủyếu của Thành phốHồChí Minh. 12
1.3.3. Thịtrường xuất khẩu nông sản của Thành phốHồChí Minh . 13
Chương 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA TỔNG
CÔNG TY NÔNG NGHIỆP SÀI GÒN.
2.1. Giới thiệu sơlược Tổng công ty Nông Nghiệp Sài Gòn. 17
. 17
2.1.3. Cơcấu tổchức quản lý. 19
2.1.1. Lịch sửhình thành. 17
2.1.2. Chức năng nhiệm vụ. 18
3
2.1.4. Tình hình xuất khẩu trong thời gian từnăm 2002 đến năm 2006. 19
2.2. Phân tích thực trạng xuất khẩu nông sản tại Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn. 22
2.2.1 Phân tích theo thịtrường. 22
2.2.2 Phân tích theo cơcấu mặt hàng. 24
2.2.3. Phân tích theo giá cả. 25
2.2.4. Phân tích theo giá trị. . 27
2.2.5. Phân tích môi trường cạnh tranh. 29
2.3. Đánh giá chung tình hình xuất khẩu nông sản của Tổng công ty Nông nghiệp Sài
Gòn. 29
2.3.1.Những cơhội. 3
2.3.2 Những thách thức. 31
0
2.3.3.Những điểm mạnh. 33
2.3.4.Những điểm yếu . 34
2.4. Ma trận SWOT. 37
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA TỔNG
CÔNG TY NÔNG NGHIỆP SÀI GÒN ĐẾN NĂM 2015. 39
3.1. Quan điểm phát triển trong định hướng xuất khẩu hàng nông sản.
3.1.1. Quan điểm thứnhất. 40
40
. 43
3.1.2. Quan điểm thứhai. 40
3.1.3. Quan điểm thứba . 41
3.1.4. Quan điểm thứtư. 41
3.2. Định hướng phát triển chung của nông sản xuất khẩu Việt Nam đến năm 2015. 42
3.3. Mục tiêu và định hướng phát triển xuất khẩu nông sản tại Tổng công ty Nông
Nghiệp Sài Gòn đến năm 2015 .43
3.3.1. Dựbáo nhu cầu nhập khẩu nông sản của Thếgiới .
3.3.1.1. Mặt hàng gạo. 43
3.3.1.2. Mặt hàng cà phê. . 45
3.3.1.3. Mặt hàng rau quả. 46
3.3.1.4. Nông sản khác ( hạt tiêu, điều, .) . 48
3.3.2. Mục tiêu và định hướng phát triển xuất khẩu nông sản tại Tổng công ty Nông nghiệp
Sài Gòn đến năm 2015 . 50
4
3.3.2.1. Vềkim ngạch xuất khẩu nông sản . 51
3.3.2.2. Vềthịtrường xuất khẩu nông sản . 51
61
3.3.2.3. Vềcơcấu nông sản xuất khẩu. 53
3.3.2.4. Vềgiá xuất khẩu . 55
3.4. Giải pháp và kiến nghịthực hiện chiến lược xuất khẩu nông sản đến năm 2015. 55
3.4.1. Các giải pháp chủyếu . 55
3.4.1.1. Tăng cường công tác tổchức thu mua tạo nguồn hàng xuất khẩu . 55
3.4.1.2. Phát triển mởrộng đầu ra cho xuất khẩu nông sản . 57
3.4.1.3. Tổchức sắp xếp lại doanh nghiệp. 58
3.4.1.4. Xây dựng chiến lược kinh doanh . . 59
3.4.1.5. Tập trung phát triển sản phẩm có lợi thế, tổchức tốt khâu gia công, chếbiến, bảo
quản đểnâng cao chất lượng hàng xuất khẩu . 60
3.4.1.6. Tổchức tốt công tác xúc tiến thương mại.
3.4.1.7. Xây dựng giá xuất khẩu cạnh tranh. 62
3.4.1.8. Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm. 63
3.4.2. Các kiến nghị đối với cơquan Nhà nước, các tổchức, hiệp hội . 65
3.4.2.1. Các kiến nghị đối với cơquan Nhà Nước . 65
3.4.2.2. Các kiến nghị đối với các tổchức, hiệp hội . 67
KẾT LUẬN. 69
79 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3314 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Định hướng chiến lược xuất khẩu nông sản của Tổng Công ty nông nghiệp Sài Gòn đến năm 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phẩm phải đạt yêu cầu chất lượng cao do
một số nước hiện nay đặt ra các hàng rào kỹ thuật về giá, hàm lượng chất kháng
sinh, tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm … ngày càng khắt khe hơn trong khi hàng nông
sản rất nhanh giảm chất lượng, khó đa dạng về mẫu mã, khó xây dựng thương hiệu
riêng cho hàng xuất khẩu.
Bảng 12: So sánh kim ngạch xuất khẩu nông sản của Thành phố Hồ Chí
Minh và Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn năm 2006
ĐVT: Lượng : tấn Trị giá : USD
Thành phố Hồ Chí Minh Tổng công ty Tỷ trọng (%) Tên hàng
Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá
Gạo 1.932.194 541.649.041 18.369 4.665.805 0,95 0,86
Cà phê 2.080.718 113.573.840 1.239 1.398.850 0,06 1,23
Hạt điều 46.317 67.472.013 694 2.933.832 1,50 4,35
Chè 251.662 11.420.913 - - - -
Hạt tiêu 64.875 61.007.569 72,3 110.426 0,11 0,18
Quế 299 113.740 - - - -
Đậu phộng 6.618 1.302.927 - - - -
Hàng rau quả 5.342 85.782.674 600 658.078 11 0,77
( Nguồn : - Báo cáo cục Hải quan TP HCM năm 2006
- Báo cáo của Tổng công ty năm 2006)
2.2.5. Phân tích môi trường cạnh tranh:
36
* Đối với thị trường thế giới :
Yêu cầu hội nhập vào các tổ chức thương mại quốc tế và kinh tế khu vực
đang có dấu hiệu phục hồi tuy có tác động đến xuất khẩu và đầu tư nhưng sẽ tạo ra
sự cạnh tranh xuất khẩu ngày càng gay gắt hơn nhất là các sản phẩm cùng ngành
hàng.
Những mặt hàng nông sản là những mặt hàng mang tính cạnh tranh cao trên
thị trường quốc tế, lượng cung lớn hơn lượng cầu làm giá cả thấp. Bên cạnh đó, khả
năng cạnh tranh hàng nông sản của Tổng công ty còn hạn chế. Đây cũng là tình
trạng chung của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam do chưa đầu tư đúng mức
vào chiến lược tiếp thị hỗn hợp.
* Đối với thị trường trong nước:
Áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt và quyết liệt nhất là đối với các đơn vị
có vốn đầu tư 100% nước ngoài đã ảnh hưởng lớn đến các ngành hàng kinh doanh
xuất nhập khẩu của Tổng công ty.
Khả năng cạnh tranh của Tổng công ty đối với các doanh nghiệp xuất khẩu
nông sản trong nước còn thấp. Nguồn hàng xuất khẩu của Tổng công ty chủ yếu là
thu mua lẻ tẻ, manh mún, chưa có chân hàng ổn định. Kinh nghiệm tìm kiếm, mở
rộng thị trường xuất khẩu nông sản còn non yếu, đang phải cạnh tranh gay gắt với
các nước trong khu vực vốn đã có uy tín và chiếm lĩnh thị trường từ nhiều năm nay.
2.3. Đánh giá chung tình hình xuất khẩu nông sản của Tổng công ty Nông
nghiệp Sài Gòn
Hoạt động xuất khẩu nông sản của Tổng công ty trong những năm qua có
mức tăng trưởng nhưng vẫn chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với TPHCM và cả nước. Mặt
hàng nông sản xuất khẩu không ổn định qua các năm. Phần lớn sản phẩm nông
nghiệp xuất khẩu dưới dạng thô, ít qua chế biến. Mặt khác, Tổng công ty cũng bị
cạnh tranh gay gắt bởi các doanh nghiệp thuộc các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long
và cả nước.
2.3.1. Những cơ hội (Opportunities):
37
Việt Nam rất có lợi thế trong xuất khẩu nông sản do có khí hậu nhiệt đới
mưa nắng điều hòa thuận lợi phát triển nông sản nhiệt đới xuất khẩu. Đặc biệt đối
với vùng đồng bằng Sông Cửu Long, thời tiết luôn luôn mưa thuận gió hòa, đất đai
có độ màu mỡ cao. Lực lượng lao động dồi dào, dân số trên 80 triệu dân với gần 42
triệu người trong độ tuổi lao động.
Mặc dù Việt Nam là nước đang phát triển ở trình độ thấp, nền kinh tế đang
trong quá trình chuyển đổi nhưng nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng (70%
dân số Việt Nam vẫn sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp). Chính sách đổi mới của
Đảng và Nhà nước nhất là lĩnh vực nông nghiệp đã đi vào cuộc sống nông thôn, tạo
nên động lực đánh thức tiềm năng của nền kinh tế nước ta nói chung và sản xuất lúa
gạo nói riêng, đưa sản lượng lương thực không ngừng gia tăng.
Việt Nam có quan hệ thương mại với trên 130 quốc gia, ký kết hơn 100 hiệp
định thương mại song phương và đa phương trong đó có các hiệp định quan trọng
như: các hiệp định của ASEAN nhằm thực hiện AFTA, hiệp định APEC, hiệp định
thương mại Việt _ Mỹ. Đặc biệt ngày 6/11/2006, Việt Nam chính thức thành là viên
thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới (WTO). Hội nhập kinh tế quốc tế sẽ tạo ra
nhiều cơ hội cho sự phát triển nhanh và mạnh nền kinh tế của nước ta. Thị trường
được mở rộng. Các doanh nghiệp nói chung sẽ có điều kiện chủ động tham gia
chính sách thương mại toàn cầu, những phân biệt đối xử như hạn ngạch, rào cản
được bãi bỏ, các ưu đãi thuế quan đối với hàng nông sản được thực hiện để phát
triển kinh tế, thương mại; hệ thống luật pháp minh bạch, rõ ràng, dễ thu hút các nhà
đầu tư trong nước, ngoài nước tạo điều kiện để phát huy thế mạnh vốn có của các
doanh nghiệp.
Đầu tư nước ngoài sẽ gia tăng trong lĩnh vực nông nghiệp để sơ chế hoặc chế
biến nông sản, sản xuất ra những sản phẩm nông nghiệp độc đáo. Các doanh nghiệp
có nhiều cơ hội đổi mới công nghệ sản xuất, chế biến nông sản, tăng sức cạnh tranh,
tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn.
Bước vào hội nhập, nông nghiệp có nhiều thuận lợi cả trong và ngoài nước.
Nhà nước đẩy mạnh chế độ tự do hóa sản xuất và kinh doanh hàng nông sản, tự do
hóa xuất khẩu, lưu thông, tiêu thụ, xóa bỏ độc quyền. Nhà nước có nhiều chính sách
38
hỗ trợ, khuyến khích sản xuất, kinh doanh, giảm thuế. Nhiều nước ưa chuộng hàng
nông sản Việt Nam vì vừa rẻ, vừa dần dần đáp ứng các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn
thực phẩm, môi trường, chất lượng.
Trong các mặt hàng nông sản xuất khẩu, gạo là sản phẩm chủ yếu của nền
nông nghiệp Việt Nam nói chung và của Tổng công ty nói riêng. Từ năm 2001, Nhà
nước ta đã bỏ hạn ngạch xuất khẩu gạo và không quy định đầu mối xuất khẩu gạo
mà để cho các thành phần kinh tế tham gia xuất khẩu gạo. Cơ chế này tạo ra môi
trường kinh doanh thuận lợi mang tính bình đẳng giúp cho hoạt động xuất khẩu
gạo tăng trưởng ổn định.
2.3.2. Những thách thức (Threats):
Thách thức lớn nhất hiện nay đối với nền kinh tế Việt Nam trong tiến trình
hội nhập như đánh giá của Thủ tướng Phan Văn Khải đó là sức cạnh tranh của sản
phẩm Việt Nam nói chung kém và hiệu quả kinh tế chưa cao do chất lượng nông
sản của chúng ta chưa thật sự ổn định, giá thành sản xuất vẫn còn cao so với thế
giới; cộng thêm chi phí trung gian khá cao làm cho khả năng cạnh tranh về giá của
nông sản Việt Nam bị giảm sút.
Nền nông nghiệp còn lạc hậu, năng suất thấp, sản phẩm còn kém chất lượng,
chi phí cao, nhất là về chế biến. Ruộng đất còn manh mún, kỹ thuật canh tác còn lạc
hậu dẫn đến nguồn hàng nông nghiệp nhỏ, phân tán, không tạo điều kiện phát triển
sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Trong sản xuất nông nghiệp chưa áp dụng các công
nghệ cao, nên chưa tạo ra sức cạnh tranh lớn cho doanh nghiệp xuất khẩu. Mô hình
tổ chức quản lý theo hướng thị trường, cũng như thông tin về thị trường hầu như rất
hiếm hoi, dẫn đến sự chậm chạp về xúc tiến xuất khẩu hàng nông sản.
Hội nhập kinh tế đã có tác động tích cực đối với cơ cấu hàng xuất khẩu. Đối
với hàng nông sản sẽ giảm tỷ trọng xuất khẩu dưới dạng thô và sơ chế.
Khi gia nhập WTO, trước hết Việt Nam phải mở cửa cho hàng ngoại vào.
Như vậy, nông sản Việt Nam sẽ phải cạnh tranh vừa ở sân nhà vừa ở thị trường
quốc tế vì hàng hóa, dịch vụ của các nước trong tổ chức này cũng sẽ nhanh chóng
vào thị trường Việt Nam. Báo cáo của Tổ chức nông lương quốc tế FAO (2003) cho
39
biết chỉ riêng khu vực Châu Á, đã có gần 1 tỷ tấn nông sản đang chờ để cạnh tranh
một khi Việt Nam mở cửa.
Các loại hình tài trợ xuất khẩu thực hiện trước nay của Việt Nam đều thuộc
loại tài trợ bị cấm (đèn đỏ) mà theo cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO loại
tài trợ bị cấm này phải bỏ ngay khi gia nhập WTO: cho vay vốn ưu đãi để thu mua
hàng hóa xuất khẩu, thuế nhập khẩu đánh thấp khi xuất khẩu nhiều; thưởng xuất
khẩu; bù lỗ cho xuất khẩu,….Từ năm 2007, chính phủ Việt Nam sẽ xóa bỏ cơ chế
thưởng xuất khẩu.
Về vấn đề trợ cấp xuất khẩu nông sản sẽ bị loại bỏ. Việt Nam cam kết loại
bỏ trợ cấp xuất khẩu nông sản (với cà phê, loại bỏ ngay sau khi gia nhập và trong
vòng ba năm sau khi gia nhập đối với các sản phẩm khác).
Những mặt hàng nông sản của Việt Nam chịu sự kiểm soát chặt chẽ bởi các
qui định kỹ thuật ở các nước nhập khẩu. Do đó, đòi hỏi về an toàn và chất lượng
ngày càng gay gắt hơn.
Thị trường nhập khẩu nông sản của thế giới rất khổng lồ với hơn 5 tỉ người
tiêu thụ và kim ngạch nhập khẩu trị giá trên 635 tỷ USD/năm (nguồn FAO,
http:/unstats.un.org/unsd/default.htp) nhưng đồng thời Việt Nam phải đối diện ngay
với bốn luật chơi cực kỳ khó khăn. Đó là:
¾ Luật chơi về an toàn thực phẩm: suốt trong quá trình sản xuất, trái cây và rau
quả Việt Nam phải có chứng chỉ “nông nghiệp an toàn” hay “nông nghiệp tốt”
(GAP – Good Agriculture Practices) để chứng minh mặt hàng này luôn an toàn vệ
sinh.
¾ Luật chơi về chất lượng: nông sản Việt Nam phải cần rất nhiều chứng chỉ để
chứng minh mặt hàng có giá trị cao và bổ dưỡng.
¾ Luật chơi về số lượng: lượng hàng hóa lưu hành trong thị trường nông sản
thế giới ngày nay vừa lớn về số, vừa đồng bộ và chính xác về thời gian giao hàng.
¾ Luật chơi về giá cả: để yểm trợ cho cạnh tranh, giá cả trở nên một yếu tố
quyết định. Doanh nghiệp xuất khẩu phải quan tâm đến vấn đề này để mặt hàng
luôn có giá rẻ - vốn là lợi thế của Việt Nam trong mấy năm qua.
40
Tuy khí hậu nhiệt đới là một ưu đãi lớn của thiên nhiên nhưng chúng ta phải
thường xuyên đối đầu với lụt lũ, hạn hán, sâu bọ phá hoại do đó nông nghiệp luôn
bị một sự đe dọa nặng nề không thể dự đoán trước được. Hơn nữa điều kiện sinh
thái, môi trường ngày càng xấu, làm ảnh hưởng đến khí hậu thời tiết. Lũ lụt, mưa
bão, hạn hán ngày càng thường xuyên và trầm trọng hơn dẫn đến việc hạn chế tốc
độ gia tăng sản lượng nông sản.
Cơ sở hạ tầng: đường sá, cầu cống, cảng, sân bay tuy có phát triển, được
nâng cấp nhưng chưa đáp ứng yêu cầu của sự phát triển.
Áp lực từ đối thủ cạnh tranh như Thái Lan với những lợi thế về gạo chất
lượng cao, nhiều bạn hàng truyền thống và thị trường ổn định, tích lũy được nhiều
kinh nghiệm trên thị trường lúa gạo.
2.3.3. Những mặt mạnh ( Strengths):
Là Tổng công ty Nhà nước chuyên ngành nông nghiệp. Khi chuyển sang mô
hình công ty mẹ - công ty con, một tập đoàn kinh tế với tiềm lực tài chính mạnh
hơn, Tổng công ty với chức năng nhiệm vụ là công ty mẹ, tiếp tục xác định và đặt
mục tiêu trọng tâm vào xuất khẩu nông sản, coi đây là một trong hai ngành có thế
mạnh và tạo nguồn thu chủ yếu cho Tổng công ty.
Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn luôn luôn phối hợp và khai thác vai trò
của các thương vụ, đại diện thương mại của Việt Nam tại nước ngoài để tìm kiếm,
mở rộng thị trường xuất khẩu. Hơn 10 năm qua, Tổng công ty đã tạo được mối quan
hệ làm ăn với nhiều nước; đặc biệt đã bắt đầu thâm nhập vào những thị trường khó
tính nhưng đầy tiềm năng và có khả năng tài chính cao như Pháp, Nhật, Mỹ,…. Dần
dần uy tín trong hoạt động xuất khẩu của Tổng công ty được nâng cao, thuận lợi
trong quan hệ làm ăn buôn bán trong tương lai.
Các loại nông sản xuất khẩu của Tổng công ty nói riêng và của TP HCM nói
chung đều là những mặt hàng có ưu thế trong xuất khẩu của cả nước; có thuế suất
rất thấp hoặc miễn thuế suất, đặc biệt sau khi gia nhập WTO, các mặt hàng nông
sản xuất khẩu sẽ được giảm thuế quan.
41
Mặc dù kim ngạch nông sản xuất khẩu của Tổng công ty còn ở mức rất
khiêm tốn, song các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Tổng công ty cũng khá đa
dạng, phong phú đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu theo phương thức tự doanh hay
ủy thác cũng như đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn nằm trong địa bàn TP HCM, dù không
có lợi thế trong sản xuất nông nghiệp nhưng lại có lợi thế trong các hoạt động dịch
vụ thương mại. TP HCM là khu vực kinh tế phát triển năng động nhất, kết nối với
vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) - vùng trọng điểm lương thực – thực
phẩm và vùng Đông Nam bộ hình thành vùng phát triển kinh tế trọng điểm, thúc
đẩy quá trình CNH, HĐH khu vực. TP HCM đã, đang và sẽ là một trung tâm nhiều
chức năng về kinh tế, thương mại tài chính, công nghiệp, du lịch và giao lưu quốc
tế, văn hóa, khoa học, giáo dục, y tế, là đầu mối giao thông của khu vực phía Nam
và cả nước. Do đó, hàng hóa nông sản thực phẩm từ ĐBSCL và các vùng Nam
Trung bộ và Tây Nguyên được tiêu thụ phần lớn ở Thành phố Hồ Chí Minh.
2.3.4. Những mặt yếu ( Weakness):
Lãnh đạo Tổng Công ty có nhiều thay đổi, trong đó cùng lúc phải thực hiện
các chương trình đổi mới sắp xếp doanh nghiệp, nghiên cứu giống cây con, di dời
địa điểm… nên ảnh hưởng lớn đến quá trình lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành sản
xuất kinh doanh của Tổng công ty .
Là doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và dịch vụ sản phẩm chủ yếu về nông
nghiệp nên chịu nhiều rủi ro về thời tiết, thiên tai, dịch bệnh luôn diễn biến phức
tạp, giá cả, thị trường nông sản phẩm không ổn định… tạo sự bất ổn trong sản xuất
kinh doanh.
Công tác xúc tiến thương mại, khả năng tiếp thị, quảng bá, xây dựng thương
hiệu, nhãn hiệu sản phẩm ... và công tác đầu tư đổi mới công nghệ, ứng dụng tiến
bộ khoa học kỹ thuật để tạo ra sản phẩm mới có sức cạnh tranh chưa đáp ứng kịp
theo yêu cầu diễn biến của thị trường. Công tác tiếp thị còn yếu kém, kinh phí cho
hoạt động tiếp thị chưa được quan tâm đúng mức. Thị trường tiêu thụ hạn chế, thiếu
ổn định. Mặt khác, Tổng công ty chưa có chiến lược phát triển sản phẩm, chưa đầu
42
tư đúng mức trong việc phát triển và mở rộng thị trường tiêu thụ, chủ yếu chạy theo
lợi nhuận thời vụ, chưa nắm chắc thị hiếu người tiêu dùng, chưa tạo được bạn hàng
lớn và ổn định lâu dài.
Nông sản xuất khẩu của Tổng công ty cũng như các doanh nghiệp Việt Nam
thường chưa phản ánh được đầy đủ những thông tin cần thiết về sản phẩm, như: tên
gọi sản phẩm, bao bì, nhãn hiệu,…. Điều này làm cho sản phẩm của Tổng công ty
không gây được ấn tượng mạnh cho người tiêu dùng. Chưa tổ chức được hệ thống
thu thập thông tin phản hồi kịp thời từ người tiêu thụ và thị trường nước ngoài. Hoạt
động kinh doanh xuất nhập khẩu còn hạn chế nên hầu hết các công ty nước ngoài
tìm đến ta hơn là ta tìm đến họ.
Trình độ cán bộ quản lý trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu còn hạn
chế, thiếu đội ngũ chuyên viên dự báo về thị trường ảnh hưởng đến công tác đẩy
mạnh hoạt động xuất khẩu của Tổng công ty.
Giá xuất khẩu các mặt hàng nông sản rất bấp bênh, lúc tăng lúc giảm, tác
động mạnh đến kinh doanh trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, Tổng công ty chưa
có kinh nghiệm dự đoán sự biến động về giá cả, chưa bám sát giá cả trên thị trường
nông sản nên giá bán thường thấp hơn so với giá cùng loại của các mặt hàng nông
sản trên thị trường các nước khác.
Nguồn nguyên liệu cho nhiều mặt hàng xuất khẩu vẫn chưa ổn định và mang
tính phụ thuộc các tỉnh lân cận. Tổ chức chân hàng gạo xuất khẩu bị cắt khúc, qua
nhiều khâu trung gian nên giá thành xuất khẩu còn cao; vì thế lợi luận thu được
trong xuất khẩu giảm; chất lượng hàng xuất khẩu còn thấp và chưa ổn định.
Tổng công ty nói riêng và các doanh nghiệp Việt Nam nói chung chưa có
kinh nghiệm về hệ thống pháp luật và kinh doanh quốc tế như kinh nghiệm giải
quyết tranh chấp thương mại quốc tế, kỹ năng sử dụng các công cụ pháp lý, hệ
thống hỗ trợ pháp luật.
Bên cạnh đó, khi ký hợp đồng thu mua, Tổng công ty phải ứng trước một số
tiền nhất định, khoảng 80% - 90% trị giá hợp đồng. Với sự biến động giá nông sản
liên tục do những yếu tố khách quan và chủ quan, nếu đơn vị thu mua không thực
43
hiện hợp đồng, Tổng công ty sẽ bị chiếm dụng mất phần tiền ứng trước, đồng thời
ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng nước ngoài.
Tình trạng thiếu vốn kinh doanh là vấn đề chung của các công ty xuất nhập
khẩu. Do đó, khả năng đầu tư chiều sâu vào sản xuất và công nghệ chế biến cũng
như việc tạo chân hàng xuất khẩu ổn định của Tổng công ty bị hạn chế.
Từ những nhận định mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội và thách thức, chúng ta có
thể tổng hợp thông qua công cụ ma trận SWOT để xây dựng các phương án chiến
lược nhằm hoạch định chiến lược xuất khẩu nông sản của Tổng công ty từ nay cho
đến năm 2015.
44
2.4. Ma trận SWOT
SWOT
O: Những cơ hội
1. Nhu cầu lương thực thế giới vẫn gia
tăng.
2. Việt Nam có nhiều lợi thế xuất khẩu
nông sản.
3. Nền kinh tế – chính trị trong nước
đang ổn định và phát triển.
4. Chính sách kinh tế mở hướng vào
xuất khẩu khuyến khích phát triển
nông nghiệp.
5. Hội nhập kinh tế quốc tế tạo nhiều
cơ hội trong lĩnh vực nông nghiệp.
6. Nhiều hiệp hội ngành hàng nông
nghiệp tạo mối liên kết các doanh
nghiệp trong xuất khẩu nông sản.
T: Những nguy cơ
1. Chính sách quản lý xuất khẩu ở
tầm vĩ mô Nhà nước chưa đồng
bộ.
2. Thách thức của hội nhập kinh tế
quốc tế, áp lực cạnh tranh rất gay
gắt trong và ngoài nước.
3. Tài trợ xuất khẩu trực tiếp sẽ bị
loại bỏ.
4. Rủi ro của ngành cao do giá cả
nông sản quốc tế bấp bênh.
5. Yêu cầu chất lượng nông sản
xuất khẩu ngày càng khắt khe.
6. Nông sản xuất khẩu dưới dạng
thô và sơ chế sẽ giảm tỷ trọng.
7. Thời tiết, thiên tai, dịch bệnh
thường xuyên, nguyên liệu trong
nước khan hiếm.
S: Những điểm mạnh
1. Là tập đoàn kinh tế chuyên ngành
nông nghiệp, xuất khẩu nông sản có
thế mạnh.
2. Quan hệ kinh tế với nhiều khách
hàng trong và ngoài nước.
3. Khai thác tốt vai trò các thương
vụ, đại diện thương mại của Việt
Nam tại nước ngoài.
4. Tạo được thị trường xuất khẩu
truyền thống, bước đầu thâm nhập
vào thị trường tiềm năng như Mỹ,
EU, Nhật,…
5. Mô hình công ty mẹ - con tạo điều
kiện phát triển hoạt động kinh doanh.
6. Nằm trong khu vực kinh tế năng
động nhất nước, gắn kết với các tỉnh
nên nguồn hàng phong phú, đa dạng.
Các chiến lược SO
1. Chiến lược phát triển thị trường
(S2, S3, S4, O1, O2, O4)
2. Chiến lược phát triển sản phẩm
(S1, S5, S6, O1, O2) .
Các chiến lược ST
1. Chiến lược phát triển sản
phẩm theo hướng đầu tư chiều
sâu, ứng dụng tiến bộ KHKT (S1,
S5, T2,T5, T6, T7 ).
2. Chiến lược giá xuất khẩu (S4,
S5, S6, T3, T4, T7)
W: Những điểm yếu
1.Bộ máy lãnh đạo thay đổi thường
xuyên.
2.Xúc tiến thương mại, marketing
còn yếu.
3. Trình độ cán bộ quản lý trong lĩnh
vực xuất nhập khẩu còn hạn chế.
4. Thiếu vốn kinh doanh nên hạn chế
đầu tư công nghệ tạo ra sản phẩm
cạnh tranh.
5. Chưa gắn kết các đơn vị phụ thuộc
thành một khối thống nhất.
6 Thông tin thị trường còn yếu, thiếu
kinh nghiệm về hệ thống pháp luật và
kinh doanh quốc tế.
7. Chưa có chân hàng ổn định.
Các chiến lược WO
1. Chiến lược phát triển sản phẩm
theo hướng đa dạng hóa sản phẩm
(W6, W7, O1, O2, O6).
Các chiến lược WT
1. Chiến lược thâm nhập thị
trường (W2, W6, T2, T5)
2. Chiến lược marketing xuất
khẩu (W2, W4, T2, T5, T6).
45
TÓM TẮT CHƯƠNG 2:
Tốc độ xuất khẩu nông sản của Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn trong 5
năm qua (2002-2006) nhìn chung tăng trưởng không ổn định do chịu nhiều yếu tố
rủi ro như thời tiết, dịch bệnh, những rào cản kỹ thuật khắt khe,…. Tuy nhiên, với
những nỗ lực để khẳng định thế mạnh của Tổng công ty trong ngành nông nghiệp,
thời gian qua Tổng công ty đã duy trì các thị trường truyền thống và từng bước
thâm nhập các thị trường mới có sức mua cao. Mặc dù kim ngạch nông sản xuất
khẩu chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng kim ngạch xuất khẩu của Thành phố Hồ Chí Minh
song mặt hàng nông sản xuất khẩu khá đa dạng và phong phú. Giá xuất khẩu tương
đối thấp so với giá xuất khẩu bình quân của cả nước do những nguyên nhân khách
quan và chủ quan. Khả năng cạnh tranh đối với thị trường trong và ngoài nước còn
hạn chế do chưa đầu tư đúng mức vào chiến lược tiếp thị hỗn hợp.
Việc phân tích thực trạng tình hình xuất khẩu của TCT trong thời gian qua
được tổng hợp thông qua công cụ ma trận SWOT, từ đó hoạch định chiến lược xuất
khẩu nông sản của Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn trong thời gian 10 năm tới.
46
CHƯƠNG 3
ÐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU CỦA TỔNG CÔNG
TY NÔNG NGHIỆP SÀI GÒN (GIAI ÐOẠN 2006 ĐẾN 2015)
Giai đoạn 2006-2015 là giai đoạn mà nền kinh tế Việt Nam nói chung và
kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh chính thức hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế khu
vực và kinh tế thế giới. Trong đó, một trong những mục tiêu quan trọng trong kinh
tế đối ngoại của nước ta nói chung và của TP HCM là đẩy mạnh xuất khẩu, vì xuất
khẩu là yếu tố quyết định hoạt động ngoại thương, khâu quan trọng trong quan hệ
kinh tế đối ngoại. Tình hình này đặt ra cho các doanh nghiệp rất nhiều sức ép về
cạnh tranh cũng như mở ra nhiều cơ hội cho việc phát triển doanh nghiệp nhanh
hơn.
Vấn đề cốt lõi để đẩy mạnh xuất khẩu là phải tạo ra được nguồn hàng xuất
khẩu, do đó cần thiết phải xây dựng được chiến lược nguồn hàng xuất khẩu trên cơ
sở xác định cơ cấu ngành hàng hợp lý của Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn hiện
có và nhu cầu của thị trường thế giới.
Phương châm đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản là tăng dần tỷ trọng hàng
nông sản chế biến, giảm dần tỷ trọng hàng nông sản xuất khẩu dưới dạng nguyên
liệu thô chưa qua sơ chế, tăng dần giá trị hàng nông sản xuất khẩu và không ngừng
nâng cao kim ngạch xuất khẩu phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn.
Theo chiến lược tổng thể phát triển Tổng Công Ty Nông nghiệp Sài Gòn đến
năm 2015 phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu trung bình 13,6%/năm với
kim ngạch xuất khẩu đến năm 2015 đạt khoảng 67,5 triệu USD (tăng 2,6 lần so với
năm 2006). Theo định hướng đó, Tổng Công Ty Nông nghiệp Sài Gòn cần triển
khai nhiều biện pháp đến các đơn vị thành viên qua đó nhận định những thuận lợi
và khó khăn về đầu tư sản xuất, về tình hình thị trường trong và ngoài nước. Thực
hiện các chỉ tiêu trên đòi hỏi các đơn vị thành viên đẩy mạnh năng lực sản xuất, mở
47
rộng quan hệ đầu tư, đổi mới thiết bị công nghệ sản xuất hàng xuất khẩu. Bên cạnh
đó, thường xuyên nghiên cứu và đề xuất với Nhà nước những chính sách khuyến
khích xuất khẩu như: hỗ trợ thành lập các trung tâm có chức năng xúc tiến xuất
khẩu để tăng khả năng mở rộng thị trường, tiếp cận các nguồn thông tin dự báo
thương mại thị trường trong và ngoài nước cho các doanh nghiệp, đồng thời không
ngừng đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chánh của các cơ quan thương mại,
cải tiến cơ chế quản lý, điều hành xuất nhập khẩu ... của Nhà nước.
Để xây dựng một chiến lược xuất khẩu hàng nông sản hợp lý, chúng ta cần
xác định quan điểm, mục tiêu và một số định hướng xuất khẩu nông sản của Tổng
Công Ty Nông nghiệp Sài Gòn như sau:
3.1. Quan điểm phát triển trong định hướng xuất khẩu hàng nông sản.
3.1.1. Quan điểm thứ nhất: Phát triển sản xuất hàng nông sản xuất khẩu phải
bảo vệ quyền lợi của người sản xuất.
Quan điểm sản xuất nông sản - hàng hóa là tạo cho người sản xuất nông sản
không còn chịu áp đặt về kế hoạch từ trên đưa xuống (như khối lượng sản phẩm,
giá trị tổng sản lượng...). Xem người nông dân là những chủ thể sản xuất, tự bản
thân họ - thông qua những kinh nghiệm, trình độ kỹ thuật sản xuất đã được tích lũy
trong quá trình sản xuất quyết định. Quan điểm này góp phần phát huy tốt tính năng
động của các thành phần kinh tế, huy động được vốn và lao động vào sản xuất nông
sản, nơi mà nguồn lợi thu được sẽ rất lớn nhưng thiếu vốn đầu tư.
Tuy nhiên, quan điểm này còn một số hạn chế cần khắc phục là sản xuất có
lúc sẽ diễn ra tự phát, không theo một quy hoạch, kế hoạch thống nhất, dễ phá vỡ cơ
cấu sản xuất và cân bằng sinh thái trong vùng. Do đó cần có sự quản lý vĩ mô của
Nhà nước bằng cách hướng dẫn, điều tiết để sản xuất hàng nông sản nói chung phát
triển đúng hướng.
3.1.2. Quan điểm thứ hai: sản xuất và xuất khẩu nông sản phải gắn liền với
hiệu quả kinh tế - hiệu quả xã hội.
Hiệu quả là thước đo duy nhất để đi đến một quyết định có nên sản xuất hay
không, hiệu quả muốn nói ở đây là sản xuất phải có lãi thật sự, quan điểm này đòi
48
hỏi phải coi trọng việc quy hoạch cây trồng phù hợp với môi trường sinh thái và cơ
cấu cây trồng trong đó cần coi trọng yếu tố nhu cầu của thị trường .
Tuy nhiên, sự biến động về giá cả của một mặt hàng nông sản nào đó trên thị
trường, làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sẽ gây khó khăn cho công tác quản lý
vĩ mô, do vậy để nâng cao hiệu quả bền vững cho người sản xuất nông nghiệp, cần
sử dụng một số chính sách hỗ trợ phù hợp với cam kết khi gia nhập WTO.
Mặt khác, khi sản xuất hàng nông sản phát triển tất yếu sẽ làm thay đổi kết
cấu cơ sở hạ tầng như: đường sá, điện, nước, phương tiện thông tin liên lạc ... góp
phần nâng cao đời sống văn hóa cho người lao động, làm thay đổi bộ mặt nông
thôn.
3.1.3. Quan điểm thứ ba: Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu
Sản xuất hàng nông sản xuất khẩu phải phù hợp với nhu cầu thị trường trong
đó cần định hướng các vấn đề như khách hàng, giá cả, chất lượng, … để sản phẩm
xuất khẩu có thể thâm nhập tốt vào các thị thường mục tiêu. Bên cạnh đó, cùng với
quá trình toàn cầu hóa, cạnh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Định hướng chiến lược xuất khẩu nông sản của Tổng Công ty nông nghiệp Sài Gòn đến năm 2015.pdf