Giá trị đạo đức là những giá trịcốt lõi của con người. Đạo đức là một mặt quan trọng
trong bộmặt nhân cách của mỗi người bên cạnh mặt tài. Kết quả điều tra cho thấy cả10 giá
trị đạo đức đưa ra đều được sinh viên đánh giá ởmức quan trọng ( điềm trung bình >2.5).
Tuy nhiên trong 10 giá trị ấy, nổi trội hơn cảvà được sinh viên đánh giá ởmức rất quan
trọng là giá trị hiếu thảo(3.65). Có tới 96.8% sốsinh viên được khảo sát nhận định giá trị
này là quan trọng đối với cuộc sống của họ. Sự đánh giá này hoàn toàn hợp logic và đồng
nhất với sự đánh giá tầm quan trọng các giá trịnhân văn. Khi sinh viên lựa chọn các giá trị
nhân văn thì gia đình hạnh phúclà giá trịquan trọng ưu tiên số1 trong bảng xếp hạng. Như
vậy, một gia đình hạnh phúc là gia đình ở đó đạo lý làm người phải được thực thi: con cái
hiếu thảo với ông bà cha mẹ, anh em hoà thuận thương yêu nhau, lềthói gia phong được tôn
trọng.
129 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5051 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Định hướng giá trị lối sống sinh viên ở một số trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rọng của các giá trị nhân văn, gia đình hạnh phúc, sức
khoẻ và việc làm là ba giá trị được sinh viên cho là quan trọng nhất (mức rất quan trọng).
Đây là sự nhận thức rất đúng đắn và hợp lý. Trong cuộc sống, gia đình hạnh phúc (TB:
3.79) là điều mọi người đều hướng đến, đó cũng là giá trị có vị trí số 1 trong sự lựa chọn của
sinh viên. Mặc dù trong bối cảnh nền kinh tế thị trường đã và đang ảnh hưởng đến nhiều
mặt của đời sống xã hội ở Việt nam, nhưng nền tảng gia đình vẫn được coi trọng. Điều này
khẳng định vai trò quan trọng của gia đình đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi người nói
chung và của sinh viên nói riêng. Sinh viên hết sức nâng niu và trân trọng giữ gìn truyền
thống quý báu ấy.
Theo sát gia đình hạnh phúc là sức khoẻ (TB: 3.71). Trong cuộc sống nếu không có
sức khoẻ con người khó có thể sống và làm việc tốt. Đứng thứ ba là việc làm (TB: 3.52).
Cuộc sống có ý nghĩa khi con người phải lao động để thể hiện mình là một nhân cách đóng
góp cho xã hội và mang lại lợi ích cho chính bản thân.
Những giá trị tiếp theo sau đó cũng được sinh viên đặt ở vị trí cao là công lý (TB:
3.47) và hoà bình (TB: 3.36). Các giá trị tự do, tình yêu và học vấn cao đặc trưng cho lớp
người trẻ được sinh viên đánh giá ở các mức độ quan trọng khác nhau. Sinh viên là những
người trẻ hướng đến tự do, muốn có tự do để thực hiện những ước mơ hoài bão. Sinh viên
hướng đến tình yêu không những được xem xét dưới góc độ tình cảm mà còn là đạo lý của
truyền thống văn hoá dân tộc. Tình yêu tạo cho sinh viên nhân cách lành mạnh, là nguồn lực
giúp tuổi trẻ vươn lên xây dựng lối sống tốt đẹp. Giá trị học vấn cao được tiêu biểu như giá
trị của thời đại mà sinh viên hướng đến. Sinh viên luôn có nhu cầu hoàn thiện hơn vốn kiến
thức của mình. Đây cũng là điều kiện để sinh viên phát triển tài năng, thích ứng với yêu cầu
của xã hội hiện đại và yêu cầu phát triển kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ
nghĩa.
Căn cứ vào hệ thống thứ bậc lựa chọn các giá trị của sinh viên cho thấy mặc dù điểm
trung bình ở mức quan trọng nhưng một số giá trị: “địa vị xã hội”, “cái đẹp” lại nằm ở vị trí
thấp (thứ 9, 10) trong bảng xếp hạng. Một điều trùng hợp bất ngờ khi chúng tôi đối chiếu
kết qủa này với kết quả điều tra của nhóm nghiên cứu trong đề tài mã số KX – 07 – 04, thứ
bậc giá trị địa vị xã hội cũng được sinh viên xếp ở vị trí thứ 9. Cái đẹp là giá trị đứng ở vị trí
cuối cùng trong bảng xếp hạng (vị trí thứ 10). Lẽ ra, sinh viên là những người đang ở vào
tuổi đẹp nhất thì nhu cầu về cái đẹp cũng như sự cảm thụ về cái đẹp cũng phải cao. Đây là
khía cạnh đáng lưu ý trong quá trình giáo dục toàn diện các mặt cho học sinh, sinh viên đặc
biệt là mặt “thẩm mỹ”.
Nhìn chung, sự đánh giá của sinh viên về mức độ quan trọng của các giá trị nhân văn
là tương đối phù hợp và đúng đắn. Đối chiếu với kết quả nghiên cứu của một số công trình
nghiên cứu KX – 04 – 07, KX – 04 – 09, có sự trùng hợp những đặc trưng định hướng giá
trị của sinh viên: việc làm và lập nghiệp, học vấn và tài năng, tình yêu và gia đình hạnh
phúc. Như vậy, đối với sinh viên, gia đình hoà thuận, hạnh phúc, có sức khoẻ, có việc làm là
những điều kiện cơ bản nhất để lập thân, lập nghiệp đóng góp sự phát triển của chính bản
thân, gia đình và xã hội.
3.2.1.2. Nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của các giá trị đạo đức
Bảng 3.4: Đánh giá của sinh viên về tầm quan trọng của các giá trị đạo đức
Rất quan trọng và
quan trọng
Các giá trị
Tần số %
Trung bình Thứ hạng
Hiếu thảo 574 96.8 3.65 1
Có trách nhiệm 562 84.5 3.42 2
Chung thuỷ trong tình yêu 518 87.2 3.31 3
Trung thực 523 87.7 3.25 4
Biết ơn 533 89.5 3.22 5
Nhân ái 501 84.2 3.12 6
Cảm thông 457 76.8 2.97 7
Độ lượng 407 69.0 2.85 8
Biết hy sinh 374 62.9 2.77 9
Cao thượng 344 57.9 2.67 10
Giá trị đạo đức là những giá trị cốt lõi của con người. Đạo đức là một mặt quan trọng
trong bộ mặt nhân cách của mỗi người bên cạnh mặt tài. Kết quả điều tra cho thấy cả 10 giá
trị đạo đức đưa ra đều được sinh viên đánh giá ở mức quan trọng ( điềm trung bình >2.5).
Tuy nhiên trong 10 giá trị ấy, nổi trội hơn cả và được sinh viên đánh giá ở mức rất quan
trọng là giá trị hiếu thảo (3.65). Có tới 96.8% số sinh viên được khảo sát nhận định giá trị
này là quan trọng đối với cuộc sống của họ. Sự đánh giá này hoàn toàn hợp logic và đồng
nhất với sự đánh giá tầm quan trọng các giá trị nhân văn. Khi sinh viên lựa chọn các giá trị
nhân văn thì gia đình hạnh phúc là giá trị quan trọng ưu tiên số 1 trong bảng xếp hạng. Như
vậy, một gia đình hạnh phúc là gia đình ở đó đạo lý làm người phải được thực thi: con cái
hiếu thảo với ông bà cha mẹ, anh em hoà thuận thương yêu nhau, lề thói gia phong được tôn
trọng.
Bên cạnh đó, những giá trị chuẩn mực đạo đức trong mối quan hệ giữa con người với
con người được sinh viên đánh giá khá cao. Có trách nhiệm (TB: 3.42) là giá trị quan trọng
đứng thứ hai ngay sau giá trị hiếu thảo. Mỗi người trong xã hội đều phải sống có trách
nhiệm với chính bản thân mình và với những người xung quanh. Sinh viên luôn ý thức được
điều đó. Chung thuỷ trong tình yêu (TB: 3.31) cũng là một tiêu chí được sinh viên cho là
quan trọng khi đánh giá về mặt đạo đức của con người.
Ở các mức độ quan trọng khác nhau, các tiêu chí giúp tạo nên cốt cách con người vẫn
được sinh viên đề cao: trung thực (TB: 3.25), biết ơn (TB: 3.22) và nhân ái (TB: 3.12).
Như vậy, nhận thức của sinh viên về các giá trị trị đạo đức rất phù hợp và đúng đắn.
Khi đề cập đến nhân cách của sinh viên, mặt đạo đức vẫn được coi trọng ngay tại thời điểm
hiện nay. Điều này cho thấy dù có nhiều thay đổi từ khi nước ta mở cửa hội nhập, nhưng
truyền thống văn hoá Á Đông và bản sắc dân tộc của người Việt nam vẫn luôn được duy trì
– Đạo đức và cốt cách làm người.
3.2.1.3. Nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của các giá trị chính trị -
pháp luật
Bảng 3.5: Đánh giá của sinh viên về tầm quan trọng của các giá trị chính trị -
pháp luật.
Rất quan trọng và
quan trọng
Các giá trị
Tần số %
Trung
bình
Thứ hạng
Độc lập dân tộc 538 90.9 3.60 1
Dân chủ, bình đẳng 545 91.9 3.55 2
Yêu nước 518 87.2 3.40 3
Tôn trọng pháp luật 513 86.7 3.30 4
Trung thành với Tổ quốc 494 83.6 3.30 5
Tự hào dân tộc 498 83.9 3.26 6
Tin tưởng vào Đảng 442 74.6 3.05 7
Trách nhiệm công dân 461 77.8 3.02 8
Lý tưởng XHCN 428 72.2 2.99 9
Hợp tác với các dân tộc 456 76.7 2.98 10
Đối với các giá trị chính trị - pháp luật, tất cả các giá trị được đưa ra khảo sát trong
sinh viên đều được đánh giá ở mức quan trọng (điểm trung bình >2.5). Tuy nhiên, hai giá trị
được sinh viên đánh giá ở mức rất quan trọng là độc lập dân tộc (TB: 3.60) và dân chủ,
bình đẳng (TB: 3.55). Đối với mỗi người nói chung và sinh viên nói riêng, nền độc lập của
nước nhà là hết sức quan trọng. Đất nước không độc lập thì người dân chỉ là những nô lệ
không có quyền quyết định bất cứ việc gì. Như vậy, nước nhà độc lập thì nhân dân mới có
tự do. Ý thức được điều đó nên hầu hết sinh viên đã khẳng định tầm quan trọng của giá trị
này. Sống trong một đất nước có độc lập tự do thì hiển nhiên dân chủ, bình đẳng sẽ có đối
với tất cả mọi người.
Đứng thứ ba trong bảng xếp hạng là giá trị yêu nước. Một đất nước có chủ quyền,
được độc lập tự do thì mỗi người công dân sống trong đó cũng phải ý thức được mình phải
làm gì để có được điều đó. Rất đáng mừng là phần lớn sinh viên đã đánh giá cao tinh thần
yêu nước.
Tôn trọng pháp luật là giá trị cũng được sinh viên nhìn nhận và đánh giá ở mức cao.
Điều này cũng hoàn toàn dễ hiểu: sinh viên là tầng lớp trí thức nên họ khá có ý thức về việc
“sống làm việc theo hiến pháp và pháp luật”.
Là công dân của một đất nước, với tinh thần yêu nước nên đa số những sinh viên
được hỏi đều khẳng định vai trò của giá trị trung thành với tổ quốc (TB: 3.30), và lòng tự
hào dân tộc (TB: 3.26).
Tin tưởng vào Đảng và trách nhiệm công dân là hai giá trị tiếp theo được sinh viên
thừa nhận ở mức quan trọng rất khả quan. Nước ta theo con con đường Xã hội chủ nghĩa
dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản nên phần lớn người dân nói chung và tầng lớp sinh
viên nói riêng đều có sự tin tưởng vào đường lối mà Đảng đã đề ra. Nền độc lập nước nhà
có được cũng nhờ vào sự dẫn dắt của Đảng. Bên cạnh đó, chúng ta cũng nhận thấy, là người
dân của nước Việt nam, sinh viên đánh giá trách nhiệm của bản thân là quan trọng đối với
đất nước và xã hội.
Lý tưởng XHCN và hợp tác với các dân tộc là hai giá trị mặc dù điểm trung bình ở
mức quan trọng nhưng lại đứng ở vị trí thấp nhất (thứ 9, 10) trong bảng xếp hạng. Đối với
sinh viên, có lẽ đây là hai giá trị chưa thiết thực trong đời sống của họ nhưng lại rất quan
trọng đối với công dân của một nước Xã hội Chủ Nghĩa như nước Việt nam.
Tóm lại, kết quả nghiên cứu cho thấy sự nhận thức của sinh viên về các giá trị chính
trị - pháp luật là khá đúng đắn và hợp lý. Điều này chứng tỏ sinh viên quan tâm đến vận
mệnh của đất nước, ý thức quyền và nghĩa vụ của người công dân sống trong một đất nước
độc lập tự do. Tuy vậy, trong điều kiện hiện nay sinh viên lại không mặn mà lắm với lý
tưởng xã hội chủ nghĩa. Với họ có thể giá trị này còn quá xa vời. Sinh viên cũng chưa đánh
giá cao giá trị mang tính chính trị thời đại: hợp tác với các dân tộc. Qua đây cho thấy công
tác giáo dục tư tưởng chính trị tại các trường học cần được tổ chức thường xuyên, có mục
tiêu và nội dung rõ ràng và phải phù hợp với tâm lý lứa tuổi. Ngoài ra các tổ chức đoàn thể
cần giáo dục và lôi cuốn sinh viên vào những hoạt động để họ ý thức được lý tưởng Xã hội
chủ nghĩa, tôn chỉ của Đảng và nhà nước ta.
3.2.1.4. Nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của các giá trị kinh tế
Bảng 3.6: Đánh giá của sinh viên về tầm quan trọng của các giá trị kinh tế
Rất quan trọng và
quan trọng
Các giá trị
Tần số %
Trung
bình
Thứ
hạng
Giữ chữ tín 553 92.6 3.44 1
Thành thạo máy vi tính và ngoại ngữ 523 88.2 3.38 2
Năng động, sáng tạo 542 91.1 3.27 3
Kinh nghiệm 510 85.4 3.15 4
Tính kỷ luật cao 500 83.8 3.13 5
Thu nhập cao 440 74.2 2.97 6
Biết hợp tác làm ăn 455 77.2 2.97 7
Tích cực hoạt động 457 76.9 2.92 8
Thận trọng 430 72.1 2.88 9
Tiết kiệm 414 69.6 2.86 10
Kết quả điều tra cho thấy, 10/10 giá trị kinh tế đưa ra khảo sát đều được sinh viên
đánh giá là quan trọng đối với họ. Trong đó giá trị được sinh viên quan tâm nhiều nhất là
Giữ chữ tín (TB:3.44). Hoàn toàn phù hợp khi sinh viên lựa chọn và cho giá trị này ở mức
quan trọng cao. Trong bất cứ hoạt động nào của con người, đặc biệt là trong làm ăn kinh tế,
chữ tín luôn là một yếu tố giúp cho con người dễ dàng tạo được niềm tin và sự tôn trọng của
người khác. Cha ông ta đã có câu “Một sự thất tín, vạn sự không tin”. Tra cứu số liệu của
nhóm nghiên cứu của đề tài KX 07 – 04 cho thấy có sự trái ngược khi sinh viên chọn giá trị
chữ tín, chỉ có 32.3% sinh viên chọn thật thà để giữ chữ tín, đây là điểm yếu của sinh viên
tại thời điểm đó.
Thành thạo máy vi tính và ngoại ngữ (TB:3.38) đứng thứ nhì trong bảng xếp hạng.
Thực tế cho thấy hiện nay bất cứ nơi nào sử dụng lao động ngoài năng lực chuyên môn đều
yêu cầu người xin việc phải có thêm chứng chỉ ngoại ngữ và tin học. Chúng ta chứng kiến
nhiều và rất nhiều sinh viên ngoài những giờ học chính khoá còn tham gia vào các lớp anh
văn và vi tính ban đêm để trang bị cho mình sau khi ra trường. Đất nước đã hội nhập, cơ hội
hợp tác với người nước ngoài là rất nhiều, muốn hiểu được họ và biết cách làm ăn thì không
còn cách nào khác là phải biết ngoại ngữ. Ngoài ra, năng động, sáng tạo cũng được đánh giá
ở mức cao (TB: 3.27). Đây hoàn toàn là những giá trị của thời đại được sinh viên ý thức và
chuẩn bị cho con đường nghề nghiệp sau này của mình. Kết quả này trùng hợp với kết quả
khảo cứu của đề tài nghiên cứu KX 07 – 04.
Kinh nghiệm và tính kỷ luật cao là những yếu tố giúp thành công trong mọi lĩnh vực
nói chung và trong làm kinh tế nói riêng. Một người không thể thành đạt nếu như anh không
tuân theo những nguyên tắc đã đề ra.
Tuy nhiên, một số giá trị thuộc về tính cách của cá nhân giúp ích rất nhiều trong làm
ăn kinh tế lại đứng ở thứ hạng thấp trong bảng xếp hạng: tích cực hoạt động (vị trí thứ 8),
thận trọng (vị trí thứ 9), riêng tiết kiệm giữ vị trí cuối cùng. Thông qua kết quả nghiên
cứu có thể nhận thấy sinh viên đánh giá về mức độ quan trọng của các giá trị kinh tế là
tương đối đúng đắn và phù hợp với thời đại, nhưng lại chưa quan tâm nhiều đến một số giá
trị thuộc về tính cách của mỗi cá nhân.
Tóm lại: sinh viên nhận thức khá đồng đều về bốn nhóm giá trị (xem phụ lục 05). Cả
bốn nhóm giá trị đều được sinh viên đánh giá ở mức độ quan trọng. Độ lệch tiêu chuẩn (SD)
chứng tỏ rằng độ phân tán của các điểm số quanh trung bình của cả 4 nhóm giá trị là không
đáng kể. Tuy nhiên, chúng ta cũng thấy nhóm giá trị được sinh viên đánh giá quan trọng
hơn cả là các giá trị nhân văn (điểm TB xấp xỉ ở mức rất quan trọng: 3.30). Bất cứ thời đại
nào, dân tộc nào và tầng lớp nào đều có nhu cầu được tôn trọng, thừa nhận, mưu cầu hạnh
phúc và tự do.
3.2.1.5. Kết quả so sánh điểm trung bình về mức độ quan trọng của 4 nhóm giá trị
theo phái tính, trường học, năm học, khu vực và điều kiện kinh tế gia đình.
Kết quả so sánh theo phái tính
Bảng 3.7: Kết quả so sánh điểm trung bình giữa nam và nữ
Nam Nữ Nhóm
sinh viên
Nhóm
giá trị
Trung
bình SD
Trung
bình SD
t
p
Nhân văn 3.28 0.331 3.33 0.280 1.89 0.06
Đạo đức 3.07 0.494 3.22 0.418 -3.75 0.00
Chính trị - pháp luật 3.17 0.574 3.37 0.518 -4.19 0.00
Kinh tế 3.10 0.410 3.09 0.418 0.29 0.76
Kết quả kiểm nghiệm t chỉ ra: có sự khác biệt nhận thức giữa nam và nữ ở nhóm giá
trị đạo đức (t = -3.75, p = 0.00) và nhóm giá trị chính trị (t = - 4.19, p = 0.00). Đối với nhóm
giá trị đạo đức, điểm trung bình của nữ cao hơn so với nam (3.22 so với 3.07). Có lẽ do giới
nữ dễ cảm thông với người khác, đức tính hy sinh cao. Ngoài ra, do bị ảnh hưởng bởi tư
tưởng phong kiến nên mặc dù ở vào thời đại tự do nam nữ bình quyền nhưng nữ giới luôn ý
thức sống sao cho phải “đạo” cho nên họ là những người tuân giữ các chuẩn mực đạo đức
triệt để hơn ai hết.
Ở nhóm giá trị chính trị, điều đáng ngạc nhiên là nữ sinh viên lại rất ý thức và quan
tâm hơn nam sinh viên (3.37 so với 3.17). Khi đề cập đến các giá trị chính trị, đó không phải
là những gì cao siêu của các chính khách mà là những vấn đề thực tế của công dân trong
một nước: dân chủ, tự do, công bằng, quyền và trách nhiệm công dân. Những giá trị này
được nữ sinh viên ngày nay đánh giá cao.
Kết quả so sánh theo trường học
Bảng 3.8: Kết quả so sánh điểm trung bình giữa các trường
ĐHSP ĐHSPKT ĐHBK Nhóm
sinh viên
Nhóm
giá trị TB SD TB SD TB SD
F
p
Nhân văn 3.33 0.297 3.29 0.341 3.28 0.300 1.42 0.24
Đạo đức 3.18 0.444 3.11 0.486 3.08 0.481 2.02 0.13
Chính trị - pháp luật 3.35 0.518 3.22 0.582 3.17 0.565 5.75 0.00
Kinh tế 3.08 0.438 3.11 0.405 3.10 0.398 0.25 0.77
Có sự khác biệt nhận thức giữa các trường ở nhóm giá trị chính trị (F = 5.75, p =
0.00). Sinh viên trường ĐHSP đặt tầm quan trọng của nhóm giá trị này ở mức khá cao. Trị
số trung bình của trường ĐHSP cao hơn so với trường ĐHSPKT và ĐHBK (3.35 so với
3.22 và 3.17). Có lẽ sinh viên ĐHSP mang tính đặc thù riêng của nghề dạy học – đó là
những người vừa “hồng” vừa “chuyên”. Không những có tri thức và kỹ năng mà sinh viên
ĐHSP phải trang bị cho mình bản lĩnh chính trị vững vàng, do vậy mà các giá trị chính trị
được họ đánh giá rất cao.
Kết quả so sánh điểm trung bình theo năm học
Bảng 3.9: Kết quả so sánh điểm trung bình giữa năm I và năm IV
Năm I Năm IV Nhóm
sinh viên
Nhóm
giá trị
Trung
bình SD
Trung
bình SD
t
p
Nhân văn 3.32 0.313 3.28 0.309 1.33 0.18
Đạo đức 3.14 0.460 3.11 0.481 0.58 0.55
Chính trị - pháp luật 3.32 0.522 3.18 0.586 2.95 0.03
Kinh tế 3.09 0.401 3.10 0.428 -0.34 0.73
Có sự khác biệt nhận thức giữa sinh viên năm nhất và năm cuối ở nhóm giá trị chính
trị (t = 2.95, p = 0.03). Năm nhất có điểm trung bình cao hơn so với năm cuối (3.32 so với
3.18). Điều làm chúng ta khá ngạc nhiên là sinh viên năm nhất ý thức cao về những vấn đề
chính quyền, thể chế nhà nước, quyền lợi dân tộc, giai cấp, quyền công dân, công bằng, tự
do hơn sinh viên năm cuối. Đây cũng là vấn đề cần được lý giải.
Kết quả so sánh theo khu vực
Kết quả ở bảng 3.10 cho thấy không có sự khác biệt ý nghĩa về nhận thức đối các
nhóm giá trị giữa sinh viên tại TP.HCM hay sinh viên sống ở tỉnh. Cho dù sống ở đâu, nhận
thức về các giá trị lối sống của sinh viên là giống nhau .
Bảng 3.10: Kết quả so sánh điểm trung bình giữa sinh viên TP.HCM và sinh viên
tỉnh
TP.HCM Tỉnh Nhóm
sinh viên
Nhóm
giá trị
Trung
bình SD
Trung
bình SD
t
p
Nhân văn 3.28 0.332 3.32 0.284 -0.87 0.38
Đạo đức 3.12 0.470 3.13 0.408 -0.23 0.81
Chính trị - pháp luật 3.16 0.565 3.28 0.553 -1.66 0.09
Kinh tế 3.08 0.406 3.08 0.389 0.16 0.86
Kết quả so sánh theo điều kiện kinh tế gia đình
Bảng 3.11: Kết quả so sánh điểm trung bình giữa các điều kiện kinh tế gia đình
Khó khăn Trung bình Khá Nhóm
sinh viên
Nhóm
giá trị TB SD TB SD TB SD
F
p
Nhân văn 3.26 0.344 3.32 0.273 3.36 0.292 1.99 0.13
Đạo đức 3.13 0.476 3.16 0.470 3.19 0.480 0.23 0.79
Chính trị - pháp luật 3.22 0.591 3.25 0.551 3.25 0.615 0.05 0.94
Kinh tế 3.06 0.436 3.15 0.367 3.17 0.388 1.79 0.16
Kết quả kiểm nghiệm F cho thấy sinh viên có điều kiện kinh tế gia đình khá giả,
trung bình hay khó khăn đều nhận thức về các nhóm giá trị lối sống như nhau.
Tóm lại, sự khác biệt ý nghĩa trong nhận thức giữa các nhóm sinh viên về các giá trị
lối sống xảy ra không nhiều. Sự khác biệt hầu như chỉ xảy ra ở nhóm giá trị chính trị giữa
nam và nữ - nữ sinh viên quan tâm đến các vấn đề chính trị - pháp luật hơn nam sinh viên,
giữa các trường – trường ĐHSP đánh giá nhóm giá trị chính trị cao hơn trường ĐHSPKT
trường ĐHBK, giữa năm nhất và năm cuối - sinh viên năm nhất đánh giá các vấn đề chính
trị - pháp luật cao hơn sinh viên năm cuối.
3.2.2. Thái độ của sinh viên đối với các giá trị lối sống
3.2.2.1. Thái độ của sinh viên đối với các giá trị lối sống
Bảng 3.12: Thái độ tích cực của sinh viên đối với các giá trị lối sống
Rất đồng ý và
đồng ý Các nhận định
Tần số %
TB Thứ hạng
1. Sức khỏe là vốn quý nhất của con người 587 98.3 3.68 1
5. Gia đình hạnh phúc là niềm mơ ước của mọi
người
574 96.5 3.58 2
17. Thời đại này, muốn hội nhập nhanh phải
năng động và sáng tạo
588 98.5 3.55 3
2. Đối với tôi, cuộc sống phải có tự do 535 89.8 3.17 4
10. Cần phải tôn trọng cá tính, tự do, sở thích của
người khác
530 88.5 3.11 5
4. Để có chỗ đứng trong xã hội hiện nay phải có
học
511 85.7 3.10 6
15. Nước Việt nam sẽ phát triển vượt bậc trong
tương lai.
470 78.7 3.02 7
11. Mỗi lần nghe những bài hát ngợi ca quê
hương đất nước, trong tôi luôn tràn ngập cảm xúc
tự hào
475 79.4 2.99 8
19. Bí quyết thành công trong kinh doanh là biết
hợp tác làm ăn
491 82.2 2.99 9
13. Khi làm bất cứ điều gì đều tôi đều phải quan
tâm xem điều đó có ảnh hưởng đến người khác
không
496 82.8 2.98 10
20. Trong kinh doanh, nếu không thành thạo vi
tính và ngoại ngữ chẳng khác nào “mù chữ”
451 75.4 2.97 11
6. Hạnh phúc là biết cho đi và hy sinh vì người
khác
453 76.2 2.95 12
8. Khi gặp một ai đó lâm vào hoàn cảnh khó
khăn, tôi luôn giúp đỡ theo khả năng
493 82.8 2.95 13
7. Khi đã không trung thực thì làm việc gì cũng 440 73.5 2.84 14
khó
12. Tôi không ngại gian khổ hay mất mát nếu
điều đó giúp ích cho đất nước tôi
417 69.8 2.83 15
3. Trong cuộc sống, với tôi tiền là trên hết* 390 66.5 2.73 16
14. Những gì không phải của riêng mình tôi
không quan tâm*
407 68.1 2.66 17
18. Muốn làm giàu phải tiết kiệm 381 64.0 2.62 18
9. Tôi tự nhủ rằng: ai có ý làm hại tôi thì sớm
muộn cũng phải nhận sự trừng phạt thích đáng*
164 27.6 1.76 19
16. Hầu hết mọi người đều tìm những công việc
có thu nhập cao*
19 3.2 0.86 20
Căn cứ vào điểm trung bình của từng câu, kết quả nghiên cứu thể hiện ở Bảng 3.11
cho thấy sinh viên tỏ thái độ tích cực với 18/20 nhận định được đưa ra. Trong đó thái độ
rất đồng ý của sinh viên thuộc về 3 nhận định xếp thứ hạng cao nhất (điểm trung bình
>3.5). Đứng nhất, nhì trong bảng xếp hạng là 2 nhận định về sức khoẻ và hạnh phúc gia
đình. Thái độ này của sinh viên hoàn toàn hợp logic với nhận thức của họ. Khi đã coi
trọng gia đình và sức khoẻ thì rõ ràng họ cũng có thái độ rất tích cực đối với chúng: sức
khoẻ là vốn quý (TB: 3.68) và gia đình hạnh phúc là niềm mơ ước của nhiều người (TB:
3.58). Đây là 2 nhận định thuộc về nhóm giá trị nhân văn.
Đứng thứ 3 trong bảng xếp hạng là nhận định thuộc về giá trị kinh tế. Thực sự ở vào
thời đại này, muốn hội nhập nhanh phải năng động và sáng tạo (TB: 3.55). Đất nước
chúng ta đang hội nhập với thế giới nhất là trong lĩnh vực kinh tế. Từ khi Việt nam là
thành viên chính thức thứ 150 của tổ chức Thương mại thế giới thì người dân Việt nam
đặc biệt những người trẻ phải tự học hỏi và tìm mọi cách để bắt nhịp được với thế giới mà
không thể thiếu tính năng động và sáng tạo.
Xếp ở vị trí thứ 4 là nhận định thuộc về giá trị nhân văn. Trong cuộc sống bất cứ ai
cũng đều mong muốn có tự do, thái độ này cũng phù hợp với sự nhận thức của sinh viên.
Không có tự do, con người không thể làm nhữngg công việc mình yêu thích. Tiếp theo sau
là nhận định thuộc về nhóm giá trị đạo đức. Nếu trong mối quan hệ con người không có sự
tôn trọng cá tính, tự do, sở thích của người khác thì cuộc sống của con người gò bó, luôn
phải làm theo những khuôn mẫu định sẵn và mạnh ai nấy sống không cần biết đến những
người xung quanh. Rất may là sinh viên đã nhận ra giá trị đạo đức này để mà sống cùng
người khác và vì người khác thể hiện con người có lối sống nhân văn và nhân ái.
Để có chỗ đứng trong xã hội hiện nay phải có học cũng được sinh viên tỏ thái độ
khá tích cực (TB: 3.10). Một điều đáng chú ý nữa là sinh viên rất tin tưởng vào tương lai
của nước nhà - nước Việt nam sẽ phát triển vượt bậc trong tương lai (TB: 3.02). Có lẽ với
đà phát triển nhanh và mạnh như hiện nay, nước Việt nam ta sẽ còn phát triển hơn nữa.
Các nhận định còn lại thuộc 4 nhóm giá trị đều được sinh viên tỏ thái độ tích cực ở
các mức độ đậm nhạt khác nhau. Điều đáng mừng chỉ có rất ít sinh viên trong số được
khảo sát đồng tình với nhận định hầu hết mọi người đều tìm công việc có thu nhập cao
(TB: 0.86). Nhận định này đứng cuối cùng trong bảng xếp hạng. Như vậy, không phải
công việc có nhiều tiền là có sức hút mà công việc đó còn phải mang lại cho con người sự
hứng thú và niềm đam mê.
Tóm lại: Cả 4 nhóm giá trị - nhân văn, đạo đức, chính trị, kinh tế đều được sinh viên
tỏ thái độ tích cực, tuy nhiên mức độ đồng nhất là không giống nhau, điểm trung bình cho
thấy sinh viên có thái độ tích cực cao nhất đối với nhóm giá trị nhân văn. Bên cạnh đó, độ
lệch tiêu chuẩn cũng chứng tỏ độ phân tán của các điểm số quanh trung bình là không
đáng kể (xem phụ lục 06).
3.2.2.2. Kết quả so sánh điểm trung bình thái độ tích cực của sinh viên đối với 4
nhóm giá trị lối sống theo phái tính, trường học, năm học, khu vực và điều kiện kinh tế
gia đình
Kết quả so sánh theo phái tính
Bảng 3.13: Sự khác biệt thái độ giữa nam và nữ
Nam Nữ Nhóm
sinh viên
Nhóm
giá trị
Trung
bình SD
Trung
bình SD
t
P
Nhân văn 3.22 0.364 3.30 0.3270 -2.52 0.04
Đạo đức 2.70 0.462 2.74 0.403 -1.00 0.11
Chính trị - pháp luật 2.85 0.482 2.98 0.442 -3.11 0.02
Kinh tế 2.59 0.369 2.60 0.388 -0.28 0.83
Kết quả kiểm nghiệm t ở mức ý nghĩa 0.05 cho thấy không có sự khác biệt thái độ
giữa hai phái nam và nữ về sự lưa chọn ở các nhóm giá trị đạo đức và kinh tế, tuy nhiên kết
quả kiểm nghiệm lại cho thấy có sự khác nhau giữa hai nhóm sinh viên về sự lựa chọn các
giá trị nhân văn, chính trị. Điểm trung bình của nữ cao hơn của nam ( 3.30 so với 3.22) đã
thể hiện thái độ, sự quan tâm của các nữ sinh viên về các giá trị nhân văn cao hơn so với
nam sinh viên, điều đó cũng thể hiện được được đặc điểm của giới nữ - thường có sự quan
tâm tới các giá trị mang tính nhân văn.
Với điểm trung bình ở nữ sinh viên: 2.98 so với 2.85 của nam sinh viên cũng cho
thấy các nữ sinh viên còn có sự quan tâm nhiều hơn nam sinh viên về lĩnh vực chính trị, lĩnh
vực vốn thường dành cho nam giới. Kết quả này hoàn toàn đồng nhất với sự nhận thức của
họ. Đây quả là một bất ngờ, đó có thể là một vấn đề mà chúng ta cần quan tâm tìm hiểu –
ngày nay chính trị không chỉ dành riêng cho nam giới.
Kết quả so sánh theo trường học
Bảng 3.14: Sự khác biệt thái độ giữa các trường
ĐHSP ĐHSPKT ĐHBK Nhóm
sinh viên
Nhóm
giá trị TB SD TB SD TB SD
F
p
Nhân văn 3.29 0.330 3.25 0.344 3.20 0.374 3.09
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVTLH002.pdf