Luận văn Định hướng phân bổ vốn đầu tư từ Ngân sách nhà nước cho phát triển nông nghiệp nông thôn giai đoạn 2001-2005

Xuất phát từ đặc điểm nước ta có hơn 2/3 diện tích là rừng núi và trung du. Trong vài thập kỷ trở lại đây, diện tích rừng đang ngày càng bị thu hẹp do nạn chặt phá, khai thác bừa bãi, do nạn du canh du cư, đốt rừng làm nương rẫy. Dẫn đến năng lực phong hộ của rừng bị suy giảm, nạn lũ lụt, khô hạn với qui mô ngày càng lớn, gây thiệt hại không nhỏ đối với nền kinh tế nói chung, nhất là đời sống sinh hoạt của đồng bào miền núi.

Trước tình hình đó, nhằm ngăn chặn hiểm hoạ môi trường sinh thái, đồng thời phát triển kinh tế-xã hội các địa phương miền núi, vùng cao, vùng sâu, ngày 29/7/1998 Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định 661/QĐ-TTg về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện trồng mới 5 triệu ha rừng. Quyết định này còn có tên là Chương trình 5 triệu ha rừng 661.

 

doc70 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1864 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Định hướng phân bổ vốn đầu tư từ Ngân sách nhà nước cho phát triển nông nghiệp nông thôn giai đoạn 2001-2005, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
yết định số 67 của Thủ tướng Chính phủ (tháng 3/1999) với cơ chế mới là cho vay không cần thế chấp tài sản. Số liệu thống kê của Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (NHNN&PTNT) cho thấy: cho tới thời điểm tháng 8/2000, dư nợ tín dụng cho khu vực nông thôn đã tăng 10.339 tỷ đồng, tăng 41,85% so với thời điểm trước khi thực hiện Quyết định số 67. Dư nợ cho vay tăng chủ yếu là hộ sản xuất, trong khi dư nợ cho vay các hợp tác xã tăng không đáng kể và doanh nghiệp ( cả doanh nghiệp Nhà nước và ngoài quốc doanh phục vụ nông nghiệp và nông thôn ) cũng tăng 34,45%. Trong số này, NHNN&PTNT là ngân hàng cung cấp tín dụng nhiều nhất, chiếm tới 35.041 tỷ đồng (tính đến hết tháng 8/2000) , tăng 41,9% so với thời điểm tháng 3/1999. Đạt được kết quả khả quan trên một phần do quyết định mạnh dạn cho phép áp dụng cho vay đến 10 triệu đồng đối với các hộ gia đình không phải thế chấp tài sản. Mức cho vay cho đến thời điểm này cũng đã nâng lên 20 triệu đồng và đối với hộ sản xuất nuôi trồng thuỷ sản là 50 triệu đồng. Đây là một biện pháp thông thoáng nhất, tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận vốn tín dụng để đầu tư sản xuất Tóm lại: Mặc dù tổng đầu tư của NSNN cho nông nghiệp nông thôn có tăng lên theo từng năm nhưng trong từng lĩnh vực từng ngành cụ thể chi vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu đầu tư. Nhất là trong nông-lâm-ngư nghiệp nhu cầu đầu tư đến năm 2000 phải đạt 15 nghìn tỷ đồng nhưng thực tế chỉ đạt có khoảng trên 10 nghìn tỷ đồng một chút mà thôi. Đây là vấn đề cần được xem xét trong thời gian tới. II.2. Phân tích cơ cấu chi NSNN trong sản xuất nông nghiệp Xét về tổng thể chi NSNN cho nông nghiệp và kinh tế nông thôn tăng. Nhưng vấn đề đặt ra là làm sao để có được một cơ cấu chi hợp lý, chi vào đâu và chi bao nhiêu để mang lại hiệu quả cho khoản chi đó cao nhất. ở phần trên ta đã nói chi NSNN cho nông nghiệp có thể chia thành hai mảng chính. Thứ nhất: chi NSNN cho sự nghiệp nông nghiệp đó là chi cho các chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, các chương trình định canh, định cư mới, nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Thứ hai chi NSNN cho xây dựng cơ bản trong đó chủ yếu là các công trình thuỷ nông, thuỷ lợi, đê điều, đường, cầu, điện, trường học… Đối với mỗi lĩnh vực chi NSNN đều có vai trò quan trọng trên các giác độ khác nhau nhưng đều cùng một mục đích chung đó là phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Với các khoản chi cho sự nghiệp phát triển nông nghiệp, NSNN có tác động cả trực tiếp và gián tiếp tới sản xuất nông nghiệp. Tác động trực tiếp ở khía cạnh chi hỗ trợ về giống cây, giống con, phân bón, thuốc trừ sâu cho bà con nông dân ở một số vùng đặc biệt khó khăn giúp họ phát triển sản xuất, chi cho các chương trình định canh, định cư mới trong đó có những khoản chi về lương thực, giống cây, giống con ban đầu cho những bà con đi xây dựng vùng kinh tế mới. Tác động gián tiếp được thể hiện qua những khoản chi cho các việc nghiên cứu, cho cán bộ nghiên cứu, cho các chương trình nghiên cứu tìm ra giống cây, giống con mới có năng suất cao, phẩm chất tốt, sáng chế ra các nông cụ phục vụ sản xuất giảm bớt sự lao động nặng nhọc của lao động nông thôn và đồng thời cho năng suất cao hơn, hay tìm ra phương pháp sản xuất mới rút ngắn thời gian sản xuất và cho hiệu quả cao…Ngoài ra ta còn có thể kể đến chi ngân sách cho công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư với công việc chủ yếu là tuyên truyền, phổ biến cho bà con nông dân biết được những kết quả mới về công việc nghiên cứu các giống mới, các công cụ mới, phương pháp sản xuất mới giúp bà con có thể thực hiện sản xuất trong thực tế.Đây là hướng đầu tư mà Nhà nước cần phải quan tâm nhiều hơn nữa vì chỉ có đầu tư như vậy chúng ta có thể phát triển sản xuất nông nghiệp theo chiều sâu, đồng thời tiết kiệm được chi NSNN, vì thực tế Nhà nước không thể bỏ tiền ra để mua giống, mua công cụ thay cho bà con nông dân được mà vai trò của Nhà nước là tạo điều kiện tốt nhất để người sản xuất nông nghiệp phát huy hết khả năng của mình. Với các khoản chi cho lĩnh vực xây dựng cơ bản nông nghiệp, nông nghiệp nông thôn Nhà nước đã đầu tư gián tiếp để sản xuất nông nghiệp cũng như kinh tế nông thôn. Khi có được các công trình thuỷ lợi, thuỷ nông (kênh mương nội đồng) tốt giúp cho việc tưới tiêu nước một cách kịp thời phục vụ sản xuất nông nghiệp, đông thời khắc phục tình trạng nước sinh hoạt cho nhiều dân cư trong khu vực nông thôn. Ta có thể thấy được tình hình đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước cho nông nghiệp như sau: ( Vốn ở đây là vốn đầu tư của Nhà nước bao gồm: vốn NSNN, vốn tín dụng của Nhà nước và vốn đầu tư của các doanh nghiệp Nhà nước ). Biểu 5: Đầu tư XDCB của Nhà nước trong ngành nông nghiệp giai đoạn 1996-1998. (*) Nguồn Niên giám thống kê 1996,1997,1998,1999_ NXB Thống kê Đơn vị: Tỷ đồng Năm Cơ cấu chi 1996 1997 1998 Số tuyệt đối Tỷ trọng Số tuyệt đối Tỷ trọng Số tuyệt đối Tỷ trọng Tổng chi 2384,3 100(%) 2981,2 100(%) 4090,9 100(%) Trồng trọt 429,3 18 294,4 9,9 1399,4 34,2 Chăn nuôi 213,4 8,9 241,3 8,1 42,4 1 Thuỷ lợi &Trạm đội máy kéo 1741,6 73,1 2445,5 82 2649,1 64,8 Qua số liệu ở bảng trên ta thấy từ năm 1996 đến 1997 vốn đầu tư của Nhà nước cho xây dựng cơ bản của ngành nông nghiệp có tăng nhưng lượng tăng không đáng kể cụ thể là tăng 596,9 tỷ đồng hay năm 1997 đầu tư tăng hơn so với năm 1996 là 25%. Tuy nhiên đến năm 1998 lượng vốn đầu tư lại tăng cao, tổng lượng vốn đầu tư là 4090,9 tỷ đồng tăng hơn so với năm 1997 là 1.109,7 bằng 137,2%. Như vậy có thể thấy rằng Nhà nước đang chú trọng tập chung đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho ngành nông nghiệp giai đoạn 1997-1998 tăng gần gấp đôi vốn đầu tư so với giai đoạn 1996-1997. Xét về cơ cấu đầu tư, bảng trên cho thấy rằng việc đầu tư của Nhà nước cho các công trình thuỷ lợi bao giờ cũng chiếm tỷ trọng cao năm 1996 chiếm 73,1% tổng vốn đầu tư ; năm 1997 chiếm 82%; đến 1998 chiếm 64,8%. Mặc dù đầu tư cho các công trình thuỷ lợi của năm 1998 có giảm nhưng nó vẫn chiếm tỷ trọng cao thay vào đó ta thấy năm 1998 đầu tư XDCB cho ngành trồng trọt đột ngột tăng cao chiếm 34,2% tổng đầu tư của năm 1998 mặc dù đầu tư cho trồng trọt hai năm trước chỉ chiếm mức thấp. Riêng đầu tư cho ngành chăn nuôi lại giảm rất nhanh từ 8,9% năm 1996 giảm xuống 8,1% năm 1997 và chỉ còn 1% năm 1998. Như vậy cơ cấu đầu tư tăng giảm rất thất thường điều này cho thấy tuỳ từng điều kiện cụ thể mà Nhà nước thay đổi cơ cấu đầu tư. Như ta đã biết, thực tế không phải cứ chi nhiều là mang lại hiệu quả cao và đạt được mục đích chi, mà hiệu quả của các khoản chi đó phụ thuộc không nhỏ vào sự quản lý chi đó như thế nào. Quản lý chi NSNN được thực hiện từ việc lập dự toán ngân sách cho các khoản chi đó, chấp hành dự toán và kiểm tra giám sát các khoản chi đã được duyệt theo dự toán. Nguyên tắc xuyên suốt để thực hiện quản lý chi NSNN Nhà nước nói chung và chi NSNN cho nông nghiệp nông thôn nói riênglà nguyên tắc bảo đảm chi tiết kiệm và hiệu quả. Đối với việc quản lý chi NSNN, nước ta thực hiện cơ chế phân cấp quản lý tức là phân cấp cụ thể thành Ngân sách Trung ương (NSTW) và Ngân sách Địa phương (NSĐP). Trong tổng chi NSNN cho nông nghiệp và kinh tế nông thôn chi NSTW chiếm khoảng 70%, chi NSĐP khoảng 30%. Trong 30% chủ yếu bao gồm các khoản chi cho thuỷ lợi, giao thông, điện. Các khoản chi cho giao thông nông thôn chiếm tới 80% chi NSĐP thường là chi để xây dựng mới các tuyến đường liên thôn, liên huyên, liên xã. Cải tạo nâng cấp các tuyến đường cũ, xây dựng các loại cầu cống. Chi NSĐP cho điện nông thôn chiếm khoảng từ 8% đến 10%, kinh phí chủ yếu được sử dụng để xây dựng các lưới điện hạ thế ở địa phương. Việc đầu tư cho lưới điện nông thôn thực hiện theo phương trâm “ Nhà nước và nhân dân cùng làm” với cơ chế là NSTW đầu tư xây dựng đường dây trung thế, trạm biến áp, công tơ đo điện; NSĐP đầu tư xây dựng lưới điện hạ thế; nhân dân xây dựng nhánh dây hạ thế và đường trục hạ thế đến nhà dân. Tóm lại: Xét một cách tổng thể cơ cấu đầu tư của NSNN vào nông nghiệp nông thôn là hợp lý bởi tỷ trọng vốn đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng là cao hơn tất cả so với đầu tư các lĩnh vực khác. Ngoài nguồn vốn NSNN đầu tư cho phát triển nông nghiệp nông thôn còn có các nguồn vốn khác như nguồn vốn tín dụng (không kể đến nguồn vốn tín dụng nhà nước), nguồn vốn ODA, nguồn FDI và các nguồn khác. Tuy nhiên đối tượng để đầu tư của mỗi nguồn này là khác nhau. Chẳng hạn như nguồn vốn FDI đầu tư vì mục đích lợi nhuận thì chủ yếu đầu tư vào các ngành chế biến nông sản. Đối với khu vực nông thôn thì nguồn vốn này cũng có vai trò rất lớn bởi khi thực hiện các dự án đầu tư sẽ giải quyết một phần lao động dư thừa ở nông thôn đồng thời giải quyết đầu ra cho các sản phẩm nông nghiệp. Đối với Nhà nước thì nguồn vốn này góp phần làm giảm gánh nặng đầu tư của NSNN cho khu vực nông nghiệp vì lượng vốn đầu tư của nguồn FDI là rất lớn (tính đến hết tháng 3/1999 có 417 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp, trong đó có 165 dự án kết thúc hoạt động và hiện tại còn 252 dự án với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 2,588 tỷ USD). Còn nguồn vốn ODA thì chủ yếu đầu tư vào các chương trình trồng rừng, xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn, thường thì khi thực hiện các chương trình này việc đầu tư kèm theo sự đầu tư của vốn NSNN với vai trò là vốn đối ứng tạo điều kiện cho việc thực hiện các chương trình này. Tóm lại: Bằng các chính sách tài chính, Nhà nước tác động trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Hiện nay nguồn NSNN còn hạn chế nên việc đầu tư vào nông nghiệp nông thôn còn gặp nhiều khó khăn nhưng trong tương lai đầu tư cho nông nghiệp và kinh tế nông thôn không chỉ để hỗ trợ xoá đói giảm nghèo nữa mà thực sự là những khoản đầu tư kinh tế của Nhà nước. II.2. Đầu tư cho nông nghiệp và phát triển nông thôn thông qua các chương trình mục tiêu của Nhà nước. II.2.1. Chương trình xoá đói giảm nghèo ( CT135 ). Vài nét giới thiệu về chương trình 135 Chương trình 135 hay còn gọi là Chương trình phát triển kinh tế-xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa. Chương trình này được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 31/7/1998. Mục tiêu tổng quát của Chương trình là nâng cao nhanh đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc ở các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa; tạo điều kiện để đưa nông thôn các vùng này thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, chậm phát triển, hoà nhập vào sự phát triển chung của cả nước; góp phần bảo đảm trật tự an toàn xã hội, an ninh quốc phòng. Chương trình này được chia ra làm hai giai đoạn cụ thể: Giai đoạn từ 1998-2000 Mục tiêu của giai đoạn này là về cơ bản không còn các hộ đói kinh niên, mỗi năm giảm được 4-5% hộ nghèo; Bước đầu cung cấp cho đồng bào có nước sinh hoạt, thu hút phần lớn trẻ em trong độ tuổi đến trường, kiểm soát được một số loại dịch bệnh nguy hiểm, có đường giao thông dân sinh kinh tế đến các trung tâm cụm xã, phần lớn đồng bào được hưởng thụ văn hoá thông tin. Giai đoạn từ 2000-2005 Mục tiêu của giai đoạn này là giảm tỷ lệ hộ nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn xuống còn 25% vào năm 2005; Bảo đảm cung cấp cho đồng bào đủ nước sạch sinh hoạt; Thu hút trên 70% trẻ em trong độ tuổi đến trường; Đại bộ phận đồng bào được bồi dưỡng, tiếp thu kinh nghiệm sản xuất, kiến thức khoa học, văn hoá, xã hội, chủ động vân dụng vào sản xuất và đời sống; Kiểm soát được phần lớn các bệnh hiểm nghèo; Có đường giao thông cho xe cơ giới và đường dân sinh kinh tế đến các trung tâm cụm xã; Thúc đẩy phát triển thị trường nông thôn. Phạm vi của Chương trình là trong 1.715 xã thuộc diện khó khăn, Trung ương lựa chọn khoảng 1.000 xã thuộc các huyện đặc biệt khó khăn để tập chung đầu tư thực hiện theo chương trình này. Những xã còn lại được ưu tiên đầu tư thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia và các dự án, chương trình phát triển khác. Nguồn vốn đầu tư cho thực hiện Chương trình này được huy động từ các nguồn sau: Vốn Ngân sách Nhà nước ( kể cả vốn của các Chính phủ và tổ chức quốc tế tài trợ ). Vốn vay tín dụng. Vốn huy động từ các tổ chức và các cộng đồng dân cư. Trong đó nguồn vốn huy động từ NSNN chiếm vị trí quan trọng. Bên cạnh đó để thực hiện được Chương trình này, trước hết phải dựa trên cơ sở phát huy nội lực của từng hộ gia đình để khai thác tại chỗ về đất đai, lao động và các điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội trong vùng, tạo ra bước chuyển biến mới về sản xuất và đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào. Kết quả thực hiện giai đoạn thứ nhất của chương trình Tổng kết giai đoạn thứ nhất thực hiện chương trình, làm việc với Ban chỉ đạo chương trình 135 TW, Thủ tướng Phan Văn Khải vui mừng nói: “ Cho đến nay, chưa có khiếu kiện nào về chương trình 135”. Tổ chức UNDP cũng khẳng định: “CT135 là chương trình hoạt động có hiệu quả nhất ” Năm đầu tiên thực hiện chương trình với số vốn bình quân 400 triệu đồng trên một xã, lại phải bảo đảm xã nào cũng được đầu tư ít nhất một công trình nên hầu hết các công trình có qui mô từ 500 triệu đồng trở xuống, mức đầu tư cho mỗi xã thấp nhất là 200 triệu đồng. Trong tổng số 1753 công trình được xây dựng, chỉ có 69 công trình có mức vốn đầu tư trên 500 triệu đồng/ công trình phải đầu tư xây dựng theo qui định xây dựng hiện hành, còn lại 1648 công trình thực hiện theo cơ chế quản lý CT 135. Để chuẩn bị đầu tư, các tỉnh đã giao nhiệm vụ cho các đơn vị tư vấn, cán bộ kỹ thuật nghiệp vụ của tỉnh , huyện để giúp đỡ các xã đặc biệt khó khăn lập báo cáo đầu tư, khảo sát, thiết kế, dự toán. Phần lớn các tỉnh đã thực hiện theo đúng qui định và có một số tỉnh đã qui định các đơn vị tư vấn chỉ được nhận 60-70% kinh phí khảo sát thiết kế theo qui định, phần còn lại hỗ trợ cho những nơi khó khăn. Năm 1999, chương trình đã được NSNN cấp 408 tỷ đồng, ngay từ đầu năm tiền đã chuyển đến kho bạc Nhà nước các huyện. Nhưng do là năm đầu tiên thời gian cấp phát vốn được kéo dài đến 30/4/2000. Trong 6 tháng đầu năm 2000, theo báo cáo bước đầu, tổng số vốn đầu tư cho các xã thuộc CT 135 khoảng gần 1.100 tỷ đồng, trong đó Ngân sách Trung ương là 700 tỷ đồng và vốn đầu tư của các chương trình lồng ghép là 400 tỷ đồng. 1.100 tỷ đồng được đầu tư vào 2.971 công trình đúng mục tiêu, đúng đối tượng. Hầu hết cho các công trình: đường giao thông, thuỷ lợi nhỏ, cấp nước sinh hoạt, điện, trường học, trạm y tế, chợ. Cơ cấu đầu tư phù hợp: giao thông chiếm 47,09%, thuỷ lợi nhỏ là 16,99%, nước sinh hoạt 5,24%, điện 7,52%, trường học 21,56%, trạm y tế 0,85%, chợ 0,76% tổng số vốn đầu tư. Đến ngày 30/6/2000 vốn của CT 135 năm 1999 chưa quyết toán chỉ còn 23,5 tỷ đồng. Triển khai kế hoạch năm 2000, mới giải ngân được trên 10 tỷ đồng. Tuy vậy, vẫn còn một số băn khoăn trong quá trình thực hiện.Vấn đề nổi cộm được nhiều người quan tâm là làm thế nào để thực hiện được yêu cầu ” xã có công trình, dân có việc làm, dân có thu nhập”. Vì thực tế dân tham gia xây dựng công trình còn quá ít. Từ khi có CT 135 phát sinh nhiều công ty trách nhiệm hữu hạn quá. Các công ty đã làm hết việc của dân. Như thế là không đúng tinh thần của CT 135. Bởi vì dân có làm thì dân mới yêu quý công trình, công trình mới bền vững, và dân cũng mới có thu nhập. Chính vì nhà thầu làm hết, nên chất lượng một số công trình chưa tốt, mới sử dụng đã mà đã dột nước, long vôi. Thêm nữa, mối lo vốn về chậm sẽ ảnh hưởng đến tốc độ giải ngân, và hết năm 2000 vốn không sử dụng hết trả lại kho bạc, làm cho tất cả các tỉnh không yên tâm . Bộ Tài chính có quyết định từ năm 2000, kho bạc không cấp thẳng vốn 135 cho các chủ đầu tư, mà phải qua hệ thống tài chính duyệt trước khi kho bạc cấp phát tiền và đây là một nguyên nhân làm chậm tốc độ giải ngân của chương trình chậm giao kế hoạch cho các địa phương. Bộ Tài chính chỉ giao kế hoạch chung cho các địa phương mà lẽ ra phải cân đối các nguồn ngân sách địa phương để giao cho các tỉnh. Riêng Bộ kế hoạch đầu tư đã giao kế hoạch cụ thể cho 11 sở KH-ĐT, nhưng các địa phương vẫn không đầu tư cho 124 xã đặc biệt khó khăn. Thật ra phương thức cấp phát vốn thông qua hệ thống kho bạc là mang lại hiệu quả như đã làm trong năm 1999. II.2.2. Chương trình 5 triệu ha rừng 661 Giới thiệu về chương trình 5 ha rừng Xuất phát từ đặc điểm nước ta có hơn 2/3 diện tích là rừng núi và trung du. Trong vài thập kỷ trở lại đây, diện tích rừng đang ngày càng bị thu hẹp do nạn chặt phá, khai thác bừa bãi, do nạn du canh du cư, đốt rừng làm nương rẫy. Dẫn đến năng lực phong hộ của rừng bị suy giảm, nạn lũ lụt, khô hạn với qui mô ngày càng lớn, gây thiệt hại không nhỏ đối với nền kinh tế nói chung, nhất là đời sống sinh hoạt của đồng bào miền núi. Trước tình hình đó, nhằm ngăn chặn hiểm hoạ môi trường sinh thái, đồng thời phát triển kinh tế-xã hội các địa phương miền núi, vùng cao, vùng sâu, ngày 29/7/1998 Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định 661/QĐ-TTg về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện trồng mới 5 triệu ha rừng. Quyết định này còn có tên là Chương trình 5 triệu ha rừng 661. * Mục tiêu của chương trình: - Vừa thực hiện trồng mới 5 triệu ha rừng, vừa bảo vệ có hiệu quả 9,3 ha rừng hiện có, tăng độ che phủ của rừng lên 43%, đảm bảo an ninh môi trường, giảm nhẹ thiên tai, tăng khả năng sinh thuỷ, bảo tồn nguồn gen và tính đa dạng hoá sinh học. - Sử dụng có hiệu quả diện tích đất trống, đồi trọc, tạo thêm khoảng 2 triệu việc làm thường xuyên, tăng thu nhập cho dân cư sống trong khu vực có rừng, góp phần xoá đói giảm nghèo, định canh định cư, ổn định chính trị xã hội, an ninh quốc phòng nhất là các vùng cao, biên giới. - Hàng năm cung cấp khoảng 15 triệu m3 gỗ và 20 Ste củi làm nguyên liệu để sản xuất 1 triệu tấn giấy, một triệu m3 ván nhân tạo, đáp ứng nhu cầu gỗ củi trong nước và có dư để xuất khẩu, đưa lâm nghiệp thành một ngành kinh tế quan trọng. Giá trị nông sản thu hoạch từ cây nông lâm kết hợp đạt khoảng 1 tỷ USD/ năm, tạo điều kiện thay đổi cơ bản cục diện kinh tế xã hội của miền núi. Phạm vi thực hiện chương trình là trên cả nước. * Nội dung cụ thể của chương trình: - Gây trồng rừng phòng hộ đặc dụng: 2 triệu ha rừng trong đó trồng mới 1 triệu và khoanh nuôi tái sinh kết hợp bổ sung 1 triệu ha rừng phòng hộ đầu nguồn, phục hồi sinh thái rừng đặc dụng. - Trồng rừng sản xuất: 3 triệu ha trong đó trồng rừng và cây nông nghiệp lâu năm tập trung 2 triệu ha, trồng cây phân tán 1 triệu ha. * Chính sách đầu tư và tín dụng để huy động nguồn vốn Để thực hiện mục tiêu và hoàn thiện nhiệm vụ chương trình đề ra cần một lượng vốn ước tính khoảng 63.200 tỷ đồng trong đó vốn đầu tư từ NSNN vào khoảng 6.000 tỷ đồng, vốn vay khoảng 57.200 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo tính toán ban đầu của các chuyên gia lâm nghiệp, yêu cầu vốn đầu tiên tới 31.000 tỷ đồng so với nguồn vốn hạn hẹp hiện nay gấp 2,5 lần vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập chung của NSNN trong một năm. Dự kiến trồng 2 triệu ha rừng phòng hộ, đặc dụng dự tính chiếm khoảng 20% tổng vốn đầu; rừng kinh tế khoảng 3 triệu ha chiếm gần 70%; dành khoảng 10% đầu tư xây dựng cơ bản ở khu vực rừng trồng và 5-6% cho công tác quản lý. +Vốn đầu tư từ NSNN: - Tiếp tục thực hiện chính sách bảo vệ rừng đặc dụng, rừng phòng hộ ở vùng rất xung yếu trên diện tíchkhoảng 2 triệu ha đã thực hiện theo chương trình 327. Mức độ phân bổ cho các tỉnh không quá 50.000/ha/năm với thời hạn không quá 5 năm. - Trồng rừng phòng hộ ở vùng xung yếu với mức đầu tư bình quân 2,5 triệu đồng/ha, gồm trồng mới và chăm sóc. - Đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu. - Nghiên cứu khoa học, khuyến nông, khuyến lâm khoảng 1% tổng vốn NSNN. - Hỗ trợ bình quân 2 triệu đồng/ha cho các tổ chức, gia đình và cá nhân tự bỏ vốn trồng rừng là các loại cây gỗ đặc biệt quý hiếm, có chu kỳ trên 30 năm. - Kinh phí quản lý dự án trồng rừng phòng hộ, đặc dụng được trích 8% trogn tổng vốn đầu tư của NSNN dành cho dự án, trong đó ngân sách trung ương là 0,7%; tỉnh, huyện, xã là 1,3%, chủ dự án ở cơ sở là 6%. Vốn NSNN cấp phát qua hệ thống kho bạc Nhà nước, có ứng trước 30% sau khi dự án được duyệt. Nhà nước sẽ trước tiền cây giống năm đầu, sau đó luân truyển qua các năm tiếp theo, khi kết thúc dự án thu hồi trả lại NSNN. + Vốn tín dụng đầu tư: - Các tổ chức, cá nhân trồng rừng sản xuất được vay vốn từ Quĩ hỗ trợ đầu tư quốc gia và hưởng các chế độ ưu đãi khác theo qui định của Luật khuyến khích đầu tư trong nước mới được Quốc hội thông qua. - Các nhà đầu tư phát triển chế biến nông lâm sản được hưởng chế độ ưu đãi theo luật khuyến khích đầu tư trong nước, được vay vốn từ Quĩ hỗ trợ đầu tư quốc gia để xây dựng nhà máy trực tiếp trồng rừng hoặc liên doanh liên kết với nông dân trồng rừng. + Vốn nước ngoài: Nguồn vốn nước ngoài đầu tư cho chương trình là vốn ODA và FDI, trong đó chủ yếu vẫn là vốn ODA. Như vậy việc kêu gọi sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế cho thực hiện chương trình là hết sức cần thiết mỗi năm khoảng 120-150 triệu USD kể cả cây công nghiệp lâu năm và phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản. Kết quả thực hiện chương trình Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kết thúc năm 1999 cả nước đã trồng mới hơn 200 nghìn ha rừng, đạt 110% kế hoạch, trong đó rừng phòng hộ đặc dụng 75,7% nghìn ha, vượt kế hoạch 12%, rừng sản xuất cây lâm nghiệp đạt 85,7 nghìn ha vượt 22%, rừng trồng bằng vốn viện trợ 23 nghìn ha và rừng trồng từ vốn NSNN địa phương 16 nghìn ha, bằng 80% kế hoạch . Nét mới trong năm đầu thực hiện dự án trồgn 5 triệu ha rừng là có sự phối hợp trong tổ chức, chỉ đạo và huy động nguồn lực của trung ương , địa phương và vốn viện trợ từ bên ngoài. NgoàI vốn trung ương đã cấp 314 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch, vốn địa phương là 48 tỷ đồng, vốn viện trợ quốc tế là 69 tỷ đồng, vốn vay tín dụng ưu đãi 755 tỷ đồng. Bên cạnh đó chương trình còn trồng mới 15.400 ha cây công nghiệp và cây ăn quả, triển khai các hoạt động lâm sinh khác như tu bổ , bảo vệ, chăm sóc, tái sinh rừng hiện có. Diện tích rừng được khoán bảo vệ trong năm là 1,538 nghìn ha, khoanh nuôi tái sinh rừng là 295 nghìn ha, chăm sóc rừng 263,2 nghìn ha. Tuy đạt được những kết quả đáng ghi nhận, nhưng dự án trồng 5 triệu ha rừng đã gặp nhiều khó khăn và thách thức lớn. Đó là khó khăn về vốn, theo quyết định của Chính phủ, vốn đầu tư cho dự án trồng 5 triệu ha rừng chủ yếu là vốn chuyển tiếp của CT 327 chuyển sang mà trong số này phần lớn vốn chuyển tiếp là dành cho các hoạt động chăm sóc rừng và bảo vệ rừng tự nhiên, chỉ một phần bố chí cho việc trồng 67.000 ha rừng đặc dụng, rừng phòng hộ theo chương trình 661. Tốc độ vốn giải ngân cũng không đạt kế hoạch. Khó khăn nữa là tình trạng thiếu giống cây trồng phù hợp với yêu cầu của dự án, số lượng cây giống ít nhưng chất lượng cũng không cao. Thứ ba là thị trường tiêu thụ các sản phẩm chế biến chưa ổn định nên chưa là yên lòng các địa phương. Cuối cùng là khó khăn do thời tiết diễn biến phức tạp, lũ lụt, hạn hán liên tiếp xảy ra. Trong thời gian tới để thực hiện tốt chương trình nên tìm cách giải quyết những khó khăn nêu ra ở trên. II.2.3. Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Vài nét giới thiệu về chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn Vấn đề nước sạch và vệ sinh môi trường hiện nay không chỉ là vấn đề của các khu vực thành thị mà còn là các vấn đề ở khu vực nông thôn nhất là các khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa. Bởi ở những khu vực này nước dùng cho sinh hoạt thì nhiều nhưng đa phần lượng nước ở đây đều không đảm bảo tiêu chuẩn nước sạch . Thực tế là khi sử dụng nước bà con thường bị mắc rất nhiều các chứng bệnh về đường tiêu hoá, đường hô hấp và một số chứng bệnh nan y khác. Sử dụng nước không sạch trong sinh hoạt là nguyên nhân gây bệnh, ngoài ra còn có một nguyên nhân nữa là do môi trường sống xung quanh của người dân không đảm bảo vệ sinh làm xuất hiện nhiều mầm bệnh nguy hiểm. Để giải quyết vấn đề này, ngày 3/12/1998 Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 237/1998/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Đối tượng chính của Chương trình là tất cả các xã ở khu vực nông thôn trong cả nước, trong đó tập trung ưu tiên đầu tư cho các vùng biên giới, hải đảo, dân tộc ít người và các vùng nông thôn khó khăn khác. Nội dung của Chương trình bao gồm: Đầu tư xây dựng các công trình cung cấp nước sạch. Hỗ trợ xây dựng mô hình hố xí hợp vệ sinh. Hỗ trợ xây dựng mô hình xử lý chất thải chuồng trại chăn nuôi. Hỗ trợ xử lý nước thải ở các làng nghề. Nguồn vốn sử dụng cho hoạt động của Chương trình có: Vốn Ngân sách Nhà nước ( bao gồm cả vốn vay và viện trợ ), và các nguồn vốn khác như vốn huy động trong dân, vốn của các thành phần kinh tế khác. Việc cấp phát vầ phân bổ kinh phí dựa trên dự toán chi tiết theo nội dung chi và theo mục lục NSNN. Cụ thể như sau: Công trình cung cấp nước sạch: Đối với các công trình cấp nước tập chung thì Nhà nước hỗ trợ một phần xi măng, gạch, cát, thiết bị cho hạng mục công trình đầu nguồn, trạm xử lý nước, đường ống dẫn nước chính. Còn đối với các công trình cấp nước phân tán Nhà nước nước hỗ trợ cho người nghèo và gia đình chính sách xã hội, hộ gia đình vùng 1.715 xã nghèo, vùng núi cao, hải đảo. Nhà nướ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc12810.DOC