Với chủ trương xây dựng Công ty xi măng Bỉm Sơn của Đảng và Nhà nước thì công việc tiến hành đầu tư sửa chữa, xây dựng lại, được Công ty tiến hành một cách thường xuyên, cũng trong giai đoạn này thì Công ty xi măng Bỉm Sơn không hề có đầu tư chiều sâu hay đầu tư mở rộng quy mô sẩn xuất.
Đối với kế hoạch đầu tư hàng năm của Công ty thì được chia làm ba bộ phận như sau:
- Đầu tư cho xây lắp
- Đầu tư mua sắm thiết bị
- Đầu tư cho chi phí khác.
82 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1688 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Định hướng và giải pháp đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh của công ty xi măng Bỉm Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khối lượng vật liệu xây dựng lớn, góp phần tái kiến thiết đất nước, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các hạng mục công trình khác của đất nước. Có thể thấy trong giai đoạn này, nhà máy xi măng Bỉm Sơn thực sự là một khu công nghiệp đầu đàn trong ngành xây dựng ở Việt Nam và nhà máy đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình ở thời kỳ cơ chế bao cấp.
Bước vào thời kỳ mới, thời kỳ chuyển đổi từ cơ chế quan liêu bao cấp sang hạch toán kinh doanh từ năm 1991 đến nay, Công ty xi măng Bỉm Sơn lại một lần nữa đi tiên phong trong việc thể nghiệm hạch toán sản xuất kinh doanh, độc lập tự chủ trong việc sản xuất vật liệu xây dựng.
Những năm 1991 - 1992 khi hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Đông âu tan rã, các chuyên gia Liên Xô rút về nước, nhà máy gặp muôn vàn khó khăn về trang thiết bị, dây chuyền, chuyên gia kỹ thuật … Đây là giai đoạn đầy thử thách gay go của nhà máy. Trước thực trạng đó cán bộ công nhân nhà máy Công ty xi măng Bỉm Sơn lại từng bước tháo gỡ khó khăn, vượt qua thử thách trong sản xuất vững vàng bằng đôi chân công nghiệp của mình trong cơ chế thị trường và đã hoàn toàn làm chủ trong việc sản xuất kinh doanh, đưa Công ty tiến vào thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
Hơn 20 năm qua, Công ty xi măng Bỉm Sơn với những thành tựu đạt được, đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng danh hiệu như: Huân chương lao động hạng hai năm 1989, Bộ XD tặng cờ Đơn vị xuất sắc năm 1999 … và nhiều huy hiệu cao quý khác.
Công ty xi măng Bỉm Sơn với những thành tựu đạt được trong hơn 20 năm qua đã chứng minh đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng và Nhà nước, vai trò to lớn của cán bộ công nhân Công ty. Đồng thời còn thể hiện sức mạnh, sự trưởng thành vững vàng của Công ty trong cơ chế thị trường. Hơn nữa những thành tựu, những kết quả vê kinh tế - xã hội mà Công ty đạt được đã và đang là tiền đề cho sự hội nhập kinh tế của cả nước nói chung và Công ty nói riêng trong khu vực ASEAN và các nước trên thế giới.
Cơ cấu tổ chức của công ty
II. Thực trạng đầu tư và khả năng cạnh tranh của Công ty xi măng Bỉm Sơn.
1. Thực trạng đầu tư của Công ty xi măng Bỉm Sơn.
1.1. Giai đoạn 1982 đến 1995.
Với chủ trương xây dựng Công ty xi măng Bỉm Sơn của Đảng và Nhà nước thì công việc tiến hành đầu tư sửa chữa, xây dựng lại, … được Công ty tiến hành một cách thường xuyên, cũng trong giai đoạn này thì Công ty xi măng Bỉm Sơn không hề có đầu tư chiều sâu hay đầu tư mở rộng quy mô sẩn xuất.
Đối với kế hoạch đầu tư hàng năm của Công ty thì được chia làm ba bộ phận như sau:
- Đầu tư cho xây lắp
- Đầu tư mua sắm thiết bị
- Đầu tư cho chi phí khác.
Trong giai đoạn này công việc lập kế hoạch và quản lý đầu tư là do ban kiến thiết của Công ty đảm nhiệm. Trải qua thời gian dài khi xoá bỏ cơ chế quan liêu bao cấp và trước tình hình mới thì ban kiến thiết không còn phát huy được chức năng của mình vì vậy dẫn đến giải tán ban này,
Cho đến nay, việc thu thập và xử lý những số liệu về đầu tư của Công ty trong giai đoạn 1982 - 1996 là rất khó khăn do các nguyên nhân sau:
- Khi giải tán ban kiến thiết thì việc lưu trữ các báo cáo về đầu tư được tiến hành một cách thiêú thận trọng gây lộn xộn trong kho lưu trữ hồ sơ.
- Hàng năm Công ty vẫn tiến hành thiêu huỷ những báo cáo theo quy định của Nhà nước.
- Khi người phụ trách về đầu tư chuyển sang công tác khác thì không bàn giao lại cho nhân sự mới.
- Số liệu về đầu tư trong giai đoạn này còn thấp nên chưa có sự quan tâm đúng mức.
1.2. Giai đoạn 1996 - đến nay.
1.2.1 Đầu tư Tài sản cố định
Giai đoạn này được đánh dấu bằng cơn sốt xi măng cuối năm 1995. Vì vậy Công ty gặp rất nhiều khó khăn trong công tác tiêu thụ. Mặt khác các thiết bị công nghệ của Công ty đã trải qua 15 năm sản xuất, vận hành bị hư hỏng nhiều, thiếu thiết bị để nâng cao chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh của Công ty trước sự cạnh tranh của xi măng ngoại nhập và sản phẩm xi măng của liên doanh nước ngoài.
Cụ thể việc thực hiện đầu tư theo các bộ phận của Công ty như sau:
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
Xây lắp
1840
2100
2345
3650
4638
5280
4315
Mua sắm thiết bị
1450
1650
1600
2850
4975
32143
3065
Chi phí khác
320
400
400
1727
1100
5290
16236
Tổng số
3610
4150
4345
8236
10713
44282
23643
Tốc độ phát triển định gốc (%)
Năm
1996
97/96
98/96
99/96
2000/96
2001/96
2002/96
Xây lắp
100
114,1
127,4
198,8
252,06
287
234,5
Mua sắm thiết bị
100
113,8
110,3
196,5
343,1
2216,7
211,3
Chi phí khác
100
125
125
539,7
343,7
1653,1
5082,2
Tổng số
100
114,9
120,36
228,1
296,7
1226,6
655
Nguồn: Công ty xi măng Bỉm Sơn
Qua các bảng trên nhận thấy số vốn đầu tư của Công ty xi măng Bỉm Sơn qua các năm tăng dần. Số vốn đầu tư của năm 1996 là 3610 triệu đồng, năm 1997 là 4150, năm 1998 là 4345 triệu đồng, năm 1999 là 8236 triệu đồng, năm 2000 là 10713 triệu đồng, riêng năm 2001 và năm 2002 số vốn đầu tư của Công ty tăng lên cao là do Công ty tiến hành đầu tư cải tạo hiện đại hoá dây chuyền. Nhờ vậy mà tốc độ tăng trưởng định gốc vốn đầu tư năm 1997 so với năm 1996 là 114,9%, năm 1998 là 120,36%, năm 1999 là 228,1%, năm 2000 là 296,7%, không tính năm 2001 và năm 2002. Tuy nhiên sự tăng lên của vốn đầu tư cho từng bộ phận cũng như tốc độ phát triển định gốc của các bộ phận xây lắp, mua sắm thiết bị, chi phí khác lại không đều. Đối với bộ phận xây lắp, năm 1996 số vốn đầu tư là 1840 triệu đồng, năm 1997 là 2100 triệu đồng, năm 1998 là 2345 triệu đồng, năm 2000 là 4638 triệu đồng, năm 2001 là 5280 triệu đồng và năm 2002 kế hoạch vốn đầu tư cho xây lắp giảm xuống còn 4315 triệu đồng. Như vậy, có thể thấy đối với công tác xây lắp số vốn hàng năm tăng lên một cách đều đặn, từ đó dẫn đến tốc độ phát triển định gốc cũng tăng lên dần năm 1997 là 114,1%, năm 1998 là 127,4%, năm 1999 là 198,8% năm 2000 là 252,06%. Từ đó cho thấy quy mô vốn đầu tư cho công tác xây lắp được chú trọng và quan tâm thích đáng.
Đối với bộ phận mua sắm thiết bị, qua bảng biểu trên ta thấy quy mô vốn đầu tư cho các năm là không đồng đều. Số vốn đầu tư của năm 1996 là 1450 triệu đồng, năm 1997 tăng lên là 1650 triệu đồng, nhưng đối với năm 1998 lại giảm xuống còn là 1600 triệu đồng, và các năm tiếp theo bị tăng lên năm 1999 là 2850 triệu đồng, năm 2000 là 4975 triệu đồng, năm 2001 lại tăng lên 32143 là do Công ty tiến hành hiện đại hoá dây chuyền sản xuất, năm 2002 kế hoạch là 3065. Do vậy mà tốc độ phát triển định gốc của công tác mua sắm thiết bị không đồng đều. Năm 1997 là 113,8%, năm 1998 là 110,3%, năm 1999 là 196,5%, năm 2000 là 343,1%, và năm 2002 là 211,3. Điều này cho thấy Công ty đang từng bước thay thế máy móc thiết bị theo từng thời kỳ để tăng chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh của Công ty.
Đối với bộ phận chi phí khác như các chi phí nghiên cứu khả thi, chi phí đấu thầu, chi phí thẩm định … cũng tăng lên làm đáp ứng cho việc lựa chọn và cho phép Công ty khẳng định các quyết định là chính đáng phù hợp với từng giai đoạn, riêng kế hoạch chi phí khác của năm 2002 có sự tăng lớn về quy mô điều này bởi lẽ trong năm 2002 một phần cải tạo dây chuyền sản xuất số 2 và tiếp tục chuẩn bị các chi phí cho việc cải tạo dây chuyền số 1.
Đánh giá tốc độ phát triển định gốc của vốn đầu tư hằng năm cũng như từng bộ phận của Công ty thì chưa đủ, để nhận biết sự tăng lên hằng năm của vốn đầu tư và của các bộ phận xây lắp, mua sắm thiết bị, chi phí khác thì cần phải nghiên cứu tốc độ phát triển liên hoàn. Điều này được thể hiện ở biểu sau:
Đơn vị tính: %
Năm
1996
97/96
98/97
99/98
2000/99
2001/00
2002/01
Xây lắp
100
114,1
111,6
156,03
126,7
113,8
81,7
Mua sắm thiết bị
100
113,8
97
178,1
174,6
646,1
9,5
Chi phí khác
100
125
100
431,7
288,07
106,33
307,4
Tổng số
100
115
104,6
189,5
130,07
413,3
53,4
Nguồn: Công ty xi măng Bỉm Sơn.
Qua bảng biểu ta thấy: Tốc độ phát triển liên hoàn của các năm đều tăng so với năm trước nhưng không đều và trong các bộ phận cũng có sự tăng lên, riêng bộ phận mua sắm thiết bị có sự tăng vọt năm 2001 là dự án cải tạo hiện đại hoá dây chuyền. Điều này cho thấy, việc đầu tư được tiến hành liên tục phù hợp với từng thời điểm, thời kỳ để nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty.
1.2.2. Đầu tư vào lao động ở Công ty
Cùng với công việc xây dựng Công ty Xi măng Bỉm Sơn, là việc xây dựng, tổ chức đào tạo một đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật nhằm vận hành các dây chuyền sản xuất.
Năm 1976, phương hướng lao động của Công ty là xin lực lượng cán bộ, công nhân kỹ thuật từ các nơi khác về, đồng thời tự lo việc tuyển dụng, tổ chức đào tạo bộ máy cán bộ, công nhân kỹ thuật cho Công ty.
Được sự giúp đỡ của bộ xây dựng và các nhà máy sản xuất vật liệu khác, Công ty xi măng đã tiếp nhận một số cán bọ kỹ sư công nhân kỹ thuật lành nghề ở các nhà máy; Xi măng Hải Phòng, gang thép Thái Nguyên….. số còn lại là do Công ty chịu tráhc nhiệm tổ chức tay nghề; Xây dựng lấy lực lượng công nhân do chính mình. Cơ sở đào tạo các công nhân cho Công ty là trường công nhân kỹ thuật đó của ngành xi măng. Những công nhân có trình độ sau khi học ra trường là bậc 2/7.
Sau khi vào sản xuất, Công ty tiếp tục nâng cao đội ngũ lao động của mình bằng cách cử cán bộ công nhân đi thực tập tay nghề ở Liên Xô với thời gian 6 - 9 tháng. Sau khi hoàn thành nâng cao tay nghề, các đối tượng này đã nhanh chóng tiếp cận kỹ thuật vận hành thành thạo máy móc, nắm vững quy trình công nghệ máy móc.
Hàng năm Công ty vẫn tiếp tục đầu tư đào tạo bổ sung lực lượng lao động bằng các hình thức như kèm cặp tại chỗ, mở các lớp học bồi dưỡng tay nghề tại Công ty, do các giáo viên Việt Nam và chuyên gia Liên Xô giảng dạy, đã nhanh chóng được triển khai và đem lại hiệu quả cao, bình quân tay nghề bậc thoạ của công nhân đạt yêu cầu của sản xuất Xi măng là bậc 4/7.
Bên cạnh việc mở các lớp dạy nghề nâng cao trình độ kỹ thuật chuyên môn Công ty còn chú ý mở các khoá học đào tạo về quản lý kinh tế, điều hành sản xuất ….
Nhờ có việc đầu tư cho nhân lực như vậy nên Công ty có đội ngũ lao động vững vàng về mọi mặt .
Điều này có thể thấy qua bảng sau:
Năm
1980
1985
1990
1995
2000
Tổng số
907
2779
2781
3351
2864
Đạihọc
79
180
179
237
2280
Trung cấp, cao đẳng
69
209
202
262
270
Công nhân kỹ thuật
657
1339
1681
1823
2366
Nguồn: Công ty Xi măng Bỉm Sơn
Hiện tại số vốn đầu tư về nguồn nhân lực của Công ty rất khó khai thác do nhiều nguyên nhân mặc dù Công ty vẫn có quỹ để đào tạo nhân lực.
ở Công ty là không thực hiện được cho nên em chỉ đánh giá về phương pháp (các hướng) đầu tư lao động ở Công ty.
1.2.3. Đầu tư tài sản vô hình khác
Đầu tư tài sản vô hình khác bao gồm đầu tư nghiên cứu và triển khai, đầu tư nghiên cứu thị trường, đầu tư vào bí quyết công nghệ
* Đầu tư nghiên cứu và phát triển:
Kể từ khi đưa vào sản xuất cho đến nay hầu như việc đầu tư nghiên cứu và triển khai ở Công ty mang hình thức là đưa ra những sáng kiến kỹ thuật của các tập thể cá nhân, cán bộ, công nhân viên trong Cy chứ chưa có một chương trình cụ thể.
Với nhứng sáng kiến kỹ thuật này, thì hiệu quả đem lại cho Công ty là giảm chi phí sản xuất, ô nhiễm môi trường độc hại cho người kinh doanh, tiết kiệm tiền cho Nhà nước và Công ty
Hàng năm Công ty vẫn phát động các phong trào nghiên cứu khoa học áp dụng trong sản xuất kinh doanh và có các hình thức khen thưởng để khuyến khích tập thể, cá nhân trong Công ty nghiên cứu
* Đầu tư nghiên cứu thị trường:
Là một đơn vị thành viên của Tổng Công ty xi măng vn cho nên Công ty Xi măng Bỉm Sơn cịu sự chỉ đạo, kiểm soát của Công ty. Tổng Công ty xi măng Việt Nam hiện có 6 Công ty, vì vậy thị trường tiêu thụ do Tổng Công ty Việt Nam chia thị phần dẫn đến công tác nghiên cứu thị trường ở Công ty là kém, cho đến những năm gần đây khi có các doanh nghiệp sản xuất xi măng nhập khẩu từ nước ngoài thì tmới đẩy mạnh viên nghiên cứu thị trường tiêu thụ.
Hàng năm Công ty chi cho việc nghiên cứu thị trường khoảng 5% tổng chi phí
1.2.4. Đầu tư vào hàng dự trữ:
Hàng dự trữ: gồm có vật tư, nguyên vật liệu, hàng tồn kho… chưa sử dụng hoặc chưa tiêu thụ, hiện nay ở Công ty vẫn tiến hành đầu tư dự trữ những thứ trên theo tháng để đảm bảo cho sản xuất và tiêu thụ. Tuy nhiên, số liệu cụ thể về đầu tư hàng dự trữ của Công ty là rất khó thu nhập. Nhưng chúng ta có thể thấy rằng với thực trạng công nghệ hiện nay, thì mức tiêu hao vật tư của Công ty cao hơn nhiều so với những cơ sở có công nghệ hiện đại. Do vậy cần có giải pháp thích hợp là đổi mới công nghệ ở Công ty.
1.3. Tình hình thực hiện dự án đầu tư cải tạo hiện đại hoá dây chuyền sản xuất của Công ty.
Căn cứ vào nhu cầu xi măng của đất nước, thị trường xi măng và khả năng của Công ty xi măng Bỉm Sơn. Ngày 32 tháng 3 năm 1994 tại quyết định số 124 TTg, Chính phủ đã phê duyệt chủ trương đầu tư cải tạo hiện đại hoá các dây chuyền, sản xuất của Công ty xi măng Bỉm Sơn, chuyển đổi phương pháp sản xuất từ ướt sang khô nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm xi măng nâng công suất của nhà máy từ 1,2 triệu tấn/năm lên 1,8 triệu tấn xi măng/năm. Như vậy thiết bị dây chuyền sản xuất của Công ty sẽ là thiết bị hiện đại tiên tiến trên thế giới. Trang bị đồng bộ hệ thống tự động hoá phòng điều khiển trung tâm, trang bị hệ thống lọc bụi, bao che lại kho tàng, đảm bảo tốt các yếu tố môi trường nhưng mãi cho đến quý IV năm 2000 thì dự án mới được chính thức thực hiện và trước khi tiến hành dự án này Công ty cũng đưa ra những dự kiến như sau:
Dây chuyền 1 (Triệu tấn/năm)
Dây chuyền 2 (Triệu tấn/năm)
Dây chuyền mới (Triệu tấn/năm)
Tổng sản lượng (Triệu tấn/năm)
Dự kiến I
- Hiện tại
- Cải tạo dây chuyền 2
0,6
0,6
1,2
0,6
1,8
Dự kiến II
- P.A1. Cải tạo tiếp dây chuyền 2
P.A2. Cải tạo tiếp dây chuyền 1
0,6
1,8
2,4
1,2
1,2
2,4
Dự kiến III
- Xây dựng mới
- Cải tạo dây chuyền 1 và xây dựng mới
0,6
1,2
1,2 - 1,4
3,0 - 3,2
1,2
1,2
1,2 - 1,4
3,6 - 3,8
Dự kiến I: - Phương án cải tạo mở rộng sẽ được khởi công vào quý IV/2000 và hoàn thành vào cuối năm 2002, sản lượng chung 1,8 triệu tấn/năm.
Dự kiến II: - Khả năng cải tạo tiếp dây chuyền sản xuất 2 để nâng cao sản lượng dây chuyền này lên 1,8 triệu tấn/năm là không thể thực hiện được vì vấn đề nền móng công trình, do vậy dự kiến này bỏ.
- Phương án 2 tiếp tục cải tạo dây chuyền sản xuất nâng sản lượng chung lên 2,4 triệu tấn/năm.
Dự kiến III:
- Để dây chuyền sản xuất số 1 (phương pháp ướt) hoạt động đến khi hết khả năng khai thác.
- Xây thêm một dây chuyền để sản lượng chung: 3-3,2 triệu tấn/năm hoặc: cải tạo dây chuyền số 1 có sản lượng 1,2 triệu tấn/năm để 2 dây chuyền sau cải tạo có sản lượng 2,4 triệu tấn/năm và xây thêm một dây chuyền có sản lượng 1,2 - 1,4 triệu tấn/năm. Khi đó sản lượng chung của Công ty sẽ là 3,6 - 3,8 triệu tấn/năm.
Như vậy về phương án đầu tư Công ty có thể lựa chọn là:
- Phương án 1: Tiếp tục cải tạo dây chuyền 1 để có tổng sản lượng 2,4 triệu tấn/năm.
- Phương án 1: Để như dự án hiện nay, xây thêm một cơ sở mới để có tổng sản lượng là 0,3 - 3,2 triệu tấn/năm.
- Phương án 1: Cải tạo 2 dây chuyền cũ, xây thêm 1 dây chuyền mới, sản lượng sẽ là 3,6 triệu tấn/năm á 3,8 triệu tấn/năm.
Việc lựa chọn này Công ty cũng đưa ra những ưu, nhược điểm như sau:
Đối với phương án 1: Sau khi cải tạo dây chuyền sản xuất 2, tiến hành ngay việc cải tạo dây chuyền số 1, nâng sản lượng nhà máy lên 2,4 triệu tấn/năm thời gian hoàn thành năm 2005.
Ưu điểm:
- Nhanh chóng khắc phục những tồn tại và nhược điểm do 2 phương pháp công nghệ sinh ra.
- Những gì phải đầu tư để hai dây chuyền sản xuất hoạt động ổn định bình thường, thì chọn luôn được giải pháp, thiết bị cho phù hợp với năng lực sản xuất 2,4 triệu tấn/năm.
- Giá thành sản phẩm chung hạ, phù hợp với thời điểm hội nhập thị trường khu vực (2006).
- Giải quyết tương đối triệt để vấn đề môi trường lao động và môi trường khu vực, một vấn đề mà ngày một tăng cường sự kiểm tra, kiểm soát theo luật định.
Nhược điểm:
- Thời gian không ổn định trong sản xuất kéo dài từ 5 - 6 năm vì vừa sản xuất vừa cải tạo, phát sinh nhiều khó khăn cho việc quản lý.
- Giải quyết chưa kịp số lao động dôi dư. Công tác đào tạo lực lượng lao động kỹ thuật.
* Phương án 2: Để nguyên hiệu trạng sau khi cải tạo dây chuyền 2, xây dựng một dây chuyền mới, hiện đại bên cạnh hai dây chuyền cũ. Sản lượng sản phẩm sẽ là 3 triệu tấn/năm thời gian hoàn thành vào năm 2006 - 2008.
Ưu điểm:
- Có một dây chuyền hiện đại, đạt các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật ở mức tiên tiến.
- ảnh hưởng ít đến hoạt động sản xuất của 2 dây chuyền hiện có.
- Số lao động được đào tạo lại để sử dụng dây chuyền mới, lực lượng lao động dôi dư ít.
Nhược điểm:
- Những bất cập trong việc điều hành quản lý và kiểm soát quá trình không được giải quyết, tồn tại đến khi dây chuyền 1 (phương pháp ướt) không khai thác được nữa. Vấn đề môi trường không được giải quyết triệt để. Hiệu quả chung không cao.
* Đối với phương án 3: Sau khi cải tạo dây chuyền 2, cải tạo luôn dây chuyền 1. Khi hoạt động của 2 dây chuyền này ổn định thì tiến hành xây dựng dây chuyền mới với các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật hiện đại, sản lượng sản phẩm sẽ là 3,6 á 3,8 triệu tấn/năm. Thời gian hoàn thành trước năm 2010.
- Có một lượng sản phẩm dồi dào, góp phần thoả mãn nhu cầu của xã hội, có một cơ sở sản xuất tương xứng với khu công nghiệp vật liệu xây dựng và với các cơ sở sản xuất xi măng lớn ở khu vực
- Hoà đồng với 2 dây chuyền cải tạo, đạt các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật tiên tiến, đủ tiêu chuẩn của thời kỳ hội nhập khu vực.
- Giải quyết về cơ bản công ăn việc làm cho số lao động hiện có (tất nhiên là phải đầu tư đào tạo lại, sắp xếp lại).
- Giải quyết triệt để vấn đề môi trường lao động, môi trường khu vực.
Nhược điểm:
- Vấn đề vận tải sản phẩm đầu ra.
- Vấn đề hoàn trả vốn đầu tư.
Qua những ưu, nhược điểm của mỗi phương án thì trình tự được Công ty tiến hành như sau:
Một là: Trong khi thực hiện dự án cải tạo dây chuyền sản xuất day chuyền 2, tiến hành đầu tư chiều sâu đê khi hoàn thành dự án, dây chuyền 2 có thể hoạt động và phát huy ngay những ưu thế về sản lượng và chất lượng sản phẩm.
Hai là: Tiến hành các thủ tục và các bước công việc để tiếp tục cải tạo dây chuyền 1, chuyển sang sản xuất theo phương pháp khô và nâng sản lượng cả 2 dây chuyền lên 2,4 triệu tấn/năm. Thời gian hoàn thành thích hợp nhất là trước khi hiệp ước AFTA có hiệu lực đối với Việt Nam (2006).
Ba là: Vì nhu cầu thị trường còn rất lớn, nếu các điều kiện khách quan thuận lợi, tiến hành xây dựng một dây chuyền hiện đại vừa đảm bảo được các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chung của cả Công ty đạt mức tiên tiến, vừa nâng cao sức cạnh tranh chất lượng sản phẩm và giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Thời gian hoàn thành trước 2010.
Trên đây là những phương án đầu tư của Công ty đưa ra và đang được thực hiện.
Một yếu tố quyết định đầu tư là vốn và việc tính toán các chỉ tiêu tài chính trước khi đầu tư của Công ty được xem xét như sau:
Theo kết quả kiểm kê và đánh giá lại tài sản cố định của Công ty thì tổng giá trị đến cuối năm 2000 ước còn: 100 tỷ VND trong đó: Gồm trang thiết bị và công trình kiến trúc.
Thực hiện dự án đầu tư cải tạo và mở rộng nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh của Công ty thì số vốn đầu tư cần là khoảng hơn 75 triệu USD tức khoảng gần 1.100 tỷ đồng.
Và việc nâng cao chất lượng sản phẩm đồng bộ hoá công trình cần phải đầu tư khoảng 25 triệu USD tương đương với 444 tỷ đồng.
Như vậy, tổng vốn đầu tư cho dự án khoảng 1500 tỷ USD, tương đương 107,4 triệu USD.
Suất đầu tư 2,5 triệu VND/tấn tương đương 179 USD/tấn.
Nếu thực hiện cải tạo dây chuyền 2 xong, tiếp đến cải tạo dây chuyền 1 và để dây chuyền 2 phát huy được tác dụng, tiến hành đồng bộ hoá những công trình cần thiết đồng thời với khi thi công dự án dây chuyền 2 nhưng phải đảm bảo phù hợp với yêu cầu khi cải tạo dây chuyền 1 thì nhu cầu vốn cho cả đồng bộ, hiện đại hoá là:
Ước vốn đầu tư cho cả 2 giai đoạn là 167.700 triệu USD tương đương 2.347,8 tỷ VND suất đầu tư là 140 USD/tấn, tương đương 1,9 triệu VND/tấn.
Khi huy động được vốn, vì có thị trường tiếp tục đầu tư 1 dây chuyền mới, hiện đại thì nhu cầu vốn chỉ là 150 triệu USD vì không phải đầu tư cơ sở hạ tầng.
Nguồn vốn đầu tư để thực hiện các dự án trên được Công ty xác định như sau:
- Vốn vay nước ngoài: Tính theo giá trị hợp đồng cung cáp máy móc thiết bị và công nghệ dự kiến khoảng 60% số vốn đầu tư. Lãi suất dự tính là 7,5%năm trong đó có tất cả các khoản phụ phí. Thanh toán lãi vay, phí và gốc mỗi năm 1 lần vào tháng 12 của năm.
- Vốn vay trong nước:
+ Vay bằng ngoại tệ: Dự tính khoảng 25% tổng số vốn đầu tư với lãi suất là 7%/năm.
+ Vay bằng nội tệ: Dự tính khoảng 15% tổng số vốn đầu tư với lãi suất vay là 42%/năm.
+ Vay ưu đãi: Lãi suất vay là 9,72%/năm.
- Ngoài ra Công ty còn huy động các nguồn vốn tập trung của Tổng Công ty xi măng Việt Nam và vốn của các Công ty thành viên.
2. Kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty xi măng Bỉm Sơn.
2.1. Kết quả sản xuất kinh doanh.
* Giai đoanh 1986 - 1990.
Từ năm 1986 – 1990; đây là giai đoạn Công ty xi măng Bỉm Sơn chuyển dần từ cơ chế quản lý quản lý cũ, sang cơ chế hạch toán kinh tế xã hội chủ nghĩa, dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI mà tinh thần cơ bản là đổi mới tư duy, nhất là tư duy kinh tế. Đây cũng là thời kỳ thực hiện Nghị quyết 306 của Bộ Chính Trị và Quyết định 76 của Hội Đồng Bộ Trưởng, cho phép các cơ sở xây dựng và triển khai cơ chế quản lý mới, theo hướng hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa. Nhiều chủ trương chính sách về quản lý, hạch toán kinh doanh theo cơ chế mới đối với doanh nghiệp nhà nước được Trung ương thử nghiệm tại Công ty xi măng Bỉm Sơn trước khi ban hành thực hiện trong cả nước. Những thành công và bài học kinh nghiệm của giai đoạn đầu trong sản xuất, đã nâng cao một bước năng lực quản lý điều hành, tổ chức lao động sản xuất của công ty. Đội ngũ cán bộ công nhân kkỹ thuật đã tiếp thu, làm chủ thiết bị công nghệ, vận hành máy móc ttrong dây chuyền sản xuất. Đồng thời thay thế và đảm nhiệm hoàn toàn việc vận hành dây chuyền sản xuất thay cho chuyên gia Liên xô rút về nước.
Đối với công ty thì đây cũng là thời kỳ phải vượt qua những thử thách khó khăn như : các dây chuyền thiếu nguyên vật liệu, thiếu điện năng sản xuất, ý thức tổ chức kỷ luật của công nhân còn lỏng lẻo, tâm lý bao cấp còn nặng trong một số cán bộ, công nhân viên. Công tác tổ chức bộ máy cán bộ còn nhiều bất cập chưa phù hợp với cơ chế mới.
Bước đầu chuyển đổi kinh tế, Công ty đã có những tác động nhất định và kết quả sản xuất và tiêu thụ của các năm như sau:
Đơn vị tính: Tấn
Năm
1986
1987
1988
1989
1990
Sản lượng sản phẩm tiêu thụ
489.122
651.279
721.669
820.684
1.042.774
Doanh thu(triệu đồng)
731,1
3963,3
13104
119760,3
213177,8
Nguồn: Công ty xi măng Bỉm Sơn
Qua bảng biểu trên ta thấy: Kết quả sản xuất và tiêu thụ trong năm 1986 là 489.122 tấn xi măng đạt 101,6% kế hoạch Nhà nước giao, tăng 13,63% sản lượng so với năm 1985.Doanh thu là 731,3 triệu đồng
Năm 1987 là năm đầu tiên Công ty đi vào hoạt động với cơ chế hạch toán kinh doanh. Để đạt được kết quả tốt thì Công ty đã đề ra các biện pháp nhằm quản lý và tiết kiệm điện năng, nâng cao năng suất máy móc thiết bị và năng suất lao động …
Thực hiện quản lý theo cơ chế mới, tuy còn gặp nhiều khó khăn nhưng năm 1987, Công ty đã sản xuất và tiêu thụ là 651.279 tấn xi măng, tăng 14,4% so với năm 1986 và doanh thu đạt 3963,3 triệu đồng
Kết quả của Công ty trong năm 1987 bước đầu đã khẳng định chứng minh cho sự đúng đắn của việc hạch toán theo cơ chế quản lý mới.
Tình hình quản lý sản xuất của Công ty bước sang năm 1988 có những thuận lợi cơ bản đó là lần đầu tiên Công ty chính thức thực hiện quyết định 217/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng. Quyết định này cho phép lãnh đạo công nhân chủ động quyết định toàn bộ hoạt động của Công ty. Vì vậy kết quả sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của Công ty tăng lên rõ rệt. Kết quả năm 1988 là 721.669 tấn xi măng tăng 10,8% so với năm 1987 và doanh thu năm 1988 là 13104 triệu đồng.
Những thắng lợi của nhà máy trong năm 1988 là cơ bản và có ý nghĩa quan trọng đã mở ra thời kỳ mới đầy hứa hẹn với Công ty.
Bước sang năm 1989, kế hoạch sản xuất của Công ty là 750.000 tấn xi măng nhưng những tháng đầu năm đã gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất của các Công ty. Trước tình hình như vậy cán bộ công nhân viên vượt qua thử thách của cơ chế quản lý kinh doanh và nâng cao kỷ luật lao động, nâng cao ý thức trách nhiệm nhằm thực hiện kế hoạch sản xuất đề ra.
Kết quả năm 1989 tổng sản lượng xi măng của Công ty đạt con số đáng tự hào 820.684 tấn trong khi chỉ tiêu kế hoạch là 750.000 tấn vượt chỉ tiêu kế hoạch hơn một trăm ngàn tấn.
Những kết quả năm 1989 là sự nỗ lực, cố gắng, lao động bền bỉ của lãnh đạo cán bộ công nhân Công ty. Với những kết quả này, đã mở ra một thời kỳ mới cho nhà máy xi măng Bỉm Sơn, thời kỳ vững vàng tự chủ trong sản xuất hoàn thành nhiệm vụ của Nhà nước, đặt tiền đề cho sản xuất của Công ty trong năm 1990 và những năm tiếp sau đó.
Phát huy truyền thống thi đua lao động sản xuất vượt lên những khó khăn, năm 1990 Công ty xi măng Bỉm Sơn tiếp tục hoàn thành chỉ tiêu đề ra sản lượng xi măng sản xuất và tiêu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1437.doc