Luận văn Định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam đến năm 2010

Mục lục

Lời mở đầu 1

PHẦN I : SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO CHẤT LƯỢNGLAO ĐỘNG TRONG CÁC DNNVV Ở VIỆT NAM. 4

I. Doanh nghiệp nhỏ và vừa. 4

1. Định nghĩa. 4

2. Đặc điểm doanh nghiệp nhỏ và vừa. 6

2.1. Ưu thế của DNNVV. 7

2.2. Điểm yếu của doanh nghiệp nhỏ và vừa. 8

3. Vai trò của các DNNVV trong phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam. 9

3.1. Đóng góp vào tăng trưởng kinh tế. 10

3.2. Tạo việc làm cho người lao động. 10

3.3. Tận dụng được nguồn lực sẵn có trong xã hội. 11

3.4. Hỗ trợ các loại hình kinh tế khác. 11

3.5. Nâng cao thu nhập cho người dân. 12

3.6. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 12

3.7. Tăng cường các mối quan hệ kinh tế. 13

3.8. Là “ lồng ấp “ cho những doanh nghiệp lớn. 14

II. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng lao động trong các DNNVV ở Việt Nam. 14

1. Một số vấn đề chung về lực lượng lao động. 14

1.2.2. Khía cạnh chất lượng. 16

1.2.2.1. Trình độ văn hoá của lực lượng lao động. 16

1.2.2.2.Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động. 17

1.2.2.3. Chỉ số phát triển con người ( HDI ). 18

1.2.2.4. Thể lực của người lao động. 18

1.3. Những nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng lao động. 19

Chất lượng lao động chịu ảnh hưởng của các yếu tố và các điều kiện cấu thành chất lượng nguồn nhân lực như : giáo dục-đào tạo, trình độ chuyên môn, thể lực, điều kiện sinh hoạt của người lao động. 19

1.3.1. Giáo dục – đào tạo. 19

1.3.2. Yêu cầu của sự phát triển kinh tế. 19

1.3.3. Mức sống của dân cư. 20

1.3.4. Chính sách của Chính phủ về nâng cao chất lượng lao động. 21

2. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng lao động trong các DNNVV. 21

2.1. Chiến lược về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam đến năm 2010. 22

2.2. Những yêu cầu mới đặt ra cho các DNNVV ở Việt Nam trong thời gian tới. 24

2.2.1. Yêu cầu về sản phẩm. 24

PHẦN II : THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG LAO ĐỘNG TRONG CÁC DNNVV CỦA VIỆT NAM. 31

I. Thực trạng lao động trong các DNNVV. 31

1. Quy mô. 31

2. Cơ cấu lao động. 32

2.1. Theo loại hình doanh nghiệp. 32

2.2. Cơ cấu lao động theo vùng. 37

II. Phân tích chất lượng lao động trong các DNNVV ở Việt Nam giai đoạn 2001-2005. 40

1. Tổng quan về chất lượng lao động trong các DNNVV. 40

2. Trình độ của chủ doanh nghiệp. 41

2.1. Trình độ văn hoá. 41

2.3. Khả năng quản lý của chủ doanh nghiệp. 53

3. Phân tích chất lượng đội ngũ lao động trong các DNNVV. 56

3.1. Trình độ văn hoá. 56

3.2. Trình độ chuyên môn. 58

3.2.1. Quy mô lao động qua đào tạo. 58

Số lượng lao động được đào tạo đang hoạt động trong các DNNVV biến động qua các năm, tỷ lệ lao động được qua đào tạo cũng được cải thiện. Với xu hướng chung của cả nước là lao động qua đào tạo tăng dần qua các năm. Tỷ lệ lao động qua đào tạo trong các DNNVV tăng với tốc độ khác nhau trong mỗi năm. 58

Nguồn : Cục phát triển DNNVV. 59

III. Đánh giá chung chất lượng lao động trong các DNNVV ở Việt Nam. 62

1. Những mặt được. 62

4. Nguyên nhân ảnh hưởng tới những hạn chế. 65

Những nguyên nhân đó được tổng hợp từ phía chủ doanh nghiệp và đội ngũ người lao động. 65

4.1. Đối với chất lượng của chủ doanh nghiệp. 65

PHẦN III : ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG LAO ĐỘNG TRONG CÁC DNNVV ĐẾN NĂM 2010 68

I. Định hướng nâng cao chất lượng lao động trong các DNNVV Việt Nam. 68

1. Những căn cứ để xác định phương hướng nâng cao chất lượng lao động trong các DNNVV. 68

1.1. Kế hoạch chung của cả nước về phát triển DNNVV. 68

1.3. Thực trạng chất lượng lao động trong các DNNVV. 71

2. Quan điểm nâng cao chất lượng lao động trong các DNNVV. 72

2.1. Nâng cao chất lượng lao động trong các DNNVV là một bộ phận quan trọng trong quá trình phát triển DNNVV. 72

2.2. Nâng cao chất lượng lao động trong các DNNVV phải phù hợp với chiến lược phát triển nguồn nhân lực của đất nước. 73

2.3. DNNVV cần có sự hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực của các cơ quan Nhà nước. 73

3. Định hướng nâng cao chất lượng lao động trong các DNNVV 74

1. Nâng cao chất lượng đội ngũ giám đốc doanh nghiệp. 78

1.1. Tác dụng và sự cần thiết. 78

Vai trò của chủ doanh nghiệp nói chung và DNNVV nói riêng là rất quan trọng trong việc điều hành quản lý hoạt động của doanh nghiệp. Với chức năng của mình thì các chủ doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn tới quá trình phát triển của doanh nghiệp, những chiến lược hay kế hoạch kinh doanh đều được chủ doanh nghiệp xem xét và quyết định. Chính vì giữ vai trò lớn như vậy, nếu doanh nghiệp nào có giám đốc giỏi thì đó là một trong những điều kiện giúp doanh nghiệp phát triển nhanh và bền vững. Song thực tế hiện nay trình độ chủ DNNVV Việt Nam lại chưa cao, không đáp ứng được yêu cầu hiện tại. Trong thời gian tới với lộ trình hội nhập nền kinh tế với quốc tế thì việc các chủ DNNVV Việt Nam cần trang bị cho mình những kiến thức, sự hiểu biết là rất cần thiết. 78

1.2. Các hình thức nâng cao chất lượng đội ngũ giám đốc. 78

- Trẻ hóa đội ngũ giám đốc. 78

- Đào tạo lại đội ngũ giám đốc từ 40 tuổi trở lên. 79

- Nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ giám đốc. 79

2. Đào tạo nghề cho người lao động. 81

2.1. Tác dụng và sự cần thiết. 81

Một doanh nghiệp mà có đội ngũ lao động với trình độ chuyên môn lành nghề cao thì năng suất lao động tăng cao góp phần thúc đẩy doanh nghiệp phát triển nhanh hơn và tạo sức cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thương trường. Điều này nói lên vai trò của đội ngũ lao động cũng không phải là nhỏ đến sự thành công của doanh nghiệp. Trong thời gian tới các DNNVV cần phải đào tạo để nâng cao chất lượng đội ngũ lao động là hết sức cần thiết, từ đó tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp và giúp doanh nghiệp có những bước tiến nhanh, xa hơn. 81

2.2. Các hình thức đào tạo. 81

3.1. Tác dụng của đào tạo tại chỗ. 84

Kết luận 87

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO : 89

 

 

doc92 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1514 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam đến năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gày càng phát triển với tốc độ nhanh, tạo được nhiều chỗ làm việc mới cho người lao động mới. Đó cũng là do yêu cầu của thực tế đặt ra trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, đây là tín hiệu tốt trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. 2.2. Cơ cấu lao động theo vùng. Trong những năm qua tốc độ phát triển các DNNVV trên cả nước là rất nhanh. Song tốc độ tăng số lượng doanh nghiệp của các vùng, tỉnh trên cả nước lại khác nhau : 16 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và miền Nam Trung bộ số lượng doanh nghiệp đăng ký trong giai đoạn 2001-2005 thấp hơn so với giai đoạn 1991-2000, như Trà Vinh chỉ bằng 21%, Bến Tre và Đồng Tháp là 36%, Long An là 48%,….. Ngược lại số lượng doanh nghiệp mới đăng ký lại gia tăng ở các tỉnh miền núi phía Bắc như : Lào Cai, Lai Châu, Bắc giang,…còn các tỉnh như : Hưng yên, Quảng Ninh, Thanh Hoá, Vĩnh Phúc trong giai đoạn 2001-2005 số lượng doanh nghiệp mới đăng ký tăng gấp 4 đến 8 lần thời kỳ 1991-2000. Chính vì lý do số lượng doanh nghiệp tăng lên giữa các tỉnh, vùng là không giống nhau, nó cũng ảnh hưởng tới quy mô lao động ở từng vùng, tỉnh là khác nhau. Có những vùng với thế mạnh của riêng mình đã thu hút được nhiều nhà đầu tư, nhiều doanh nghiệp đã được thành lập và hoạt động ngay tại trên lãnh thổ của mình. Những vùng thì do điều kiện không được lý tưởng như các vùng khác thì vẫn có đầu tư vào, nhưng chắc chắn sẽ không được lớn như những vùng mà có tiềm năng hơn. Vì các chủ đầu tư luôn muốn hoạt động tại những nơi có điều kiện tốt về vị trí địa lý, nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn lực con người và thuận tiện về giao thông. Tóm lại là chủ đầu tư sẽ thành lập doanh nghiệp và hoạt tại những địa phương có cơ sở hạ tầng tốt nhằm phục vụ cho sự phát triển của doanh nghiệp mình. Đó cũng là lý do tại sao có những nơi lại tập trung nhiều doanh nghiệp và lao động, có nơi thì lại thưa thớt hoặc rất ít doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn của vùng. Qua bảng số liệu dưới đây sẽ làm rõ hơn về sự phân bố lao động trong các DNNVV trên từng vùng, lãnh thổ khác nhau của cả nước. Bảng 4 : Lao động trong các DNNVV theo vùng qua các năm. Đơn vị :Triệu người Vùng Năm 2001 2002 2003 2004 2005 ĐB sông Hồng 1,773 1,978 2,309 2,837 3,321 Đông Bắc Bộ 0,571 0,638 0,744 0,914 1,7 Tây Bắc Bộ 0,059 0,066 0,077 0,095 0,111 Bắc Trung Bộ 0,374 0,418 0,487 0,599 0,701 Đông Nam Bộ 2,58 2,879 3,361 4,129 4,833 Đồng Bằng sông Cửu Long 0,506 0,564 0,658 0,809 0,947 Duyên hải Nam Trung Bộ 0,505 0,564 0,658 0,809 0,947 Tây Nguyên 0,252 0,281 0,328 0,403 0,472 Nguồn : Niên giám thống kê. Qua bảng trên ta thấy, lao động phân bố không đều tại các vùng,. Lao động tập trung đông nhất trong các doanh nghiệp là ở Đông Nam Bộ và Đồng Bằng sông Hồng, hai vùng này luôn chiếm tỷ lệ khoảng trên 50% tổng số lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên cả nước. Khu vực có tổng số lao động nhiều nhất là khu vực Đông Nam Bộ với năm 2001 là 2,58 triệu lao động, liên tục tăng qua các năm và đến năm 2005 số lao động trong các DNNVV ở khu vực này đã lên đến 4,833 triệu lao động tương ứng với khoảng 39% so với tổng số lao động trong các DNNVV của cả nước.Còn ở Tây Nguyên và miền Trung do số lượng doanh nghiệp không nhiều nên cũng thu hút được ít lao động làm trong các doanh nghiệp ở đây, khu vực Tây Nguyên chỉ có 0,252 triệu lao động trong các DNNVV năm 2001, đến năm 2005 tăng lên là 0,472 triệu lao động còn ở khu vực miền Duyên hải miền Trung cũng chỉ có 0,505 triệu lao động trong các DNNVV năm 2001, năm 2005 tăng lên 0,947 triệu lao động. Sự phân bố không đều này cũng xảy ra ngay tại các vùng, tại mỗi tỉnh có sự khác nhau về số lao động có trong các doanh nghiệp trên tại địa phương mình. Những tỉnh có tiềm năng về kinh tế lớn thường thu hút các chủ đầu tư và dẫn đến số lượng doanh nghiệp tại đây tăng , đồng thời kéo theo việc lao động tập trung ở đó cũng tăng với tốc độ cao. Tại vùng Đồng Bằng sông Hồng thì Hà Nội là thành phố có số lao động trong các doanh nghiệp lớn nhất. Hà Nội là trung tâm của cả nước, được đầu tư lớn kinh tế - xã hội phát triển, vì vậy đây là một trong những lựa chọn của những lao động trong cả nước. Hải Phòng cũng tương tự, với lực lượng lao động trong các doanh nghiệp tại tỉnh luôn tăng với tốc độ nhanh. Còn ở những tỉnh có tiềm lực kinh tế kém phát triển hơn thì số doanh nghiệp và lao động cũng tỷ lệ thuận với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Vĩnh Phúc là một trong các tỉnh thuộc Đồng Bằng sông Hồng có số lao động trong các doanh nghiệp là thấp nhất, chưa bằng 1/10 của Hà Nội. Có thể nói, chỉ có những địa phương có nền kinh tế - xã hội phát triển, những khu đô thị thì những nơi đó có nhiều doanh nghiệp hoạt động, khi có nhiều doanh nghiệp được thành lập và hoạt động tại địa phương đó, dẫn theo nhu cầu về lao động của các doanh nghiệp tăng theo và số lượng lao động ở những tỉnh đó sẽ cao hơn những tỉnh khác có tiềm lực kinh tế - xã hội phát triển kém hơn. II. Phân tích chất lượng lao động trong các DNNVV ở Việt Nam giai đoạn 2001-2005. 1. Tổng quan về chất lượng lao động trong các DNNVV. Số lượng các DNNVV không ngừng tăng qua các năm, đồng thời kéo theo quy mô lao động trong các doanh nghiệp này cũng tăng rất nhanh với tốc độ tăng các doanh nghiệp, đó là về mặt số lượng lao động tăng lên. Chất lượng lao động trong các DNNVV được xem xét qua trình độ của chủ doanh nghiệp và đội ngũ lao động đang hoạt động trong doanh nghiệp như thế nào. Nhìn chung các DNNVV lao động ít được đào tạo một cách bài bản mà chủ yếu theo những phương pháp truyền nghề, trình độ văn hoá thấp, đặc biệt là số lao động trong các cơ sở kinh doanh nhỏ. Ngoài ra, lao động thường ít được đào tạo nghề, nâng cao tay nghề, do đó mà ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm, năng suất thấp. Về chủ doanh nghiệp, phần lớn các DNNVV mới được thành lập nên chủ doanh nghiệp chưa được đào tạo bài bản về kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Theo kết quả điều tra gần đây nhất, trong số các chủ doanh nghiệp tư nhân ngoài quốc doanh có đến 42,7% là những người đã từng là cán bộ, công nhân viên Nhà nước đứng ra lập nghiệp. Đa số chủ doanh nghiệp đều có độ tuổi trên 40 (60%), số chủ doanh nghiệp không có bằng cấp cũng chiếm một tỷ lệ nhất định. Do đó, vấn đề năng lực và kinh nghiệm quản lý là rất thiếu trong các DNNVV hiện nay. Trình độ người lao động trong các DNNVV kém, bản thân các doanh nghiệp khó giữ được những nhân viên giỏi vì hầu hết lao động trong các DNNVV là những người mới ra trường rất thiếu kinh nghiệm hoặc từ nông thôn lên tìm việc làm. Họ sẵn sàng nhận mức lương thấp trong thời gian đầu chỉ để có việc làm. Do đó, nhiều nhân viên đã coi DNNVV như là nơi làm bước đệm cho mình rèn luyện bản thân để học hỏi kinh nghiệm và kỹ năng trước khi đi tìm một việc làm mới ở công ty lớn. Người lao động Việt Nam hiện đang dần dần hình thành thói quen thay đổi công việc một cách thường xuyên và không muốn làm việc mãi ở một công ty, một doanh nghiệp. Trong khi đó, chính sách quản lý nhân lực của các DNNVV lại rất thụ động và thiếu sức hấp dẫn, mang tính ngắn hạn và thời vụ. Tất cả những điều này đã làm cho DNNVV càng gặp khó khăn trong việc tuyển chọn và giữ nhân viên tốt làm việc cho doanh nghiệp trong thời gian dài. Với những bất cập về chất lượng lao động như hiện nay của các DNNVV được xem xét khía cạnh chủ doanh nghiệp và đội ngũ người lao động trong doanh nghiệp. Đó là nội dung phân tích chính của luận văn. 2. Trình độ của chủ doanh nghiệp. 2.1. Trình độ văn hoá. Việt Nam được đánh giá là quốc gia có trình độ học vấn khá cao, trong lực lượng lao động đội ngũ lãnh đạo các đơn vị sản xuất kinh doanh có tầm quan trọng đặc biệt. Theo kết quả điều tra doanh nghiệp trên cả nước, trình độ văn hoá của chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa thể hiện qua bảng số liệu sau : Bảng 5 : Trình độ văn hoá của các chủ DNNVV. Đơn vị : % Trình độ văn hoá Năm 2001 2002 2003 2004 2005 Tiểu học 1,6 1,3 1,0 0,6 0,2 Trung học cơ sở 20,6 19 17,4 14,3 8,4 Phổ thông trung học 78,8 80,7 81,6 85,1 91,4 Nguồn : Viện chiến lược phát triển Qua bảng số liệu trên, nhìn chung trình độ văn hóa của các chủ doanh nghiệp khá cao, tỷ lệ chủ của các DNNVV tốt nghiệp phổ thông trung học chiếm phần lớn và theo xu hướng ngày càng tăng : như năm 2001 trình độ chủ doanh nghiệp này là 78,8% ( tương ứng khoảng 68.556 người ) so với tổng số các chủ DNNVV trên cả nước, hiện nay, năm 2005 với 91,4% ( khoảng 137.100 người ) đã tốt nghiệp trung học phổ thông, chỉ có 8,4% ( chiếm khoảng 12.600 chủ doanh nghiệp ) tốt nghiệp trung học cơ sở và 0,2% ( khoảng 300 người là chủ doanh nghiệp ) tốt nghiệp tiểu học. Trình độ văn hoá của chủ doanh nghiệp ở cấp tiểu học là nhỏ nhất và có chiều hướng giảm dần qua các năm gần đây : chỉ với 1,6% năm 2001, nó liên tục giảm đến năm 2003 chỉ còn 1%, năm 2004 đã giảm xuống còn 0,6%. Trình độ của chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa tốt nghiệp trung học cơ sở cũng giảm theo thời gian : năm 2001 với tỷ lệ tương đối cao 20,6%, năm 2003 là 19%, đến năm 2004 là 14,3% và năm 2005 chỉ chiếm 8,4% trong tổng số chủ doanh nghiệp. Trình độ văn hoá tính trung bình của các chủ DNNVV cao hơn rất nhiều so với lực lượng lao động của cả nước. Trong khi tỷ lệ lao động tốt nghiệp phổ thông trung học của cả nước khoảng 19,7% năm 2004, đến năm 2005 tỷ lệ này khoảng 21,3%, chủ DNNVV tốt nghiệp phổ thông trung học năm 2004 đã chiếm 85,1%, năm 2005 là 91,4% so với trình độ văn hoá của toàn bộ chủ DNNVV. Lực lượng lao động của cả nước tỷ lệ tốt nghiệp trung học cơ sở là cao nhất trong 3 cấp học, năm 2004 tỷ lệ lao động tốt nghiệp trung học cơ sở khoảng 32,8%. Còn về phía chủ DNNVV ở Việt Nam thì tỷ lệ tốt nghiệp trung học cơ sở chiếm không cao trong những năm gần đây : năm 2001 là 20,6%, năm 2005 chỉ còn 8,4%. Hơn nữa, lực lượng lao động mà tốt nghiệp tiểu học chiếm tỷ lệ khá cao khoảng 30,5% năm 2004, có tới 12% lao động chưa tốt nghiệp tiểu học, 5% mù chữ. Đó là số liệu tương đối về tỷ lệ chủ DNNVV qua các cấp học, để thấy rõ hơn về quy mô tăng lên qua các năm của chủ DNNVV đã tốt nghiệp phổ thông trung học, giảm quy mô chủ DNNVV tốt nghiệp trung học cơ sở, tiểu học. Qua bảng số liệu sau sẽ thấy rõ điều đó : Bảng 6 : Trình độ văn hoá của chủ DNNVV. Đơn vị tính : Người. Trình độ văn hoá Năm 2001 2002 2003 2004 2005 Tiểu học 1.392 1.300 1.200 810 300 Trung học cơ sở 17.922 19.000 20.880 19.305 12.600 Trung học phổ thông 68.556 80.700 97.920 114.885 137.100 Nguồn : Viện chiến lược phát triển. Với quy mô ngày càng tăng chủ doanh nghiệp có trình độ văn hoá hết phổ thông trung học : từ năm 2001 đến nay số lượng này tăng rất nhanh số lượng chủ DNNVV tăng từ 68.556 người lên 137.100 người. Trái ngược lại thì số lượng chủ DNNVV tốt nghiệp tiểu học lại giảm đáng kể từ 1.392 người năm 2001 thì đến nay chỉ còn 300 người, số lượng chủ DNNVV tốt nghiệp trung học cơ sở cũng vậy, giảm dần qua các năm đến nay chỉ có khoảng 12.600 người tốt nghiệp trung học cơ sở. Song so với trình độ văn hoá chung của các chủ doanh nghiệp Việt Nam thì tỷ lệ chủ DNNVV tốt nghiệp phổ thông trung học vẫn nhỏ hơn mức trung bình. Tỷ lệ chủ doanh nghiệp Việt Nam tính chung tốt nghiệp phổ thông trung học nên đến 97,5%, tốt nghiệp trung học cơ sở 1,8% và tốt nghiệp tiểu học chỉ là 0,2%. Trong khi đó tỷ lệ này của chủ DNNVV tương ứng là 91,4% ; 8,4% ; 0,2%. Tỷ lệ chủ doanh nghiệp tốt nghiệp trung học cơ sở thì về phía DNNVV có tỷ lệ cao hơn mức chung của cả nước. Đó là thực trạng chung của các chủ DNNVV trên cả nước. Trong nền kinh tế hiện nay, xu hướng chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam ngày càng được nâng về trình độ văn hoá để có thể đáp ứng được yêu cầu phát triển. Tỷ lệ chủ DNNVV tốt nghiệp phổ thông ngày càng chiếm đa số, điều này chứng minh rằng khi bắt đầu đăng ký kinh doanh thì chủ đầu tư đã có những hiểu biết rộng hơn, nắm bắt được thông tin của thị trường nhanh nhạy, để có những quyết định chính xác và hiệu quả. Trong thời gian tới chủ doanh nghiệp ở mức tốt nghiệp cấp tiểu học có lẽ sẽ không còn, mà thay vào đó là những chủ doanh nghiệp đã có trình độ văn hoá 12/12. Đây cũng là điều phù hợp với quá trình phát triển của nền kinh tế - xã hội đất nước. Khi trình độ văn hoá của chủ doanh nghiệp ngày càng được nâng cao sẽ là điều kiện cho việc tiếp thu những kiến thức chuyên môn, kiến thức thị trường tốt hơn. Nhưng mỗi loại hình doanh nghiệp chủ DNNVV lại có sự khác biệt rất lớn về tỷ lệ đã tốt nghiệp các cấp. Được thể hiện qua bảng sau : Bảng 7 :Trình độ văn hoá của chủ các DNNVV theo loại hình doanh nghiệp năm 2005. Đơn vị : %. Loại hình doanh nghiệp Trình độ văn hoá Tiểu học Trung học cơ sở phổ thông trung học DNNN 0 0 100 Cty cổ phần 0,3 3,3 96,4 Cty TNHH 0,1 10,2 89,7 Công ty tư nhân 1,7 8,3 90 Hợp tác xã 8,6 11,3 80,1 Nguồn : Cục phát triển DNNVV. Trình độ văn hoá của chủ doanh nghiệp Nhà nước là cao nhất với 100% tốt nghiệp trung học phổ thông, không có trình độ văn hoá tốt nghiệp tiểu học hay trung học cơ sở. Còn có đến 8,6% chủ doanh nghiệp Hợp tác xã tốt nghiệp tiểu học, tỷ lệ tốt nghiệp trung học cơ sở cũng chiếm tỷ lệ cao 11,3% . Trong khi đó chủ doanh nghiệp Hợp tác xã tốt nghiệp phổ thông trung học chiếm đa số 80,1%, nhưng tỷ lệ này thấp nhất trong các loại hình doanh nghiệp thuộc DNNVV. Với số lượng các doanh nghiệp nhiều nhất thì trình độ văn hoá của các chủ doanh nghiệp thuộc loại hình Công ty trách nhiệm hữu hạn không phải là cao nhất : Với 89,7% chủ doanh nghiệp tốt nghiệp phổ thông trung học, có đến 10,2% số chủ doanh nghiệp tốt nghiệp trung học cơ sở và vẫn còn 0,1% tốt nghiệp tiểu học. Công ty tư nhân và Công ty cổ phần trình độ văn hoá của chủ doanh nghiệp ở mức trung bình so với các chủ DNNVV trên cả nước. Có sự chênh lệch trình độ văn hoá giữa các chủ DNNVV theo loại hình doanh nghiệp, do yêu cầu khách quan của mỗi loại hình doanh nghiệp. Như doanh nghiệp Nhà nước có những điều kiện khắt khe hơn, ngay từ đầu những lao động muốn được làm việc trong những doanh nghiệp này cần phải có trình độ văn hoá 12/12, hay cần phải có bằng cấp mới có thể được xét tuyển. Chính những chủ doanh nghiệp ( giám đốc ) đa số xuất phát từ những người lao động bình thường, vì trong thời gian làm việc, công tác có những thành tích xuất sắc. Bên cạnh đó những chủ DNNVV của các loại hình khác như Hợp tác xã, công ty TNHH, công ty tư nhân khi chủ đầu tư, hay một ai đó có đủ vốn, các điều kiện hợp pháp là có thể đăng ký kinh doanh và làm chủ doanh nghiệp chứ không cần là phải tốt nghiệp phổ thông trung học hay những bằng cấp khác mới có quyền thành lập một doanh nghiệp riêng cho mình. Chính vì lý do này những chủ DNNVV không thuộc doanh nghiệp Nhà nước chỉ cần họ thấy có lợi nhuận là sẽ tham gia vào kinh doanh, không cần biết là đã tốt nghiệp ở cấp nào. Chính vì trình độ văn hoá của chủ DNNVV khu vực Hợp tác xã thấp nhất sẽ là một hạn chế rất lớn trong việc quản lý, điều hành doanh nghiệp trong quá trình phát triển và hội nhập như hiện nay. Do trình độ văn hoá của một số chủ doanh nghiệp Hợp tác xã cũng như các chủ DNNVV khác, khi trình độ văn hoá không tốt thì việc tiếp thu những vấn đề mới của thị trường sẽ không cao, không nhanh nhạy với sự biến đổi của môi trường kinh doanh. Những cơ hội thì không nắm bắt được đúng lúc, những thách thức và khó khăn khó vượt qua được. 2.2. Trình độ chuyên môn. 2.2.1. Quy mô chủ doanh nghiệp qua đào tạo. Trình độ chuyên môn của chủ doanh nghiệp trong các DNNVV được đánh giá theo tỷ lệ đã qua đào tạo, chưa qua đào tạo và trình độ của các chủ doanh nghiệp được đào tạo ở các cấp bậc khác nhau. Cùng với trình độ văn hoá đã có sự khác nhau giữa các loại hình doanh nghiệp trên cả nước thuộc các DNNVV. Thì trình độ chuyên môn cũng vậy, vẫn có sự chênh lệch lớn giữa các loại hình. Trình độ chuyên môn hay tỷ lệ chủ DNNVV đã qua đào tạo được thể hiện rõ trong bảng sau : Bảng 8 : Tỷ lệ chủ DNNVV đã qua đào tạo. Đơn vị tính : %. Năm 2001 2002 2003 2004 2005 Đã qua đào tạo. 74,3 77,5 79 81 84 Chưa qua đào tạo. 25,7 22,5 21 19 16 Nguồn : Viện chiến lược phát triển. Tỷ lệ các chủ doanh nghiệp đã qua đào tạo trong các DNNVV ở Việt Nam đến năm 2005 là khá cao và tăng liên tục từ năm 2001-2005. Năm 2001 là 74,3% và đến năm 2005 con số này khoảng 84%. Tỷ lệ chủ doanh nghiệp không qua đào tạo giảm dần qua các năm : năm 2001 tỷ lệ này là 25,7%, đến năm 2005 chỉ còn 16%. Tỷ lệ này còn có sự khác nhau giữa các loại hình doanh nghiệp thuộc các DNNVV của Việt Nam. Cao nhất vẫn là trong các doanh nghiệp Nhà nước với 100% đã qua đào tạo, thấp nhất vẫn là khu vực Hợp tác xã tỷ lệ này thấp hơn mức trung bình của các chủ doanh nghiệp trong các DNNVV đã được qua đào tạo. Mặc dù tỷ lệ chủ DNNVV qua đào tạo tăng qua các năm, song vẫn còn có đến 16% chưa qua đào tạo, đây là con số khá cao. Vì trình độ chuyên môn của chủ doanh nghiệp cũng ảnh hưởng rất lớn tới quá trình phát triển của doanh nghiệp. Nếu chủ doanh nghiệp có trình độ chuyên môn giỏi có thể trực tiếp cùng tham gia với người lao động, đồng thời hướng dẫn họ cùng làm việc có thể giúp cho năng suất cao hơn. Đối với chủ doanh nghiệp không được qua đào tạo thì sẽ khó khăn hơn trong quản lý, điều hành, kiểm tra quá trình sản xuất. 2.2.2. Phân loại theo trình độ đào tạo. Việc phân tích này cho phép xác định được mức độ tham gia đào tạo của chủ doanh nghiệp và nó thể hiện “ chiều sâu “ của chất lượng lao động. Chủ doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp, nên những chủ doanh nghiệp nào có trình độ chuyên môn cao thì sẽ có những cách quản lý doanh nghiệp mình hiệu quả hơn rất nhiều. Ngược lại, nếu chủ doanh nghiệp chỉ có kinh nghiệm thực tế không thì chưa đủ. Họ sẽ không được đào tạo một cách bài bản và dẫn đến việc quản lý trong doanh nghiệp sẽ không được như ý muốn, làm cho doanh nghiệp chậm phát triển hơn. Hơn thế nữa, trình độ qua đào tạo cũng có sự chênh lệch nhiều giữa các loại hình doanh nghiệp, qua bảng số liệu sau chúng ta có thể thấy rõ được trình độ của các chủ doanh nghiệp. Bảng 9: Trình độ đào tạo của các chủ doanh nghiệp Đơn vị :% Tổng số tiến sĩ Thạc sĩ Đại học Cao đẳng CN kỹ thuật Trình độ khác Tổng số 100 1,00 1,19 36,47 4,54 8,16 48,69 DNNN 100 2,08 2,25 83,47 2,3 0,96 8,94 Công ty cổ phần 100 0,9 1,02 23,4 3,6 10,2 34,6 Công ty TNHH 100 0,7 0,82 26,81 4,93 9,7 57,13 Công ty tư nhân 100 0,4 0,3 25,4 7,7 8,9 57,3 HTX 100 0,00 0,00 10,2 3,7 8,4 77,1 Nguồn : Kết quả điều tra của Tổng cục thống kê. Qua bảng cho thấy những vấn đề nổi lên như sau : (1) Tỷ lệ đào tạo ở trình độ đại học tăng qua các năm và đến năm 2005 là chiếm tới 36,47% tổng số chủ doanh nghiệp được qua đào tạo, trình độ chủ doanh nghiệp ở trình độ tiến sĩ là chiếm tỷ lệ ít nhất 1%. Đây cũng là phù hợp so với thực tế, vì những người ở trình độ tiến sĩ chỉ tham gia nghiên cứu, làm cố vấn cho các doanh nghiệp chứ không trực tiếp quản lý. Còn chủ doanh nghiệp có trình độ đào tạo chuyên môn ở mức như đại học, cao đẳng, công nhân kỹ thuật thì họ trực tiếp tham gia quản lý doanh nghiệp thì sẽ tốt hơn. Vì họ có thời gian nhiều hơn, họ đã từng được trực tiếp làm thợ. (2) Trình độ đào tạo chuyên môn của chủ DNNVV khác nhau ở các loại hình doanh nghiệp. Trong các DNNVV trên cả nước theo loại hình thì trình độ của chủ doanh nghiệp là tiến sĩ, thạc sĩ không có trong khu vực doanh nghiệp Hợp tác xã. Tỷ lệ chủ doanh nghiệp có trình độ đại học thấp nhất với 10,2%, cao đẳng là 3,7%. Trình độ của chủ doanh nghiệp là tiến sĩ cao nhất vẫn là khu vực doanh nghiệp Nhà nước với 2,08%, thạc sĩ là 2,25%, trình độ đại học là chiếm phần lớn 83,47%, cao đẳng là 2,3% so với tổng số chủ doanh nghiệp trong khu vực doanh nghiệp này. Tỷ lệ này cao hơn rất nhiều mức trung bình của cả nước trong các DNNVV. Trình độ chuyên môn của chủ doanh nghiệp trong các loại hình Công ty TNHH, Công ty cổ phần, Công ty tư nhân thì tỷ lệ giám đốc là tiến sĩ, thạc sĩ là cũng không nhiều. Trong các loại hình doanh nghiệp này phần lớn là ở trình độ khác không phải là đại học, cao đẳng hay công nhân kỹ thuật. Có sự chênh lệch về trình độ đào tạo của các chủ doanh nghiệp như vậy có thể do doanh nghiệp Nhà nước khi tuyển người cần phải có trình độ, bằng cấp mới được chọn lựa. Còn khu vực Hợp tác xã là do xã viên lập ra, nên không có trình độ tiến sĩ, thạc sĩ cũng là điều không có gì lạ. Những loại hình khác thì vẫn có những lựa chọn nhất định, nhưng những chủ đầu tư họ chỉ cần có vốn là có thể một mình hoặc cùng góp vốn với một số người thành lập doanh nghiệp. Khi đăng ký kinh doanh thì các chủ đầu tư không cần phải có trình độ đến tiến sĩ, thạc sĩ, đại học hay cao đẳng mới được phép thành lập doanh nghiệp. Đó cũng là nguyên nhân tỷ lệ chủ doanh nghiệp có trình độ đào tạo cao chỉ có nhiều ở khu vực doanh nghiệp Nhà nước. Tuy nhiên doanh nhân chưa qua đào tạo còn khá cao khoảng 16% . Có thể nói trình độ đào tạo của chủ doanh nghiệp khu vực Hợp tác xã là thấp nhất, gần một nửa và chiếm tỷ trọng cao nhất 45,5% lãnh đạo các Hợp tác xã có trình độ trung cấp. Trong khi đó chỉ có 10,2% chủ doanh nghiệp có trình độ đại học thì có đến 27,3% chưa qua đào tạo trường lớp đào tạo nào và trình độ sơ cấp là 4,5%. Như vậy trình độ thấp kém về chuyên môn của chủ doanh nghiệp khu vực Hợp tác xã phần nào giải thích hiệu quả thấp và chậm phát triển của thành phần kinh tế này ở nước ta trong thời gian qua cũng như hiện nay. Sự chênh lệch này sẽ được thu hẹp lại trong thời gian tới, như tình hình hiện nay thì đây là sự bất cập trong quá trình phát triển DNNVV cùng với nền kinh tế của cả nước. Các DNNVV phần lớn là ngoài quốc doanh, thế mà trình độ của các chủ doanh nghiệp ở khu vực này lại rất thấp. Cơ cấu trình độ của chủ DNNVV hiện nay cần phải có những giải pháp cải thiện tình hình, không nó sẽ ảnh hưởng rất lớn tới quá trình phát triển DNNVV Việt Nam trong thời gian sắp tới. 2.2.3. Chủ DNNVV qua đào tạo theo giới tính. Bên cạnh đó, trình độ đào tạo của các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ còn có sự khác nhau về giới tính. Tỷ lệ nữ giới là chủ doanh nghiệp có trình độ cao cũng chiếm khá nhiều trong tổng số các DNNVV trên cả nước. Bảng số liệu sau sẽ thể hiện tỷ lệ chủ doanh nghiệp theo trình độ đào tạo giữa nam, nữ chủ doanh nghiệp. Bảng 10 : Trình độ và giới tính của chủ doanh nghiệp. Đơn vị : %. Trình độ đào tạo Giới tính của chủ doanh nghiệp Nam Nữ Tiến sĩ 91,48 8,52 Thạc sĩ 81,94 18,06 Đại học 82,84 17,16 Cao đẳng 79,89 20,11 CN kỹ thuật 81,67 18,33 Nguồn : Cục phát triển DNNVV Theo thống kê mới đây, bảng biểu trên trong tổng số các DNNVV trên toàn quốc, thì trình độ của các chủ doanh nghiệp là nam từ đại học trở nên khoảng trên 80% , đây là con số rất cao, trình độ của chủ doanh nghiệp là nam : cao đẳng là 81,67%. Số chủ doanh nghiệp là nữ với trình độ là tiến sĩ so với nam thì chiếm với con số khiêm tốn 8,52% trong tổng số chủ doanh nghiệp có trình độ là tiến sĩ, trình độ của nữ chủ doanh nghiệp là thạc sĩ 18,06%, đại học 17,16%, cao đẳng là 20,11%. Ở trình độ càng cao thì tỷ lệ nữ là chủ doanh nghiệp chiếm tỷ lệ càng nhỏ, như trình độ tiến sĩ qua bảng số liệu ta cũng thấy được điều đó. Giữa chủ các DNNVV là nam và nữ vẫn có một khoảng cách khá xa, tỷ lệ nam luôn chiếm ưu thế hơn nữ. Có lẽ do đặc điểm của nam giới là thích kinh doanh hơn, họ muốn làm được một điều gì đó thể hiện khả năng lãnh đạo của mình. Còn về mình nữ giới còn có nhiều nguyên nhân khách quan khác mà họ còn dàng buộc. Thế lên số lượng chủ doanh nghiệp là nam cũng chiếm tới 82,36% còn nữ chủ doanh nghiệp là 17,64%. Có lẽ cũng chính điều này có thể làm cho tỷ lệ chủ doanh nghiệp trong các DNNVV có trình độ cao là nam nhiều hơn. Nhưng xu thế hiện nay, nữ chủ doanh nghiệp tăng qua các năm. Không còn như trước đây là nữ chỉ biết công việc gia đình, mà ngày nay nếu ai đó có khả năng thì cơ hội xây dựng cho mình một doanh nghiệp riêng, không chỉ giành riêng cho phái nam mà ngay cả nữ giới cũng có thể trở thành giám đốc của doanh nghiệp. 2.2.4. Cơ cấu chủ doanh nghiệp qua đào tạo theo chuyên môn. Cùng với tỷ lệ trình độ đào tạo đại học và trên đại học khá cao, cơ cấu ngành nghề đào tạo của doanh nhân trong các DNNVV cũng rất đa dạng, phong phú bao gồm hầu hết các nhóm ngành nghề đào tạo hiện hành. Điều này được biểu hiện qua bảng số liệu sau : Bảng 11 : Cơ cấu đào tạo chuyên môn của chủ DNNVV. Lĩnh vực đào tạo tỷ lệ ( % ) Kinh tế & Luật 46,9 Khoa học tự nhiên 25 Khoa học xã hội và nhân văn 12 Khác 16,1 Nguồn : Viện chiến lược phát triển. (1) Tính chung, tỷ lệ doanh nhân được đào tạo theo nhóm ngành kinh tế và Luật ở vị trí cao nhất là 46,9%, trong đó DNNVV loại hình doanh nghiệp Nhà nước là 51,1%, Hợp tác xã là 59,1%, doanh nghiệp tư nhân là 49,3% và các loại khác là 33,3%. Tỷ lệ chủ doanh nghiệp được đào tạo về lĩnh vực kinh tế và luật là hoàn toàn hợp lý, vì đối với một chủ doanh nghiệp nào cũng cần có những kiến thức về kinh tế, hơn thế còn phải hiểu biết về luật để giúp doanh nghiệp mình phát triển. Nếu có tầm hiểu biết về kinh tế, luật thì đây là điểm mạnh đối với mỗi chủ doanh nghiệp. Chính vì vậy tỷ lệ chủ DNNVV qua đào

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28650.doc
Tài liệu liên quan