Trình độchuyên môn của cán bộ, đặc biệt là cán bộquản lý, chủdoanh
nghiệp thấp dẫn đến trình độquản lý sản xuất kinh doanh của DN ngoài quốc
doanh sẽthấp, thểhiện ởviệc vi phạm chế độbáo cáo thống kê khá phổbiến.
Bên cạnh đó, sốdoanh nhân, chủdoanh nghiệp được đào tạo một cách bài
bản vềkiến thức quản trịkinh doanh và kiến thức kinh tếcòn thấp. Vì vậy, các
chương trình trợgiúp của Nhà nước cần hướng mạnh vềviệc đào tạo mảng kiến
thức này cho doanh nhân. Mặt khác, ý thức chủ động tham gia học tập bổsung
kiến thức cho bản thân và đào tạo, đào tạo lại cho cán bộ, công nhân viên tại
doanh nghiệp của mình của doanh nhân Đồng Nai còn chưa cao.
188 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1992 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Định hướng và giải pháp phát triển đội ngũ doanh nhân ở Đồng Nai đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác còn bị phân biệt đối
xử". Do vậy, tiếp tục đổi mới tư duy trên cơ sở tăng cường nghiên cứu lý luận
và tổng kết thực tiễn để xác định rõ quan điểm đối với doanh nhân nước ta
trong nền KTTT định hướng XHCN là vấn đề có ý nghĩa cấp bách nhằm tạo
sự bình đẳng thực sự trong hoạt động kinh doanh cho doanh nhân thuộc mọi
thành phần kinh tế, từ đó tạo sự đồng thuận cao trong xã hội, phát huy tối đa
tiềm năng và lợi thế của doanh nghiệp và doanh nhân thuộc mọi thành phần
kinh tế vì sự phồn vinh của đất nước và hạnh phúc của nhân dân.
2.1.4 Đánh giá chung
2.1.4.1. Những điều kiện thuận lợi cho phát triển Doanh nghiệp và doanh nhân
ở Đồng Nai
Vị trí địa lý tạo cho Đồng Nai vị thế trung tâm của nhiều vùng kinh tế
quan trọng, có tốc độ phát triển nhanh so cả nước như: vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam, vùng Đông Nam Bộ, ... . Đây là điều kiện thuận lợi cho phát
triển các ngành sản xuất và dịch vụ.
85
Điều kiện tự nhiên thuận lợi với khí hậu ôn hoà, đất đai rắn chắc, nhiều
tài nguyên khoáng sản, ... phù hợp cho phát triển sản xuất sản phẩm – hàng
hoá đa dạng, cũng như giảm chi phí trong xây dựng công trình.
Dân số đông, dân cư đô thị chiếm tỷ trọng lớn và ngày càng tăng, mức
sống dân cư tăng khá, nhân dân cần cù, nhanh nhạy với thời cuộc, tham gia
vào thương trường từ sớm, tích luỹ được kinh nghiệm kinh doanh tạo nhu cầu
tiêu dùng ngày càng tăng, là điều kiện tốt để phát triển đội ngũ doanh nhân.
Các ngành kinh tế phát triển nhanh, chuyển dịch theo hướng tích cực,
đặc biệt là các ngành công nghiệp; hệ thống cơ sở hạ tầng khá hoàn chỉnh và
được chú trọng đầu tư là điều kiện căn bản để phát triển hệ thống doanh
nghiệp và đội ngũ doanh nhân.
Quan điểm ngày càng rộng mở của Đảng và Nhà nước về phát triển
doanh nghiệp, doanh nhân và chính sách hỗ trợ của chính quyền tỉnh với
doanh nghiệp và doanh nhân ngày càng cụ thể và thiết thực.
Nền kinh tế - xã hội phát triển và ổn định, điều kiện sống ở mức khá
trong thời gian dài, chính sách hỗ trợ là những thuận lợi cần thiết cho phát
triển doanh nghiệp – doanh nhân trên địa bàn tỉnh.
2.1.3.2. Những khó khăn cho phát triển doanh nghiệp và doanh nhân
Nằm trong vùng kinh tế phát triển là một thuận lợi đồng thời cũng là
thách thức đối với doanh nhân Đồng Nai vì sẽ có sự cạnh tranh gay gắt giữa
các doanh nghiệp trong tỉnh, các tỉnh lân cận và doanh nghiệp nước ngoài.
Dân số cơ học tăng nhanh, chủ yếu là do lao động từ các tỉnh đổ về làm
việc tại các khu công nghiệp trong tỉnh. Điều này sẽ tạo sức ép lên các doanh
nghiệp về các vấn đề xã hội như nhà ở, chính sách an sinh, lương – thưởng.
Tình trạng đình công và mất an ninh trật tự xã hội đã và sẽ tiếp tục ảnh hưởng
phần nào đến sự phát triển doanh nghiệp – doanh nhân tại Đồng Nai.
Tóm lại, những điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của Đồng Nai có
những điểm đặc thù mà ít thấy ở các địa phương khác. Sự tổng hóa các đặc
điểm đó đã quy định và đòi hỏi doanh nhân Đồng Nai muốn tồn tại và phát
triển thì phải thích ứng. Doanh nhân nào tới địa bàn Đồng Nai sản xuất kinh
doanh cũng phải thích ứng với điều kiện đặc thù đó.
2.2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ DOANH
NHÂN ĐỒNG NAI
Thời gian qua, với những điều kiện khá thuận lợi cho phát triển kinh tế,
với truyền thống kinh doanh, đội ngũ doanh nhân Đồng Nai đã có những
bước tiến mạnh mẽ và chắc chắn cả về lượng và chất. Số lượng doanh nhân,
86
chủ doanh nghiệp tại Đồng Nai tăng đều qua các năm, trong đó giai đoạn
2002 – 2007, tốc độ tăng bình quân của tổng số doanh nhân là 19,88%/năm,
của số chủ doanh nghiệp là 22,27%. Tốc độ tăng này là chưa cao so cả nước,
tuy nhiên, giai đoạn 2006, 2007 đã tăng khá. Thành phần kinh tế của đội ngũ
doanh nhân đa dạng, tham gia nhiều ngành nghề với quy mô doanh nghiệp về
lao động, về vốn, về doanh thu ngay càng lớn hơn. Trong đó, tình hình cụ thể
theo từng chỉ tiêu như sau:
2.2.1 Phân loại doanh nhân theo thành phần kinh tế
Từ bảng 2.2. có thể thấy: Số lượng doanh nhân thuộc các doanh nghiệp
nhà nước giảm dần từ 809 người năm 2001 xuống 740 người năm 2003 và
630 người năm 2005, tới năm 2007 còn khoảng 610 người. Số lượng chủ
doanh nghiệp cũng giảm tương ứng từ 99 người năm 2001 xuống còn 83
người năm 2007. Tốc độ giảm bình quân năm tương ứng là 4,6%/năm và
2,9% năm giai đoạn 2002 – 2007. Trong đó số doanh nhân và chủ doanh
nghiệp thuộc doanh nghiệp nhà nước trung ương giảm mạnh hơn, tương ứng
10,91%/năm và 4,18%/năm.
Trong khi đó, cùng với xu hướng tăng của cả nước, số lượng doanh
nhân và chủ doanh nghiệp thuộc các doanh nghiệp ngoài nhà nước tăng mạnh,
đạt tương ứng bình quân 24,47%/năm và 24,56%/năm giai đoạn 2002 – 2007.
Trong đó, số lượng doanh nhân thuộc công ty tư nhân và công ty TNHH tăng
mạnh nhất, đạt tương ứng 25,79%/năm và 26,09%/năm. Số doanh nhân thuộc
Công ty CP cũng tăng khá đạt 24,33%/năm, trong khi số doanh nhân thuộc
doanh nghiệp tập thể chỉ tăng 3,64%/năm.
Ngược lại, tốc độ tăng bình quân số chủ doanh nghiệp thuộc công ty cổ
phần và công ty TNHH lại nhanh nhất, đạt tới 43,86%/năm và 43,54%/năm,
trong khi số chủ doanh nghiệp tư nhân và tập thể chỉ tăng 14,62%/năm và
9,93%/năm. Điều này là do quy mô của các công ty TNHH và cổ phần còn
nhỏ bé, nên tuy tăng rất nhanh về số lượng chủ doanh nghiệp (tức là số DN
mới) nhưng số cán bộ quản lý còn ít, dẫn đến tốc độ tăng số lượng doanh
nhân không quá nhanh.
Về cơ cấu doanh nhân Đồng Nai qua các năm (xem bảng 2.3) có thể
thấy, tương tự về số tuyệt đối, tỷ trọng doanh nhân thuộc doanh nghiệp ngoài
nhà nước luôn chiếm đa số và liên tục tăng từ 74,72% trong tổng số doanh
nhân năm 2001 lên 83,66% (năm 2003) và 93,58% (năm 2007). Trong khi, tỷ
trọng doanh nhân thuộc doanh nghiệp Nhà nước giảm mạnh.
87
Biểu đồ 2.3 : Cơ cấu doanh nhân Đồng Nai phân theo
thành phần kinh tế của doanh nghiệp
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
2001 2003 2005 2007
Doanh nhân thuộc DN Nhà nước
Doanh nhân thuộc DN ngoài nhà
nước
Doanh nhân thuộc DN tập thể
Doanh nhân thuộc Cty TNHH
Doanh nhân thuộc Cty Cổ phần
Doanh nhân thuộc DN tư nhân
Trong các doanh nhân thuộc doanh nghiệp ngoài nhà nước thì chiếm đa
số là doanh nhân thuộc Doanh nghiệp tư nhân và Công ty TNHH, tới năm
2007 chiếm tương ứng 44,74% và 39,47%, đồng thời tăng mạnh tỷ trọng qua
các năm. Tiếp theo đó là số lượng doanh nhân thuộc các công ty cổ phần và
thấp nhất, giảm dần là tỷ trọng doanh nhân thuộc doanh nghiệp tập thể, chỉ
còn 2,52% năm 2007. Cơ cấu chủ doanh nghiệp tại Đồng Nai các năm qua
cũng có xu hướng tương tự.
2.2.2 Phân loại doanh nhân theo ngành
Bảng 2.4 cho thấy, số lượng doanh nhân ngành tài chính tín dụng, hoạt
động phục vụ cá nhân và cộng đồng, hoạt động khoa học và công nghệ, ngành
khác, sản xuất phân phối điện, khí đốt và nước có tỷ trọng thấp nhất, dưới 1%,
và giảm dần, riêng ngành hoạt dộng khoa học công nghệ năm 2006 đã tăng
lên hơn 1%. Điều này là do các ngành này đều có lợi nhuận thấp hoặc vốn đầu
tư lớn. Riêng ngành tài chính, tín dụng chưa thu hút được doanh nhân đầu tư
cho thấy còn thiếu các điều kiện phát triển ngành tại Đồng Nai.
Chỉ có ba ngành có tỷ trọng số lượng doanh nhân chiếm trên 10%, đó là
ngành CN chế biến, ngành thương nghiệp, sửa chữa xe có động cơ và sửa
chữa đồ dùng gia đình, xây dựng. Trong đó, chỉ một ngành có xu hướng tăng
tỷ trọng là ngành xây dựng, hai ngành còn lại giảm nhẹ. Số lượng doanh nhân
88
ngành Công nghiệp chế biến và ngành thương nghiệp ... vẫn lớn nhất, chiếm
tỷ trọng tương ứng 43,79% và 25,76% (tổng số doanh nhân), 32% và 37,66%
(tổng số chủ doanh nghiệp) năm 2006. Điều này là do số lượng doanh nghiệp
ngành công nghiệp chế biến của tỉnh khá nhiều, đồng thời đây là ngành thâm
dụng lao động, quy mô lao động lớn nên số lượng doanh nhân làm quản lý tại
các doanh nghiệp này cũng lớn hơn so với các ngành khác.
Các ngành còn lại đều có tỷ trọng khoảng dưới 10%. Trong đó, hai
ngành vận tải kho bãi và khách sạn nhà hàng có xu hướng tăng. Ngành nông
nghiệp là ngành thu hút nhiều lao động, song số lượng chủ doanh nghiệp chỉ
có 49 người, chiếm chưa đến 1,4% tổng số chủ doanh nghiệp (năm 2006), tỷ
trọng số doanh nhân trong ngành này cũng có xu hướng giảm.
Biểu đồ 2.4 Cơ cấu doanh nhân Đồng Nai phân theo ngành kinh tế
49.61 48 46.61 43.79
7.35
10.5
12.14
13.52
27.08 26 25.79 25.76
0.47
0.87
0.26
0.19
0.1
1
10
100
2001 2003 2005 2006
NN,LN và thuỷ sản
CN khai thác mỏ
CN chế biến
SX và phân phối điện, khí đốt,
nước
Xây dựng
Vận tải, kho bãi, TT liên lạc
Thương nghiệp, sửa chữa xe có
động cơ, sửa chữa đồ dùng gia
đình
Khách sạn và nhà hàng
Kinh doanh TS và dịch vụ tư vấn
Tài chính, tín dụng
Hoạt động phục vụ cá nhân và
cộng đồng
HĐ khoa học và công nghệ, ngành
khác
Bảng 2.4 và 2.5 cho thấy, về tốc độ tăng số lượng doanh nhân và chủ
89
doanh nghiệp bình quân năm giai đoạn 2002 - 2006 thì các ngành Xây dựng,
ngành vận tải kho bãi; ngành kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn; khách sạn
nhà hàng và hoạt động khoa học công nghệ, ngành khác tăng nhanh nhất,
khoảng 30% - 50%/năm.
Ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản tuy số chủ doanh nghiệp
tăng (bình quân 0,84%/năm) song số doanh nhân lại giảm (0,4%), điều này
chứng tỏ mặc dù ngành đòi hỏi nhiều lao động nhưng lại ít về số lượng cán bộ
quản lý. Hai ngành tài chính tín dụng và hoạt động phục vụ cá nhân và cộng
đồng đều có tốc độ giảm bình quân năm khoảng trên 2%.
Các ngành còn lại đều có tốc độ tăng bình quân năm ở cả số chủ doanh
nghiệp và số doanh nhân khoảng trên dưới 20%/năm.
2.2.3 Một số chỉ tiêu về tình hình phát triển doanh nhân trên địa bàn
- Số lượng doanh nhân, chủ doanh nghiệp
Số lượng doanh nhân cũng như chủ doanh nghiệp của Đồng Nai tăng
khá qua các năm, từ chưa tới 1 chủ doanh nghiệp/1.000 dân năm 2001, 2003
đã đạt trên 1 chủ doanh nghiệp (năm 2005) và xấp xỉ 2 chủ doanh
nghiệp/1.000 dân năm 2007.
Tuy nhiên do đây là tỉnh có dân số đông thứ hai trong vùng Đông Nam
Bộ, nên tính bình quân thì số chủ doanh nghiệp/1.000 dân của tỉnh là thấp so
với cả vùng, và các tỉnh thành phố như TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương; xấp xỉ
bằng với mức chung của cả nước.
Về số dân/1 chủ doanh nghiệp, chỉ tiêu này của Đồng Nai là khá cao so
với vùng Đông Nam Bộ và một số tỉnh lân cận. Tỉnh Bình Dương và vùng
Đông Nam Bộ cứ khoảng hơn 300 người dân thì có 1 chủ doanh nghiệp,
thành phố Hồ Chí Minh là 189 dân/1 chủ doanh nghiệp thì ở Đồng Nai trung
bình 797 dân có 1 chủ doanh nghiệp (năm 2005) và 452 dân có 1 chủ doanh
nghiệp (năm 2007).
Những chỉ tiêu này thể hiện sự phát triển doanh nhân ở Đồng Nai, tính
về số lượng, vẫn thấp hơn nhiều so với tiềm năng của tỉnh.
Bảng 2.6: Số lượng doanh nhân, chủ doanh nghiệp/1.000 dân
Năm
Địa phương 2001 2003 2005 2007
Đồng Nai
Dân số (1.000 người) 2.080.068 2142.7 2214.38 2281.705
Số Chủ doanh nghiệp 1271 1707 2333 4460
Số Chủ doanh nghiệp (tính cả DN FDI) 1485 2013 2820 5044
Số doanh nhân 3200 4491 6030 9500
90
Số chủ doanh nghiệp/1.000 dân 0.56 0.8 1.05 1.95
Số Chủ doanh nghiệp (tính cả DN
FDI)/1.000 dân 0.65 0.94 1.27 2.21
Số doanh nhân/1.000 dân 1,40 2,09 2,72 4,16
Số dân/ 1 chủ doanh nghiệp 1.535 1.033 797 452
Vùng Đông Nam Bộ
Dân số (1.000 người) 12361.7 12881.5 13491.7 14193.2
Số Chủ doanh nghiệp 17529 24317 40792
Số chủ doanh nghiệp/1.000 dân 1,42 1,89 3,02
Số dân/ 1 chủ doanh nghiệp 705 530 330
Thành phố Hồ Chí Minh
Dân số (1.000 người) 5378.1 5554.8 5911.6 6347
Số Chủ doanh nghiệp 11550 17370 31292
Số chủ doanh nghiệp/1.000 dân 2,15 3,13 5,30
Số dân/ 1 chủ doanh nghiệp 465 320 189
Tỉnh Bình Dương
Dân số (1.000 người) 768.1 851.1 923.4 1022.7
Số Chủ doanh nghiệp 1493 1963 2918
Số chủ doanh nghiệp/1.000 dân 1,94 2,30 3,16 0
Số dân/ 1 chủ doanh nghiệp 514 433 316
Cả nước
Dân số (1.000 người) 78685.8 80902.4 83106.3 85154.9
Số Chủ doanh nghiệp 51680 72012 112950
Số chủ doanh nghiệp/1.000 dân 0,65 0,89 1,36 0
Số dân/ 1 chủ doanh nghiêp 1.522 1.123 735 > 300
Nguồn: Niên giám thống kê cả nước, Niên giám thống kê Đồng Nai 2007, tính toán của Nhóm
nghiên cứu
- Số lượng doanh nhân, chủ doanh nghiệp phân theo từng địa bàn
Số chủ doanh nghiệp của tỉnh tập trung chủ yếu và ngày càng tăng ở
thành phố Biên Hòa. Số lượng chủ doanh nghiệp ở thành phố này tăng từ 821
người năm 2001 lên 2105 người năm 2006, chiếm tới gần 60% tổng số chủ
doanh nghiệp toàn tỉnh. Ngoài ra, các chủ doanh nghiệp còn tập trung nhiều ở
huyện Trảng Bom, huyện Long Thành và Thị xã Long Khánh.
Về mật độ chủ doanh nghiệp so với dân số thì năm 2006, tính chung
toàn tỉnh cứ 1.000 dân sẽ 1,55 chủ doanh nghiệp, trong đó, mật độ là thành
phố Biên Hoà với gần 4 chủ doanh nghiệp trên 1.000 dân. Tiếp đó là các
huyện Nhơn Trạch, Trảng Bom, Long Thành và TX. Long Khánh với từ 1,07
đến 1,67 DN/1.000 dân. Các huyện còn lại đều có dưới 1 chủ doanh
nghiệp/1.000 dân.
91
Bảng 2.7: Chủ doanh nghiệp Đồng Nai phân theo địa bàn
2006
Năm
Địa bàn
2001 2003 2004 2005 Số chủ doanhnghiệp
(người)
Dân số
(1.000
người)
Số chủ doanh
nghiệp/1.000
người
Tổng số 1485 2013 2400 2776 3537 2281,705 1.55
TP. Biên Hoà 821 1165 1410 1607 2105 559,338 3.76
TX.Long
Khánh
78 95 106 113 149 144,226 1.03
H. Vĩnh Cửu 72 89 93 92 103 110,855 0.93
H. Tân Phú 31 38 43 47 57 168,821 0.34
H. Định Quán 49 53 55 62 63 220,821 0.28
H. Xuân Lộc 65 70 76 82 84 218,753 0.38
H. Trảng Bom 134 173 211 245 318 197,510 1.61
H. Thống Nhất 54 59 65 69 68 157,637 0.43
H. Long Thành 123 176 207 285 341 217,057 1.57
H. Nhơn Trạch 41 73 110 148 218 130,215 1.67
H. Cẫm Mỹ 17 22 24 26 31 156,472 0.20
Nguồn: Niên giám thống kê Đồng Nai 2007.
Số lượng doanh nhân trung bình/huyện, thị tăng nhanh, từ khoảng 291
doanh nhân năm 2001, lên 500 doanh nhân năm 2004 và trên 850 doanh nhân
năm 2007.
2.2.4 Phân loại doanh nhân theo độ tuổi, giới, dân tộc
Về dân tộc, doanh nhân Đồng Nai chủ yếu là người Kinh. Điều này là
dễ hiểu, vì người Kinh chiếm đại đa số dân tộc ở Đồng Nai.
Thống kê trong 604 doanh nghiệp mới đăng ký kinh doanh tại Đồng
Nai từ 1/1/2009 đến 23/4/2009 thì chỉ có: 14 chủ doanh nghiệp là người Hoa;
01 chủ doanh nghiệp là người dân tộc Chăm; 01 chủ doanh nghiệp là dân tộc
Nùng, còn lại là dân tộc Kinh, chiếm tới 97,68 % 8
Về giới, chủ doanh nghiệp ở Đồng Nai phần lớn là nam giới, chiếm tới
hơn 70% số chủ doanh nghiệp. Tỷ lệ này tương đương với cả nước, trong
tổng số 3000.000 doanh nghiệp, có khoảng 25% doanh nghiệp do doanh nhân
nữ lãnh đạo.
Theo thống kê trong 604 doanh nghiệp mới đăng ký kinh doanh tại
Đồng Nai từ 1/1/2009 đến 23/4/2009 thì: 71,69 % giám đốc DN là nam, 28,31
% giám đốc DN là nữ; Tỷ trọng chủ DN là nữ trong các DN tư nhân cao nhất,
chiếm 42,86% số chủ DN tư nhân; tương ứng với Công ty Cổ phần là: 21,62
%; Công ty TNHH là 23,24 % và Công ty TNHH 1 thành viên là 23,84%
8 Tổng hợp và phân tích từ số liệu thống kê của Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Đồng Nai
92
Biểu đồ 2.5: Cơ cấu chủ DN theo giới tính và thành phần
kinh tế của doanh nghiệp
57.24
78.38 76.76 76.16
42.86
21.62 23.24 23.84
0
20
40
60
80
100
120
DN tư
nhân
Công ty
CP
Cty
TNHH
Cty
TNHH 1
thành
viên
Nữ
Nam
Nguồn: Thống kê 604 doanh nghiệp mới ĐKKD tại Đồng Nai từ 1/1 - 23/4/2009 -
Số liệu từ Sở Kế hoạch và Đầu tư Đồng Nai
Như vậy, có thể thấy, số chủ doanh nghiệp, cũng như số cán bộ quản lý
cấp cao là nữ ngày càng tăng, đặc biệt trong khối doanh nghiệp tư nhân, là do
trình độ học vấn, kinh nghiệm trong kinh doanh, tính cách cũng như tinh thần
cần cù, ham học hỏi, kiên trì của nữ giới đang ngày càng phát huy trong hoạt
động trên thương trường.
Về độ tuổi, tuổi của doanh nhân Việt Nam khá trẻ, khoảng 70% doanh
nhân ở độ tuổi dưới 45 (đối với nữ doanh nhân, tỷ lệ đó là 62%, với DN quốc
doanh là 20 – 25%). Theo số lượng khảo sát của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiến
hành trên 40.000 doanh nghiệp vào giữa năm 2005, số doanh nhân từ độ tuổi
30 – 40 chiếm 25,7%; từ 41 – 50 chiếm 31,7%, có nghĩa là số doanh nhân độ
tuổi từ 30 – 50 chiếm khoảng 57,4%.
Tương ứng xu hướng chung của cả nước, độ tuổi của doanh nhân Đồng
Nai chủ yếu từ 30 – 40 tuổi và 41- 50 tuổi.
Bảng 2.8: Thống kê số chủ doanh nghiệp tại Đồng Nai theo tuổi và giới
tính (của các DN mới ĐKKD từ 1/1/2009 - 23/4/2009)
Độ tuổi
Giới
dưới
30 tuổi
30 – 40
tuổi
41-50
tuổi
Trên 50
tuổi
Tổng
Nam 115 175 95 48 433
Nữ 48 58 53 12 171
Tổng 163 233 148 60 604
Nguồn: Tổng hợp và phân tích từ số liệu thống kê của Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Đồng Nai
Bảng trên cho thấy, chiếm tỷ trọng lớn nhất là các chủ doanh nghiệp
trong độ tuổi 31-40, đạt tới 38,58%, còn lại tương ứng là độ tuổi 30 trở
93
xuống: 26,99%, 41-50 tuổi: 24,5% và trên 50 tuổi chỉ chiếm: 9,93%. Như
vậy, có thể thấy, phân bố độ tuổi của chủ doanh nghiệp tỉnh Đồng Nai là khá
lý tưởng trong hiện tại. Đại đa số chủ doanh nghiệp (63,08%) ở độ tuổi từ 30-
50, đây là độ tuổi sung sức và chín chắn trong suy nghĩ, hành động, thể hiện
phần nào yếu tố đảm bảo sự ổn định, chắc chắn của môi trường kinh doanh
nói chung và doanh nghiệp tỉnh Đồng Nai nói riêng
Biểu đồ 2.6: Cơ cấu độ tuổi chủ doanh nghiệp Đồng Nai
dưới 30 tuổi,
26.99%
41-50 tuổi,
24.50%
trên 50 tuổi,
9.93%
30 - 40 tuổi,
38.58%
Nguồn: Thống kê 604 doanh nghiệp mới ĐKKD tại Đồng Nai từ 1/1 - 23/4/2009 -
Số liệu từ Sở Kế hoạch và Đầu tư Đồng Nai
Trong các độ tuổi thì số lượng nữ giới làm chủ doanh nghiệp đều chiếm
tỷ trọng ít hơn nhiều so với nam giới. Tuy nhiên, ở độ tuổi 41-50, tỷ trọng nữ
giới khá cao, chiếm tới 35,81% tổng số chủ doanh nghiệp, ở các độ tuổi còn
lại chiếm tương ứng khoảng 20 - 29%.
Nhìn chung, ở cả hai giới, số chủ doanh nghiệp ở Đồng Nai chủ yếu có
độ tuổi khá trẻ, từ 40 tuổi trở xuống, chiếm tới hơn 60% tổng số chủ doanh
nghiệp mỗi giới. Tuy nhiên, với giới nữ, số chủ doanh nghiệp ở tuổi 41 - 50
lại chiếm tỷ trọng lớn nhất, tới 30,99% trong tổng số chủ doang nghiệp là nữ.
Như vậy, có thể nhận thấy, giới trẻ ở Đồng Nai đã có ý thức lập nghiệp
bằng con đường kinh doanh, đồng thời có tinh thần liên kết, hỗ trợ lẫn nhau
thể hiện qua việc hình thành Hội Doanh nghiệp trẻ Đồng Nai năm 2003 với số
thành viên ngày càng tăng. Bên cạnh đó, số chủ doanh nghiệp nữ tăng khá.
2.2.5 Phân loại doanh nhân theo trình độ học vấn, kiến thức khoa học –
công nghệ
Chất lượng của đội ngũ doanh nhân trước hết thể hiện ở trình độ học
vấn của doanh nhân. Tuy nhiên, trình độ học vấn và kiến thức, kỹ năng kinh
94
doanh của doanh nhân Đồng Nai chưa cao, đặc biệt là ở các doanh nghiệp
ngoài quốc doanh.
Đến cuối năm 2003, qua điều tra thực trạng cán bộ quản lý của doanh
nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ (là loại hình doanh nghiệp chiếm tỷ trọng đa số
trong tổng số DN của Đồng Nai) cho kết quả như sau: bình quân có 1,5 cán bộ
quản lý trình độ đại học, 1,2 cán bộ trình độ trung cấp/1 DN; trong đó, 1 DN nhà
nước bình quân có 4 cán bộ quản lý trình độ đại học, 6 cán bộ trình độ trung cấp,
1 DN ngoài quốc doanh chỉ có 0,7 cán bộ đại học và 0,5 cán bộ trung cấp, DN có
vốn đầu tư nước ngoài trung bình có 8,1 cán bộ quản lý trình độ đại học và 6,5
cán bộ trình độ trung cấp/1 DN.
Bảng 2.9: Cán bộ quản lý của DNCN V&N Đồng Nai phân theo trình độ
năm 2003
Trong đó Phân theo thành
phần KT
Tổng số
Lao động quản lý Đại học Trung cấp CNKT
Tổng số 1840 702 548 338
DN nhà nước 155 28 31 31
Ngoài QD 851 270 208 102
DN ĐTNN 834 404 309 205
Nguồn: Cục Thống kê Đồng Nai
Suy rộng từ điều tra trên, có thể nhận thấy thực trạng trình độ học vấn của
cán bộ quản lý trong các doanh nghiệp của Đồng Nai là: trình độ của doanh nhân
trong các DN vừa và nhỏ ngoài quốc doanh thấp nhất, trong khi đây lại là lực
lượng doanh nghiệp đông đảo nhất, cán bộ quản lý trong DN nhà nước có trình
độ khá hơn, tuy nhiên, so với DN đầu tư nước ngoài thì vẫn rất thấp. Điều này
thể hiện cơ chế đãi ngộ, thu hút và sử dụng cán bộ quản lý có trình độ, cũng như
chế độ đào tạo cán bộ của các DN trong nước còn thấp, thiếu và chưa hợp lý.
Trình độ chuyên môn của cán bộ, đặc biệt là cán bộ quản lý, chủ doanh
nghiệp thấp dẫn đến trình độ quản lý sản xuất kinh doanh của DN ngoài quốc
doanh sẽ thấp, thể hiện ở việc vi phạm chế độ báo cáo thống kê khá phổ biến.
Bên cạnh đó, số doanh nhân, chủ doanh nghiệp được đào tạo một cách bài
bản về kiến thức quản trị kinh doanh và kiến thức kinh tế còn thấp. Vì vậy, các
chương trình trợ giúp của Nhà nước cần hướng mạnh về việc đào tạo mảng kiến
thức này cho doanh nhân. Mặt khác, ý thức chủ động tham gia học tập bổ sung
kiến thức cho bản thân và đào tạo, đào tạo lại cho cán bộ, công nhân viên tại
doanh nghiệp của mình của doanh nhân Đồng Nai còn chưa cao.
Tình trạng này cũng là xu hướng chung của trình độ doanh nhân cả nước.
Năm 2007, trong khu vực kinh doanh cả nước, trí thức chỉ chiếm khoảng 7%
95
(tức là khoảng 200.000 người). Trong số đó, nhìn chung không phải là những trí
thức hàng đầu, trong khi ở các nước phát triển, khoảng 90% doanh nhân thành
đạt là những giáo sư, tiến sĩ uy tín.
Qua các cuộc điều tra cho thấy, trình độ doanh nhân Việt Nam đã trải qua
đại học là cao so với khu vực.
Cuộc điều tra về tinh thần kinh doanh do Viện Nghiên cứu Qủan lý kinh
tế trung ương phối hợp với tổ chức JICA (Nhật Bản) tiến hành năm 2000 trong
khuôn khổ dự án Ishikawa, đối với 481 doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư
nhân cho thấy, tỷ lệ doanh nhân trải qua đào tại đại học và chuyên môn đạt
80,5%, một tỷ lệ cao so với các nước Đông Nam á.
Kết quả báo cáo điều tra đối với 63.000 doanh nghiệp tư nhân trên cả
nước do Bộ Kế hoạch đầu tư công bố cho thấy 43% chủ doanh nghiệp có trình
độ từ cấp III trở xuống.
Theo số liệu của Tổng cục thống lê, qua điều tra 1.012 doanh nghiệp
xuất khẩu vừa và nhỏ, tính đến hết tháng 12/2007 cho thấy 89% giám đốc có
trình độ đại học
Tuy nhiên, chỉ có 0,6% doanh nhân trong cuộc điều tra của dự án
Ishikawa có bằng Thạc sĩ và 0,8% có bằng Tiến sĩ.
Không chỉ trình độ doanh nhân chưa cao mà trình độ công nghệ của các
doanh nghiệp tại Đồng Nai cũng chỉ ở mức trung bình. Cuộc khảo sát cuả Sở
Khoa học và Công nghệ Đồng Nai năm 2004 nhằm đánh giá trình độ công
nghệ của các doang nghiệp Đồng Nai thông qua các chỉ số thành phần là: chỉ
số kỹ thuật (T); chỉ số về con người (H); chỉ số thông tin (I); chỉ số tổ chức
(0) và đóng góp của công nghệ (TCC) cho kết quả cụ thể như sau:
Bảng 2.10: Các chỉ số công nghệ của doanh nghiệp Đồng Nai
phân theo nhóm ngành
Chỉ số
Ngành
TCC T H I O
Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 0,6289 0,7083 0,4664 0,7316 0,7469
Khai thác mỏ 0,6049 0,7209 0,4128 0,6906 0,6989
Công nghiệp chế biến thực phẩm 0,7054 0,8385 0,5698 0,7055 0,7547
Dệt may 0,6632 0,7912 0,5054 0,7595 0,6803
Giấy, in, xuất bản 0,6254 0,7332 0,4965 0,6622 0,6662
Hoá chất 0,7031 0,8389 0,5517 0,7515 0,7342
Thuỷ tinh, gốm, sứ, VLXD 0,6278 0,7446 0,4666 0,6998 0,6963
Cơ khí 0,6974 0,7743 0,5585 0,7699 0,7659
Điện tử 0,7332 0,8573 0,5584 0,8235 0,784
96
Sản xuất đồ gỗ 0,5904 0,654 0,4754 0,6418 0,6544
Xây dựng 0,6416 0,7938 0,4555 0,6811 0,7158
Điện, nước 0,6789 0,7793 0,566 0,7395 0,6829
Ngành khác 0,6738 0,8353 0,4968 0,7471 0,7209
Tính chung toàn tỉnh 0,6833 0,8022 0,5331 0,7459 0,7262
Nguồn: Kết quả điều tra 543 doanh nghiệp của Sở KH và CN Đồng Nai năm 2004.
Qua bảng kết quả trên có thể thấy, trên quy mô doanh nghiệp toàn tỉnh,
chỉ số kỹ thuật (T) được coi là thành phần có giá trị cao nhất trong 5 chỉ số về
công nghệ, đạt 0,8022. Trong khi đó, thấp nhất là chỉ số về yếu tố con người
(H), chỉ đạt giá trị 0,5331. Cao hơn một chút là chỉ số về đóng góp của công
nghệ (TCC) và tiếp theo đó lần lượt là chỉ số về tổ chức (0) và thông tin (I).
Xu hướng là ở đa số các ngành chỉ số về con người đều thấp, thấp nhất
là ngành khai thác mỏ, dệt may và xây dựng.
Ngành có chỉ số kỹ thuật cao gồm: hoá chất (0,8389), điện tử (0,8573),
dệt may (0,7912), công nghiệp chế biến thực phẩm (0,8385) và thấp nhất là
sản xuất đồ gỗ ( 0,654).
Doanh nghiệp có trình độ thông tin cao là ở các ngành: điện tử
(o,8235), điện nước (0,7395); nông – lâm nghiệp, thủy sản (0,7316).
Các doanh nghiệp trong các ngành có đóng góp của công nghệ cao
gồm: điện tử (0,7332), hoá chất (0,7031), chế biến thực phẩm (0,7054).
Như vậy, có thể thấy, yếu tố về kỹ thuật, thông tin và tổ chức trong các
doanh nghiệp đạt khá, trong khi đó chỉ số về con người thấp. Điều này cho
thấy trình độ công nghệ của nhân sự trong doanh nghiệp tại Đồng Nai nói
chung còn thấp và cũng đúng với đội ngũ doanh nhân Đồng Nai hiện nay.
Về trình độ công nghệ của DN Đồng Nai phân theo thành phần kinh tế,
theo số liệu năm 2004:
- Các DN nhà nước có quy mô nhỏ, vốn ít, công nghệ lạc hậu, đặc biệt
là DNNN trong lĩnh vực nông nghiệp (chỉ có 16,7
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 160.pdf