Mục lục
Lời mở đầu 1
Chương I 3
I.Một sè vấn đề cơ bản về thị trường nông sản hàng hoá. 3
1.Khái niệm chung về thị trường nông nghiệp. 3
2. Kênh tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp . 4
2.1.Vị trí của kênh tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp: 4
2.2.Các loại kênh tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp: 5
3. Những đặc trưng cơ bản của thị trường nông sản. 7
3.1 Cung trong thị trường nông sản: 8
3.1.1 Nội dung cung trong thị trường nông sản. 8
3.1.2 Dặc điểm của cung trong thị trường nông sản. 8
3.2 Cầu trong thị trường nông sản 9
3.2.1 Nội dung cầu trong thị trường nông sản: 9
3.2.2. Đặc điểm của cầu trong thị trường nông sản: 10
3.3. Cân bằng thị trường nông sản. 11
3.3.1.Những yếu tố tác động đến thị trường nông sản hàng hoá. 11
Chương II: 13
Thực trạng thị trường tiêu thụ nông sản hàng hoá của huyện Yên Thành trong thời gian 13
vừa qua 13
A-Những thành công và thách thức đối với thị trường nông sản phẩm ở Việt Nam. 13
B-Thực trạng thị trường tiêu thụ nông sản hàng hoá của huyện Yên Thành trong thời gian qua. 14
I.Vài nét về huyện Yên Thành. 14
II- Thực trạng tiêu thụ nông sản của Yên Thành trong những năm qua. 18
1. Tình hình sản xuắt nông sản. 18
2. Một số đánh giá về tình hình tiêu thụ nông sản hàng hoá trong thời gian qua. 23
Chương III- định hướng và giải pháp 25
phát triển thị trường nông sản của 25
huyện Yên Thành . 25
I.Định hướng sản xuất nông nghiệp và dự báo nhu cầu thị trường nông sản hàng hoá trong thời gian tới. 25
1. Dự báo nhu cầu thị trường trong nước trong thời gian tới 25
1.1.Thị trường xuất khẩu: 25
1.2. Thị trường trong nước: 27
2.Định hướng sản xuất nông nghiệp trong thời gian tới của tỉnh Nghệ An. 27
2.1.Định hướng chung 27
II. Một số giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản hàng hoá ở Yên Thành trong thời gian tới. 33
1.Các giải pháp tác động tới khâu sản xuất nông sản . 33
2.Các giải pháp tác động tới khâu lưu thông 35
2.1.Cơ sở của các giải pháp 35
2.2. Những giải pháp chủ yếu về thị trường, kênh tiêu thụ nông sản . 36
Tiêu thụ nông sản tốt làm tăng thu nhập, kích cầu , làm tăng mức tiêu thụ nông sản của nông dân . 38
III. Một vài kiến nghị về vấn đề mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản . 38
1.Kiến nghị đối với chính quyền huyện Yên Thành 38
2.Kiến nghị đối với Nhà Nước 38
Kết luận 40
Tài liệu tham khảo 41
65 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2270 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Định hướng và giải pháp phát triển thị trường nông sản của huyện Yên Thành - Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chủ yếu là trồng cây lúa nước. Phân loại theo tính chất sử dụng, đất nông nghiệp 168,2km 2, đất lâm nghiệp 89km2, đất chuyên dùng 71,4km2, đất ở 12,2 km2, đất chưa sử dụng 206,5km2, nh vậy tiềm năng đất đai của huyện Yên Thành còn khá lớn.
Trên địa bàn huyện có ba con sông tự nhiên nhỏ là sông Dinh, sông Điển và sông Sót xuất phát từ các dãy núi phía tây huyện chảy qua các làng mạc rồi nhập vào sông Bùng đổ ra biển.Để thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, những năm 30 của thế kỷ trước, người pháp đã đào con kênh chính thức( kênh đào) của hệ thống thuỷ nông bắc Nghệ An lấy nước từ sông Lam chảy qua địa phận Yên Thành khoảng 15km. Yên Thành có diện tích hồ đập khoảng 61km2. Phần lớn là đập chứa trữ lượng nước dùng cho sản xuất nông nghiệp ở vùng bán sơn điạ.
* .Kết cấu hạ tầng:
Đường giao thông nông thôn tuy chưa hiện đại nhưng về cơ bản việc đi lại trong vùng tương đối thuận lợi, phương tiện vận chuyển tăng lên đáng kể. Các tuyến đường chính đều đã được trải nhựa hoặc cấp phối. 100 % sè xã thị trấn đã có điện sản xuất và sinh hoạt. Hai tuyến đường điện 35kv từ trạm hạ thế Nghĩa đàn và Đô Lương luôn đảm bảo cung cấp điện cho sản xuất quy mô lớn. Hệ thống công sở
2. Về phát triển kinh tế :
Kinh tế ngày càng có tốc độ tăng trưởng nhanh. (giá trị sản xuất tính theo giá so sánh )
Năm 2001 so với năm 2000 tăng: 8,63 %
Năm 2002 so với năm 2002 tăng: 8,37 %
Năm 2003 so với năm 2002 tăng : 9,3 %
Năm 2004 so với năm 2003 tăng: 12,95 %
Tốc độ phát triển bình quân trong 4 năm là 9,8 %, nghị quyết của huyện Đảng bộ là tốc độ phát triển bình quân hàng năm tăng 9,5 % đến 10 %
tốc độ phát triển chung là
Trong đó:
NQ XXIII
9,5 % - 10 %
B/Q 4 năm
9,8 %
Nông lâm nghiệp
8,3 %
7,15
CN- Xây dựng- Điện
16 %
15,75 %
Dịch vô
12 %
7,3 %
Cơ cấu kinh tế đã chuyển đổi đúng hướng:
Cơ cấu kinh tế có thay đổi, nghành nông lâm nghiệp giảm, công nghiệp tăng nhưng còn chậm. Sản xuất kinh doanh theo hướng sản xuất hàng hóa rõ.
Tính theo giá trị tăng thêm:
NQ XXIII
2000
2001
2002
20003
2004
Nông lâm nghiệp TS
60 %
60.55 %
60.3 %
60.43 %
60.82%
60.76 %
Công nghiệp XD Điện
9.0 %
10.02 %
10.08 %
9.91 %
10.14 %
10.45 %
Dịch vô
31 %
29.43 %
29.43 %
27.66 %
29.04 %
29.79 %
Biểu đồ về giá trị tăng thêm của huyện Yên Thành qua các năm
*Cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng đã chuyển đổi, đúng hướng.
-Cây vụ đông tăng nhanh, vụ xuân hè, vụ thu tăng, vụ mùa giảm. Ngô, Sắn , dứa, Lạc tăng và DT các loại rau tăng, đặc biệt là cây dưa hấu. Khoai, Lúa đã có chiều hướng giảm.
*Đã và đang hình thành vùng cây nguyên liệu cho các nhà máy chế biến nông sản. Tính đến năm 2004 đã trồng được:
Diện tích dứa đã có: 669,3 ha.
DT mía đã trồng năm 2004: 273,5 ha
Diện tích trồng sắn 2004 đã trồng 950,5 ha
Diện tích cây nguyên liệu giấy: Nh tràm sở tiếp tục được mở rộng.
* Sản lượng lúa ổn định, Sản lượng Ngô, Sắn, Lạc, Dứa tăng nhanh
Tổng sản lượng cây lương thực có hạt năm 2004 đạt 155654,9 tấn. Sản xuất thực phẩm phát triển mạnh: Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng: 12188 tấn, cá 1716,6 tấn, gà vịt tăng nhanh.
*Cơ sở hạ tầng ngày càng được tăng cường
-Đường điện 35 KV Yên thành- Đô lương dài 20 km, cải tạo lại tuyến đường điện thị trấn và các xã khác.
-Nhà máy đường sông dinh, công suất 200 tấn mía cây/ ngày đi vào hoạt động ổn định, năm 2004 đã sản xuất được 1425 tấn, Nhà máy chế biến tinh bột sắn, công suất 50 tấn/ ngày, đã đi vào hoạt động ổn định, năm 2004 sản xuất được 900 tấn, Góp phần làm cho tổng giá trị CNTCN tăng nhanh vào những năm cuối kỳ đại hội,
-Nhựa và bê tông hoá đường giao thông, Bê tông hoá kênh mương được chú trọng, Tỷ lệ nhựa, bê tông tăng nhanh. Năm 2000 tỷ lệ nhựa và bêtông hoá đường giao thông 8,11 % năm 2004 là 30 %. Bêtông hoá kênh mương năm 2004 đạt chiếm: 40,35 % Vượt xa dự kiến của NQ XXIII đề ra. Đường chiến lược 22 nay đã được nhựa hoá, đã và đang nâng cấp tuyến đường 538..
-Máy móc phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng ở nông thôn ngày càng tăng. Máy xới năm 2000 là 294 cái năm 2004 đã đạt 918 chiếc, Máy tuốt lúa năm 2001 là 706 chiếc năm 2004 đạt tới 902 chiếc, Xay xát lúa gạo, cưa xẻ, tiện khoan, bào và các phương tiện vận tải cũng phát triển mạnh. Do đó đã góp phần tăng suất lao động trong nông nghiệp nông thôn.
-Đã nâng cấp bệnh viện huyện và các trạm ytế xã, trang thiết bị ngày càng hoàn chỉnh hơn.
- Hệ thống trường học cao tầng ngày càng nhiều: Cấp 1 có 18/52 trường đã có nhà cao tầng. Cấp 2 có 28/38 trường có nhà cao tầng, cấp 3 có: 7/7 trường có nhà cao tầng. Trường mầm non có 3/37 trường có nhà cao tầng. Trung tâm giáo dục thường xuyên, trường dạy nghề đã có và đang xây dựng trường học cao tầng.
*Đã thành lập, củng cố và đi vào hoạt động ổn định, ngày càng phát triển các thành phần kinh tế, loại hình doanh nghiệp:
-Hai nhà máy, tiến tới xây dựng nhà máy nước Yên Thành, 38 HTX nông nghiệp và NN kiêm điện năng, 10 HTX chuyên về điện năng, 5 HTX tín dụng, 4 DN tư nhân, và 24 CT cổ phần TNHH. Toàn huyện đã có 80trang trại và có 45 hé SX theo kiểu trang trại. Đã và đang xây dựng ở 12 xã có làng nghề. Năm 2004 đã có được công nhận 1 làng nghề( Xã Thọ Thành).
Quy trình trồng lạc nilon, trồng lạc vụ đông trên đất 2 lúa, xây dựng cánh đồng 50 triệu, chương trình lúa cá ngày càng phát triển. Sản xuất có hiệu quả.
II- Thực trạng tiêu thụ nông sản của Yên Thành trong những năm qua.
1. Tình hình sản xuắt nông sản.
Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị(4/1988) đã mở ra thời kỳ phát triển mới của sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng tăng trưởng nhanh và khá ổn định. Bức tranh về tình hình sản xuất nông sản trong thời gian qua được thể hiện qua một số kết luận sau đây:
Thứ nhất: Trong những năm vừa qua, sản xuất nông sản hàng hoá đã có những bước phát triển vượt bậc về quy mô, đặc biệt là các sản xuất sản phẩm trồng trọt đã tăng trưởng cả về năng suất và sản lượng.
Do những thay đổi trong cơ chế chính sách của đảng và Nhà Nước, lực lượng sản xuất nói chung và trong khu vực sản xuất nông nghiệp nói riêng được phát triển, các tiềm năng sản xuất nông nghiệp được phát huy mạnh mẽ. Những sản phẩm có bước phát triển vượt bậc nh: Lúa, Lạc, Ngô, Đỗ tương, Dưa hấu...
Việc đổi mới cơ chế hoạt động của nền kinh tế, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần đã khơi dậy động lực phát triển mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực và đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp. Xuất phát từ nghị quyết 100 rồi đến khoán 10 ... lực lượng sản xuất nông nghiệp được thực sự “ cởi trói”; thành quả đạt được về sản lượng, năng suất là không thể phủ nhận. Sản xuất nông sản nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng luôn là thế mạnh của Yên Thành. Trong những năm qua, huyện đã có cố gắng tìm giống mới có năng suất cao thay thế dần giống lúa trứơc đây. Huyện còng chủ động phối hợp với trung tâm giống của tính thành công lúa lai thay thế hệ F1 và giống lúa chất lượng cao như cao Bắc thơm cho năng suất cao. Tập trung hướng dẫn kỹ thuật sản xuất giống mới cho nông dân, nắm chắc diễn biến của thời tiết, dự báo tình hình sâu bệnh thông báo cho nông dân phòng trừ kịp thời. Sản lượng lúa tăng từ 125,6 nghìn tấn năm 2000 lên 135,08 nghìn tấn năm 2002. Giá trị sản xuất gaọ năm 2001 là 191.709,3 triệu đồng, năm 2002 là 229.643,8 triệu đồng, tăng gần 20 %. Việc đề ra mô hình cánh đồng 30 triệu đồng trở lên đang đươc triển khai và đúc kết kinh nghiệm. Song song với việc tăng diện tích, năng suất huyện cũng bước đầu thực hiện xong chuyển đổi ruộng đất từ ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn ở 37/37 xã, thị trấn. Trong đó đi đầu gồm có các xã sau: Nam thành, Hoa thành, Tăng thành...
* Ngành trồng trọt:
Thành tựu phát triển sản xuất nông nghiệp của Yên Thành trong giai đoạn vừa qua trước hết phải kể đến sự phát triển của ngành trồng trọt và nổi bật nhất là những thành tựu đạt được trong lĩnh vực trồng cây lương thực, có thể nói Yên Thành là một vựa lúa của tỉnh Nghệ An. Sự phát triển này đã đưa huyện Yên Thành từ chỗ thiếu lương thực chỉ đủ cung cấp trong vùng, nhưng từ năm 1990 nhưng đến nay đã không những có đủ lương thực tiêu dùng trong huyện mà còn có khối lượng xuất ra ngoài vùng ngày càng tăng.
Mét số chỉ tiêu về nông nghiệp:( đơn vị tính: triệu đồng)
Chỉ Tiêu
2000
2001
2002
2003
2004
Năm 2004 so với (% )
2000
2003
Lúa
185404
191709,3
229643,8
248011,7
272991,4
147,2
116,3
Ngô
3644
1996,8
6464,1
13362,7
38317
1051,5
86,7
Cây chất bột lấy
củ
15807
20582
18277,1
21340,2
28312,9
179,1
32,7
Khoai lang
15104
19467
17142
16309,7
17248,4
180,4
105,7
Cây CN ngắn ngày
10467
13155,4
17255,5
5813,1
16192,2
334
278,5
Lạc
4847
5725,4
5981,5
5813,1
16192,2
334,0
278,5
Mía
4825
6015,9
10102,9
4850,9
3175,9
65,8
65,4
Võng
355
711,6
714,6
466,8
142,0
40,0
30,4
Thuốc lào
440
507,5
337,5
237,5
250,0
56,8
105,2
Cây thực phẩm
7695
9849,2
9723,5
14134,3
17799,7
231,3
125,9
Tuỳ thuộc vào điều kiện tự nhiên, những cây công nghiệp hàng năm được trồng trên nhiều vùng khác nhau: Cây lạc được trồng rộng khắp nơi tuy nhiên tập trung nhiều ở các xã như: Nam thành, Tăng thành, Đồng thành,.... và Cây mía thì đựơc trông ở một số vùng miền núi như: Quang thành, Đồng thành, Nam thành, Minh thành.... cây hoa quả như cam, quýt, bưởi, ổi, na... tâp trung ở các xẫ như: Minh thành, Lý thành, Đồng thành. cụ thể là
Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm
( đơn vị tính: ha)
Tổng diện tích
gieo trồng
2000
2001
2002
2003
2004
Năm 2004 so
với( % )
2000
20003
Lúa
26226
25910,8
26126,6
25784,3
25080,7
117,3
107,4
Ngô
1457,8
548,55
1601
2850
5668
388,8
199,0
Cây chất bột lấy củ
5178
6023,2
5534,6
5488,1
5466,7
105,6
99,6
Sắn
187,5
297,3
302,7
667,8
950,5
506,9
142,3
Lạc
894,7
883,6
810,2
950,8
1311,5
146,6
137,9
Võng
189
382,8
413
315,3
67,8
36,4
21,8
Mía
326
364,6
612,3
570,7
273,5
83,9
47,9
Nhìn vào số liệu thì cây lúa là thế mạnh của vùng, cây mía phát triển nhanh là kết quả triển khai chương trình “ sản xuất 1 triệu tấn mía đường vào năm 2000” của chỉnh phủ. Theo chương trình này, vùng quy hoạch mía được mở rộng trong đó Yên Thành đạt 4847 triệu đồng và huyện đã có một nhà máy đường sông dinh (đóng tại xã Đồng thành, Yên Thành) giải quyết một lực lượng lao động rất lớn cho vùng.
Cây ăn qủa của huyện những năm qua cũng phát triển theo hướng tích cực. Hiện tại, diện tích trồng rau 740,6 ha năm 2000 và tăng lên 1034,2 ha vào năm 2002 và đến 2004 thì diện tích trồng rau tăng lên 1964,1 ha, với sản lượng 6492 tấn năm 2000, 1196,3 năm 2002 và đến 2004 thì tăng lên 2381,2 tấn .
*Nghành chăn nuôi.
Huyện có chính sách khuyến khích chăn nuôi phát triển theo mô hình hộ gia đình. Hỗ trợ cho những hộ chăn nuôi được vay vốn để mua con giống, xây bếp bioga, cung ứng đủ thức ăn gia sóc, gia cầm... Tổ chức cho những hộ sản xuất giỏi đi học tập mô hình chăn nuôi quy mô lớn, cụ thể 6/2003 huyện tổ chức cho bà con đi thăm mô hình chăn nuôi của tỉnh quảng ninh. Một số chăn nuôi hàng hoá nh bò lai sind, lợn sữa xuất khẩu, lợn siêu nạc đang được triển khai.
Một số chỉ tiêu về chăn nuôi của huyện so với tỉnh Nghệ An(số liệu 2000)
TT
Danh mục
Đơn vị
Yên Thành
Nghệ An
Tỷ lệ % của huyện so vơi toàn tỉnh
1
Tổng đàn trâu
con
20490
265.900
7,71
2
Tổng đàn bò
con
16931
268.100
6,32
4
Tổng đàn lợn
con
8435
881.700
0,96
5
Lợn sữa
con
73.000
6
Đàn gia cầm
1000 con
556532
6.710
8,29
Qua số liệu ở bảng trên cho ta thấy: Đàn gia súc và gia cầm tuy có sự phát triển nhưng không đồng đều giữa các con: Đàn lợn và gia cầm chiếm tỷ trọng khá lớn trong khi đó thì con trâu và bò thì lại rất Ýt mà đặc biệt bò sữa thì không được nuôi dưỡng ở vùng này.
*Nuôi trông thuỷ sản
Yên Thành có diện tích mặt nước khoảng 1522ha để nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt, trong đó ao vườn hộ 318ha, mặt nứơc tự nhiên giao cho đấu thầu 118 ha, hồ đập giao cho hộ thầu 793 ha còn lại là diện tích lúa_cá kết hợp và triển khai nuôi trồng khoảng 150 ha cá rô phi đơn tính để xuất khẩu trong 2004.
Một số chỉ tiêu thuỷ sản.
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm
2000
2001
2002
2003
2004
Năm 2004 so với (% )
2000
2004
Tổng
5904
7249,4
9165,7
11728
15393,9
260,7
139,4
Nuôi trồng thuỷ sản
5837
6263,5
8568,6
10280
13768,9
235,9
133,9
Khai thác thuỷ sản
66
76,3
76,3
812
884,0
116,5
Dịch vô con giống
909,6
520,8
636
741
116,5
Biểu đồ nuôi trồng thuỷ sản qua các năm
Chương trình đánh bắt xa bờ đã tạo được thêm nguồn lực cho hoạt động đánh bắt thuỷ sản trong thời gian qua. Hơn nữa việc khuyến khích chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, một số diện tích đất canh tác đã chuyển sang làm hồ, đầm, nuôi tôm, cá... và chính vì thế giá trị sản xuất của nghành thuỷ sản trong mấy năm gần đây tăng rõ rệt. cụ thể là:
Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông- lâm- thuỷ sản.
Đơn vị tính; %
2000
2001
2002
2003
2004
Tổng chung
100
100
100
100
100
Ngành nông nghiệp
94
93,9
93,44
93,23
92,77
Ngành lâm nghiệp
4,57
4,5
4,7
4,64
4,39
Ngành thủy sản
1,41
1,6
1,86
2,13
2,63
Biểu đồ cơ cấu giá trị sản xuất nghành nông - lâm- thuỷ sản.
Biểu đồ cơ cấu giá trị sản xuất nghành nông - lâm- thuỷ sản.
Thứ hai: chủ yếu vẫn dùa trên sản xuất hộ gia đình với quy mô nhỏ, phân tán và mang tính tự phát:
Cùng vơi sự phát triển nền kinh tế thị trường, tính chất sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp đã từng bước được hình thành và phát triển. Nhưng hiện nay, sản xuất nông nghiệp còn rất phân tán, manh mún chủ yếu dùa trên năng lực sản xuất của hộ gia đình.
Việc phát triển các trang trại, các hợp tác xã đã đánh dấu sự phát triển về chất của nông nghiệp sản xuất hàng hoá, nhưng những đóng góp của lực lượng này còn chưa đáng kể, mới chỉ dừng ở những đóng góp ban đầu với tổng sè 125 trang trại ứng với tổng diện tích đất đai trang trại là 1490 ha, và lao động trang trại là 1316 ngàn người, tổng số vốn sản xuất là 8349,5 triệu đồng, tổng thu nhập là 3027,2 triệu đồng trong đó giá trị sản lượng hàng hoá là 5099,2 triệu đồng.
Biểu hiện nổi bật của việc sản xuất tự phát, có tính truyền thống là tình trạng nuôi, trồng của mỗi địa phương rất đa dạng, mức độ chuyên môn hoá không cao, chỉ xuất hiện chuyên canh ở một số giống cây con nhất định.
Nhìn chung, sản xuất nông nghiệp tại các khu vực đã bước đầu hình thành những cây, con có thế mạnh của vùng nhưng mức tập trung đầu tư phát triển còn chưa thực sự rõ, công tác quy hoạch còn rất mờ nhạt.
Thứ ba: Cơ cấu kinh tế nói chung và đặc biệt là cơ cấu cây trồng vật nuôi chuyển dịch chậm, chủ yếu vẫn là sản phẩm trồng trọt.
Phát triển sản xuất hàng hoá trong giai đoạn hiện nay, sản xuất nông nghiệp chủ yếu vẫn trong tình trạng sản xuất những thứ gì có thể làm và đã làm từ trước,bởi vậy thường bán những thứ gì làm ra. Ngày nay, vấn đề sản xuất những sản phẩm mà thị trường cần đã và đang được quan tâm, nhưng để thực hiện được điều này đòi hỏi người nông dân phải đổi mới về nhận thức và tiến hành chuyển đổi cơ cấu một cách hợp lý, phát huy tối đa tiềm năng.
Chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đã và đang được đảng và nhà nước rất quan tâm nhưng việc thực hiện trong thực tế còn rất hạn chế, trồng trọt còn chiếm gần 70 % giá trị sản xuất nông nghiệp của vùng, công nghiệp, nghành nghề và dịch vụ của vùng còn phát triển rất chậm.
Cơ cấu giữa các nghành: trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản trong những năm gần đây hầu nh chưa thay đổi. Vừa qua đảng và Nhà Nước có những chính sách khuyến khích chuyển đổi cơ cấu nghành nghề, nổi lên là việc chuyển các khu đất trồng lúa có năng suất thấp sang trồng các cây hoặc chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản. Chính sách này tạo ra được một không khí mới trong phong trào chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp nhưng thực sự chưa tạo ra được những thay đổi đáng kể.
Thứ tư: công nghệ nuôi, trồng và sau thu hoạch còn rất lạc hậu, phụ thuộc rất lớn vào điều kiện tự nhiên, nông sản hàng hoá chủ yếu được cung cấp theo dạng “ mùa nào thức Êy”.
Có thể nói rằng, cung trên thị trường nông sản hàng hoá ở Yên Thành thể hiện tính chất thởi vụ rất rõ rệt. Điều này thể hiện trình độ ứng dụng công nghệ trong công tác nuôi trồng còn thấp kém, đồng thời cho ta thấy công nghiệp chế biến còn rất lạc hậu.
Chính do tính chất thời vụ nên thị trường nông sản hàng hoá của huyện bị phân đoạn về thời gian, gây nên hiện tượng mất cân đối cung cầu theo thời điểm, và đó là nguyên nhân chính khiến lượng cung Nhà Nước hàng hoá trong ngắn hạn thường là một lượng không phụ thuộc vào giá do khả năng dự trữ rất thấp.
Do công nghệ nuôi trồng còn phụ thuộc rất lớn vào điều kiện tự nhiên nên ảnh hưỏng của thiên tai, bão lụt, khí hậu tới sản lượng, năng suất là không thể lường được, gây những cú sốc trên thị trường cũng như ảnh hưởng tới cung nông sản hàng hoá.
Hơn nữa, công nghệ thu hoạch và sau thu hoạch cũng đang trong tình trạng lạc hậu, nên đã gây ra thiệt hại không nhỏ cả về chất lượng và số lượng. Theo số liệu điều tra, tỷ lệ hao hụt đối với việc thu hoặch, sơ chế sản phẩm lương thực và rau quả hiện nay từ 20 đến 25 %. Ví dụ điển hình đối với thu hoạch lúa, bà con nông dân sau khi thu hoạch chủ yếu là sử dụng phương pháp phơi nắng tự nhiên nên không đảm bảo được chất lượng, hạt gạo thường bị đắng và không ngon, không thơm dẻo, mà hay bị gãy nát, mùi vị và màu sắc không đều.... dẫn đến hạ thấp phẩm cấp của gạo của Yên Thành.
Sản xuất phân tán với quy mô nhỏ là nguyên nhân rất lớn cản trở việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật sản xuất trên quy mô lớn. Ví dụ như khi ruộng ô thửa nhỏ thì rất khó để đưa máy kéo và máy cày vào trong sản xuất được vì vậy mà năng suất trồng lúa của Yên Thành thường là thấp, cụ thể là: năng suấtl lúa đạt 47,1 tạ/ha năm 2000 và đạt 54,4 tạ/ha năm 2004.
2. Một số đánh giá về tình hình tiêu thụ nông sản hàng hoá trong thời gian qua.
Với những bước đi đúng đắn, cơ chế chính sách hợp lý, nền kinh tế nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng đã và đang đạt được những bước phát triển đáng kể. Nền nông nghiệp Yên Thành từ nền nông nghiệp tự cung tự cấp đang chuyển dần sang nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá. Sản phẩm nông nghiệp ngày càng gắn với nhu cầu thị trường và thị trường đã dần trở thành động lực chính quyết định tới quy mô và hướng đầu tư trong sản xuất nông nghiệp.
Song, nhìn lại tình hình tiêu thụ nông sản hàng hoá của Yên Thành trong những năm vừa qua chóng ta có thể rót ra những vấn đề còn tồn tại cả ở thị trường trong tỉnh và thị trường ngoài tỉnh, đây cũng thể hiện những gì thường xảy ra với nền sản xuất hàng hoá đang trong giai đoạn phát triển.
* Mét số đánh giá:
Thứ nhất: Giá cả nông sản hàng hoá Yên Thành có giảm trong thời gian dài, gây thiệt hại cho người nông dân. Thực trạng này do một số nguyên nhân chủ yếu sau:
+ Xảy ra tình trạng cung lớn hơn cầu xét về mặt tổng thể thị trường cả huyện.
+Xảy ra sự lệch pha giữa cung và cầu
+ Do giá nông sản hàng hoá tại thị trường xuất khẩu giảm nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến giá nông sản hàng hoá của huyện.
+ Nguyên nhân không nhỏ của việc giảm giá nông sản hàng hoá trong thời gian vừa qua đó là do nông dân của huyện thường bán sản phẩm của mình thông qua hệ thống tư thương nên khi có hiện tượng cung lớn hơn cầu lập tức nông dân bị Ðp giá.
Thứ hai: Mức tiêu dùng của khu vực dân cư nông thôn còn rất thấp.
Thực tế cho thấy, thời gian qua, mức tiêu dùng tại các thị trường thành thị tăng khá nhanh nhưng thị trường nông thôn phát triển khá chậm , cơ cấu bữa ăn chưa được thay đổi đáng kể. Điều này xuất phát từ nguyên nhân cơ bản đó là sự chênh lệch về thu nhập. Người nông dân, mặc dù chính mính sản xuất nhưng do thu nhập quá thấp nên hầu nh chỉ để bán.
Thứ ba: Lượng nông sản hàng hoá tiêu thụ qua kênh công nghiệp chế biến còn nhá.
Chương III- định hướng và giải pháp
phát triển thị trường nông sản của
huyện Yên Thành .
I.Định hướng sản xuất nông nghiệp và dự báo nhu cầu thị trường nông sản hàng hoá trong thời gian tới.
1. Dự báo nhu cầu thị trường trong nước trong thời gian tới
1.1.Thị trường xuất khẩu:
Triển vọng thị trường rau quả thế giới năm 2010:
thông thường, xuất khẩu các loại nông sản chế biến được coi là có lợi hơn cho quốc gia so với nông sản chưa chế biến vì nó làm tăng giá trị gia tăng của sản phẩm và lợi nhuận xuất khẩu. Tuy nhiên, về phương diện này, thị trường rau quả khá khác biệt so với nhiều nông sản khác.
Rau: Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp Hoa kỳ, do tác động của các yếu tố như sự thay đổi cơ cấu dân số, thị hiếu tiêu dùng và thu nhập dân cư...tiêu thụ nhiều loại rau sẽ tăng mạnh trong giai đoạn2000- 2010, đặc biệt là rau ăn lá. Theo USDA, nếu nh nhu cầu tiêu thụ rau diếp và các loại rau xanh khác sẽ tăng khoảng 22-23 % thì tiêu thụ khoai tây và các loại rau củ khác sẽ chỉ tăng 7-8 %. Giá rau tươi các loại sẽ tiếp tục tăng cùng cùng với nhu cầu tiêu thụ nhưng giá rau chế biến sẽ chỉ tăng nhẹ, thậm chí giá khoai tây có thể sẽ giảm nhẹ so với giai đoạn 2000-2004.
Nhu cầu nhập khẩu rau dự báo sẽ tăng khoảng 1,8 % /năm. Các nước phát triển nh Phap, Đức, Canada... vẫn còn là những nước nhập khẩu rau chủ yếu. Các nước đang phát triển, đặc biệt là Trung Quốc, Thái Lan và các nứơc Nam bán cầu vẫn đóng vai trò chủ yếu cung cấp các loại rau tươi trái vô. Quả nhiệt đơi: Nhu cầu về quả nhiệt đới sẽ tăng trưởng nhanh trong giai đoạn dự báo với tốc độ tăng trưởng 8 % . Nhập khẩu toàn bộ về quả nhiệt đới sẽ đạt 4,3 triệu tấn 2010, trong đó 87 % (3,8 triệu tấn) được nhập khẩu là nhu cầu nhập khẩu của các nước phát triển. Hai khu vực EU và Hoa kỳ chiếm 70 % tổng nhập khẩu toàn cầu. EU, Nhật Bản, Canada và Hồng Kông còng nh thị trường nhập khẩu qủa nhiệt đới lớn.
Quả có mói: Sản xuất tăng nhanh trong khi nhu cầu tăng trưởng chậm và gây sức Ðp lên giá cả các loại quả có mói tươi còng nh chế biến, làm giảm cácdiện tích trồng mới trong thời gian qua. Vì vậy, tốc độ tăng sản lượng vẫn sẽ ở mức thấp trong thời gian tới. Sao Paolo của Brazil và Florilda của Mỹ vẫn là những khu vực cung cấp quả có mói lớn nhất thế giới.
Chuối: Nhập khẩu toàn cầu dự báo sẽ đạt 14,3 triệu tấn năm 2010, thấp hơn 4 % so tổng lượng nhập khẩu toàn cầu từ 25 % hiện nay lên gần 50 % vào 2010
Nhập khẩu chuối các nược phát triển dự báo sẽ tăng 1-2 %/ năm trong những năm tới, trong đó có Canada và Hoa kỳ đóng góp tới 80 % mức tăng trưởng nhập khẩu này tuy EU vẫn là khu vực nhập khẩu chuối chủ yếu.
Kim ngạch xuất khẩu rau, quả dự kiến đạt 600 triệu USD vào 2010.
Theo Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, dự kiến kim ngạch xuất khẩu nghành rau, quả sẽ đạt 600 triệu USD vào năm 2010, tăng gấp ba lần so với kim ngạch xuất khẩu dự kiến của năm nay. Các chuyên gia cho rằng, tiềm năng phát triển và xuất khẩu rau, quả của Việt Nam rất lớn, nên nếu thực hiện tốt các giải pháp đồng bộ,thiết thực thì mục tiêu trên không phải là quá xa vời.
Các chuyên gia cũng đã đề xuất một số giải pháp, trong đó, tập trung trồng rau ở tỉnh thuộc Đồng bằng Bắc bộ, Đà Lạt và các vành đai xung quanh các thành phố lớn; phát triển mạnh cây ăn quả ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, trung du Bắc bộ và một số vùng bán sơn địa thuộc miền Trung và Đông Nam bộ nhằm giải quyết một cách có hiệu quả vấn đề nguyên liệu.
Giải pháp này không tách rời khỏi việc đẩy mạnh nghiên cứu, lai tạo, chọn lọc và đưa nhanh các giống rau, quả cho sản xuất, chất lượng cao vào sản xuất, gắn với quy trình trồng mang tính sinh thái để tạo ra các sản phẩm an toàn, tăng thêm tính cạnh tranh trong xu thế hội nhập.
Nhiều ý kiến còn đề xuất tiến hành nhập mẫu một số nhà máy quy mô nhỏ và vừa với công nghệ và thiết bị hiện đại,trên cơ sở đó tổ chức thiết kế, chế tạo trong nước, song phải đặc biệt tránh tình trạng đầu tư ồ ạt hoặc thiếu đồng bộ giữa nhà máy và vùng nguyên liệu, nhằm góp phần đạt tổng công suất chế biến khoảng 650.000 tấn sản phẩm/ năm.
Bên cạnh đó, các cấp, cơ quan chức năng cần sớm thúc đẩy hợp tác và hoàn thiện các thoả thuận liên quan đến nhập khẩu rau, quả vào các thị trường lớn, đặc biệt là việc kiểm dịch thực vật, đàm phán về các chính sách thuế.
Việc Trung Quốc và Thái Lan đã hợp tác và thực hiện mức thuế suất nhập khẩu là 0 % đối với rau, quả đang gây khó khăn rất lớn cho nghành rau, quả nứơc ta, bởi hiện nay, thị trường Trung Quốc vẫn đang tiêu thụ tới 50-60 % lượng rau, quả sản xuất hàng năm của Việt Nam. Thuế suất thuế nhập khẩu rau, quả vào thị trường này mà các doanh nghiệp Việt Nam đang phải “ gánh chịu” vẫn ở mức từ 12 đến 24,5 % .
Thêm vào đó, các cơ chế, chính sách liên quan đến vốn cho phát triển nguyên liệu, đầu tư chế biến, xây dựng các chợ đầu mối với điều kiện hợp lý về cơ sở hạ tầng như đường giao thông, hệ thống kho bảo quản, phương tiện vận tải, cơ chế thúc đẩy liên kết 4 nhà... cũng tạo động lực đáng kể trong việc đạt mục tiêu phát triển của nghành trong những năm tới.
Cơ hội mới xuất khẩu rau: hơn 1.300 tấn vào thị trường Nhật.
Cho đến nay, Đà Lạt vẫn là một trong số các địa phương xuất khẩu rau hàng đầu của nước ta theo thống kê của Sở Du lịch- Thương mại tỉnh Lâm Đồng, 6 tháng đầu năm nay toàn tỉnh đã xuất khẩu 2.925 tấn rau các loại, gần bằng sản lượng của cả năm 2003, kim ngạch đạt 3.535.938 USD. Các
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ong san hang hoa.doc