Sựtiếp cận với thông lệquốc tế, cũng nhưmức độphù hợp sẽtùy thuộc vào
đặc điểm của Việt Nam như:
- Môi trường kinh doanh hiện có, đó là môi trường kinh doanh từng bước theo
xu hướng quốc tếhoá. Sựphát triển của các doanh nghiệp Việt Nam, sựmở
rộng của các doanh nghiệp có vốn đầu tưnước ngoài làm cho môi trường
kinh doanh chuyển dần theo thông lệquốc tế.
- Thịtrường hiện có, bao gồm thịtrường hối đoái, thịtrường bán buôn, thị
trường môi giới, thịtrường trực tiếp đang từng bước hình thành và được
thểchếhóa.
- Hệthống pháp lý, bao gồm các văn bản vềkếtoán, kiểm toán và thẩm định
giá.
Do đó, khi tiếp cận xác định giá trịhợp lý, nên chọn hướng tiếp cận dần, phù
hợp với từng giai đoạn phát triển của Việt Nam, cũng nhưphù hợp với đặc điểm
kinh tếcủa từng giai đoạn.
92 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 6245 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Định hướng về việc sử dụng giá trị hợp lý trong kế toán doanh nghiệp Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
+ Giá trị hợp lý của tài sản thuê (24%)
36
+ Giá mua trả tiền ngay (33%)
- Doanh thu bán trả góp ghi nhận theo:
+ Hiện giá của các khoản phải thu (43%)
+ Giá bán trả tiền ngay (57%)
2.2.2.3 Nhận xét
Sau khi xem xét các yêu cầu về giá trị hợp lý trong chuẩn mực kế toán và thực
tiễn áp dụng giá trị hợp lý tại Việt Nam, chúng tôi có những nhận xét như sau:
(1) Một số mặt tồn tại của giá trị hợp lý tại Việt Nam
- Định nghĩa giá trị hợp lý thì chưa được rõ ràng, đầy đủ.
- Không có hướng dẫn xác định giá trị hợp lý cho các trường hợp được yêu cầu
- Giá trị hợp lý chỉ sử dụng cho ghi nhận ban đầu, chưa sử dụng để trình bày
các khoản mục sau ghi nhận ban đầu, do đó chưa đạt được mục đích của giá
trị hợp lý là trình bày các khoản mục theo những thay đổi của thị trường.
- Giá trị hợp lý được sử dụng như là giá gốc, dùng để thay thế giá gốc trong
những trường hợp cần thiết.
- Còn có những điểm chưa phù hợp giữa chuẩn mực, thông tư và thực tế áp
dụng. (Xem bảng 2.2)
(2) Các nguyên nhân dẫn đến giá trị hợp lý chưa được áp dụng rộng rãi
Theo chúng tôi, giá trị hợp lý chưa được áp dụng rộng rãi vì những nguyên
nhân sau:
- Do tâm lý của người làm kế toán và nhà quản lý vẫn nhìn nhận công tác kế
toán phục vụ cho mục đích thuế, vì vậy các doanh nghiệp chưa mạnh dạn áp
dụng giá trị hợp lý vì bằng chứng của giá trị hợp lý phải mất thời gian để
kiểm chứng và có thể không được sự thừa nhận của cơ quan thuế.
- Chưa có hướng dẫn về giá trị hợp lý. Các doanh nghiệp Việt Nam có thói
quen chỉ áp dụng chuẩn mực khi đã có thông tư hướng dẫn cụ thể, và các
37
doanh nghiệp chỉ được phép hạch toán theo các quy định trong thông tư
hướng dẫn, vì vậy giá trị hợp lý chưa được áp dụng rộng rãi.
- Giữa chuẩn mực và thông tư hướng dẫn còn có những điểm chưa phù hợp, do
đó giá được ghi nhận chưa thống nhất hoặc chưa phải là giá trị hợp lý. (Xem
bảng 2.2)
- Giá trị hợp lý được đề cập đến chưa nhiều, và trong các trường hợp được đề
cập đều có giá gốc được xác định rõ ràng, vì vậy doanh nghiệp thường sử
dụng giá gốc để ghi sổ. Ví dụ: tài sản có được do trao đổi không tương tự
hoặc ghi nhận theo giá trị hợp lý của tài sản nhận về hoặc giá trị còn lại của
tài sản đem đi trao đổi sau khi điều chỉnh số tiền nhận hoặc trả thêm.
Bảng 2.2 So sánh chuẩn mực – thông tư hướng dẫn - thực tế áp dụng giá trị
hợp lý
Khoản
mục
Chuẩn mực
Thông tư
Thực tế
Nhận xét
TSCĐ
có được
bằng
cách
trao đổi
không
tương
tự.
Ghi nhận theo giá
trị hợp lý của tài
sản nhận về hoặc
giá trị còn lại của
tài sản mang đi
trao đổi sau khi
điều chỉnh khoản
trả thêm hoặc nhận
về.
Giống chuẩn mực Ghi theo giá trị
hợp lý của tài sản
nhận về theo
đánh giá của hội
đồng giao nhận
hoặc khảo sát
thực tế
Chuẩn mực và
thông tư không chỉ
cách xác định cụ
thể nên doanh
nghiệp ghi nhận
theo giá của hội
đồng đánh giá,
hoặc giá khảo sát.
TSCĐ
được
cấp,
được
điều
chuyển
Theo giá trị hợp lý
của tài sản nhận
được.
- Thông tư hướng
dẫn chuẩn mực
không đề cập.
-Quyết định số
206/03/QĐ-BTC:
+ Biếu tặng, cho:
Theo giá trị còn
lại của đơn vị
cấp hoặc điều
chuyển
Thực tế phù hợp
theo quyết định số
206/2003/QĐ-
BTC, nhưng không
phù hợp với chuẩn
mực.
38
đánh giá thực tế của
hội đồng giao nhận.
+ Được cấp, được
điều chuyển: theo
giá trị còn lại của
đơn vị cho, điều
chuyển hoặc theo
đánh giá của hội
đồng giao nhận.
TSCĐ
thuê tài
chính
Ghi nhận theo giá
thấp hơn giữa giá
trị hợp lý và hiện
giá của khoản
thanh toán tiền
thuê tối thiểu.
Giống chuẩn mực -Giá mua trả
ngay, hiện giá
của khoản thanh
toán tiền thuê tối
thiểu, hoặc giá trị
hợp lý
Doanh
thu bán
trả chậm
Hiện giá của khoản
phải thu
Giá bán trả tiền ngay Hiện giá khoản
phải thu, hoặc
giá bán trả tiền
ngay
2.3. NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ SỬ DỤNG GIÁ TRỊ HỢP LÝ TRONG KẾ TOÁN
VIỆT NAM
Giá trị hợp lý tại Việt Nam vẫn còn một số mặt tồn tại nhất định và chưa được
áp dụng rộng rãi. Vì vậy, phần này sẽ làm rõ hơn vai trò của giá trị hợp lý, cũng như
những thuận lợi và khó khăn trong việc nâng cao vai trò của giá trị hợp lý tại Việt
Nam.
2.3.1. Bàn về vai trò hiện tại và tương lai của giá trị hợp lý tại Việt Nam
2.3.1.1. Vai trò hiện tại
Vai trò hiện tại của giá trị hợp lý tại Việt Nam còn khiêm tốn so với sự cần
thiết của nó, sự khiêm tốn này thể hiện qua:
39
- Giá trị hợp lý chỉ là sự thay thế giá gốc,
- Phạm vi sử dụng của nó hẹp hơn so với quốc tế, cụ thể:
+ Chưa áp dụng để đánh giá các khoản mục sau ghi nhận ban đầu (xem bảng
2.3),
+ Chưa áp dụng để ghi nhận cho tài sản và nợ phải trả có được trong hợp
nhất,
+ Chưa áp dụng để ghi nhận và trình bày công cụ tài chính.
Chính sự khiêm tốn này đã dẫn đến một số hạn chế cho hệ thống kế toán Việt
Nam. Cụ thể là: làm cho hệ thống kế toán Việt Nam không đồng bộ; không theo kịp
sự phát triển của nền kinh tế. Chẳng hạn khi các hoạt động hợp nhất xảy ra, doanh
nghiệp vẫn sử dụng giá gốc để ghi sổ nên đã không phản ánh đúng giá trị doanh
nghiệp do chưa phản ánh lợi thế thương mại của doanh nghiệp. Ví dụ Vinamilk mua
Saigon milk năm 2003, cổ đông của Saigon milk sở hữu cổ phiếu mới của Vinamilk
theo tỉ lệ 1:1 được tính theo giá trị ghi sổ, như vậy là chưa phản ánh được lợi thế
thương mại của các doanh nghiệp.
Bảng 2.3 Định giá các khoản mục theo chuẩn mực kế toán Việt Nam đối chiếu
với chuẩn mực kế toán quốc tế
Khoản mục VAS IAS
Hàng tồn kho - Ghi nhận ban đầu theo giá gốc
- Đánh giá sau ghi nhận ban
đầu: theo giá thấp hơn giữa giá
gốc và giá trị thuần có thể thực
hiện
- Giống Việt Nam.
- Giống Việt Nam. Tuy nhiên
những nhà môi giới và trao đổi
hàng hóa (mà chủ yếu là giữ để
bán trong tương lai gần) thì cho
phép xác định hàng tồn kho tại
giá trị hợp lý.
Tài sản cố định hữu
hình
- Không cho phép đánh giá lại
trừ khi có quy định của nhà
- Cho phép đánh giá lại
40
nước.
- Ghi nhận ban đầu theo giá
gốc.
+ Tài sản cố định hữu hình có
được dưới hình thức trao đổi
không tương tự: ghi nhận theo
giá trị hợp lý của tài sản nhận về
hoặc của tài sản mang đi trao
đổi sau khi điều chỉnh khoản trả
thêm hoặc nhận về.
- Báo cáo theo giá trị còn lại
(giá gốc trừ hao mòn lũy kế)
- Ghi nhận ban đầu theo giá
gốc.
+ Tài sản cố định hữu hình có
được dưới hình thức trao đổi
không tương tự ghi nhận theo
giá trị hợp lý của tài sản nhận
về.
- Báo cáo theo giá gốc trừ khấu
hao lũy kế trừ lỗ do giảm giá
hoặc theo giá trị hợp lý.
Tài sản cố định vô
hình
- Ghi nhận ban đầu theo giá gốc
- Báo cáo theo giá trị còn lại
(giá gốc trừ hao mòn lũy kế)
- Giống
- Báo cáo theo giá gốc trừ khấu
hao lũy kế trừ lỗ do giảm giá,
hoặc theo giá trị hợp lý
Bất động sản đầu tư - Ghi nhận ban đầu theo giá gốc
- Ghi nhận sau ghi nhận ban
đầu: theo giá gốc trừ khấu hao
lũy kế
- Tương tự
- Trình bày trên báo cáo tài
chính theo giá gốc trừ khấu hao
lũy kế trừ lỗ do giảm giá hoặc
theo giá trị hợp lý
Kế toán các khoản đầu
tư vào công ty liên kết,
liên doanh
Trên báo cáo riêng của nhà đầu
tư: sử dụng phương pháp giá
gốc
Trình bày theo giá gốc hoặc
theo giá trị hợp lý phù hợp IAS
39.
2.3.1.2. Tương lai của giá trị hợp lý tại Việt Nam
Giá trị hợp lý tại Việt Nam trong tương lai sẽ phát triển mạnh và đóng vai trò
quan trọng, điều này được xác định qua hai mặt sau:
(1) Sức ép của vấn đề sử dụng giá trị hợp lý trong tương lai.
41
- Sức ép là do yêu cầu của hội nhập. Sự khác biệt giữa Việt Nam và quốc tế
chỉ có thể được chấp nhận trong một tương lai gần. Bên cạnh đó, Việt Nam
không nằm ngoài sự phát triển của thế giới, chúng ta sẽ tiếp tục ban hành các
chuẩn mực mới và hoàn thiện các chuẩn mực cũ trên cơ sở tiếp cận với các
chuẩn mực quốc tế, vì vậy giá trị hợp lý được yêu cầu sử dụng.
- Sức ép do sự phát triển của bản thân nền kinh tế Việt Nam: Các công ty cổ
phần, công ty mẹ con, cũng như là sự hợp nhất, liên doanh, liên kết giữa các
doanh nghiệp và các công ty đa quốc gia ngày càng phát triển, nên báo cáo
tài chính chủ yếu phục vụ cho các đệ tam nhân như nhà đầu tư, chủ nợ,
khách hàng… Do đó thông tin phải có được tính thích hợp và đáng tin cậy
cao, và giá trị hợp lý là một sự lựa chọn thích hợp. Hơn nữa, trong những
năm gần đây tốc độ lạm phát của Việt Nam khá cao (năm 2004: +9,5%, 7
tháng đầu năm 2005: +5,6%) làm cho việc trình bày thông tin theo giá gốc
ngày càng lạc hậu nên cần có cơ sở đánh giá thích hợp hơn.
- Ngoài ra, khi chuẩn mực hợp nhất doanh nghiệp, chuẩn mực công cụ tài
chính ra đời sẽ cho thấy sự cần thiết phải sử dụng giá trị hợp lý trong kế toán
Việt Nam. Trên thế giới cũng chính sự ra đời của hai chuẩn mực này đã tạo
bước phát triển mạnh của giá trị hợp lý.
(2) Việt Nam đã có những điều kiện để phát triển giá trị hợp lý, đó là:
- Hệ thống thị trường đang phát triển, hiện tại đã có thị trường chứng khoán và
các thị trường chuyên ngành như thị trường bất động sản, thị trường cà phê,
thị trường nông sản…các thị trường này cũng đã góp phần cung cấp thông
tin cho việc xác định giá trị hợp lý.
- Các tổ chức định giá, các chuyên viên định giá, các chứng thư thẩm định giá8
cũng sẽ là nơi cung cấp các thông tin để xác định giá trị, và các tiêu chuẩn
thẩm định giá - lấy giá thị trường làm tiêu chuẩn cho thẩm định giá - sẽ là
nền tảng cho việc xác định giá trị hợp lý dựa vào giá thị trường. Tiêu chuẩn
8 Chứng thư thẩm định giá: là văn bản do doanh nghiệp, tổ chức định giá lập nhằm công bố cho khách hàng
hoặc bên thứ ba về nội dung cơ bản liên quan đến kết quả thẩm định giá. (Trích tiêu chuẩn thẩm định giá
số 4, ban hành theo quyết định số 24/2005/QĐ-BTC ngày 18/4/2005)
42
thẩm định giá bắt đầu được ban hành từ năm 2005, hiện nay đã có 6 tiêu
chuẩn (trình bày trong bảng 2.4) được ban hành theo quyết định số
25/2005/QĐ-BTC ngày 18/4/2005 và quyết định số 77/2005/QĐ/BTC ngày
1/11/2005.
- Có hành lang pháp lý: giá trị hợp lý có được sự ủng hộ của Bộ Tài chính, thể
hiện trong các chuẩn mực kế toán và thông tư hướng dẫn đã đề cập đến giá
trị hợp lý. Ngoài ra, trong các thông tư 79/2002/TT-BTC và thông tư
126/2004/TT-BTC hướng dẫn định giá doanh nghiệp nhà nước khi chuyển
thành công ty cổ phần đã đề cập đến các phương pháp để xác định giá trị
doanh nghiệp mà nó cũng là các phương pháp được sử dụng để ước tính giá
trị hợp lý trên thế giới như phương pháp dòng tiền chiết khấu, phương pháp
giá thị trường của tài sản. Điều này cho thấy rằng đã có những nền tảng ban
đầu về cách xác định giá trị hợp lý.
- Một điều kiện nữa để có thể áp dụng giá trị hợp lý đó là Việt Nam có khả
năng và điều kiện để tiếp cận các nghiên cứu của thế giới về giá trị hợp lý.
Từ đó đưa ra các phương pháp cũng như các mô hình xác định giá trị hợp lý
phù hợp với Việt Nam.
Tóm lại, với những điều kiện có sẵn và trước sức ép phải sử dụng giá trị hợp
lý, chúng tôi cho rằng vai trò của giá trị hợp lý trong tương lai là rất quan trọng,
mang lại cách định giá mới phù hợp với sự phát triển của các hoạt động kinh tế tại
Việt Nam.
Bảng 2.4 Danh sách các tiêu chuẩn thẩm định giá đã ban hành
Tiêu chuẩn số 1 (TĐGVN 01): Giá thị trường làm cơ sở cho thẩm định giá tài sản
Tiêu chuẩn số 2 (TĐGVN 02): Giá phi thị trường làm cơ sở cho thẩm định giá tài
sản.
Tiêu chuẩn số 3 (TĐGVN 03): Những nguyên tắc đạo đức hành nghề thẩm định giá
tài sản.
Tiêu chuẩn số 4 (TĐGVN 04): Báo cáo kết quả, hồ sơ và chứng thư thẩm định giá
tài sản.
Tiêu chuẩn số 5 (TĐGVN 05): Quy trình thẩm định giá tài sản
Tiêu chuẩn số 6 (TĐGVN 06): Những nguyên tắc kinh tế chi phối hoạt động thẩm
định giá tài sản
2.3.2. Những khó khăn trong việc nâng cao vai trò của giá trị hợp lý
43
Những thuận lợi chính là những điều kiện để phát triển giá trị hợp lý đã được
trình bày trong phần trên. Phần này sẽ trình bày những khó khăn và đánh giá những
khó khăn ảnh hưởng đến việc nâng cao vai trò của giá trị hợp lý.
(1) Những khó khăn chính là:
- Về nhận thức: người sử dụng chưa quen với giá trị hợp lý nên việc xác định
giá trị hợp lý còn gặp nhiều khó khăn.
Người làm kế toán cũng như nhà quản lý ngại sử dụng giá trị hợp lý vì bằng
chứng của giá trị hợp lý chưa rõ ràng, mà tâm lý của họ là kế toán phục vụ
cho mục đích thuế nên giá được sử dụng phải có chứng từ đầy đủ và có thể
kiểm chứng được rõ ràng.
- Về con người: nhân lực để thực hiện công việc định giá còn nhiều hạn chế về
trình độ.
- Sự không đồng bộ của nền kinh tế: có những khu vực rất phát triển, có những
khu vực phát triển kém, nên sẽ có những khó khăn khi áp dụng. Hệ thống thị
trường, hệ thống thông tin phát triển chưa cao và chưa đồng bộ.
- Quan hệ giữa lợi ích và chi phí nhiều khi không tương xứng với nhau. Đôi
khi chi phí bỏ ra để có được giá trị hợp lý là lớn hơn hiệu quả đạt được của
nó, nên doanh nghiệp phải cân nhắc khi sử dụng giá trị hợp lý.
(2) Đánh giá những khó khăn
Nguyên nhân chính dẫn đến những khó khăn này là:
- Giá trị hợp lý còn mới mẻ đối với Việt Nam nên việc nhận thức về giá trị
hợp lý chưa được đầy đủ.
- Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển nền kinh tế thị trường nên các
công cụ đi kèm chưa phát triển đầy đủ, đồng bộ.
Theo chúng tôi, những khó khăn này có thể vượt qua từng bước trong từng giai
đoạn phát triển của nền kinh tế thị trường. Như vậy, những khó khăn này hoàn
toàn không phủ định được khả năng sử dụng giá trị hợp lý trong kế toán doanh
nghiệp Việt Nam trong một tầm nhìn dài hạn.
44
CHƯƠNG 3
ĐỊNH HƯỚNG VỀ VIỆC SỬ DỤNG GIÁ TRỊ HỢP LÝ TRONG
KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
Giá trị hợp lý là vấn đề mới đối với Việt Nam nên việc triển khai đòi hỏi
nghiên cứu chi tiết, tỉ mỉ trong nhiều giai đoạn. Vì vậy đề tài chỉ dừng lại ở việc
định hướng về giá trị hợp lý, đưa ra các giải pháp mang tính hướng dẫn hơn là cụ
thể. Những định hướng bao gồm:
- Định hướng chung: xác lập những nguyên tắc cho việc áp dụng giá trị hợp lý
tại Việt Nam.
- Định hướng trong ngắn hạn: tập trung hoàn thiện các chuẩn mực hiện có.
- Định hướng dài hạn: phát triển giá trị hợp lý mang tính hệ thống.
3.1. ĐỊNH HƯỚNG CHUNG
Theo chúng tôi, để quá trình xác định các bước đi của giá trị hợp lý được thích
hợp và thống nhất thì cần phải xác lập những nguyên tắc cơ bản, bao gồm:
3.1.1. Việc sử dụng giá trị hợp lý phải phù hợp với thông lệ quốc tế
Việc sử dụng giá trị hợp lý cần phải phù hợp với chuẩn mực quốc tế và thông
lệ quốc tế. Trong quyết định số 38/2000/QĐ-BTC ngày 13/3/2000, Bộ Tài chính đã
khẳng định: hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam được xây dựng trên cơ sở các
chuẩn mực quốc tế về kế toán. Tuy nhiên, vì chuẩn mực quốc tế đang trong giai
đoạn thiết lập cơ sở lý thuyết về giá trị hợp lý nên cần tham khảo hệ thống kế toán
của quốc gia tiên tiến để giúp Việt Nam xác định bước đi thích hợp.
Sự phù hợp này nhằm đảm bảo hai vấn đề:
- Đảm bảo sự hội nhập: các tiêu chuẩn đánh giá của Việt Nam sẽ tương đồng
với các tiêu chuẩn đánh giá của quốc tế, như vậy việc hòa nhập với nền kinh
tế toàn cầu sẽ rút ngắn khoảng cách.
45
- Đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống kế toán: hệ thống chuẩn mực của Việt
Nam hiện nay đều dựa vào chuẩn mực quốc tế, vì vậy định giá phù hợp theo
chuẩn mực quốc tế và thông lệ quốc tế để đảm báo tính thống nhất giữa các
chuẩn mực.
3.1.2. Sử dụng giá trị hợp lý phải phù hợp với đặc điểm của Việt Nam
Sự tiếp cận với thông lệ quốc tế, cũng như mức độ phù hợp sẽ tùy thuộc vào
đặc điểm của Việt Nam như:
- Môi trường kinh doanh hiện có, đó là môi trường kinh doanh từng bước theo
xu hướng quốc tế hoá. Sự phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam, sự mở
rộng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài làm cho môi trường
kinh doanh chuyển dần theo thông lệ quốc tế.
- Thị trường hiện có, bao gồm thị trường hối đoái, thị trường bán buôn, thị
trường môi giới, thị trường trực tiếp… đang từng bước hình thành và được
thể chế hóa.
- Hệ thống pháp lý, bao gồm các văn bản về kế toán, kiểm toán và thẩm định
giá.
Do đó, khi tiếp cận xác định giá trị hợp lý, nên chọn hướng tiếp cận dần, phù
hợp với từng giai đoạn phát triển của Việt Nam, cũng như phù hợp với đặc điểm
kinh tế của từng giai đoạn.
3.1.3. Lộ trình thực hiện phải hợp lý
Để đạt được sự phù hợp giữa thông lệ quốc tế và đặc điểm của Việt Nam,
chúng tôi nghĩ rằng quá trình hoàn thiện và phát triển giá trị hợp lý phải trải qua các
giai đoạn nhất định, tùy theo sự phát triển của thị trường, của nền kinh tế. Vì vậy
chúng tôi đề nghị nên chia làm hai giai đoạn:
46
Giai đoạn 1: Tiếp tục nghiên cứu, thử nghiệm giá trị hợp lý
Trong giai đoạn này sẽ cần khoảng thời gian từ 1 đến 2 năm để chúng ta sẽ
tiếp tục hoàn thiện các yêu cầu về giá trị hợp lý trong các chuẩn mực đã ban hành:
làm rõ định nghĩa, phương pháp xác định, yêu cầu công bố…
Giai đoạn này phù hợp với lộ trình mà Bộ Tài chính đã xác định trong chương
trình cải cách kế toán Việt Nam: dự kiến đến năm 2005 sẽ hoàn chỉnh giai đoạn 1
của việc soạn thảo và công bố hệ thống chuẩn mực kế toán, kiểm toán quốc gia Việt
Nam, và tiến hành tổng kết đánh giá các hệ thống kế toán đã ban hành.
Giai đoạn này cũng sẽ là bước đệm để kế toán doanh nghiệp quen dần với định
giá theo giá trị hợp lý.
Giai đoạn 2: Phát triển giá trị hợp lý đồng hành với hệ thống kế toán Việt
Nam
Từ những định hướng rõ ràng ngay từ giai đoạn 1, trong giai đoạn 2 này chúng
ta tiếp tục phát triển vai trò của giá trị hợp lý cho kế toán Việt Nam, bằng cách:
- Hoàn thiện Luật kế toán và chuẩn mực chung để thống nhất về định giá.
- Tiếp tục ban hành các chuẩn mực mới, trong đó áp dụng giá trị hợp lý để
đánh giá đối tượng kế toán.
3.2. ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 1 - TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU, THỬ
NGHIỆM, HOÀN THIỆN VAI TRÒ CỦA ĐỊNH GIÁ THEO GIÁ TRỊ
HỢP LÝ TRONG CÁC CHUẨN MỰC CÓ SẴN.
3.2.1. Mục tiêu
Mục tiêu trong giai đoạn này là hoàn thiện các chuẩn mực đã ban hành, làm rõ
các yêu cầu về giá trị hợp lý trong các chuẩn mực hiện tại để đưa vào áp dụng thực
tế.
3.2.2. Giải pháp
Để đạt được mục tiêu đó, chúng tôi đề nghị 2 giải pháp sau:
47
- Ban hành các hướng dẫn giải thích về giá trị hợp lý.
- Hoàn thiện các chuẩn mực đã ban hành nhằm loại bỏ mâu thuẫn, tạo lập sự
nhất quán và hoàn thiện về định giá.
Chúng tôi căn cứ vào các chuẩn mực kế toán quốc tế, cũng như chuẩn mực kế
toán của Mỹ để đưa ra nội dung các giải pháp.
3.2.2.1 Ban hành các hướng dẫn giải thích
Giá trị hợp lý hiện tại chưa được áp dụng vì các doanh nghiệp chưa hiểu được
giá trị hợp lý, hoặc đã áp dụng giá trị hợp lý nhưng với các cách tính khác nhau,
không thống nhất. Vì vậy cần thiết phải ban hành các hướng dẫn giải thích để làm
rõ các vấn đề như: định nghĩa, phương pháp xác định giá trị hợp lý, và đưa ra cách
xác định giá trị hợp lý cho các trường hợp được yêu cầu.
a. Định nghĩa giá trị hợp lý
Như đã phân tích ở chương 2, các định nghĩa trong chuẩn mực kế toán Việt
Nam thì chưa làm rõ được giá trị hợp lý, vì vậy trong hướng dẫn giải thích chúng ta
cần đưa ra định nghĩa khác cụ thể hơn, rõ ràng hơn.
IAS 18 định nghĩa: “Giá trị hợp lý là giá trị mà một tài sản được trao đổi hay
một công nợ được thanh toán một cách tự nguyện giữa các bên có đầy đủ sự hiểu
biết trong một giao dịch bình thường”
So sánh định nghĩa của IASB và định nghĩa của FASB (đã trình bày ở chương
1 phần II.2) thì định nghĩa của FASB là đầy đủ hơn cả, nêu bật được là giá trong
giao dịch hiện tại, những người tham gia giao dịch thì tự nguyện, không có mối
quan hệ và có đầy đủ sự hiểu biết… Hơn nữa, định nghĩa của FASB thì tương thích
với định nghĩa về giá thị trường trong tiêu chuẩn thẩm định giá số 1 ban hành theo
quyết định số 24/2005/QĐ-BTC ngày 18/4/2005, các tiêu chuẩn thẩm định giá này
cũng là các cơ sở được sử dụng khi ước tính giá trị hợp lý.
Vì vậy, chúng tôi đề nghị Việt Nam nên sử dụng định nghĩa theo định nghĩa
của FASB, gồm có hai phần: phần định nghĩa và phần giải thích. Trong phần giải
thích đưa thêm giải thích cho “giao dịch hiện tại”: giá được sử dụng để ước tính giá
48
trị hợp lý phải là giá được lấy từ các giao dịch hiện tại, chứ không phải giao dịch
quá khứ hay giao dịch tương lai, nếu không có giá hiện tại thì giá phải được điều
chỉnh cho phù hợp.
b. Phương pháp xác định giá trị hợp lý
Để giá trị hợp lý được áp dụng trong thực tế thì phải đưa ra phương pháp xác
định giá trị hợp lý phù hợp với mục tiêu định giá, đặc điểm của đối tượng định giá,
và áp dụng cụ thể cho nhiều đối tượng khác nhau.
Chúng tôi đề nghị phương pháp xác định giá trị hợp lý nên vận dụng FASB
vào thực tế Việt Nam, cụ thể là:
(1) Mục tiêu định giá:
Giá trị hợp lý được sử dụng để đánh giá khi thoả mãn giả định hoạt động liên
tục. Trước khi định giá cần phải xem xét đến mục tiêu định giá, có 2 mục tiêu:
- Định giá đang sử dụng: áp dụng để xác định giá trị hợp lý của khoản mục
khi: tài sản được xác định là để sử dụng cho hoạt động của doanh nghiệp.
- Định giá trong trao đổi: tài sản không được xác định là để sử dụng mà để
bán, trao đổi.
Xác định giá trị hợp lý cần phải phù hợp với mục tiêu định giá. Mục tiêu này là
cơ sở để xác định rằng tài sản chắc chắn được bán hay chắc chắn được sử dụng để
tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp. Bảng 3.1 dưới đây đưa ra một số ví dụ làm rõ vai
trò của mục tiêu định giá trong việc xác định giá trị hợp lý.
(2) Cấp độ xác định giá trị hợp lý
Do đối tượng định giá rất khác nhau, nên nếu đưa ra cách đánh giá cụ thể cho
từng trường hợp thì có thể sẽ thoả mãn đối với doanh nghiệp này nhưng không thoả
mãn đối với doanh nghiệp khác. Vì vậy nên đưa ra cấp độ chung cho các đối tượng
kế toán, sau đó tùy thuộc vào từng trường hợp, từng hoàn cảnh mà lựa chọn cấp độ
thích hợp. Các cấp độ này tùy thuộc vào mức độ tham khảo thông tin từ thị trường.
49
Chúng tôi đề nghị việc xác định giá trị hợp lý sẽ vận dụng theo FASB, nhưng
chia thành bốn cấp độ, vì ước tính dựa vào những giả định nội bộ thì kém tin cậy
hơn ước tính dựa vào những dữ liệu và giả định từ thị trường nên tách ra thành cấp
độ thứ 4
- Cấp độ 1: Giá trị hợp lý sẽ là giá tham chiếu của tài sản (hoặc nợ phải trả) y
hệt.
- Cấp độ 2: Giá trị hợp lý sẽ là giá tham chiếu điều chỉnh cho những khác biệt.
- Cấp độ 3: Ước tính giá trị hợp lý dựa vào những dữ liệu và giả định từ thị
trường.
- Cấp độ 4: Ước tính giá trị hợp lý dựa vào những giả định và những ước tính
nội bộ của doanh nghiệp.
(3) Phương pháp xác định giá trị hợp lý
Chúng tôi đề nghị vận dụng theo 3 phương pháp xác định giá trị hợp lý của
FASB, đó là:
- Phương pháp tiếp cận thị trường:
- Phương pháp tiếp cận chi phí:
- Phương pháp tiếp cận thu nhập:
Nếu có giá tham chiếu của tài sản (hoặc nợ phải trả) y hệt hoặc tương tự với tài
sản (hoặc nợ phải trả) đang định giá thì chỉ áp dụng một phương pháp là phương
pháp tiếp cận thị trường. Trong trường hợp không có giá trích dẫn thì việc ước tính
giá trị hợp lý phải dựa vào cả ba phương pháp, sau đó lựa chọn giá đáng tin cậy nhất
phù hợp với mục tiêu định giá.
Vậy để xác định giá trị hợp lý, cần phải xác định mục tiêu định giá, xác định
cấp độ sau đó vận dụng các phương pháp xác định giá trị hợp lý cho phù hợp. Đối
với ước tính cấp độ 1 và 2 chỉ vận dụng một phương pháp tiếp cận thị trường; ước
tính cấp độ 3 và 4 vận dụng cả ba phương pháp sau đó lựa chọn giá phù hợp với
mục tiêu định giá. Bảng 3.1 dưới đây trình bày 2 ví dụ về xác định giá trị hợp lý.
50
Bảng 3.1 Các ví dụ xác định giá trị hợp lý
Ví dụ 1: Ước tính giá trị hợp lý cho một tài sản phần mềm có được trong hợp nhất
doanh nghiệp, có mục đích để bán:
(1) Mục đích định giá: định giá trong trao đổi
(2) Xác định cấp độ: đây là một ước tính cấp độ 3, bởi vì không có giá tham
chiếu của tài sản phần mềm y hệt hoặc tương tự, nhưng doanh nghiệp có thể sử
dụng những thông tin khác từ thị trường để ước tính.
Đối với ước tính cấp độ 3 người định giá phải sử dụng toàn bộ ba phương pháp
để ước tính giá trị hợp lý và sau đó lựa chọn giá phù hợp với mục tiêu định giá.
(3) Áp dụng các phương pháp định giá:
- Phương pháp tiếp cận thị trường: người định giá không thể sử dụng phương
pháp tiếp cận thị trường vì không có giá tham chiếu của phần mềm tương tự.
- Phương pháp tiếp cận thu nhập: ước tính dòng thu nhập mong chờ từ việc
bán tài sản phần mềm này là 150 triệu đồng. Người định giá sử dụng những
thông tin từ thị trường như: nhu cầu về phần mềm, khả năng cung ứng phần
mềm này của các doanh nghiệp khác, giá của các phần mềm khác, ưu điểm
của phần mềm đang được định giá…Người định giá khẳng định phần mềm
này chắc chắn bán được với giá 150 triệu.
- Phương pháp tiếp cận chi phí: ước tính chi phí để tạo ra tài sản phần mềm
này là 10 triệu đồng.
(4) Lựa c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Định hướng về việc xác định giá trị hợp lý trong kế toán doanh nghiệp Việt Nam.pdf