MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT . 7
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU TRONG ĐỀ TÀI . 8
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ TRONG ĐỀ TÀI . 9
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU . 10
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI . 10
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU . 11
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 12
1.3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 12
1.3.2. Phương pháp nghiên cứu . 12
1.4. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI . 12
1.5. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU . 13
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU. 15
2.1. DỊCH VỤ . 15
2.1.1. Định nghĩa dịch vụ . 15
2.1.2. Đặc trưng của dịch vụ . 15
2.1.3. Chất lượng dịch vụ . 16
2.2. DỊCH VỤ GIAO DỊCH VÉ MÁY BAY TRỰC TUYẾN . 21
2.2.1. Giới thiệu chung về VNA . 21
2.2.2. Khái niệm dịch vụ giao dịch vé máy bay trực tuyến . 22
2.2.3. Kết quả bán vé máy bay trực tuyến của VNA . 23
2.2.4. Chất lượng dịch vụ trực tuyến. 24
2.3. SỰ THỎA MÃN CỦA KHÁCH HÀNG . 25
2.4. CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VÀ SỰ THỎA MÃN CỦA KHÁCH HÀNG. 26
2.5. CÁC MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TRỰCTUYẾN . 29
2.6. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT VÀ CÁC GIẢ THUYẾT . 37
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 39
3.1. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU . 39
3.1.1. Nghiên cứu định tính . 39
3.1.2. Nghiên cứu định lượng . 39
3.1.2.1. Thiết kế mẫu . 40
3.1.2.2. Phương pháp phân tích dữ liệu . 40
3.1.3. Quy trình nghiên cứu . 41
3.2. XÂY DỰNG THANG ĐO . 43
3.2.1. Thang đo thành phần “thiết kế trang web” . 43
3.2.2. Thang đo thành phần “độ tin cậy” . 44
3.2.3. Thang đo thành phần “độ an toàn” . 45
3.2.4. Thang đo thành phần “dịch vụ khách hàng” . 46
3.2.5. Thang đo thành phần “thỏa mãn chất lượng dịch vụ giao dịch vé
máy bay qua mạng” . 46
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU . 48
4.1. MÔ TẢ THÔNG TIN . 48
4.2. THỐNG KÊ MÔ TẢ . 48
4.2.1. Mô tả mẫu . 48
4.2.2. Giá trị các biến quan sát trong mô hình . 50
4.3. KIỂM ĐỊNH ĐỘ TIN CẬY THANG ĐO . 53
4.4. PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ (EFA) . 55
4.5. HIỆU CHỈNH MÔ HÌNH. 58
4.6. KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH . 60
4.6.1. Phân tích tương quan . 61
4.6.2. Phân tích hồi qui tuyến tính đa biến . 63
4.7. PHÂN TÍCH SỰ KHÁC BIỆT THEO YẾU TỐ NHÂN KHẨU HỌC . 68
4.8. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ GIAO DỊCH VÉ MÁY BAY
QUA MẠNG CỦA VNA . 70
4.9. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VỚI VNA NHẰM NÂNG CAO SỰ THỎA MÃN
CỦA KHÁCH HÀNG SỬ DỤNG DỊCH VỤ GIAO DỊCH VÉ MÁY
BAY QUA MẠNG CỦA VNA . 71
4.9.1. Độ tin cậy . 72
4.9.2. Độ an toàn . 75
4.9.3. Thiết kế trang web . 78
4.9.4. Dịch vụ khách hàng . 81
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN . 85
5.1 KẾT QUẢ VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN . 85
5.1.1 Hạn chế . 86
5.1.2 Gợi ý hướng nghiên cứu tiếp theo . 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 89
PHỤ LỤC . 92
121 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1931 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đo lường chất lượng dịch vụ trực tuyến tác động đến sự thỏa mãn của khách hàng mua vé máy bay qua trang web của Vietnam Airlines, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ao dịch mua vé máy
bay qua mạng tại trang web VNA.
DAT18
VNA có chính sách bảo mật, bảo vệ thông tin giao dịch và thông tin
cá nhân rõ ràng.
DAT19 VNA là hãng hàng không có uy tín trên thị trường.
DAT20 VNA là một thương hiệu hàng không nổi tiếng.
46
3.2.4. Thang đo thành phần “dịch vụ khách hàng”
Thang đo này đo lường mức độ hỗ trợ khách hàng của VNA, 05 biến quan sát
được sử dụng để đo lường khái niệm “dịch vụ khách hàng”, được mã hóa biến từ
DVKH21 đến DVKH25, cụ thể như sau:
Bảng 3-4: Thang đo thành phần “dịch vụ khách hàng”
Mã biến Tên biến
DVKH21
Rất dễ dàng liên hệ VNA qua thông tin liên hệ được cung cấp trên
trang web.
DVKH22
Nhân viên VNA rất nhiệt tình, lịch thiệp khi tôi liên hệ về các thắc mắc
liên quan đến giao dịch trực tuyến.
DVKH23
Nhân viên VNA tư vấn kỹ càng, hướng dẫn và hỗ trợ tôi trong những lúc
tôi gặp sự cố khi giao dịch vé máy bay trực tuyến.
DVKH24
Những yêu cầu, thắc mắc, khiếu nại của tôi liên quan đến giao dịch vé
máy bay trực tuyến luôn được VNA phản hồi một cách nhanh chóng.
DVKH25
Tôi có thể thực hiện các giao dịch mua vé máy bay trực tuyến qua trang
web VNA vào bất cứ thời gian nào trong ngày.
3.2.5. Thang đo thành phần “thỏa mãn chất lượng dịch vụ giao dịch vé máy
bay qua mạng”
Thang đo này nhằm thực hiện đo lường mức độ thỏa mãn của khách hàng sau
khi sử dụng dịch vụ giao dịch vé máy bay qua mạng của VNA. Ở thang đo này, 03 biến
quan sát được dùng để đo lường khái niệm sự thỏa mãn, được mã biến từ TMCLDV26
đến TMCLDV28, cụ thể như sau:
47
Bảng 3-5: Thang đo thành phần “thỏa mãn chất lượng dịch vụ giao dịch vé máy
bay qua mạng”
Mã biến Tên biến
TMCLDV26
Tôi rất hài lòng với dịch vụ giao dịch vé máy bay qua mạng
của VNA.
TMCLDV27
Tôi sẽ tiếp tục sử dụng dịch vụ giao dịch vé máy bay qua
mạng của VNA.
TMCLDV28
Tôi sẽ giới thiệu dịch vụ này cho những người có nhu cầu mà
tôi biết.
Tóm tắt chương 3
Chương này trình bày phương pháp nghiên cứu được thực hiện nhằm xây dựng,
đánh giá các thang đo cho các khái niệm nghiên cứu và kiểm định mô hình nghiên cứu
cùng các giả thuyết. Phương pháp nghiên cứu được thực hiện qua 02 giai đoạn chính:
nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định tính được thực hiện
bằng cách thảo luận tay đôi và thảo luận nhóm với những đối tượng thường xuyên sử
dụng dịch vụ giao dịch vé máy bay qua mạng của VNA. Tiếp theo nghiên cứu định
lượng sơ bộ được thực hiện để điều chỉnh và hoàn thiện bảng câu hỏi khảo sát. Nghiên
cứu định lượng chính thức được tiến hành ngay sau khi bảng câu hỏi khảo sát được
chỉnh sửa hoàn tất. Chất lượng dịch vụ trực tuyến được đo lường thông qua 05 thành
phần thang đo với tổng cộng 28 biến quan sát. Dữ liệu sau khi được thu thập sẽ được
tiến hành mã hóa, nhập liệu vào chương trình phân tích số liệu thống kê SPSS 11.5 for
Windows để phân tích thông tin, xử lý số liệu phục vụ cho nghiên cứu.
48
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trong chương 3, nghiên cứu đã trình bày các phương pháp nghiên cứu được
thực hiện để xây dựng, đánh giá thang đo và kiểm định mô hình nghiên cứu cùng các
giả thiết. Trong chương này, nghiên cứu trình bày kết quả đạt được sau khi phân tích
dữ liệu. Nội dung trình bày bao gồm: mô tả thông tin nghiên cứu, trình bày kết quả
thống kê mô tả, kiểm định độ tin cậy thang đo, phân tích nhân tố EFA, hiệu chỉnh mô
hình nghiên cứu, kiểm định mô hình nghiên cứu, phân tích phương sai một nhân tố để
phát hiện sự khác biệt giữa các thành phần theo yếu tố nhân khẩu học và kiến nghị một
số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ giao dịch vé máy bay qua mạng của
VNA.
4.1. MÔ TẢ THÔNG TIN
Cuộc khảo sát trên bảng câu hỏi chính thức được thực hiện trong giai đoạn
tháng 05 đến tháng 07 năm 2010. Kết quả khảo sát thu về như sau:
- Tổng số mẫu gửi đi: 150 mẫu + khảo sát qua mạng (Google Spreadsheets)
- Số mẫu thu về: 215 mẫu (129 mẫu (giấy in) + 86 mẫu khảo sát qua mạng)
- Sau khi làm sạch dữ liệu lọc bỏ những mẫu không hợp lệ, số mẫu cuối cùng
được sử dụng để phân tích dữ liệu là 204 mẫu. Số lượng mẫu này đạt yêu cầu về
kích thước mẫu tối thiểu được đề cập ở Chương 3.
4.2. THỐNG KÊ MÔ TẢ
4.2.1. Mô tả mẫu
Bảng 4-1: Mô tả các thành phần của mẫu
Nhóm Số lượng Phần trăm Phần trăm có
giá trị
Phần trăm
cộng dồn
ĐỘ TUỔI
Dưới 18 tuổi 3 1.5 1.5 1.5
18 – 30 tuổi 102 50.0 50.0 51.5
49
30 – 45 tuổi 96 47.1 47.1 98.5
Trên 45 tuổi 3 1.5 1.5 100.0
Tổng cộng 204 100.0 100.0
GIỚI TÍNH
Nam 96 47.1 47.1 47.1
Nữ 108 52.9 52.9 100.0
Tổng cộng 204 100.0 100.0
HỌC VẤN
Trung cấp, cao
đẳng
12 5.9 5.9 5.9
Đại học 132 64.7 64.7 70.6
Sau đại học 60 29.4 29.4 100.0
Tổng cộng 204 100.0 100.0
NGHỀ
Học sinh, sinh
viên
3 1.5 1.5 1.5
Nhân viên 117 57.4 57.4 58.8
Quản lý 63 30.9 30.9 89.7
Nghề nghiệp
khác
21 10.3 10.3 100.0
Tổng cộng 204 100.0 100.0
THU NHẬP
Dưới 3triệu 3 1.5 1.5 1.5
3 – 6 triệu 42 20.6 20.6 22.1
6 – 9 triệu 72 35.3 35.3 57.4
Trên 9 triệu 87 42.6 42.6 100.0
Tổng cộng 204 100.0 100.0
Quan sát số liệu tổng hợp tại Bảng 4-1 trên, có thể thấy:
50
Về độ tuổi, phần lớn khách hàng sử dụng dịch vụ giao dịch vé máy bay qua
mạng của VNA là ở độ tuổi18 - 30 tuổi ( chiếm 50%), kế đến là 30 - 45 tuổi (chiếm
47%). Đây là những người trong độ tuổi lao động, trẻ trung, thường xuyên tiếp cận và
sử dụng công nghệ tin học, đặc biệt là công cụ internet. Mặt khác, những người trong
độ tuổi này thường có nhu cầu đi lại bằng đường hàng không cao, với mục đích chính
là công tác, du lịch, du học,...
Về giới tính, tỉ lệ nam nữ khảo sát được xấp xỉ bằng nhau, chênh lệch không
đáng kể: nam chiếm 47%, nữ chiếm 53%.
Về trình độ học vấn, tỉ lệ tốt nghiệp đại học chiếm cao nhất (65%) trong tổng số
khách hàng được khảo sát, kế đến là thành phần tốt nghiệp sau đại học (30%). Điều
này chứng tỏ khách hàng tham gia giao dịch trực tuyến là những người có tri thức,
trình độ học vấn khá cao.
Về nghề nghiệp, 57% khách hàng sử dụng dịch vụ giao dịch vé máy bay qua
mạng của VNA là nhân viên, đối tượng quản lý chiếm 31%. Đây là những đối tượng
thường xuyên làm việc trên máy tính và có nhu cầu đi công tác, học hành, du lịch nghỉ
dưỡng... cao.
Về thu nhập, khách có thu nhập trên 09 triệu chiếm tỉ trọng cao nhất trong số
khách hàng được khảo sát (43%), 35% khách hàng có thu nhập từ 6-9 triệu.
Nhìn chung, khách hàng sử dụng dịch vụ giao dịch vé máy bay trực tuyến của
VNA là những đối tượng trẻ đang trong độ tuổi lao động (18 đến dưới 45 tuổi), đa số là
nhân viên hoặc làm quản lý, tốt nghiệp đại học trở lên và có thu nhập khá cao (từ 6
triệu trở lên).
4.2.2. Giá trị các biến quan sát trong mô hình
51
Bảng 4-2: Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu
Biến
Giá trị
nhỏ nhất
Giá trị
lớn nhất
Giá trị
trung bình Độ lệch chuẩn
Thang đo thiết kế trang web
TKW1 1 4 3.12 0.740
TKW2 1 5 3.29 0.988
TKW3 1 5 3.25 0.948
TKW4 1 5 2.84 1.068
TKW5 1 5 2.96 1.038
TKW6 1 5 3.44 0.916
TKW7 1 5 3.29 0.826
Thang đo độ tin cậy
DTC8 1 5 3.50 0.980
DTC9 1 5 3.07 1.022
DTC10 1 5 3.24 0.943
DTC11 1 5 3.54 0.917
DTC12 1 5 3.65 0.820
DTC13 1 5 3.24 0.974
DTC14 1 5 3.57 0.899
Thang đo độ an toàn
DAT15 1 5 3.60 0.912
DAT16 1 5 3.62 0.926
DAT17 1 5 3.56 0.932
DAT18 1 5 3.49 0.980
DAT19 1 5 3.87 1.044
DAT20 1 5 3.53 1.038
Thang đo dịch vụ khách hàng
DVKH21 1 5 3.16 0.967
DVKH22 1 5 3.34 0.903
DVKH23 1 5 3.25 0.963
DVKH24 1 5 2.99 0.995
DVKH25 1 5 3.42 0.977
Thang đo thỏa mãn chất lượng dịch vụ
TMCLDV26 1 5 3.54 0.933
TMCLDV27 1 5 3.67 1.020
TMCLDV28 1 5 3.68 1.066
52
Đánh giá của khách hàng về chất lượng dịch vụ trực tuyến của VNA dao động
từ mức 1 đến 5 (nhỏ nhất đến lớn nhất), trung bình từ 2.84 đến 3.87.
Trong các biến quan sát độc lập trên, 03 biến có kết quả giá trị trung bình
thấp nhất là: TKW4 (giá trị trung bình 2.84, độ lệch chuẩn 1.068), TKW5 (giá trị trung
bình 2.96, độ lệch chuẩn 1.038) và DVKH24 (giá trị trung bình 2.99, độ lệch chuẩn
0.995).
- TKW4: Tốc độ truy cập vào trang web của VNA rất nhanh.
- TKW5: Một giao dịch mua vé máy bay qua mạng tại trang web của VNA được
hoàn tất rất nhanh chóng.
- DVKH24: Những yêu cầu, thắc mắc, khiếu nại của tôi luôn được VNA phản hồi
một cách nhanh chóng.
Như vậy, khách hàng không đánh giá cao về tốc độ truy cập vào trang web cũng
như thời gian và tốc độ hoàn thành một giao dịch trực tuyến của VNA. VNA cũng
không đáp ứng được yêu cầu về thời gian trả lời những vướng mắc, khiếu nại của
khách hàng. VNA cần tìm hiểu nguyên nhân cũng như cải thiện hệ thống bán trực
tuyến và hệ thống thông tin phản hồi của mình để phục vụ khách hàng ngày một tốt
hơn.
03 biến quan sát độc lập có giá trị trung bình cao nhất là: DAT16 (giá trị trung
bình 3.62, độ lệch chuẩn 0.926) DTC12 (giá trị trung bình 3.65, độ lệch chuẩn 0.820)
DAT19 (giá trị trung bình 3.87, độ lệch chuẩn 1.044)
- DAT16: Độ bảo mật dữ liệu tài chính của tôi tại trang web VNA cao.
- DTC12: VNA luôn giữ đúng cam kết về các chương trình khuyến mại trực
tuyến.
- DAT19: VNA là một hãng hàng không có uy tín trên thị trường.
Qua đó có thể thấy, khách hàng đánh giá cao về độ bảo mật tài chính, cam kết
của VNA về các chương trình khuyến mại trực tuyến và uy tín của VNA trên thị
53
trường. Đây là các điểm mạnh mà VNA cần tiếp tục phát huy để tạo niềm tin nơi khách
hàng.
Đối với biến quan sát phụ thuộc được khảo sát, kết quả đánh giá của khách
hàng cũng khá cao: khách hàng đồng tình là sẽ tiếp tục sử dụng dịch vụ trực tuyến của
VNA (giá trị trung bình 3.67, độ lệch chuẩn 1.020) và giới thiệu cho người khác có nhu
cầu (giá trị trung bình 3.68, độ lệch chuẩn 1.066). Tuy nhiên, mức độ hài lòng về chất
lượng dịch vụ trực tuyến của VNA không cao bằng 2 biến kia (giá trị trung bình 3.54,
độ lệch chuẩn 0.933). VNA cần nghiên cứu để tăng cường mức độ hài lòng của khách
hàng đối với sản phẩm dịch vụ trực tuyến của mình.
4.3. KIỂM ĐỊNH ĐỘ TIN CẬY THANG ĐO
Phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha được thực hiện cho từng nhóm biến
thuộc các nhân tố khác nhau. Độ tin cậy Cronbach’s Alpha phải nằm trong khoảng từ
0.6 đến 1.0 để đảm bảo các biến trong cùng một nhóm nhân tố có tương quan về ý
nghĩa (Trọng & Ngọc, 2008).
Trong mỗi thang đo, hệ số tương quan biến-tổng thể hiện sự tương quan giữa
một biến quan sát với tất cả các biến khác trong thang đo. Hệ số này càng cao thì sự
tương quan của biến với các biến khác càng cao. Các biến có hệ số tương quan biến-
tổng nhỏ hơn 0.3 bị coi là biến rác và bị loại khỏi thang đo (Nunnally và Bernstein,
1994).
Kết quả thực hiện kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha thực hiện trên chương
trình SPSS như sau:
54
Bảng 4-3: Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha
Biến
quan sát
Trung bình
thang đo nếu
loại biến
Phương sai
thang đo nếu
loại biến
Tương
quan biến -
tổng
Cronbach's
Alpha nếu loại
biến
Thang đo: Thiết kế trang web. Cronbach's alpha 0.8755
TKW1 19.07 20.197 0.593 0.867
TKW2 18.90 19.098 0.534 0.874
TKW3 18.94 18.499 0.649 0.859
TKW4 19.35 17.579 0.666 0.857
TKW5 19.24 17.294 0.732 0.847
TKW6 18.75 18.395 0.694 0.853
TKW7 18.90 18.536 0.769 0.845
Thang đo: Độ tin cậy. Cronbach's alpha 0.8902
DTC8 20.31 18.421 0.789 0.861
DTC9 20.74 18.816 0.695 0.873
DTC10 20.57 18.896 0.760 0.865
DTC11 20.26 18.757 0.809 0.859
DTC12 20.16 20.471 0.657 0.878
DTC13 20.57 21.231 0.427 0.905
DTC14 20.24 19.659 0.697 0.873
Thang đo: Độ an toàn. Cronbach's alpha 0.9279
DAT15 18.06 17.937 0.817 0.912
DAT16 18.04 17.304 0.898 0.901
DAT17 18.10 17.856 0.807 0.913
DAT18 18.18 17.585 0.795 0.914
DAT19 17.79 17.662 0.721 0.925
DAT20 18.13 17.672 0.725 0.924
Thang đo: Dịch vụ khách hàng. Cronbach's alpha 0.8919
DVKH21 13.00 10.872 0.679 0.881
DVKH22 12.82 10.494 0.824 0.850
DVKH23 12.91 10.016 0.851 0.842
DVKH24 13.17 10.241 0.770 0.861
DVKH25 12.74 11.398 0.573 0.904
Thang đo: Thỏa mãn chất lượng dịch vụ trực tuyến. Cronbach's alpha
0.9339
TMCLDV26 7.34 4.207 0.783 0.965
TMCLDV27 7.22 3.520 0.918 0.860
TMCLDV28 7.21 3.396 0.902 0.874
55
Tất cả các thang đo trên đều có hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0.6. Đồng thời,
các hệ số tương quan biến – tổng của tất cả các biến đo lường của 05 thang đo đều lớn
hơn 0.3 nên tất cả các biến này đều được sử dụng để phân tích nhân tố ở bước tiếp theo
dưới đây.
4.4. PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ (EFA)
Trong nghiên cứu, chúng ta có thể thu thập được một lượng biến khá lớn và hầu
hết các biến này có liên hệ với nhau. Phân tích nhân tố khám phá là một nhóm các thủ
tục được sử dụng để thu nhỏ và tóm tắt dữ liệu. Sau khi phân tích nhân tố, số lượng
biến sẽ được giảm xuống và được trình bày dưới dạng một số ít nhân tố cơ bản chúng
ta có thể sử dụng được nhưng vẫn có thể đại diện cho phần lớn ý nghĩa các biến thu
thập.
Một số tiêu chuẩn mà các nhà nghiên cứu cần quan tâm trong phân tích nhân tố
khám phá như sau (Trọng & Ngọc 2008):
- Kiểm định Bartlett (Bartlett’s test of sphericity): đại lượng Barlett là một đại
lượng thống kê dùng để xem xét giả thuyết các biến không có tương quan trong
tổng thể. Nếu kiểm định này có ý nghĩa thống kê (sig≤0.05) thì các biến quan
sát có tương quan với nhau trong tổng thể.
- Hệ số KMO (Kaiser-Mayer-Olkin): đây là một chỉ tiêu dùng để xem xét sự
thích hợp của EFA, phân tích nhân tố khám phá thích hợp khi 0.5≤KMO≤1.
- Hệ số tải nhân tố (Factor loading): là hệ số tương quan đơn giữa các biến và
nhân tố. Hệ số này càng lớn cho biết các biến và nhân tố càng có quan hệ chặt
chẽ với nhau. Theo Hair & ctg (1998), hệ số tải nhân tố là chỉ tiêu để đảm bảo
mức ý nghĩa thiết thực của EFA. Hệ số tải nhân tố >0.3 được xem là đạt mức tối
thiểu, >0.4 được xem là quan trọng và ≥0.5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn.
Nếu chọn hệ số tải nhân tố >0.3 thì cỡ mẫu nghiên cứu phải ít nhất 350, nếu cỡ
mẫu khoảng 100 thì nên chọn tiêu chuẩn hệ số tải nhân tố >0.55, cỡ mẫu khoảng
56
50 thì hệ số tải nhân tố phải >0.75. Trong nghiên cứu này, với cỡ mẫu 204, tiêu
chuẩn hệ số tải nhân tố được chọn là >0.5.
- Phương sai trích (Variance Explained Criteria): tổng phương sai trích phải lớn
hơn 50%.
- Chỉ số Eigenvalue: đại diện cho lượng biến thiên được giải thích bởi nhân tố.
Chỉ những nhân tố có Eigenvalue>1 mới được giữ lại trong mô hình phân tích
(Gerbing & Anderson, 1998).
Nghiên cứu này sử dụng phương pháp phân tích nhân tố Principle Components
và phép quay góc Varimax để tìm ra các nhân tố đại diện cho các biến. Varimax cho
phép xoay nguyên góc các nhân tố để tối thiểu hóa số lượng biến có hệ số lớn tại cùng
một nhân tố, vì vậy sẽ tăng cường khả năng giải thích các nhân tố.
Kết quả phân tích nhân tố khám phá của nghiên cứu như sau:
Bảng 4-4: Kết quả KMO và Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy.
.878
Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 4794.905
df 300
Sig. .000
57
Bảng 4-5: Kết quả phân tích nhân tố các biến độc lập
Biến quan sát
Nhân tố
1 2 3 4
DAT16 0.864
DAT15 0.802
DAT17 0.781
DAT19 0.707
DAT20 0.706
DAT18 0.698
DTC12 0.781
DTC11 0.755
DTC9 0.717
DTC10 0.667
DTC8 0.651
DTC14 0.607
DVKH25 0.503
TKW4 0.781
TKW5 0.732
DTC13 0.703
TKW7 0.613
TKW6 0.595
TKW3 0.572
TKW2 0.523
TKW1 0.510
DVKH23 0.879
DVKH22 0.850
DVKH24 0.841
DVKH21 0.612
Eigenvalue 12.067 2.331 1.739 1.517
% of Variance 48.269 9.325 6.957 6.069
Cumulative % 48.269 57.594 64.551 70.620
Cronbach's Alpha 0.928 0.912 0.884 0.904
Từ kết quả thu được tại Bảng 4-4 và Bảng 4-5 trên, có thể thấy:
- Hệ số KMO = 0.878 với mức ý nghĩa 0.00 trong kiểm định Bartlett’s test. Như
vậy giả thuyết về ma trận tương quan tổng thể là ma trận đồng nhất bị bác bỏ,
tức là các biến có tương quan với nhau và thỏa mãn điều kiện trong phân tích
nhân tố.
58
- Có 04 nhân tố được trích và tất cả các biến đều có hệ số tải nhân tố (factor
loading) >0.5. Điều này chứng tỏ các biến và nhân tố có quan hệ chặt chẽ với
nhau, đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA.
- Tổng phương sai trích = 70.6% >50%.
- Chỉ số Eigenvalue của 04 nhân tố đều >1 nên 04 nhân tố đều được giữ lại trong
mô hình phân tích.
- Độ tin cậy Cronbach’s Alpha của các biến quan sát trong 04 nhân tố vừa trích
đều thỏa mãn điều kiện về độ tin cậy (>0.6).
Như vậy, thang đo chất lượng dịch vụ trực tuyến của VNA từ 04 thành phần nguyên
gốc sau khi phân tích nhân tố khám phá EFA thì vẫn giữ nguyên 04 nhân tố với 25 biến
quan sát. Các nhân tố trích ra đều đạt độ tin cậy và giá trị.
4.5. HIỆU CHỈNH MÔ HÌNH
Theo kết quả có được sau khi phân tích nhân tố, có 04 nhân tố được rút ra tương
đương với 04 thành phần gốc ban đầu với 25 biến quan sát. Tuy nhiên, chỉ có thành
phần “độ an toàn” được giữ nguyên 01 nhân tố với 06 biến quan sát. Thành phần “độ
tin cậy” được bổ sung thêm biến DVKH25. Thành phần “thiết kế trang web” được bổ
sung thêm biến DTC13. Thành phần “dịch vụ khách hàng” được giữ nguyên 1 nhân tố
nhưng bớt đi biến DVKH25, còn lại 04 biến quan sát.
Xét thấy biến DVKH25 (Tôi có thể thực hiện các giao dịch mua vé máy bay
trực tuyến qua trang web vào bất cứ thời gian nào trong ngày) cũng có thể xếp vào
thành phần “độ tin cậy”, tức là việc khách hàng có thể truy cập vào trang web của
VNA và thực hiện hoàn tất giao dịch mua vé máy bay qua mạng của mình bất cứ thời
điểm nào sẽ làm mức độ tin cậy của họ đối với dịch vụ trực tuyến của VNA càng cao.
Do đó, nhân tố thứ hai vẫn được đặt tên là “độ tin cậy”.
Biến DTC13 (Các thông tin được cung cấp trên trang web VNA luôn chính xác)
được bổ sung vào thành phần “thiết kế trang web” (nhân tố thứ 3). Nhận thấy thành
phần “thiết kế trang web” cũng có một vài biến quan sát nói về thông tin do VNA cung
59
cấp như: TKW2 (Trang web của VNA cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan đến các
sản phẩm dịch vụ vé máy bay của VNA), TKW3 (Trang web của VNA luôn được cập
nhật thông tin kịp thời, thường xuyên). Do đó, việc xếp DTC13 vào thành phần “thiết
kế trang web” cũng hợp lý và nhân tố thứ 03 này được đặt lại tên là “thiết kế trang web
và cung cấp thông tin” để làm rõ hơn nội dung của thành phần này.
Tóm lại, sau khi phân tích nhân tố khám phá EFA, các biến đo lường chất lượng
dịch vụ trực tuyến của VNA được phân biệt thành 04 thành phần, gồm 25 biến quan sát
cụ thể như sau:
Thiết kế trang web và cung cấp thông tin: TKW1, TKW2, TKW3, TKW4,
TKW5, TKW6, TKW7, DTC13.
Độ tin cậy: DTC8, DTC9, DTC10, DTC11, DTC12, DTC14, DVKH25.
Độ an toàn: DAT15, DAT16, DAT17, DAT18, DAT19, DAT20.
Dịch vụ khách hàng : DVKH21, DVKH22, DVKH23, DVKH24.
H1
H2
H3
H4
Hình 4-1 : Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh
Dịch vụ khách hàng (Customer
service)
Thiết kế trang web và cung
cấp thông tin (Web design &
information)
Độ tin cậy (Reliability/
compliance with commitments)
Độ an toàn (security/ Privacy)
Thỏa mãn chất lượng dịch vụ
giao dịch vé máy bay qua mạng
60
Các giả thuyết của mô hình điều chỉnh:
- H1: cảm nhận của khách hàng về thiết kế trang web và thông tin được cung
cấp tăng hay giảm thì mức độ thỏa mãn của họ đối với dịch vụ giao dịch vé
máy bay qua mạng tăng hay giảm theo.
- H2: cảm nhận của khách hàng về mức độ tin cậy của dịch vụ giao dịch vé máy
bay qua mạng tăng hay giảm thì mức độ thỏa mãn của họ đối với dịch vụ này
tăng hay giảm theo.
- H3: cảm nhận của khách hàng về độ an toàn của dịch vụ giao dịch vé máy bay
qua mạng tăng hay giảm thì mức độ thỏa mãn của họ đối với dịch vụ này tăng
hay giảm theo.
- H4: cảm nhận của khách hàng về dịch vụ khách hàng của dịch vụ giao dịch vé
máy bay qua mạng tăng hay giảm thì mức độ thỏa mãn của họ đối với dịch vụ
này tăng hay giảm theo.
4.6. KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH
Các nhân tố hình thành từ quá trình phân tích nhân tố gồm “thiết kế trang web
và cung cấp thông tin”, “độ tin cậy”, “độ an toàn” và “dịch vụ khách hàng” được khẳng
định là phù hợp và được đưa vào phân tích để kiểm định mô hình. Phân tích tương
quan sẽ được thực hiện để xem xét sự phù hợp khi đưa các thành phần vào phương
trình hồi qui, kết quả phân tích hồi qui dùng để kiểm định các giả thuyết.
Mã hóa các biến độc lập và biến phụ thuộc như sau:
Các biến độc lập:
- Biến “thiết kế trang web và cung cấp thông tin” (F1): là trung bình của 08 biến
quan sát TKW1, TKW2, TKW3, TKW4, TKW5, TKW6, TKW7, DTC13:
F1 = (TKW1+TKW2+TKW3+TKW4+TKW5+TKW6+TKW7+DTC13)/8
- Biến “độ tin cậy” (F2): là trung bình của 07 biến quan sát DTC8, DTC9,
DTC10, DTC11, DTC12, DTC14, DVKH25:
61
F2 = (DTC8+DTC9+DTC10+DTC11+DTC12+DTC14+DVKH25)/7
- Biến “độ an toàn” (F3): là trung bình của 06 biến quan sát DAT15, DAT16,
DAT17, DAT18, DAT19, DAT20:
F3 = (DAT15+DAT16+DAT17+DAT18+DAT19+DAT20)/6
- Biến “dịch vụ khách hàng” (F4): là trung bình của 04 biến quan sát DVKH21,
DVKH22, DVKH23, DVKH24:
F4 = (DVKH21+DVKH22+DVKH23+DVKH24)/4
Biến phụ thuộc: biến “thỏa mãn chất lượng dịch vụ giao dịch vé máy bay qua mạng”
(TMCLDV) là trung bình của 03 biến quan sát TMCLDV26, TMCLDV27,
TMCLDV28 :
TMCLDV = (TMCLDV26+TMCLDV27+TMCLDV28)/3
Dựa vào mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh, mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến
độc lập được thiết lập như sau : TMCLDV = f(F1, F2, F3, F4)
4.6.1. Phân tích tương quan
Trước khi tiến hành phân tích hồi quy tuyến tính đa biến, mối tương quan tuyến
tính giữa các biến cần phải được xem xét.
62
Bảng 4-6: Ma trận tương quan giữa các biến
Thiết kế
trang web
và cung
cấp thông
tin
Độ tin
cậy
Độ an
toàn
Dịch vụ
khách
hàng
Thỏa
mãn
CLDV
Thiết kế trang
web và cung
cấp thông tin
Hệ số tương
quan Pearson 1 .730(**) .611(**) .589(**) .675(**)
Sig. . .000 .000 .000 .000
N 204 204 204 204 204
Độ tin cậy
Hệ số tương
quan Pearson .730(**) 1 .731(**) .639(**) .765(**)
Sig. .000 . .000 .000 .000
N 204 204 204 204 204
Độ an toàn
Hệ số tương
quan Pearson .611(**) .731(**) 1 .676(**) .697(**)
Sig. .000 .000 . .000 .000
N 204 204 204 204 204
Dịch vụ khách
hàng
Hệ số tương
quan Pearson .589(**) .639(**) .676(**) 1 .637(**)
Sig. .000 .000 .000 . .000
N 204 204 204 204 204
Thỏa mãn
CLDV
Hệ số tương
quan Pearson .675(**) .765(**) .697(**) .637(**) 1
Sig. .000 .000 .000 .000 .
N 204 204 204 204 204
Ma trận này cho thấy mối tương quan giữa biến “thỏa mãn chất lượng dịch vụ
giao dịch vé máy bay qua mạng” (biến phụ thuộc) với từng biến độc lập, cũng như
tương quan giữa các biến độc lập với nhau. Hệ số tương quan giữa biến “thỏa mãn chất
lượng dịch vụ giao dịch vé máy bay qua mạng” với các biến độc lập khác đều lớn hơn
0.6 (thỏa mãn -1 ≤ r ≤ +1). Nhìn sơ bộ, có thể kết luận các biến độc lập (thiết kế trang
web và cung cấp thông tin, độ tin cậy, độ an toàn, dịch vụ khách hàng) có thể đưa vào
mô hình để giải thích cho biến phụ thuộc. Ngoài ra, hệ số tương quan giữa các biến độc
63
lập với nhau đều khá cao, lớn hơn 0.5 nên cần xem xét thật kỹ vai trò của các biến độc
lập trên trong mô hình hồi quy tuyến tính đa biến.
4.6.2. Phân tích hồi qui tuyến tính đa biến
Thực hiện phân tích hồi qui nhằm nghiên cứu mối liên hệ phụ thuộc của một
biến (gọi là biến phụ thuộc) vào nhiều biến khác (gọi là các biến độc lập), với ý tưởng
ước lượng và/hoặc dự đoán giá trị trung bình (tổng thể) của biến phụ thuộc trên cơ sở
giá trị biết trước (trong mẫu) của các biến độc lập. (Trọng & Ngọc 2008)
Phương pháp thực hiện hồi quy là phương pháp đưa vào lần lượt (Enter). Để
đánh giá mức độ phù hợp của mô hình nghiên cứu, các nhà nghiên cứu sử dụng hệ số
xác định R2 (R-square). Hệ số R2 được chứng minh là hàm không giảm theo số biến
độc lập được đưa vào mô hình, tuy nhiên không phải phương trình càng có nhiều biến
sẽ càng phù hợp hơn với dữ liệu, R2 có khuynh hướng là một yếu tố lạc quan của thước
đo sự phù hợp của mô hình đối với dữ liệu trong trường hợp có 01 biến giải thích giải
thích trong mô hình. Như vậy, trong hồi quy tuyến tính bội thường dùng hệ số R-
square điều chỉnh (Adjusted R-square) để đánh giá độ phù hợp của mô hình vì nó
không thổi phồng mức độ phù hợp của mô hình.
Hệ số Beta chuẩn hóa được dùng để đánh giá mức độ quan trọng của từng nhân
tố, hệ số Beta chuẩn hóa của biến nào càng cao thì mức độ tác động của biến đó vào sự
thỏa mãn chất lượng dịch vụ của khách hàng càng lớn (Trọng & Ngọc 2008).
Kiểm định ANOVA được sử dụng để kiểm tra tính phù hợp của mô hình với tập
dữ liệu gốc. Nếu mức ý nghĩa của kiểm định <0.05 thì có thể kết luận mô hình hồi quy
phù hợp với tập dữ liệu.
Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính đa biến (phụ lục...) cho thấy:
- F1, F2, F3, F4 đều có mức ý nghĩa ở mức sig.<0.05. Như vậy tất cả 04 biến độc
lập trong mô hình đó là: F1 (thiết kế trang web và cung cấp thông tin), F2 (độ
tin cậy), F3 (độ an toàn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- do_luong_chat_luong_dich_vu_truc_tuyen_tac_dong_den_su_thoa_man_cua_khach_hang_mua_ve_may_bay_qu.pdf