Luận văn Đô thị hóa thành phố Trà Vinh: thực trạng và định hướng

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN . 1

LỜI CẢM ƠN . 2

MỤC LỤC . 3

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT. 6

MỞ ĐẦU. 7

1. Lí do chọn đề tài.7

2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu .7

3. Phạm vi nghiên cứu .8

4. Lịch sử nghiên cứu đề tài .8

5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu .9

6. Những đóng góp chính của luận văn .10

7. Cấu trúc đề tài.11

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÔ THỊ HÓA. 12

1.1. Khái niệm .12

1.1.1 Đô thị .12

1.1.2. Đô thị hóa.13

1.2. Những biểu hiện cơ bản của đô thị hóa .14

1.2.1. Tỉ lệ dân thành thị cao và tăng nhanh .14

1.2.2. Dân cư tập trung vào các đô thị lớn và cực lớn .15

1.2.3. Lãnh thổ đô thị hóa mở rộng.16

1.2.4. Phổ biến rộng rãi lối sống thành thị.17

1.3. Các chỉ tiêu xác định mức độ đô thị hóa.18

1.3.1. Tăng tỉ lệ dân thành thị .18

1.3.2. Tăng quy mô dân số đô thị.18

1.3.3. Tăng tỉ lệ lao động phi nông nghiệp .18

1.3.4. Mật độ dân số đô thị cao.19

1.3.5. Nhịp độ đô thị hóa .19

1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình đô thị hóa .19

1.4.1. Vị trí địa lí.19

1.4.2. Điều kiện tự nhiên.20

1.4.3. Điều kiện kinh tế - xã hội.20

1.5. Ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến sự phát triển kinh tế - xã hội.224

1.5.1. Ảnh hưởng đối với kinh tế.22

1.5.2. Ảnh hưởng đối với xã hội .23

1.5.3. Ảnh hưởng đối với môi trường.26

1.6. Thực tiễn đô thị hóa ở Việt Nam và Đồng bằng sông Cửu Long .27

1.6.1. Sơ lược về quá trình đô thị hóa ở Việt Nam.27

1.6.2. Đặc điểm đô thị hóa ở Việt Nam .28

1.6.3. Hiện trạng đô thị hóa Việt Nam và Đồng bằng sông Cửu Long .31

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐÔ THỊ HÓA THÀNH PHỐ TRÀ VINH. 34

2.1. Tổng quan về thành phố Trà Vinh .34

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển đô thị Trà Vinh .34

2.1.2. Khái quát về thành phố Trà Vinh.35

2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình đô thị hóa thành phố Trà Vinh.36

2.2.1. Vị trí địa lí.36

2.2.2. Các yếu tố tự nhiên .38

2.2.3. Các yếu tố kinh tế - xã hội .41

2.3. Thực trạng đô thị hóa ở TP. Trà Vinh .45

2.3.1. Gia tăng dân số, tăng tỉ lệ và mật độ dân số đô thị .45

2.3.2. Tăng tỉ lệ lao động phi nông nghiệp TP. Trà Vinh.47

2.3.3. Mở rộng diện tích TP. Trà Vinh .50

2.3.4. Phân chia khu vực chức năng khá rõ rệt.50

2.3.5. Kinh tế TP. Trà Vinh phát triển mạnh và có sự chuyển dịch cơ cấu.53

2.3.6. Cơ sở hạ tầng xã hội đô thị .58

2.3.7. Cơ sở hạ tầng kĩ thuật đô thị.60

2.3.8. Về môi trường.62

2.4. Ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến sự phát triển kinh tế - xã hội thành phốTrà Vinh .63

2.4.1. Ảnh hưởng đến kinh tế .63

2.4.2. Ảnh hưởng đến xã hội.66

2.4.3. Ảnh hưởng đến môi trường.72

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY ĐÔ THỊ HÓA

TP. TRÀ VINH . 76

3.1. Cơ sở của định hướng.76

3.1.1. Định hướng phát triển đô thị vùng Đồng bằng sông Cửu Long .76

3.1.2. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh.77

3.2. Định hướng phát triển đô thị ở thành phố Trà Vinh .805

3.2.1. Định hướng chung .80

3.2.2. Định hướng phát triển hạ tầng vật chất kĩ thuật .86

3.3. Giải pháp phát triển KT - XH nhằm thúc đẩy đô thị hóa TP. Trà Vinh .89

3.3.1. Giải pháp về cơ chế chính sách.89

3.3.2. Giải pháp về vốn đầu tư.90

3.3.3. Giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng .91

3.3.4. Mở rộng thị trường.97

3.3.5. Phát triển nguồn nhân lực .98

3.3.6. Phát triển khoa học – công nghệ và bảo vệ môi trường .99

KẾT LUẬN . 101

TÀI LIỆU THAM KHẢO . 103

PHỤ LỤC . 105

pdf112 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 504 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đô thị hóa thành phố Trà Vinh: thực trạng và định hướng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vực thành thị mật độ dân số tăng rất nhanh. Tuy nhiên do việc mở rộng khu vực nội thị, thành lập thêm hai phường mới là phường 8 và phường 9 nên mật độ dân số thành thị giảm từ 4.138 người/km2 năm 2001 xuống còn 2.920 người/km2 năm 2011. Với chỉ tiêu này vẫn còn thấp hơn nhiều so với quy định tối thiểu của Chính phủ cho đô thị loại III (≥8.000 người/km2). Mật đô dân số trong các phường, xã không đều nhau, trong các phường nội thành, phường 3 là phường có mật độ dân số cao nhất (22.376 người/km2), kế đến là phường 2 (14.127 người/km2), phường 6 (11.617 người/km2), phường 9 có mật độ dân số thấp nhất (915 người/km2). Mức chênh lệch giữa phường có mật độ dân số cao nhất và thấp nhất lên 47 đến trên 24 lần. Dân số tập trung ngày càng nhiều vào đô thị, mật độ dân số khu vực thành thị trong cùng thời gian từ 2001 – 2011 tăng nhanh gấp 6,5 lần so với khu vực nông thôn. Bảng 2.3. Dân số trung bình và mật đô dân số chia theo phường, xã 2001 (Người) 2011 (Người) Mật độ dân số năm 2001 (Người/km2) Mật độ dân số năm 2011 (Người/km2) Toàn thành phố 72.140 102.509 1.423 1.504 Thành thị 56.734 84.872 4.138 2.920 Phường 1 7.852 11.110 3.104 4.391 Phường 2 4.221 4.097 14.555 14.127 Phường 3 4.874 3.804 28.671 22.376 Phường 4 8.992 9.773 5.764 6.265 Phường 5 5.331 7.532 2.348 3.318 Phường 6 10.528 12.053 10.322 11.617 Phường 7 14.936 17.270 2.544 2.942 Phường 8 - 8.435 - 2.343 Phường 9 - 10.759 - 915 Nông thôn (xã Long Đức) 15.406 17.637 414 452 (Nguồn: Niên giám Thống kê TP. Trà Vinh năm 2002 và năm 2011) 2.3.2. Tăng tỉ lệ lao động phi nông nghiệp TP. Trà Vinh Quy mô dân số tăng nhanh kéo theo nguồn lao động cũng tăng nhanh trong quá trình đô thị hóa. Tính đến cuối năm 2010, dân số trong độ tuổi lao động của TP. Trà Vinh có 62.482 người, tăng 20.586 người so với năm 2001. Nguồn lao động tập trung đông nhất ở xã Long Đức (10.970 người), kế đến là các phường 7, 6, 1, 9 với trên 6.000 lao động, thấp nhất là phường 3 với 2.236 lao động. Nguồn lao động của thành phố chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong tổng số dân, tăng từ 57,78% năm 2001 lên 60,95% năm 2010. Cơ cấu nguồn lao động trong các phường, xã có sự biến động, các phường trung tâm như phường 2, 3, 4, 5, 6 có tỉ trọng ngày càng giảm, trong khi phường 1, 8, 9 và xã Long Đức nguồn lao động tăng nhanh và chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu nguồn lao động của thành phố. 48 Bảng 2.4. Nguồn lao động của TP. Trà Vinh giai đoạn 2001 – 2010 (Nguồn: Niên giám Thống kê TP. Trà Vinh 2001 – 2010) Nhìn chung nguồn lao động của thành phố khá dồi dào, số lượng lao động ở các phường, xã đều tăng (trừ phường 2, 3, 4), đáp ứng ngày càng cao nhu cầu phát triển của thành phố. Bảng 2.5. Số lượng và cơ cấu lao động đang làm việc trong nền kinh tế TP. Trà Vinh giai đoạn 2001 - 2011 Năm 2001 2005 2007 2009 2011 Số lượng (người) Tổng 33.905 45.657 51.485 52.387 56.278 Nông nghiệp 7.670 11.105 9.851 9.907 9.693 Phi nông nghiệp 26.235 34.552 41.634 42480 46.585 Cơ cấu (%) Tổng 100 100 100 100 100 Nông nghiệp 22,6 24,3 19,1 18,9 17,2 Phi nông nghiệp 77,4 75,5 80,9 81,1 82,8 (Nguồn: Niên giám Thống kê TP. Trà Vinh năm 2001 - 2011) Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2005 Năm 2010 Người % Người % Người % Toàn thành phố 41.896 100% 53.493 100% 62.482 100% - Phường 1 4.425 10,6 4.839 9,0 6.724 10,8 - Phường 2 2.561 6,1 2.614 4,9 2.392 3,8 - Phường 3 2.893 6,9 2.975 5,6 2.236 3,6 - Phường 4 5.210 12,4 5.707 10,7 5.981 9,6 - Phường 5 2.824 6,7 3.272 6,1 4.527 7,2 - Phường 6 6.372 15,2 6.740 12,6 7.254 11,6 - Phường 7 8.846 21,1 9.336 17,5 10.610 17,0 - Phường 8 - - 4.334 8,1 5.143 8,2 - Phường 9 - - 4.389 8,2 6.646 10,6 - Xã Long Đức 8.765 21,0 9.287 17,3 10.970 17,6 49 Cùng với quá trình đô thị hóa, TP. Trà Vinh đang chuyển dịch sử dụng lao động theo hướng CNH – HĐH. Giai đoạn 2001 – 2005, tỉ lệ lao động đang làm việc trong các ngành phi nông nghiệp giảm từ 77,4% xuống còn 75,5% do thành lập thêm 2 phường mới. Tuy nhiên, số lượng lao động phi nông nghiệp vẫn tăng từ 26.235 người lên 34.552 người nhưng do số lượng lao động nông nghiệp trong 2 phường mới vẫn còn đông nên tỉ lệ lao động phi nông nghiệp giảm. Trong những năm gần đây, xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động tương đối nhanh, nguyên nhân là do sức hút từ khu công nghiệp, đô thị hóa trên địa bàn thành phố đã thu hút thanh niên từ nông thôn chuyển sang làm việc trong khu công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Năm 2005, lao động thành phố tập trung chủ yếu trong khu vực sản xuất phi nông nghiệp 75,5%, năm 2011 tỉ lệ lao động phi nông nghiệp tiếp tục tăng lên đến 82,8%. Chỉ tiêu này cao hơn nhiều so với quy định của Chính phủ cho đô thị loại III (>75%) và vượt cả tiêu chuẩn cho đô thị loại II (>80%). Trong những năm qua, thành phố và tỉnh đã có nhiều chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, đã giải quyết việc làm cho 15.168 lao động, trong đó có 4.499 lao động ngoài tỉnh, 10.619 lao động trong tỉnh và 50 lao động xuất khẩu, góp phần đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo tại địa phương, xóa được 1.406 hộ nghèo đến nay còn 1.384 hộ nghèo. Tỉ lệ hộ nghèo tại thành phố giảm liên tục qua các năm từ 14,98% năm 2005 xuống còn 6,07% năm 2011. Chỉ tiêu này thành phố vượt xa so với quy định của Chính phủ cho đô Hình 2.2. Cơ cấu lao động đang làm việc trong nền kinh tế TP. Trà Vinh giai đoạn 2001 - 2011 50 thị loại II (<15%). Công tác bảo trợ xã hội, bảo hiểm xã hội được thực hiện tốt. Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn thành phố vẫn còn một số lao động không có việc làm và thiếu việc làm ổn định. Nhìn chung, lực lượng lao động của thành phố đông, tỉ lệ lao động phi nông nông nghiệp cao nhưng trình độ còn thấp, lao động đã qua đào tạo nghề còn rất thấp, đa số là lao động chưa qua đào tạo, lao động có tay nghề cao còn ít, năng suất lao động chưa cao. Trong những năm gần đây lao động trẻ có trình độ văn hóa, có chuyên môn đang có xu hướng tìm việc tại các thành phố lớn. Vì vậy, thành phố cần có những chính sách đào tạo khuyến khích lao động trẻ có trình độ chuyên môn cho nhu cầu phát triển KT – XH của thành phố trong giai đoạn tới. 2.3.3. Mở rộng diện tích TP. Trà Vinh Dân số thành phố tăng nhanh thì việc mở rộng diện tích thành phố là không thể tránh khỏi. Từ khi tái lập tỉnh năm 1992, diện tích TP. Trà Vinh lúc đó chỉ có 42 km2, đến năm 2001 diện tích TP. Trà Vinh 50,94 km2 và năm 2011 diện tích TP. Trà Vinh là 68,16 km2.Trong vòng 20 năm, diện tích TP. Trà Vinh tăng 62%. Diện tích nội thị được mở rộng từ 13,71 km2 năm 2001 đến năm 2011 là 29,07 km2, tăng gấp 2,2 lần so với năm 2001. Tính đến năm 2011 thành phố có 9 phường và 1 xã tăng thêm 2 phường so với năm 2001. Đây là kết quả tất yếu của quá trình đô thị hóa tại TP. Trà Vinh. 2.3.4. Phân chia khu vực chức năng khá rõ rệt TP. Trà Vinh được chia thành 2 khu vực chính: • Khu vực nội thành: Gồm các phường 1,2,3,4,5,6,7,8,9, có diện tích 29,07 km2, chiếm 42,65% diện tích tự nhiên của thành phố. Nội thành có khu trung tâm chính trị hành chính, khu dân cư, khu công nghiệp, khu bảo tồn, khu vực cảnh quan đô thị. - Khu trung tâm chính trị, hành chính của thành phố đặt tại các phường 2, 3 với các cơ quan đầu não của tỉnh và thành phố, các trung tâm thương mại, văn hóa trên cơ sở lấy đường Phạm Thái Bường là đường chính khu trung tâm. - Khu dân cư: + Khu vực dân cư tập trung với mật độ cao: Phân bố chủ yếu ở phường 3 (22.376 người/km2), phường 2 (14.117 người/km2) và phường 6 (11.617 người/km2) với mật độ dân 51 số khoảng 13.483 người/km2 bao gồm chợ Trà Vinh, trung tâm thương mại, các dãy phố, các công trình hạ tầng, công trình công cộng và nhà ở được bố trí khang trang, hợp lí. + Khu vực dân cư tập trung với mật độ trung bình: Phân bố ở phường 1, 4, 5, 7 với mật độ dân số khoảng 3.736 người/km2, quá trình đô thị hóa ở khu vực này phát triển nhanh, hình thành nhiều tuyến dân cư phát triển theo trục đường giao thông và ven kênh Trà Vinh, cảnh quan đẹp và hệ thống giao thông phát triển khá nhanh. + Khu vực dân cư tập trung với mật độ thấp: Phân bố ở phường 8, 9 với mật độ dân số khoảng 1.250 người/km2, vẫn còn cảnh quan nông thôn, chủ yếu là các khu dân cư mới. - Khu công nghiệp: KCN Long Đức diện tích 120,6 ha, tọa lạc tại ấp Vĩnh Yên, xã Long Đức gắn với cảng Trà Vinh trên sông Cổ Chiên, do ban quản lí khu kinh tế tỉnh Trà Vinh quản lí khai thác đảm bảo khoảng cách li với các khu dân cư bên ngoài, công trình hạ tầng kĩ thuật đầu mối đáp ứng nhu cầu hoạt động của khu công nghiệp, an toàn môi trường, kiến trúc cảnh quan thông thoáng, sạch đẹp. - Khu vực bảo tồn: Không gian khu vực bảo tồn gồm các khu vực sau: + Khu vực chùa Phước Minh Cung (chùa Ông) giới hạn bởi đường Điện Biên Phủ, Lê Lợi và khu dân cư phường 2. + Khu vực trụ sở làm việc HĐND – UBND tỉnh Trà Vinh, giới hạn bởi các đường Lê Lợi, 19/5, Nguyễn Thái Học, đến giáp ranh công viên thành phố. + Khu vực di tích văn hóa Ao Bà Om và chùa Âng. + Khu vực đền thờ chủ tịch Hồ Chí Minh tại xã Long Đức, quy mô 5,37 ha. - Khu vực cảnh quan trong đô thị: Không gian khu vực cảnh quan TP. Trà Vinh gồm các khu vực sau: + Khu vực cảnh quan mặt nước: sông Long Bình, gồm mặt sông Long Bình và 2 tuyến đường phố 2 bờ sông, từ ấp Vĩnh Yên đến giáp ranh huyện Châu Thành (bờ phải), từ ấp Vĩnh Bảo xã Hòa Thuận đến hết ranh đất TP. Trà Vinh (bờ trái). + Khu vực công viên tượng đài Toàn dân đoàn kết nổi dậy lập công là khu vực điểm nhấn cửa ngõ vào trung tâm TP. Trà Vinh. 52 + Khu công viên hồ nước phía trước khu trung tâm chính trị – hành chính tỉnh giới hạn bởi đường Nguyễn Thị Minh Khai, khu dân cư đô thị NaViLand, đường vành đai đến giáp ranh Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Trà Vinh. + Khu công viên tập trung thành phố: giới hạn bởi đường Lê Thánh Tôn, Nguyễn Thái Học, ranh khu đất UBND tỉnh, đường Lê Lợi. + Hoa viên cây xanh trong dải phân cách các đường Nguyễn Thị Minh Khai, đường Nguyễn Đáng, đường 30 tháng 4, khu vực đài nước phường 1, cây xanh cổ thụ đường phố trong nội thành và ngoại thành. + Cây xanh cổ thụ trong khuôn viên các cơ quan trên địa bàn TP. Trà Vinh. + Khu vực an ninh quốc phòng: Bao gồm các cơ quan, doanh trại quân đội, công an nhân dân đóng trên địa bàn TP. Trà Vinh. - Khu quân sự: + Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh và các đơn vị doanh trại quân đội trực thuộc Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh trên địa bàn các phường 1,6,7,8,9, xã Long Đức. + Bộ Chỉ huy bộ đội biên phòng trên địa bàn phường 1. Trụ sở làm việc công an tỉnh và các đơn vị trực thuộc trên địa bàn các phường: phường 1,5,6,7,8,9, xã Long Đức. - Khu vực đặc thù: Không gian khu vực đặc thù thể hiện tính đặc trưng riêng của đô thị về công trình kiến trúc, khuôn viên cảnh quan khu vực, tạo ra các không gian mở, phù hợp truyền thống văn hóa của địa phương, hình thức kiến trúc, màu sắc của công trình hài hòa cảnh quan khu vực. Không gian khu vực đô thị Trà Vinh bao gồm: + Khu trung tâm văn hóa, thể dục thể thao tại phường 8 TP. Trà Vinh. + Khu vực sân vận động tỉnh Trà Vinh tại phường 1 TP. Trà Vinh. + Khu vực trung tâm sinh hoạt thanh thiếu niên tại phường 2 TP. Trà Vinh. + Khu vực nhà thờ tại phường 1 TP. Trà Vinh. + Khu vực các chùa Khmer trên địa bàn TP. Trà Vinh. • Khu vực ngoại thành (xã Long Đức): 53 Có diện tích 39,09 km2, chiếm 57,35% diện tích tự nhiên của thành phố, với mật độ dân số thấp 452 người/km2 (năm 2011). Dưới ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa, cơ sở hạ tầng khu vực ngoại thành được đầu tư nâng cấp mở rộng như: đường ra đền thờ Bác Hồ, đường về KCN Long Đức, đường về Ba Trường (từ ấp Kinh Lớn – cống Láng Thé) và nhiều con đường giao thông liên ấp cũng được nâng cấp nối liền tạo thành đường vành đai khép kín trung tâm xã vào TP. Trà Vinh. Sự xuất hiện của KCN Long Đức và 593 cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại đã tạo nên một diện mạo mới cho khu vực ngoại thành. Nhờ vậy, đời sống của người dân có sự chuyển biến tích cực, bộ mặt nông thôn ngày càng đổi thay rõ nét. Thu nhập bình quân đầu người ở khu vực ngoại thành đạt 22,3 triệu đồng/người (2011), tỉ lệ hộ nghèo giảm còn dưới 7,94%. Số hộ được sử dụng điện và nước sạch chiếm 98,5%. Cấu trúc khu dân cư phân bố theo dạng tuyến cặp đường giao thông, phá vỡ nét đặc trưng của nhà ở gắn liền với đất nông nghiệp, kênh rạch, dần tạo nên dáng dấp của một đô thị. 2.3.5. Kinh tế TP. Trà Vinh phát triển mạnh và có sự chuyển dịch cơ cấu • Quá trình đô thị hóa đã làm tăng nhanh giá trị sản xuất Giai đoạn 2001 – 2011 giá trị sản xuất liên tục tăng. Điều đáng lưu ý là tất cả các khu vực kinh tế đều tăng, Năm 2001 đạt 2.185 tỉ đồng, tăng đều qua các năm và đến năm 2011 đạt 9.482 tỉ đồng. Như vậy trong 10 năm đã tăng 7.297 tỉ đồng, bình quân mỗi năm tăng 663 tỉ đồng. Tốc độ tăng bình quân năm giai đoạn 2001 – 2011 đạt 15%/năm. Bảng 2.6. Giá trị sản xuất các ngành kinh tế của TP. Trà Vinh giai đoạn 2001 – 2011 Đơn vị: Tỉ đồng Năm 2001 2005 2009 2011 Tốc độ tăng bq 2001 – 2011 Tổng 2.185 2.765 5.937 9.482 15% Nông nghiệp 107 221 446 613 4% Công nghiệp – xây dựng 404 696 2.505 4.339 18% Dịch vụ 1.674 1.848 3.022 4.530 14% (Nguồn: Niên giám Thống kê TP. Trà Vinh năm 2001 - 2011) - Dịch vụ 54 Từ năm 2001 đến nay, khu vực dịch vụ luôn ở vị trí dẫn đầu, cùng với công nghiệp là động lực tăng trưởng của nền kinh tế đô thị. Đây là khu vực có giá trị lớn nhất, năm 2001 tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ là 1.674 tỉ đồng, tăng liên tục qua các năm đến năm 2011 là 4.530 tỉ đồng, tăng 2.856 tỉ đồng so với năm 2001. Tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2001 – 2011 là 14%/năm. Đô thị là nơi tập trung dân cư đông đúc, mức sống người dân đô thị ngày càng cao đã thúc đẩy hoạt động dịch vụ, buôn bán lẻ phát triển mạnh. Tuy nhiên, trong cơ cấu giá trị sản xuất nền kinh tế, tỉ trọng ngành dịch vụ có xu hướng giảm từ 73,5% năm 2001 xuống còn 49,0% năm 2011, do ngành công nghiệp của thành phố phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây nên tỉ trọng ngành dịch vụ có xu hướng giảm. Thương mại là bộ phận lớn nhất trong việc tạo ra giá trị gia tăng cho khu vực III, một số ngành chủ yếu là: vận tải, công nghệ thông tin, tổ chức tín dụng, bưu điện, tài chính, ngân hàng phát triển mạnh và khá nhanh. Trong những năm qua, ngành thương mại dịch vụ phát triển năng động, chất lượng phục vụ được nâng lên, thể hiện vai trò trung tâm phân phối hàng hóa và cung cấp dịch vụ của tỉnh. Hàng hóa ngày càng đa dạng, phong phú thỏa mãn được nhu cầu tiêu dùng và sản xuất, chiếm tỉ trọng cao trong các ngành dịch vụ, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng bền vững.Trong cơ cấu của ngành thương mại, có sự chuyển dịch giữa các nhóm ngành hàng, theo đó: nhóm hàng lương thực, thực phẩm chiếm tỉ trọng cao trong tổng mức bán lẻ hàng hóa nhưng có xu hướng giảm, còn hàng tiêu dùng khác và dịch vụ có xu hướng tăng lên. Cùng với đô thị hóa, quá trình trao đổi hàng hóa, giao lưu, di chuyển con người trở nên nhộn nhịp hơn. Khối lượng hành khách vận chuyển từ năm 2001 đến 2011 liên tục tăng, tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 4%/năm, năm 2001 đạt 2.830 nghìn khách, năm 2011 đạt 4.115 nghìn khách, tăng 1.285 nghìn khách. - Công nghiệp – xây dựng TP. Trà Vinh là địa bàn tập trung phần lớn công nghiệp – xây dựng của tỉnh. Ngành công nghiệp – xây dựng là ngành có giá trị sản xuất lớn thứ hai sau ngành dịch vụ và có tốc độ tăng trưởng cao nhất đạt 18%/năm. Giá trị sản xuất khu vực II năm 2001 là 494,9 tỉ đồng đến năm 2011 đạt 4.338,6 tỉ đồng, tăng hơn 8,7 lần so với năm 2001. Ngành công nghiệp – xây dựng ngày càng có vai trò quan trọng, tỉ trọng cơ cấu giá trị sản xuất được nâng cao từ 21,7% năm 2001 tăng lên 47,0% năm 2011. 55 Sản xuất công nghiệp và TTCN trên địa bàn thành phố phát triển khá tốt, đặc biệt trong những năm gần đây. Tổng giá trị sản xuất đạt 3.652,2 tỉ đồng năm 2011, tức tăng gấp 9 lần so với năm 2001. Nhịp độ tăng trưởng bình quân ngành công nghiệp – TTCN giai đoạn 2001 – 2011 là 17%. Bảng 2.7. Cơ cấu giá trị sản xuất công công nghiệp trên địa bàn TP. Trà Vinh Đơn vị: % Năm 2001 2005 2011 Tốc độ tăng bq 2001 - 2011 Tổng số (tỉ đồng) 405,7 1.106,7 3.652,2 17 1. CN khai thác đá và các mỏ khác 0,1 0,1 0,5 32 2. CN chế biến 98,1 98,7 93,4 17 - Sản xuất thực phẩm và đồ uống 55,8 62,1 67,6 19 - Xuất bản, in và sao bản ghi 0,6 0,7 2,5 37 - Sản xuất hoá chất 17,0 22,5 10,4 10 - Sản xuất sản phẩm cao su và plastic - - 1,5 - Sản xuất sản phẩm phi kim loại 0,1 0,6 3,9 29 - Sản xuất sản phẩm bằng kim loại 9,4 9,9 6,5 12 - Sản xuất xe có động cơ và PT vận tải 3,6 1,6 1,1 8 - Khác 13,5 2,6 6,5 16 3. CN sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước 1,8 1,2 6,1 25 - Sản xuất và phân phối điện, ga - - 75,6 - Sản xuất và phân phối nước 100 100 24,4 8 (Nguồn: xử lí số liệu niên giám Thống kê TP. Trà Vinh 2001 – 2011) Sản xuất công nghiệp đạt được mức tăng trưởng cao, chủ yếu là nhờ vào công nghiệp chế biến. Năm 2001, giá trị sản xuất của ngành công nghiệp chế biến chiếm tới 98,1% giá trị sản xuất của ngành công nghiệp, đạt 98,7% năm 2009 và đến năm 2011 có xu hướng giảm tỉ trọng chiếm 93,4%. Công nghiệp khai thác đá và các mỏ khác; công nghiệp phân phối điện, khí đốt, nước có tốc độ tăng bình quân rất cao trong giai đoạn 2001 – 2011 (bảng 2.7) do nhu cầu về đá, cát trong xây dựng, nhu cầu điện, nước, khí đốt cho sản xuất và sinh hoạt của người dân đô thị ngày càng tăng, tuy nhiên vẫn chiếm tỉ trọng khá nhỏ trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành công nghiệp. Cơ cấu ngành công nghiệp thành phố khá đa dạng, xu hướng chung trong nội bộ các ngành công nghiệp có sự chuyển dịch từ các ngành công nghiệp truyền thống sang các 56 ngành công nghiệp hiện đại, công nghệ cao đáp ứng sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của thành phố như: sản xuất sản phẩm cao su, plastic; sản xuất máy móc thiết bị điện; sản xuất và phân phối điện, ga Tính đến năm 2011, toàn thành phố có 662 cơ sở sản xuất công nghiệp, tăng 116 cơ sở so với năm 2001. Đa phần các cơ sở sản xuất là thuộc lĩnh vực công nghiệp chế biến. Trên địa bàn thành phố hiện nay có KCN Long Đức, CCN - TTCN phường 4, cụm công nghiệp phường 7 và một số làng nghề truyền thống như: làm bánh tráng, chạm khắc gỗ, đan lát từ tre – trúc, chế tác từ quả dừa khô và rễ cây cổ thụ đang hoạt động có hiệu quả và đóng góp rất lớn cho sự tăng trưởng chung cho nền kinh tế đô thị. Nhìn chung, mặc dù tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp cao nhưng hiệu quả còn thấp, quy mô sản xuất nhỏ, máy móc thiết bị thô sơ, công nghệ lạc hậu, chất lượng sản phẩm chưa cao chủ yếu phục vụ nhu cầu tại địa phương. Các cơ sở công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chưa nhiều, số lượng sản phẩm xuất khẩu ra nước ngoài còn ít, mang tính gia công, sản xuất không ổn định do vấn đề thị trường. - Nông nghiệp TP. Trà Vinh có nhiều điều kiện phát triển nông nghiệp nhưng trong môi trường đô thị hóa, diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do mở rộng đô thị, chuyển đổi đơn vị hành chính từ xã lên phường. Hoạt động nông nghiệp của thành phố nói chung gặp nhiều hạn chế và có một ngưỡng tăng trưởng nhất định. Mặc dù vậy, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp vẫn tăng trong thời gian qua từ 107 tỉ đồng năm 2001 lên 613 tỉ đồng năm 2011, như vậy so với năm 2001 giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tăng 506 tỉ đồng. Đối với ngành nông nghiệp có tốc độ tăng trưởng thấp nhất, giai đoạn 2001 – 2011 chỉ tăng 4%/năm, thấp hơn rất nhiều so với ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ. Sản xuất nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa đã chú trọng hơn vào thị trường, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của dân cư đô thị, đầu tư theo chiều sâu trên một đơn vị diện tích với việc chuyển giao khoa học kĩ thuật, hỗ trợ vốn sản xuất, thủy lợi. Chính vì thế cơ cấu ngành nông – ngư nghiệp có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản theo hình thức công nghiệp, bán công nghiệp, quy mô ngày càng lớn hơn. Thành phố đã cải tạo hơn 1.000 ha trồng lúa kém hiệu quả sang phát triển nuôi thủy sản và vườn cây ăn trái. Nông dân áp dụng các giống cây trồng mới mang lại năng suất cao, chất lượng Các mô hình kinh tế hộ đạt hiệu quả cao như mô hình chăn nuôi gà, chăn nuôi lợn, trồng lúa giống xác nhận, trồng dừa, trồng nhãn 57 Ở vùng ven đô đã hình thành làng nghề trồng hoa kiểng ở ấp Vĩnh Yên. Các ấp Long Đại, Vĩnh Yên, Vĩnh Hưng đang từng bước hình thành vùng sản xuất rau an toàn trong nhà lưới; người dân các ấp Long Đại, Long Trị, Rạch Bèo, Công Thiện Hùng, tận dụng khai thác nguồn thủy lợi tự nhiên trên sông rạch và kết hợp với nuôi chuyên canh trong mương vườn, ven sông, đặc biệt ấp Long Trị xây dựng mô hình nuôi cá da trơn xuất khẩu theo quy mô công nghiệp với trên 20 ha mặt nước đã mang lại hiệu quả cao. Tóm lại, phát triển nông nghiệp theo hướng vùng ven đô thị và chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp đã và đang mang lại hiệu quả tích cực, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa gắn với thị trường tiêu thụ và tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích, cải thiện và từng bước nâng cao đời sống của nhân dân. Việc chuyển diện tích trồng lúa hiệu quả thấp sang trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản là đúng hướng, đồng thời phát triển vườn cây ăn trái, chăn nuôi là đúng với lợi thế phát triển của thành phố và đúng với quy hoạch phát triển kinh tế của tỉnh Trà Vinh. • Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế TP. Trà Vinh khá cao: Giai đoạn 2005 – 2010 mức tăng trưởng GDP bình quân đạt 14,1%/năm. Với chỉ tiêu này, thành phố vượt xa chuẩn quy định cho đô thị loại II (≥6%/năm). Tỉ trọng ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ chiếm đến 94,32% trong cơ cấu GDP của thành phố. • Thu nhập bình quân đầu người của thành phố tăng liên tục qua các năm. Mặc dù dân số thành phố tăng nhanh trong quá trình đô thị hóa nhưng do tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao nên đời sống dân cư đã được cải thiện. Năm 2001, GDP bình quân đầu người của thành phố chỉ đạt 6,46 triệu đồng/người/năm đến năm 2012 là 27,44 triệu đồng/người/năm. Như vậy, GDP bình quân đầu người của thành phố năm 2012 so với năm 2001 tăng 6.97 Hình 2.3. Thu nhập GDP bình quân đầu người của TP. Trà Vinh giai đoạn 2001 – 2012 2001 2005 2009 2011 2012 (USD/người) (Năm) 27.44 2001 2005 2009 2011 2012 58 gần 4,0 lần. Điều này cho thấy đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, tốc độ tăng GDP bình quân đầu người trong giai đoạn 2001 – 2012 là 12%/năm. Để TP. Trà Vinh đạt được đô thị loại II thì chỉ tiêu thu nhập GDP bình quân đầu người phải gấp 1,4 – 2 lần mức bình quân chung của cả nước. Tuy nhiên, năm 2012 GDP bình quân đầu người của TP. Trà Vinh là 1.317 USD/người/năm, còn của cả nước là 1.540 USD/người/năm. 2.3.6. Cơ sở hạ tầng xã hội đô thị • Nhà ở đô thị Nhà ở TP. Trà Vinh chủ yếu 1 – 2 tầng, phần lớn nhà ở kiên cố và bán kiên cố có chất lượng khá tốt, thời gian sử dụng lâu dài. Theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở toàn quốc, năm 1999 thành phố có 15.686 căn nhà, trong đó nhà kiên cố 1.440 căn, chiếm tỉ lệ 9,2%. Năm 2009, thành phố có 25.882 căn nhà, trong đó nhà kiên cố 946 căn, chiếm tỉ lệ 3,7%. Tỉ trọng nhà kiên cố giảm 5,5% nhưng nếu tính cả nhà kiên cố và bán kiên cố thì tỉ trọng tăng từ 43,8% lên 73,2% giai đoạn 1999 – 2009 và nhà tạm giảm tỉ trọng từ 56,2% xuống còn 26,8% trong cùng giai đoạn. Khu vực nội thị có 21.314 căn nhà kiên cố và bán kiên cố chiếm tỉ trọng 78,0%, so với chuẩn đô thị loại II tỉ lệ nhà ở kiên cố và bán kiên cố khu vực đô thị phải đạt từ 65 – 75% thì chỉ tiêu này thành phố vượt chuẩn quy định. Diện tích sàn nhà ở bình quân cho khu vực đô thị năm 2011 là 14,7 m2 sàn/người, chỉ tiêu này thành phố cũng đạt chuẩn cho đô thị loại II (chuẩn quy định 12 – 15 m2 sàn/người). • Cơ sở hạ tầng giáo dục – đào tạo Trong những năm gần đây, quá trình đô thị hóa của thành phố diễn ra nhanh chóng. Cơ sở hạ tầng giáo dục – đào tạo TP. Trà Vinh đã có những bước phát triển tích cực cả về số lượng và chất lượng để đáp ứng nhu cầu học tập, nâng cao trình độ của dân cư đô thị. Hình 2.4. Cơ cấu hộ TP. Trà Vinh phân theo loại nhà năm 1999 và 2009 59 Số cơ sở giáo dục trên địa bàn tăng qua các năm từ 21 cơ sở năm 2001 tăng lên 33 cơ sở năm 2011. Chất lượng dạy và học, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học từng bước được đầu tư, quan tâm ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cho việc dạy và học, 100% trường học kết nối internet. Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục đủ số lượng và đồng bộ về cơ cấu đáp ứng được nhu cầu dạy và học. Bảng 2.8. Số cơ sở giáo dục trên địa bàn TP. Trà Vinh Đơn vị: Cơ sở Năm Tổng Mầm non Tiểu học THCS THPT 2001 21 6 9 3 3 2005 29 8 14 3 4 2011 33 11 14 4 4 Số cơ sở đào tạo cũng tăng từ 7 cơ sở năm 2005 lên 9 cơ sở năm 2011, trong đó có 1 trường đại học Trà Vinh, 3

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2014_06_11_9577013161_8183_1871553.pdf
Tài liệu liên quan