Luận văn Đoàn kết quốc tế, một trong những nguyên nhân thắng lợi của cách mạng Việt Nam (1954 -1975)

Việt Nam dân chủ cộng hòa là thành viên của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, các nước xã hội chủ nghĩa nhất là Trung Quốc và Liên Xô đã có sự ủng hộ chi viện to lớn đối với công cuộc đấu tranh giải phóng của ta. Nhằm tiếp tục phát huy mối quan hệ đồng minh chiến lược trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của các nước anh em, Nghị quyết trung ương lần thứ tám, tháng 8/1955 nhấn mạnh: “điều cốt yếu là phải ra sức củng cố tình đoàn kết hữu nghị giữa các nước xã hội chủ nghĩa, tranh thủ sự ủng hộ, giúp đở ngày càng cao của thế giới để củng cố miền Bắc và đẩy mạnh đấu tranh của nhân dân miền Nam”

doc92 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3287 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đoàn kết quốc tế, một trong những nguyên nhân thắng lợi của cách mạng Việt Nam (1954 -1975), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uống Đông Nam Á… Các chủ trương trên đây có tác dụng khoét sâu mâu thuẫn giữa các nước nước đế quốc, phân hóa hàng ngũ đối phương và cô lập chính sách can thiệp, xâm lược của Mỹ. Từ năm 1963, Tổng thống Pháp De Gaulle nêu đề nghị trung lập hóa miền Nam Việt Nam và năm 1964, kêu gọi chấm dứt mọi sự can thiệp của nước ngoài vào miền Nam Việt Nam. Năm 1963, Thượng nghị sĩ Mỹ M. Mansfield đề nghị thúc đẩy trung lập ở Đông Nam Á. Mặt trận dân tộc giải phóng cử nhiều đoàn đại biểu thăm các nước anh em, bè bạn, dự nhiều hội nghị quốc tế, đưa tiếng nói của nhân dân miền Nam đang chiến đấu đến các diễn đàn, các cơ quan thông tấn báo chí quốc tế. Việt Nam dân chủ cộng hòa phối hợp với mặt trận vận động các nước, các tổ chức quốc tê công nhận mặt trận là đại diện chân chính duy nhất của nhân dân miền Nam Việt Nam. Các nước anh em, bè bạn lần lượt công nhận và lập quan hệ chính thức với mặt trận. Mặt trận lần lượt lập cơ quan đại diện bên cạnh ủy ban đoàn kết Á-Phi tại Cairo, cơ quan đại diện tại Tiệp Khắc, Trung Quốc, Cuba, Liên Xô và một số nước khác. Mặt trận cũng lập phòng thông tin ở một số nước Tây Bắc Âu. Ngày 20/12/1963, kỷ niệm ba mươi năm thành lập mặt trận, có 321 tổ chức thuộc nhiều xu hướng chính trị khac nhau ở 42 nước tổ chức ngày đoàn kết với mặt trận dân tộc giải phóng và nhân dân miền Nam Việt Nam. [3, tr.187] Trong điều kiện Miền Bắc đi vào kế hoạch phát triển kinh tế dài hạn, miền Nam tiến hành cuộc chiến tranh cách mạng chống “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ, việc đoàn kết với Liên Xô và Trung Quốc, tranh thủ sự giúp đở vật chất lẫn tinh thần của các nước xã hội chủ nghĩa trở thành nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của hoạt động đoàn kết quốc tế Việt Nam. Việc tranh thủ sự giúp đở về vật chất để xây dựng miền Bắc tương đối thuận lợi. Các nước xã hội chủ nghĩa thực hiện các cam kết và thỏa thuận giúp Việt Nam thực hiện kế hoạch năm năm lần thức nhất và tăng cường tiềm lực quốc phòng. Nhờ những thắng lợi trong xây dựng kinh tế, miền Bắc với vai trò hậu phương lớn, có điều kiện để chi viện cuộc chiến đấu ở miền Nam và chuẩn bị chống chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của Mỹ ra miền Bắc. Nhiệm vụ tranh thủ các nước xã hội chủ nghĩa ủng hộ cuộc chiến tranh cách mạng ở miền Nam có phần phức tạp hơn. Các nước lo ngại chiến tranh ở miền Nam có thể tăng cường, mở rộng, không có lợi cho hòa bình và an ninh chung. Liên Xô lo ngại chiến tranh cách mạng ở Việt Nam sẽ cản trở hòa hoãn Xô-Mỹ. Để giải tỏ những băn khoăn đó, chủ tịch Hồ Chí Minh, các nhà lãnh đạo Đảng và nhà nước Việt Nam trình bày với các nhà lãnh đạo các nước anh em rằng trước sau Việt Nam vẫn chủ trương thi hành hiệp định Geneva, thống nhất nước nhà bằng biện pháp hòa bình; hoạt động vũ trang có tính chất tự vệ và hỗ trợ đấu tranh chính trị không để chiến tranh lan rộng. Mâu thuẫn Xô – Trung bắt đầu bộc lộ trong nội bộ tại hội nghị các Đảng cộng sản và công nhân các nước xã hội chủ nghĩa tại Matxcơva tháng 11/1957. Đến 1960, mâu thuẫn đó bộc lộ công khai. Trung Quốc công bố văn kiện “Chủ nghĩa Lênin muôn năm” và Liên Xô cắt viện trợ cho Trung Quốc, rút chuyên gia về nước. Trước tình hình đó, Đảng lao động Việt Nam bày tỏ mong muốn chân thành hai đảng và hai nước đoàn kết. Tháng 2/1963, Bộ chính trị Đảng lao động Việt Nam ra tuyên bố đề nghị các đảng anh em chấm dứt công kích lẫn nhau trên đài phát thanh, báo chí và đề nghị họp các đảng cộng sản để chấm dứt sự bất hòa trong phong trào cộng sản và công nhân thế giới. Chủ tịch Hồ Chí Minh sớm phát hiện những biểu hiện của bất đồng giữa các nước xã hội chủ nghĩa. Chủ tịch thường xuyên nhắc nhở Bộ ngoại giao cần đặc biệt quan tâm thực hiện chủ trương giữ gìn đoàn kết giữa Việt Nam với Liên Xô và Trung Quốc. Người có những chỉ thị cụ thể, uốn nắn kịp thời, phê bình và xử lý nghiêm khắc những vi phạm của cán bộ ngoại giao đối với vấn đề đối ngoại có tính nguyên tắc quan trọng hàng đầu này để cán bộ đối ngoại giữ được quan hệ tốt đẹp với cả hai nước. Đồng thời bằng sự hiểu biết sâu sắc về hai nước bạn lớn của Việt Nam, duy trì được quan hệ chân thành với các nhà lãnh đạo của cả hai nước, chủ tịch Hồ Chí Minh đã xử lý thành công và tài tình nhiều tình huống ngoại giao tế nhị và phức tạp trong quan hệ với hai nước lớn xã hội chủ nghĩa. Tháng 12/1963, hội nghị lần thứ chín Ban chấp hành trung ương Đảng khóa III quyết định nhiều vấn đề quan trọng về đường lối cách mạng Việt Nam và một số vấn đề quốc tế. Hội nghị chủ trương trong khi đánh lâu dài, phải biết kiềm chế và thắng địch trong “cuộc chiến tranh đặc biệt”. Về đường lối quốc tế của Đảng, Hội nghị cho rằng cách mạng thế giới ở thế tiến công và tiến công liên tục vào chủ nghĩa đế quốc. Đi đôi với công cuộc đấu tranh đó, cần tăng cường đoàn kết quốc tế, bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin. Đảng và nhân dân ta phải kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược, làm tròn nghĩa vụ quốc tế, vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. [3, tr189] Khi kết thúc phần thảo luận tại hội nghị về tình hình quốc tế và nhiệm vụ đoàn kết quốc tế của Đảng Lao Động Việt Nam, chủ tịch Hồ Chí Minh phát biểu: “Mục đích của ta là vì đoàn kết, vì đoàn kết mà phải tranh đấu, tranh đấu để đi đến đoàn kết chứ không nói xấu ai ...Phải làm sao trong Đảng và trong nhân dân giữ được lòng yêu mến và biết ơn các nước bạn anh em,…đó là “thiên kinh nghĩa địa”, đồng thời không nên coi chuyện bất đồng là chuyện lạ” [13, tr.134]. Sau nghị quyếtt Trung ương lần thứ chín, quan hệ giữa Việt Nam và Liên Xô có nhiều khó khăn. Việt Nam buộc phải rút lưu học sinh học tập các nghành khoa học xã hội ở Liên Xô về nước. Dưới sự lãnh đạo của chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và nhà nước Việt Nam đã khôn khéo giữ cho quan hệ Việt –Xô bớt xấu thêm. Đến tháng 10/1964, Liên Xô thay đổi lãnh đạo cấp cao nhất. Ban lãnh đạo Liên Xô điều chỉnh chính sách, quan hệ Việt – Xô trở lại hữu nghị. Với quyết tâm duy trì đoàn kết trong phe xã hội chủ nghĩa và bằng phương pháp hiệp thương, thuyết phục khéo léo, có lý có, tình Đảng Lao động Việt Nam và chủ tịch Hồ Chí Minh đã giữ vững được quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa Việt Nam với Liên Xô, Trung quốc và tranh thủ sự ủng hộ, giúp đở và viện trợ quan trọng của hai nước lớn xã hội chủ nghĩa. Củng cố và phát triển quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của đường lối đoàn kết quốc tế của nhà nước ta trong giai đoạn này. Việt Nam dân chủ cộng hòa là thành viên của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, các nước xã hội chủ nghĩa nhất là Trung Quốc và Liên Xô đã có sự ủng hộ chi viện to lớn đối với công cuộc đấu tranh giải phóng của ta. Nhằm tiếp tục phát huy mối quan hệ đồng minh chiến lược trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của các nước anh em, Nghị quyết trung ương lần thứ tám, tháng 8/1955 nhấn mạnh: “điều cốt yếu là phải ra sức củng cố tình đoàn kết hữu nghị giữa các nước xã hội chủ nghĩa, tranh thủ sự ủng hộ, giúp đở ngày càng cao của thế giới để củng cố miền Bắc và đẩy mạnh đấu tranh của nhân dân miền Nam”[12,tr.166]. Điều có ý nghĩa quyết định trong thời kỳ này là Đảng ta và chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra chủ trương chuyển hướng đường lối và phương pháp cách mạng miền Nam: Nghị quyết Hội nghị Trung ương 15 (1/1959) và Nghị quyết của Đại Hội Đảng lần thứ III (9/1960) đã đổi mới và hoàn chỉnh đường lối cách mạng nước ta trong bối cảnh tình hình trong và ngoài nước đã có những thay đổi quan trọng, mở ra một thời kỳ mới cho công cuộc chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta. Nghị quyết khẳng định trong giai đoạn này phải đặt cách mạng Việt Nam trong một phận của cách mạng thế giới. Trước đó, Nghị quyết Bộ Chinh trị (9/1954) và Nghị quyết Trung ương lần thứ bảy (3/1955) đã khái quát những định hướng lớn của hoạt động đoàn kết quốc tế của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong thời kỳ đầu bước vào chống Mỹ. Đảng ta cho rằng: Hội nghị Giơnevơ đã làm cho nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có thêm những khả năng mới để mở rộng quan hệ với bên ngoài, đồng thời thông qua nghị quyết này, Đảng ta cũng đề ra định hướng về hoạt động đoàn kết quốc tế là xây dựng và phát triển quan hệ với bất kỳ nước nào dựa trên nguyên tắc bình đẳng, hai bên c ùng có lợi, tôn trọng lãnh thổ và chủ quyền của nhau. Nghị quyết trung ương lần thứ bảy chủ trương: Đẩy mạnh công tác ngoại, tăng cường đoàn kết, hữu nghị với các nước bạn, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân thế giới. Tranh thủ sự ủng hộ quốc tế đối với đường lối kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang ở miền Nam (Như Nghị quyết Trung ương 15 và Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ III đã đề ra) trở thành vấn đề hàng đầu của hoạt động đối ngoại và vận động quốc tế của Đảng và nhà nước ta. Kiên trì chính sách đoàn kết với các nước xã hội chủ nghĩa và các lực lượng cách mạng trên thế giới, kết hợp với thực tiễn phát triển của cách mạng Việt Nam, các nước xã hội chủ nghĩa ngày càng thấu hiểu và ủng hộ cuộc đấu tranh giải phóng của nhân dân ta. Từ năm 1964, Liên Xô luôn khẳng định sự ủng hộ to lớn đối với công cuộc chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta. Trước việc Mỹ đẩy mạnh cuộc chiến tranh đặc biệt ở miền Nam Việt Nam, đe dọa tiến công miền Bắc và can thiệp sâu hơn vào diễn biến ở Campuchia và Lào, ngày 24/3/1962, Bộ ngoại giao Trung Quốc lên án “Mỹ đã thật sự tiến hành một cuộc chiến tranh không tuyên bố ở Việt Nam”[12, tr189]. Trung Quốc coi đó là “sự đe dọa trực tiếp đối với Bắc Việt Nam”, gây hậu quả nghiêm trọng đến an ninh Trung Quốc và hòa bình châu Á. Tháng 2/1962, Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp và Nghị quyết: Cần tiếp tục nâng cao địa vị quốc tế của mặt trận thế giới về tinh thần và vật chất với cách mạng miền Nam, đặt them cơ quan đại diện thường trú ở Châu Âu, châu Á, châu Phi và các cơ quan đại diện thông tấn xã giải phóng miền Nam ở một số nước. Tăng cường đài phát thanh và phát hành tài liệu báo chí, phim ảnh của mặt trận gởi ra nước ngoài. Từ khi ra đời, dưới sự lãnh đạo của Đảng, hoạt động quốc tế của mặt trận giải phóng dân tộc miền Nam càng được tăng cường. Gần 20 nước trên thế giới đã công nhận mặt trận và đồng ý để mặt trận đặt cơ thường trú ở nước mình. Ngoài ra mặt trận thành lập khoảng 20 phòng thông tin ở trên năm châu lục. Nét đặc biệt của mặt trận là đã cử hang trăm lược cán bộ tham gia hoạt động của gần 30 tổ chức đoàn thể dân chủ thế giới: sinh viên, thanh niên, phụ nữ, công đoàn… Tháng 2/1963, Trung ương Đảng ra Nghị quyết chỉ rõ: tiếp tục tăng cường tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ quốc tế đối với cuộc đấu tranh chính nghĩa của ta, trước hết là các nước xã hội chủ nghĩa, của phong trào độc lập dân tộc, chú trọng tranh thủ dư luận của nhân dân các nước Mỹ, Anh, Pháp. Tiếp theo đó là Nghị quyết Trung ương lần thứ chín (12/1963) đã phân tích tình hình thế giới, phê phán chủ nghĩa xét lại hiện đại, và nhấn mạnh: chúng ta phải tranh thủ mở rộng phong trào chống đế quốc Mỹ gây chiến tranh và xâm lược làm cho nhân dân thế giới ủng hộ cách mạng miền Nam ngày càng sâu rộng và thiết thực hơn nữa, thời kỳ này tuy giữa các nước anh em có sự bất đồng nhưng ta vẫn tranh thủ được sự giúp đở to lớn từ các nước xã hội chủ nghĩa cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh chống Mỹ ở miền Nam. Để tố cáo trước dư luận quốc tế hành vi tội ác của Mỹ-Ngụy và mưu đồ đen tối của chúng, ngày 30/10/1961, Bộ ngoại giao Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã gởi công hàm cho 103 nước trên thế giới nhằm tố cáo hành động phá hoại xâm lược hiệp định Giơnevơ và mưu đồ lâu dài của đế quốc Mỹ đối với Việt Nam. Ngày 28/6/1962, chính phủ ta đã trịnh trọng gởi đến chính phủ các nước này giác thư cảnh báo về cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Đông Dương. Như vậy cùng với thắng lợi của công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc thì những hoạt động đoàn kết của Đảng ta mà đứng đầu lag Hồ Chí Minh đã góp phần làm giảm bớt khó khăn và tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho cuộc đấu tranh chống Mỹ của nhân dân ta ở miền Nam. Đồng thời nơ cũng gắn cách mạng Việt Nam với trào lưu tiến bộ và xã hội chủ nghĩa, làm cho công cuộc chống Mỹ cứu nước trở thành vấn đề lớn được dư luận quốc tế quan tâm. Bên cạnh đó nó còn góp phần vào chuyển hóa lực lượng quốc tế, đặc biệt làm xoay chuyển thái độ của Liên Xô và Trung quốc theo hướng ngày càng có lợi cho đường lối chống Mỹ cứu nước của ta trong giai đoạn 1961-1965. 2.1.3.3. Tăng cường đoàn kết nhân dân ba nước Đông Dương và mở rộng quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa Ngay từ khi mới ra đời, vấn đề đoàn kết quốc tế được Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng, đặc biệt là xây dựng sự đoàn kết giữa ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia. Ba dân tộc trên bán đảo Đông Dương có lịch sử lâu dài gắn bó với nhau về địa lý, kinh tế, vǎn hoá, xã hội, thường phải chống những kẻ thù chung là thực dân, đế quốc lớn. Điều đặc biệt là ba Đảng có chung nguồn gốc là Đảng Cộng sản Đông Dương và lãnh tụ Hồ Chí Minh, một nhân tố quan trọng tạo nên mối quan hệ đoàn kết quốc tế kiểu mới giữa ba nước, ba dân tộc. Đoàn kết cách mạng ba nước Đông Dương dưới sự lãnh đạo của một Đảng thống nhất (1930 - 1951) là nét độc đáo của lịch sử liên minh, đoàn kết của ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia. Trong thời gian không dài, đồng chí Nguyễn ái Quốc và Đảng Cộng Sản Đông Dương đã truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, giác ngộ tinh thần yêu nước và cách mạng, huấn luyện, đào tạo được những lớp cán bộ nòng cốt đầu tiên để xây dựng Đảng và phong trào cách mạng ở ba nước dần dần đủ sức lãnh đạo nhân dân ba nước giành được những thắng lợi cơ bản. Những thành công trên đặt nền móng cho việc xây dựng đoàn kết lâu dài giữa ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia. Trong khi tăng cường “chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam, Mỹ mở rộng “chiến tranh đặc biệt” sang Lào, tiếp tục uy hiếp chủ quyền lãnh thổ, phá hoại nền trung lập của Campuchia, mưu toan khống chế hai nước này và cô lập cách mạng miền Nam Việt Nam. Việt tăng cường đoàn kết giữa ba nước Đông Dương trở thành nhân tố có tầm quan trọng chiến lược bảo đảm thắng lợi cho kháng chiến của nhân dân Việt Nam. Từ năm 1960, ở Lào diễn ra cuộc đấu tranh quyết liệt, ngày 9/8/1960, một bộ phận quân đội Hoàng gia Lào do đại úy Coongle cầm đầu, làm đảo chính, lật đổ chính quyền thân Mỹ Phumi Nôxavẳn đưa ông Hoàng Phuma có xu hướng trung lập làm thủ tướng. Tháng 12/1960, Nôxavẳn làm phản đảo chính. Tháng Giêng năm 1961, Liên minh các lực lượng tiến bộ và trung lập Lào với sự giúp đở của quân tình nguyện Việt Nam giải phóng cách đồng Chum, đưa cách mạng Lào chuyển sang giai đoạn mới. Hoa kỳ vẫn ráo riết chuẩn bị can thiệp mạnh vào Lào, như báo động lực lượng quân sự Mỹ ở Okinawa, công bố chuyển khai 3.000 lính Mỹ ở Thái Lan. Việt Nam kiên quyết ủng hộ mặt trận Lào yêu nước và các lực lượng trung lập Lào đấu tranh quân sự kết hợp với đấu tranh trên bàn đàm phán nhằm làm thất bại chính sách can thiệp của Mỹ, tạo thuận lợi cho cách mạng Lào đi lên. Đáp lại đề nghị của Thái Tử Quốc Trưởng N.Xihanuc về việc triệu tập hội nghị quốc tế lập lại hòa bình ở Lào, ngày 5 tháng giêng năm 1961, gởi điện tán thành đề nghị của Quốc trưởng, khẳng định Việt Nam dân chủ cộng hòa luôn mong muốn một nước Lào độc lập, thống nhất, thịnh vượng theo chính sách hòa bình, trung lập không có nước ngoài can thiệp vào công việc nội bộ; Việt Nam quyết không từ một cố gắng nào để góp phần thực hiện mục tiêu đó. Việc ký kết hiệp định Geneva 1962 về Lào, là một thắng lợi to lớn của các lực lượng cách mạng và yêu nước ở Lào. Đấu tranh quân sự, ngoại giao ở Lào, phối hợp chặt chẽ với đấu tranh ở miền Nam Việt Nam. Ở Nậm Thà, quân cách mạng thắng lớn nhưng biết dừng lại đúng chỗ, đúng lúc để Mỹ không có cớ can thiệp. Sau khi hiệp định Geneva về Lào và Lào thành lập chính phủ liên hiệp, ngày 5/9/1962, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và vương quốc Lào lập quan hệ ngoại giao. Tháng 3/1963, Vua Lào Xixavang Vathana thăm Việt Nam, quan hệ Việt-Lào phát triển thuận lợi. Ngày 20/8/1962, Quốc trưởng Campuchia N.Xihanuc đề nghị triệu tập hội nghị quốc tề gồm 14 nước đã tham dự hội nghị Geneva 1962 về Lào để công nhận và đảm bảo nền trung lập và toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia. Tháng 11/1962, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra tuyên bố ủng hộ đề nghị ngày 20/8/1962 của chính phủ Vương quốc Campuchia. Việt Nam là nước lên tiếng sớm nhất về vấn đề này. Do chính sách gây hấn thô bạo của chính quyền Sài Gòn đối với Campuchia, tháng 3/1964, chính quyền vương quốc tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với chính quyền sài gòn và tháng Tám 1964 công bố lập kế hoạch quan hệ ngoại giao với Việt Nam dân chủ cộng hòa. Quan hệ giữa hia nước về mặt nhà nước có bước phát triển tốt đẹp. Chính sách của Việt Nam dân chủ cộng hoà đã góp phần cải thiện một cách đáng kể quan hệ giữa ba nước Đông Dương, tạo thuận lợi cho cuộc đấu tranh chống Mỹ, cứu nước ở miền Nam Việt Nam. Tuy nhiên, quan hệ giữa Việt Nam với Đảng nhân dân Campuchia bắt đầu gặp khó khăn. Năm 1959, lúc Việt Nam chuyển hướng chỉ đạo cách mạng miền Nam, Đảng công nhân Campuchia cũng chuẩn bị Đại hội lần thứ II theo phương hướng tiến hành đấu tranh bằng quân sự, chống đường lối hòa bình trung lập của N. Xihanuc. Lãnh đạo Việt Nam gợi ý đường lối cách mạng Campuchia lúc này chủ yếu là đấu tranh chính trị hòa bình, ủng hộ đường lối hòa bình trung lập của N.Xihanuc. Mâu thuẫn về đường lối và lợi ích giữa Việt Nam với Đảng nhân dân Campuchia bất đầu xuất hiện từ đây. Ở Châu Phi, năm 1961 Việt Nam lập quan hệ với các nước cộng hòa Ghinê, Cộng hòa Mali, Vương quốc Marốc, Angiêri, Yêmen, Cônggô (Brazavile), Cộng hòa Gana, Cộng Arập thống nhất Ai Cập. Tại châu Mỹ, năm 1960, Việt Nam công nhận và thiết lập quan hệ đoàn kết với cộng hòa Cuba , lá cờ đầu của chủ nghĩa xã hội ở Tây bán cầu. Tháng 8/1961, đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam do thủ tướng Phạm Văn Đồng dẫn đầu thăm Trung Quốc, Triều Tiên, Mông Cổ, Liên Xô, Tiệp Khắc, Balan. Trung tuần tháng 5 năm 1963, Đoàn đại biểu Đảng và nhà nước Trung Quốc do chủ tịch Lưu Thiếu kỳ dẫn đầu thăm Việt Nam. Tháng giêng năm 1964, đoàn đại biểu Đảng Lao động Việt Nam do bí thư thứ nhất Lê Duẩn dẫn đầu đi thăm Liên Xô, tháng 8/1964, đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam do chủ tịch Trường Chinh dẫn đầu thăm Inđônêxia. Tháng 5/1964, Đoàn đại biểu Campuchia, đoàn đại biểu Mali thăm Việt Nam. Cũng trong năm 1962, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam cử đoàn đại biểu do giáo sư Nguyễn Văn Hiếu dẫn đầu đi thăm Liên Xô, Tiệp Khắc, Hunggari, Cuba, Trung Quốc, Inđônêxia, Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên, Angiêri. [3,tr.194] Cùng với việc duy trì các hoạt động đoàn kết quốc tế củng cố khối đoàn kết trong phe xã hội chủ nghĩa, tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ, của Liên Xô và Trung Quốc, trong những năm 1961-1965, chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta vẫn luôn chú trọng đến sự phát triển với các nước trong khu vực, đặc biệt là việc xây dựng Liên minh chiến đấu chống kẻ thù chung của nhân dân ba nước Đông Dương. Trên diễn đàn tại Đại hội Đảng lần thứ III (9/1960), chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định quan điểm ủng hộ và sẵn sàng kề vai sát cánh chiến đấu của nhân dân Việt Nam với nhân dân Lào-Campuchia anh em. Người nói: “trong cuộc đấu tranh chung để bảo vệ hòa bình và độc lập dân tộc ở Đông Dương, nhân dân Việt Nam kiên quyết ủng hộ cuộc đấu tranh anh dũng của nhân dân Lào hiện nay, nhằm chống đế quốc Mỹ, nhằm đưa nhân dân Lào lên con đường hòa hợp dân tộc, độc lập, thống nhất và hòa bình trung lập. Chúng ta thành tâm mong rằng quan hệ hữu nghị giữa nước ta và các nước láng giềng, trước hết là Campuchia và Lào được xây dựng và phát triển tốt”. Từ cuối năm 1963, sang năm 1964, quân và dân miền Nam đẩy mạnh chiến tranh quân sự, chính trị trên cả ba vùng chiến lược, giáng cho quân ngụy Sài Gòn những đòn nặng nề, phá tan 3.659 ấp chiến lược. Tháng 12/1962, chính Tổng thống Kennedy đã thừa nhận rằng trong cuộc chiến tranh này, Mỹ đang ở trong một đường hầm, chưa có lối thoát. Tờ thời báo New York, ngày 7/10/1963, thừa nhận: Cảm tưởng ở nước Mỹ là Hoa Kỳ đang sa lầy ở miền Nam Việt Nam. Phối hợp với các cuộc đấu tranh trên mặt trận chính trị, quân sự, hoạt động đoàn kết quốc tế của Việt Nam được mở rộng. Nhiệm vụ chủ yếu của hoạt động đoàn kết quốc tế ở hai miền lúc này là khuyếch trương thắng lợi của quân và dân miền Nam trên chiến trường, tố cáo Mỹ và cảnh báo dư luận thế giới về âm mưu nguy hiểm của Mỹ leo thang chiến tranh; khẳng định quyết tâm của nhân dân Việt Nam đánh bại hành động chiến tranh của Mỹ; động viên dư luận thế giới lên án Mỹ, ngăn chặng Mỹ mở rộng c hiến tranh và ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam. Ngày 27/3/1964, chủ tịch Hồ Chí Minh triệu tập hội nghị chính trị đặc biệt. Phát biểu tại hội nghị Người nói: “tình hình ở miền Nam hiện nay chứng tỏ một cách rõ rệt sự thất bại không thể tránh khỏi của đế quốc Mỹ trogn cuộc chiến tranh đặc biệt này” [3, tr.195] và cảnh báo “nếu chúng liều lĩnh động đến miền Bắc thì nhất định chúng sẽ thất bại thảm hại” [3, tr.196]. Về lối thoát cho tình hình miền Nam Việt Nam, chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “giải pháp duy nhất đúng đắn về vấn đề miền Nam là phải thực hiện nghiêm chỉnh các điều khoản cơ bản của hiệp định Geneva năm 1954 về Đông Dương…” Dư luận thế giới lúc này quan tâm nhiều đến tình hình Việt Nam. Ngày 8/7/1964, Tổng thư ký Liên hợp quốc U Than tuyên bố: “không thể mang lại hòa bình ở Việt Nam bằng các biện pháp quân sự” [3, tr.195], ông kêu gọi triệu tập một hội nghị Geneva và đề nghị một cuộc trao đổi trực tiếp giữa Hà Nội và Washington. Trả lời đề nghị này, chủ tịch Hồ Chí Minh tỏ ý sẵn sang cử phái viên gặp đại diện Mỹ ở Rănggun hay bất cứ một thủ đô trung lập nào ở Đông Nam Á. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã khuyến khích xu hướng De Gaulle chủ trương trung lập Đông Dương để phân hóa hàng ngũ các nước đồng minh của Mỹ. Tháng 4/1964, trả lời phỏng vấn của nhà báo Ôxtrâylia W. Bơcset, chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “…những ý kiến của tổng thống De Gaulle về việc trung lập hóa, bao gồm vấn đề thủ tiêu những căn cứ quân sự và mọi sự can thiệp nước ngoài ở khu vực này của Đông Nam Á, kể cả miền Nam Việt Nam, đáng được chú ý thích đáng”[3, tr.196]. Với phương châm “giúp bạn là tự giúp mình”, thể hiện bằng hành động thiết thực, chủ tịch Hồ Chí Minh ra quyết định thành lập đoàn 959- có nhiệm vụ làm chuyên gia quân sự cho quân ủy trung ương và bộ chỉ huy tối cao quân đội giải phóng nhân dân Lào, tổ chức chi viện và chỉ huy trực tiếp các đon vị quân tình nguyện Việt Nam chiến đấu trên đất Lào. Trên cơ sở chi viện mạnh mẽ của bộ đội quân tình nguyện Việt Nam, lực lượng Pathét Lào liên tục mở rộng vùng giải phóng, tạo nên một cục diện chính trị có lợi ở Cánh đồng Chum (1961), Nậm Thà (1962), buộc đế quốc Mỹ và các thế lực tay sai ở Lào phải chấp nhận ngừng bắn, thành lập chính phủ Liên hiệp (6/1962), sau đó ngày 23/7/1962, hiệp định Giơnevơ về Lào được ký kết, lần đầu tiên nước Lào được quốc tế cam kết “tôn trọng nền độc lập, chủ quuyền và thống nhất toàn lãnh thổ”. Mặc dù tình hình ở Lào bị tác động bởi những thế lực và trở nên phức tạp nhưng xuất phát từ những tư tưởng “láng giềng thân thiện” “thêm bạn bớt thù”, chủ tịch Hồ Chí Minh mời Vua Lào Xixavang Vátthana sang thăm Việt Nam thắt chặt hơn tình hữu nghị giữa hai nước. 2.2. Đoàn kết quốc tế trong cách mạng Việt Nam giai đoạn 1964-1975 2.2.1. Hoàn cảnh lịch sử 2.2.1.1. Tình hình quốc tế Giữa những năm 50, sau khi cuộc chiến tranh ở Triều Tiên và Việt Nam chấm dứt, tinh hình thế giới đã bớt căng thẳng, song những mầm mống của sự phức tạp mới đã nảy mầm. Lực lượng xã hội chủ nghĩa thế giới vẫn trên đà phát triển. Liên Xô đạt được nhiều thành tựu trên nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hóa, khoa học, kỹ thuật, quốc phòng. Năm 1957, Liên Xô đã phóng vệ tinh nhân tạo của trái đất và thử thành công tên lửa vượt đại châu, một thành tựu có ý nghĩa quan trọng về chiến lược. Tuy nhiên trong đường lối đối nội và đối ngoại của Liên Xô lúc bấy giờ có nhiều sai lầm nghiêm trọng. Việc đấu tranh chống “ tệ sùng bái cá nhân” đã đi quá xa trong việc phê phán Stalin làm giảm uy tín cảu Liên Xô trên trường quốc tế. Do nhận định chủ quan về chủ nghĩa Cộng Sản ở Liên Xô đã “thắng lợi hoàn toàn”, “chắc chắn” và “bước vào giai đoạn xây dựng chủ nghĩa cộng sản” đã dẫn đến việc “duy ý chí”, muốn “đốt cháy” giai đoạn không thực tế và thiếu khoa học. Về đối ngoại, bên cạnh việc đấu tranh loại trừ nguy cơ chiến tranh, duy trì hòa bình và an ninh chung, phản đối chạy đua vũ trang, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc của các nước, mở rộng và củng cố sự hợp tác giữa các nước xã hội chủ nghĩa, Đảng, Chính phủ Liên Xô cũng có những biểu hiện hữu khuynh trong việc “chung sống hòa bình” với các nước tư bản đế quốc, vi phạm những nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng chủ quyền của các dân tộc, sự bình đẳng giữa các nước. Những sai lầm này đã ảnh hưởng đến vai trò và uy tín quốc tế của Liên Xô và thắng lợi cho phong trào cách mạng thế giới. Trung Quốc là nước lớn thứ hai trong phe xã hội chủ nghĩa. Vào nửa cuối thập kỷ 50, nước này có bước tiến bộ rõ rệt trong nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hóa xã hội. Trong những năm này, Đảng Cộng Sản và chính phủ Trung Quốc thực hiện đường lối đối ngoại đúng đắn, góp phần củng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐoàn kết quốc tế, một trong những nguyên nhân thắng lợi của cách mạng Việt Nam (1954 -1975).doc
Tài liệu liên quan