MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG ÍCH 7
1.1. Quá trình hình thành các doanh nghiệp công ích trong các nền kinh tế 7
1.2. Quá trình hình thành doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp công ích ở Việt Nam 25
1.3. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp công ích 40
Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG ÍCH THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN QUA 46
2.1. Quá trình hình thành và phát triển các doanh nghiệp công ích thành phố Hà Nội 46
2.2. Kết quả đạt được của doanh nghiệp công ích những năm qua 55
2.3. Những vấn đề đặt ra và nguyên nhân 69
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG ÍCH 82
3.1. Những quan điểm và phương hướng cơ bản 82
3.2. Các giải pháp 92
KẾT LUẬN 114
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 117
122 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1773 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Doanh nghiệp công ích trên địa bàn Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ặc thù nghề nghiệp cao là không được đình công: "Không được đình công ở một số doanh nghiệp phục vụ công cộng và doanh nghiệp thiết yếu cho nền kinh tế quốc dân hoặc an ninh, quốc phòng". Đặc điểm này của các DNCI phù hợp với nguyên tắc "liên tục" của việc cung cấp HHCC trên thị trường.
2.2. Kết quả đạt được của doanh nghiệp công ích những năm qua
2.2.1. Phục vụ ngày càng tốt hơn các sản phẩm công ích, hàng hóa công cộng góp phần ổn định xã hội, cải thiện môi trường
- Thứ nhất: Các DNCI của ngành GTCC đã thực hiện tốt nhiệm vụ cải tạo, chỉnh trang và phát triển giao thông đô thị.
Thực hiện chức năng quản lý chuyên ngành, Sở GTCC đã thực hiện các dự án nhằm cải tạo mạng lưới giao thông công cộng theo hướng kết hợp mở đường với chỉnh trang, tôn tạo các công trình kiến trúc, tạo nên các đường phố văn minh hiện đại.
Trong 5 năm (1991-1995), thành phố đã huy động được 56,47 triệu USD để cải tạo và mở rộng đường nội thành; trang bị đèn chiếu sáng công cộng, đền tín hiệu giao thông, giữ cho thành phố xanh, sạch, đẹp. Bộ mặt đô thị Hà Nội ngày càng khang trang, đổi mới.
Đến hết năm 2004, tổng chiều dài đường mở mới, chỉnh trang, nâng cấp được 144,1 km. Trên hầu hết các tuyến đường này, chất lượng được nâng cao, dải phân cách xây đẹp với những thảm cỏ xanh, hệ thống đèn chiếu sáng hoàn chỉnh. Hà Nội đẹp hơn với sự ra đời của các tuyến đường mới, đạt tiêu chuẩn quốc gia.
Dự án Tăng cường năng lực quản lý giao thông đô thị Hà Nội với tổng kinh phí 24,3 triệu USD (vay vốn tín dụng của WB), thời gian thực hiện 5 năm từ 1999-2003. Nội dung của dự án bao gồm cải tạo hạ tầng và tổ chức quản lý giao thông trên 4 hành lang: Tây Sơn, Trần Quang Khải, Bạch Mai, Lê Duẩn. Ngoài ra còn cải tạo một số tuyến đường trong khu phố cổ và trong khu phố cũ thời Pháp, tổng chiếu dài các đường phố được cải tạo khoảng 42 km.
Khối lượng duy tu, duy trì đường phố tăng từ 30.000 m2/năm (năm 1985) lên 4.552.000 m2 mặt đường và 1.602.000m2 hè (năm 2004), tỷ lệ mặt đường được rải thảm nhựa nóng từ 15,2 % tăng lên 93,5 %.
Giai đoạn 1990-2004, các DNCI ngành GTCC đã thực hiện chỉ tiêu vốn sự nghiệp kinh tế, duy trì các công trình giao thông đô thị là 3.345,6 tỷ đồng (hàng năm tăng từ 2 ữ 3%), trong đó vốn nước ngoài là 2.496,9 tỷ đồng; thực hiện chỉ tiêu vốn xây dựng cơ bản là 5.032,64 tỷ đồng (hàng năm tăng từ 12 ữ 15%); sản lượng công nghiệp thực hiện là 12.680 tỷ đồng (hàng năm tăng 8 ữ 10%); tổng doanh thu 7.524 tỷ; nộp ngân sách 531,1 tỷ; thu nhập của người lao động năm sau luôn cao hơn năm trước, so với năm 1990 đã tăng 3,38 lần.
Địa bàn Thủ đô Hà Nội trong năm 2004, công tác tổ chức giao thông nhằm giảm tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông được triển khai đồng bộ, kiên trì và kiên quyết bằng nhiều giải pháp đồng bộ. Xóa bỏ 9 điểm đen về tai nạn giao thông, thi công nhiều gồ cưỡng bức giảm tốc và các vạch sơn giảm tốc trên các tuyến phố nội ngoại thành, sơn kẻ tổ chức giao thông, tổ chức duy tu duy trì các nút giao thông, các vạch cho khách bộ hành, phân làn giao thông, áp dụng phân làn cho các xe đi thẳng, rẽ trái, rẽ phải tại đường Kim Mã. Thực hiện tổ chức giao thông trên một số tuyến đường một chiều, cấm xe ôtô và một chiều cho các xe ô-tô. Hoàn thành 8 nút đèn tín hiệu giao thông độc lập góp phần làm giảm ùn tắc giao thông, xóa bỏ 5 điểm đỗ xe không đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Bổ sung thay thế các biển báo giao thông trên một số tuyến đường phù hợp với thực tế; điều chỉnh, dịch chuyển một số đoạn dải phân cách giảm ùn tắc, phù hợp lưu lượng giao thông. Thực hiện thí điểm thành công làn đường dành cho xe rẽ phải khi có đèn đỏ tại 2 nút: Lê Duẩn - Trần Nhân Tông và Giảng Võ - Cát Linh.
- Thứ hai: Các doanh nghiệp quản lý giao thông đã đạt được những kết quả bước đầu trong việc tổ chức, quản lý, khai thác giao thông tĩnh.
Bằng việc tranh thủ sự ủng hộ của cấp trên, đã tổ chức, phân công rõ trách nhiệm và nhiệm vụ, đồng thời tiến hành phối hợp khá đồng bộ các doanh nghiệp trong và ngoài ngành. Các doanh nghiệp sở GTCC đã quản lý tốt và đầu tư phát triển thêm diện tích đỗ xe, các bến xe, từng bước đáp ứng nhu cầu và phù hợp với quy hoạch; hệ thống các bến đỗ xe đã có sự phát triển không ngừng; từ chỗ năm 1990 tỷ lệ đất xây dựng điểm đỗ xe là 0%, đến nay đã đạt 0,45% đất xây dựng đô thị. Đến hết năm 2004, toàn thành phố Hà Nội có 140 bến xe và điểm đỗ xe công cộng với tổng diện tích 272.370 m2. Kết quả quản lý và khai thác giao thông tĩnh ở Hà Nội đã góp phần giữ gìn trật tự, an ninh và mỹ quan của Thủ đô, tạo điều kiện cho vận tải đảm bảo thuận tiện, văn minh trong phục vụ hành khách.
- Thứ ba: Các doanh nghiệp vận tải hành khách công cộng đạt được thành tích cao, góp phần giải quyết giao thông đô thị và tạo niềm tin, thay đổi tâm lý người dân.
Trước đây, Công ty Xe buýt Hà Nội thực hiện vận tải hành khách trong nội thành duy nhất của thành phố, tuy vậy hàng năm chỉ đạt khoảng 500.000 lượt hành khách, chiếm 2% nhu cầu đi lại của nhân dân.
Từ năm 1996, thực hiện chủ trương của Chính phủ và UBND Thành phố "Ưu tiên phát triển xe buýt công cộng", đến nay đã có ba doanh nghiệp tham gia vận chuyển xe buýt trên địa bàn Hà Nội. Năm 2000, mạng lưới xe buýt đã phát triển lên 31 tuyến với tổng chiều dài 506,5 km, đạt sản lượng vận chuyển khoảng 11 triệu hành khách/năm. Công ty đã nêu khẩu hiệu ban đầu"Xây dựng các tuyến xe buýt tiêu chuẩn" để "Mua thói quen sử dụng xe buýt của người dân". áp dụng phương thức quản lý mới theo hướng "4 tập trung": điều hành tập trung, tài chính tập trung, ga-ra tập trung, kiểm tra giám sát tập trung; bãi bỏ hình thức khoán doanh thu mà thay vào đó là khoán bằng chất lượng phục vụ. Kết quả của phương pháp tổ chức quản lý phù hợp, sát yêu cầu thực tế đã tạo ra một thành tích nhảy vọt trong lĩnh vực này.
Đến nay, vận tải hành khách công cộng của Hà Nội đã phát triển nhanh, mạnh với tổng số 520 xe buýt mới và tiếp nhận 150 xe RENAULT đưa vào phục vụ hành khách. Năm 2001, chỉ có 30 tuyến xe buýt với sản lượng 19,75 triệu hành khách/năm, đến năm 2004 đã có 41 tuyến, đạt sản lượng hơn 285 triệu hành khách/năm.
Xe buýt hiện nay không những chạy trên các đường vành đai, các trục hướng tâm vào thành phố mà còn vươn ra địa phận một số tỉnh lân cận (Bắc Ninh, Hà Nam, Hưng Yên). Mỗi ngày, bình quân xe buýt Hà Nội chở được 200.000 lượt hành khách, trong đó có 50.000 hành khách mua vé tháng. Hà Nội đã có tuyến đường Nguyễn Trãi (từ Cầu Mới đến Hà Đông) dành riêng cho xe buýt góp phần đảm bảo an toàn và tạo điều kiện cho xe chạy nhanh hơn.
Năm 2004 đã hoàn thành vượt mức chỉ tiêu vận tải hành khách công cộng đi lại bằng xe buýt: đã vận chuyển 285,3 triệu lượt hành khách, đạt 115,7% so với kế hoạch giao năm 2004, bình quân mỗi ngày vận chuyển 773.292 lượt hành khách, trong đó khách đi vé tháng chiếm 78%. Tổng số phương tiện tham gia là 687 xe. Đã mở mới 1 tuyến, nâng tổng số lên 41 tuyến xe buýt với tổng chiều dài tuyến là 800,9 km, cự ly tuyến bình quân là 19,5 km. Đã có 5 tuyến xe buýt cân đối được thu - chi, cụ thể: tuyến 01: Long Biên - Hà Đông, tuyến 03: Giáp Bát - Gia Lâm, tuyến 16: Giáp Bát - bến xe Mỹ Đình, tuyến 21: Giáp Bát - Hà Đông, tuyến 34: bến xe Mỹ Đình - Gia Lâm. Đó là kết quả tốt, đáng khích lệ, khen thưởng vì chủ yếu các doanh nghiệp vận tải công cộng từ trước đến nay đều bị lỗ (riêng năm 2004 ngân sách nhà nước phải bù lỗ 100 tỷ đồng). Hoàn thành cam kết giữa 2 tỉnh, thành phố về kéo dài tuyến buýt số 10 lên Bắc Ninh, được nhân dân hoan nghênh. Tăng trưởng phục vụ có sự đột biến, từ 12 triệu lượt hành khách năm 2000 tăng lên 285,3 triệu lượt hành khách năm 2004 (gấp 23,7 lần tương ứng tăng 2.377,5%), dự kiến năm 2005 sẽ phục vụ được 350 triệu lượt hành khách, tương đương 22% nhu cầu đi lại của nhân dân (chỉ tiêu 20 ữ 25%).
- Thứ tư: Các doanh nghiệp vệ sinh môi trường hoạt động thực sự đạt kết quả cao. Công tác đảm bảo vệ sinh môi trường thành phố có sự chuyển biến tích cực.
Trên cơ sở "Quy hoạch tổng thể bảo vệ môi trường thành phố Hà Nội", đã tổ chức triển khai nhiều đề án lớn về công tác vệ sinh môi trường như: Đề án Giảm bụi thành phố; Đề án Chống phóng uế bừa bãi nơi công cộng; Dự án xây dựng Khu liên hiệp xử lý chất thải Nam Sơn - Sóc Sơn (diện tích 83 ha); Dự án cung cấp 70 xe ôtô chở rác chuyên dùng hiện đại; Dự án xây dựng Nhà máy chế biến phế thải Cầu Diễn (công suất xử lý 1 năm 50.000 tấn rác thải thành 13.260 tấn phân hữu cơ chất lượng cao phục vụ cây trồng); Xây dựng xưởng đốt rác y tế nguy hại tập trung công suất 3,2 tấn/ngày đã đảm bảo xử lý triệt để chất thải rắn y tế nguy hại của tất cả các bệnh viện trên địa bàn Hà Nội; Dự án Khu xử lý chất thải công nghiệp công suất 100 tấn/ngày đảm bảo xử lý chất thải rắn công nghiệp của Hà Nội và khu vực phía Bắc… Các dự án đã hoàn thành đi vào hoạt động đã phát huy hiệu quả to lớn trong công tác đảm bảo vệ sinh môi trường của thành phố.
Ngay từ năm 1992 đã tổ chức xóa bỏ hoàn toàn 102 chân điểm rác gây ô nhiễm môi trường và mất mỹ quan đô thị. Đến năm 2002 đã xóa hoàn toàn và cải tạo 11.000 hố xí 2 ngăn và hố xí thùng. Cải tạo nâng cấp 250 nhà vệ sinh công cộng và vệ sinh liên gia, xây lắp mới 21 nhà vệ sinh công cộng đảm bảo yêu cầu về vệ sinh môi trường. Tổ chức lắp đặt hàng ngàn thùng rác công cộng trên các đường phố tạo điều kiện để người đi đường, khách vãng lai thực hiện ý thức giữ gìn vệ sinh nơi công cộng.
Đến nay đã có 100% đường phố, ngõ xóm, khu dân cư được duy trì vệ sinh với tổng diện tích trên 505 ha; hàng ngày bảo đảm thu dọn, vận chuyển và xử lý trên 2.000 tấn rác thải sinh hoạt, 1.200 tấn rác thải xây dựng, 50 tấn chất thải công nghiệp, 1,5 tấn chất thải rắn y tế nguy hại; tái chế 160 tấn rác thải thành 75 tấn phân hữu cơ, thực hiện phân loại rác từ nguồn trên địa bàn phường Phan Chu Trinh. Ngoài công tác và nhiệm vụ sản xuất chính, công tác tuyên truyền, vận động mọi người dân cùng tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường thành phố được quan tâm và đẩy mạnh. Nhiều phong trào đã phát huy hiệu quả cao như: nề nếp tổng vệ sinh hàng tuần, phong trào"Phụ nữ và nhân dân Thủ đô không đổ rác, phế thải ra đường, nơi công cộng", "Tuyến đường tự quản", "Tuyến đường văn minh đô thị", từ đó góp phần làm cho bộ mặt đô thị của Thủ đô ngày càng khang trang, sạch đẹp hơn.
Năm 2004 đã vận chuyển và xử lý 358.020 tấn rác về bãi rác Nam Sơn - Sóc Sơn (trung bình 1.326 tấn/ngày), thu dọn 341.000 tấn phế thải xây dựng (trung bình 1.200 tấn/ngày), xử lý 200.000 m3 nước rác tại bãi Nam Sơn, lắp đặt thêm nhiều thùng rác các loại.
- Thứ năm: Công ty Thoát nước đã bước đầu đảm bảo thoát nước đô thị và giải quyết nhanh úng ngập cục bộ.
Năm 1989, hệ thống cống thoát nước của thành phố chỉ có 120 km trong đó nhiều tuyến đã hư hỏng, không phát huy hết hiệu quả. Công ty Thoát nước Hà Nội đã tập trung sức sửa chữa, cải tạo và xây dựng mới, nâng tổng chiều dài hệ thống cống thoát nước lên 182 km.
Dự án Thoát nước giai đoạn I với tổng kinh phí đầu tư 200 triệu USD sau khi đưa vào sử dụng đã phát huy hiệu quả, hệ thống cống ngầm khu vực Trúc Bạch, Trần Bình Trọng; các thiết bị nạo vét hệ thống thoát nước; hồ điều hòa nam Yên Sở diện tích 43 ha, cụm công trình đầu mối Yên Sở có công suất 45 m3/s và công trình kè bờ sông Kim Ngưu, làm đường dạo hai bên, lắp đặt hệ thống chiếu sáng, trồng cây xanh…
Trong giai đoạn 1990-2004, công ty đã đầu tư dàn thiết bị gồm: xe, máy, cẩu, pông-tông… chuyên dùng nhập từ Nhật Bản, Trung Quốc, vừa cải thiện điều kiện làm việc cho cán bộ công nhân viên vừa đẩy nhanh tốc độ nạo vét, khơi thông dòng chảy. Hệ thống thoát nước được quản lý bằng hệ thống thông tin bản đồ (GIS). Đã lắp đặt các trạm bơm cố định và di động tại Ngọc Khánh, Thành Công, Thiền Quang, Giảng Võ để duy trì mực nước hồ theo quy định; đầu tư cân điện tử, hệ thống camera để kiểm soát chặt chẽ khối lượng nạo vét, khơi đào, vận chuyển; cải tiến các nắp đậy kín khít cho các xe chuyên dùng, các thiết bị vận chuyển bùn trong thi công, đảm bảo vệ sinh và mỹ quan đô thị.
Kết quả, trong năm 2004 Công ty Thoát nước đã nạo vét 80.000 m3 bùn; tổ chức nạo vét, thu dọn phế thải tại Hồ Hoàn Kiếm. Sửa chữa xong cống qua đê Yên Sở và kiểm tra sau mùa lũ lụt 2004 đạt yêu cầu về chất lượng. Đến năm 2005, hệ thống cống có tổng chiều dài 448 km, hệ thống mương 91,4 km, hệ thống sông dài 33 km, 42 hồ điều hòa và 9.300 ga thu. Trạm bơm đầu mối Yên Sở công suất 45 m3/s, đập Thanh Liệt công suất 45 m3/s và hồ điều hòa Yên Sở có thể chủ động thoát nước trong mùa mưa bão kể cả lúc mực nước các sông dâng cao, đảm bảo thành phố không bị úng ngập với các trận mưa có cường độ 172 mm/2ngày.
- Thứ sáu: Các doanh nghiệp ngành cấp nước đã đáp ứng ngày càng tốt hơn việc cung cấp nước sạch cho sinh hoạt của Thành phố.
Các doanh nghiệp cấp nước đã hoàn thành khối lượng công việc lớn. Sau khi hoàn thành Dự án cấp nước Phần Lan, Dự án cấp nước Gia Lâm, tổng công suất cấp nước được nâng lên từ 299.000 m3/ngày (năm 1989) lên 400.000 m3/ngày (năm 1998). Tuyến ống truyền dẫn từ 130 km (năm 1989) lên 180 km (năm 1999), tuyến ống phân phối từ 290km (năm 1989) lên 541 km (năm 1999), có 1,8 triệu dân thành phố được sử dụng nước sạch. Bình quân lượng nước sử dụng tăng từ 80 lít/người/ ngày lên 120 lít/người/ngày. Đây là cố gắng rất lớn của các doanh nghiệp cấp nước.
So với năm 1990, đến nay công suất cấp nước tăng thêm 137.000 m3/ngày, tỷ lệ nước thu được tiền đạt gần 63% (năm 1990 là 35%), đã từng bước giảm chi ngân sách, tái đầu tư mở rộng mạng lưới cấp nước trong thành phố. Mạng lưới tuyến ống truyền dẫn tăng 154,36 km, ống phân phối tăng 660,74 km. Đến cuối năm 2003, tổng số hộ sử dụng nước sạch là 289.048 hộ với 1.524.674 người.
Triển khai kế hoạch cấp nước hè năm 2004 (tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch giảm 4%, lượng nước sạch tăng thêm 90.400 m3/ngày đêm). Với 15 nhà máy nước, 11 trạm bơm tăng áp, 154 giếng hiện có, sản lượng nước bình quân đạt 450.000 m3/ngày đêm. Năm 2005 dự kiến đạt 558.000 m3/ngày đêm, tăng 1,4 lần so với năm 2000; dự kiến cuối năm 2005 sẽ đạt 88,5% dân số được cung cấp nước sạch với tiêu chuẩn trung bình 120 ữ 130 lít/người/ngày.
- Thứ bảy: Đảm bảo chiếu sáng công cộng 100% nội thành và từng bước hoàn thiện chiếu sáng các quận mới thành lập và các huyện ngoại thành.
Với sự nỗ lực cố gắng, Công ty Chiếu sáng và thiết bị đô thị từ năm 1989 đến năm 1999 đã tăng chiều dài tuyến đèn chiếu sáng từ 238 km lên 572 km. Toàn bộ hệ thống chiếu sáng ở nội thành được nâng cấp thành đèn cao áp. Tỷ lệ chiếu sáng bình quân đạt 90%, cung cấp đủ ánh sáng cho thành phố vào ban đêm, phục vụ tốt các ngày Lễ, Tết; góp phần đảm bảo an ninh chính trị và trật tự xã hội.
Đến nay, mạng lưới chiếu sáng có 35.593 đèn, 1.315 km cáp điện các loại với tổng công suất 6,176 MW, đảm bảo tỷ lệ bóng sáng 90%, trang trí lộng lẫy, tưng bừng trong các ngày Lễ hội, Tết. Đến hết năm 2004 đã chiếu sáng đạt 100% các ngõ xóm thuộc 7 quận nội thành; hoàn thành thi công chiếu sáng 30% ngõ xóm hai quận mới Long Biên và Hoàng Mai. Đã xây dựng mới 7 km đèn chiếu sáng, cải tạo nâng cấp 10 km, 170 km đèn ngõ xóm.
- Thứ tám: Hệ thống công viên, cây xanh, vườn thú có nhiều đổi thay theo hướng tích cực.
Năm 1989 thành phố có 33 công viên, vườn hoa với tổng diện tích 1.243.856 m2. Công ty Công viên cây xanh, Công ty Công viên Thống nhất vừa duy tu các công viên đã có, vừa xây dựng thêm 12 vườn hoa nhỏ, 1 công viên lớn (Yên Sở), cải tạo nâng cấp các công viên Nghĩa Đô, Thống nhất, Lê-nin, Ba Mẫu, Thiền Quang, đưa thêm nhiều loại cây hoa mới vào phục vụ nhân dân; mỗi năm trồng thêm 10.000 ữ 15.000 cây xanh, nâng tỷ lệ cây xanh bình quân từ 2 m2/người lên 4,5 m2/người (năm 2004), đạt 25% so với yêu cầu về diện tích dành cho cây xanh, công viên, thể dục thể thao (18 m2/người). Đến nay, ngành GTCC đã quản lý 49 công viên, vườn hoa với tổng diện tích 1.663.790 m2.
Các công viên, vườn hoa luôn có nhiều hoa đẹp, màu sắc rực rỡ, hoa được bố trí tạo các mảng mầu hài hòa và bố trí trồng thay bằng các mảng lá màu vào những thời gian giáp vụ. Để hạn chế tối đa tác động của thời tiết đặc biệt là vào những tháng mùa đông, thời tiết khô hạn, không có mưa, rét đậm, rét hại kéo dài, gây ảnh hưởng đến cây hoa, cần có chế độ chăm sóc riêng như trồng cây hoa trong bầu, trong giỏ… nên vẫn đảm bảo theo đúng yêu cầu của thành phố. Các bãi cỏ được duy trì, chăm sóc bảo đảm đúng quy trình kỹ thuật, những khu vực đất trống được bố trí trồng, cấy dặm kịp thời, tăng cường tưới nước, chăm sóc cây trong mùa hanh khô. Công tác vệ sinh các công viên, vườn hoa, giải phân cách luôn được chú trọng, đảm bảo vệ sinh quét dọn, thu gom và vận chuyển rác xong trước 7 giờ sáng hàng ngày. Thường xuyên bố trí nhặt rác ngày, tăng cường vệ sinh các mặt hồ, nhất là sau các ngày Lễ, Tết.
Vườn Thú Hà Nội khi thành lập năm 1976 chỉ có 30 loài động vật gồm gần 300 cá thể, chủ yếu là chim bồ câu. Đến nay, đàn động vật đã tăng tới 531 con thuộc 95 loài thuộc các lớp cá, lưỡng cư - bò sát, chim và thú. Không chỉ ở mức duy trì, nhiều loài động vật đặc hữu quý hiếm của Việt Nam như: Công, Gà Lôi lam mào trắng, Gà Lôi lam đuôi trắng, Trĩ sao, Gà Lôi vằn, Gà đẫy luôn được quan tâm tăng cường và bổ sung cả một số loài nhập về từ nước ngoài thêm hấp dẫn khách tham quan như: Đà điểu châu Phi, Hắc tinh tinh có nguồn gốc châu Phi, Ngựa hoang, Hổ A-Mua từ châu Âu, Đà điểu châu Mỹ, Vẹt vàng xanh Nam Mỹ, Vẹt Amazôn, Báo đen từ Nam Mỹ.
Công tác nghiên cứu về nhân giống bảo tồn đa dạng sinh học trong Vườn Thú luôn được chú trọng, đặt chương trình cho những loài đặc hữu như: Gà Lôi lam đuôi trắng, các loài chim họ Trĩ, Cầy vằn, Hổ Đông Dương… đã cho những thành công đầu tiên trong điều kiện nuôi tại Việt Nam được giới chuyên môn trong và ngoài nước đánh giá cao. Kết quả của công tác nhân giống bảo tồn này càng hấp dẫn khách tham quan, thêm hiệu quả với nhiều nội dung giáo dục bảo tồn phong phú, đồng thời có nguồn động vật để trao đổi với nhiều vườn thú và Tổ chức bảo tồn quốc tế. Từ những thành công này, các cán bộ khoa học của Vườn Thú đã được mời tham gia báo cáo tại nhiều Hội thảo khoa học về Bảo tồn động vật ở trong nước, khu vực và thế giới [52, tr.37 - 51].
2.2.2. Kết quả chung của các doanh nghiệp công ích trên địa bàn Hà Nội
Bước vào thời kỳ ổn định và phát triển, các DNCI của Thành phố đã góp phần cân đối, phát triển nền kinh tế ổn định, phù hợp với KTTT định hướng XHCN; tiết kiệm chi phí xã hội qua đó tạo điều kiện sử dụng các nguồn lực chung một cách có hiệu quả cao... Kết quả hoạt động của hệ thống DNCI đóng góp to lớn vào việc bình ổn giá cả thị trường, đảm bảo công bằng xã hội, người dân thực sự được hưởng lợi từ các SP, DVCI và tạo ra diện mạo mới cho bộ mặt của Thủ đô.
Cung cấp các SP, DVCI còn mang đến cho xã hội những hiệu ứng ngoại lai quan trọng, đó là ngăn chặn và bổ sung cho những khiếm khuyết của thị trường nhằm làm cho thị trường hoạt động lành mạnh, có hiệu quả cao hơn. Một ví dụ là nếu phương tiện giao thông công cộng tiện dụng và giá rẻ thì lưu lượng các loại phương tiện cá nhân sẽ giảm đi, do đó giảm chi phí giải quyết các vấn đề về môi trường và tắc nghẽn giao thông, góp phần giảm chi phí đầu tư toàn xã hội. Các dự án cải tạo giao thông đưa và hoạt động đã góp phần giảm chi phí hoạt động của các phương tiện có động cơ, xe máy; giảm chi phí bảo dưỡng đường, giảm thiệt hại về thời gian đi lại và giảm tai nạn giao thông. Mặt khác, các dự án này cũng đã góp phần thúc đẩy quá trình đô thị hóa, quá trình phát triển kinh tế và xã hội. Thông qua việc cải tạo cơ sở hạ tầng giao thông đô thị, đã giảm thiểu mức độ ô nhiễm và độ ồn do giảm được tình trạng ùn tắc giao thông.
Một số khu vực trên địa bàn thành phố phát triển quá tập trung (khu phố cổ, phố cũ, nội thành), trong khi một số khu vực khác thì cả mật độ dân số lẫn mức độ hoạt động của cộng đồng dân cư đều thấp. Hiện tượng di chuyển từ một số khu vực này sang khu vực khác khi thái quá (giờ cao điểm, dịp Lễ Tết, ngày hội) sẽ tạo ra những hiệu ứng tiêu cực do mật độ quá cao hay quá thấp. Vì vậy nên nếu các SP, DVCI hấp dẫn về giá cả và chất lượng sẽ là một trong những thành tố quan trọng tạo nên chính sách quy hoạch vùng mang lại hiệu quả cao.
Việc cung cấp đủ ánh sáng cho thành phố vào ban đêm đã góp phần đảm bảo an ninh chính trị và trật tự xã hội. Công tác xây dựng và quản lý đô thị có bước chuyển biến tích cực với sự đầu tư ngày càng mạnh đã làm cho bộ mặt đường phố ngày càng khang trang sạch đẹp, phát triển theo hướng đô thị hiện đại. Cải tạo nâng cấp các công trình hạ tầng kỹ thuật đã góp phần làm cho thành phố xanh - sạch - đẹp và giải quyết bức xúc dân sinh.
Đảm bảo tiêu, thoát nước mùa mưa đem lại lợi ích kinh tế - xã hội to lớn: giảm thiệt hại tài sản của nhà nước và công dân do úng ngập, cải thiện môi trường sống, chống ô nhiễm và tạo môi trường thu hút đầu tư, làm tăng giá trị sử dụng đất và góp phần bảo vệ chất lượng nguồn nước ngầm.
Bảng 2.1: Tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch và thanh quyết toán năm 2004 (kể cả chuyển nợ năm 2003 sang)
Đơn vị tính: triệu đồng
Số TT
Tên doanh nghiệp
KH giao
Thực hiện
Thanh toán
Kinh phí chuyển nợ
1
2
3
4
5
6 = 4 - 5
1
Cty CS & TBĐT
65.508
79.220
65.505
13.712
2
Cty Thoát nước
87.156
105.469
87.154
18.313
3
Cty Môi trường ĐT
194.415
222.027
192.329
27.612
4
Cty Công viên CX
20.573
25.265
20.563
4.692
5
Cty Công viên TN
10.247
10.457
10.244
210
6
Vườn Thú
14.067
15.904
14.064
1.837
7
Cty Công trình GT 3
21.899
26.346
21.898
4.447
Tổng cộng
413.865
484.688
411.757
70.823
"Nguồn: Sở Giao thông công chính Hà Nội năm 2003 - 2004".
Qua số liệu Biểu 1.2 cho thấy: các DNCI ngành GTCC Hà Nội trong năm 2004 có doanh thu 484,688 tỷ / 413,865 tỷ đồng kế hoạch; đạt 117,11% kế hoạch được giao, thanh quyết toán đạt 99,49% kế hoạch. Tuy nhiên, do ngân sách Thành phố còn eo hẹp cho nên chưa đủ thanh toán cho các doanh nghiệp, phải chuyển nợ sang năm 2005 thanh toán là 70,823 tỷ đồng.
Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu tài chính năm 2004
Đơn vị tính: triệu đồng
Số
TT
Tên
doanh nghiệp
Tổng
doanh thu
D. thu
SP,DVCI
Chi
phí
Thu
nhập
Tài sản
cố định
Lợi
nhuận
1
2
3
4
5
6
7
8
1
Cty CS & TBĐT
166.517
45.610
159.941
6.576
53.000
6.600
2
Cty Thoát nước
82.197
79.615
78.758
30.100
800
3
Cty Môi trường ĐT
198.930
178.297
192.962
5.968
212.000
5.800
4
Cty Công viên CX
24.446
18.648
14.937
1.827
11.707
4.515
5
Cty Công viên TN
11.110
8.206
10.618
493
23.341
410
6
Vườn Thú
19.883
12.726
19.779
104
12.230
103
7
Cty Công trình GT3
91.170
24.850
59.437
3.880
19.455
2.003
Tổng cộng
594.253
367.952
535.892
875.820
361.833
20.231
"Nguồn: Sở Giao thông công chính Hà Nội năm 2004".
Qua số liệu Biểu 2.2 cho thấy: doanh thu bình quân một năm của các DNCI là 84,9 tỷ đồng/doanh nghiệp, trong đó tỷ trọng doanh thu từ việc cung ứng các SP, DVCI chiếm 61,92% tổng doanh thu; lợi nhuận bình quân đạt 3,40%; với nguồn vốn chủ sở hữu bình quân đạt 69,0 tỷ đồng/doanh nghiệp và tài sản cố định bình quân đạt 51,7 tỷ đồng/doanh nghiệp, mức độ cơ giới hóa cao: bình quân 42 triệu đồng tài sản cố định/lao động. Tuy nhiên sự phân bố lại không đồng đều, nhóm có doanh thu bình quân 1 năm, tỷ trọng doanh thu từ việc cung ứng các SP, DVCI, lợi nhuận bình quân, nguồn vốn chủ sở hữu bình quân, tài sản cố định bình quân thấp, quy mô doanh nghiệp nhỏ rơi vào các doanh nghiệp làm nhiệm vụ trồng và chăm sóc công viên, cây xanh, vườn thú.
Bảng 2.3: Lương và một số chỉ tiêu nộp nghĩa vụ với ngân sách năm 2004
Đơn vị tính: 1.000 đồng
Số
TT
Tên
doanh nghiệp
Lương bình
quân/tháng
Nghĩa vụ với ngân sách
Thuế VAT
(đầu ra)
Thuế thu
nhập DN
Thuế
môn bài
1
2
3
4
5
6
1
Cty CS & TBĐT
1.880
3.779.478
1.841.289
9.000
2
Cty Thoát nước
1.300
264.670
401.271
1.000
3
Cty Môi trường đô thị
1.800
598.000
1.749.000
3.000
4
Cty Công viên CX
1.262
491.987
511.600
3.000
5
Cty Công viên TN
975
253.316
150.260
1.500
6
Vườn Thú
600
458.034
29.047
1.000
7
Cty Công trình GT 3
1.300
2.292.496
1.567.534
3.000
Tổng cộng
1.077
8.137.981
6.250.001
21.500
"Nguồn: Thống kê của Sở Giao thông công chính Hà Nội năm 2004".
Một mặt, các doanh nghiệp này đã thực hiện tốt các chỉ tiêu nộp nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước, mặt khác đã tham gia nhiệt tình và đạt kết quả khá các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao cũng như các cuộc thi do UBND Thành phố, công đoàn các cấp phát động. Đảm bảo đầy đủ việc làm cho người lao động, tiền lương bình quân cho cán bộ công nhân viên đạt 1,077 triệu đồng/người/tháng; các khoản phúc lợi xã hội khác như: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thân thể, nghỉ mát hàng năm, các chế độ hưu trí, tử tuất... và đặc biệt là không có trường hợp nào phải nghỉ do không bố trí được việc làm.
Bảng 2.4: Một số chỉ tiêu lao động năm 2004
Đơn vị tính: 1 người
Số
TT
Tên
doanh nghiệp
Tổng
LĐ
Trong đó
LĐ
bậc 5 ỏ
Cán bộ
quản lý
LĐ
trực tiếp
ĐH
T. cấp
LĐ nữ
1
2
3
4
5
6
7
8
9
1
Cty CS & TBĐT
532
129
25
92
162
49
331
2
Cty Thoát nước
1.595
1.116
479
870
210
600
3
Cty Môi trường ĐT
3.617
353
97
2.211
1.000
87
3.217
4
Cty Công viên CX
743
65
15
383
461
34
657
5