MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRONG CÔNG NGHIỆP 4
1.1. Khái niệm, phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp 4
1.2. Đặc điểm, vai trò và các nhân tố ảnh hưởng 9
1.3. Kinh nghiệm trong và ngoài nước về phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp 21
Chương 2 THỰC TRẠNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRONG CÔNG NGHIỆP TỈNH THANH HOÁ 29
2.1. Tình hình kinh tế - xã hội tác động đến phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp Thanh Hoá 29
2.2. Thực trạng phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp ở Thanh Hoá 40
2.3. Những kết quả, hạn chế và nguyên nhân 63
Chương 3 PHƯƠNG HƯ¬ỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRONG CÔNG NGHIỆP TỈNH THANH HOÁ ĐẾN NĂM 2020 70
3.1. Phương hướng phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thanh Hoá 70
3.2. Các giải pháp chủ yếu phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp tỉnh Thanh Hoá 77
KẾT LUẬN 97
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 102
105 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2641 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp tỉnh Thanh Hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
âng sức cạnh tranh. Có nhiều thiết bị được đầu tư khai thác sử dụng không hết công suất, đạt hiệu quả không cao, do chưa đồng bộ hoặc thiếu nguyên liệu...
Hiện nay phần lớn các DNN&V ngoài quốc doanh trên địa bàn toàn tỉnh sử dụng công nghệ sản xuất lạc hậu, chắp vá, máy móc thiết bị công nghệ cũ mua lại của các doanh nghiệp nhà nước. Hầu hết là các máy móc thiết bị được sản xuất từ những năm 60 do đó tốn nhiều nguyên vật liệu nhưng năng suất và chất lượng sản phẩm không cao, dẫn tới khả năng cạnh tranh kém. Khu vực dân doanh có nhiều lợi thế nhưng mới đóng góp được khoảng 15% mức thu ngân sách của tỉnh. Còn nhiều doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, thua lỗ kéo dài, đặc biệt là khối DNNN, tiền lương bình quân cho người lao động còn thấp, các chế độ bảo hiểm xã hội và điều kiện làm việc ở nhiều nơi chưa được đảm bảo.
Nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên là do hầu hết các doanh nghiệp ở Thanh Hoá chưa mạnh dạn vay vốn đầu tư mở rộng sản xuất, thay đổi công nghệ, máy móc thiết bị, không có thị trường ổn định, không đảm bảo phương án thu hồi và trả nợ vốn vay. Trong khi đó một số ít các doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư công nghệ mới để mở rộng sản xuất thì lại gặp phải những khó khăn như: qui mô vốn nhỏ bé, không tiếp cận được các khoản tín dụng trung và dài hàn cần thiết, thiếu thông tin về thị trường máy móc thiết bị, việc nhập khẩu máy móc thiết bị bị đánh thuế với thuế suất cao.
Trong những năm gần đây mặc dù số lượng các cơ sở công nghiệp ngoài quốc doanh Thanh Hoá đã có sự gia tăng đáng kể, tuy nhiên nếu phân tích kỹ có thể thấy sự gia tăng đó chủ yếu nằm trong kinh tế hộ gia đình cá thể và tổ sản xuất hợp tác, còn kinh tế doanh nghiệp tư nhân, sau sự phát triển ồ ạt ở những năm đầu chuyển đổi cơ chế nay đã có phần chững lại và bước vào giai đoạn sàng lọc. Thực trạng này công thêm những tồn tại chưa được giải quyết như: chất lượng quản lý và quản trị kinh doanh thấp, trình độ máy móc lạc hậu… là những nguyên nhân khiến cho chất lượng sản phẩm công nghiệp của tỉnh vẫn còn ở mức thấp so với mức trung bình của cả nước. Chất lượng sản phẩm thấp đã hạn chế rất nhiều sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Hiện nay hầu như không có sản phẩm công nghiệp nào của tỉnh đủ khả năng để xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Còn ở thị trường trong nước sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp của tỉnh cũng không mấy khả quan, chỉ có một vài sản phẩm như: đường, xi măng, thuốc lá là có khả năng cạnh tranh trên thị trường ngoại tỉnh, còn hầu hết các sản phẩm sản xuất ra đều tiêu thụ trên phạm vi địa bàn lãnh thổ tỉnh nhà. Tuy nhiên hiện nay rất nhiều sản phẩm bị chèn ép ngay trên chính "quê hương”, như các sản phẩm: gạch CERAMIC... đang bị các sản phẩm của Trung Quốc với giá rẻ hơn mẫu mã đẹp hơn chèn ép khiến cho nhiều cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng bị phá sản hoặc phải chuyển hướng kinh doanh. Do qui mô sản xuất của doanh nghiệp tư nhân và các HTX trên địa bàn toàn tỉnh không lớn, hơn nữa kinh tế hộ sản xuất cá thể luôn chiếm hơn tỷ trọng lớn nên nhìn chung qui mô lao động của các cơ sở sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh ở Thanh Hoá khá nhỏ bé.
Tóm lại, hầu hết các sản phẩm ở khu vực công nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh có sức cạnh tranh tương đối thấp, đẫn tới thị trường tiêu thụ rất nhỏ bé. Nếu trong một vài năm tới tình trạng này không được cải thiện đáng kể thì Việt Nam trong quá trình hội nhập và tham gia vào tổ chức thương mại quốc tế: AFTA, WTO,… chắc chắn các DNN&V ngoài quốc doanh của tỉnh sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Nhìn chung quy mô doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh còn khá nhỏ bé, sự tăng trưởng quy mô bình quân của doanh nghiệp còn chậm.
Ngoài ra, trình độ người lao động và trình độ của người quản lý lao động cũng có những vấn đề đáng quan tâm. Theo thống kê, khối DNNN chỉ có 9,8% có trình độ đại học trở lên, còn trình độ sơ cấp chiếm tới 64,7%. Tỷ lệ tương ứng ở khối CTCP là 14,1% và 51%, Công ty TNHH là 5,2% và 72,4% (bảng số 2.8).
Bảng 2.8 Trình độ người lao động
TTT
Loại hình doanh nghiệp
Trình độ
Tổng số
Đại học
%
Trung cấp
%
Sơ cấp CNKT
%
Chưa qua đào tạo
%
1
DN nhà nước
5.749
537
9,8
885
16,2
3.539
64,7
518
9,5
2
Công ty cổ phần
2.420
341
14,1
605
25,0
1.235
51,0
239
9,9
3
Công ty THHH
5.956
307
5,2
424
7,1
4.311
72,4
914
15,3
4
DNTN
2.709
159
5,9
187
6,9
1.716
63,3
647
23,9
Tổng số
16.564
1.344
8,1
2.101
12,7
10.801
65,2
2.318
14,0
Nguồn: [5, tr.38].
Nhìn chung trình độ văn hóa, nghề nghiệp và năng lực quản lý của đội ngũ lao động làm việc trong các DNN&V ngoài quốc doanh trên địa bàn toàn tỉnh còn ở mức độ rất thấp. Số liệu trên đây cho thấy nguồn lực lao động có trình độ đại học và trên đại học là rất thấp, và hầu hết họ là các sĩ quan quân đội và cán bộ công nhân viên nhà nước đã nghỉ hưu theo Nghị định 176, 111 của Chính phủ; số lao động ở trình độ trung học chuyên nghiệp và thợ bậc 3, tương đương bậc 3 chiếm 58%; còn lại là lao động phổ thông chưa được đào tạo, vừa làm vừa học nghề. Số chủ doanh nghiệp được đào tạo về quản trị kinh doanh còn rất ít, họ quản lý bằng kinh nghiệm là chủ yếu. Với những cơ sở đã được thành lập từ thời kỳ bao cấp (HTX) thì các cán bộ chủ yếu được đào tạo và vận hành theo cơ chế cũ, kiến thức về kinh doanh và quản trị kinh doanh trong môi trường cạnh tranh còn rất hạn chế. Có thể nói, trình độ quản lý và quản trị kinh doanh thấp đã và đang hạn chế rất nhiều tới sự phát triển mở rộng của các DNN&V trên địa bàn toàn tỉnh. Tuy nhiên, hiện nay chưa có sự hỗ trợ tài chính của tỉnh trong việc đào tạo đội ngũ lao động cho các doanh nghiệp này.
Bảng 2.9 Trình độ quản lý doanh nghiệp
TT
Loại hình DN
Số
K.sát
(DN)
Chủ tịch HĐQT
Giám đốc
Kế toán trưởng
Tuổi BQ(*)
Trình độ
Tuổi BQ
Trình độ
Tuổi BQ
Trình độ
ĐH
TrC
ĐH
TrC
ĐH
TrC
1
DN nhà nước
8
50
7
1
47
8
2
Công ty CP
10
52
9
1
49
9
1
50
9
1
3
Công ty TNHH
183
47
29
42
43
38
55
4
DNTN
122
45
12
19
42
17
23
* Bình quân các năm giữ chức.
Nguồn: [5, tr.38].
Về năng lực quản lý sản xuất - kinh doanh, có thể khẳng định rằng ngay cả trình độ của đội ngũ này cũng chưa đáp ứng yêu cầu cơ chế thị trường và xu thế hội nhập. Bên cạnh một số cơ sở điển hình, tổ chức quản lý đạt kết quả khá như Công ty đường Lam Sơn, Xi măng Nghi Sơn..., còn nhiều doanh nghiệp quản lý chưa khoa học và kém hiệu quả. Tình trạng quản lý cá nhân, độc quyền, không phát huy tốt chức năng của bộ máy còn tồn tại ở không ít doanh nghiệp. Chưa quan tâm đúng mức cho xây dựng, củng cố thương hiệu sản phẩm và uy tín doanh nghiệp. Thực hiện nguyên tắc và chế độ hạch toán kế toán, chứng từ hoá đơn, còn thiếu minh bạch, mang nặng tính hình thức, đối phó, gian lận để trốn tránh nghĩa vụ còn phổ biến.
2.2.4. Thực trạng về vốn
Về qui mô vốn, hầu hết các cơ sở sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn toàn tỉnh có qui mô vốn khá nhỏ bé, chỉ vào khoảng vài trăm triệu đồng, thậm chí vài triệu đồng như đối với hộ sản xuất gia đình cá thể, trong khi đó ở Thành phố Hà Nội là 70% và ở Thành phố Hồ Chí Minh chỉ là 17% (theo kết quả điều tra tháng10/1999 của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương). Như vậy có thể thấy sự chênh lệch khá lớn giữa qui mô vốn của các cơ sở sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanhcủa tỉnh với các cơ sở của hai Thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Cũng chính vì qui mô vốn nhỏ bé nên hầu hết các cơ sở chỉ có khả năng tập trung vào các ngành cần ít vốn và quay vòng vốn nhanh.
Về huy động vốn
Như đã biết, vốn là nhân tố có ảnh hưởng quyết định tới khả năng phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên thực tế hiện nay cho thấy các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngoài quốc doanh trong cả nước nói chung và trên địa bàn Thanh Hoá nói riêng đang gặp phải rất nhiều khó khăn trong vấn đề huy động vốn. Cụ thể là các doanh nghiệp này rất khó có khả năng tiếp cận được các khoản tín dụng ngắn, trung và dài hạn từ các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác. Nguyên nhân chủ yếu là do các thủ tục tín dụng ngắn, trung và dài hạn của ngân hàng và các tổ chức tín dụng rất phức tạp lại công thêm nạn tiêu cực dẫn tới chi phí giao dịch cao, làm cho những khoản tín dụng này trở nên quá tốn kém đối với doanh nghiệp. Và thực tế đã cho thấy, các chi phí ngoài nền đã đẩy lãi suất cho vay của các ngân hàng lên cao hơn lãi suất cho vay của các tổ chức phi tài chính trên thị trường.
Một vấn đề khác cũng cần bàn đến đó là trong khi các doanh nghiệp nhà nước có thể nhận được sự bảo lãnh của nhà nước hoặc tín chấp đối với các khoản vay thì các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngoài quốc doanh lại buộc phải có tài sản thế chấp cho các khoản vay. Mà tài sản thế chấp thì không phải doanh nghiệp nhỏ và vừa nào cũng có, đặc biệt là các doanh nghiệp mới thành lập hoặc đang rơi vào khủng hoảng.
Bảng 2.10 Đáp ứng nhu cầu vốn kinh doanh
Đơn vị: triệu đ
TT
Loại hình DN
Số DN trả lời
Vốn kinh doanh
Nguồn vốn
Nhu cầu
Đáp ứng
Chủ sở hữu
Vay Ngân hàng
Vay quỹ H,trợ PT
Vay khác
1
DNNN
8
2.001.340
2.001.340
527.243
1.365.858
21.133
87.106
2
CTCP
10
950.806
939.892
350.217
508.912
15.247
65.516
3
CTTNHH
183
931.202
732,252
367.557
156.650
1.008
197.237
4
DNTN
122
305.368
279.225
142.227
40.085
503
96.410
Tổng cộng
323
4.188.716
3.188.709
1.396.244
2.071.505
38.691
446.269
Nguồn: [5, tr.39].
Do những khó khăn trên nên hiện nay, để đấp ứng nhu cầu tín dụng của mình, các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngoài quốc doanh trên địa bàn toàn tỉnh chủ yếu vay vốn từ các tổ chức phi tài chính, thông thường là từ bạn bè, người thân với mức lãi vay không chính thức cao hơn khá nhiều so với lãi suất ngân hàng.
Bảng 2.11 Khả năng tiếp cận nguồn vốn
TT
Loại hình DN
Số DN
Vốn ngân hàng
Quỹ HTPT
Vốn khác
Thuận lợi
Bình thường
Khó
Thuận lợi
Bình thường
Khó
Thuận lợi
Bình thường
Khó
1
DNNN
8
5
3
1
4
3
3
5
2
CTCP
10
7
3
3
3
4
4
6
3
CTTNHH
183
35
70
78
147
62
80
41
4
DNTN
122
9
51
62
122
29
66
27
5
Hộ KD C.thể
200
36
73
83
186
42
69
35
Tổng
92
200
223
4
7
459
133
222
114
Nguồn: [5, tr.39]
Ngoài ra, các doanh nghiệp ở các loại hình cũng có sự phân biệt về mức độ đáp ứng nhu cầu để phát triển doanh nghiệp. Có thể thấy rõ điều này trong các bảng khảo sát khả năng đáp ứng về giao thông vận tải, về kết cấu hạ tầng, đáp ứng mặt bằng cho sản xuất – kinh doanh… như được thể hiện ở Sơ đồ 2.2 và sơ đồ 2.3 dưới đây:
S¬ ®å 2.2 §¸p øng vÒ giao th«ng vËn t¶i
§iÒu kiÖn giao th«ng
Chi phÝ vÒ vËn t¶i
Nguồn: [5, tr.39]
S¬ ®å 2.3 §¸p øng vÒ kÕt cÊu h¹ tÇng
§iÖn n¨ng
Th«ng tin liªn l¹c
Nguồn: [5, tr.39].
Cụ thể là: Chỉ có 18,6% doanh nghiệp, 18% hộ cá thể cho rằng điều kiện về giao thông vận tải là thuận lợi, trong khi đó có tới 53,8% doanh nghiệp, 59% hộ cá thể cho rằng điều kiện này còn đang rất khó khăn. Tương tự, đánh giá đối với sự đáp ứng về kết cấu hạ tầng, chỉ có 20,7% doanh nghiệp và 11,5% hộ cá thể đánh giá ở mức độ tốt, còn có tới 57% doanh nghiệp, 46% hộ cá thể cho rằng còn rất khó khăn.
S¬ ®å 2.4 §¸p øng vÒ mÆt b»ng cho kinh doanh
Thñ tôc
Chi phÝ
Ph¬ng thøc thuª
Nguồn: [5, tr.39].
2.2.5. Thực trạng về cơ cấu ngành nghề
Sau khi có đường lối đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, cùng với sự thay đổi và phát triển của toàn bộ nền KT-XH trong việc thực hiện chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, kinh tế khu vực ngoài quốc doanh đã phát triển một cách nhanh chóng, trước hết là trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ. Tuy qui mô và tốc độ phát triển không lớn như trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ nhưng công nghiệp ngoài quốc doanh tỉnh Thanh Hoá có sự khởi sắc đáng kể: số lượng cơ sở đã tăng lên nhanh chóng, đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân và hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Đến nay khu vực công nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn toàn tỉnh đã có 53383 cơ sở, các doanh nghiệp công nghiệp ngoài quốc doanh có mặt ở hầu hết các phân ngành công nghiệp của toàn tỉnh. Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu có thể kể đến là: xi măng, bia, đường, thuốc lá, vật liệu xây dựng. Sự phát triển mạnh mẽ của khu vực ngoài quốc doanh đã thu hút ngày càng nhiều lao động. Kể từ năm 2001 - 2007, lực lượng lao động công nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh liên tục tăng. Nếu năm 2001 chỉ có 104.000 người thì đến nay con số đó đã là 1.770.000 người (gấp 1,7 lần). Lượng lao động công nghiệp trên dịa bàn toàn tỉnh chủ yếu nằm trong thành phần kinh tế cá thể. Thành phần kinh tế này luôn thu hút tới trên dưới 80% lượng lao động công nghiệp của Thanh Hóa.
Bảng 2.12 Giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh tỉnh Thanh Hoá phân theo thành phần kinh tế
(Đơn vị: triệu đồng)
2001
2002
2003
2004
2005
Tập thể
81.292
135.666
142.433
235.810
364.185
Tư nhân
745.171
900.846
1.551.406
1.584.974
2.070.013
Cá thể
788.637
821.012
994.001
160.288
2.254.201
hỗn hợp
752.962
745.321
801.942
1.273.312
1.564.050
Tổng cộng
2.368.062
2.602.845
3.489.782
3.524.384
6.353.049
Nguồn: [20, tr.141].
Khu vực công nghiệp ngoài quốc doanh ở Thanh Hoá phát triển khá ổn định, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trong 5 năm trở lại đây (2001-2005) là 12,5%, cao hơn rất nhiều so với tốc độ trung bình của cả nước (8,3%). Nhờ tăng trưởng liên tục với tốc độ cao nên qui mô giá trị tổng sản lượng công nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn toàn tỉnh đã đạt 6.353.049 triệu đồng vào năm 2005, gấp 2,4 lần so với 2001.
Mặc dù vậy, cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của Thanh Hoá phân theo thành phần kinh tế có sự chênh lệch khá lớn, thành phần kinh tế tư nhân và hộ cá thể luôn đạt mức độ tăng trưởng cao năm 2001 đạt giá trị 1.533.808 triệu đồng thì năm 2005 đạt giá trị SX công nghiệp là 4.324.214 triệu đồng tăng gấp 2,82 lần so với năm 2001. Trong khi đó thành phần kinh tế tập thể có mức tăng trưởng cao song chiếm tỷ trọng thấp.
Bên cạnh những kết quả đạt được như đã trình bày ở trên, công nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Thanh hoá còn có khá nhiều hạn chế tồn tại cần giải quyết: Hoạt động phân tán, manh mún, gây ô nhiễm môi trường, công nghệ lạc hậu, hiệu quả kinh doanh thấp,… dẫn tới chất lượng sản phẩm chưa cao, khả năng cạnh tranh kém, hầu hết các sản phẩm chỉ tiêu thụ trong thị trường nội hạt của tỉnh, thành phố.
Bảng 2.13 So sánh vốn của các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa ở Thanh Hoá và thành phố Hồ Chí Minh
Chỉ tiêu
Đơn vị
Thanh Hoá
T.P Hồ Chí Minh
1. Mức vốn kinh doanh
+ Ít nhất
Tr.đ
5
9
+ Nhiều nhất
Tr.đ
12.400
33.000
+ Bình quân
Tr.đ
500
1.282
2. Phân nhóm
+ Dưới 100 triệu đồng
%
85
17
+ Từ 101 đến 500 triệu đồng
%
10
45,5
+ Trên 500 triệu đồng
%
5
37,5
Nguồn: [21, tr.150].
Như vậy, có thể thấy rõ có một số yếu tố tác động đến việc hình thành và phát triển DNN&V ở Thanh Hóa. Cụ thể là:
Về vốn kinh doanh: Vốn là yếu tố hết sức quan trọng cho khởi sự doanh nghiệp. Do kinh tế phát triển chưa cao, nên khả năng đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh còn hạn chế. Tuy nhiên, việc đầu tư vốn cho kinh doanh thấp hơn nhiều so với khả năng thực tế của địa phương. Nhiều người có thu nhập cao nhưng chưa hăng hái đầu tư cho kinh doanh. Một phần không nhỏ nguồn vốn được đầu tư cho bất động sản ở các đô thị, làm cho giá nhà đất cao hơn so với nhiều địa phương khác, gây thêm khó khăn trong giải quyết mặt bằng cho SX - KD. Đầu tư mua vàng, ngoại tệ để cất trữ còn không ít. Thị trường vốn chưa phát triển, quy mô và hiệu quả đầu tư tín dụng ngân hàng còn thấp và chưa thực sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Năm 2003, các ngân hàng thương mại cho doanh nghiệp vay 2.355 tỷ đồng, trong đó khu vực doanh nghiệp nhà nước là 1.769 tỷ; trên 500 doanh nghiệp dân doanh có quan hệ tín dụng ngân hàng chỉ vay được 586 tỷ đồng. Nguồn vốn chủ sơ hữu còn thấp nhưng việc tiếp cận các tổ chức tín dụng còn gặp nhiều khó khăn. Theo kết quả khảo sát, cps 68% DNTN, Công ty TNHH chưa tiếp cận được vốn ngân hàng. Toàn tỉnh mới chỉ có vài doanh nghiệp dân doanh tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi qua quỹ hỗ trợ phát triển. Phần lớn ý kiến được hỏi đều cho rằng, thông tin về các nguồn vốn, các dịch vụ tài chính đến với doanh nghiệp còn hạn chế. Quan hệ giữa tổ chức tín dụng với doanh nghiệp dân doanh còn dè dặt, thiếu tin cậy, chưa bình đẳng (bảng 2.10; 2.11).
Về điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật: Kết cấu hạ tầng thấp kém là yếu tố hạn chế tính hấp dẫn trong thu hút đầu tư. Hệ thống giao thông nội tỉnh chậm phát triển, ở xa cửa khẩu, một mặt làm phát sinh chi phí lớn về vận tải do quãng đường xa, hạn chế vận tải nặng, mặt khác còn phải xin chịu sức ép nặng về tâm lý, do những tiêu cực phát sinh trong quá trình xin phép, kiểm tra, kiểm soát trên đường giao thông (sơ đồ 2.2). Việc mất điện vì những lý do bất khả kháng xảy ra còn nhiều, đang gây thiệt hại lớn cho các cơ sở sản xuất. Hệ thống cấp nước, thoát nước ngay tại các khu công nghiệp cũng chưa hoàn chỉnh. Thông tin liên lạc ở khu vực nông thôn, miền núi còn gặp nhiều khó khăn (sơ đồ 2.3). Việc giải quyết nhu cầu đất đai cho sản xuất còn nhiều bất cập, phần lớn các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp khu vực đô thị thiếu mặt bằng, trong khi nhiều doanh nghiệp khác được cấp hoặc thuê đất với giá rẻ, không sử dụng hết, đem cho thuê lại kiếm lời hoặc bỏ hoang hoá (sơ dồ 2.4).
Do những hạn chế trong năm bắt thông tin về thị trường, đối tác, nên nhiều doanh nghiệp đầu tư công nghệ mới chưa đồng bộ, giá thành cao, khả năng khấu hao để tái sản xuất tài sản cố định còn nhiều khó khăn, bên cạnh đó, đại đa số các doanh nghiệp dân doanh chưa đủ điều kiện tiếp cận công nghệ tiên tiến, năng suất lao động và chất lượng sản phẩm thấp, thiếu sức cạnh tranh.
Về các yếu tố về nguồn nhân lực: Đội ngũ doanh nhân khu vực doanh nghiệp nhà nước được đào tạo tương đối cơ bản, nhưng đa số trưởng thành trong cơ chế tập trung bao cấp, tư tưởng trông chờ, ỷ lại còn nặng. Việc tiếp cận cơ chế thị trưởng và xu thế hội nhập gặp nhiều khó khăn, do kiến thức không được cập nhật một cách hệ thống. Đại bộ phận lao động quản lý khu vực dân doanh còn trẻ, hăng hái, năng động, nhưng trình độ học vấn và kinh nghiệm quản lý chưa cao. Kết quả khảo sát cho thấy, chỉ có 16% giám đốc các công ty trách nhiệm hữu hạn, 10% giám đốc các doanh nghiệp tư nhân có trình độ đại học, tỷ lệ trên đối với kế toán trưởng là 21% và 14% (bảng 2.9). Có nhiều biểu hiện tinh thần hiệp tác, liên kết thiếu chặt chẽ, cạnh tranh không lành mạnh, gây tổn hại cho lợi ích chung. Lực lượng công nhân có tay nghề cao còn ít, chất lượng đào tạo thấp, cơ cấu còn nhiều bất hợp lý (bảng 2.8), ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong công nghiệp chưa được đề cao, đang là 1 vấn đề đáng quan tâm.
Về môi trường xã hội: Trong môi trường kinh doanh cũng như phần đông thái dộ người dân phần lớn tập trung cho lĩnh vực du lịch và thương mại hoặc các dịch vụ khác mà ngại mà chưa chú trọng đến lĩnh vực sản xuất công nghiệp vì vậy tốc độ tăng trưởng của các cơ sở cũng như doanh nghiệp công nghiệp chậm và thấpư, manh mún chưa tập trung vào các lĩnh vực tạo ra giá trị sản phẩm công nghiệp cao, công nghệ tiên tiến.
Kết quả khảo sát môi trường kinh doanh cho thấy thái độ của nhân dân đối với công việc kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân đã thiện chí hơn, đặc biệt là trong lớp trẻ. Các phương tiện thông tin đại chúng đã dành thời gian cho tuyên truyền chủ trương, chính sách của Nhà nước, tôn vinh vai trò của doanh nghiệp trong công cuộc đổi mới, cổ vũ tinh thần kinh doanh. Tuy nhiên, nhìn chung ý chí kinh doanh trong công chúng chưa cao, tính thiện cảm với nghề kinh doanh cũng chưa đồng đều. Qua kết quả thăm dò công chúng, có 51,7% số ý kiến được hỏi trả lời, nếu có vốn sẽ đầu tư phát triển doanh nghiệp, nhưng chủ yếu thuộc lớp trẻ. ở lứa tuổi từ 30 trở lên, chỉ có 33% số ý kiến đồng ý với phương án trên. Có 29,7% ý kiến được hỏi trả lời đối tượng ngưỡng mộ nhất là doanh nghiệp (so với nhà quản lý, nhà khoa học, nhà hoạt động xã hội). ý chí kinh doanh thấp, cùng với sự thiếu ngưỡng mộ, thậm chí mặc cảm với hoạt động kinh doanh đang là những hạn chế quá trình hình thành và phát triển doanh nghiệp so với các địa phương khác.
Về môi trường pháp lý: Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp đã được đơn giản hóa, theo cơ chế một cửa. Việc khắc dấu, đăng ký mã số thuế, mua hóa đơn cũng được cải tiến. Tuy nhiên, do không thông hiểu luật pháp, ngại tiếp xúc với cơ quan quản lý nên nhiều doanh nghiệp phải thông qua môi giới trung gian, làm tăng thêm chi phí; thời gian thực tế bình quân để thực hiện các thủ tục đăng ký kinh doanh vẫn đang mất khoảng 60 ngày, với mức chi phí khoáng 2 triệu đồng, cao hơn nhiều so với quy định. Nhiều ý kiến cho rằng, quy trình tiếp nhận dự án, nghiên cứu, trả lời các kiến nghị của doanh nghiệp, cấp chứng nhận ưu đãi đầu tư, phê duyệt thiết kế kỹ thuật..., vẫn còn nhiều vướng mắc, mất nhiều thời gian, thậm chí giải quyết còn lòng vòng, tốn kém.
Quy trình giao, cho thuê đất làm mặt bằng sản xuất kinh doanh vẫn còn nhiều phức tạp, thiếu thống nhất và chưa thực sự bình đẳng. Phương thức tính và thu thuế chưa khuyến khích, thậm chí còn gây thiệt thòi cho người chấp hành nghiêm chỉnh Luật thuế, do diện khoán thuế còn nhiều. Một số sắc thuế chưa phù hợp với thực tế về điều kiện kinh doanh, điển hình là thuế VAT kinh doanh nông lâm hải sản không được khấu trừ đầu vào, dẫn đến tình trạng muốn kinh doanh được phải luồn lách để trốn thuế, nảy sinh nhiều tiêu cực, không khuyến khích hộ kinh doanh lớn đăng ký thành lập doanh nghiệp. Các chính sách hỗ trợ tài chính, hỗ trợ đầu tư, xúc tiến thương mại, hỗ trợ đào tạo..., vẫn còn cách biệt với điều kiện thực tế, doanh nghiệp khó tiếp cận. Việc kiểm tra kiểm soát còn diễn ra nhiều, cả ở doanh nghiệp và trên đường giao thông, tác dụng ngăn chặn sai phạm rất hạn chế, nhưng đang gây nhiều phiền hà, ức chế cho nhà đầu tư.
2.2.6. Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Thanh Hóa
2.2.6.1. Về thu nhập doanh nghiệp và thu nhập của người lao động
Quá trình sắp xếp, đổi mới DNNN, phát triển doanh nghiệp dân doanh, khuyến khích đầu tư nước ngoài đã làm cho hiệu quả chung của hệ thống doanh nghiệp ngày càng tăng lên.
Trong số các DNNN địa phương sau khi sắp xếp, tỷ lệ đơn vị kinh doanh có lãi tăng, số lượng và tỷ lệ đơn vị thua lỗ ngày một giảm xuống. Năm 2001, có 56/99 DNNN kinh doanh có lãi, đạt tỷ lệ 57%, năm 2002 có 62/93 đơn vị, đạt 67%, năm 2003 có 44/60 đơn vị, đạt 73%. Số lượng và tỷ lệ các đơn vị lỗ tương ứng năm 2001 là 39 đơn vị, bằng 39%, năm 2002 là 29 đơn vị, bằng 31%, năm 2003 còn 10 đơn vị, bằng 17% tổng số DNNN. Số còn lại là các đơn vị hoà vốn. các DNNN sau chuyển đổi sở hữu có chiều hướng phát triển tốt hơn. Công tác quản lý được cải tiến một bước, tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm được tăng cường. Nhiều đơn vị đã mở mang ngành nghề, điều chỉnh và mở rộng sản xuất, trong số 20/25 công ty cổ phần có vốn Nhà nước, 15 đơn vị kinh doanh có lãi, với tổng số lãi trước thuế là 6.857 triệu đồng. Còn 2 doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ 117 triệu đồng. Phần lớn các đơn vị đều trả được cổ tức theo mức kế hoạch đề ra (khoảng 10 - 15%/năm). Cổ tức cho phần vốn Nhà nước năm 2003 đạt 731 triệu đồng [5, tr.7].
Đại bộ phận các công ty trách nhiệm hữu hạn và doanh nghiệp tư nhân đèu kinh doanh có lãi. Tổng số lãi trước thuế của 2 loại hình này năm 2003 là 20.621 triệu đồng, gấp 3,6 lần so với năm 1999. Số doanh nghiệp lỗ năm 1999 là 18 đơn vị, chiếm 10%, năm 2003 là 30 đơn vị, chiếm 2,8% tổng số doanh nghiệp loại này. Hiệu quả SX-KD của các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa ngoài quốc doanh trên địa bàn toàn tỉnh còn khá thấp. Theo số liệu tổng hợp của sở công nghiệp thì trong 5 năm trở lại đây, số doanh nghiệp làm ăn thua lỗ luôn chiếm tới trên 30% tổng số doanh nghiệp. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh ở mức cao nhất cũng chỉ đạt 15%.Xét về hiệu quả sử dụng lao động, bình quân doanh thu cho một lao động ở khối doanh nghiệp tư nhân và hợp tác xã chỉ đạt 49 triệu đồng/ năm bằng 71,5% so với mức doanh thu bình quân cho một lao động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa của 11 địa phương trọng điểm của cả nước. Đối với các cơ sở sản xuất cá thể của tỉnh , chỉ tiêu này còn thấp hơn rất nhiều. Trên cơ sở đó có thể thấy năng suất lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh cũng rất thấp. Tuỳ theo loại hình và lĩnh vực kinh doanh, năng suất lao động có thể rất khác nhau, các doanh nghiệp có mức năng suất thấp vào khoảng 13 triệu đồng giá trị sản lượng /người, mức cao khoảng 24 triệu đồng giá trị sản lượng/người [5, tr.7].
Bảng 2.14 Một số chỉ tiêu chủ yếu của các loại hình doanh nghiệp năm 2006
Đơn vị tính
Tổng số
Chia theo loại hình doanh nghiệp
DNNN
DN ngoài quốc doanh
DN có vốn đầu tư nước ngoài
Tổng số
Tỷ trọng (%)
T.số
Tỷ trọng (%)
T.số
Tỷ trọng (%)
Số doanh nghiệp
DN
2.257
85
3,8
2.164
95,8
8
0,4
Lao động
Người
100.664
31.505
31,3
67.352
66,9
1.807
1,8
Nguồn vốn
Tỷ đồng
21.789
7.440
34,1
9.770
44,8
4.579
21,1
Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
“
11.839
4.457
37,6
3.648
30,9
3.734
31,5
Doanh thu thuần
“
20.095
6.455
32,1
11.635
57,9
2.005
10,0
Thuế và các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước
“
1.205
681
56,5
376
31,2
148
12,3
Nguồn: T
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luan van sua moi.doc
- bia muc luc.doc