MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DOANH NGHIỆP NÔNG NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 8
1.1. Doanh nghiệp nông nghiệp 8
1.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp nông nghiệp 23
1.3. Kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao của một số địa phương 31
Ch¬ng 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHƯ SÊ TỈNH GIA LAI TỪ NĂM 2005 ĐẾN NAY 39
2.1. Những tiềm năng và lợi thế của huyện Chư Sê trong phát triển nông nghiệp và tình hình hoạt động của các doanh nghiệp nông nghiệp trên địa bàn 39
2.2. Đánh giá thực trạng phát triển doanh nghiệp nông nghiệp trên địa bàn huyện Chư Sê 58
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHƯ SÊ 78
3.1. Phương hướng phát triển các doanh nghiệp nông nghiệp trên địa bàn huyện Chư Sê 78
3.2. Các giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp nông nghiệp trên địa bàn huyện Chư Sê thời gian tới 88
KẾT LUẬN 118
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 120
PHỤ LỤC 124
129 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2705 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Doanh nghiệp nông nghiệp trên địa bàn huyện Chư Sê tỉnh Gia Lai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
12,5 ha cà phê kinh doanh với trên 500 lao động, trong đó có 50% là người dân tộc thiểu số.
Công ty cà phê Gia Lai là DN được thành lập tháng 10/1985, đứng chân trên địa bàn 3 huyện Chư Sê, Chư Prông, Ia Grai và thành phố Pleiku. Công ty có nhiệm vụ trồng cà phê dưới hình thức nông trường quốc doanh trên diện tích 700,7 ha. Ngoài ra, công ty còn thực hiện nhiệm vụ mua sản phẩm cà phê cho nông dân và chế biến để xuất khẩu trực tiếp. Công ty là đơn vị duy nhất của tỉnh Gia Lai làm ăn có hiệu quả trong lĩnh vực trồng cà phê theo mô hình DN Nông nghiệp Nhà nước và thực hiện dịch vụ “hai đầu” cho nông dân. Ngoài sản xuất, kinh doanh, công ty còn có nhiệm vụ giữ vững an ninh chính trị tại địa phương.
Công ty có cơ sở sản xuất trên địa bàn xã Ia Pal thuộc huyện Chư Sê với diện tích đất là 341 ha và sử dụng 383 lao động trong đó phần đông là người dân tộc thiểu số và đồng bào kinh tế mới từ Hải Dương vào từ năm 1978.
DN tư nhân và hợp tác xã:
Trên địa bàn huyện Chư Sê, DNNN tư nhân được phát triển chủ yếu là hình thức trang trại. So với các huyện ở tỉnh Gia Lai, Chư Sê là huyện được coi là thủ phủ của các chủ trang trại. Trước khi chia tách huyện (Chư Sê cũ) đã có lúc lên đến hơn 800 trang trại, chiếm 40% tổng số lượng trang trại toàn tỉnh Gia Lai.
Kể từ khi tách huyện (đầu năm 2010), số trang trại của huyện Chư Sê (mới) còn 371, với tổng số lao động 1.273 người, trong đó có 345 trang trại trồng trọt và 21 trang trại chăn nuôi. Xã có nhiều hộ trang trại nhất là Ia Blang với 164 trang trại.
Với thế mạnh về tài nguyên đất, các trang trại ở Chư Sê được tập trung chuyên môn hóa vào cây công nghiệp, nhất là hồ tiêu, cà phê; các trang trại chăn nuôi chủ yếu là nuôi bò đàn và nuôi lợn.
Trong số 371 trạng trại trên địa bàn có 6 doanh nghiệp tương đối lớn như trang trại tư nhân Phúc Huy kinh doanh chaên nuôi bò ( trên 2.500 con ), troàng, cheá bieán hạt tieâu traéng; Công ty trách nhiệm hữu hạn Trúc Khanh kinh doanh chaên nuoâi lợn tập trung ( qui mô hơn 2.000 con ) và saûn xuaát phaân gia suùc; trang trại Nguyễn Thị Hoa, trang trại Tuyết Hội, trang trại Hoàng Xuân Hạnh kinh doanh trồng trọt trên 100 ha kết hợp chăn nuôi; trang trại Hồ Ia Crin ở xã Ia Tiêu kinh doanh cà phê, hồ tiêu, chăn nuôi heo địa phương, nuôi nhím kết hợp kinh doanh du lịch sinh thái.
Ngoài các trang trại trên, huyện còn có một số doanh nghiệp kinh doanh nông nghiệp và dịch vụ nông nghiệp như Công ty trách nhiệm hữu hạn Hùng Hưng sản xuất và chế biến hồ tiêu xuất khẩu, hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Linh H’Nga làm nghề trồng rừng, vận tải, du lịch sinh thái và phát triển làng nghề.
2.2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC DOANH NGHIỆP NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHƯ SÊ
2.2.1. Thành quả đạt được
Quá trình phát triển các DNNN ở huyện Chư Sê từ năm 2005 đến nay đã đạt được những kết quả quan trọng trong mở rộng việc khai thác và phát huy nguồn lực sản xuất trên địa bàn, phát triển kinh tế hàng hóa, tạo việc làm và thu nhập cho người dân địa phương. Đây còn là hình thức tổ chức kinh tế có hiệu quả góp phần vào đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới và góp phần bảo đảm quốc phòng và an ninh trên địa bàn một huyện miền núi ở Tây Nguyên vốn rất phức tạp về an ninh, chính trị.
- Khai thác và phát huy nguồn lực sản xuất trên địa bàn:
Sự hình thành và phát triển các DNNN đã tạo ra điều kiện để tập trung các nguồn lực cho sản xuất nông nghiệp. Nguồn tài nguyên đất đai và nhân lực được tập trung và đưa vào sử dụng dưới hình thức kinh doanh trong các DN. Đây là điều kiện để phát triển sản xuất quy mô lớn.
Bảng 2.1. Diện tích đất nông nghiệp và lao động được tập trung trong các doanh nghiệp nông nghiệp của Nhà nước ở Chư Sê (2005-2010)
STT
Tên doanh nghiệp
Đất sử dụng (ha)
Số lao động
sử dụng (người)
Tổng số
Trong đó DT cà phê
Tổng số
Người DT thiểu số
1
Công ty cao su Chư Sê
5.994
-
2.520
986
2
Công ty cà phê Gia Lai (tại Ia Pát thuộc Chư Sê)
341
341
383
193
3
Công ty cao su Mang Yang (tại nông trường Bờ Ngoong, Chư Sê)
1.678
12,5
539
272
Tổng số
8.013
353,5
3.442
1.361
Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo sản xuất của Công ty cao su Chư Sê, Công ty cao su Mang Yang và Công ty cà phê Gia Lai từ năm 2005 – 2010.
Trong các DNNN tư nhân và hợp tác xã đã có một số đơn vị sử dụng diện tích đất tương đối lớn. Đơn vị sử dụng từ 20 ha đất trở lên ở Chư Sê như DN tư nhân Phúc Huy có 3 trang trại, công ty trách nhiệm hữu hạn Trúc Khanh có 2 trang trại, trang trại Tuyết Hội, trang trại Hoàng Xuân Hạnh, hợp tác xã dịch vụ Linh Nga có 3 trang trại v.v... Các DN này đã và đang sử dụng trên 50 lao động, trong đó phần lớn lao động là người dân tộc thiểu số làm theo thời vụ. Các lao động làm việc trong các DN đều có trình độ chuyên môn kỹ thuật của công việc đảm nhiệm.
Nhờ tập trung được nguồn lực đất đai, lao động và do kinh doanh theo phương thức sản xuất hàng hóa nên các DN đã có điều kiện sử dụng các nguồn lực khác như tăng quy mô đầu tư vốn và công nghệ, có điều kiện hơn các cơ sở kinh tế cá thể trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp cũng như đảm bảo môi trường sinh thái.
Đã dựa vào thế mạnh để sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm và của DN trên thị trường.
Các DN đã biết khai thác lợi thế của vùng đất Chư Sê, hướng vào phát triển các sản phẩm nông nghiệp có thế mạnh như trồng cây cao su, cà phê, nuôi bò, đặc biệt là trồng hồ tiêu. Trên địa bàn huyện đã xuất hiện những trang trại sản xuất hồ tiêu quy mô lớn, góp phần làm nên thương hiệu Hồ tiêu Chư Sê nổi tiếng ở trong nước và ở hơn 70 nước trên thế giới, kể cả những thị trường khó tính như thị trường EU và thị trường Mỹ. Tạo ra sản phẩm hàng hóa nông sản xuất khẩu uy tín thu về ngoại tệ cho đất nước; góp phần quan trọng để Hồ tiêu Việt Nam ở vị thế số một thế giới; tạo việc làm ổn định đời sống cho hơn 10.000 hộ dân trực tiếp sản xuất, chế biến Hồ tiêu trên địa bàn. Hình thức tổ chức sản xuất hồ tiêu chủ yếu là hộ. Trên địa bàn đã có nhiều hộ trồng hồ tiêu với quy mô bình quân một hộ trồng từ 1.000 - 1.500 trụ. Giống tiêu được trồng là các giống đã được chọn lọc có chất lượng và năng suất cao nhất, kháng bệnh tốt, chế độ phân tưới nước hợp lý chủ yếu là bón phân hữu cơ tạo ra cho Hồ tiêu Chư sê có một chất lượng độc đáo. Huyện đã hỗ trợ cho các DN trong việc xây dựng vườn ươm giống thực hiện chọn lọc, để có đủ giống tốt, giống sạch bệnh, kịp thời cung cấp cho nhân dân sản xuất cải tạo vườn tiêu hoặc tái canh trên vườn tiêu đến thời kỳ thanh lý. Các DN đã đưa nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất tiêu, hoàn thiện quy trình sản xuất thu hái sơ chế biến và bảo quản tại nông hộ phù hợp với điều kiện sinh thái, địa phương bảo đảm cho năng suất cao, chất lượng tốt đảm bảo an toàn về vệ sinh thực phẩm và phát triển bền vững.
Trước đây, do việc sản xuất còn mang nặng yếu tố tự nhiên, nên người dân chỉ quan tâm ở khâu trồng trọt để có hạt đem bán. Nhưng đến nay, các hộ đã nhận thấy tầm quan trọng của sản xuất hàng hóa và tác động của cạnh tranh trên thị trường, nên họ còn quan tâm đến chế biến sản phẩm. Hầu hết sản lượng tiêu được sơ chế thành tiêu đen ở hộ sản xuất với phương thức truyền thống là phơi nắng trên sân xi măng được che chắn, không để lẫn tạp chất và các chất thải động vật. Tuy việc chế biến tiêu sọ vẫn tiến hành tại các hộ, nhưng đã được áp dụng theo chương trình của Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Miền Nam, không gây ô nhiễm môi trường trong sản xuất, chế biến và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để xuất khẩu.
Các nhà máy có nhiệm vụ thu mua sản phẩm sơ chế từ nông hộ đưa vào máy chế biến gồm các công đoạn làm sạch tạp chất, phân loại kích cỡ hạt, phân loại tỷ trọng, rửa và xử lý vi sinh bằng hơi nước để khử các vi sinh vật nhất là vi khuẩn Salmonella, sấy khô đạt ẩm độ quy định làm nguội, phân loại sản phẩm lần 2, cân định lượng và đóng gói vô bao tự động theo quy cách loại sản phẩm, hút chân không và được bảo quản nghiêm ngặt không cho các vi khuẩn tái xâm nhập. Các DNNN sản xuất hồ tiêu chính là lực lượng đi đầu trong kinh doanh loại sản phẩm này, nhờ đó mà đã đưa vào sử dụng trên 3.000 ha đất nông nghiệp và thu hút khoảng 8.000 hộ nông dân trên địa bàn Chư Sê vào hoạt động này. Sản xuất hồ tiêu ở Chư Sê đã chiếm 6% diện tích và 17% sản lượng hồ tiêu cả nước vào năm 2010.
Ngoài các trang trại trồng trọt, ở Chư Sê, các DN và người dân còn biết tận dụng thế mạnh của núi đồi để lập các trang trại bò đàn. Đến nay, số lượng trang trại bò của huyện đã chiếm khoảng 50% số trang trại chăn nuôi toàn tỉnh. Trong đó, có những trang trại lớn như trại bò của ông Nguyễn Đình Phúc, lúc cao điểm lên đến 4.000 con và trở thành trang trại bò tư nhân lớn nhất toàn quốc.
Việc sản xuất kinh doanh của các DN đã chú ý coi trọng hơn đến chất lượng sản phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm, coi đây cũng là một nhân tố làm tăng sức cạnh tranh của DN trên thị trường.
Các DN còn thực hiện đa dạng hóa sản phẩm trong hoạt động kinh doanh. Chẳng hạn, công ty cao su Chư Sê đã mở rộng hoạt động sang lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng cao su, phát triển kinh doanh du lịch và dịch vụ cao su, xây dựng thủy điện, cơ khí phục vụ công nghiệp cao su v.v...
Sự phát triển của các DNNN đã tạo sức lôi cuốn các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh khác vào đầu tư phát triển; tạo điều kiện ra đời các vùng chuyên canh cây công nghiệp, theo đó là sự phát triển công nghiệp chế biến với các loại cây chủ lực như cà phê, hồ tiêu, cao su. Đồng thời thúc đẩy phát triển các hình thức hợp tác trong nội bộ sản xuất nông nghiệp, giữa nông nghiệp với công nghiệp và dịch vụ trên địa bàn.
Tạo việc làm, thu nhập, đóng góp vào ngân sách nhà nước.
Như trên đã nêu số lao động được sử dụng vào làm việc tại các DNNN kể cả DN nhà nước và DN ngoài quốc doanh trên địa bàn Chư Sê gần 20 ngàn người chiếm 41% lực lượng lao động trên địa bàn, riêng các nông trường, công ty nhà nước đã thu hút 3,5 ngàn lao động.
Các DNNN nhà nước tuy chủ yếu hoạt động vì mục tiêu xã hôi, quản lý sử dụng, bảo vệ quỹ đất nông nghiệp, đất rừng giải quyết việc làm ổn định cho người dân và làm đầu tàu cho ứng dụng Khoa học Kỹ thuật vào sản xuất, thực hiện vai trò “ bà đỡ ” cho sản xuất nông nghiệp với nông dân đã đem lại hiệu quả to lớn không chỉ về xã hội mà còn về kinh tế, lợi nhuận ngày càng cao. Khẳng định được vai trò của DNNN ở địa bàn Tây Nguyên nói chung, Chư Sê nói riêng. Theo số liệu này, thì năng suất, sản lượng, tổng doanh thu và lợi nhuận của các DN được tăng lên theo thời gian. Chẳng hạn, Công ty cao su Chư Sê từ năm 2005 đến nay (2010), năng suất mủ cao su năm thấp nhất là 1,46 tấn mủ/ha (năm 2005), năm cao nhất là 1,8 tấn/ha (năm 2008); sản lượng cao su khai thác từ 7.001 tấn năm 2005 lên 9.000 tấn năm 2010; sản lượng cao su chế biến từ 9.451 tấn năn 2005 tăng lên 10.800 tấn năm 2010. Mức doanh thu của DN đã tăng gấp gần 2,1 lần (từ 191,9 tỷ đồng năm 2005 lên 439,5 tỷ đồng năm 2010); lợi nhuận tăng 1,5 lần từ 64 tỷ đồng tăng lên 97,5 tỷ đồng. Riêng năm 2009, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn do khủng hoảng tài chính toàn cầu và thiệt hại do bão bị đổ gãy gần 500 ha nhưng Công ty vẫn đạt doanh thu 392,2 tỉ đồng, xuất khẩu trực tiếp 5.866 tấn, thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên đạt trên 5,4 triệu đồng/người/ tháng, nộp ngân sách Nhà nước trên 24 tỉ đồng (bảng 2.2 và 2.4).
Bảng 2.2. Doanh thu và lợi nhuận của DNNN nhà nước tại huyện Chư Sê (2005-2010)
Năm
Doanh thu
(Tỷ đồng)
Lợi nhuận
(Tỷ đồng)
Tỷ suất lợi nhuận/ vốn (%)
Công ty cao su Chư Sê
2005
191,9
64,0
-
2006
284,1
113,3
-
2007
367,5
120,5
-
2008
409,7
116,7
-
2009
393,4
84.4
-
2010
400,9
96,1
34,7
Công ty cà phê Gia Lai (tại Ia Pát trên địa bàn Chư Sê)
2005
20,4
0,89
45,9
2006
29,7
0,87
39,7
2007
27,2
1,54
46,7
2008
44,1
2,19
45,9
2009
38,8
2,97
32,1
2010
40,8
3,12
33,7
Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo sản xuất của Công ty TNHHMTV cao su Chư Sê 5 năm 2005-2010 và Tổng hợp một số chỉ tiêu thực hiện của Công ty cà phê Gia Lai (2005-2010).
Các DN tư nhân và hợp tác xã nông nghiệp cũng là những cơ sở kinh doanh có hiệu quả, thể hiện ở doanh thu và lợi nhuận được tăng lên. Chẳng hạn, DN tư nhân Phúc Huy, năm 2006 có doanh thu 2 tỷ đồng, đến năm 2009 tăng lên 2,9 tỷ đồng; lợi nhuận từ 0,5 tỷ đồng tăng lên 0,7 tỷ đồng trong thời gian trên (bảng 2.3).
Bảng 2.3. Doanh thu và lợi nhuận của một số DN tư nhân và hợp tác xã nông nghiệp ở huyện Chư Sê (2006-2010).
TT
TEÂN DOANH NGHIEÄP
DOANH THU (Tyû ñoàng)
LÔÏI NHUAÄN (Tyû ñoàng)
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
9 tháng năm 2010
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
9 tháng năm 2010
1
DNTN Phuùc Huy
2
2
3
3.2
2.8
0.5
0.4
0.7
0.76
0.7
2
Coâng ty TNHH Truùc Khanh
3û
2
1
0.65
3
Coâng ty TNHH Huøng Höng
2
2
2.1
0.6
0.63
0.7
4
HTX Noâng nghieäpLinh H'Nga
1.2
1.2
0.15
0.3
0.3
0.3
0.38
0.36
5
Trang traïi Nguyeãn Thò Hoa
0.5
0.6
1
1.3
1
0.1
0.12
0.25
0.3
0.26
6
Trang traïi
Tuyeát Hoäi
0.5
0.7
0,7 û
0,7û
1
0.1
0.13
0.13
0.13
0.23
7
Trang traïi Hoaøng Xuaân Haïnh (xaõ Chö Pông)
0.5
0.6
0.9
0.8
0.2
0.35
0.65
0.6
0.6
8
Trang traïi Hoà IaCrin (xaõ IaTieâm)
0.5
0.7
0.7
0.9
0.8
0.15
0.18
0.18
0.23
0.2
Nguồn: Báo cáo của Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Chư Sê, 30/9/2010.
Cùng với sự gia tăng của doanh thu và lợi nhuận, thu nhập của chủ DN, người lao động được tăng lên, Nhà nước tăng thu thêm cho ngân sách. Mức lương bình quân của cán bộ công nhân viên nông trường Bờ Ngoong thuộc Công ty cao su Mang Yang năm 2009 đã đạt 2,757 triệu đồng/ người/ tháng, trong đó lương cao nhất là cán bộ gián tiếp và công nhân khai thác mủ là 3,05 triệu đồng, thấp nhất là của công nhân thiết kế cơ bản là 1,2 triệu đồng. Tuy DN có nhiệm vụ tạo việc làm và thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số, hoạt động chủ yếu vì mục tiêu xã hội gắn với nhiệm vụ bảo đảm Quốc phòng An ninh, nhưng vẫn có những đóng góp đáng kể vào ngân sách Nhà nước, năm 2008 đã nộp 22.06 triệu tiền thuế.
Dưới đây là kết quả về mức tiền lương của người lao động và đóng góp vào Ngân sách Nhà nước của 2 DNNN trên địa bàn huyện Chư Sê.
Bảng 2.4. Mức thu nhập và nộp ngân sách nhà nước của DNNN
ở huyện Chư Sê (2005-2010)
Năm
Thu nhập bình quân của lao động/tháng
(Triệu đồng)
Nộp Ngân sách nhà nước/năm
(Triệu đồng)
Công ty cao su Chư Sê
2005
2,652
25.464
2006
4,296
42.414
2007
4,872
42.784
2008
5,440
40.309
2009
5,480
23.931
2010
5,439
26.386
Công ty cà phê Gia Lai (tại Ia Pát trên địa bàn Chư Sê)
2005
0,67
295
2006
2,25
391
2007
4,08
1.841
2008
4,67
5.059
2009
2,75
4.262
2010
2,91
4.475
Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo sản xuất của Công ty TNHHMTV cao su Chư Sê 5 năm 2005-2010 và Tổng hợp một số chỉ tiêu thực hiện của Nông trường cà phê Ia Pát thuộc Công ty cà phê Gia Lai (2005-2010).
Bảng 2.4 cho thấy, thu nhập bình quân của người lao động trong giai đoạn 2005 – 2010 ở DN cao su Chư Sê đã từ 2,65 triệu đồng/ người/ tháng tăng lên 5,44, triệu đồng, tức là tăng gần 2,1 lần trong thời gian 6 năm. Mức nộp ngân sách nhà nước cũng từ 25.464 triệu đồng tăng lên 26.386 triệu đồng. Thu nhập của người lao động tại nông trường Ia Pát có năm cao nhất là 4.67 triệu đồng/ người/ tháng, năm 2010 đạt 2,91 triệu đồng; đóng góp vào ngân sách nhà nước đã từ 295 triệu đồng năm 2005 tăng lên 4.475 triệu đồng năm 2010.
Tại các DN tư nhân và hợp tác xã, thu nhập của người lao động cũng tương đối ổn định. Bảng 2.5 thống kê kết quả nộp ngân sách và thu nhập của người lao động tại các DN loại này trên địa bàn. Nhìn chung, mức thu nhập hàng tháng của lao động năm 2006 trong khoảng 1,1 – 1,4 triệu đồng/ người, đến năm 2010 đã được tăng lên phổ biến là 2,5 triệu đồng/ người.
Bảng 2.5. Nộp ngân sách nhà nước và thu nhập của người lao động tại một số doanh nghiệp tư nhân và hợp tác xã nông nghiệp ở huyện Chư Sê (2006-2010)
TT
TEÂN DOANH NGHIEÄP
NOÄP NGAÂN SAÙCH (Tyû ñoàng)
THU NHAÄP CUÛA LAO ÑOÄNG(Trieäu ñoàng/naêm)
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
9 tháng năm 2010
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
9 tháng năm 2010
1
DNTN Phuùc Huy
0.06
0.04
0.06
0.063
0.06
1.5
1.8
1.9
2.3
2.5
2
Coâng ty TNHH Truùc Khanh
0.5
0.42
2.5
2.5
3
Coâng ty TNHH Huøng Höng
60
63
65
1.8
1.9
2.5
4
HTX Noâng nghieäpLinh H'Nga
0.03
0.03
0.03
0.04
1.2
1.5
1.8
2.2
5
Trang traïi Nguyeãn Thò Hoa
1.1
1.3
1.5
2
2.5
6
Trang traïi Tuyeát Hoäi
1.2
1.3
1.5
2.2
2.6
7
Trang traïi Hoaøng Xuaân Haïnh (xã Chö Pông)
1.4
1.5
18
2
8
Trang traïi
Hoà IaCrin
(xaõ IaTieâm)
1.2
1.3
1.6
2.2
2.5
Nguồn: Báo cáo của Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Chư Sê, 30/9/2010.
Góp phần xây dựng nông thôn mới, bảo đảm phát triển bền vững và dân chủ ở nông thôn.
Hoạt động của các DNNN trên địa bàn huyện Chư Sê không chỉ đơn thuần vì mục tiêu lợi nhuận, mà còn vì mục tiêu chính trị - xã hội mà Nhà nước giao cho. Thông qua hoạt động kinh tế, các DN đã đưa đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước vào từng hộ gia đình, tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số vào làm công nhân, xây dựng gia đình văn hóa mới. Người lao động và gia đình họ được DN quan tâm khám chữa bệnh. Ví dụ, trong 5 năm (2005-2009), công ty cao su Chư Sê đã tiến hành khám chữa bệnh cho 104.024 lượt người là công nhân, con em họ và nhân dân trên địa bàn, khám và điều trị ngoại trú 80.356 lượt người, khám và điều trị nội trú 9.699 người; đã hỗ trợ kinh phí cho địa phương làm công tác an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, công tác quốc phòng, quân sự địa phương, công tác phụ trách thôn làng trọng điểm khó khăn của địa phương với tổng số tiền 3.666 triệu đồng. Ngoài ra, công ty còn tổ chức kết nghĩa với 34 thôn làng trên địa bàn có đồng bào dân tộc thiểu số, phối hợp với già làng, thôn trưởng để tuyên truyền, vận động đồng bào làm tốt công tác bảo vệ vườn cây, bảo vệ tài sản nhà nước, chống thất thoát mủ cao su, vận động công nhân là người dân tộc thiểu số yên tâm sản xuất, ổn định cuộc sống gia đình, với số tiền 1.289 triệu đồng.
Việc vận động thanh niên, các gia đình đồng bào dân tộc thiểu số vào làm công nhân, nhận khoán chăm sóc vườn cây, phát triển cao su tiểu điền, vào làm ở các DNNN có tác dụng giúp họ thay đổi cách nghĩ, cách làm. Nhờ đó, thay đổi tập quán làm ăn bằng một cách thức làm ăn mới có tổ chức, có kỷ luật theo một quy trình nghiêm ngặt trong cơ chế thị trường.
Công tác đền ơn đáp nghĩa, quyên góp ủng hộ người nghèo, người ở vùng bị thiên tai được quan tâm hơn. Riêng nông trường Bờ Ngoong năm 2008 đã trích quỹ để ủng hộ người nghèo số tiền là 25,3 triệu đồng. Trong 5 năm (2005-2009), công ty cao su Chư Sê đã trích quỹ ủng hộ người nghèo 747 triệu đồng. Công ty đã góp phần giải quyết công ăn việc làm, từng bước cải thiện và nâng cao đời sống cho nhân dân địa phương, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn, thực hiện tốt các Chương trình 132, 134, 135 của Chính phủ. Công ty đã trở thành đơn vị điển hình: mạnh về kinh tế, vững về an ninh quốc phòng, có nhiều đóng góp trong công tác xã hội; trở thành đơn vị đầu tiên ở khu vực Tây Nguyên được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới.
Thông qua các hoạt động vì mục tiêu xã hội, các DNNN đã góp phần quan trọng vào công tác xóa đói, giảm nghèo nhất là cho đồng bào dân tộc thiểu số. Đã có không ít lao động là người dân tộc thiểu số, nhờ chịu khó học hỏi, đã thành thợ bậc cao, được công nhận danh hiệu "Bàn tay vàng" cấp công ty qua các kỳ thi thợ giỏi. Tại Chư Sê, hiện có hàng trăm hộ sản xuất nông sản hàng hóa giỏi (có thể gọi đó là những trang trại), có doanh thu hàng tỷ đồng, trong đó có những cơ sở đứng hàng đầu cả nước. Theo một bài trên báo “Người cao tuổi” ngày 3/3/2009 ( vụ hồ tiêu năm 2008, toàn huyện có hơn 300 hộ có thu nhập 1 tỉ đồng/năm từ hồ tiêu, có 800 hộ thu nhập từ 700 triệu đến gần 1 tỉ đồng.
Sự phát triển của các DNNN đã góp phần quan trọng vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Trong 5 năm qua (2005-2010), tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của huyện đạt 13,3%/năm, riêng của ngành nông nghiệp là 4,7%. Năm 2009, tổng giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 804 tỷ đồng, chiếm 50,4% tổng giá trị sản xuất trong huyện, tốc độ tăng trưởng là 9,0%. Thu nhập bình quân đầu người đến cuối năm 2009 đạt 13,5 triệu đồng/năm, cao hơn mức bình quân chung của tỉnh. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng định hướng: nông nghiệp 50%, công nghiệp 28%, dịch vụ 22%. Tỷ trọng nông nghiệp từ 61% (2005) giảm xuống còn 50% (2010). Tỷ lệ hộ nghèo từ 13,6% năm 2005, giảm xuống còn 12,9% vào năm 2009. Bộ mặt nông thôn ở huyện Chư Sê đã có nhiều tiến bộ.
2.2.2. Những hạn chế, tiêu cực và nguyên nhân
2.2.2.1. Những hạn chế, tiêu cực
Bên cạnh những thành quả đạt được nêu trên, quá trình hoạt động của DNNN ở huyện Chư Sê còn bộc lộ những hạn chế, tiêu cực, cản trở sự phát triển của DN.
- Quy mô của các DNNN chủ yếu là nhỏ và vừa, năng lực cạnh tranh yếu.
Trong số các DNNN ở huyện Chư Sê, chỉ có công ty cao su Chư Sê có số vốn 287 tỷ đồng là đơn vị nhiều vốn nhất; DN sản xuất cà phê Ia Pát thuộc công ty cà phê Gia Lai chỉ có lượng vốn là 92,6 tỷ đồng; các DN khác quy mô quá nhỏ, chỉ sử dụng 10-50 lao động. Do quy mô vốn thấp, nên các DN phải sử dụng công nghệ, hệ thống máy móc, thiết bị cũ kỹ, lạc hậu. Tỷ lệ đổi mới trang thiết bị hàng năm còn thấp xa so với mức chung của thế giới. Số lượng DNNN ở Chư Sê còn ít, mức tăng trưởng số lượng DN còn thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng của DN ở các ngành công nghiệp và dịch vụ. Hiện tại, ở Chư Sê chỉ có hơn 10 DNNN, trong khi ngành công nghiệp và dịch vụ đã có tới 1.518 cơ sở sản xuất kinh doanh.
Đây cũng là sự phản ánh hạn chế chung của cả nước. Theo tác giả Đình Nam trong bài báo trên vneconomy.vn ngày 18/10/2007, thì năm 2007 cả nước có khoảng 1.100 DNNN đang hoạt động sản xuất, kinh doanh mới chỉ bằng xấp xỉ 1% tổng số DN đang hoạt động. Về mức vốn, có khoảng 60% số DNNN của Việt Nam có vốn dưới 10 tỷ đồng. Đây là con số quá nhỏ bé so với DNNN các nước trên thế giới và so với nhu cầu thực tế. Tốc độ tăng trưởng của các DNNN chỉ đạt khoảng 2%/năm trong khi tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp bình quân chung của cả nước là 20 - 25%/năm. Tỷ lệ đổi mới trang thiết bị hàng năm chỉ đạt 5-7% (trong khi cả thế giới là 20%). Một số liệu thống kê là trong 10 năm liên tục, tốc độ tăng trưởng DN nói chung của cả nước bình quân 25-26%, nhưng tốc độ tăng trưởng các DN kinh doanh trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp lại rất thấp, khoảng 2%/năm, tức là thấp hơn 10 lần [12].
Nhà xưởng chế biến và kho tàng cất giữ nông sản của các DNNN còn sơ sài và tạm bợ, số nhà xưởng kiên cố chỉ chiếm khoảng 30%. Hầu hết các DN vẫn áp dụng các công nghệ cũ, tỷ lệ cơ giới hoá chỉ chiếm trên 10%, số còn lại là sử dụng các trang thiết bị thủ công bán cơ giới. Hầu như không có một DN nào áp dụng các trang thiết bị tự động hoá.
Ngoài ra, các DNNN còn thiếu kinh nghiệm, thiếu vốn, khả năng tiếp cận với thị trường, thông tin thấp. Thị trường của các DNNN vẫn phần lớn là thị trường trong nước, trong khi một số nông phẩm của Chư Sê như hạt tiêu, cà phê và cao su có nhiều khả năng xuất khẩu. Hơn nữa, tuy hoạt động trong cơ chế thị trường, nhưng khi được hỏi thì nhiều DN không biết đối thủ cạnh tranh của mình là ai và mức giá của mình so với các doanh nghiệp khác có cạnh tranh không. Tức là, khả năng cạnh tranh của các DNNN ở Chư Sê còn thấp.
- Hoạt động của DN mới chủ yếu phát triển theo chiều rộng, đang vấp phải tình trạng khan hiếm nguồn đất canh tác.
Sự phát triển các DNNN ở Chư Sê hiện đã đạt đến ngưỡng của sự phát triển theo chiều rộng. Hiện nay, tổng nguồn đất nông nghiệp của huyện là 44.280 ha. Nguồn đất này đã sử dụng hết. Tuy còn 20.557,9 ha đất chưa sử dụng, nhưng chủ yếu là đất đồi núi khô cằn và đất mặt nước, sông suối. Các DNNN, nhất là các trang trại của Chư Sê hiện đang đứng trước khó khăn thách thức trước tiên là giá đất nông nghiệp. Hiện tại, giá đất nông nghiệp, đặc biệt là đất trồng hồ tiêu của Chư Sê nằm ở mức rất cao, hàng trăm triệu đồng/ha. Giá đất quá cao là một trở lực rất lớn trong việc tích tụ để hình thành các trang trại tập trung, thoát khỏi tình trạng sản xuất tiểu nông nhỏ lẻ. Mặt khác, giá đất cao cũng tạo khó khăn về đầu tư, làm cho chi phí đầu vào tăng cao một cách phi lý.
Tình trạng chuyên canh cao độ cũng làm cho tính đa dạng sinh học bị giảm, tính bền vững của hệ sinh thái bị tác động tiêu cực. Nhìn chung, các hệ sinh vật luôn có sự tương hỗ cộng sinh để cùng tồn tại. Việc chuyên canh hồ tiêu cao độ nhiều năm liền đã làm suy giảm sức sống, gây ra các dịch bệnh trầm trọng trên các vùng chuyên canh cây trồng này. Đồng thời cũng xuất hiện mối nguy là tình trạng trồng tái canh hồ tiêu trên đất cũ không đem lại hiệu quả. Tại công ty cà phê Gia Lai đã có không ít diện tích cây cà phê đang ở tình trạng đất bị thoái hóa, cần có những nghiên cứu về thổ nhưỡng mới có thể đưa năng suất và chất lượng sản phẩm tăng lên.
Tình trạng này cũng thấy ở Công ty cao su Mang Yang. Hiện công ty có khoảng 500 ha cao su khai thác thuộc nông
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Noi dungLV Dung_Sua ngay 12-01-20112.doc
- Muc luc.doc