Luận văn Doanh nghiệp tư nhân trong công nghiệp trên địa bàn Hà Nội

Hầu hết các DN công nghiệp tư nhân có số vốn kinh doanh thấp. Số DN có số vốn dưới 10 tỷ đồng chiếm tới 90%. Đi sâu vào phân tích cho thấy lượng vốn đầu tư trực tiếp cho thiết bị công nghệ nhỏ hơn rất nhiều so với vốn đầu tư cho nhà xưởng và các thiết bị quản lý. Số vốn vay và huy động mà chủ yếu là huy động ngoài chiếm tới 62%. Tỷ lệ vốn cố định/vốn lưu động DN công nghiệp tư nhân năm 2002 là 1/3, theo ý kiến của nhiều chuyên gia thì tỷ lệ hợp lý phải là 1/4. Vốn lưu động thấp nhưng DN công nghiệp tư nhân Hà Nội thường xuyên bị khách hàng chiếm dụng 1/3 vốn lưu động. Đặc biệt các DN như nhựa Song Long, thiết bị điện Việt Á, Alphanam, lắp ráp xe máy Duy Thịnh, Phương Đông, thép xây dựng Tuyến Năng, thép Hà Nội thường xuyên bị khách hàng chiếm dụng hàng chục tỷ đồng. Chi phí xây dựng dở dang của một số DN như Xuân Kiên, Nam Hoà, Nam Đô, cũng tới hàng chục tỷ đồng. Về hiệu quả đầu tư, tổng số vốn đầu tư, doanh thu và nộp thuế của khu vực DN công nghiệp tư nhân là (7653-8747-315) tỷ đồng tương ứng với (1-1,14 - 0,04). Nếu báo cáo trên của các DN là tin cậy thì cho thấy hiệu quả đồng vốn đầu tư của khu vực DN công nghiệp tư nhân tính theo doanh số và nộp thuế không cao so với DN Nhà nước và DN có vốn nước ngoài.

 

doc116 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1884 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Doanh nghiệp tư nhân trong công nghiệp trên địa bàn Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à nghèo nàn. Nhiều HTX được đánh giá là năng động nhưng thực chất là giỏi quan hệ móc nối vật tư nguyên liệu sản xuất để ăn chênh lệch giá. Khi thị trường một giá hình thành, các yếu tố của sản xuất được tính đúng, tính đủ thì rất nhiều HTXTCN bế tắc trong sản xuất, không thích nghi với cơ chế mới. Một số bài học kinh nghiệm rút ra trong quá trình cải tạo công nghiệp dân doanh Hà Nội giai đoạn 1958-1985: Giai đoạn 1958-1985 có thể xem là giai đoạn Nhà nước tập trung thực hiện cải tạo và hoàn thiện quan hệ sản xuất đối với công nghiệp dân doanh. Mục tiêu của cải tạo XHCN đối với tư bản tư nhân và thực hiện hợp tác hoá là xoá bỏ tận gốc chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất. Quá trình cải tạo và hoàn thiện quan hệ sản xuất được tiến hành qua nhiều đợt, từ Đại hội IV đến Đại hội V đã đề ra kế hoạch và mốc thời gian phải hoàn thành cải tạo XHCN, nhưng theo đánh giá tại các kỳ Đại hội Đảng, chúng ta vẫn chưa hoàn thành được mục tiêu đề ra. Trong những năm đầu của quá trình cải tạo công thương nghiệp và hợp tác hoá cũng đã phát sinh một số sai lầm, hạn chế như : Trong thực hiện phong trào hợp tác hoá đã bộc lộ tư tưởng nóng vội; Mục tiêu đề ra chỉ cốt làm sao xây dựng cho được HTX; khi điều tra không tỉ mỉ, kỹ càng. Những kinh nghiệm nước ngoài đưa vào học tập một cách máy móc giáo điều. Trong quá trình lãnh đạo chỉ đạo cuộc vận động hợp tác hoá thủ công đã bộc lộ tư tưởng chủ quan, nóng vội nên phương thức tự nguyện chưa được làm tốt; hiện tượng gò ép, thúc bách quần chúng gia nhập HTX góp vốn tư liệu sản xuất đã xảy ra khá phổ biến. Hình thức qui mô HTX thủ công thiếu linh hoạt, chưa xuất phát từ yêu cầu sản xuất. Những ngành nghề thích hợp với sản xuất kinh doanh phân tán cũng đều đưa vào hợp tác hoá như đan len, sửa chữa xe đạp. Hơn nữa, Đảng bộ thành phố còn chủ trương dần dần đưa các HTX thủ công trở thành những XN hoàn toàn XHCN cơ giới hoá là không phù hợp với thực tế của ngành thủ công nghiệp thời bấy giờ. Trong quá trình thực hiện cải tạo công nghiệp tư bản tư doanh, chúng ta chưa nắm vững quan hệ giữa cải tạo và xây dựng, phần nào nặng về cải tạo tách rời cải tạo và xây dựng, chưa thấy cải tạo XHCN là để tạo điều kiện thuận lợi phát triển sức sản xuất, đẩy mạnh xây dựng CNXH. Ngược lại sản xuất phát triển là cơ sở giúp cho công cuộc cải tạo thắng lợi, quan hệ sản xuất mới sớm được hình thành. Vì vậy đã mở rộng diện hợp doanh quá mức cần thiết, đưa vào hợp doanh một số cơ sở còn ít vốn gọi những người tư sản không còn vốn hoặc tư sản nhỏ đã vào hợp tác đi học tập cải tạo tư tưởng. Vận dụng tiêu chuẩn tư sản chưa thật đúng, chưa thấy rõ tính chất nhỏ bé của tư sản dân tộc, đánh giá tư sản thiên về tiêu cực, coi tư sản là đối tượng của cách mạng, nên sử dụng biện pháp đấu tranh nặng nề, đã tách tư sản ra khỏi khối đoàn kết dân tộc. Với cách làm đó, Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1086 cho rằng: Trong 30 năm qua, chúng ta đã có biểu hiện nôn nóng, muốn xoá bỏ ngay các thành phần kinh tế phi XHCN, nhanh chóng biến kinh tế tư nhân thành quốc doanh. Về nội dung cải tạo kinh tế tư nhân thường nhấn mạnh việc thay đổi quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất mà không coi trọng giải quyết các vấn đề về tổ chức quản lý và chế độ phân phối. Cách làm thường theo chiến dịch gò ép, chạy theo số lượng, coi nhẹ chất lượng và hiệu quả. Nguyên nhân cơ bản là trong nhận thức cũng như trong hành động, chúng ta chưa thực sự thừa nhận cơ cấu kinh tế nhiều thành phần ở nước ta còn tồn tại trong một thời gian tương đối dài, chưa nắm vững và vận dụng đúng qui luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ lực lượng sản xuất. Tới thời điểm này, các bài học kinh nghiệm rút ra từ giai đoạn 1958-1985 cho chúng ta thấy rằng kinh tế tư nhân trong công nghiệp dân doanh tỏ ra có sức sống rất dai dẳng, nó vẫn tồn tại dưới nhiều hình thức sau nhiều đợt cải tạo và hợp tác hoá. Vì vậy, đối với khu vực dân doanh, vấn đề là không phải tìm cách xoá bỏ kinh tế tư nhân mà nên tìm biện pháp tốt nhất để tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển theo định hướng XHCN để ngày càng đóng góp tốt hơn cho nền kinh tế. 2.1.3. Tình hình phát triển công nghiệp dân doanh Hà Nội thời kỳ đổi mới Thực hiện đường lối đổi mới, đặc biệt là từ khi có Luật Doanh nghiệp ra đời đến nay, công nghiệp dân doanh ở Hà Nội đã phát triển mạnh mẽ. Những số liệu dưới đây minh chứng tình hình phát triển công nghiệp dân doanh ở Hà Nội. Bảng 2.1: Giá trị sản xuất công nghiệp dân doanh Hà Nội Đơn vị tính: Triệu đồng (Giá CĐ 1994) TT Loại hình 1997 2000 2001 2004 Ước 2005 I 1 2 3 Tổng số HTXTCN Cá thể DN tư nhân 1.223.112 71.913 746.386 404.816 2.318.012 203.776 896.793 1.217.443 2.963.132 268.305 932.682 1.762.145 7.023.029 349.580 1.089.626 5.583.823 8.315.266 367.100 1.114.100 6.94.400 Nguồn: Niên giám và số liệu của Cục Thống kê Hà Nội Bảng 2.2: Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp dân doanh Hà Nội Đơn vị tính: % TT Loại hình 1997 - 2000 2001 - 2005 I 1 2 3 Tổng chung HTXTCN Cá thể DN tư nhân 23,75 41,5 6,3 44,3 29,45 12,4 4,4 41,6 Nguồn: Niên giám và số liệu của Cục Thống kê Hà Nội Bảng 2.3: Giá trị sản xuất công nghiệp dân doanh Hà Nội trong công nghiệp Hà Nội Đơn vị tính: Triệu đồng giá cố định 1994 Loại hình 1997 2000 2004 Ước 2005 I 1 2 3 Tổng số Công nghiệp NN Trung ương Công nghiệp có vốn nước ngoài Công nghiệp địa phương Trong đó: Công nghiệp NNĐP Công nghiệp Dân doanh 12.172.312 5.642.359 3.695.996 1.610.845 1.223.112 17.745.760 7.499.590 5.834.605 2.093.553 2.318.012 35.365.807 12.986.861 11.930.108 3.425.809 7.023.029 40.670.678 13.532.309 14.841.054 3.982.049 8.315.266 Nguồn: Niên giám và số liệu của Cục Thống kê Hà Nội Đây là thời kỳ đầu giai đoạn đổi mới, chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường. Giai đoạn này, Hà Nội ban hành nhiều văn bản qui định nhằm quản lý việc mua bán nhà xưởng, thiết bị trong các HTXTCN. Đặc biệt là làm rõ thực trạng và giá trị, xác định đóng góp xã viên trong tài sản HTX, từ đó trợ giúp HTX đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động. Một số HTXTCN Hà Nội tự mầy mò, tự đổi mới về tổ chức, theo hướng chuyển sang mô hình HTX công nghiệp cổ phần. Quá trình chuyển đổi này được UBND quận huyện và Sở Công nghiệp sớm nắm bắt, cho làm thí điểm và nhân rộng. Từ 5 HTX thí điểm ở quận Hoàn Kiếm vào năm 1991, tới năm 1994, Hà Nội đã có 50 HTX công nghiệp cổ phần. Để nhân rộng mô hình này, UBND thành phố Hà Nội đã có Quyết định số 3653 ngày 20/12/1994 ban hành qui định về việc chuyển đổi HTX công nghiệp thành HTX công nghiệp cổ phần, Sở Công nghiệp đã có Quyết định số 52/SCN ngày 16/1/1995 ban hành mẫu gợi ý Điều lệ tạm thời HTX công nghiệp cổ phần. Cuối năm 1995, thành phố đã có 90 HTXTCN đăng ký hoạt động theo mô hình cổ phần. Mô hình HTX công nghiệp cổ phần Hà Nội đã được Trung ương đánh giá cao, được nhiều tỉnh tham khảo, học tập. Mặc dù có nhiều cố gắng duy trì và phát triển các HTXTCN, song, trên thực tế đây là thời kỳ thoái trào của các HTXTCN trên địa bàn Thành phố. Những số liệu dưới đây minh chứng điều đó. Bảng 2.4: Khu vực HTXTCN trong công nghiệp dân doanh thành phố Hà Nội 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1 Số cơ sở 543 401 316 261 234 218 2 Số lao động 24.120 10.927 10.622 7.334 6.178 5.846 3 % tăng so cùng kỳ -42 -1,6 -38 -3,3 -1,9 4 %Tỷ trọng giá trị 36,94 24,5 20,18 10,56 7,3 6,1 Nguồn: Niên giám và số liệu của Cục Thống kê Hà Nội Khối Doanh nghiệp, Công ty tư nhân: Loại hình doanh nghiệp, tư nhân trong công nghiệp Hà Nội bắt đầu xuất hiện trở lại sau năm 1988, khi có Nghị quyết 16 khoá VI của Bộ Chính trị ngày 15-7-1988 và Nghị định 27 của Chính phủ tháng 3/1988 chính thức thừa nhận và khuyến khích thành lập các XN, Công ty công nghiệp tư nhân. Năm 1988, XN tư nhân đầu tiên của Hà Nội là XN cơ khí Toàn Thắng được thành lập, giai đoạn 1988-1989- Hà Nội có 12 XN, Công ty tư nhân, với 700 lao động hoạt động chủ yếu trong ngành đồ gỗ, dệt may và thủ công mỹ nghệ. Trong khi Trung ương chưa có qui định về đăng ký kinh doanh cho các loại hình này thì ở Hà nội các XN, Công ty này được thành lập theo các qui định và quyết định của UBND thành phố Hà Nội. Tới năm 1990, Hà Nội đã có 40 XN, Công ty tư nhân với 2.658 lao động, có giá trị sản xuất chiếm 4% giá trị sản xuất công nghiệp dân doanh Hà Nội. Thời kỳ đầu, có tình trạng nhiều XN, Công ty xin thành lập nhưng không duy trì được đã chuyển sang buôn bán thương mại lòng vòng hoặc phải ngừng hoạt động. XN, Công ty tư nhân công nghiệp Hà Nội chỉ thực sự phát triển mạnh khi có Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân có hiệu lực từ 15/4/1991. Bảng 2.5: Khu vực XN, Cty tư nhân trong công nghiệp dân doanh thành phố Hà Nội TT Chỉ tiêu 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1 Số cơ sở 40 24 37 132 200 227 2 Số lao động 2658 1000 1841 7098 9870 10.588 3 % tăng trưởng 12,6 88,6 209,8 100,7 27,3 4 %Tỷ trọng giá trị 3,9 5,1 8,1 21,2 30,7 33,1 Nguồn: Niên giám và số liệu của Cục Thống kê Hà Nội Sau khi có Luật Doanh nghiệp và Luật Công ty năm 1991, rất nhiều loại hình cơ sở tư nhân trước núp bóng dưới hình thức HTX, tổ hợp tác, đơn vị kinh tế thuộc các Hội, cơ quan hành chính sự nghiệp thì nay đã chuyển đổi sang loại hình DN đúng bản chất của mình là các XN, Cty tư nhân. Tuy chưa nhiều, nhưng Hà Nội đã có một số XN, Cty tư nhân của các nhà khoa học, trí thức như Cty 3C, Cty điện tử Sel, Cty cổ phần Besmes. Cty Đông Đô, XN Xuân Kiên, làm cho tính chất và hoạt động quản lý của các XN, Cty tư nhân Hà Nội có bản sắc riêng. Một số XN, Cty tư nhân đã tiên phong trong việc sản xuất sản phẩm mới như Cty C&E sản xuất mỳ ăn liền, XN PAC sản xuất thuốc bảo vệ thực vật, Cty Thạch Kim thêu máy xuất khẩu, Cty đầu tư Dương Nhật sản xuất hệ thống lọc nước công nghiệp, Cty Sel lắp ráp điện tử gia dụng, Cty Vinh Hạnh sản xuất đồ chơi xuất khẩu, Cty Tiến Trung sản xuất composite. Đánh giá chung về hoạt động công nghiệp dân doanh thời kỳ 1985-1995: Giai đoạn này, hoạt động của khối HTXTCN, giảm sút và tan rã mạnh, số còn lại làm ăn cầm chừng. Các XN, Cty tư nhân là loại hình DN mới nhưng mới chỉ tập trung vào một số ngành hàng có tỷ suất lợi nhuận cao, đầu tư vốn ít, thu hồi vốn nhanh, Công nghiệp dân doanh giai đoạn này đã có những khởi sắc, những gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là đối với các XN, Cty tư nhân, nguyên nhân cơ bản là: Về phía DN: - Thiếu vốn và mặt bằng sản xuất là khó khăn lớn nhất của các DN tư nhân trong thời kỳ này. Kết quả điều tra cho thấy trước năm 1995 chỉ có Cty Besmes là được thuê đất trực tiếp với Nhà nước. Một vài Cty như Phương Lan, Hoà Bình, Ladoda thì được thành phố tạo điều kiện cho mua lại nhà xưởng của các HTXTCN, còn đại đa số DN tư nhân phải đi thuê mượn nhà xưởng để sản xuất. Cũng chỉ có khoảng 10% XN, Cty tư nhân được vay vốn ngân hàng, số còn lại hoạt động bằng vốn tự có hoặc huy động vốn cá nhân ngoài xã hội. - Thiếu kiến thức và hiểu biết về quản lý và kinh doanh cũng là khó khăn của DN dân doanh. Kết quả điều tra cho thấy có tới chủ 2/3 số DN được thành lập xuất thân từ cán bộ công nhân viên chức Nhà nước. Có tới 1/2 chủ DN trước khi thành lập chưa từng sản xuất kinh doanh. Số Chủ DN có trình độ đại học chỉ chiếm 30%. Về môi trường kinh doanh: - Chưa khắc phục được sức ỳ về tâm lý xã hội về sự kỳ thị kinh tế dân doanh, đặc biệt đối với kinh tế tư nhân, đã từng tồn tại trong suốt một thời gian dài. Kết quả điều tra dư luận xã hội thời kỳ này cho thấy còn một phận lớn người dân Hà Nội còn xa lạ với kinh tế thị trường và đặc biệt là vẫn còn rất thành kiến với kinh tế tư nhân, chỉ mong muốn được vào làm ở khu vực Nhà nước vì ít ra khu vực này còn có chính sách xã hội bảo đảm cho đời sống ổn định. - Chủ trương, đường lối chung của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân là rất cởi mở và thiện chí. Tuy nhiên lại có một số qui định không cho đảng viên được làm kinh tế tư nhân, không được thuê mượn lao động làm cho nhiều DN tư nhân vẫn còn tâm lý e ngại về sự quyết tâm và nhất quán của Đảng về chủ trương đường lối phát triển kinh tế tư nhân. - Các đạo luật chung như Hiến pháp, Luật đã ghi nhận về các quyền của DN tư nhân nhưng lại chưa có các chính sách cụ thể để đảm bảo. Một số chính sách hiện hành vẫn chưa được sửa đổi tạo thuận lợi cho các DN tư nhân và HTX. Ví dụ như chưa cho tư nhân được vay vốn các nguồn vốn quĩ hỗ trợ của Nhà nước, chưa cho tư nhân tham gia xuất nhập khẩu trực tiếp, chính sách thuế chưa khuyến khích tư nhân đầu tư và đổi mới công nghệ. - Kinh tế tư nhân đã được thừa nhận về mặt pháp lý nhưng vẫn chưa tạo được niềm tin đối với Nhà nước, trong quản lý Nhà nước vẫn còn rất nhiều thành kiến và hạn chế với các loại hình DN này. Trong quản lý Nhà nước còn thiên về kiểm tra kiểm soát ít quan tâm đến khuyến khích hỗ trợ. Thủ tục hành chính đối với kinh tế dân doanh rất phiền hà, làm phát sinh tình trạng tham nhũng nhiễu của các cơ quan quản lý Nhà nước. Từ năm 1997 đến năm 2005, công nghiệp trên địa bàn lãnh thổ Hà Nội tăng 2,3 lần với tốc độ tăng trưởng bình quân 16%/năm. Cùng thời kỳ này, công nghiệp dân doanh Hà Nội đã tăng trưởng nhanh hơn (6,8 lần với tốc độ tăng trưởng 27%/năm). Giai đoạn 2001-2005 sau khi có Luật Doanh nghiệp, công nghiệp dân doanh tăng trưởng cao so với giai đoạn 1997-2000 (29,45% so với 23,75%). Từ năm 1997 đến năm 2005, qui mô sản xuất bình quân 1 cơ sở công nghiệp dân doanh tăng 6,4 lần. Tuy nhiên tăng trưởng này không đồng đều theo loại hình. Qui mô sản xuất của loại hình DN tư nhân tăng 7,7 lần, loại hình HTX tăng 7,6 lần, trong khi qui mô sản xuất của hộ cá thể chỉ tăng tăng 1,8 lần. Bảng 2.6: Qui mô sản xuất theo loại hình Đơn vị tính: Triệu đồng/ cơ sở TT Loại hình 1997 2004 Số lượng cơ sở Giá trị sản xuất bình quân Số lượng cơ sở Giá trị sản xuất bình quân Tổng số 17.475 69 15.870 442 1 HTX 228 286 159 2.198 2 Cá thể 16.927 43 13.939 78 3 DN tư nhân 330 409 1.772 3.151 Nguồn: Niên giám và số liệu của Cục Thống kê Hà Nội Khối DN tư nhân mặc dù tăng nhiều về số lượng DN, nhất là sau khi có Luật doanh nghiệp năm 2000, nhưng do kết quả sản xuất tăng nhanh hơn, nên vẫn dẫn đầu về mức tăng trưởng qui mô sản xuất bình quân DN. Năm 1997, chỉ mới có 5 DN có doanh số trên 30 tỷ đồng/ năm thì tới năm 2004 đã có 87 DN đạt qui mô sản xuất trên. Một số DN công nghiệp tư nhân đã có qui mô sản xuất trên 1000 tỷ đồng như T&T, Hoà Phát. Khu vực HTXTCN tuy qui mô sản xuất bình quân có tăng nhưng tập trung nhiều vào một vài cơ sở lớn như Song Long, Tiến Bộ, Long Biên nhựa,... Qui mô sản xuất khối hộ cá thể tăng chậm hơn, trong đó tập trung nhiều vào các làng nghề TTCN như gốm Bát Tràng, may da Kiêu Kỵ, dệt Tân Triều, cán thép Dục Tú,... Mặt được: Bảng 2.7: Tỷ trọng DN tư nhân trong công nghiệp dân doanh Đơn vị tính: % TT Loại hình 1997 2000 2001 2004 Ước 2005 I 1 2 3 Tổng số HTXTCN Cá thể DN tư nhân 100 5,87 61,02 33,09 100 8,79 38,68 52,52 100 9,05 31,47 59,48 100 4,97 15,51 79,50 100 4,35 13,21 82,42 Nguồn: Sở Công nghiệp tính toán từ số liệu của Cục Thống kê Hà Nội Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo các loại hình của công nghiệp dân doanh đã có sự chuyển dịch phù hợp với qui luật theo hướng thu dần loại hình qui mô nhỏ, nâng dần loại hình qui mô vừa và lớn, đặc biệt là khối DN tư nhân. Tỷ trọng loại hình DN tư nhân tăng nhanh; tỷ trọng giá trị hộ cá thể không thay đổi nhiều, tỷ trọng HTXTCN có xu hướng giảm dần. Năm 1997 tỷ trọng giá trị sản xuất của loại hình cá thể, HTXTCN và DN tư nhân là 6%, 61% và 33% thì tới năm 2005 tỷ trọng này đã thay đổi lớn là 4%,13% và 83%. Sự chuyển dịch cơ cấu trên còn có một phần nguyên nhân là do sự chuyển đổi loại hình từ các HTXTCN và hộ cá thể chuyển thành DN tư nhân. Ngoài ra, nhiều DN Nhà nước chuyển đổi thành Công ty cổ phần không còn vốn Nhà nước cũng làm tăng nhanh giá trị và tỷ trọng DN tư nhân trong công nghiệp dân doanh Hà Nội. Giá trị Công nghiệp dân doanh Hà Nội tăng nhanh đã làm chuyển dịch cơ cấu các loại hình công nghiệp trên địa bàn theo đúng qui hoạch phát triển công nghiệp Hà Nội nói chung là tinh giảm, tổ chức sắp xếp lại đối với DN Nhà nước và khuyến khích phát triển mạnh mẽ DN tư nhân và DN có vốn nước ngoài. Tỷ trọng công nghiệp dân doanh Hà Nội năm 2000 là 10% thì tới năm 2005 tỷ trọng này đã tăng lên 20,4%, trong khi DN Nhà nước năm 2000 là 59,5% tới năm 2005 đã giảm xuống còn 42,9%. Bảng 2.8: Tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp dân doanh trong công nghiệp Hà Nội Đơn vị tính: % TT Loại hình 1997 2000 2004 Ước 2005 I 1 2 3 Tổng số Công nghiệp NN Trung ương Công nghiệp có vốn nước ngoài Công nghiệp địa phương Trong đó: Công nghiệp NNĐP Công nghiệp Ddoanh 100 46,3 30,3 13,2 10,0 100 42,2 32,8 11,7 13,0 100 36,7 33,7 9,6 19,8 100 33,2 36,4 9,7 20,4 Nguồn: Sở Công nghiệp tính toán từ số liệu của Cục Thống kê Hà Nội Mặt chưa được: Tốc độ phát triển DN công nghiệp tư nhân còn chậm so với năng lực thực sự của bản thân. Trong nhiều năm qua, rất nhiều DN công nghiệp tư nhân Hà Nội đã thu hẹp dần qui mô sản xuất tại Hà Nội để chuyển sang đầu tư mở nhà máy sản xuất tại các tỉnh. Chính vì vậy, tại các tỉnh có nhiều DN công nghiệp tư nhân Hà Nội đầu tư như Hưng Yên, Vĩnh Phúc đã có sự nhảy vọt cả về giá trị và tốc độ tăng trưởng về sản xuất công nghiệp. Phát triển của công nghiệp dân doanh Hà Nội không diễn ra đồng đều trên toàn bộ các cơ sở sản xuất. Loại hình DN tư nhân là loại hình sản xuất tăng trưởng cao nhất, nhưng qua số liệu thống kê năm 2005 cho thấy có tới 70% giá trị sản xuất được tạo ra bởi 20% số DN. Số DN đã có trước năm 1997, còn tồn tại đến năm 2005 có tăng trưởng chỉ có 20%. Trong quá trình phát triển, đã có rất nhiều DN tư nhân rơi vào tình trạng phá sản, sản xuất cầm chừng, hoặc phải chuyển đổi, tổ chức lại sản xuất dưới hình thức chia nhỏ, chuyển đổi loại hình DN. 2.2. Đánh giá thực trạng phát triển doanh nghiệp công nghiệp tư nhân ở Hà Nội ở mục 2.1, luận văn đã làm rõ thực trạng doanh nghiệp công nghiệp tư nhân trong công nghiệp dân doanh và trong ngành công nghiệp ở Hà Nội. Trong mục này luận văn phân tích thực trạng phát triển doanh nghiệp tư nhân ở các nhóm ngành của sản phẩm công nghiệp; sự phân bố các doanh nghiệp công nghiệp tư nhân trên các quận, huyện; năng lực sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp công nghiệp tư nhân. 2.2.1. Ngành nghề và sản phẩm của doanh nghiệp công nghiệp tư nhân Theo hệ thống phân ngành của Chính phủ tại Nghị định số 75/CP ngày 27/10/1993 thì công nghiệp tư nhân Hà Nội có mặt tại tất cả 3 ngành cấp I về công nghiệp là: Công nghiệp khai thác mỏ; công nghiệp chế biến và sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước. Tuy nhiên, trong ngành cấp I sản xuất và phân phối điện khí đốt và nước thì công nghiệp tư nhân chỉ tham gia khâu phân phối điện (chủ yếu là các HTXTCN ngoại thành hoạt động mua bán điện) mà không có sản xuất điện. Theo hệ thống phân ngành cấp II, cấp III và cấp IV của Tổng cục Thống kê tại Quyết định số 143 ngày 22/12/1993 thì: Trong ngành cấp I công nghiệp khai thác mỏ, công nghiệp tư nhân có mặt tại 2/5 ngành cấp II bao gồm: Các hoạt động khai thác than và khai thác cát sỏi đất đá, trừ các ngành khai thác dầu, khai thác quặng Uranium và quặng kim loại đen. Trong ngành cấp II công nghiệp chế biến thì công nghiệp tư nhân có mặt tại 22/23 ngành, trừ ngành sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế tới nay vẫn chưa có DN nào làm kể cả DN Nhà nước và DN có vốn nước ngoài (Xem Phụ lục 1). Trong vòng 10 năm trở lại đây, số lượng cơ sở sản xuất theo ngành nghề của công nghiệp dân doanh Hà Nội đã thay đổi theo hướng các ngành nghề thủ công đơn giản như chế biến than, khai thác cát sỏi, chế biến thực phẩm, dệt, gỗ, gạch ngói, gốm sứ,.. có số lượng cơ sở tăng tương đối chậm, trong khi các ngành như nhựa cơ khí, máy móc thiết bị điện, in, điện tử có số cơ sở tăng nhanh hơn (Xem phụ lục 2). Từ năm 1997 đến năm 2005, qui mô sản xuất của các DN công nghiệp tư nhân nhìn chung là tăng lên, bình quân doanh thu/DN năm 2005 tăng 2,7 lần so với năm 1997. Các ngành hàng có sự tăng nhanh về số lượng DN cũng như về qui mô sản xuất là: Cán kéo thép xây dựng, điển hình là Công ty thép Hàn Việt có doanh số 253 tỷ đồng, Cty thép Tuyến Năng 179 tỷ đồng, Cty An Khánh 166 tỷ đồng,...; Sản xuất máy móc thiết bị, điển hình là Cty thiết bị phụ tùng Hoà Phát doanh số 294 tỷ đồng, Cty Cơ nhiệt điện lạnh Bách khoa 124 tỷ đồng,..; Sản xuất thiết bị điện, điển hình là Cty Tự Cường doanh số 362 tỷ đồng, Cty Thượng Đình 102 tỷ đồng,... Ngành hàng chỉ tăng nhiều về số DN nhưng ít thay đổi về qui mô sản xuất là cơ khí tiêu dùng có qui mô chỉ tăng 1,3 lần. Ngành hàng ít thay đổi về số DN nhưng tăng nhanh về qui mô sản xuất là lắp ráp và sản xuất phụ tùng ô tô xe máy, điển hình là Cty Phương Động 564 tỷ đồng, Cty Hoàng Trà 124 tỷ đồng. Cũng có một số ngành hàng như da, giả da và lắp ráp điện tử phải giảm qui mô sản xuất do có một số dự án sản xuất bị đổ vỡ như sản xuất giầy của Cty Nam Thắng, lắp ráp điện tử gia dụng của Cty điện tử Sel,... (Xem phụ lục 3). Mặt được: Số các DN tư nhân tham gia vào các ngành nghề công nghiệp cấp II, nhất là ngành công nghiệp chế biến khá nhiều. Chính sự tham gia đông đảo của các DN công nghiệp tư nhân theo cùng ngành hàng đã tạo ra sự cạnh tranh phát triển trong ngành công nghiệp Hà Nội. Điểm khác biệt của Hà Nội so với các địa phương khác là đã hình thành một nhóm DN công nghiệp tư nhân hoạt động trong ngành nghiên cứu chế tạo, chuyển giao công nghệ tạo được uy tín thương hiệu trong cả nước như Cơ nhiệt điện lạnh Bách Khoa, Hoà Bình bia, Secoin, San Nam, cổ phần kỹ thuật Seen, Sơn Kova,... Tới nay, số lượng sản phẩm công nghiệp dân doanh tính sơ bộ có khoảng trên 800 loại sản phẩm qui đổi. Hà Nội đã xuất hiện một số nhóm sản phẩm do nhiều DN tư nhân cùng tham gia sản xuất như sản xuất gốm sứ, bồn nước, chậu rửa inox, lắp ráp máy tính, sản xuất dây và cáp điện, sơn xây dựng, bao bì nhựa,... làm tăng sức cạnh tranh, góp phần nâng cao chất lượng và giảm giá bán mang lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng. Các sản phẩm sản xuất khối lượng lớn, theo qui mô công nghiệp, có địa bàn tiêu thụ rộng đã phát triển nhanh hơn các sản phẩm sản xuất khối lượng nhỏ, tiêu thụ tại chỗ. Mặt chưa được: Công nghiệp dân doanh Hà Nội phát triển nhanh, nhưng không đồng đều theo các ngành nghề. Giai đoạn 1997-2005, có 11 ngành tăng trưởng cao là các ngành dệt, may, in, đồ da, giấy, hoá chất, nhựa, cán kéo sắt xây dựng, đồ điện, sản xuất máy móc thiết bị, sản xuất và lắp ráp xe máy. Có 11 ngành tăng trưởng thấp là khai thác than, cát sỏi, thực phẩm, gỗ, gốm sứ, kim khí gia dụng, lắp ráp điện tử, thiết bị y tế, sửa chữa vận tải, giường tủ, tái chế. Sự tăng trưởng của công nghiệp dân thị gần như không phụ thuộc vào định hướng và cơ chế hỗ trợ Nhà nước mà chủ yếu do quan hệ cung cầu thị trường điều tiết. Ví dụ: ngành nhựa, hoá chất, các sản phẩm giấy không nằm trong danh mục ưu tiên phát triển của thành phố thì tăng trưởng cao. Ngược lại, ngành lắp ráp điện tử, chế biến thực phẩm thuộc danh mục ngành ưu tiên phát triển lại tăng trưởng thấp. Một số ngành tăng trưởng cao gắn với đầu tư chiều sâu và đổi mới công nghệ như ngành nhựa, ngành dệt, cán kéo sắt xây dựng,... Một số ngành tăng trưởng chủ yếu theo bề rộng do có nhiều cơ sở cùng đổ xô vào làm như sản xuất phụ tùng xe máy, đồ da giả da,... Một số ngành tuy giảm về tốc độ tăng trưởng nhưng có tiến bộ nhanh về giá trị gia tăng, chất lượng và mẫu mã như sản xuất thiết bị y tế, gốm sứ,... 2.2.2. Phân bố doanh nghiệp công nghiệp tư nhân theo địa bàn Có sự khác biệt giữa DN tư nhân với các DN khác về địa bàn phân bố. Các DN công nghiệp Nhà nước và DN có vốn nước ngoài tập trung nhiều vào các khu cụm công nghiệp cũ ở nội thành và một số khu công nghiệp mới ví dụ như cụm công nghiệp đường Minh Khai - Hai Bà Trưng, đường Nguyễn Trãi - Thanh Xuân, cụm công nghiệp quốc lộ 1A-Thanh Trì, khu công nghiệp mới Sài Đồng B-Gia Lâm, khu công nghiệp Thăng Long - Nội Bài. Trong khi đó, DN công nghiệp tư nhân phân bố tương đối đồng đều theo địa bàn quận huyện (Xem phụ lục 4, 5). Tuy nhiên, xét theo địa bàn quận huyện, phân bố công nghiệp dân doanh Hà Nội vẫn còn sự khác biệt theo địa bàn. Nguyên nhân trước hết là do sự khác nhau của từng quận, huyện về đặc điểm kinh tế xã hội và quá trình phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Các quận huyện có truyền thống sản xuất TCN, có nhiều cơ sở TCN cũ trước đây như Hai Bà Trưng, Đống Đa, Hoàn Kiếm, Gia Lâm cũng là nơi tập trung nhiều DN tư nhân và các HTXTCN. Các huyện xa ngoại thành như Sóc Sơn, Đông Anh thì có số lượng cơ sở là DN tư nhân và các HTXTCN ít hơn nhưng lại có số hộ cá thể nhiều hơn. Vào những năm 90-95, khi chính sách khuyến khích của Nhà nước mở ra, khu vực nội thành do có nhiều doanh nhân tích tụ tập trung vốn cao hơn nên xuất hiện nhiều DN tư nhân hơn các huyện ngoại thành. Nhưng tới nay, xu hướng này đã giảm bớt vì nội thành không còn mặt bằng để sản xuất công nghiệp trong khi khu vực ngoại thành, vấn đề mặt bằng sản xuất công nghiệp có nhiều thuận lợi hơn. Các quận nội thành hiện nay

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNoi dung.doc
  • docBÌA TRONG.doc
Tài liệu liên quan