Luận văn Doanh nhân nữ ở Hà Nội hiện nay, vấn đề và xu hướng phát triển

MỤC LỤC

 

PHẦN MỞ ĐẦU 5

1. Tính cấp thiết của đề tài . 5

2. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu của đề tài . 7

3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài . 7

* Ý nghĩa khoa học 7

* Ý nghĩa thực tiễn . 7

4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu . 8

* Mục đích nghiên cứu . 8

* Mục tiêu nghiên cứu 8

5. Các phương pháp nghiên cứu của đề tài 8

5.1 Phương pháp luận chung . 8

5.2 Phương pháp tiếp cận giới 9

5.3 Phương pháp nghiên cứu cụ thể . 11

5.3.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu . 11

5.3.2 Phương pháp phỏng vấn sâu . 12

5.3.3 Phương pháp thảo luận nhóm tập trung . 12

6. Giả thuyết nghiên cứu . 13

7. Khung lý thuyết 14

PHẦN NỘI DUNG . 15

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ THỰC TIỄN VÀ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 15

1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 15

2. Các lý thuyết sử dụng trong nghiên cứu đề tài . 19

2.1 Lý thuyết nữ quyền . 19

2.2 Lý thuyết hành động xã hội . 22

2.3 Lý thuyết phát triển . 24

3. Hệ khái niệm có liên quan đến đề tài nghiên cứu . 26

CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU . 32

1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu . 32

2. Tìm hiểu về 3 trường hợp doanh nghiệp được nghiên cứu . 35

3. Phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và vấn đề kinh doanh 41

3.1 Phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ đổi mới . 41

3.1.1 Tìm hiểu về người phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ đổi mới . 41

3.1.2 Sự ra đời của Luật bình đẳng giới tạo cơ hội cho phụ nữ phát triển . 43

3.2 Kinh doanh ở Việt Nam và sự tham gia của nữ giới 43

3.3 Thuận lợi và khó khăn của doanh nhân nữ ở Việt Nam . 47

3.3.1 Các vấn đề gặp phải trong công việc kinh doanh 47

3.3.2 Các vấn đề gặp phải trong cuộc sống gia đình 69

3.3.3 Các vấn đề gặp phải từ góc độ giới . 73

4. Doanh nhân nữ ở Hà Nội, vấn đề và xu hướng phát triển 75

4.1 Môi trường kinh doanh và những nhân tố tác động tới sự thành công của doanh nhân nữ ở Hà Nội. 75

4.2 Doanh nhân nữ và vấn đề bình đẳng giới . 80

4.3 Xu hướng phát triển của các doanh nhân nữ Hà Nội 84

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ . 92

1. Kết luận . 92

2. Khuyến nghị . 95

TÀI LIỆU THAM KHẢO . 97

PHỤ LỤC . 101

 

 

 

 

 

 

 

doc125 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1939 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Doanh nhân nữ ở Hà Nội hiện nay, vấn đề và xu hướng phát triển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iệt Nam nhìn thấy rõ những cái lợi mà các doanh nghiệp nữ mạng lại cho nền kinh tế nước nhà. Vì thế công cuộc cải thiện môi trường kinh doanh để tạo điều kiện cho doanh nghiệp nữ phát triển đang được triển khai sâu rộng. Những cuộc nghiên cứu, hội thảo được tổ chức với mục đích tìm ra phương hướng và cách thức để đưa nữ giới tham gia vào lĩnh vực kinh doanh ngày một đông hơn, mạnh hơn và có nhiều cơ hội để phát triển. * Những yếu tố về đặc điểm cá nhân tạo điều kiện cho doanh nhân nữ phát triển Trên thế giới và ngay tại Việt Nam, từ trong lịch sử, người ta vẫn thấy những gương mặt doanh nhân thành đạt, chủ của những tập đoàn, công ty lớn là nam giới. Bởi lẽ dễ hiểu, từ xưa, nam giới vẫn được gắn với vai trò làm kinh tế, là nguồn thu nhập chính của gia đình. Không chỉ bởi sự thông minh, nhạy bén, sự mạo hiểm, quyết đoán, mà còn bởi những tiềm năm về tri thức, về điều kiện học vấn…Tất cả những thuận lợi đó đã tạo cơ hội cho nam giới tham gia vào lĩnh vực kinh doanh. Ngày nay, chúng ta không chỉ thấy nam giới tham gia trong lĩnh vực kinh doanh, mà những người phụ nữ cũng đã góp mặt và tạo nên những dấu ấn mạnh trên thương trường khốc liệt này. Rất nhiều những gương mặt nữ nổi tiếng trên thế giới là chủ của những công ty, những tập đoàn kinh tế ở mọi lĩnh vực, điển hình như: Olivia Lum Chủ tịch công ty xử lý nước lớn nhất Đông Nam á và là người phụ nữ giàu nhất khu vực; Ebby Halliday Tổng giám đốc tập đoàn tư vấn môi giới bất động sản Realtors - Mỹ có tới hàng chục chi nhánh và văn phòng khác nhau; Ho Ching Tổng giám đốc Tập đoàn đầu tư Temasek - Singapore…Người ta có thể nhận thấy những lợi thế hơn hẳn nam giới, mà các doanh nhân nữ có được để đến với những thành công trong môi trường kinh doanh. Đã có không ít ý kiến thừa nhận, khi nữ giới làm lãnh đạo, họ có kỹ năng giao tiếp tốt, quan tâm tới khách hàng, quyết định trực giác, làm việc nhiệt tình, tạo ra môi trường làm việc tốt và quan tâm tới nhân viên. Phụ nữ làm lãnh đạo mặc dù sống hơi thiên về tình cảm nhưng họ làm việc rất có phương pháp và rất kiên nhẫn, hơn hẳn các đồng nghiệp nam. Hộp 3: Bác sĩ Vũ Thị Tư Hằng, Giám đốc bệnh viện Bình Dân Đà Nẵng: “Phụ nữ thì lại cần cù hơn, siêng năng hơn, phát triển một cách chắc chắn, có ưu điểm là cần cù, chịu khó hơn nam giới. Tính tình lại dịu dàng hơn nên dễ đối ngoại trong kinh doanh, có lợi hơn nhiều.” (Nguồn: MPDF và IFC) Khéo léo và biết kiềm chế cảm xúc. Trong mọi hoàn cảnh, sự khéo léo luôn giúp người phụ nữ đạt tới thành công. Trong môi trường kinh doanh, việc tiếp xúc với bạn hàng, đối tác làm ăn không chỉ cần có năng lực chuyên môn, sự thông minh, năng động mà sự khéo léo cũng giúp nữ doanh nhân rất nhiều trong việc đi tới thành công. Một chút mềm mỏng, một chút khôn khéo, trong lời nói, cử chỉ sẽ góp phần vào sự thành công của những cuộc thỏa thuận. Khi phụ nữ biết kiềm chế cảm xúc đúng lúc, đúng chỗ, sẽ tránh được tình trạng nóng vội, mất bình tĩnh dẫn đến sai lầm, mất thiện cảm và thất bại. Không chỉ trong việc tiếp xúc với bạn hàng, với nhà đầu tư, với đối thủ cạnh tranh mà ngay cả trong quá trình quản lý, sự khôn khéo, tinh tế trong quản lý sẽ góp phần tạo sự tin tưởng, phục tục của cấp dưới. Một câu nói không đúng lúc, đúng chỗ, một sự nóng giận, phẫn nộ có thể không mang lại hiệu quả. Đây cũng chính là điểm mạnh của nữ giới so với nam giới trong quá trình, lãnh đạo, quản lý công ty. Một nam doanh nhân cho biết: “Đối với nam giới nhiều khi là quá nóng tính, vội vã, có khi thiếu sự cẩn trọng. Trong vài trườnghợp có khi một chút mềm mại, nhẫn nại của người phụ nữ sẽ dẫn đến thành công, còn nam giới chúng tôi thì khó nhẫn nại lắm”. (1). Trích phỏng vấn sâu nam doanh nhân (1). Trích phỏng vấn sâu nữ doanh nhân (1). Trích phỏng vấn sâu nam doanh nhân (2). Trích phỏng vấn sâu nữ doanh nhân Nhạy cảm, kiên nhẫn. Tâm lý học cũng đã phân tích đặc trưng chung của phụ nữ là nhạy cảm. Trong kinh doanh sự nhạy cảm cũng là một yếu tố ít nhiều mang đến thành công. Trong giao tiếp, sự nhạy bén, thể hiện qua sự nắm bắt được ý đồ của người nói, lựa chọn được cách ứng phó phù hợp. Nắm bắt được tâm lý và cảm xúc của đối tác sẽ có cuộc thương thuyết đạt hiệu quả. Nhạy cảm cũng là điều kiện thuận lợi cho nữ giới làm công tác quản lý có hiệu quả hơn như: trong việc nắm bắt thị trường, nhận biết tâm trạng, cảm xúc của cấp dưới; Kiên nhẫn cũng là một đặc điểm có thể nhận thấy ở nhiều nữ giới. Trong kinh doanh, kiên nhẫn góp phần quan trọng vào sự thành công, kiên nhẫn trong tìm kiếm thị trường, trong quản lý nhân sự, tìm kiếm nguồn lực. Kiên nhẫn chính là một phương thức góp phần tạo nên thành công cho các doanh nhân nữ trong giao tiếp, thương thuyết với khách hàng, với nhà đầu tư. Theo chị Vũ Thị Phương L “Phụ nữ chúng tôi có cái lợi hơn nam giới là nhạy cảm trong giao tiếp, tâm lý trong cư xử nên khi làm việc với đối tác một sự tinh tế thôi cũng giúp mình thành công. Ngoài ra phụ nữ được cái là nhẫn nại, có thể kiên trì mà ngồi nói chuyện hay thuyết phục khách hàng mà không cảm thấy sốt ruột, đàn ông nhiều khi họ không làm như vậy được”. Hộp 4: Theo Chị Nguyễn Thị Nguyệt Hường (Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc tập đoàn Đầu tư phát triển VN): Với một doanh nhân, để có thể thành công, cần sự hiểu biết linh hoạt và tính quyết đoán. Điều ấy ở nam và nữ giống nhau, chỉ có hình thức thể hiện là khác nhau.Ví dụ, với phụ nữ, không nhất thiết phải thể hiện bằng sự to tiếng. Mình rất ngưỡng mộ chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, một người phụ nữ nhỏ nhắn, luôn dịu dàng nhưng bình luận kinh tế thì rất sắc sảo. (Nguồn: Báo An ninh thủ đô, số ra ngày thứ bảy, 08/03/2008) ở Việt Nam, người phụ nữ được thừa hưởng nền giáo dục truyền thống với đức hy sinh, bao dung, sự khéo léo, nhẫn nại... Phát huy truyền thống vẻ vang của người phụ nữ Việt Nam trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, doanh nhân nữ Việt Nam lấy đó làm nguồn sức mạnh để phát triển bản thân và phát triển xã hội. Những yếu tố thuộc về truyền thống dân tộc đã trở thành vấn đề đạo đức trong kinh doanh của những doanh nữ Việt Nam nói riêng và doanh nhân Việt Nam nói chung. Truyền thống về sự ham học, tinh thần dân tộc cũng chính là động lực lớn thúc đẩy các doanh nhân nữ ở Việt Nam vươn tới sự thành công. Có nhiều những gương mặt nữ tiêu biểu của Việt Nam đạt những thành tích cao trong học tập, trở thành những chủ doanh nghiệp thành đạt, nhiều người được các tổ chức quốc tế, các tập đoàn lớn tiếp nhận và gặt hái đựơc những thành công nhất định. * Những trở ngại lớn đối với doanh nhân nữ trong việc tiếp cận môi trường kinh doanh Hộp 3: Theo Bà Nguyễn Phương Quỳnh Trang, đại diện Công ty Tài chính quốc tế (IFC): Một nữ doanh nhân ở Việt Nam để thành công phải lao lực gần gấp đôi nam giới, bởi họ thiếu kỹ năng, thời gian, nguồn lực, nguồn vốn và dịch vụ chăm sóc trẻ. (Nguồn: MPDF và IFC) Cơ hội thị trường và các chế độ chính sách Nước ta mở cửa thị trường trong điều kiện nền kinh tế chưa đủ sức cạnh tranh, trong khi các doanh nghiệp không ngang sức với Công ty nước ngoài, việc thực hiện yêu cầu tự do hoá dịch vụ, cải cách tài chính, ngân hàng, việc tôn trọng nghiêm ngặt những rào cản về sở hữu trí tuệ, chất lượng sản phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm, trợ cấp sản xuất xuất khẩu và tiếp cận thị trường hàng hoá công nghiệp... đang đặt ra cho các nhà quản lý, hoạch định chính sách và doanh nghiệp phải tìm lời giải cho nhiều bài toán khó. Thách thức lớn nhất đối với công việc quản lý, hoạch định chính sách là trong thời gian ngắn, phải sửa đổi và xây dựng được cơ chế và hệ thống chính sách đồng bộ phù hợp với các quy định của WTO. Cùng với nội dung này, thực hiện cam kết thương mại toàn cầu, nguồn thu ngân sách sẽ giảm đáng kể trong giai đoạn đầu nhưng phải xử lý thâm hụt cán cân thanh toán, giải quyết việc làm, nâng cao trình độ cho người lao động và cải cách doanh nghiệp là những công việc đòi hỏi có nguồn vốn lớn, trình độ kỹ thuật và năng lực con người rất cao. Đại bộ phận doanh nghiệp nước ta nhỏ về quy mô, ít vốn, dàn trải và còn chồng chéo về quản lý, năng suất lao động không cao, trình độ công nghệ và năng lực kỹ thuật thấp đang là rào cản lớn nhất để nâng cao năng lực cạnh tranh. Do hiểu biết thị trường hạn chế, doanh nghiệp trong nước chưa sẵn sàng tận dụng cơ hội tiếp cận thị trường, thường vấp phải những tranh chấp thương mại quốc tế và ở thế yếu. Tiếp cận nguồn tài chính Phần lớn doanh nghiệp nữ cho rằng nguồn tài chính cá nhân trong đó có tiền lãi giữ lại và nguồn vay từ gia đình và bạn bè thường đóng vai trò quan trọng đối với họ. Trong số các doanh nghiệp nữ hiện nay, có 20% là doanh nghiệp dân doanh. Thực tế cho thấy, vẫn còn tồn tại hiện tượng các doanh nghiệp dân doanh phải đi vay vốn ở thị trường không chính thức với lãi suất cao trong khi các ngân hàng dư thừa vốn không tìm được các dự án đầu tư. Việc vay vốn ở các ngân hàng thương mại chủ yếu là vốn ngắn hạn. Các thủ tục vay ngân hàng cũng khá phức tạp. Thêm vào đó là các quy định về yêu cầu thế chấp vẫn chưa được hoàn thiện: ít tài sản có thể được sử dụng để thế chấp hợp lệ, quyền sử dụng đất được hợp pháp hoá bằng việc cấp phép sử dụng đất, các ngân hàng thường đánh giá thấp giá trị thế chấp để bảo đảm an toàn. Đây cũng chính là vướng mắc lớn đối với các doanh nghiệp nữ, bởi trước đây bản thân nữ giới không được đứng tên trong quyền sở hữu tài sản. Việc thế chấp tài sản của gia đình để vay vốn là một vấn đề khó khăn cho phần lớn các doanh nhân nữ. Chính việc thiếu giấy tờ thế chấp, cùng với sự bất cập của hệ thống pháp luật dẫn đến tình trạng nhiều doanh nghiệp phải nhờ vào các mạng lưới xã hội. Hộp 5: Nữ giới cẩn trọng hơn, họ ít vay ngân hàng vì nhiều thủ tục, phải thế chấp nữa, nên thường mượn gia đình. Hơn nữa đa phần doanh nhân nữ cũng là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, việc tiếp cận tín dụng còn hạn chế. Năng lực một số doanh nhân nữ còn hạn chế, nên chưa biết cách thức tiếp cận tín dụng. Họ vay bạn bè, người thân là chính. (Trích Phỏng vấn sâu: Nữ, Kinh doanh - Giám đốc, 37 tuổi, Hà Nội) Vấn đề tiếp cận với vốn nổi bật lên như một hạn chế đối với phát triển kinh doanh ở Việt Nam nói chung, doanh nghiệp nữ nói riêng. Tuy nhiên, nhìn nhận thức tế ở Việt Nam số lượng tiết kiệm và cho vay luôn ở mức cao, tín dụng ngân hàng tăng trưởng đều, song tình hình phân bổ tín dụng ở Việt Nam lại gây cản trở lớn cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn cho phát triển. Phần lớn, các doanh nghiệp muốn vay vốn phải có thế chấp và tài sản thế chấp được định giá rất chặt chẽ. Tiến độ chậm chạp trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất làm cho việc tiếp cận vốn càng trở nên khó khăn hơn. Hộp 6: Chúng tôi cũng nghĩ đến khoản vay ngân hàng, nhưng lại phải thế chấp tài sản, nhà cửa là của ông bà nên cũng ngại hỏi, thực lòng nếu vay người thân được thì tốt hơn. (Trích Phỏng vấn sâu: Nữ, Kinh doanh - Giám đốc, 42 tuổi, Hà Nội) Khi được hỏi về vấn đề tiếp cận nguồn vốn với 473 doanh nhân nữ ở Việt Nam (Theo khảo sát của Chương trình Phát triển kinh tế tư nhân MPDF và Bộ phận giới - Doanh nghiệp - Thị trường (GEM) của Tổ chức tài chính quốc tế (IFC)), có tới 56% ý kiến cho rằng họ có đủ vốn để đáp ứng nhu cầu phát triển của doanh nghiệp; có 49% doanh nghiệp nữ có sử dụng tín dụng ngân hàng. Thực tế từ cuộc điều tra trên cho thấy, phần lớn những doanh nghiệp tồn tại lâu sẽ dễ dàng hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn, có tới 68% doanh nghiệp có từ 25 lao động trở lên thường xuyên sử dụng nguồn tín dụng ngân hàng, còn đối với các doanh nghiệp có dưới 5 lao động chỉ chiếm 36%. Trong quá trình tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp, các doanh nhân nữ phải huy động phần lớn nguồn tài chính từ việc vay ngân hàng (chiếm 49% doanh nhân được hỏi), và 47% là huy động vốn từ việc tiết kiệm cá nhân, huy động từ gia đình hay vay bạn bè (Xem Biểu 1). Vấn đề này chứng minh cho thực tế về sự hạn chế trong khả năng quản lý và sử dụng tài chính khi chỉ có 23% số doanh nghiệp nữ khảo sát sử dụng tái đầu tư thu được lợi nhuận và phát huy tốt khả năng quay vòng vốn của doanh nghiệp. Biểu 1: Chỉ có 49% số doanh nghiệp nữ có tiếp cận nguồn tín dụng ngân hàng, 46% không sử dụng, 5% không trả lời. (Nguồn: MPDF, IFC) Tiếp cận thị trường quốc tế Trước xu thế hội nhập và cạnh tranh nền kinh tế, cơ hội cũng mở cửa với nhiều doanh nghiệp nữ ở Việt Nam. Vì thế, tiếp cận với thị trường quốc tế là một nhu cầu lớn đối với các doanh nhân nữ ở nước ta. Cũng theo khảo sát của (MPDF, IFC), có 68% chủ doanh nghiệp nữ đánh giá việc tiếp cận với thị trường ngoài nước và vô cùng quan trọng, 71% đồng ý với ý kiến cho rằng việc tiếp cận với thị trường quốc tế sẽ tạo nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển. Không chỉ mở rộng thị trường, phát triển thương hiệu mà còn là cơ hội lớn cho việc tiếp cận nguồn vốn để mở rộng doanh nghiệp, nâng cao trình độ chuyên môn và cơ hội giao tiếp với môi trường kinh doanh quốc tế. Với những thuận lợi đó, nhiều doanh nghiệp nữ đang cố gắng tìm cơ hội để mở rộng thị trường cho sản phẩm của mình. Tuy nhiên, họ gặp phải một thực tế về điều kiện của doanh nghiệp cũng như khả năng chuyên môn của bản thân, nên việc tiếp cận với môi trường nước ngoài là rất khó. Khảo sát cho thấy, có 60% doanh nghiệp nữ tiếp cận với thị trường nước ngoài là doanh nghiệp có quy mô lớn, trong khi đó các doanh nghiệp nhỏ dưói 5 lao động chỉ có 19% và tập trung nhiều ở các thành phố lớn như Hà Nội (với 70%) và thành phố Hồ Chí Minh (với 56%), các khu vực khác chỉ có 12%. Sự hạn chế về năng lực cạnh tranh làm rào cản lớn cho nhiều doanh nghiệp nữ ở Việt Nam khi tham gia thị trường quốc tế. Cùng với những yếu kém trong trình độ quản lý và kiến thức thị trường khiến nhiều doanh nghiệp nữ chưa đủ điều kiện bước ra môi trường kinh doanh ngoài nước. Tiếp cận kỹ thuật và công nghệ Trong xu thế toàn cầu hoá về kinh tế và khoa học công nghệ, việc ứng dụng kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào sản xuất là một yếu tố tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển. Có 63% doanh nghiệp nữ cho rằng, tiếp cận công nghệ là vấn đề quan trọng cho doanh nghiệp, 71% cho rằng nếu được nâng cao về kiến thức và cách sử dụng công nghệ hiện đại sẽ là vấn đề vô cùng hữu ích đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Việc trang bị máy tính và nối mạng Internet là yếu tố cần thiết trong một môi trường hiện đại, song lại rất ít doanh nghiệp nữ có hệ thống máy tính được nối mạng và sử dụng Internet một cách thường xuyên, chỉ có 35% có kết nối mạng nội bộ (LAN), 37% sử dụng Internet thường xuyên...Đặc biệt con số này lại càng thấp hơn nhiều ở các khu vực khác ngoài các thành phố lớn. Việc tiếp cận với công nghệ thông tin thường xuyên cũng có sự khác nhau về quy mô doanh nghiệp, các doanh nghiệp nữ có quy mô lớn có tần suất sử dụng Internet nhiều hơn, có 89% doanh nghiệp nữ có 25 lao động trở lên sử dụng máy Fax thì con số này chỉ chiếm 29% với các doanh nghiệp có dưới 5 lao động. Tương tự như vậy, việc doanh nhân truy cập và sử dụng Internet thường xuyên hơn ở những doanh nghiệp lớn và ngược lại. Chính việc hạn chế trong khả năng tiếp cận với công nghệ thông tin và sử dụng Internet, mà nhiều doanh nhân nghiệp nữ chưa kịp thời khai thác và tìm kiếm những thông tin hỗ trợ doanh nghiệp phát triển. Việc xây dựng một trang Web riêng cho doanh nghiệp sẽ góp phần quảng bá hình ảnh công ty và khai thác thị trường lớn trên mạng Internet, song đa phần chỉ thấy có ở những doanh nghiệp có quy mô lớn, còn đa phần các chủ doanh nghiệp nữ vẫn hạn chế trong việc khai thác yếu tố quan trọng này.(1) (1) MPDF, IFC Phần đông doanh nghiệp nữ có quy mô nhỏ về vốn và lao động thiếu máy móc kỹ thuật hiện đại. Nhiều doanh nghiệp do sự hạn chế về nguồn vốn, thiếu các nguồn vốn đầu tư, việc vay vốn ngân hàng lại khó khăn cho nên chưa đủ điều kiện trang bị máy móc kỹ thuật cho sản xuất nên năng suất và chất lượng chưa cao, không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường. Hộp 7: “Doanh nghiệp tôi cung cấp dịch vụ kế toán. Hiện nay doanh nghiệp chỉ trang bị 4 máy tính mà lại có 20 kế toán viên nên hầu hết các công việc kế toán được làm trên giấy, làm mất khá nhiều thời gian. Tôi muốn mua thêm máy tính và đào tạo nhân viên kế toán cách sử dụng các phần mềm kế toán. Có như vậy dịch vụ chúng tôi cung cấp mới trở nên chuyên nghiệp hơn”. (Trích Một thảo luận nhóm ở Đà Nẵng, Nguồn: MPDF và IFC) * Doanh nhân nữ ở Việt Nam mong muốn có nhiều cơ hội được nâng cao kiến thức và kỹ năng kinh doanh Theo số liệu điều tra về lao động nữ với gần 1.300 doanh nghiệp vào năm 1996, của Bộ Lao động - TBXH và Trung tâm Nghiên cứu khoa học Lao động nữ cho thấy, trình độ học vấn và trình độ chuyên môn của các chủ doanh nghiệp nữ vẫn còn thấp, có 16% nữ chủ doanh nghiệp chưa qua đào tạo ở bất kỳ hình thức nào. Bảng 2: Trình độ học vấn và chuyên môn của chủ doanh nghiệp nữ xét theo loại hình doanh nghiệp. (Nguồn: Điều tra nữ lao động công nghiệp, 1996) Trình độ học vấn Loại hình doanh nghiệp (%) Chung (%) Nhà nước Tư nhân Vốn nước ngoài Cấp 1 0 4,88 0 4,02 Cấp 2 8,7 25,61 0 22,1 Cấp 3 91,3 69,51 100 73,87 Chuyên môn kỹ thuật Trên đại học 8,7 1,83 8,33 3,02 Đại học, cao đẳng 82,6 23,87 91,67 34,67 Trung cấp 8,7 18,9 0 16,58 Sơ cấp 0 1,22 0 1,01 CN kỹ thuật 0 35,57 0 29,15 Không qua đào tạo 0 18,9 0 15,58 Theo bảng số liệu trên, có gần 16% nữ chủ doanh nghiệp không qua đào tạo và hầu hết tập trung ở nhóm doanh nghiệp tư nhân, chỉ có 3,02% đã qua đào tạo trên đại học và qua đào tạo kỹ thuật chỉ có 29,15%. Những con số này phản ảnh một thách thức lớn cho sự phát triển của các doanh nghiệp nữ. Tại một khảo sát về giới ở hộ gia đình vào năm 2005 của Viện Gia đình và giới cho thấy sự tương quan giữa 16,3% nam giới so với 9% nữ giới có cơ hội được đào tạo các kỹ năng qua trường lớp và 14% nam giới so với 9,7% nữ được đào tạo kỹ năng tại nơi làm việc; 67,9% nam giới so với 62,6% nữ giới có thu nhập thường xuyên. Chính những yếu kém về chuyên môn làm cho chất lượng hoạt động của doanh nghiệp nữ chưa có điều kiện phát triển cao hơn, còn nhiều chủ doanh nghiệp nữ thiếu những kiến thức cơ bản về kinh doanh. Bảng 3: Chủ doanh nghiệp chia theo giới tính và trình độ văn hoá (Nguồn: Trung tâm Hỗ trợ kỹ thuật Doanh nghiệp nhỏ và vừa - 2005) Trình độ văn hoá Tổng số Nam Nữ Tổng số % Tổng số % Tổng số 41 102 100.0 33 850 82.4 7 252 17.6 Số doanh nghiệp trả lời câu hỏi 33 487 81.5 27 584 82.4 5 903 17.6 Tiến sỹ 270 0.8 247 91.5 23 8.5 Thạc sỹ 958 2.9 785 81.9 173 18.1 Tốt nghiệp Đại học 15 546 46.4 12 878 82.8 2 668 17.2 Tốt nghiệp Cao đẳng 1 462 4.4 1 168 79.9 294 20.1 Tốt nghiệp Trung học Chuyên nghiệp 5 068 15.1 3 951 78.0 1 117 22.0 Tốt nghiệp CNKT, nhân viên nghiệp vụ 2 148 6.4 1 955 91.0 193 9.0 Tốt nghiệp PTTH 5 456 16.3 4 456 81.7 1 000 18.3 Tốt nghiệp PTCS 1 527 4.6 1 313 86.0 214 14.0 Khác 1 052 3.1 831 79.0 221 21.0 Số doanh nghiệp không trả lời câu hỏi 7 615 18.5 6 266 82.3 1 349 17.7 Tại cuộc khảo sát doanh nghiệp năm 2005 của Trung tâm Hỗ trợ kỹ thuật Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Hà Nội (Thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư) trên 41.102 doanh nghiệp trong cả nước đã cho thấy, trong số 33.487 doanh nghiệp tham gia trả lời thì có 270 chủ doanh nghiệp có trình độ tiến sỹ, trong đó nam giới chiếm 91,5%, nữ giới chỉ chiếm 8,5%; Có 958 chủ doanh nghiệp có trình độ thạc sỹ, trong đó nam giới chiếm 81,9%, nữ giới là 18,1%; Có 15.546 chủ doanh nghiệp có trình độ cử nhân, trong đó nam giới chiếm 82,8%, nữ giới là 17,2%…(Xem Bảng 3). Từ những số liệu trên chỉ ra cho thấy, chủ doanh nghiệp là nam giới có trình độ học vấn cao hơn nữ chủ doanh nghiệp, số nam doanh nhân có trình độ tiến sỹ, thạc sỹ chiếm tỷ lệ cao. So với nam giới các chủ doanh nghiệp nữ có ít điều kiện hơn để học tập nâng cao trình độ. Đó cũng chính là lý do mà nhiều doanh nhân nữ thiếu các kỹ năng kinh doanh, quản lý…từ đó tạo ra nhiều rào cản cho sự phát triển của các chủ doanh nghiệp nữ. Hộp 8: Bác sĩ Vũ thị Tư Hằng, Giám đốc bệnh viện Bình Dân Đà Nẵng:“Khó khăn về thời gian vì phụ nữ phải mất thời gian sinh đẻ, nuôi con cái, ít nhất là 10 năm. Thời gian đó không được học hành và phấn đấu vươn lên. Vì vậy, nam giới họ tiến hơn phụ nữ tới 10 năm. Về mặt sức khoẻ thì nam giới lợi hơn mình, và chất thép thì cao hơn. Mặc dù là bệnh viện tư, hoạt động 10 năm qua, nhưng đứng về góc độ kinh doanh thì cũng vẫn thua nam giới về mặt sức khoẻ.” (Nguồn: MPDF và IFC) Bản thân người phụ nữ với thiên chức làm mẹ, làm vợ trong gia đình, các chủ doanh nhân nữ đã phải mất một khoảng thời gian dài dành cho việc sinh đẻ, nuôi dạy con, chăm lo cho gia đình…Đó cũng là khoảng thời gian mà nam giới có thời gian và điều kiện để học tập, nâng cao trình độ…điều đó cũng lý giải tại sao trong thực tế nam doanh nhân luôn có trình độ học vấn cao hơn nữ doanh nhân. Do vậy, ngày nay nhu cầu được đào tạo của các doanh nhân nữ là rất lớn, họ muốn được nâng cao về kiến thức kinh doanh, năng lực lãnh đạo, điều hành doanh nghiệp. Có như vậy mới giúp các doanh nghiệp nữ có đủ khả năng cạnh tranh và phát triển trong giai đoạn hội nhập, khi mà các doanh nghiệp không chỉ cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước mà họ còn phải đối mặt với nhiều khó khăn thử thách khi mở rộng thị trường ra ngoài nước. Nếu như không đủ năng lực và kỹ năng kinh doanh, họ sẽ dễ bị đào thải. Hộp 9: Tôi thấy mình vẫn còn mông lung nhiều thứ lắm, ví dụ như về tài chính, thuế, các thủ tục thanh toán quốc tế. Thậm trí khi mà thị trường chứng khoán ồ ạt như hiện nay, nhưng tôi vẫn không biết nhiều về nó, nên cũng có tham gia đâu. (Trích Thảo luận nhóm tập trung, 20h – 21h30, 23/01/2008, Hà Nội) Nhược điểm cần khắc phục của đội ngũ doanh nhân nước ta là trình độ học vấn hạn chế, kỹ năng kinh doanh thấp. Chỉ có khoảng 25% nữ chủ doanh nhân có trình độ đại học hoặc trên đại học, trong khi đó có tới 32,5% chưa học tới phổ thông trung học. (1) Đó là lỗ hổng rất lớn, hạn chế khả năng và tầm nhìn của doanh nhân trong thế giới kinh doanh hiện đại ngày nay. Trong thời đại toàn cầu hoá với sự phát triển như vũ bão của khoa học, công nghệ và thị trường thế giới, sự do dự, chậm chễ, thụ động, thiếu tinh thần quyết đoán sẽ đẩy chúng ta tụt hậu xa hơn, nguy cơ mất thị trường, lỡ thời vận phát triển. Khi được hỏi về nhu cầu được đào tạo về kỹ năng kinh doanh, hầu hết những mong muốn của các doanh nhân nữ là được đào tạo về kỹ năng lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp, quản lý tài chính, kiến thức về thị trường…Đây là những hỗ trợ quan trọng góp phần cho các doanh nhân nữ tiếp cận các nguồn lực và phát triển doanh nghiệp. Có tới 77% chủ doanh nghiệp nữ mong muốn được đào tạo về kỹ năng về quản lý và lãnh đạo doanh nghiệp, 74% mong muốn được đào tạo về kỹ năng tài chính...(Xem Bảng 4) (1). Doanh nhân Việt Nam, họ là ai?, Nguyễn Hữu Di, www.chungta.com Bảng 4: Nhu cầu hỗ trợ về kỹ năng kinh doanh (Nguồn: MPDF, IFC) Nội dung % 1. Kỹ năng về quản lý và lãnh đạo doanh nghiệp 77 2. Kỹ năng quản lý tài chính 74 3. Tiếp cận thị trường trong và ngoài nước 71 4. áp dụng công nghệ để phát triển doanh nghiệp 71 5. Gặp gỡ các chủ doang nghiệp nữ để trao đổi doanh nghiệp 64 6. Cách tham gia vận động và xây dựng chính sách liên quan đến doanh nghiệp 60 7. Tham quan nước ngoài để gặp gỡ và trao đổi với các chủ doanh nghiệp 59 Từ những nhu cầu về đào tạo, tự đào tạo và nhu cầu được hỗ trợ vô cùng lớn từ phía các chủ doanh nghiệp nữ thì trong thực tế công tác này vẫn còn hạn chế. Mặc dù Nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ, tạo cơ hội cho việc phát triển doanh nghiệp, đặc biệt là việc khuyến khích sự ra đời của các doanh nghiệp do nữ giới làm chủ. Song trên thực tế lại có rất ít những chương trình đào tạo cho các nữ doanh nhân, thậm chí cả nam doanh nhân ở giai đoạn trước khi thành lập doanh nghiệp. ở nhiều quốc gia trên thế giới, người ta coi đây là một bước quan trọng để hỗ trợ cho các doanh nghiệp phát triển sau này. Đối với Việt Nam, mặc dù nhu cầu được hỗ trợ đào tạo luôn là một mong muốn lớn, song việc tham gia vào các khoá học cũng là một vấn đề không đơn giản, bởi những lỗ hổng từ trước đó, cộng thêm thiếu thời gian và vấn đề tuổi tác đã ảnh hưởng đến việc tham gia các khoá đào tạo nâng cao kỹ năng kinh doanh, quản ý. Nhiều khi tham gia chỉ là có, chứ chưa mang lại hiệu quả cao. Chúng ta có thể tìm hiểu cụ thể hơn một số nội dung mà các doanh nhân nữ cần sự hỗ trợ về kỹ năng kinh doanh, những kiến thức cơ bản trong quản lý, điều hành doanh nghiệp. Kỹ năng về quản lý tài chính Như thực tế đã phân tích ở trên, phần lớn các doanh nghiệp nữ phải vay vốn ngân hàng, chỉ có bộ phận nhỏ doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn quay vòng của mình để tạo ra lợi nhuận. Nguyên nhân chính ở đây chính là sự hạn chế về kỹ năng quản lý tài chính của các doanh nhân nữ. Họ chưa biết sử dụng nguồn vốn sẵn có và huy động thêm vốn để mở rộng kinh doanh. Trong điều kiện như vậy, nhiều doanh nhân nữ bày tỏ mong muốn được hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý tài chính để sử dụng có hiệu quả nguồn vốn tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển. Điều tra của MPDF và IFC) chỉ rõ, hầu hết các doanh nghiệp nữ tiếp cận nhiều nguồn vốn khác nhau, song tỷ lệ tái đầu tư lợi nhuận lại chiếm tỷ lệ thấp 23%. 1. Khô

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDoanh nhân nữ ở hà nội hiện nay, vấn đề và xu hướng phát triển.DOC
Tài liệu liên quan