Luận văn Đối chiếu các phương tiện dùng để xưng hô trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp và truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU . 3

1. Lí do chọn đề tài . 3

2. Lịch sử vấn đề . 3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 5

4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu . 6

5. Phương pháp nghiên cứu . 6

6. Cấu trúc của luận văn . 7

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN . 8

1.1. Giao tiếp và hoạt động giao tiếp . 8

1.1.1. Nhân vật giao tiếp . 8

1.1.2. Hoàn cảnh giao tiếp .12

1.2. Lý thuyết về hội thoại .15

1.2.1. Khái niệm hội thoại .15

1.2.2. Quy tắc chi phối quan hệ liên cá nhân – phép lịch sự .17

1.3. Phạm trù xưng hô .19

1.3.1. Khái niệm xưng hô .19

1.3.2. Các phương tiện dùng để xưng hô .21

1.4. Tiểu kết chương 1 .26

Chương 2: CÁC PHưƠNG TIỆN DÙNG ĐỂ XưNG HÔ TRONG

TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN HUY THIỆP VÀ TRUYỆN NGẮN

CỦA NGUYỄN NGỌC Tư .28

2.1. Các phương tiện dùng để xưng hô trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp .28

2.1.1. Các yếu tố xưng hô bằng lời (dạng hiển ngôn) .29

2.1.2. Các yếu tố xưng hô phi lời (dạng hàm ngôn) .45

2.2. Các phương tiện dùng để xưng hô trong truyện ngắn của Nguyễn

Ngọc Tư .48

2.2.1. Các yếu tố xưng hô bằng lời (dạng hiển ngôn) .48

2.2.2. Các yếu tố xưng hô phi lời (dạng hàm ngôn) .60

2.3. Tiểu kết chương 2 .61

Chương 3. SỰ ĐỒNG NHẤT VÀ KHÁC BIỆT GIỮA CÁC PHưƠNG

TIỆN DÙNG ĐỂ XưNG HÔ TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN

HUY THIỆP VÀ TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN NGỌC Tư .63

3.1. Sự đồng nhất .63

3.2. Sự khác biệt .66

3.3. Xu hướng “gia đình hoá” trong xưng hô ngoài xã hội ở truyện ngắn

của Nguyễn Huy Thiệp và truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư .71

3.4. Những đặc sắc trong sử dụng các phương tiện xưng hô trong truyện

ngắn của Nguyễn Huy Thiệp và truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư .74

3.4.1. Các yếu tố xưng hô phi lời (dạng hàm ngôn) .74

3.4.2. Các yếu tố xưng hô bằng lời (dạng hiển ngôn) .77

3.5. Phong cách nhà văn .92

3.6. Tiểu kết chương 3 .94

KẾT LUẬN .95

TÀI LIỆU THAM KHẢO .98

PHỤ LỤC. 101

pdf128 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2026 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đối chiếu các phương tiện dùng để xưng hô trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp và truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tận” của Nguyễn Ngọc Tư, chúng tôi thu được tổng số 228 cuộc thoại. Phân chia dưới hai dạng hiển ngôn và hàm ngôn các yếu tố dùng để xưng hô, chúng tôi có được kết quả sau: - Các yếu tố xưng hô bằng lời giữ vị trí ưu thế trong tập truyện ngắn “Cánh đồng Bất Tận”, chiếm 191/228 cuộc thoại, tương đương 83,77%. - Các yếu tố xưng hô phi lời chỉ chiếm 62/365 cuộc thoại, tương đương 16,99%. 2.2.1. Các yếu tố xưng hô bằng lời (dạng hiển ngôn) Qua khảo sát các phương tiện dùng để xưng hô (dạng hiển ngôn) trong tập truyện ngắn “Cánh đồng Bất Tận” của Nguyễn Ngọc Tư, chúng tôi thu được kết quả theo bảng sau: STT Sự phân bố Các đơn vị từ vựng làm phương tiện xưng hô Số lượng xuất hiện Tần số sử dụng 1 Danh từ thân tộc 42 48,28 263 49,53 2 Danh từ chỉ tên riêng 19 21,84 42 7,91 3 Đại từ nhân xưng 15 17,24 198 37,29 4 Kiểu loại xưng hô khác 10 11,49 27 5,08 5 Danh từ chỉ nghề nghiệp - chức vụ 1 1,15 1 0,19 Tổng số 87 100 (%) 531 100 (%) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 49 Nhìn vào bảng trên chúng ta nhận thấy tổng số các phương tiện dùng để xưng hô và tổng số lượt sử dụng các phương tiện dùng để xưng hô trong các đơn vị từ vựng là tương đối tương ứng với nhau. Cụ thể: + Xét về tổng số các phương tiện dùng để xưng hô theo thứ tự từ cao xuống thấp, chúng ta có: - Cao nhất là danh từ thân tộc, với số lượng 42/87 các phương tiện dùng để xưng hô, tương ứng với 48,28% trong tổng số các đơn vị từ vựng dùng để xưng hô. - Thứ 2 là danh từ chỉ tên riêng, với số lượng 19/87 các phương tiện dùng để xưng hô, tương ứng với 21,84% trong tổng số các đơn vị từ vựng dùng để xưng hô. - Thứ 3 là đại từ nhân xưng, với số lượng 15/87 các phương tiện dùng để xưng hô, tương ứng với 17,24% trong tổng số các đơn vị từ vựng dùng để xưng hô. - Thứ 4 là nhóm kiểu loại xưng hô khác, với số lượng 10/87 các phương tiện dùng để xưng hô, tương ứng với 11,49% trong tổng số các đơn vị từ vựng dùng để xưng hô. - Thấp nhất là danh từ chỉ nghề nghiệp - chức vụ, với số lượng 1/87 các phương tiện dùng để xưng hô, tương ứng với 1,15% trong tổng số các đơn vị từ vựng dùng để xưng hô. + Xét về tổng số lượt sử dụng các phương tiện dùng để xưng hô theo thứ tự từ cao xuống thấp, chúng ta có: - Cao nhất là danh từ thân tộc với 263/531 lượt sử dụng, chiếm 49,53% trong tổng số lượt sử dụng các phương tiện dùng để xưng hô. - Thứ 2 là đại từ nhân xưng với 198/531 lượt sử dụng, chiếm 37,29% trong tổng số lượt sử dụng các phương tiện dùng để xưng hô. - Thứ 3 là danh từ chỉ tên riêng với 42/531 lượt sử dụng, chiếm 7,91% trong tổng số lượt sử dụng các phương tiện dùng để xưng hô. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 50 - Thứ 4 là nhóm kiểu loại xưng hô khác với 27/531 lượt sử dụng, chiếm 5,08% trong tổng số lượt sử dụng các phương tiện dùng để xưng hô. - Thấp nhất là nhóm danh từ chỉ nghề nghiệp - chức vụ với 1/531 lượt sử dụng, chiếm 0,19% trong tổng số các phương tiện dùng để xưng hô. Như vậy, xét về tổng số các phương tiện và tổng số lượt sử dụng các phương tiện dùng để xưng hô thì chỉ có sự chuyển đổi vị trí ở nhóm đại từ nhân xưng và nhóm danh từ chỉ tên riêng, các nhóm khác vẫn giữ nguyên vị trí của mình. Các đơn vị từ vựng dùng để xưng hô trong tập truyện ngắn này có những cách cấu tạo khác nhau, ngoài việc làm phong phú thêm các từ ngữ xưng hô mang tính chất phương ngữ… nó còn thể hiện được phong cách sáng tác của nữ văn sĩ trẻ này. Đi sâu tìm hiểu cụ thể từng đơn vị từ vựng được dùng làm phương tiện xưng hô trong tập truyện ngắn “Cánh đồng Bất Tận” của Nguyễn Ngọc Tư góp phần làm rõ hơn phong cách của nhà văn này. 2.2.1.1. Đại từ nhân xưng Đơn vị từ vựng này đứng thứ 3 (15/87 tương đương với 17,24%) trong tổng số các phương tiện dùng để xưng hô; và đứng thứ 2 (198/531) tương đương với 37,29% trong tổng số lượt sử dụng các phương tiện dùng để xưng hô… trong tập truyện ngắn “Cánh đồng Bất Tận” của Nguyễn Ngọc Tư. STT Đại từ nhân xưng Số lượng Truyện ngắn % 1 tôi 54 8 27,27 2 tao 30 7 15,15 3 qua 30 1 15,15 4 mầy 23 8 11,62 5 mình 16 9 8,08 6 tui 16 8 8,08 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 51 7 bây 12 5 6,06 8 tụi tui 4 1 2,02 9 mày 3 2 1,51 10 tụi bây 3 3 1,51 11 tụi tôi 2 2 1,01 12 tụi mình 2 1 1,01 13 hai đứa bây 1 1 0,51 14 chúng mày 1 1 0,51 15 mậy 1 1 0,51 Tổng số 198 Về cấu tạo, chúng ta có thể chia đại từ nhân xưng làm phương tiện xưng hô trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư như sau: Sự phân bố Đặc điểm cấu tạo Số lượng xuất hiện Tần số sử dụng Số ít 8 53,33 173 87,37 Số nhiều 1 hình vị 1 6,67 12 6,06 ≥ 2 hình vị Kết hợp với danh từ đơn vị 5 33,33 12 6,06 Kết hợp với số từ 1 6,67 1 0,51 Tổng số 15 100% 178 100% Căn cứ vào bảng trên chúng ta thấy số lượng xuất hiện của đại từ nhân xưng số ít và số nhiều gần như ngang bằng nhau trong tập truyện ngắn “Cánh đồng Bất Tận” của Nguyễn Ngọc Tư. Tuy nhiên, căn cứ vào tần số dụng của các đại từ này trong văn bản thì có sự chênh lệch lớn. + Các đại từ nhân xưng số ít chiếm 173/178 lượt sử dụng, tương đương với 87,37% trong tổng số các đại từ nhân xưng đi vào hoạt động trong văn bản. Trong đó các đại từ được sử dụng nhiều nhất là: tôi (54 lượt sử dụng), qua (30 lượt sử dụng) và tao (30 lượt sử dụng). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 52 + Các đại từ nhân xưng số nhiều tuy số lượng xuất hiện gần ngang bằng đại từ nhân xưng số ít nhưng tần số đi vào sử dụng của chúng khá thấp, chỉ chiếm 25/178 lượt sử dụng, tương đương với 12,63%. Trong đó, các đại từ nhân xưng được sử dụng nhiều nhất là: bây (12 lượt sử dụng), tụi tui (4 lượt sử dụng), tụi bây (3 lượt sử dụng). Trong đại từ nhân xưng số nhiều, số lượng đại từ nhân xưng gồm 1 hình vị chỉ chiếm 1/7, tương đương với 14,29% trong tổng số các đại từ nhân xưng số nhiều. Khả năng hoạt động của chúng trong văn bản chiếm tới 12/25 lượt sử dụng, tương đương với 48% trong tổng số các đại từ nhân xưng số nhiều làm phương tiện xưng hô và chiếm 6,06% trong tổng số các đại từ nhân xưng. Các đại từ nhân xưng số nhiều gồm từ 2 hình vị trở lên được chia thành 2 nhóm: - Nhóm đại từ nhân xưng (số nhiều) kết hợp với từ công cụ: chiếm tới 5/6, tương đương với 74,42% trong tổng số các đại từ nhân xưng số nhiều gồm từ 2 hình vị trở lên, và chiếm 33,33% trong tổng số số lượng xuất hiện của các đại từ nhân xưng. - Nhóm đại từ nhân xưng (số nhiều) + số từ: chiếm số lượng thấp 1/6, tương đương 6,67% trong tổng số các đại từ nhân xưng số nhiều gồm từ 2 hình vị trở lên. Khả năng hành chức của chúng trong văn bản rất thấp chỉ chiếm 1/25 lượt sử dụng, tương đương với 4% trong tổng số các đại từ nhân xưng số nhiều gồm từ 2 hình vị trở lên làm phương tiện xưng hô và chiếm 0,51% trong tổng số các đại từ nhân xưng. Ví dụ: hai đứa bây. Các đại từ nhân xưng trong tập truyện ngắn “Cánh đồng Bất Tận” của Nguyễn Ngọc Tư bao gồm cả sắc thái xưng hô của phương ngữ Bắc và phương ngữ Nam. Ví dụ: tao, tôi, mình, chúng mày, mầy, mậy, bây, tui, qua, tụi bây, tụi tui, tụi mình, tụi tôi, hai đứa bây, … Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 53 2.2.1.2. Danh từ thân tộc Danh từ thân tộc làm phương tiện xưng hô trong tập truyện ngắn “Cánh đồng Bất Tận” của Nguyễn Ngọc Tư đứng ở vị trí cao nhất cả về tổng số các phương tiện dùng để xưng hô (42/87, tương đương 48,28%) và tổng số lượt sử dụng của chúng (263/531, tương đương 49,53%). STT Danh từ thân tộc Số lượng Truyện ngắn % 1 em 42 10 15,97 2 con 34 9 12,93 3 anh 24 11 9,13 4 ba 21 4 7,99 5 chị 20 3 7,61 6 má 19 6 7,22 7 cô 13 4 4,95 8 chú em 10 1 3,80 9 anh Hai 9 1 3,42 10 tía 6 2 2,28 11 ông 6 4 2,28 12 cô Út 6 1 2,28 13 chế (= chị) 5 1 1,90 14 cô Hai 4 2 1,52 15 chú 3 2 1,14 16 ngoại 3 2 1,14 17 cha 3 1 1,14 18 mấy anh 3 1 1,14 19 con Hai 3 1 1,14 20 chú mầy 3 1 1,14 21 anh Chín 2 1 0,76 22 cha nội 2 2 0,76 23 bác 2 1 0,76 24 bà (= vợ) 2 2 0,76 25 mẹ 1 1 0,38 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 54 26 cậu 1 1 0,38 27 bà con 1 1 0,38 28 mấy chú 1 1 0,38 29 mấy ông 1 1 0,38 30 cô Ba 1 1 0,38 31 bác Sáu 1 1 0,38 32 hai anh 1 `1 0,38 33 anh Tám 1 `1 0,38 34 các anh 1 1 0,38 35 chú Chín 1 1 0,38 36 thằng Mười 1 1 0,38 37 tụi em 1 1 0,38 38 tía Năm 1 1 0,38 39 anh Chín 1 1 0,38 40 con Út nhỏ 1 1 0,38 41 Út nhỏ 1 1 0,38 42 anh Năm 1 1 0,38 Tổng số 263 Xét về cấu tạo, chúng ta có bảng sau: Sự phân bố Đặc điểm cấu tạo Số lượng xuất hiện Tần số sử dụng 1 hình vị 17 42,25 205 77,95 ≥ 2 hình vị Kết hợp các danh từ thân tộc 3 7,5 13 4,94 Danh từ thân tộc + danh từ đơn vị 5 12,5 7 2,66 Danh từ thân tộc + yếu tố chỉ đặc điểm, tính chất 15 32,5 34 12,93 Danh từ thân tộc + đại từ nhân xưng 1 2,5 3 1,14 Danh từ thân tộc + số từ 1 2,5 1 0,38 Tổng số 42 100 (%) 263 100 (%) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 55 Ở đây, nhóm danh từ thân tộc gồm 1 hình vị chiếm gần 1/2 số lượng danh từ thân tộc làm phương tiện xưng hô, tương đương 42,5%. Khả năng đi vào sử dụng của chúng rất cao, chiếm tới 205/261 lượt sử dụng, tương đương 78,54%. Các danh từ thân tộc được sử dụng làm phương tiện xưng hô nhiều nhất là: em (42 lượt sử dụng), con (34 lượt sử dụng), anh (24 lượt sử dụng),… Nhóm danh từ thân tộc ≥ 2 hình vị có các cách cấu tạo sau: - Danh từ thân tộc + đặc điểm, tính chất: chiếm số lượng lớn nhất trong tổng số các danh từ thân tộc ≥ 2 hình vị (chiếm 15/25, tương đương 60%), chiếm 35,71% trong tổng số danh từ thân tộc làm phương tiện xưng hô. Tần số sử dụng là 34/263, tương đương 12,93% trong tổng số lượt sử dụng của danh từ thân tộc làm phương tiện xưng hô. Các danh từ thân tộc được sử dụng nhiều nhất ở nhóm này là: anh Hai (9 lượt sử dụng), cô Út (6 lượt sử dụng), cô Hai (4 lượt sử dụng),… - Danh từ thân tộc + danh từ đơn vị: chiếm 5/25 trong tổng số danh từ thân tộc ≥ 2 hình vị (20%) và chiếm 11,91 % trong tổng số danh từ thân tộc làm phương tiện xưng hô. Tần số sử dụng của chúng là 7/263, chiếm 2,66% trong tổng số lượt sử dụng của danh từ thân tộc. - Kết hợp các danh từ thân tộc: chiếm 3/25 trong tổng số danh từ thân tộc ≥ 2 hình vị (12%) và chiếm 7,14% trong tổng số danh từ thân tộc làm phương tiện xưng hô. Tần số sử dụng của chúng là 13/263, chiếm 4,94% trong tổng số lượt sử dụng của danh từ thân tộc. - Danh từ thân tộc + đại từ nhân xưng: chiếm 1/25 trong tổng số danh từ thân tộc ≥ 2 hình vị (4,35%) và chiếm 2,5% trong tổng số danh từ thân tộc làm phương tiện xưng hô. Tần số sử dụng của chúng là 3/261, chiếm 1,15% trong tổng số lượt sử dụng của danh từ thân tộc. - Danh từ thân tộc + số từ: chiếm 1/23 trong tổng số danh từ thân tộc ≥ 2 hình vị (4%) và chiếm 2,38% trong tổng số danh từ thân tộc làm phương Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 56 tiện xưng hô. Tần số sử dụng của chúng là 1/263, chiếm 0,38% trong tổng số lượt sử dụng của danh từ thân tộc. 2.2.1.3. Danh từ chỉ tên riêng Đơn vị từ vựng này đứng thứ 2 (19/87), tương đương với 21,84% trong tổng số các phương tiện dùng để xưng hô và đứng thứ 3 (42/531) trong tổng số lượt sử dụng các phương tiện dùng để xưng hô… trong tập truyện ngắn “Cánh đồng Bất Tận” của Nguyễn Ngọc Tư. STT Tên riêng Số lượng Truyện ngắn % 1 Cộc (= vịt) 9 1 21,43 2 Cải 5 1 11,91 3 Điền 4 1 9,53 4 Hoài 3 1 7,15 5 cô Hồng 2 1 4,76 6 cô Hậu 2 1 4,76 7 cô Xuyến 2 1 4,76 8 Nhâm 2 1 4,76 9 Hồng 2 1 4,76 10 Nương 2 1 4,76 11 Hảo 1 1 2,38 12 Thi 1 1 2,38 13 Điềm 1 1 2,38 14 con Nga 1 1 2,38 15 con Thuỷ 1 1 2,38 16 Xuyến 1 1 2,38 17 Sương 1 1 2,38 18 Thể 1 1 2,38 19 thằng Tứ hải 1 1 2,38 Tổng số 42 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 57 Các danh từ chỉ tên riêng làm phương tiện xưng hô trong tập truyện ngắn này cấu tạo theo những cách sau: Sự phân bố Đặc điểm cấu tạo Số lượng xuất hiện Tần số sử dụng Tên riêng 13 68,42 33 78,57 Kết hợp với danh từ thân tộc 5 26,32 8 19,05 Kết hợp với danh từ đơn vị 1 5,26 1 2,38 Tổng số 19 100% 42 100% Nhìn vào bảng trên chúng ta thấy vị trí của các tiểu loại danh từ chỉ tên riêng cân bằng nhau cả về số lượng xuất hiện và tần suất đi vào hoạt động. + Nhóm danh từ đơn thuần chỉ tên riêng chiếm vai trò chủ yếu (13/19), tương đương với 68,42% trong tổng số các danh từ chỉ tên riêng làm phương tiện xưng hô, và chiếm 33/42 lượt sử dụng tương đương với 78,57% trong tổng số các danh từ chỉ tên riêng đi vào hoạt động trong văn bản. Các danh từ chỉ tên riêng được sử dụng nhiều nhất là: Cộc (9 lượt sử dụng), Cải (5 lượt sử dụng), Điền (4 lượt sử dụng)… + Tiếp theo là nhóm danh từ chỉ tên riêng kết hợp với danh từ thân tộc: chiếm 5/19, tương đương với 26,32% trong tổng số các danh từ chỉ tên riêng làm phương tiện xưng hô, và chiếm 8/42 tương đương với 19,05% trong tổng số lượt sử dụng của nhóm danh từ này khi đi vào hoạt động trong văn bản. Ví dụ: con Nga (1 lượt sử dụng), con Thuỷ (1 lượt sử dụng), cô Xuyến (2 lượt sử dụng), cô Hậu (2 lượt sử dụng), cô Hồng (2 lượt sử dụng). + Cuối cùng là danh từ chỉ tên riêng kết hợp với từ công cụ: tiểu loại này chiếm số lượng thấp 1/19, tương đương với 5,26% trong tổng số các Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 58 danh từ chỉ tên riêng làm phương tiện xưng hô và cũng chỉ chiếm 1/42 lượt sử dụng của nhóm danh từ này khi đi vào hoạt động trong văn bản. Ví dụ: thằng Tứ Hải. Lưu ý: Trong nhóm danh từ chỉ tên riêng làm phương tiện xưng hô lâm thời này có danh từ riêng Cộc (chỉ con vịt) được sử dụng khá nhiều ở ngôi thứ 2 (9 lượt). 2.2.1.4. Danh từ chỉ nghề nghiệp, chức vụ Danh từ chỉ nghề nghiệp - chức vụ chiếm vị trí thấp nhất trong các đơn vị từ vựng là phương tiện xưng hô cả ở số lượng xuất hiện (1/87) tương đương 1,15% và tần suất đi vào hoạt động (1/531) tương đương với 0,19%. Danh từ này chỉ xuất hiện 1 lần duy nhất trong truyện ngắn “Thương quá rau răm” (trích “Cánh đồng Bất Tận” - Nguyễn Ngọc Tư). Về cấu tạo, nó có sự kết hợp giữa danh từ thân tộc và danh từ chỉ nghề nghiệp: chú bác sĩ. Thể hiện trong đoạn thoại sau: Cho tới bữa đám con nít khiêng một thằng bé ở truồng lại, nhao nhác nói chim của thằng Út Chót bị còng kẹp rồi, nó sưng chù vù nè chú bác sĩ ơi, Văn mắc cười quá, hỏi sao tới nông nỗi vầy, thằng Út Chót khọm rọm lấy tay bụm chỗ đau, phều phào nói trong nước mắt: - Tại bác Tư biểu ai cũng phải đi khám cho chú bác sĩ vui, chú không bỏ về thành phố. Con đâu có bịnh, tính bắt còng kẹp chơi... Văn chỉ kêu được hai tiếng trời ơi. [29, 21] 2.2.1.5. Kiểu loại xưng hô khác Nhóm kiểu loại xưng hô khác chiếm vị trí thứ 4 cả về số lượng xuất hiện (12/87, tương đương 13,79%) và tổng số các phương tiện được dùng để xưng hô (19/531 lượt sử dụng, tương đương 5,46%). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 59 STT Từ xưng hô Số lượng Truyện ngắn % 1 mấy cưng 9 1 33,34 2 Hai 6 1 22,23 3 cưng 5 2 18,53 4 cha con tôi 1 1 3,70 5 má con tao 1 1 3,70 6 vợ chồng tôi 1 1 3,70 7 hai đứa 1 1 3,70 8 nhỏ cưng 1 1 3,70 9 thằng ma cà bông 1 1 3,70 10 con nhỏ ngông này 1 1 3,70 Tổng số 27 Vì đây là một nhóm riêng biệt nên những từ, cụm từ trong câu cũng mang những nét riêng trong cấu tạo. Cụ thể, chúng được chia thành các nhóm sau: + Danh từ thân tộc + đại tư nhân xưng: (chiếm 3/10 trong tổng số nhóm cụm từ và từ loại khác). Ví dụ: “Thằng Tứ Hải mang mấy đứa nhỏ qua ngủ với má con tao nì…” [29, 63], ”Cô đi với cha con tôi nghen” [29, 185], “Mai vợ chồng tôi lại”. [29, 80] + Từ chỉ trật tự, vị trí trong gia đình: (chiếm 1/10 trong tổng số nhóm cụm từ và từ loại khác). Ví dụ: Hai. + Tính từ chuyển hoá thành danh từ: (chiếm 3/10 trong tổng số nhóm cụm từ và từ loại khác). Ví dụ: cưng, mấy cưng, nhỏ cưng. + Danh từ đơn vị + đặc điểm + đại từ chỉ thị: (chiếm 2/10trong tổng số nhóm cụm từ và từ loại khác). Ví dụ: thằng ma cà bông, con nhỏ ngông này. + Số từ + danh từ đơn vị (chiếm 1/10 trong tổng số nhóm cụm từ và từ loại khác). Ví dụ: hai đứa. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 60 2.2.2. Các yếu tố xưng hô phi lời (dạng hàm ngôn) Lời thoại trong truyện của Nguyễn Ngọc Tư rất ngắn, nhiều lúc là những câu bỏ lửng. Phân chia các yếu tố xưng hô phi lời trong cuộc thoại của tác giả này chúng tôi cũng chia thành hai loại: 1 lượt lời (cặp thoại hẫng) và từ hai lượt lời trở lên. Trong tổng số 37 cuộc thoại có các yếu tố xưng hô phi lời, chúng tôi thu được kết quả như sau: Các yếu tố xưng hô phi lời với cấu trúc 1 lượt lời chiếm vị trí chủ yếu (27/37 cuộc thoại, tương đương 72,97%) trong tổng số các yếu tố xưng hô ở dạng hàm ngôn. Các cặp thoại ở dạng hàm ngôn gồm ≥ 2 lượt lời cũng chủ yếu thuộc dạng xưng hô hàm ngôn chủ quan, chiếm 10/37 cặp thoại xưng hô hàm ngôn (tương đương 27,03%). Mặt khác, cách xưng hô này cũng thể hiện lối nói của đồng bào vùng sông nước Cửu Long với sắc thái xưng hô thân mật, suồng sã. Ví dụ: (Sau khi bị con phát hiện ra sự phản bội của mình, người đàn bà tội lỗi đã bỏ nhà ra đi. Mọi người trong xóm xúm quanh hỏi mấy đứa trẻ): - Hồi chiều má con không nấu cơm... - Vậy sao? - Má con nằm trên giường thở dài... - Vậy hả? Thở ra làm sao?... [29, 170] - Các yếu tố xưng hô phi lời gồm 1 lượt lời chiếm 27/37 các cặp thoại xưng hô ở dạng hàm ngôn và chúng cũng chủ yếu thuộc dạng xưng hô hàm ngôn khách quan. Về nội dung, các cặp thoại hẫng gồm 1 lượt lời được chia làm ba mảng chính: + Các yếu tố xưng hô phi lời mang nội dung nhận định, thông báo (chiếm 18/37 các cặp thoại xưng hô hàm ngôn). Ví dụ 1: (Bác sĩ Văn lấy xe đạp chở Nga đi chơi). Nga: - Bữa nay người ta đi đâu hết trơn rồi cà, vắng dễ sợ. [29, 23] Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 61 Ví dụ 2: (Người đàn bà là gái “ăn sương” được hai đứa trẻ cứu sống đem lòng để ý ba chúng, chị ta khen): - Ba mấy cưng đẹp trai dễ sợ! [29, 160] - Trời ơi, ba mấy cưng sộp quá chừng! [ 29, 166] + Các yếu tố xưng hô phi lời mang nội dung “hỏi” (chiếm 6/37 các cặp thoại xưng hô hàm ngôn). Ví dụ: (má Huệ): - Làm gì mà hồi đầu hôm nầy mấy con chó nhà tôi sủa ong ỏng hoài vậy không biết? [29, 43] (câu hỏi tu từ) + Các yếu tố xưng hô phi lời mang nội dung “mời”, “chào” (chiếm 2/37 các cặp thoại xưng hô hàm ngôn). Ví dụ 1: (Nga đem khoai lang sang cho bác sĩ Văn, cô bẽn lẽn không biết mời thế nào): - Ăn khoai nè. [29, 22] Ví dụ 2: (Sau mỗi lần rời ghe khỏi xóm làng, ba cha con lại được những người dân tiễn đưa và dặn dò quyến luyến): - Đi mạnh giỏi nghen. [29, 191] + Những dòng độc thoại nội tâm (chiếm 1/27 các cặp thoại xưng hô hàm ngôn). Ví dụ: (Trên cánh đồng Bất Tận, sau khi đánh nhau để giành lại bầy vịt thất bại, hai cha con thất thểu ra về. Chợt đám người cướp vịt lúc nãy quay lại, họ hiếp cô con gái ngay trên mặt ruộng bì bõm nước) ... tôi cười cợt, “Chúng mày có lột bỏ có trăm có ngàn, tầng tầng lớp những vỏ bọc, cũng chẳng bao giờ thấu đến tận tao”. Ý nghĩ đó làm tôi bớt nhói cho nông nỗi nầy. [29, 211] 2.3. Tiểu kết chƣơng 2 Vận dụng những cơ sở lý thuyết đã trình bày, chúng tôi tiến hành khảo sát, thống kê và phân loại đặc điểm sử dụng của các phương tiện dùng để xưng hô trong 15 truyện ngắn trong tập “Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp” của Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 62 Nguyễn Huy Thiệp và 14 truyện ngắn trong tập “Cánh đồng Bất Tận” của Nguyễn Ngọc Tư. Kết quả cụ thể như sau: STT Các đơn vị từ vựng làm phương tiện xưng hô Nguyễn Huy Thiệp Nguyễn Ngọc Tư Số lượng xuất hiện Tần số sử dụng Số lượng xuất hiện Tần số sử dụng 1 Danh từ thân tộc 58 969 42 263 2 Danh từ chỉ tên riêng 64 126 19 42 3 Đại từ nhân xưng 23 781 15 198 4 Kiểu loại xưng hô khác 13 25 10 27 5 Danh từ chỉ nghề nghiệp - chức vụ 18 83 1 1 Tổng số 186 1984 87 531 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 63 Chƣơng 3 SỰ ĐỒNG NHẤT VÀ KHÁC BIỆT GIỮA CÁC PHƢƠNG TIỆN DÙNG ĐỂ XƢNG HÔ TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN HUY THIỆP VÀ TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN NGỌC TƢ 3.1. Sự đồng nhất Nghiên cứu truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp và truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, chúng tôi thấy có các điểm đồng nhất trong cách sử dụng các phương tiện dùng để xưng hô sau đây: - Trong hai tập truyện ngắn “Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp” và “Cánh đồng Bất Tận”, hai tác giả Nguyễn Huy Thiệp và Nguyễn Ngọc Tư đều sử dụng một cách phong phú hệ thống các phương tiện dùng để xưng hô như: đại từ nhân xưng, danh từ thân tộc, danh từ chỉ tên riêng, danh từ chỉ nghề nghiệp - chức vụ, kiểu loại xưng hô khác. - Về số lượng các yếu tố xưng hô bằng lời (dạng hiển ngôn) và các yếu tố xưng hô phi lời (dạng hàm ngôn) được hai tác giả sử dụng trong xây dựng cuộc thoại tương đương nhau. Tác giả Hình thức thể hiện Nguyễn Huy Thiệp Nguyễn Ngọc Tư Các yếu tố xưng hô bằng lời (dạng hiển ngôn) 303 83,01 % 191 83,77 % Các yếu tố xưng hô phi lời (dạng hàm ngôn) 62 16,99 % 37 16,23 % Tổng số cuộc thoại 365 100 % 228 100 % Tổng số truyện 15 14 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 64 Căn cứ vào bảng trên chúng ta thấy, các yếu tố xưng hô bằng lời trong tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp và Nguyễn Ngọc Tư là: 83,01% và 83,77%. Tương tự, các yếu tố xưng hô phi lời chiếm 16,99% và 16,23%. Việc sử dụng các yếu tố xưng hô bằng lời/phi lời cũng là một chiến lược giao tiếp góp phần khắc hoạ nhân vật và tính cách nhân vật trong tác phẩm. - Về tần số sử dụng của các phương tiện dùng để xưng hô. Tác giả Các đơn vị từ vựng làm phương tiện xưng hô Nguyễn Huy Thiệp Nguyễn Ngọc Tư Danh từ thân tộc 964 48,59 263 49,53 Đại từ nhân xưng 781 39,37 198 37,29 Danh từ chỉ tên riêng 126 6,35 42 7,91 Danh từ chỉ nghề nghiệp - chức vụ 83 4,18 1 0,19 Kiểu loại xưng hô khác 30 1,51 27 5,08 Tổng số 1984 100 % 531 100 % Trong tổng số các phương tiện dùng để xưng hô tính theo tần số đi vào hoạt động của chúng trong văn bản thì thứ tự từ mức cao nhất xuống thấp nhất trong 15 truyện ngắn trong tập “Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp” của Nguyễn Huy Thiệp và tập “Cánh đồng Bất Tận” của Nguyễn Ngọc Tư là: danh từ thân tộc, đại từ nhân xưng, danh từ chỉ tên riêng. Sự chênh lệch nhỏ giữa nhóm danh từ chỉ nghề nghiệp - chức vụ, kiểu loại khác không đáng kể trong tổng số các phương tiện dùng để xưng hô đi vào hành chức. - Các danh từ chỉ nghề nghiệp - chức vụ chiếm vị trí thấp nhất trong tổng số các phương tiện dùng để xưng hô. Trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, nhóm danh từ này xuất hiện 18 lần còn trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư chỉ xuất hiện duy nhất 1 lần. Điều đáng chú ý là từ xưng hô của Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 65 Nguyễn Huy Thiệp xuất hiện ở cả hai mảng: nghề nghiệp (7/18) và chức vụ (11/18). Trong khi đó, danh từ ở nhóm này chỉ tồn tại 1 lần duy nhất ở nhóm danh từ chỉ nghề nghiệp (chú bác sĩ - Thương quá rau răm). - Tần số sử dụng của nhóm danh từ thân tộc với chức năng xưng hô trong truyện ngắn của hai tác giả đều đạt mức cao nhất, chứng tỏ xu thế xưng hô “gia đình hoá” trong xã hội hiện nay. Trong tổng số 15 truyện ngắn trong tập “Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp” của tác giả Nguyễn Huy Thiệp và trong tập “Cánh đồng Bất Tận” của Nguyễn Ngọc Tư mà chúng tôi khảo sát thì số lượt sử dụng của danh từ thân tộc chiếm tới gần một nửa trong tổng số lượt sử dụng của các phương tiện dùng để xưng hô (964/1984 - đối với tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp và 263/531 - đối với tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư). - Về cấu tạo, một số nhóm làm phương tiện dùng để xưng hô trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp và Nguyễn Ngọc Tư tương đối trùng nhau, đặc biệt là nhóm danh từ thân tộc. Cụ thể là: + Danh từ thân tộc: đây là sự trùng hợp gần như toàn bộ về cấu tạo của nhóm, đó là cách kết hợp các danh từ thân tộc (ví dụ: bà con, cha nội, chú em, bà chị, cậu mợ,...); danh từ thân tộc + danh từ đơn vị (ví dụ: chúng con, chúng ông, bọn chú, mấy anh, tụi em,…); danh từ thân tộc + yếu tố chỉ đặc điểm, tính chất, trật tự (ví dụ: bà lão, ông trẻ, ông mãnh, cô Ba, tía Năm,…); danh từ thân tộc + đại từ nhân xưng (ví dụ: chú mầy, chị tôi, chú mày); danh từ thân tộc + số từ (ví dụ: hai vợ chồng, ba bà cháu, hai anh,…). + Tiếp theo là sự trùng hợp trong cấu tạo của nhóm danh từ chỉ tên riêng về cách kết hợp: danh từ thân tộc + danh từ riêng (ví dụ: anh Thuần, chị Lài, cô Hậu, cô Xuyến,…), danh từ riêng + danh từ đơn vị (ví dụ: bọn Sâm, thằng Khải, thằng Biên thằng Biền, thằng Tứ hải,…). + Sự trùng hợp về cấu tạo của nhóm đại từ nhân xưng về: cách kết hợp đại từ nhân xưng + danh từ đơn vị. Ví dụ: bọn mình, bọn ngươi, chúng tao, tụi bây, tụi tui,… Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 66 + Với danh từ chỉ nghề nghiệp - chức vụ là

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfac.pdf
Tài liệu liên quan