Luận văn Đổi mới chính sách thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong điều kiện công nghiệp hóa, đô thị hóa ở Việt Nam thời kỳ 2006-2010 (qua tình hình của thành phố Hà Nội)

Trách nhiệm tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ tái định cư thuộc về các cấp của chính quyền địa phương.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:

Phát triển quỹ đất, chỉ đạo, tổ chức, tuyên truyền, vận động mọi tổ chức, cá nhân về chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và thực hiện giải phóng mặt bằng theo đúng quyết định thu hồi đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Chỉ đạo các sở, ban ngành và ủy bản nhân dân cấp huyện;

Lập dự án tái định cư, khu tái định cư để phục vụ cho việc thu hồi đất;

Lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo thẩm quyền;

Phê duyệt hoặc phân cấp cho ủy ban nhând ân cấp huyện phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;

Phê duyệt giá đất; ban hành bảng giá tài sản tính bồi thường, quy định các mức hỗ trợ và các biện pháp hỗ trợ theo thẩm quyền, phương án bố trí tái định cư, phương án tạo chuyển đổi nghề theo thẩm quyền được giao;

Chỉ đạo các cơ quan có liên quan thực hiện việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo thẩm quyền pháp luật quy định;

 

docx117 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1581 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đổi mới chính sách thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong điều kiện công nghiệp hóa, đô thị hóa ở Việt Nam thời kỳ 2006-2010 (qua tình hình của thành phố Hà Nội), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p và xếp loại đô thị. Đô thị được phân thành 6 loại, gồm: đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I, đô thị loại II, đô thị loại III, đô thị loại IV, đô thị loại V theo quy định hiện hành của Nhà nước. Đối với thị xã, thị trấn chưa được xếp loại đô thị xếp vào đô thị loại V. Phân loại đường phố. Loại đường phố trong từng loại đô thị được xác định căn cứ chủ yếu vào khả năng sinh lợi, điều kiện kết cấu hạ tầng thuận lợi cho sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, du lịch, khoảng cách tới khu trung tâm đô thị, trung tâm thương mại, dịch vụ, du lịch. Đường phố trong từng loại đô thị được phân thành các loại đường phố có số thứ tự từ 1 trở đi, đường phố loại 1 áp dụng đối với đất tại trung tâm đô thị, trung tâm thương mại, dịch vụ, du lịch, có mức sinh lợi cao nhất, có điều kiện kết cấu hạ tầng thuận lợi nhất; các loại đường phố tiếp sau đó theo thứ tự từ loại 2 trở đi áp dụng đối với đất không ở trung tâm đô thị, trung tâm thương mại, dịch vụ, du lịch có mức sinh lợi và kết cấu hạ tầng kém thuận lợi hơn. Trường hợp một đường phố gồm nhiều đoạn đường phố có khả năng sinh lợi khác nhau, có kết cấu hạ tầng khác nhau thì từng đoạn đường phố đó được xếp vào loại đường phố tương ứng. Vị trí đất trong từng loại đường phố của từng loại đô thị được xác định căn cứ vào khả năng sinh lợi, điều kiện kết cấu hạ tầng thuận lợi cho sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khoảng cách so với trục đường giao thông. Vị trí đất trong từng loại đường phố của từng loại đô thị được phân thành các loại vị trí có số thứ tự từ 1 trở đi. Vị trí số 1 áp dụng đối với đất liền cạnh đường phố (mặt tiền) có mức sinh lợi cao nhất có điều kiện kết cấu hạ tầng thuận lợi nhất, các vị trí tiếp sau đó theo thứ tự thứ 2 trở đi áp dụng đối với đất không ở liền cạnh đường phố có mức sinh lợi và điều kiện kết cấu hạ tầng kém thuận lợi hơn. Khu vực đất giáp ranh * Khu vực đất giáp ranh giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. * Đối với đất nông nghiệp tại khu vực đất giáp được xác định từ đường phân địa giới hành chính giữa các tỉnh vào sâu địa phận mỗi tỉnh tối thiểu 500 mét. * Đối với đất phi nông nghiệp ở nông thôn tại khu vực đất giáp ranh được xác định từ đường phân địa giới hành chính giữa các tỉnh vào sâu địa phận mỗi tỉnh tối thiểu 300 mét. * Đối với đất phi nông nghiệp ở đô thị thuộc cùng một loại đô thị thì khu vực đất giáp ranh được xác định từ đường phân địa giớ hành chính giữa các tỉnh vào sâu địa phận mỗi tỉnh tối thiểu 200 mét. * Trường hợp khu vực đất giữa các tỉnh bị ngăn cách bởi sông, hồ, kênh có chiều rộng từ 100 mét trở xuống thì khu vực đất giáp ranh được xác định từ bờ sông, bờ hồ, bờ kênh của mỗi bên sông, bên hồ, bên kênh vào sâu địa giới của mỗi tỉnh theo quy định tại điểm a, b, c khoản này. Nếu chiều rộng của sông, hồ, kênh trên 100mét thì không xếp loại đất giáp ranh. Khu vực đất giáp ranh giữa các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc Trung ương. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ tình hình thực tế tại địa phương quy định cụ thể khu vực đất giáp ranh giữa các quận, huyện, thị xã trong tỉnh, thành phố cho phù hợp. Cụ thể hoá việc phân vùng, phân hạng, phân loại đường phố và vị trí đất theo các quy định của Chính phủ và vị trí đất theo các quy định của chính phủ ở NĐ số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính Phủ, Hà Nội ban hành quyết định số 199/2004/QĐ-UB ngày 29/12/2004 quy định phân loại đất Hà Nội như sau: * Đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thuỷ sản có 4 hạng với xã, đồng bằng, 6 hạng với xã trung du. * Đất nông nghiệp trồng cây lâu năm có 5 hạng với xã đồng bằng. 5 hạng với các xã trung du. * Đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất có 5 hạng với các xã trung du. * Đất ở các quận nội thành có 4 loại từ VT 1 đến VT4 cụ thể cho từng đường phố. * Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp có 4 loại từ VT1 - VT 4 cụ thể cho từng đường phố. Đất tại các thị trấn đất ở có 2 loại, cụ thể cho từng vị trí (3 loại vị trí) theo các trục đường loại 1, hay loại 2. Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp cũng gồm 2 loại, cụ thể cho từng vị trí (4 loại vị trí) theo các trục đường loại 1 hay loại 2. * Đất khu vực giáp ranh các quận nội thành được chia thành nhiều loại (25 loại) theo vị trí (5 vị trí) và đoạn loại (5 đoạn loại từ 1 đến 5) * Đất khu vực dân cư nông thôn được cụ thể hoá đến từng xã. Về phương pháp xác định giá. Theo Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ. Phương pháp xác định giá đất (điều 4) quy định có 2 phương pháp: Một là, phương pháp so sánh trực tiếp: là phương pháp xác định mức giá thông qua việc tiến hành phân tích các mức giá đất thực tế đã chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên thị trường của loại đất tương tự (về loại đất, diện tích đất, thửa đất, hạng đất, loại đô thị, loại đường phố và vị trí) để so sánh, xác định giá của thửa đất, loại đất cần định giá. Hai là, phương pháp thu nhập là phương pháp xác định mức giá bằng thương số giữa mức thu nhập thuần tuý thu được hàng năm trên một đơn vị diện tích đất so với lãi suất tiền gửi tiết kiệm bình quân một năm (tính đến thời điểm xác định giá đất) của các loại tiền gửi VND thời hạn 1 năm (12 tháng) tại Ngân hàng thương mại Nhà nước có mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm cao nhất trên địa bàn. Hai phương pháp này có thể được áp dụng độc lập, hay kết hợp với nhau trong từng trường hợp cụ thể. Không phải đến 16/11/2004 Nhà nước mới quy định phương pháp xác định giá đất. Trong Nghị định 87 CP ngày 17/8/1994 (sau đó được bổ xung bằng Nghị định 17/1998/NĐ-CP ngày 21/3/1998 và Quyết định 302 TTg ngày 13/5/1996), Hà Nội vận dụng cụ thể hoá các văn bản trên ở Quyết định 3519/QĐ-UB quy định phương xác định giá đất, khi đó, là phương pháp xác định theo khung giá. Theo phương pháp này căn cứ vào khung giá của Nhà nước, UBND địa phương (tỉnh, thành phố) quy định khung giá đất cho loại, hạng, vị trí đất khung giá đó là cơ sở để tính giá từng thửa đất cụ thể Nghị định 87 CP (Điều 4) còn quy định việc sử dụng hệ số K để điều chỉnh khung giá đất. "Trong trường hợp cùng một loại đô thị mà đất có khả năng sinh lời khác nhau, mức độ hoàn thiện cơ sở hạ tầng khác nhau, thì địa phương được phép vận dụng hệ số K điều chỉnh khung giá từ 0,8 đến 1,2 lần mức giá của cùng loại đô thị, cùng loại đường phố và vị trí đất quy định trong bảng khung giá đất đô thị. Giá các loại đất do các địa phương quy định không được thấp hơn giá tối thiểu và không được cao hơn giá tối đa của khung giá và hệ số điều chỉnh". Hệ số K tiếp tục được điều chỉnh tại Quyết định số 302/TTg ngày 13/5/1996 ở mức 0,5 - 1,8 lần; ở Nghị định số 87 CP ngày 17/8/1994 quy định như sau (khoản 2, điều 4) "giá các loại đất do địa phương quy định có thể thấp hơn giá tối thiểu hoặc cao hơn giá tối đa của khung giá các loại đất ban hành theo Nghị định số 87 CP ngày 17/8/1994 của Chính phủ và hệ số K đã được điều chỉnh tại Quyết định 302 TTg ngày 13/5/1996 của Thủ tướng chính phủ, nhưng giảm hoặc tăng không quá 50%" Như vậy hệ số K được áp dụng trên thực tế khá rộng rãi, trong khoảng 0,25 - 2,7 lần. Phương pháp áp dụng khung giá dễ làm, có căn cứ pháp lý, tuy nhiên trường hợp không sát với giá thực tế ở địa phương, việc sử dụng hệ số K để điều chỉnh còn mang nặng tính chủ quan. Bởi căn cứ tính hệ số K chưa được xác định rõ. Nghị định 22/1998/NĐ - CP có quy định "giá đất để tính đền bù thiệt hại về đất được xác định trên cơ sở giá đất của địa phương ban hành nhân với hệ số K để đảm bảo giá đất tính đền bù phù hợp với khả năng sinh lời và giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở địa phương. Thông tư 145/TT/BTC ngày 4/11/1998 đã quy định cụ thể phương pháp xác định hệ số K và tính giá đất. Cụ thể ở Hà Nội như sau: Hệ số K tính giá đất nông nghiệp được xác định theo quan hệ tỷ lệ giữa giá đất tính theo khả năng sinh lợi của giá đất do UBND thành phố quy định: K = Trong đó: Gs là giá đất theo khả năng sinh lợi; Gq là giá đất nông nghiệp do UBND thành phố ban hành Gq= Trong đó T: là thu nhập bình quân trong năm tính theo từng hạng đất i: là lãi suất tiền gửi ngân hàng Nhà nước không kỳ hạn thu nhập bình quân trong năm T được tính toán trên cơ sở điều tra thực tế. Như vậy, thực chất của việc tính giá đất làm cơ sở đền bù chính là giá đất theo khả năng sinh lợi. Với đất nông nghiệp nội thành ngoài phần đền bù theo giá đất nông nghiệp còn được hỗ trợ tối đa 30% chênh lệch giữa giá đất ở của khu vực đất liền kề với giá đền bù đất nông nghiệp. = + 30% Về giá đất ở, hệ số xác định giá đền bù K được xác định theo quan hệ tỷ lệ giữa giá chuyển quyền sử dụng đất thực tế với giá đất do thành phố quy định. K = Trong đó: Gr: là giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế ở địa phương Gq là giá đất ở do thành phố quy định trong khung giá. Việc tìm hệ số K để xác lập giá đền bù, hay nói cách khác tính giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế được xác định trên cơ sở điều tra thu nhập các thông tin thị trường về giao dịch, chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong những trường hợp tương đương và có tính đến khu vực, vị trí của đất sử dụng mua bán đất. Thực chất của phương pháp xác định giá đền bù theo cách này vẫn phải dựa trên cơ sở giá đất do UBND thành phố quy định có điều chỉnh theo hệ thống. Điểm khác, là hệ số này được tính toán trên cơ sở khả năng sinh lợi (đối với đất nông nghiệp) hoặc giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường (đối với đất ở chứ không quy định "cứng" như cách dựa vào khung giá. Ưu điểm của cách này là giá đền bù dễ được thừa nhận, đó là giá đất được xác định phù hợp với mức độ sinh lợi của đất và sát với giá chuyển quyền sử dụng đất thực tế thị trường. Tuy nhiên, việc xác định giá phức tạp, tốn kém, khó chính xác vì phụ thuộc vào kết quả điều tra, thu thập thông tin có chuẩn xác hay không chuẩn xác. Nghị định 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 quy định 2 phương pháp xác định giá đất, đồng thời quy định điều kiện áp dụng các phương pháp xác định giá đất như sau: " Phương pháp so sánh trực tiếp được áp dụngđể định giá đất khi trên thị trường có các loại đất tương tự đã chuyển nhượng quyền sử dụng đất so sánh được với loại đất cần định giá. Giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất của các loại đất tương tự sử dụng để phân tích, so sánh với loại đất cần định giá phải là giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường. " Phương pháp thu nhập chỉ áp dụng để định giá cho các loại đất xác định được các khoản thu nhập mang lại từ đất. Căn cứ vào tình hình cụ thể về thị trường chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hồ sơ về các loại đất, số liệu đã thu thập, ủy ban nhân dân cấp tỉnh lựa chọn phương pháp xác định giá cho phù hợp, trong trường hợp cần thiết có thể sử dụng kết hợp cả hai phương pháp xác định giá đất được quy định tại Nghị định này để kiểm tra, so sánh, đối chiếu các mức giá ước tính để quyết định mức giá cụ thể. Như vậy, có thể nói về mặt nào đó qua niệm xác định phương pháp thực tế không thay đổi các căn cứ vẫn là: Thứ nhất là, phải căn cứ vào khung giá nhà nước ban hành. Tuy không còn sử dụng khái niệm hệ số K nhưng thực tế vẫn quy định "ủy ban nhân dân cấp tỉnh được quyết định giá các loại đất cụ thể trong giới hạn cho phép tăng thêm không quá 20% so với mức giá tối đa và giảm không quá 20% so với mức giá tối thiểu của khung giới đất cùng loại quy định tại khoản 1 điều naỳ (Điều 6 Khoản 2 NĐ 188/2004/NĐ-CP) Thứ hai là, căn cứ vào thu nhập của thửa đất và lãi suất tiết kiệm hiện hành (Đây là cách tính giá đất theo nguyên lý của Mác). Thứ ba là, căn cứ vào giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên thị trường đối với các thửa đất tương tự trong điều kiện ổn định. b. Chính sách hỗ trợ: Chính sách hỗ trợ chủ yếu thể hiện trên 3 nội dung: Hỗ trợ di chuyển; hỗ trợ ổn định đời sống, ổn định sản xuất, Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm. - Hỗ trợ di chuyển Hộ gia đình được hỗ trợ từ 3 triệu đến 5 triệu, mức cụ thể do UBND tỉnh, thành phố quyết đinh; các tổ chức di chuyển cơ sở được hỗ trợ chi phí thực tế về di chuyển tháo dỡ và lắp đặt; người bị thu hồi đất chưa có chỗ ở được bố trí vào nhà ở tạm hoặc hỗ trợ tiền thuê nhà ở. - Hỗ trợ ổn định đời sống và ổn định sản xuất Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi trên 30% diện tích đất nông nghiệp được giao được hỗ trợ ổn định đời sống trong 3 tháng nếu không phải di chuyển chỗ ở; trong trường hợp phải di chuyển đến các địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn. .. thì thời gian hỗ trợ là 12 tháng. Mức độ hỗ trợ bằng tiền cho 1 nhân khẩu 1 tháng tương đương 30 kg gạo tính theo giá trung bình tại địa phương. Khi Nhà nước thu hồi đất của tổ chức kinh tế, hộ sản xuất kinh doanh có đăng ký kinh doanh mà ngừng sản xuất kinh doanh thì được hỗ trợ cao nhất 30% 1 năm thu nhập sau thuế theo mức thu nhập bình quân của 3 năm liền kề trước đó được cơ quan thuế xác nhận. - Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và việc làm Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi bị thu hồi trên 30% diện tích đất nông nghiệp thì được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người trong độ tuổi lao động; mức hỗ trợ và số lượng lao động cụ thể được hỗ trợ cho UBND tỉnh qui định cho phù hợp với thực tế ở địa phương. Việc hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp được thực hiện chủ yếu bằng hình thức cho đi học nghề tại các cơ sở dạy nghề. c. Chính sách tái định cư Chính sách tái định cư có các nội dung chủ yếu sau: - Việc lập và thực hiện dự án tái định cư Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và thành phố có trách nhiệm lập và thực hiện các dự án tái định cư, bảo đảm cho người bị thu hồi đất có chỗ tái định cư. Căn cứ để lập các khu tái định cư là: kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất của địa phương. Các khu tái định cư phải xây dựng phù hợp quy hoạch, tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng. Đặc biệt chú trọng cơ sở hạ tầng đồng bộ bảo đảm đủ điều kiện cho người sử dụng tốt hơn, hoặc bằng nơi cũ. - Tổ chức bố trí tái định cư. Cơ quan có trách nhiệm tổ chức tái định cư phải thông báo công khai đủ các phương án tái định cư 20 ngày trước khi Nhà nước duyệt (bao gồm các thông tin địa bàn, quy mô qũy đất, qũy nhà tái định cư, thiết kế khuôn nền lô đất, căn hộ, giá đất, giá nhà, dự kiến bố trí các căn hộ; chế độ ưu tiên…) và cho xem xét nơi ở mới và thảo luận công khai. Người bị thu hồi đất có quyền: Đăng ký (bằng văn bản) đến ở nơi tái định cư cụ thể; Được ưu tiên đăng ký hộ khẩu, chuyển trường cho các cháu đang đi học; Được cung cấp mẫu thiết kế nhà miễn phí; Được tử chỗi vào khu tái định cư nếu thấy nó không đạt các điều kiện đã niêm yết công khai. Đồng thời những người bị thu hồi đất cũng có nghĩa vụ thực hiện di chuyển vào khu tái định cư theo kế hoạch thời gian đã công bố; xây dựng nhà, công trình theo quy hoạch; nộp tiền mua nhà và tiền sử dụng đất… d. Các quy định về trách nhiệm, tổ chức thực hiện: Trách nhiệm tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ tái định cư thuộc về các cấp của chính quyền địa phương. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm: Phát triển quỹ đất, chỉ đạo, tổ chức, tuyên truyền, vận động mọi tổ chức, cá nhân về chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và thực hiện giải phóng mặt bằng theo đúng quyết định thu hồi đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Chỉ đạo các sở, ban ngành và ủy bản nhân dân cấp huyện; Lập dự án tái định cư, khu tái định cư để phục vụ cho việc thu hồi đất; Lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo thẩm quyền; Phê duyệt hoặc phân cấp cho ủy ban nhând ân cấp huyện phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; Phê duyệt giá đất; ban hành bảng giá tài sản tính bồi thường, quy định các mức hỗ trợ và các biện pháp hỗ trợ theo thẩm quyền, phương án bố trí tái định cư, phương án tạo chuyển đổi nghề theo thẩm quyền được giao; Chỉ đạo các cơ quan có liên quan thực hiện việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo thẩm quyền pháp luật quy định; Bảo đảm sự khách quan, công bằng khi xem xét và quyết định việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo thẩm quyền quy định tại Nghị định này; Quyết định hoặc phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp huyện cưỡng chế đối với các trường hợp cố tình không thực hiện quyết định thu hồi của Nhà nước theo thẩm quyền; Chỉ đạo kiểm tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất bị thu hồi có trách nhiệm Chỉ đạo, tổ chức, tuyên truyền, vận động mọi tổ chức, cá nhân về chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và thực hiện giải phóng mặt banừg theo đúng quyết định thu hồi đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; Chỉ đạo Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cùng cấp lập và tổ chức thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; thực hiện phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo phân cấp của ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Phối hợp với các sở, ban, ngành, các tổ chức và chủ đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng, phương án tạo lập các khu tái định cư tại địa phương theo phân cấp của ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo thẩm quyền được giao; ra quyết định cưỡng chế và tổ chức cưỡng chế đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền; phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức thực hiện việc cưỡng theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm Tổ chức tuyên truyền về mục đích thu hồi đất, chính sách bồi thường,hỗ trợ và tái định cư của dự án; Phối hợp với Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thực hiện xác nhận đất đai, tài sản của người bị thu hồi Phối hợp và tạo điều kiện hỗ trợ cho việc chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và bố trí tái định cư cho người bị thu hồi đất và tạo điều kiện cho việc giải phóng mặt bằng. Ở cấp huyện, thị , thành phố trực thuộc Hà Nội có Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện (quận, thị xã, thành phố trực thuộc) gồm: Đại diện lãnh đạo UBND làm chủ tịch hội đồng; đại diện cơ quan tài chính là phó chủ tịch hội đồng; chủ đầu tư là ủy viên thưonừg trực; Đại diện cơ quan tài nguyên và môi trường là ủy viên; Đại diện các xã có đất bị thu hồi là ủy viên; Đại cảu các hộ bị thu hồi đất; và một số thành viên khác. Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư giúp ủy ban nhân dân cung cấp lập và tổ chức thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ và bố trí tái định cư; Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập thể và quyết định theo đa số; Hội đồng chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp lý của số liệu kiểm kê, tính pháp lý của đất đai, tài sản được bồi thường, hỗ trợ (hoặc ngược lại) trong các phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Trách nhiệm của tổ chức được giao nhiệm vụ thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của ủy ban nhân dân cấp tỉnh, chịu trách nhiệm về tính chính xác, sự phù hợp chính sách của phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Hướng dẫn, giải đáp thắc mắc của người sử dụng đất về những vấn đề liên quan đến việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật do ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyđịnh. Trách nhiệm của Bộ Tài chính; Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường. Trách nhiệm của Bộ Tài chính: Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chính sách về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; Chủ trì phối hợp với các ngành liên quan hướng dẫn xử lý những vướng mắc về việc xác định giá đất, giá tài sản và chính sách bồi thường, hỗ trợ trong việc bồi thường hỗ trợ và tái định cư theo đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Trách nhiệm của Bộ kế hoạch và Đầu tư: Hướng dẫn và kiểm tra việc lập và thực hiện các dự án tái định cư theo quy định của pháp luật về quản lý đầu tư và xây dựng. Trách nhiệm của Bộ Xây dựng: Hướng dẫn, kiểm tra việc xác định tính hợp pháp của nhà, các công trình xây dựng khác để tính bồi thường; hướng dẫn việc lập quy hoạch xây dựng khu tái định cư, tiêu chuẩn nhà công trình xây dựng tại khu tái định cư. Hướng dẫn, kiểm tra việc xác định giá nhà, công trình xây dựng khác để bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo phạm vi quyền hạn được giao. Trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường: Kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cụ thể của từng dự án đầu tư; xác định người sử dụng đất thuộc đối tượng được bồi thường, được hỗ trợ hoặc không được bồi thường làm cơ sở cho việc tính bồi thường, hỗ trợ; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người tái dịnh cư. Quy định và hướng dẫn về quản lý đất đai trong khu tái định cư. 2.2. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ NHỮNG VƯỚNG MẮC, HẠN CHẾ CỦA CÁC CHÍNH SÁCH VỀ CHUYỂN ĐỔI MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.2.1. Kết quả của việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong thời gian qua trên địa bàn thành phố Hà Nội Tổng kiểm kê đất đai năm 2000 thì diện tích đất tự nhiên của thành phố là 92.097,45 ha. Trong đó: - Phân loại theo mục đích sử dụng đất có: + Đất nông nghiệp : 43.612,43 ha chiếm 47,14% + Đất lâm nghiệp : 6.712,60 ha chiếm 12,7% + Đất chuyên dùng : 9.549,65 ha chiếm 10,3% - Phân loại theo chủ sử dụng đất có: + Hộ gia đình, cá nhân : 48.472 ha chiếm 52,60% + Các tổ chức kinh tế : 9.402,2 ha chiếm 10% + Các đơn vị nước ngoài và liên doanh với nước ngoài : 60,2 ha chiếm 0,65% + UBND xã phường quản lý : 18.585,98 ha chiếm 20,15% + Các tổ chức khác : 5.766,53 ha chiếm 20,15% + Đất chưa giao, cho thuê sử dụng: 9.269,47 ha chiếm 10,1% Bình quân đất tự nhiên tính theo đầu người là: 346,83 m2/người, bình quân đất chuyên dùng cho giao thông là 21m2/người, đất ở 97.22m2/người, trong đó đất ở đô thị là 10,8m2/người. Cụ thể từng loại đất như sau: - Đất nông nghiệp: Với tổng diện tích là 43.612,93 ha chủ yếu ở các huyện ngoại thành, trong đó, đất cây hàng năm chiếm 89,6% tổng diện tích, bao gồm nhiều khu vực chuyên canh rau, đất cây ăn quả 747,48ha. Đất nông nghiệp bình quân theo nhân khẩu là 527m2/người theo lao động nông nghiệp là 1.036,22m2/lao động. - Đất lâm nghiệp: Có diện tích là: 6.127,7 ha, chiếm 6,6% diện tích đất tự nhiên, tập trung chủ yếu ở huyện Sóc Sơn (rừng trồng), trong đó: Rừng phòng hộ là 2995,22 ha; rừng đặc dụng là 1.404,41 ha; Rừng khai thác là 1709,12ha. Phân loại theo đối tượng sử dụng có: Hộ gia đình sử dụng 1242,02 ha chiếm 20,3%; tổ chức kinh tế sử dụng 3.326,68 ha chiếm 54,3%; UBND các xã quản lý, sử dụng 1.377,17 ha chiếm 22,5%. Đất lâm nghiệp của Hà Nội chủ yếu có địa hình đồi thấp rất thích hợp trồng rừng cảnh quan, du lịch sinh thái. - Đất chuyên dùng: có diện tích là 20.534,39 ha chiếm 22,3% tổng diện tích tự nhiên. Phân loại theo mục đích sử dụng là: + Đất chuyên dùng xây dựng : 5.558,03 ha chiếm 27,1% + Đất giao thông : 5.618,82 ha chiếm 27,4% + Đất thuỷ lợi và mặt nước chuyên dùng: 5.558,03 ha chiếm 27,1% + Đất di tích lịch sử văn hoá : 262,22 ha chiếm 1,3% + Đất an ninh quốc phòng : 2.060,88 ha chiếm 10,0% Phân theo đối tượng sử dụng có: + Hộ gia đình sử dụng : 17,10 ha chiếm 0,08% + Các tổ chức kinh tế sử dụng : 3.741,96 ha chiếm 18,20% + Các tổ chức nước ngoài và liên doanh: 600,43 ha chiếm 2,90% + UBND xã, phường, thị trấn : 11.622,69 ha chiếm 56,60% + Các tổ chức khác sử dụng : 4.552,0 ha chiếm 22,20% - Đất ở: có diện tích là : 11.688,65 ha chiếm 12,7% diện tích đất tự nhiên. Cụ thể đất ở đô thị là 2.871,88 ha chiếm 24,6%; Đất ở nông thôn là 8.816,77 ha chiếm 75,4%. - Phân theo đối tượng sử dụng có: + Hộ gia đình, cá nhân sử dụng : 11.027,93 ha chiếm 94,3% + Các tổ chức kinh tế : 411,40 hachiếm 3,5% + UBND xã : 0,39 ha chiếm 0,003% + Các tổ chức khác : 248,93ha chiếm 2,19% - Đất chưa sử dụng : 10.1374,39 ha chiếm 11% Trong đó đáng chú ý là: + Đất đồi chưa sử dụng là : 1.700,76 ha + Đất mặt nước chưa sử dụng : 938,59 ha Qua tổng kiểm kê đất đai năm 2000 và số liệu bổ sung sau đó, có thể thấy biến động đất đai 1995 - 2000 theo các hướng sau: - Đất nông nghiệp giảm 1462 ha, phần lớn chuyển từ đất nông nghiệp trồng lúa sang đất xây dựng các công trình kinh tế, các kết cấu hạ tầng đô thị. - Đất chuyên dùng tăng 1.701 ha chủ yếu do thu hồi đất nông nghiệp và một số loại đất khác. - Đất xây dựng nhà ở tăng 217 ha, trong đó, đất ở đô thị tăng 465,4ha. Do Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp xây dựng đô thị mới, các khu chung cư, đất ở nông thôn giảm 248,4 ha, chủ yếu do việc lập các quận mới. - Đất chưa sử dụng giảm 1.086 ha chủ yếu do chuyển sang trồng rừng. Giai đoạn 2001-2005 biến động đất đai mạnh hơn nhiều so với giai đoạn 1995-2000. Ước thực hiện như sau: - Đất nông nghiệp giảm 5.208 ha - Đất chuyên dùng tăng 5.414 ha Cụ thể: + Đất xây dựng tăng : 3.019 ha + Đất giao thông tăng : 1.859 ha - Đất ở nông thôn giảm : 543 ha - Đất ở đô thị tăng : 1.088 ha - Đất chưa dùng giảm : 2.228 ha Như vậy trong thời kỳ 2001-2005 phải thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai khoảng 5.677 ha đất dai, chủ yếu là đất nông nghiệp. Cụ thể thực hiện hàng năm: Năm 2001 thực hiện 159 dự án thu hồi được 733 ha Năm 2002 hoàn thành 194 dự án thu hồi được 1.003ha Năm 2003 hoàn thành 260 dự án thu hồi được 1.240 ha Năm 2004 thu hồi được 875

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxĐổi mới chính sách thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong điều kiện CNH, ĐTH ở Việt Nam thời kỳ 2006-2010 (qua tình hình của thành phố Hà Nội).docx
Tài liệu liên quan