MỤC LỤC
TT Nội dung Trang
Diễn giải ký hiệu viết tắt
Danh mục bảng, biểu, sơ đồ
Mở đầu 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Tình hình nghiên cứu của đề tài 2
3 Mục tiêu và nhiệm vụ 2
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
5 Phương pháp nghiên cứu 3
6 Dự kiến những đóng góp mới của luận văn 3
7 Bố cục của luận văn 3
CHƯƠNG 1: TIỀN LƯƠNG VÀ VẤN ĐỀ ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP 5
1.1 Một số vấn đề chung về tiền lương và tiền thưởng 5
1.1.1 Các quan niệm về tiền lương và tiền thưởng 5
1.1.1.1 Khái niệm về tiền lương 5
1.1.1.2 Tiền thưởng và các khoản trích theo lương 7
1.1.2 Các nguyên tắc và hình thức trả lương 13
1.1.3 Vai trò của tiền lương và tiền thưởng trong doanh nghiệp 26
1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến tiền lương 28
1.2 Quản lý tiền lương trong doanh nghiệp 29
1.2.1 Một số quan niệm về quản lý tiền lương 29
1.2.2 Nội dung của quản lý tiền lương trong doanh nghiệp 32
1.3. Đổi mới cơ chế quản lý tiền lương trong các doanh nghiệp Nhà nước hiện nay 33
1.3.1. Sự cần thiết phải đổi mới cơ chế quản lý tiền lương 33
1.3.2. Nội dung cơ bản của đổi mới cơ chế quản lý tiền lương 36
1.3.3. Đổi mới quản lý quỹ tiền lương đối với các lực lượng vũ trang 42
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY CHIẾN THẮNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 44
2.1 Khái quát về công ty Chiến Thắng 44
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 44
2.1.2 Chức năng nhiệm vụ của công ty 47
2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty 48
2.1.4 Các nguồn lực 52
2.1.5 Đặc điểm sản phẩm và thị trường 54
2.2 Thực trạng công tác quản lý tiền lương tại công ty trong thời gian qua 56
2.2.1 Công tác định mức lao động 56
2.2.2 Công tác xác định quỹ tiền lương của công ty 59
2.2.3 Công tác phân phối sử dụng quỹ lương 64
2.2.4 Xác định quỹ tiền thưởng và phân phối quỹ tiền thưởng 77
2.3 Đánh giá công tác quản lý tiền lương tại công ty 80
2.3.1 Những thành tựu cơ bản 80
2.3.2 Những vấn đề đặt ra trong công tác quản lý tiền lương tại công ty Chiến Thắng 82
CHƯƠNG3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY CHIẾN THẮNG 88
3.1 Định hướng đổi mới công tác quản lý tiền lương tại công ty Chiến Thắng từ nay đến năm 2020 88
3.1.1 Đổi mới công tác tổ chức bộ máy quản lý theo hướng quản lý gọn nhẹ và hiệu quả 88
3.1.2 Đổi mới việc sử dụng lực lượng lao động hiện có hiệu quả hơn 88
3.1.3 Cải tiến công tác quản lý vật tư 89
3.1.4 Tăng cường công tác kiểm tra giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh 90
3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện và đổi mới công tác quản lý tiền lương tại công ty Chiến Thắng 91
3.2.1 Xác định lại hình thức trả lương cho phù hợp với từng đối tượng cụ thể 91
3.2.2 Xác định lại định mức lao động và đơn giá tiền lương cho phù hợp với đặc điểm của công ty 100
3.2.3 Phải trả lương bằng nhau cho những người lao động như nhau 108
3.2.4 Cần có chế độ thưởng đối với những người hoàn thành vượt mức kế hoạch 112
3.2.5 Nâng cao hiệu quả của bộ máy quản lý và trình độ lành nghề của CBCNV 113
KẾT LUẬN 115
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 116
120 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1675 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đổi mới công tác quản lý tiền lương tại công ty Chiến Thắng thuộc Tổng cục Kỹ Thuật - Bộ Quốc phòng), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghiệp quốc phòng. Nghiên cứu kiện toàn tổ chức và cải tiến không ngừng chỉnh đốn nề nếp doanh nghiệp công nghiệp.
Chăm lo xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công nhân viên ngày một vững mạnh làm cơ sở cho việc mở rộng phát triển sản xuất của công ty.
Các phó giám đốc làm nhiệm vụ giúp việc cho giám đốc và chịu trách nhiệm trước thủ trưởng Tổng cục về phần việc được phân công như sau:
- Phó giám đốc sản xuất chịu trách nhiệm trước giám đốc trực tiếp chỉ huy sản xuất, chuẩn bị sản xuất, tổ chức quá trình sản xuất. Theo đúng kế hoạch, đúng định mức, chỉ tiêu kỹ thuật, bảo đảm sản lượng, chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế cao, cải tiến lề lối làm việc để đạt được hiệu quả cao nhất, tiết kiệm nhất.
- Phó giám đốc kỹ thuật chịu trách nhiệm trước Giám đốc về chỉ đạo công tác kỹ thuật trong công ty, thường xuyên nghiên cứu hợp lý hoá sản xuất, cải tiến kỹ thuật, thiết bị, tổ chức đào tạo đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật, xây dựng đội ngũ công nhân lành nghề để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao của công ty. Giúp giám đốc lựa chọn cơ cấu cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý kỹ thuật của Công ty.
* Các Phòng kỹ thuật, Phòng cơ điện, Phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm có nhiệm vụ: tham mưu cho giám đốc về khâu kỹ thuật. Cụ thể là công nghệ sửa chữa, công nghệ sản xuất, công nghệ kiểm tra, sửa chữa hiện đại hoá trang thiết bị, quản lý công tác công nghệ thiết bị và công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm, lập các dự án đầu tư và thực hiện đầu tư.
Khối nghiệp vụ gồm có các phòng: Phòng tài chính, Phòng kế hoạch, Phòng tổ chức lao động, Phòng điều hành sản xuất, có nhiệm vụ là tham mưu cho giám đốc về các mặt sản xuất, tiêu thụ, tổ chức nhân sự, tổ chức phân phối tiền lương, tài chính hạch toán chi phí, bảo đảm bảo toàn và phát triển vốn, tổ chức điều hành sản xuất, bảo đảm vật tư cho sản xuất.
Khối chính trị hành chính bao gồm: Ban chính trị, Phòng hành chính, có nhiệm vụ: tổ chức công tác Đảng, công tác chính trị, công tác bảo vệ an ninh, công văn, văn thư, thông tin liên lạc, chăm sóc sức khoẻ cho người lao động giúp giám đốc. Còn các phân xưởng chính, phân xưởng bổ trợ và tổng kho vật tư. Có nhiệm vụ tổ chức thực hiện, đảm bảo tiến độ chất lượng và hiệu quả theo dây chuyền công nghệ.
2.1.4. Các nguồn lực
2.1.4.1. Lao động
Tính đến năm 2006, công ty có 730 người trong đó: công nhân chính (lao động trực tiếp) là 418 người, lao động gián tiếp là 312 người chiếm 43%.
Trong 730 lao động có có 56 người có trình độ tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên (chiếm 7,7%) tổng số lao động, 104 người có trình độ trung cấp (chiếm 14,2%). Như vậy với số lượng lao động gián tiếp chiếm 43% là quá cao điều đó cho thấy bộ phận hưởng lương gián tiếp của công ty là rất lớn.
Bảng 2.2: Cơ cấu trình độ của CBCNV trong công ty năm 2006
TT
Loại lao động
Số người
Bậc thợ
Trình độ
1+2
3+4
>=5
ĐH-CĐ
TC
SC
I
Khối cơ quan
264
1
Giám đốc
1
1
2
Phó giám đốc
3
3
3
Trưởng phó phòng
19
15
4
4
Cán sự, trợ lý
65
23
37
5
5
Các đối tượng khác
176
50
126
II
Khối phân xưởng
468
18
26
376
14
13
21
1
Phân xưởng tăng
76
4
5
61
2
1
3
2
PX cụm
41
2
1
34
1
3
3
PX chuyên ngành
26
2
4
16
2
2
4
PX K1
47
1
1
39
2
2
2
5
PX K2
25
2
19
1
2
1
6
PX cơ điện
74
2
2
64
2
3
1
Cộng I + II
730
30
26
376
56
104
152
Nguồn: Báo cáo về tình hình lao động của công ty 2006
Trong số lực lượng lao động gián tiếp , số người có trình độ: Đại học chiếm 17,8%, Trung cấp chiếm 33,3 %, Sơ cấp chiếm 48,9% so với tổng số cán bộ nhân viên quản lý. Đây là một cơ cấu chưa hiệu quả, vì với một công ty sản xuất các sản phẩm kỹ thuật mà tỷ lệ lao động có trình độ sơ cấp còn chiếm đến gần nửa là ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động.
Trong số công nhân, số người có bậc thợ 1-2 chiếm 4,5%, bậc 3-4 chiếm 6,4% và bậc thợ >= 5 chiếm 52%.
Như vậy trình độ của bậc thợ >= 5 chiếm tỷ lệ khá cao, điều đó rất phù hợp với yêu cầu sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm của công ty, góp phần tăng uy tín cho công ty ký được nhiều hợp đồng, nhận được nhiều đơn đặt hàng, tăng lợi nhuận , tăng tổng quỹ lương của công ty. Tuy nhiên điều đó ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề trả lương theo cấp bậc nên số công nhân bậc cao nhiều thì quỹ lương của công ty càng lớn.
2.1.4.2. Vốn và công nghệ
Công ty Chiến Thắng là một doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, là doanh nghiệp quốc phòng công ích loại I, thuộc đơn vị trực chiến. Công ty có nguồn vốn chủ sở hữu là 75 858 triệu đồng, trong đó:
- Vốn cố định là: 61 593 triệu đồng chiếm 81%
- Vốn lưu động là: 14 265 triệu đồng chiếm 19%
Về cơ sở vật chất kỹ thuật.
Hiện tại công ty có hai dây chuyền công nghệ là: Dây chuyền công nghệ đại tu đồng bộ xe, máy và dây chuyền công nghệ sản xuất phụ tùng thay thế trang thiết bị phục vụ ngành tăng thiết giáp, do vậy công nghệ có thể chia ra là công nghệ sửa chữa và công nghệ sản xuất.
- Công nghệ sửa chữa, đây là quy trình công nghệ sửa chữa vừa và lớn xe tăng thiết giáp. Đây là một quy trình công nghệ thuộc loại phức tạp.
- Công nghệ sản xuất: Từ đặc điểm qui trình công nghệ của công ty là giữa các khung đoạn có sự liên kết chặt chẽ với nhau, nhưng khâu nhiệt luyện là khâu có độ phức tạp và sự đứng vững trong quá trình gia công, đòi hỏi độ chính xác cao nên không thể tăng tiến độ gia công nhanh lên được, phải cắt từ từ (như trục xe tăng) do đó đòi hỏi thợ phải có tay nghề cao (thợ bậc 5,6,7). Điều đó làm cho vấn đề định mức đối với giờ công lao động và đơn giá tiền lương của công nhân thợ bậc cao phải trả theo cấp bậc công việc của họ, làm cho tổng quỹ lương trả cho công nhân tăng.
Phải thấy rằng công ty được Nhà nước đầu tư công nghệ vốn và khá hiện đại nên công ty có nhiều thuận lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Các mặt hàng kinh tế của công ty cũng được sản xuất bởi nguồn vốn và công nghệ đó. Đây là một lợi thế đặc biệt trong kinh doanh mà không phải công ty nào cũng có được.
2.1.5. Đặc điểm sản phẩm và thị trường
Công ty Chiến Thắng là một doanh nghiệp quốc phòng thuộc Tổng cục kỹ thuật nên sản phẩm của công ty gồm cả sửa chữa xe tăng - thiết giáp, sửa chữa máy nổ và sản xuất, trong đó sửa chữa là chính, sản xuất phục vụ cho sửa chữa là chủ yếu, cụ thể như:
+ Về mặt hàng quốc phòng:
Tổng tháo, lắp, sửa chữa thân xe, tháp pháo, vũ khí trên xe và chạy thử xe đường dài, thử pháo, hồi tu các chủng loại xe: T34,T54,T54B, T55,PT76, BMP- 1, BTR - 60 PB, BRDM - 2 được sửa chữa chính ở phân xưởng Tăng thiết giáp.
Công nghệ sửa chữa lớn động cơ B2, B6, YTD 20, 3D12 được trang bị cho phân xưởng máy nổ
Sửa chữa hệ thống ổn định điều khiển vũ khí trên xe, kính quang học, hồng ngoại (TPH22M- 1, TBNE - 1P, TKH - 3…) sửa chữa các thiết bị trên xe, thiết bị điều khiển pháo KRĩTAN, thiết bị cứu hoả tự động, công nghệ thử nghiệm hiệu chỉnh vũ khí, được trang bị và hoạt động ở phân xưởng chuyên ngành.
Công nghệ phục hồi các chi tiết trong xe cho các chủng loại xe như: Phục hồi trục xoắn, trục chủ động giảm tốc cạnh, may ơ giảm tốc cạnh…. được thực hiện ở phân xưởng cơ khí phục hồi.
Công nghệ đồng bộ chế tạo quả nén động cơ B2, YTD 20
Công nghệ đồng bộ chế tạo két mát xe T54
Công nghệ đúc áp lực thấp
Công nghệ nấu, làm khuôn chân không màng mỏng
Công nghệ luyện thép đúc và nhiệt luyện mắt xích T55
Công nghệ luyện thép đúc và nhiệt luyện mắt xích BMP - 1…
Với các mặt hàng quốc phòng công ty sản xuất theo đơn đặt hàng của Tổng cục hoặc các doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc Phòng, vì vậy kế hoạch xây dựng định mức lao động và đơn giá tiền lương các sản phẩm Quốc phòng của công ty phải báo cáo lên Tổng cục và bảo vệ kế hoạch trước Tổng cục, Tổng cục cho phép mới được thực hiện.
Về sản phẩm kinh tế , công ty sản xuất các sản phẩm cơ khí theo đơn đặt hàng, những sản phẩm đầu ra của công ty rất đa dạng, nhiều chủng loại. Công ty có khả năng sản xuất nhiều thiết bị đồng bộ và các loại vật tư phụ tùng thay thế nhập khẩu của nhiều ngành kinh tế quốc dân như: Dầu khí, Điện- Máy, xi măng, thuỷ lợi, giao thông vận tải, khai thác mỏ, công nghiệp giấy - mía- đường… Sản phẩm của công ty làm theo đơn đặt hàng chứ không sản xuất hàng loạt tung ra trên thị trường nên những sản phẩm sai lệch so với thiết kế sẽ làm tăng chi phí sản xuất, giảm lợi nhuận. Do vậy điều đó làm cho công tác xây dựng đơn giá tiền lương giữa sản phẩm quốc phòng với sản phẩm kinh tế trong công ty gặp nhiều khó khăn.
Thị trường tiêu thụ sản phẩm có tốt thì mới đảm bảo việc làm và thu nhập của người lao động, điều đó có ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý tiền lương trong doanh nghiệp.
Do đặc thù của công ty là doanh nghiệp quốc phòng công ích nên bạn hàng chủ yếu của công ty là các đơn vị lực lượng vũ trang, các doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng. Còn đối với các sản phẩm kinh tế thì bạn hàng chủ yếu là các doanh nghiệp ngành cơ khí như: Công ty Dầu Khí Vũng Tàu, Công Ty Tầu Quốc I…Đây là những khách hàng truyền thống của công ty với sản phẩm và thị trường tương đối ổn định. Mặt khác công ty có dây chuyền công nghệ với yêu cầu kỹ thuật về độ chính xác tương đối cao với những sản phẩm rất đặc biệt nên tính cạnh tranh trong ngành của công ty thấp.
2.2. Thực trạng công tác quản lý tiền lương tại công ty thời gian qua
Là một doanh nghiệp quốc phòng vừa sản xuất hàng kinh tế vừa sản xuất hàng Quốc phòng nên lao động của công ty thuộc nhiều đối tượng khác nhau, do đó công tác quản lý tiền lương gặp rất nhiều khó khăn, phức tạp cần nghiên cứu tìm hướng giải quyết. Thực trạng quản lý tiền lương của công ty thời gian qua thể hiện trên các mặt chủ yếu sau:
2.2.1. Công tác định mức lao động
Định mức lao động là lượng lao động hao phí lớn nhất không được phép vượt quá để hoàn thành một đơn vị sản phẩm, một chi tiết sản phẩm hoặc một công việc theo tiêu chuẩn chất lượng quy định trong điều kiện tổ chức kỹ thuật, tâm sinh lý, kinh tế xã hội nhất định.
Lượng lao động hao phí mà chúng ta đề cập ở đây phải được lượng hoá bằng những thông số nhất định và phải đảm bảo độ tin cậy tối đa, đảm bảo tính tiên tiến và hiện thực, phải xác định được chất lượng của sản phẩm hoặc công việc và phải thể hiện bằng các tiêu chuẩn để nghiệm thu các sản phẩm đó.
Công ty Chiến Thắng đã xây dựng định mức lao động cho toàn bộ các nguyên công cơ bản đối với dây chuyền sản xuất, dây chuyền sửa chữa như: Tiện, nguội, phay, bào,mài…Đối với công việc sản xuất, chế tạo phụ tùng và tháo, giám định, sửa chữa, chi tiết lắp cụm, sửa xe, sửa chữa động cơ…Đối với các công việc sửa chữa, ở công ty định mức lao động được xây dựng chủ yếu dựa trên hai phương pháp: Thống kê kinh nghiệm và chụp ảnh bấm giờ.
Cơ sở để xây dựng định mức lao động của công ty dựa vào các yếu tố sau:
Đặc tính kỹ thuật của máy móc.
Loại sản phẩm
Điều kiện làm việc
Yêu cầu kỹ thuật (bậc thợ)
Công đoạn, nguyên công.
Bảng 2.3. Tiêu chuẩn định mức làm việc một ca của một công nhân thợ tiện bậc 5 như sau
TT
Tên thời gian hao phí
Mức thời gian
Phút
% t.g thực hiện
A
Tổng thời gian làm việc trong ca
480
100
B
Thời gian ngừng hoạt động
100
20,8
1
Thời gian chuẩn kết
45
9,3
kiểm tra sản phẩm
10
4,2
Thời gian lấy dầu mỡ
10
201
Thời gian sắp xếp lại dụng cụ
10
2,1
Thời gian vệ sinh máy
5
1,1
2
Thời gian ngừng cho phép
55
11,4
Thời gian nghỉ kiểm tra lại máy
10
2,1
Thời gian chờ đầu gá
15
3,1
C
Thời gian tác nghiệp
420
79,2
(Nguồn: Định mức lao động của công nhân phân xưởng cơ khí chế tạo - PX cơ khí)
Như vậy công ty xác định thời gian ngừng hoạt động là 6 phút, thời gian tác nghiệp là 420 phút. Định mức thời gian ngừng hoạt động vừa đủ cho một công nhân thợ tiện nhận ca, nhận máy và chuẩn bị trước khi vào sản xuất. Định mức này qua các năm gần như cố định và chỉ thay đổi khi có sự thay đổi về dây chuyền công nghệ.
Đối với sản phẩm quốc phòng định mức giờ công lao động là như sau:
Bảng 2.4: Định mức lao động sửa chữa xe DM2 phân xưởng sửa chữa tăng thiết giáp
STT
Nội dung sửa chữa
ĐVT
Giờ
Bậc công việc
I
Tổng tháo
xe
166
1
Nhận xe, rửa xe
30
4/7
2
Tổng tháo cụm khỏi xe
120
4/7
3
Rửa sạch các cụm
8
4/7
4
Phân loại bàn giao các cụm cho tổ chuẩn bị
8
4/7
II
Sửa chữa thân xe
xe
235
1
Giám định
8
5/7
2
Sửa chữa nguội và gia công cơ khí hàn
145
6/7
3
Sửa chữa bánh xe, nhíp xe
30
6/7
4
Lắp cụm chi tiết lên xe sau sửa chữa
30
5/7
5
Sơn, sấy khô
20
5/7
6
Bàn giao
-
2
5/7
Nguồn: Báo cáo định mức lao động đầu năm, Phòng kế hoạch.
Như vậy với xe DM2 là một loại xe quân sự tương đối hiện đại, kỹ thuật phức tạp và rất nặng nên cần thợ bậc cao từ bậc 4 trở lên, nhiều thời gian để tổng tháo là 166 giờ. Định mức thời gian vừa đủ cho một tổ công nhân tổ chuẩn bị nhận xe, tổng tháo và phân loại trước khi đưa vào sửa chữa.
Còn đối với sản phẩm kinh tế, định mức lao động có khác với sản phẩm quốc phòng. Điều này được thể hiện ở số liệu bảng 2.5:
Bảng 2.5: Định mức lao động của một số công việc mạ kẽm, nhuộm đen các sản phẩm và công việc của phân xưởng K10
TT
Nội dung công việc
ĐVT
Số lượng
ĐMLĐ (giờ)
Bậc công việc
Lương giờ
Tiền lương (đồng)
1
Mạ kẽm13m/h số phiếu 08
M2
7,54
65
5/7
4 873
2388257,3
2
Mạ kẽm 8m/h số phiếu:06
M2
1,47
10,29
5/7
4873
73710,5
3
Mạ kẽm 18m/h số phiếu: 06
M2
30
258
5/7
4873
37717020
4
Mạ kẽm 17m/h số phiếu: 07
M2
18
154,48
5/7
4873
13550 058
5
Nhuộm đen trục xoắn: số phiếu: 10
kg
1200
144
5/7
4873
842054400
6
Nhuộm đen mắt xích BMII-1số phiếu:11
kg
756
90,72
5/7
4873
334211391
7
Tiện mài hạ cốt bạc từ cốt 2 xuống cốt1
Cặp
1
6
5/7
4873
29238
Nguồn: Báo cáo về tình hình sử dụng mức lao động của phân xưởng K10.
Qua biểu 2.5 cho thấy công việc mạ kẽm và nhuộm đen đòi hỏi độ chính xác cao nên bậc thợ của công nhân tương đối cao 5/7, đặc biệt ở công việc nhuộm đen trục xoắn có số lượng là 1200 kg với mức lao động là 144 giờ. Do công ty có dây chuyền công nghệ kỹ thuật hiện đại mà không phải doanh nghiệp nào trong ngành cơ khí nào cũng có được, nên đối với các mặt hàng kinh tế đây là lợi thế lớn về cạnh tranh đối với công ty.
2.2.2. Công tác xây dựng quỹ tiền lương
Quỹ tiền lương là nguồn tiền mà công ty dùng để chi trả lương, thưởng và các khoản có tính chất lương khác cho người lao động trong Công ty.
2.2.2.1. Xác định nguồn hình thành quỹ lương
Căn cứ vào kết quả thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, công ty xác định nguồn quỹ lương tương ứng để trả lương cho người lao động. Tổng quỹ tiền lương của công ty bao gồm nhiều nguồn:
+ Phần quỹ tiền lương do nhà nước giao đối với các mặt hàng quốc phòng (mà chủ yếu là sửa chữa xe quân sự, các máy nổ lẻ quân sự và hàng thương phẩm quốc phòng).
+ Phần tiền lương thu được từ hoạt động sản xuất, sửa chữa các mặt hàng kinh tế mà công ty thực hiện trong năm ngoài đơn giá tiền lương được giao.
+ Nguồn bổ sung theo chế độ quy định của Nhà nước.
+ Nguồn dự phòng từ năm trước chuyển sang.
2.2.2.2. Xác định tổng quỹ lương kế hoạch
* Tổng quỹ lương kế hoạch
Hàng năm công ty Chiến Thắng thường xác định quỹ tiền lương năm kế hoạch để xây dựng đơn giá tiền lương và quỹ tiền lương thực hiện theo kết quả sản xuất kinh doanh.
Xác định quỹ tiền lương năm kế hoạch để xây dựng đơn giá tiền lương:
ở công ty quỹ tiền lương năm kế hoạch dùng để xây dựng đơn giá tiền lương được xác định như sau:
∑ Vkh = (Lđb x Ttt xHcb + Lcb x Ttt x Hcb x Hpc) x 12 tháng
Trong đó:
∑ Vkh: Quỹ tiền lương năm kế hoạch để xây dựng đơn giá tiền lương.
Lđb : Lao động định biên (số người cần thiết để hoàn thành)
Ttt : Mức lương tối thiểu của công ty (hiện tại công ty xác định mức lương tối thiểu là 350 000 đ theo sự chỉ đạo của cấp trên, đây là mức thấp hơn mức quy định của nhà nước hiện hành nhưng theo chỉ đạo của cấp trên công ty sẽ thanh toán tiền truy lĩnh và bù giá cho người lao động sau)
Lcb: Lương cấp bậc bình quân
Hcb: Hệ số lương cấp bậc bình quân.
Hcp: Hệ số bình quân các khoản phụ cấp lương
Theo cách tính trên quỹ lương kế hoạch của công ty năm 2000, 2003, 2005, 2006 là:
Bảng 2.6: Quỹ lương kế hoạch một số năm gần đây của công ty
Năm kế hoạch
2000
2003
2005
2006
Ghi chú
Lao động định biên
698
714
544
730
Mức lương tối thiểu
210
290
350
350
1000đ
Lương cấp bậc bình quân
712
928
1243
1643
1000đ
Hệ số lương cấp bậc bình quân
2,94
3,28
3,4
3,47
Hệ số bình quân các khoản phụ cấp lương
0.54
0.545
0.55
0.57
Tổng quỹ lương
7963860
12591552
12041616
16703261
1000đ
Nguồn: Báo cáo kế hoạch năm 2000,2003, 2005,2006 - phòng kế hoạch.
Qua bảng 2.6 cho thấy mấy năm gần đây cùng với xu hướng biến động của nền kinh tế thị trường, giá cả không ngừng tăng, để đảm bảo cho đời sống của CBCNV mức lương bình quân của người lao động cũng tăng lên. Điều đó làm cho tổng quỹ lương của công ty tăng lên theo một tỷ lệ thuận với mức lương.
Số lao động trong công ty có sự biến đổi qua các năm, đặc biệt là năm 2005 thấp hơn so với các năm 2003, 2006 là do theo chỉ đạo của tổng cục và căn cứ vào tình hình thực tế của công ty, công ty có chủ trương cho một số đối tượng lao động do không đủ sức khoẻ công tác, và một số đối tượng đã đến tuổi về hưu về mất sức, về nghỉ chờ chế độ và về hưu. Năm 2006 do nhu cầu công việc công ty cần trẻ hoá đội ngũ lao động nên tổng cục cho phép công ty tuyển thêm lao động trẻ có năng lực, có tay nghề…
* Tổng quỹ lương thực hiện theo kết quả sản xuất kinh doanh
Quỹ lương thực hiện được tính theo kế hoạch sản xuất kinh doanh, được xác định căn cứ vào: Tổng sản phẩm hàng hoá, tổng doanh thu, tổng chi phí và đơn giá tiền lương (đối với các mặt hàng quốc phòng), và kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong năm (với mặt hàng kinh tế), công thức tính tổng quỹ lương này như sau:
Vth = Vđg + Vbs + Vtg
Trong đó:
Vth: là quỹ tiền lương thực hiện
Vđg: là lương tính theo đơn giá sản phẩm với doanh thu.
Vbs: là quỹ tiền lương bổ sung trả cho thời gian thực tế không tham gia sản xuất kinh doanh được hưởng theo chế độ.
(Theo chế độ quy định khi xây dựng định mức lao động không tính đến như quỹ lương nghỉ phép trong năm, nghỉ lễ, tết, nghỉ theo chế độ lao động nữ, hội họp… theo quy định của bộ luật lao động).
Vtg: là quỹ tiền lương trả cho giờ thực tế làm thêm.
Ta có thể đi nghiên cứu cụ thể hơn về đơn giá tiền lương một số sản phẩm chủ yếu của công ty.
Bảng 2.7: Tổng quỹ tiền lương thực hiện mấy năm gần đây
STT
Nội dung
ĐVT
2000
2003
2006
Ghi chú
1
Tiền lương tính theo đơn giá sản phẩm và doanh thu
1000đ
8124554
16035514
17 233891
2
Quỹ tiền lương bổ sung
1000đ
502023
702538
295 596
3
Quỹ tiền lương trả cho giờ thực tế làm thêm
1000đ
40
80
97
Quỹ tiền lương thực hiện
1000đ
8626617
16738132
17529584
Nguồn: Trích báo cáo về tình hình thực hiện đơn giá tiền lương năm 2006- phòng TCLĐ.
Đơn giá tiền lương tính trên đơn vị sản phẩm công ty thường áp dụng đối với các sản phẩm quốc phòng.
2.2.2.3. Xây dựng đơn giá tiền lương
Căn cứ vào doanh thu công ty xác định đơn giá tiền lương theo công thức sau:
∑ Vkh
Lđg = ---------------
∑ Dkh
Trong đó:
Lđg: Đơn giá tiền lương
∑ Vkh: quỹ tiền lương năm kế hoạch
∑ Dkh: Doanh thu kế hoạch
Đơn giá tiền lương tính trên đơn vị sản phẩm.
Công ty Chiến Thắng là doanh nghiệp chuyên sửa chữa xe tăng thiết giáp, việc áp dụng loại hình đơn giá tiền lương này là phù hợp vì nó gắn chi phí tiền lương với hiệu suất sử dụng lao động, phản ánh khá chính xác chi phí về yếu tố sức lao động trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Nhưng mặt khác công ty gặp phải khó khăn khi có một số sản phẩm phải quy đổi, thường thì việc quy đổi này chưa chính xác.
Cụ thể: Tổng doanh thu kế hoạch hàng kinh tế năm 2006 là 10 552 000 000đ. Quỹ lương kế hoạch để sản xuất hàng kinh tế là: 2 110 400 000đ.
Đơn giá tiền lương hàng kinh tế là:
2110 400 000
Lđg = ------------------- = 0,2
10 552 000 000
Sau đây là bảng đơn giá tiền lương của một số sản phẩm kinh tế năm 2006 của công ty như sau:
Bảng 2.8: Đơn giá tiền lương sản phẩm kinh tế năm 2006
TT
Tên sản phẩm
Doanh thu từ sản phẩm (đồng)
tỷ lệ tiền lương %
Tiền lương công nhân sản xuất theo SP (đồng)
1
Đại tu động cơ B2450
110 000 000
0,2
22 000 000
2
Sản xuất hộp quạt gió
25 000 000
0,2
5 000 000
3
Sản xuất két mát
40 000 000
0,2
8 000 000
4
Sản xuất Ro tuyn OC-600
18 000 000
0,2
3 600 000
Nguồn: Báo cáo về tình hình sản xuất kinh doanh năm 2006 - phòng kế hoạch.
Đơn giá tiền lương tính trên doanh thu do Công ty tận dụng nguồn năng lực để tham gia sản xuất một số mặt hàng kinh tế. Do chủng loại sản phẩm kinh tế tương đối đa dạng, thường làm theo hợp đồng và không phải thường xuyên nên việc sử dụng đơn giá tiền lương tính trên doanh thu là thích hợp. Đồng thời đơn giá loại này phản ánh kết quả cuối cùng của sản xuất kinh doanh hàng kinh tế (vì đòi hỏi phải đánh giá được hiệu quả cuối cùng của hoạt động này). Qua đó có thể so sánh các doanh nghiệp khác khi muốn đánh giá hiệu quả sử dụng lao động trong hoạt động sản xuất kinh doanh các sản phẩm kinh tế.
2.2.3. Công tác phân phối quỹ lương
Để đảm bảo quỹ tiền lương không vượt chi so với quỹ tiền lương được hưởng, dồn quỹ tiền lương vào các tháng cuối năm hoặc để dự phòng quá lớn cho năm sau, công ty phân chia tổng quỹ tiền lương như sau:
Quỹ tiền lương trả trực tiếp cho người lao động theo hình thức lương thời gian, lương sản phẩm, lương khoán chiếm 76% tổng quỹ lương.
Quỹ khen thưởng từ quỹ lương đối với người lao động có năng suất chất lượng cao, có thành tích trong công tác (không quá 12%) tổng quỹ lương.
Quỹ lương dự phòng cho năm sau (khoảng 12% tổng quỹ lương). Hiện nay công ty Chiến Thắng đang áp dụng thống nhất hai hình thức trả lương là: Lương sản phẩm và lương thời gian.
Khi ban hành quy chế tiền lương, tiền thưởng công ty luôn dựa trên những căn cứ pháp lý được Nhà nước quy định. Cụ thể khi lập quỹ lương, quy định chế độ tiền lương, tiền thưởng trả cho cán bộ công nhân viên, công ty căn cứ vào nghị định 26/CP, 28/CP và nghị định 204/2004/NĐ - CP ngày 14/12/2004 của chính phủ về “ Đổi mới cơ chế quản lý tiền lương”.
Căn cứ vào điều lệ tổ chức hoạt động và tình hình sản xuất kinh doanh của công ty, căn cứ vào đề nghị của phòng tổ chức lao động và trao đổi thống nhất với toàn công ty về tình hình hoạt động xây dựng quy chế trả lương của toàn công ty. Giám đốc đã ban hành quy chế tiền lương, tiền thưởng trả cho cán bộ công nhân viên trong toàn công ty với các hình thức trả lương như sau:
2.2.3.1. Hình thức trả lương theo thời gian
Hiện tại ở công ty Chiến Thắng lương thời gian được áp dụng trả cho các đối tượng sau: Cán bộ lãnh đạo công ty, chuyên môn, nghiệp vụ thừa hành và các nhân viên thuộc các phòng ban, kho vật tư, cán bộ quản lý phân xưởng và công nhân bổ trợ trong công ty (gọi là khối gián tiếp).
Đối với công nhân hưởng lương theo sản phẩm, trong những ngày hội họp, nghỉ lễ tết, nghỉ phép nghỉ việc riêng có lương… công ty cũng trả lương theo hình thức thời gian. Lương thời gian được tính như sau:
Ltt x Hcbi x Pqpi + Pci
Li = ------------------------ x Ti
26
Trong đó:
Li: Lương thời gian của người lao động i
Hcbi: Hệ số lương cấp bậc của người lao động i
Pqpi: Phụ cấp quốc phòng của người lao động i
Ltt: Mức lương tối thiểu do công ty xác định (350 000 đ)
Pci: Phụ cấp trách nhiệm của người thứ i (nếu có)
Ti: Số ngày làm việc trong tháng của người lao động.
Hiện nay công ty đang áp dụng các mức phụ cấp trách nhiệm cụ thể ở bảng sau:
Bảng 2.9: Mức phụ cấp chức vụ, trách nhiệm
TT
Chức vụ
Quân hàm
Mức phụ cấp chức vụ, trách nhiệm
ĐVT 1000đ
Hệ số
TLtt
Mức tiền
1
Giám đốc
Đại tá
0,8
350
288
2
Phó giám đốc
Thượng tá
0,7
350
245
3
Kế toán trưởng
Thượng tá nâng lương
0,7
350
245
4
Trưởng phòng
Thượng tá
0,6
350
210
5
Quản đốc PX
Trung tá
0,6
350
210
6
Phó quản đốc
Trung tá
0,5
350
175
7
Phó phòng
Trung tá
0,5
350
175
8
Trưởng ban
Trung tá
0,4
350
140
9
Tổ trưởng tổ sản xuất
Trung tá
0,4
350
140
Nguồn: Quy định về mức phụ cấp chức vụ trách nhiệm của công ty năm 2006 - phòng TCLĐ
Công ty trả lương cho người lao động căn cứ vào hệ số lương cấp bậc, số ngày công thực tế và mức phụ cấp trách nhiệm (nếu có) của người lao động hưởng lương thời gian.
Vì công ty Chiến Thắng là một loại hình doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp quốc phòng công ích loại I nên hình thức trả lương của doanh nghiệp có điểm khác với các doanh nghiệp khác ở điểm sau:
Thứ nhất: Trong việc tính lương thì tất cả cán bộ công nhân viên trong công ty đều được hưởng thêm một khoản bằng 50% lương cơ bản gọi là phụ cấp an ninh quốc phòng (PCANQP).
Thứ hai: Hệ số lương đối với bộ phận hưởng lương trong công ty được chia làm 2 loại:
Loại 1: Đối với các sỹ quan, (tức là những người từ các đơn vị bộ đội chuyển về công ty hoặc là những người học từ các trường được đào tạo thuộc Bộ Quốc Phòng: Học viện quân sự, học viện quân y, Quân khu thủ đô)…thì được hưởng hệ số lương theo bảng sau:
Bảng 2.10: Bảng xếp lương cho sỹ