Luận văn Đổi mới hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Thanh Hoá

MỤC LỤC

 

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ NƯỚC 5

1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước 5

1.2. Nguyên tắc, quy trình và nhân tố ảnh hưởng đến tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước tại Ngân hàng Phát triển 18

1.3. Kinh nghiệm thực hiện tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước 38

Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ NƯỚC TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN THANH HOÁ 47

2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Thanh Hoá 47

2.2. Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ chủ yếu của Chi nhánh Ngân hàng phát triển Thanh Hoá 50

2.3. Thực trạng tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Thanh Hoá 56

2.4. Đánh giá về thực trạng hoạt động tín dụng đầu tư phát triển tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Thanh Hóa thời gian qua 68

Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ NƯỚC TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN THANH HOÁ 99

3.1. Mục tiêu, định hướng đổi mới hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Thanh Hóa 99

3.2. Một số giải pháp đổi mới hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Thanh Hóa 111

3.3. Một số kiến nghị 126

KẾT LUẬN 140

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 142

 

doc145 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1729 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đổi mới hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Thanh Hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhánh NHPT Thanh Hoá Đơn vị tính: triệu đồng Năm Tổng số dự án được cấp HTSĐT Kế hoạch cấp được bố trí trong năm Số tiền HTSĐT thực cấp trong năm Tỷ lệ % thực hiện 2001 01 25,00 13,33 53,3% 2002 03 70,50 65,76 93,3% 2003 04 135,00 104,34 77,3% 2004 04 105,00 100,96 96,2% 2005 07 410,00 408,35 99,6% 2006 10 535,00 534,20 99,9% 2007 07 621,50 620,83 99,9% Nguồn: Báo cáo công tác Hỗ trợ sau đầu tư hàng năm - Chi nhánh NHPT Thanh Hoá. Hỗ trợ sau đầu tư tại Chi nhánh hạn chế cả về quy mô hỗ trợ và số lượng dự án. Bảng 2.6 cho thấy, tuy các năm sau kết quả thực hiện có tiến bộ hơn, song số dự án tăng thêm cũng không đáng kể. Đến hết năm 2007 Chi nhánh đã cấp hỗ trợ xong 4 dự án và thanh lý hợp đồng. Hiện Chi nhánh đang tiếp tục cấp hỗ trợ sau đầu tư cho 7 dự án. Tổng số cấp hỗ trợ sau đầu tư từ năm 2001 đến nay là 1.844,7 triệu đồng [11]. Các dự án đ−ợc hỗ trợ sau đầu tư do Chi nhánh đang quản lý đều có thời hạn tương đối dài, thấp nhất là 3 năm và dài nhất là 8 năm. Các dự án đề nghị đ−ợc hỗ trợ sau đầu tư chủ yếu thuộc các ngành sản xuất, chế biến nông lâm thuỷ sản, đầu t− thiết bị giáo dục, phương tiện vận tải. Trong những năm đầu, số dự án đề nghị được cấp hỗ trợ sau đầu tư gửi đến Chi nhánh khá nhiều nhưng hầu như không được duyệt vì phần lớn vướng mắc ở khâu chưa có giấy chứng nhận ưu đãi sau đầu tư theo quy định (thời gian từ năm 2000 đến 2003 quy định phải có giấy chứng nhận này) hay chưa đến thời điểm trả nợ hoặc các quy định về cấp hỗ trợ lãi suất sau đầu tư liên tục thay đổi, các chủ đầu tư chưa hoàn thiện đủ hồ sơ theo yêu cầu… Đến nay, tình hình thẩm định các dự án hỗ trợ lãi suất sau đầu tư vẫn còn nhiều vướng mắc, tập trung chủ yếu là ở khối các doanh nghiệp địa phương, do trình độ chủ đầu tư còn hạn chế về kinh nghiệm và do chưa chú trọng hồ sơ ngay từ khi lập dự án đầu tư, vay vốn ngân hàng,… nên có nhiều dự án đã trả nợ được 2 năm mới biết dự án thuộc đối tượng được cấp hỗ trợ sau đầu tư và vì thể họ không được hưởng hỗ trợ sau đầu tư cho các năm đã qua. Có dự án đúng đối tượng, vay vốn đúng quy định nhưng vướng mắc do trong quá trình thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản không đúng trình tự, do chuyển đổi cơ chế quản lý công ty... cũng không được cấp hỗ trợ sau đầu tư. 2.4. Đánh giá về thực trạng hoạt động tín dụng đầu tư phát triển tại Chi nhánh Ngân Hàng Phát triển Thanh Hoá thời gian qua 2.4.1. Những kết quả đạt được 2.4.1.1. Hiệu quả kinh tế Có thể nói, với mục tiêu hỗ trợ các dự án ĐTPT của các thành phần kinh tế thuộc một số ngành, lĩnh vực quan trọng, chương trình kinh tế lớn có tác động trực tiếp đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững thì hoạt động tín dụng ĐTPT của Nhà nước tại Chi nhánh NHPT Thanh Hoá đạt được mục tiêu đề ra. Thực hiện chủ trương huy động nội lực cho phát triển kinh tế của Chính phủ và tỉnh Thanh Hoá, trong hơn 8 năm qua, với vai trò là công cụ của Chính phủ trong việc thực thi chính sách hỗ trợ của Nhà nước trong lĩnh vực ĐTPT, Chi nhánh đã tập trung và bảo đảm vốn để hỗ trợ cho các chương trình kinh tế lớn, các dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh, đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH. Bảng 2.7: Năng lực sản xuất tăng thêm trong một số lĩnh vực ở Thanh Hoá TT Ngành sản xuất Số dự án Tổng CS thiết kế Số lao động tăng thêm (tạo việc làm) Tăng thu NSNN hằng năm (triệu VNĐ/ năm) Kim ngạch xuất khẩu (nghìn USD /năm) Đơn vị tính Số lượng 1 Y tế 3 Triệu viên thuốc 48 400 650 1.500 Giường bệnh 210 2 Giáo dục 17 Phòng học/ số học sinh 328/ 18.768 802 232 3 Kiên cố hoá kênh mương 1 Số km kênh mương 4.284 4 Chế biến nông, thuỷ, hải sản 19 Tấn 58.115 1.079 5.405 4.588 Lít 4.000 5 Dệt may 3 Sản phẩm 1.350.000 1.113 322 1.550 6 Hạ tầng, giao thông 2 Km 67 6.000 150 Ha 63 7 Đóng tàu 1 Tấn 6.500 72 2.200 8 Vật liệu xây dựng 4 Triệu tấn 1,8 3.877 25.754 Triệu viên 16 Triệu m2 1 9 Mỹ nghệ 1 Sản phẩm 312.000 200 300 850 10 Cơ khí 1 Sản phẩm 700.000 194 1.000 11 Tàu xa bờ 107 Tấn 32.100 1.666 1.353 Tổng số 153 15.403 37.366 8.488 Nguồn: Báo cáo các dự án hoàn thành đầu tư đưa vào sử dụng - Chi nhánh NHPT Thanh Hoá. a/ Góp phần đáp ứng nhu cầu vốn ĐTPT kinh tế trên địa bàn Trong điều kiện của nền kinh tế đang phát triển, vốn luôn có một vị trí đặc biệt quan trọng. Với Việt Nam, vốn đã trở thành một yếu tố mang tính then chốt nhất đáp ứng yêu cầu tăng tr−ởng trong những năm qua. Đối với Thanh Hoá, công tác huy động vốn cho ĐTPT đã được Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích ưu đãi đầu tư, huy động tối đa các nguồn lực cho ĐTPT. Các ngân hàng và tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh đã bám sát các chủ trương, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đa dạng hoá các hình thức khai thác nguồn vốn, cơ bản đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng phục vụ sự phát triển kinh tế của tỉnh. Tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn tăng bình quân hàng năm 18%, doanh số cho vay tăng bình quân 17,3%/năm. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội trong giai đoạn 2001 - 2005 đạt 22.120 tỷ đồng (bình quân 4.420 tỷ đồng/năm), tăng 51% so với thời kỳ 1996 - 2000 và tăng bình quân hàng năm 10,5%. Trong đó: vốn ngân sách nhà nước chiếm khoảng 25%, vốn tín dụng đầu tư chiếm khoảng 15%, vốn của doanh nghiệp nhà nước chiếm khoảng 5%, vốn đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 8%, vốn khu vực dân cư và thành phần kinh tế khác chiếm khoảng 47%. Đến 30/6/2008, tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn tỉnh khoảng 13.335 tỷ đồng, trong đó dư nợ trung - dài hạn là 7.576 tỷ đồng, chiếm 56,8% dư nợ. Như vậy, dư nợ tín dụng trung-dài hạn của Chi nhánh đến 30/6/2008 chiếm 11,4% (867,63/7.576 tỷ đồng) tổng dư nợ trung-dài hạn trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá [2]. Bảng 2.8: Tổng số dư nợ vay trung và dài hạn của các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá qua các năm ĐVT: Triệu đồng Năm Dư nợ vay trung và dài hạn của các ngân hàng Tổng Cộng NH Công thương NH NN& PTNT NH Đầu tư và phát triển NH Chính sách xã hội Quỹ TDND Chi nhánh NHPT T.Hoá 2000 65.645 671.907 62.817 410.898 1.211.267 2001 264.520 1.231.946 335.679 383.634 2.215.779 2002 351.736 1.537.734 373.537 10.105 500.775 2.773.887 2003 360.910 1.960.318 362.630 171.911 20.049 736.148 3.611.966 2004 360.312 1.716.398 284.617 709.437 24.076 864.796 3.959.636 2005 342.722 1.827.898 244.034 828.094 44.824 845.515 4.133.087 2006 418.720 2.050.027 256.454 1.145.882 57.091 797.500 4.725.674 2007 870.703 2.625.484 427.533 1.792.897 74.086 750.287 6.540.990 6/2008 1.424.189 2.583.061 564.429 2.056.339 80.501 867.635 7.576.154 Nguồn: Báo cáo tổng hợp - Ngân hàng Nhà nước tỉnh Thanh Hoá. b/ Đẩy mạnh xã hội hoá y tế, giáo dục trên địa bàn tỉnh Thực hiện chủ trương xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá... theo nghị quyết 90 CP ngày 21/08/1997 và nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19/08/1999 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao. Trong hơn 8 năm Chi nhánh NHPT Thanh Hoá đã ký hợp đồng cho vay 20 dự án trong đó 17 dự án thuộc lĩnh vực giáo dục và 03 dự án về lĩnh vực y tế với số vốn giải ngân là: 64.416 triệu đồng (trong đó cho giáo dục là 37.396 triệu đồng, y tế là 27.020 triệu đồng). Đến nay 17 dự án giáo dục đều đã hoàn thành đưa vào hoạt động, trong đó 15 dự án trường trung học phổ thông bán công được hoàn thành năm 2004, đang phát huy hiệu quả rất tốt nên trả nợ đúng hạn theo hợp đồng tín dụng đã ký, đặc biệt có 3 dự án đã trả nợ trước hạn đến 2 năm, hai dự án còn lại cũng đã cơ bản hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng. Đối với 03 dự án thuộc lĩnh vực y tế được đầu tư cũng rất hiệu quả, hiện tại đều đang hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi, trong đó có dự án đầu tư xây dựng bệnh viện dân lập Hợp lực là một trong những dự án đầu tiên về xã hội hoá y tế của tỉnh Thanh Hoá và cả nước, đang trở thành mô hình được quan tâm và nhân rộng, dự án này không những được người dân tỉnh Thanh mà các tỉnh lân cận cũng biết đến. Nhìn chung, các dự án về y tế, giáo dục đã thu hút và khai thác thêm được nguồn lực cho ĐTPT, đồng thời giải quyết được việc làm, giảm tải các cơ sở y tế giáo dục công lập của tỉnh Thanh Hoá. c/ Góp phần tăng doanh thu và kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp, tăng thu cho NSNN Nhờ có nguồn vốn đầu t− dài hạn với hiệu ứng khuyến khích thông qua lãi suất mà các doanh nghiệp có thể ĐTPT cơ sở vật chất và năng lực sản xuất với máy móc, trang thiết bị, công nghệ hiện đại, giảm chi phí sản xuất. Vì vậy, hoạt động tín dụng ĐTPT của Nhà n−ớc đã góp phần tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất ra đ−ợc hàng hoá có khả năng cạnh tranh trên thị tr−ờng thế giới, góp phần thúc đẩy tăng tr−ởng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Thanh Hoá. Để nền kinh tế của tỉnh phát triển nhanh, việc phải tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu đặt ra là một nhiệm vụ tất yếu. Từ quý IV/2001 thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ vốn cho chiến lược xuất khẩu theo quyết định số 133/2001/QĐ- TTg của Thủ tướng chính phủ, Chi nhánh đã đầu tư 240 tỷ đồng vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước cho 17 dự án sản xuất và chế biến hàng xuất khẩu, trong đó có dự án nhà máy sản xuất cồn xuất khẩu của Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn có số vốn cho vay là 120 tỷ đồng; có 9 dự án sản xuất chế biến nông lâm thuỷ hải sản với số vốn cho vay là 97 tỷ đồng, trong đó đầu tư cho 2 nhà máy chế biến tinh bột sắn xuất khẩu có tổng công suất 24.000 tấn sản phẩm/năm, và 1 nhà máy chế biến tinh bột ngô xuất khẩu 10.000 tấn sản phẩm/năm. Đến nay các dự án trên đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng và cơ bản phát huy hiệu quả kinh tế. Bằng phương thức cho vay đầu tư trung, dài hạn cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu, Chi nhánh NHPT Thanh Hoá đã góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu hàng năm của tỉnh lên gần chục triệu USD. Thực hiện quyết định số 55/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển ngành dệt may Việt Nam đến năm 2010 cùng với một số cơ chế chính sách hỗ trợ thực hiện, Chi nhánh đã đầu tư cho 3 doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc xuất khẩu với số vốn cho vay trên 14 tỷ đồng. Đến nay các dự án đang hoạt động bình thường, góp phần giải quyết việc làm cho 1.113 lao động, kim ngạch xuất khẩu tăng hàng năm 1,15 triệu USD, tăng thu cho ngân sách 322 triệu đồng, tạo thêm cho thị trường 1,35 triệu sản phẩm may, góp phần tăng trưởng kinh tế trên địa bàn. d/ Phát triển cơ sở hạ tầng và tăng cường năng lực vận tải - Các dự án phát triển cơ sở hạ tầng của tỉnh: Chi nhánh NHPT Thanh Hoá đã ký hợp đồng tín dụng cho 2 dự án với số vốn vay là 120 tỷ đồng, trong đó đầu tư cho nâng cấp quốc lộ 217: 100 tỷ đồng, đầu tư 20 tỷ để xây dựng cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp Lễ Môn với diện tích là 63ha. Các dự án này đã được Chi nhánh giải ngân kịp thời, đảm bảo đưa công trình vào hoạt động đúng tiến độ, góp phần nâng cao năng lực giao thông vận tải và giao lưu kinh tế với nước bạn Lào, tạo môi trường thuận lợi cho các dự án đầu tư vào khu công nghiệp đầu tiên của tỉnh. - Chương trình phát triển đội tàu biển: Thực hiện chương trình phát triển đội tầu của ngành Hàng hải, Chi nhánh đã ký 06 hợp đồng tín dụng với giá trị 458,4 tỷ đồng để thực hiện đóng mới 07 tầu vận tải biển có trọng tải từ 2.000 tấn đến 7.000 tấn. Nhờ nguồn vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước và vốn tự có của chủ đầu tư, sắp tới sẽ có thêm 06 tầu với tổng trọng tải 25.500 tấn được ra khơi vận chuyển hàng hoá qua các Châu lục, từ đó sẽ giải quyết việc làm cho 145 lao động trực tiếp, tăng thu cho ngân sách 12,2 tỷ đồng. Năm 2006 một tàu vận tải biển có trọng tải 6.500 tấn được đầu tư từ nguồn vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước đã đi vào hoạt động, hiện tại tàu đang vận chuyển hàng hoá trên các tuyến hàng hải trong khu vực và Châu á Thái Bình Dương. e/ Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn Thanh Hoá theo hướng CNH-HĐH Đã có gần 537 tỷ đồng được Chi nhánh đầu tư cho hơn 90 dự án, bao gồm 1 dự án vùng nguyên liệu mía Lam Sơn, với số vốn cho vay là 20 tỷ đồng; 29 dự án chế biến nông, lâm, thuỷ hải sản với số vốn cho vay là hơn 400 tỷ đồng; 60 dự án đánh bắt hải sản xa bờ và nuôi tôm công nghiệp, với số vốn cho vay là 120 tỷ đồng. Trong 90 dự án nói trên, đặc biệt có dự án phát triển vùng nguyên liệu mía cho nhà máy đường Lam Sơn đã phát huy hiệu quả kinh tế tốt. Các dự án đầu tư cho chế biến hàng nông, lâm, thuỷ hải sản (như chế biến tre, nứa, ngô, sắn, dưa chuột muối, dứa, thịt lợn đông lạnh, hải sản đông lạnh) đã góp phần quan trọng trong mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế và mở mang phát triển kinh tế ở các vùng trung du, miền núi và vùng ven biển của tỉnh Thanh Hoá. Trong khi chương trình đầu tư để đạt mục tiêu 1 triệu tấn đường một năm của cả nước gặp rất nhiều khó khăn và có cả thất bại, thì chương trình này tại địa bàn Thanh Hoá lại đạt được kết quả khả quan. Chi nhánh đã đầu tư 144 tỷ đồng cho dự án nhà máy đường Lam Sơn. Bằng nguồn vốn đầu tư này, Nhà máy đường Lam Sơn đã phấn đấu vươn lên trở thành một hình mẫu cho sự đầu tư đúng hướng và quản lý vận hành thành công trong điều kiện cạnh tranh gắt gao của cơ chế thị trường trong và ngoài nước. Nhà máy cũng đóng góp cho NSNN mỗi năm hàng chục tỷ đồng, tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho hàng chục ngàn lao động của huyện Thọ Xuân và các huyện lân cận. f/ Tín dụng của Chi nhánh NHPT Thanh Hoá góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng Chi nhánh đã đầu tư hơn 100 tỷ đồng cho chương trình đánh bắt hải sản xa bờ. Tuy hiệu quả kinh tế của chương trình này còn bị hạn chế, số nợ tồn đọng rất lớn, nhưng nhìn chung chương trình cũng mang lại những hiệu quả kinh tế - xã hội nhất định. Tại địa bàn thị xã Sầm Sơn, nhờ có lực lượng tàu khai thác hải sản xa bờ phát triển mà trong thời gian 8 năm (2000-2007), sản lượng bình quân hàng năm tăng 9,3%; Giá trị sản lượng bình quân hàng năm tăng 9,9%. UBND thị xã Sầm Sơn và huyện Hoằng Hoá đều khẳng định nhờ có chương trình cho vay ưu đãi của Nhà nước để đầu tư cho các dự án đánh bắt hải sản xa bờ đã tạo động lực cho các hộ ngư dân có điều kiện về tài chính, có tay nghề tham gia đầu tư vào phương tiện lớn, trang thiết bị khai thác vùng biển khơi; loại bỏ dần những phương tiện nhỏ, lạc hậu dùng để khai thác đánh bắt làm kiệt quệ hải sản ven bờ; góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả khai thác và bảo vệ tài nguyên, tái tạo nguồn lợi hải sản gần bờ. Việc đầu tư cho các dự án đánh bắt hải sản xa bờ đã tạo ra việc làm cho hàng trăm lao động; trình độ kỹ thuật đánh bắt hải sản và sử dụng thiết bị khai thác tiên tiến được nâng lên, ngư dân tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh; góp phần mở đường cho kinh tế thuỷ sản nhiều thành phần phát triển. Đặc biệt với chương trình đánh bắt hải sản xa bờ, nếu xét về mặt an ninh quốc phòng trên vùng biển rộng lớn còn bị nhiều nước tranh chấp, thật sự có ý nghĩa. Khi các ngân hàng và các tổ chức tín dụng hoạt động theo cơ chế thị trường, cho vay theo lãi suất thương mại thì nếu không có sự trợ giúp của Nhà nước thông qua vốn tín dụng ĐTPT, những dự án thuộc ngành nghề này sẽ khó thực hiện vì không đủ điều kiện tiếp cận được với tín dụng ngân hàng thương mại. g/ Hiệu quả đối với các doanh nghiệp vay vốn của Chi nhánh NHPT Thanh Hoá Nguồn tín dụng từ Quỹ HTPT/NHPT Việt Nam với chi phí vốn rẻ (lãi suất thấp) và các điều kiện tín dụng ưu đãi đã thực sự tạo điều kiện hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp trong sản xuất và xuất khẩu đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất, hạ thấp giá thành sản phẩm, mở rộng và chiếm lĩnh thị trường. Các tác động trực tiếp, gián tiếp của tín dụng do Chi nhánh cung cấp đến hoạt động của các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng khác thể hiện trên các mặt: - Chi nhánh cho vay trực tiếp để đầu tư các dự án đã tạo điều kiện để các ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính-tín dụng khác cùng cho vay và cho vay vốn lưu động, hình thành cơ cấu nguồn vốn đa dạng để đầu tư. - Nhờ có lượng tín dụng lớn và dài hạn từ Chi nhánh đầu tư cho các doanh nghiệp, các ngân hàng có thêm khách hàng, thêm điều kiện để mở rộng và tăng qui mô cung ứng các dịch vụ tài chính, nhất là thanh toán và thanh toán quốc tế, đẩy nhanh tốc độ lưu chuyển tiền tệ trong nền kinh tế. Những hoạt động bước đầu có hiệu quả của Chi nhánh NHPT Thanh Hoá đã cùng với hệ thống NHPT Việt Nam trong thời gian qua góp phần vào sự tăng trưởng tổng dư nợ của toàn nền kinh tế, cụ thể tăng 16%, tăng tổng nguồn vốn huy động 12,4%. - Ngoài ra, thông qua việc huy động các nguồn vốn trung, dài hạn và ngắn hạn trong các tổ chức kinh tế để thực hiện nhiệm vụ tín dụng ĐTPT của Nhà nước, Chi nhánh NHPT Thanh Hoá đã góp phần thực hiện chủ trương huy động nội lực cho phát triển kinh tế đất nước của Đảng và Nhà nước. Nguồn tài chính này đã có tác dụng tích cực góp phần nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá và doanh nghiệp. 2.4.1.2. Hiệu quả x∙ hội Các dự án vay vốn của NHPT Việt Nam đều phải đ−ợc thẩm định không chỉ về ph−ơng diện kinh tế-kỹ thuật, hiệu quả tài chính mà còn phải đảm bảo có hiệu quả về kinh tế xã hội. Đối với những dự án phát triển, đặc biệt là những dự án về xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, cấp thoát n−ớc, xử lý rác thải, các cụm/khu công nghiệp, trồng rừng... có ý nghĩa rất lớn về KT-XH. Các dự án này không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp mà còn có tác động lan toả, tạo động lực cho phát triển các ngành phụ trợ có liên quan và các vùng lân cận, tạo công ăn việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng, nâng cao mức sống cho ng−ời dân... Các dự án về cấp thoát n−ớc, xử lý rác thải, trồng rừng... còn mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ môi tr−ờng sinh thái, bảo vệ sức khoẻ cho ng−ời dân, nâng cao mức sống... góp phần quan trọng đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững. a/ Tạo việc làm cho ng−ời lao động Vốn tín dụng ĐTPT của Nhà n−ớc trong các doanh nghiệp đã góp phần quan trọng mở rộng sản xuất, tạo công ăn việc làm cho ng−ời lao động. Kết quả khảo sát 25 doanh nghiệp cho thấy số lao động trung bình tại các doanh nghiệp không ngừng tăng lên với tốc độ trung bình là 7,5%/năm; số các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động ngày càng tăng lên, số các doanh nghiệp sử dụng ít lao động giảm đi, tức là diễn ra xu h−ớng các doanh nghiệp nói chung ngày càng mở rộng quy mô sản xuất, tạo ra nhiều công ăn việc làm. Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới, kinh nghiệm đặc biệt quan trọng đối với Việt Nam trong những năm gần đây khi giải quyết vấn đề việc làm là phải phát triển doanh nghiệp, mở ra những cơ hội mới để cải thiện đời sống của nhân dân. Trong bối cảnh ấy, tín dụng ĐTPT của Nhà n−ớc tại Chi nhánh đã cùng với những nguồn vốn khác đáp ứng nhu cầu ĐTPT, mở rộng sản xuất, qua đó tạo thêm nhiều việc làm đối với ng−ời lao động. Theo số liệu tổng hợp từ cơ sở dữ liệu các dự án khả thi được Chi nhánh NHPT Thanh Hoá thẩm định và duyệt vay, các dự án này tạo ra tổng số 15.403 việc làm, trong đó tập trung ở các dự án thuộc chương trình đánh bắt hải sản xa bờ (1.666 lao động), các dự án chế biến nông sản, hạ tầng khu công nghiệp và sản xuất vật liệu xây dựng… Với đặc điểm đáp ứng vốn cho các dự án phát triển, đặc biệt tập trung vào đầu t− các tài sản cố định, mở rộng và hiện đại hoá sản xuất các lĩnh vực quan trọng, trong đó chủ yếu là hiện đại hoá công nghiệp và công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn, hoạt động tín dụng ĐTPT của Nhà n−ớc tại Chi nhánh đã góp phần quan trọng tạo ra những việc làm mới với trình độ, năng lực sản xuất cao hơn, tác động tích cực tới sự phát triển KT-XH của đất n−ớc. b/ Xây dựng cơ sở hạ tầng KT-XH, ổn định đời sống của nhân dân Các dự án về xây dựng cơ sở hạ tầng KT-XH có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, tạo tiền đề căn bản ổn định đời sống của nhân dân, tạo điều kiện tích cực cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mọi thành phần kinh tế. Trong giai đoạn 2000-2007, hoạt động tín dụng ĐTPT của Nhà n−ớc tại Chi nhánh đã góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu này. Có thể thấy rất rõ tác động này trong việc tín dụng do Chi nhánh cấp để đầu t− xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện phát triển sản xuất nông nghiệp, xoá đói giảm nghèo, ổn định đời sống của nhân dân, đặc biệt ở vùng nông thôn. Thực hiện Quyết định của Chính phủ và được sự quan tâm của Bộ Tài chính, hàng năm, Chính phủ đã dành vốn tín dụng ĐTPT cho ngân sách tỉnh Thanh Hoá vay với lãi suất 0% để thực hiện chương trình kiên cố hoá kênh mương, giao thông nông thôn, ngân sách tỉnh trả nợ dần trong thời hạn 5-6 năm. Đến nay Chi nhánh đã cho vay 266,7 tỷ đồng thực hiện chương trình này, để cùng với nguồn vốn Ngân sách địa phương và sự đóng góp của nhân dân xây dựng được hàng nghìn km kênh mương nội đồng được bê tông hoá sử dụng lâu dài, góp phần quan trọng nâng cao năng suất cây trồng, tăng hiệu quả sản xuất nông nghiệp, làm thay đổi bộ mặt nông thôn. Thanh Hoá tự hào là nơi khởi xướng và thực hiện thành công chương trình này. c/ Đầu tư dự án đ∙ có tác động tốt góp phần bảo vệ môi tr−ờng Cùng với tạo công ăn việc làm, các dự án về trồng rừng, xử lý rác thải, cấp thoát n−ớc có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc việc gìn giữ, bảo vệ môi tr−ờng sinh thái, môi tr−ờng tự nhiên. Đầu năm 2008, Chi nhánh đã thẩm định và đề nghị NHPT Việt Nam cho vay dự án trồng, chăm sóc, nuôi dưỡng, phục hồi, bảo vệ rừng vùng nguyên liệu giấy Thanh Hoá giai đoạn 2008-2017 của Tổng công ty giấy Việt Nam; dự án có tổng mức đầu tư 991.050 triệu đồng, trong đó vốn vay NHPT là 565.790 triệu đồng, để thực hiện chăm sóc phục hồi và trồng mới 79.952 ha cây gỗ keo và cây luồng làm nguyên liệu giấy. Dự án được đầu tư sẽ đáp ứng các mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng của Chính phủ tại Quyết định 661/QĐ-TTg ngày 29/7/1998. Mục tiêu chính của dự án là sử dụng tối đa những lợi thế tự nhiên, kinh tế, xã hội như đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu của vùng Tây bắc tỉnh Thanh Hoá nhằm phục hồi chất lượng rừng hiện có và trồng mới, hình thành vùng nguyên liệu cho nhà máy sản xuất bột giấy và giấy Thanh Hoá. Dự án thực thi sẽ đem lại hiệu quả kinh tế-xã hội t−ơng đối lớn, có tác dụng phủ xanh đất trống, đồi trọc, cải tạo môi tr−ờng sinh thái, giảm bớt thảm hoạ thiên tai, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên đất. Ngoài ra công tác trồng rừng còn thu hút một l−ợng lớn ng−ời lao động ở địa ph−ơng, chủ yếu là đồng bào dân tộc, tăng thu nhập cho một bộ phận nhân dân vùng sâu, vùng xa. Công tác trồng rừng đảm bảo cung cấp đủ nguyên liệu và tạo tiền đề phát triển cho ngành công nghiệp chế biến sản xuất bột giấy, hạn chế việc khai thác và sử dụng gỗ rừng tự nhiên một cách bừa bãi. 2.4.2. Hạn chế của hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Thanh Hoá Mặc dù đã đạt được những kết quả tích cực, song trong giai đoạn vừa qua hoạt động tín dụng ĐTPT của Nhà nước ở Chi nhánh NHPT Thanh Hoá vẫn còn những hạn chế tồn tại, trong đó chủ yếu là: 2.4.2.1. Huy động vốn để cho vay còn gặp nhiều khó khăn Huy động vốn trung dài hạn, tiếp nhận và quản lý các nguồn vốn của Nhà nước dành cho tín dụng ĐTPT là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của hệ thống NHPT Việt Nam. Công tác huy động vốn trong hệ thống NHPT Việt Nam trước năm 2002 chủ yếu tập trung tại trung ương, sau năm 2002, nhiệm vụ huy động vốn được tiến hành cả ở trung ương và các Chi nhánh địa phương. Việc tham gia huy động vốn của Chi nhánh chủ yếu để giải ngân cho các dự án trên địa bàn. Kênh huy động chủ yếu là đi vay trực tiếp các trung gian tài chính do Chính phủ chỉ định: Tiết kiệm bưu điện, Bảo việt, Bảo hiểm xã hội, các quỹ, các tổ chức tín dụng thương mại... với lãi suất huy động thoả thuận nhưng phải thấp hơn lãi suất thị trường. Kênh huy động vốn khác là phát hành trái phiếu Chính phủ trên thị trường chứng khoán tập trung dưới hình thức bảo lãnh và đấu thầu. Như vậy, mức độ thành công của việc huy động vốn của NHPT Việt Nam và Chi nhánh phụ thuộc rất nhiều vào tiềm lực của các trung gian tài chính và trình độ, quy mô phát triển của thị trường chứng khoán. Ngay từ khi được giao chỉ tiêu huy động vốn, Chi nhánh đã tổ chức triển khai tới từng phòng ban, từng cán bộ nghiệp vụ của Chi nhánh. Chi nhánh đã tập trung chỉ đạo sát sao, đề ra nhiều biện pháp cụ thể, xử lý tốt các mối quan hệ để huy động vốn nên năm 2003 và 2004 đã huy động được 108,5 tỷ đồng, năm 2007 huy động được 100 tỷ đồng nguồn vốn ngắn hạn. Tuy nhiên việc huy động vốn ở Chi nhánh vẫn chưa đạt yêu cầu. Một thực trạng hiện nay là nguồn vốn vay từ Bảo hiểm đang có xu hướng chững lại và giảm dần, mặt khác, tiền VNĐ hiện nay đang trong tình trạng lạm phát, trong khi hoạt động thị trường chứng khoán cũng đang có xu hướng lắng lại, các tổ chức kinh tế trong nước đang thiếu vốn cho sản xuất kinh doanh, ngân hàng thương mại đang tìm mọi biện pháp đua tranh quyết liệt để huy động vốn... Trong bối cảnh như vậy việc động vốn của Chi nhánh khó khăn. 2.4.2.2. Triển khai bảo lãnh tín dụng đầu tư và hỗ trợ sau đầu tư chưa đáp ứng yêu cầu Hoạt động bảo lãnh đầu tư hầu như chưa được triển khai theo yêu cầu ở chi nhánh. Qua nhiều

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLV hoan chinh.doc
  • docTo bia.doc
Tài liệu liên quan