MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KẾT CẤU HẠ TẦNG KỸ THUẬT ĐÔ THỊ 5
1.1. Khái niệm, vai trò và đặc điểm của kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị 5
1.2. Sự cần thiết khách quan phải đổi mới quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong giai đoạn hiện nay 19
1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng kỹ thuật ở một số đô thị 32
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KẾT CẤU HẠ TẦNG KỸ THUẬT Ở THÀNH PHỐ TAM KỲ, TỈNH QUẢNG NAM TRONG THỜI GIAN QUA 38
2.1. Một số đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội của thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam 38
2.2. Thực trạng quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị Tam Kỳ trong 5 năm (2001-2005) 46
2.3. Những tồn tại và nguyên nhân tồn tại trong quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng kỹ thuật ở thành phố Tam Kỳ 62
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KẾT CẤU HẠ TẦNG KỸ THUẬT Ở THÀNH PHỐ TAM KỲ- TỈNH QUẢNG NAM 73
3.1. Những định hướng lớn trong quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng kỹ thuật ở thành phố Tam Kỳ 73
3.2. Một số giải pháp cơ bản 79
KẾT LUẬN 111
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 113
PHỤ LỤC
116 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3636 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đổi mới quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng kỹ thuật ở thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uy phạm pháp luật về quản lý phát triển kết cấu HTKT không ngừng được nâng cao về chất lượng, tính khả thi, giảm tối đa các sai sót. Thành phố đã dựa trên quy định của Nhà nước cấp trên để cụ thể hoá một số quy định phù hợp với đặc điểm của địa phương, như quy định cụ thể hóa trình tự thủ tục, thời gian hoàn tất việc xin thoả thuận địa điểm xây dựng, phê duyệt báo cáo đầu tư, thiết kế kỹ thuật-dự toán thi công, cấp giấy phép xây dựng...
Công tác tuyển chọn tư vấn có nhiều cải tiến, đảm bảo lựa chọn những đơn vị có đủ năng lực trình độ, uy tín tham gia. Đặc biệt công tác giám sát nhân dân được triển khai đồng bộ, đem lại hiệu quả tốt (kể cả các công trình quy mô lớn như Khu phố mới Tân Thạnh vốn đầu tư 150 tỷ, Kè biển Tam Thanh 64 tỷ, Trung tâm thương mại Tam Kỳ trên 80 tỷ...).
Quy định rõ về mối quan hệ trách nhiệm giữa các phòng ban chức năng có liên quan và UBND các xã, phường trong quản lý xây dựng các công trình kết cấu HTKT đô thị trên địa bàn. Các công trình kết cấu HTKT xây dựng không đúng quy hoạch, xây dựng trái phép, không đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật được kiểm tra và xử lý nghiêm minh theo quy định tại Nghị định số 126/2004/ NĐ-CP, ngày 24/1/2005 về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, quản lý công trình hạ tầng đô thị và quản lý sử dụng nhà. Nhờ đó, trong năm năm qua, những vi phạm lớn trên lĩnh vực quản lý xây dựng kết cấu HTKT giảm đáng kể so với trước đây: nếu như giai đoạn 1997-2000 bình quân hàng năm Thành phố kiểm tra phát hiện và xử phạt vi phạm hành chính gần 150 trường hợp, thì giai đoạn từ 2001-2005 đã giảm xuống còn 100 trường hợp/năm, riêng năm 2006 xử phạt 40 trường hợp, giảm 32 trường hợp so với năm 2005.
Uỷ ban nhân dân thành phố đã tích cực chỉ đạo và tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Nam chỉ đạo các cơ quan chuyên ngành, quản lý các lĩnh vực khác nhau phối hợp khá chặt chẽ trong quá trình triển khai xây dựng các công trình kết cấu HTKT đô thị, như giữa Điện lực, Công ty Cấp nước, Công ty Môi trường đô thị (thoát nước và vệ sinh môi trường), Công ty Điện báo- Điện thoại và đơn vị thi công công trình, nhất là xây dựng các công trình có quy mô đầu tư lớn, đòi hỏi tính đồng bộ cao (như hệ thống cấp điện, cấp nước, thông tin liên lạc…đi cùng các tuyến đường giao thông đô thị), từng bước giảm bớt hiện tượng công trình bị đào lên, lấp xuống nhiều lần. Từ năm 1997 đến nay, thành phố đã triển khai (hoặc phối hợp với các chủ đầu tư khác) đầu tư xây dựng 196 công trình hạ tầng đô thị. Nhiều công trình được xây dựng khá đồng bộ, sớm phát huy hiệu quả sử dụng trong thực tiễn.
Một nội dung hết sức quan trọng, phức tạp gắn liền với quá trình xây dựng kết cấu HTKT đô thị là công tác bồi thường- giải phóng mặt bằng, tái định cư luôn được thành phố đặc biệt quan tâm và tổ chức thực hiện khá tốt, kịp thời bàn giao mặt bằng cho các công trình xây dựng, gắn với đảm bảo ổn định và phát triển đời sống dân sinh. Từ năm 2001 đến cuối năm 2006, thành phố thực hiện 195 phương ỏn bồi thường được cấp cú thẩm quyền phờ duyệt, trong đú 89 cụng trỡnh do Thành phố làm chủ đầu tư, 25 cụng trỡnh do TW, Tỉnh làm chủ đầu tư, 81 cụng trỡnh do cỏc chủ đầu tư khỏc trên địa bàn.
Tổng kinh phớ bồi thường được phờ duyệt 230,717 tỉ đồng đó chi bồi thường trực tiếp 146,745 tỉ đồng. Trong 2 năm 2005-2006, UBND thành phố thực hiện giải phúng mặt bằng cho trờn 40 dự ỏn trờn địa bàn, đó hoàn thành dứt điểm và bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư được 32 dự ỏn, trong đú cú nhiều dự ỏn trọng điểm được triển khai thực hiện khỏ tốt như: Khu dõn cư văn hoỏ-thương mại Bạch Đằng và Trung tõm thương mại Tam Kỳ, Khu phố mới Tõn Thạnh, đường Điện Biờn Phủ mới (đoạn thuộc KTM Chu Lai), đường từ Nguyễn Văn Trỗi đi KCN Tam Thăng, dự ỏn nhà mỏy may 100% vốn nước ngoài tại phường Hoà Thuận...
Tổng diện tớch đất thu hồi 291 ha trong đú đất ở 20,5 ha, với 4.810 hộ bị ảnh hưởng, trong đú hộ cú nhà giải toả trắng là 846 hộ. Thành phố đã bố trí đất ở tỏi định cư 781 hộ, với tổng diện tớch đất 93.720 m2, bỡnh quõn 1 lụ đất ở 120 m2.
Đặc biệt trong những năm gần đõy thực hiện chủ trương xó hội hoỏ đầu tư trong xõy dựng cơ sở hạ tầng đụ thị, nụng thụn nhõn dõn Thành phố Tam Kỳ đó đúng gúp xõy dựng cở hạ tầng bằng hỡnh thức khụng nhận một phần tiền bồi thường. Trong hai năm 2005-2006, nhân dân Tam Kỳ đã đóng góp 6,17 tỉ đồng và 4.086 m2 đất ở để nhà nước đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng đô thị.
2.2.2.3. Về quản lý các nguồn vốn
Từ năm 2001 đến năm 2005, thành phố đã huy động nhiều nguồn lực cho đầu tư phát triển. Tổng vốn đầu tư trên toàn địa bàn đạt khoảng 2.500 tỷ đồng, trong đó chi cho đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách thành phố đạt trên 250 tỷ đồng (chiếm 10%), tăng bình quân 60,8%/năm. Tính riêng nguồn vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị trên địa bàn thành phố đến 31 tháng 12 năm 2006 là 748,3 tỷ đồng, với cơ cấu nguồn vốn như sau (biểu 2.7):
Biểu 2.7: Cơ cấu nguồn vốn đầu tư xây dựng kết cấu HTKT
STT
Nguồn vốn
Số tiền
(tỷ đồng)
Tỷ lệ %
01
Nguồn vốn từ Ban quản lý khu kinh tế mở Chu Lai
186
24,9
02
Nguồn vốn vay, viện trợ (WB,ADB, NGO...)
119,7
16,0
03
Nguồn ngân sách nhà nước
90
12,0
3.1
Ngân sách tập trung theo kế hoạch
10
1,3
3.2
Chương trình mục tiêu quốc gia và quyết định của Chính phủ
25
3,3
3.3
Ngân sách tỉnh, TW đầu tư các công trình trên địa bàn (không qua kênh NS thành phố)
35
4,7
3.4
Nguồn kiến thiết thị chính
20
2,7
04
Nguồn khai thác quỹ đất trên địa bàn
191
25,5
4.1
Khai thác quỹ đất của thành phố
86
11,5
4.2
Khai thác quỹ đất của nhừng dự án có phương án tài chính riêng
105
14,0
05
Nguồn doanh nghiệp
146
19,5
06
Nguồn nhân dân đóng góp
15,6
2,1
Tổng cộng
748,3
100,0
Nguồn : ủy ban nhân dân thành phố Tam Kỳ
Thành phố đã huy động khá tốt nguồn vốn từ khai thác quỹ đất với phương châm “đổi đất lấy cơ sở hạ tầng”, bình quân nguồn thu từ khai thác quỹ đất trên địa bàn mỗi năm 50-70 tỷ đồng, đây là nguồn nội lực quan trọng cho đầu tư và chỉnh trang đô thị của thành phố. Điểm nổi bật trong công tác huy động vốn đầu tư cho kết cấu HTKT của Tam Kỳ là đã đề ra chính sách “xã hội hoá” đầu tư, huy động mạnh mẽ sự đóng góp của nhân dân với phương châm “Nhà nước và nhân cùng làm” như bêtông hóa giao thông nông thôn, đường kiệt nội thành, lát vỉa hè đường phố, giải toả xây dựng các công trình công cộng, cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới các tuyến đường giao thông quan trọng. Điển hình như: trong lĩnh vực giao thông đã đầu tư xây dựng, nâng cấp trên 40km đường giao thông kiệt hẻm nội thị, hàng chục hạng mục cầu, cống. Trong đó, nhân dân đóng góp hơn 213 nghìn ngày công, tương đương khoảng 6 tỷ đồng. Một số tuyến đường chính của thành phố được xây dựng chỉnh trang như đường Trần Cao Vân, Trưng Nữ Vương...nhân dân đóng góp thông qua hình thức không nhận bồi thường đất (đất không gắn với nhà ở) và không nhận một phần tiền bồi thường (trung bình khoảng 30% tổng giá trị bồi thường), với giá trị hàng chục tỷ đồng. Riêng dự án điện OPEC, nhân dân đã đóng góp 1,2 tỷ đồng trong tổng số vốn đầu tư 10,14 tỷ đồng.
Trong huy động nhân dân đóng góp vốn xây dựng kết cấu HTKT thì bên cạnh chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng bộ và chính quyền thành phố, thì vấn đề vận động nhân dân tạo ra sự đồng thuận cao có ý nhĩa rất to lớn (trong đó có vai trò của các cấp uỷ Đảng, tổ chức đoàn thể quần chúng). Thực tế đã chứng minh rất rõ điều này: điển hình như công trình nâng cấp đường Trần Cao Vân, theo dự kiến cần phải có ít nhất là 8 tỷ để bồi thường giải phóng mặt bằng, nhưng qua vận động, nhiều hộ đân đã tự động hiến đất hoặc tháo dỡ công trình xây dựng của mình...qua đó đã tiết kiệm được cho nhà nước gần 3 tỷ đồng.
UBND Thành phố đã mạnh dạn chủ động xây dựng đề án thành lập Quỹ hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng đô thị trình HĐND tỉnh thông qua tại Nghị quyết số 05/1999/NQ-HĐND ngày 05/5/1999 và được UBND tỉnh cụ thể hóa tại Quyết định số 36/1999/QĐ-UB ngày 15/6/1999 về thành lập Quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đô thị tỉnh Quảng Nam, ủy quyền cho thành phố thực hiện. Từ năm 2000 đến đến 31/12/2005 tổng thu của quỹ đạt 13,72 tỷ đồng, từ các nguồn: trích 10% tổng giá trị thực hiện được của các dự án khai thác quỹ đất của tất cả mọi chủ đầu tư trên địa bàn thành phố (chiếm 63,77% tổng thu), thu từ các đơn vị, doanh nghiệp thuộc TW, tỉnh, địa phương (chiếm 31,39%), phần còn lại được thu từ nhân dân do UBND các xã phường tổ chức thu và từ nguồn ngân sách nhà nước. Đây là quỹ do UBND thành phố quản lý (có tài khoản riêng do phòng TCKH thành phố trực tiếp quản lý), hoạt động theo nguyên tắc hỗ trợ đầu tư có thu hồi và bảo toàn nguồn vốn. Việc thành lập quỹ đã hỗ trợ tích cực cho thành phố trong xây dựng chỉnh trang đô thị nói chung và xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị nói riêng.
Hiện nay do các nội dung của quỹ nêu trên không còn phù hợp với các quy định mới của nhà nước (chẳng hạn việc thu quỹ trên đầu xe ôtô, xe máy nay đã được nhà nước quy định thống nhất thu qua giá bán xăng dầu...), nên hiện tại HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết bãi bỏ việc thu quỹ này từ 30/6/2006. Tuy nhiên, Thành phố cần nghiên cứu và học tập kinh nghiệm của một số thành phố lớn như TP.HCM, Hà Nội... để xây dựng đề án mới về quỹ đầu tư hạ tầng nhằm đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư trên địa bàn thành phố trong những năm tiếp theo.
2.2.2.4. Về quản lý sử dụng và khai thác các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật tại thành phố Tam Kỳ
Các công trình kết cấu HTKT sau khi xây dựng xong đều được tổ chức nghiệm thu, quyết toán vốn đầu tư hoàn thành đúng theo quy định. Các nội dung về quản lý sử dụng và khai thác được hầu hết các ngành, đơn vị thực hiện tốt, như: công tác lập và lưu trữ hồ sơ hoàn công xây dựng công trình; các hư hỏng được phát hiện và có biện pháp sửa chữa tương đối kịp thời, đảm bảo cho công trình được vận hành; chế độ duy tu, bảo dưỡng...được quan tâm thực hiện (chủ yếu bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, hằng năm bố trí trên 5 tỷ đồng); thủ tục ký kết hợp đồng, thanh toán kinh phí sử dụng các dịch vụ công cộng (điện, nước, thông tin...) được các đơn vị quản lý chuyên trách thực hiện khá tốt và từng bước cải thiện theo xu hướng phục vụ ngày càng tốt hơn cho nhu cầu của nhân dân.
Thành phố đã chính thức ban hành “Quy chế quản lý đô thị” nêu một số quy định cụ thể và chặt chẽ về quản lý, khai thác sử dụng công trình kết cấu HTKT đô thị. Các tác động vào hệ thống hạ tầng kỹ thuật đều phải được sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, như việc đấu nối hệ thống thoát nước thải nội bộ cơ quan, hộ gia đình ra hệ thống công cộng đều phải được sự thoả thuận của BQL công trình công cộng, sử dụng vỉa hè ngoài mục đích công cộng phải được phép của UBND xã phường... Đặc biệt việc quản lý cây xanh được xã hội hoá cao theo hướng: Nhà nước chỉ cung cấp cây giống (theo chủng loại cây đô thị) cho từng cơ quan, đơn vị, trường học tự trồng theo thiết kế và thực hiện việc quản lý, chăm sóc theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.
Việc quản lý sử dụng đúng mục đích các công trình kết cấu HTKT, nhất là các công trình công cộng được UBND thành phố, UBND xã, phường và các cơ quan chuyên trách kiểm tra thường xuyên, các hiện tượng vi phạm như sử dụng vỉa hè, lòng lề đường, khu công viên cây xanh hay các công trình công cộng khác...vào mục đích riêng từng bước được khắc phục. Ngoài lực lượng thanh tra chuyên ngành, Thành phố đã thành lập đội công liên ngành (do trưởng phòng QLĐT làm tổ trưởng, trưởng công an thành phố tổ phó và thành viên gồm các ngành, địa phương liên quan), định kỳ một tuần hai lần tổ chức ra quân kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm.
Bảo vệ môi sinh, môi trường đô thị là vấn đề hết sức bức xúc của các đô thị hiện nay, nếu không được giải quyết tốt thì khó có thể phát triển đô thị “bền vững”. Nhận thức rõ điều đó, Tam Kỳ đã hết sức chú trọng chỉ đạo thực hiện nội dung này.
Trong những năm qua, thành phố thường xuyên tổ chức tuyên truyền giáo dục các tổ chức và cá nhân nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của vấn đề môi trường đối với cuộc sống, từng bước nâng cao vai trò, trách nhiệm của mình trong việc quản lý bảo vệ môi trường sinh thái, đồng thời chấp hành nghiêm các quy định của nhà nước trên lĩnh vực này. Bên cạnh đó, thành phố phát động mạnh mẽ phong trào “Toàn dân giữ gìn thành phố xanh- sạch- đẹp” gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động. Các cam kết về bảo vệ môi trường được thể hiện rõ trong các quy ước xây dựng thôn tổ văn hoá. Qua đó, 100% cán bộ chủ chốt xã, phường và các tổ dân phố được quán triệt chủ trương, nghị quyết, chỉ thị để triển khai thực hiện đến từng hộ gia đình, cơ quan đơn vị trên địa bàn. Hiện nay, phong trào đang dần dần đi vào cuộc sống và bước đầu mang lại hiệu quả nhất định, góp phần quan trọng vào quá trình xây dựng và chỉnh trang thành phố Tam Kỳ. Trong qua trình kiểm tra, thẩm định xét duyệt các đồ án quy hoạch, các dự án đầu tư xây dựng, dự án phát triển thương mại- dịch vụ... thành phố cũng đã lưu ý đến các tác động môi trường, cảnh quan.
Công tác thu gom rác thải đang được triển khai theo hướng tăng cường sự tham gia của cộng đồng. Rác thải trong nội bộ các khu dân cư, các tuyến đường giao thông đô thị (trừ các tuyến giao thông chính theo quy định) do tổ công tác được UBND phường thành lập và quản lý, tự thực hiện việc thu gom sau đó vận chuyển đến các điểm trung chuyển rác. Chi phí chi trả cho hoạt động này được thu từ các hộ dân theo mức phí do UBND tỉnh quy định. Công ty Môi trường đô thị chỉ thực hiện thu gom tại các điểm trung chuyển, các tuyến đường phố chính và vận chuyển, xử lý tại bãi rác theo quy định.
2.2.2.6. Bộ máy quản lý nhà nước của thành phố Tam Kỳ
Việc rà soát, củng cố và kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước ở Thành phố được hết sức chú trọng thực hiện, nhất là các cơ quan chuyên môn liên quan đến công tác quy hoạch, quản lý đô thị, quản lý đầu tư xây dựng... Tính đến thời điểm 30 tháng 5 năm 2006, bộ máy tổ chức của Uỷ ban nhân dân thành phố Tam Kỳ bao gồm 14 phòng, ban hành chính và 11 đơn vị sự nghiệp. Số lượng cán bộ công chức là 151 người, trong đó trình độ trên đại học 10; đại học, cao đẳng (và tương đương) là 92 người; Trung học chuyên nghiệp (và tương đương) là 38 người; trình độ sơ cấp là 11 người. Trình độ lý luận chính trị từ cao cấp trở lên 20 người, trung cấp 9 người (xem bảng phụ lục 1).
Điểm nổi bật trong bộ máy quản lý (có liên quan mật thiết đến quản lý về kết cấu hạ tầng kỹ thuật) của thành phố Tam Kỳ là đã thành lập Ban Bồi thường- giải phóng mặt bằng, tái định cư trực thuộc UBND thành phố (các đô thị thường không có tổ chức chuyên trách mà thành lập Hội đồng bồi thường theo từng dự án đầu tư, và giải tán sau khi công trình hoàn thành đưa vào sử dụng), chuyên trách thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, bố trí tái định cư cho tất cả các dự án thuộc mọi chủ đầu tư trên địa bàn, trên cơ sở chỉ đạo của UBND thành phố và hợp đồng kinh tế với các chủ đầu tư. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi nhất định cho thành phố trong quá trình bồi thường- giải phóng mặt bằng phục vụ thi công các công trình kết cấu hạ tầng trên địa bàn. Thành phố cũng đã thành lập Tổ tiếp nhận và giao trả hồ sơ trực thuộc Văn phòng Hội đồng nhân dân- Uỷ ban nhân dân thành phố theo mô hình “một cửa” góp phần cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các tổ chức, cá nhân đến giao dịch công tác.
Ngoài ra, thành phố đã thành lập 03 Ban quản lý dự án chuyên trách trực thuộc UBND thành phố, nhằm quản lý toàn bộ các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng trên địa bàn do thành phố làm chủ đầu tư, gồm BQL các dự án đầu tư và xây dựng (quản lý các dự án có nguồn vốn chủ yếu từ ngân sách tập trung), Ban quản lý các dự án khai thác quỹ đất (quản lý các dự án có nguồn vốn từ quỹ đất). Đặc biệt, trong xây dựng và quản lý hạ tầng kỹ thuật, thành phố không duy trì các doanh nghiệp công ích mà tổ chức đấu thấu thực hiện các sản phẩm công ích, thông qua một đầu mối quản lý trực thuộc UBND thành phố là Ban quản lý các công trình công cộng (đơn vị sự nghiệp có thu). Mô hình này hiện đang được duy trì và phát huy hiệu quả tốt. Đây là điểm khá khác biệt của Tam Kỳ so với nhiều thành phố trrong cả nước.
Để tăng cương công tác đảm bảo trật tự xây dựng đô thị, thành phố đã thành lập Đội quy tắc đô thị trực thuộc UBND thành phố (điểm khác biệt so với nhiều đô thị cùng cấp trong cả nước). Đây là đơn vị sự nghiệp có thu, tự đảm bảo một phần kinh phí hoạt động thông qua nguồn thu từ xử phạt vi phạm hành chính được để lại. Hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của UBND thành phố và phối kết hợp theo phân cấp với UBND các xã phường, chỉ đạo chuyên môn đối với lực lượng quản lý đô thị chuyên trách của các phường nội thành.
Hơn 5 năm qua, trong điều kiện còn nhiều khó khăn phức tạp, song nhờ quán triệt đường lối đổi mới của Trung ương và Tỉnh, bám sát Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XVIII, thành phố Tam Kỳ đã đạt được nhiều kết quả quan trọng về phát triển kinh tế- xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng; kết cấu HTKT đô thị có bước phát triển vượt bậc, tạo tiền đề thuận lợi cho sự phát triển của thành phố trong giai đoạn mới, cùng cả nước đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế..
Công tác quản lý nhà nước về kết cấu HTKT trên địa bàn thành phố đạt được nhiều kết quả tốt; các công trình kết cấu HTKT được xây dựng đều cơ bản tuân thủ đúng theo quy hoạch được duyệt, đảm bảo cao trình thiết kế, đáp ứng được yêu cầu trước mắt và định hướng phát triển lâu dài của thành phố. Tiến độ thi công và chất lượng các công trình hầu hết đảm bảo theo đúng kế hoạch và thiết kế kỹ thuật thi công. Các công trình đã thể hiện được nét kiến trúc hiện đại, đón đầu cho việc xây dựng đô thị mới trong tương lai, như công trình đường Điện Biên Phủ và trục cảnh quan hai bên đường, đường Hùng Vương, cầu Tam kỳ II, tháp thu - phát sóng của Đài Phát thanh Truyền hình Quảng Nam, Trung tâm thương mại Tam Kỳ, khu phố mới Tân Thạnh; các tuyến giao thông nội thị khác được chỉnh trang nâng cấp, hệ thống cây xanh, cảnh quan, điện chiếu sáng, thoát nước... được tăng cường Trong xây dựng Thành phố luôn chú trọng vấn đề cảnh quan chung của đô thị gắn với hệ thống xử lý chất thải, nước thải một cách tương đối có hệ thống... đã góp phần quan trọng làm cho bộ mặt đô thị và nông thôn ngày càng thay đổi khang trang, một đô thị trẻ xanh-sạch-đẹp đang từng bước phát triển rõ nét.
Tuy nhiên, so với yêu cầu phát triển của một thành phố tỉnh lỵ thì những kết quả ấy mới chỉ là bước đầu. Bên cạnh những ưu điểm cơ bản, vấn đề quản lý nhà nước về kết cấu HTKT đô thị vần còn một số tồn tại, khuyết điểm cần nghiêm túc nhìn nhận, đánh giá, tìm ra những nguyên nhân để khắc phục từ đó xây dựng những giải pháp tổ chức quản lý có hiệu quả nhất.
2.3. NHữNG TồN TạI và nguyên nhân tồn tại TRONG QUảN Lý NHà NướC Về KếT CấU hạ tầng kỹ thuật ở THàNH PHố TAM Kỳ
2.3.1. Những tồn tại
Thứ nhất, trong công tác quy hoạch: Việc điều chỉnh quy hoạch chung của thành phố đến năm 2025 được xúc tiến từ năm 2005 nhưng đến nay vẫn chưa chính thức được phê duyệt. Trên cơ sở quy hoạch tổng thể năm 1997 (hiện hành), qui hoạch chi tiết cho từng khu vực được tích cực triển khai thực hiện, nhưng một số quy hoạch chi tiết vẫn chưa hoàn thành hoặc còn nằm trên giấy (quy hoạch treo), chưa triển khai cắm mốc trên thực địa để quản lý và thông báo rộng rãi cho nhân dân, điển hình là khu trung tâm hành chính phường An Phú, khu phố mới Hoà Hương hơn 3 năm qua vẫn chưa hoàn chỉnh quy hoạch, khu dân cư tổ 6 An Sơn, đường N10 đã phê duyệt quy hoạch và dự án đầu tư nhưng đến nay vẫn chưa được triển khai... Việc khớp nối qui hoạch giữa các khu chưa thống nhất, mỗi đơn vị tư vấn lập hồ sơ một khu, khi thi công không khớp nối được, nhất là hệ thống thoát nước, gây khó khăn cho công tác quản lý và ảnh hưởng đến đời sống nhân dân (như dự án khu dân cư số 5- phường An Mỹ, khu dân cư Biên phòng- phường Hoà Thuận, cao trình tuyến đường Trần Phú...). Quy hoạch khu vực ven đô thị và điểm dân cư nông thôn, cũng như thiết kế đô thị chưa được chú trọng đúng mức.
Một số hồ sơ qui hoạch chất lượng thấp, thiếu nội dung so với yêu cầu (như quy hoạch khu công nghiệp-dịch vụ phía Tây thành phố 49,8ha), đặc biệt thiếu bản đồ bố cục kiến trúc cảnh quan, cây xanh. Quy hoạch ngành còn thiếu, quá trình thực hiện gặp nhiều khó khăn, lúng túng (thành phố vẫn chưa xây dựng quy hoạch mạng lưới cấp nước, thoát nước...mà thường đầu tư theo nhu cầu thực tế phát sinh); cá biệt vẫn có trường hợp quy hoạch ngành chưa tuân thủ quy hoạch tổng thể mà còn mang tính chất cục bộ và vì lợi ích của ngành, địa phương mình, như sa vào tình trạng chia lô bán đất mà quên đi việc dành quỹ đất thích đáng cho các công trình công cộng, nhà văn hoá, cây xanh... gây ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả quản lý nhà nước trên lĩnh vực này. Tình trạng xây dựng các công trình kết cấu HTKT đô thị không tuân thủ quy hoạch vẫn diễn ra ở một số nơi, kể cả công trình do thành phố làm chủ đầu tư (tuy nhiên, chỉ xảy ra ở công trình nhỏ mà nguyên nhân chủ yếu là do thiếu vốn đầu tư và vướng đền bù), điển hình là các bãi trung chuyển rác tại phường An Xuân, Tân Thạnh, trụ sở UBND phường An Phú…
Thứ hai, các công trình kết cấu HTKT đô thị, nhất là hệ thống giao thông, cấp thoát nước, điện chiếu sáng công cộng và một số công trình công cộng khác còn thiếu, chưa đáp ứng với yêu cầu phát triển và tầm vóc của một thành phố tỉnh lỵ, nhiều tuyến đường khá quan trọng cho đô thị nhưng chậm được xây dựng như đường Điện Biên Phủ (mới), N10, Mai Hạc, đường 27 mét Trường Xuân- Thuận Yên, một số tuyến nội thị chưa có cống rãnh thoát nước như đườngNguyễn Thái Học, Trần Văn Dư, Phan Đình Phùng hoặc chưa có hệ thống điện chiếu sáng như đường Lý Thường Kiệt, đường nội bộ khu dân cư số 8... Nhiều tuyến đường nội thị còn quá chật hẹp, thiếu biển báo, đèn tín hiệu giao thông, biển tên đường... Một số công trình rất cần thiết cho sự phát triển của thành phố chưa được đầu tư kịp thời, như công viên cây xanh (toàn thành phố chưa có công viên), nhà văn hoá thiếu nhi, bãi đỗ xe công cộng, hệ thống xử lý nước thải, kết cấu hạ tầng kỹ thuật thiết yếu cho các khu - cụm công nghiệp, dịch vụ...
Thứ ba, tình trạng vi phạm quy định về quản lý đầu tư và xây dựng trong xây dựng các công trình kết cấu HTKT vẫn còn xảy ra ở nhiều nơi, nhất là việc xây dựng không tuân thủ quy trình quy phạm, sai thiết kế kỹ thuật, vi phạm nguyên tắc quản lý tài chính... dẫn đến chất lượng công trình kém, tuổi thọ quá thấp so với thiết kế, nhất là các tuyến đường giao thông (cá biệt có tuyến đường xây dựng mới, đưa vào sử dụng chưa được hai năm đã xuống cấp), một số công trình chưa phù hợp giữa trước mắt và lâu dài.
Mặc dù được quan tâm nhiều hơn trước, nhưng sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan (như Bưu điện, Điện lực, Công ty cấp nước, Công ty vệ sinh môi trường và các đơn vị thi công...) trong quá trình xây dựng phát triển kết cấu HTKT đô thị vẫn còn thiếu đồng bộ, nhiều tuyến đường giao thông vừa mới hoàn thành đã bị đào lên, lấp xuống nhiều lần để đặt các loại đường dây, đường ống (phục vụ cấp nước, cấp điện, cáp quang...), gây lãng phí không nhỏ cho nhà nước và ảnh hưởng đến môi trường, cảnh quan đô thị. Nhiều đoạn đường nội thị cột điện vẫn nằm trong lòng đường trong nhiều năm liền (đường Trưng Nữ Vương, Trần Quý Cáp, Nguyễn Thái Học), đường Hùng Vương sau khi khánh thành chưa được bao lâu thì Công ty Cấp nước lại đào xới vỉa hè lên để lắp đặt đường ống, Công ty Xây lắp điện Quảng Nam đang tiến hành khoan cắt trên một số đoạn để lắt đặt hệ thống điện ngầm, kinh phí rất tốn kém. Mà suy cho cùng đây là tiền của của nhân dân.
Nhiều công trình kết cấu HTKT có thời gian thi công kéo dài, ảnh hưởng đến chất lượng, tiến độ, vệ sinh môi trường, gây lãng phí và mất lòng tin trong nhân dân...như đường Trưng Nữ Vương, đường Duy Tân- Trường Xuân, Khu dân cư số 5, số 6. Đáng chú ý là công tác bồi thường giải phóng mặt bằng để thi công các công trình thực hiện quá chậm, bị ách tắc ở nhiều khâu, thiếu nhất quán giữa các dự án...vừa làm chậm tiến độ xây dựng, gây tâm lý bất bình trong nhân dân, làm nảy sinh khiếu kiện phức tạp.
Việc tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình kết cấu HTKT vẫn thiếu chặt chẽ, đồng bộ, thậm chí có trường hợp chưa tuân thủ đúng các quy định hiện hành của pháp luật, nhất là trường hợp chủ đầu tư tự quản lý dự án. Điển hình là dự án khu dân cư phố chợ An Mỹ vốn đầu tư lớn (trên 30 tỷ đồng), nhưng UBND thành phố lại giao cho UBND phường An Mỹ làm chủ đầu tư, dẫn đến dự án trì trệ kéo dài từ năm 1999 đến nay với khá nhiều sai phạm phức tạp, khó tháo gỡ. Hay dự án xây dựng tru sở làm việc UBND phường An Sơn tổng vốn trên 03 tỷ đồng được giao cho phường làm chủ đầu tư, làm cho thời gian thi công kéo dài, chất lượng công trình không đảm bảo. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do cấp phường không đủ năng lực để quản lý dự án lớn. Trong khi đó, theo quy định tại Thông tư 02/2007/TT-BXD ngày 14/02/2007 của bộ Xây dựng thì những trường hợp này UBND thành phố phải “thành lập Ban quản lý dự án, trừ trường hợp dự án có quy mô nhỏ dưới 1 tỷ đồng” [8, tr.10].
Thứ tư, vệ sinh m