Nhà nước Lào rất quan tâm đến vấn đề bảo đảm nhu cầu xăng dầu cho đất nước và coi đó là một nhiệm vụ chiến lược, một trọng tâm trong lãnh đạo, chỉ đạo quản lý Nhà nước đối với phát triển kinh tế xã hội. Ngay sau khi giải phóng đất nước ngày 2/12/1975, ngành xăng dầu chính thức thành lập. Trong quá trình phát triển, nhiệm vụ căn bản của ngành này là cung ứng xăng dầu theo yêu cầu chỉ đạo của Bộ Giao thông vận tải, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, chỉ tiêu nhập hàng năm do Uỷ ban kế hoạch Nhà nước trực tiếp xác định trên cơ sở tổng hợp kế hoạch phân bổ xăng dầu.
96 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1725 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đổi mới quản lý ở Công ty Xăng dầu Lào, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhà nước Lào đã xác định mục tiêu và nội dung đầu tư nhà nước vào phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ đổi mới là nhằm tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất - kỹ thuật, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội cho phát triển kinh tế, nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế tự nhiên, tự cấp tự túc sang sản xuất hàng hoá theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá và đổi mới kinh tế đối ngoại. Lào chủ trương mở rộng quan hệ kinh tế, khoa học - kỹ thuật với Liên Xô, các nước xã hội chủ nghĩa anh em và các nước khác. Việc hợp tác và liên kết kinh tế giữa Lào với các nước trong khu vực, nhất là với Việt Nam, được ưu tiên với những bước phát triển mới, theo những phương thức phù hợp từ chính phủ đến cơ sở.
Quá trình thực hiện đổi mới kinh tế ở Lào đã đưa lại một số kết quả ban đầu. Nước Lào đã nhận được sự ủng hộ giúp đỡ và hợp tác ngày càng tăng của các nước anh em và bạn bè trên thế giới. Kim ngạch xuất khẩu năm 1985 đã tăng gấp 5 lần so với năm 1976. Những thành quả trên đây đã góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy sản xuất, cải thiện đời sống của nhân dân Lào và xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật ban đầu của chủ nghĩa xã hội.
Trong quản lý kinh tế, Nhà nước Lào đã cố gắng nghiên cứu, tìm tòi và từng bước xây dựng cơ chế quản lý kinh tế phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước và với xu thế phát triển của thời đại. Công tác kế hoạch hoá đã được cải tiến tốt hơn. Hoạt động của các tổ chức sản xuất kinh doanh đang chuyển dần từ chế độ quản lý tập trung quan liêu, hành chính bao cấp sang thực hiện hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa và bước đầu đã có một số doanh nghiệp kinh doanh có lãi. Nhà nước đã thực hiện phân công, phân cấp quản lý hợp lý hơn trước, mở rộng thêm quyền chủ động cho địa phương và cơ sở trong việc thực hiện kế hoạch Nhà nước. Nhiều chính sách kinh tế (giá cả, tiền lương, tài chính, tín dụng...), nhiều định mức kinh tế - kỹ thuật được sửa đổi và xây dựng nhằm phát huy tác dụng đòn bẩy, thúc đẩy tăng năng suất lao động và hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh. Kết quả là hơn mười năm qua tổng sản phẩm xã hội đã tăng gấp đôi và thu nhập bình quân đầu người tăng 60%, mặc dù số dân tăng nhanh.
Vào tháng 11/1987 Nhà nước đã quyết định cho Công ty xăng dầu chuyển đổi sang kinh doanh xăng dầu. Mặc dù Công ty vẫn giữ thị phần lớn trong việc nhập - xuất hàng xăng dầu ở nước Lào, nhưng đã xuất hiện nhiều công ty được cấp quota nhập xăng dầu vào cạnh tranh trên thị trường với công ty như: Công ty Shell, Caltex, Bang Trạc... Tình trạng buộc phải cạnh tranh đã làm thay đổi cơ cấu và sản lượng xăng dầu kinh doanh trên thị trường của Công ty. Việc xuất hiện nhiều tổ chức tham gia kinh doanh xăng dầu đã làm cho thị trường xăng dầu sôi động hẳn lên đồng thời cũng xuất hiện những khuynh hướng cạnh tranh không lành mạnh gây lộn xộn và lãng phí. Công ty xăng dầu Lào từ chỗ độc quyền cung ứng xăng dầu buộc phải chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường, không còn là tổ chức kinh doanh duy nhất nữa.
Lào phải dùng ngoại tệ mạnh để nhập xăng dầu từ các nước "khu vực II" nên chính phủ có ý đồ làm cho sự cạnh tranh trên thị trường nội địa tăng lên thông qua mở rộng quyền trực tiếp nhập – xuất xăng dầu, mở rộng kinh doanh trong nước bằng cách làm cho cửa hàng kinh doanh nhiều lên, từ đó tiết kiệm xăng dầu, tiết kiệm ngoại tệ.
Để phù hợp với tình hình mới, Công ty xăng dầu Lào buộc phải củng cố lại cơ cấu tổ chức theo hướng kinh doanh có chất lượng, vừa đảm bảo nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao phó, vừa giảm chi phí kinh doanh. Thời kỳ 1992-1993 Nhà nước quyết định cho Công ty xăng dầu Lào chuyển đổi cơ cấu tổ chức lại, đồng thời thay đổi một phần cán bộ quản lý. Từ đó cho tới nay cơ cấu tổ chức của Công ty luôn luôn được củng cố theo hướng tinh gọn, hiệu quả. Công ty có quyền kinh doanh theo nguyên tắc cạnh tranh toàn diện, có quyền vay ngân hàng trong nước và nước ngoài, có quyền mua bán với các đối tác ở nhiều nước trên thế giới.
Hiện nay, Công ty xăng dầu Lào thuộc Bộ Thương mại là lực lượng chủ yếu bảo đảm nhu cầu xăng dầu cho thị trường cả nước, có vai trò quan trọng trong việc điều hành kinh doanh xăng dầu cũng như ổn định giá và dịch vụ, trong việc điều chỉnh giá mua, bán của thị trường xăng dầu Lào, góp phần tích cực phát triển kinh tế, bảo đảm ổn định chính trị, xã hội và an ninh quốc phòng. Nhiệm vụ Nhà nước giao cho Công ty là phải cung ứng xăng dầu trên toàn đất nước, không quản ngại vùng sâu, vùng xa, thậm chí phải kinh doanh với giá lỗ, bởi vì lợi nhuận không phải là mục đích duy nhất của Công ty. Đi đôi với nhiệm vụ kinh tế Công ty phải hoàn thành mục đích chính trị - xã hội mà Đảng và Nhà nước giao phó.
Đến năm 1995-1997 và đầu năm 1998 việc kinh doanh xăng dầu lỗ là vì Công ty không tăng giá xăng dầu trong nước và tỷ giá đồng Kíp so với USD tăng liên tục, có khi một ngày tăng 2 lần, một tuần tăng gấp đôi. Chính vì lẽ đó xăng dầu bán ra bằng tiền kíp, tiền chuyển khoản không thể theo kịp tốc độ mất giá làm cho Công ty bị lỗ vốn.
Từ năm 1999 đến nay Công ty xăng dầu Lào vẫn giữ được vị trí chủ đạo trong việc nắm giữ nguồn hàng, điều tiết thị trường, đáp ứng nhu cầu đa dạng của xã hội.
Từ năm 2000 đến nay, Công ty xăng dầu Lào có bước phát triển tốt. Công ty đã kinh doanh có lãi, đã đầu tư xây dựng mô hình quản lý theo kiểu công ty mẹ, xây dựng chi nhánh ở các tỉnh và xây dựng hệ thống các cửa hàng xăng dầu trên cả nước. Tới nay Công ty đã có 178 cửa hàng, đã tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, mở rộng và nâng cấp các kho đầu mối có khả năng tự động hoá khi giao nhận... Việc ứng dụng tin học một cách có hệ thống và sâu rộng trong toàn ngành đã đem lại hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh và quản lý.
Bên cạnh đó, Công ty xăng dầu Lào luôn đảm bảo sự phát triển của doanh nghiệp đi đôi với bảo toàn và phát triển vốn. Liên tục trong nhiều năm Công ty xăng dầu Lào là đơn vị chủ đạo trong hoạt động kinh doanh xăng dầu với lượng xăng dầu nhập khẩu chiếm ưu thế trên thị trường. So với tổng doanh thu của 16 công ty trong năm 2005, Công ty xăng dầu Lào chiếm 40,8% tổng lượng xăng dầu nhập vào nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào. Với chức năng nhiệm vụ và tổ chức quản lý kinh doanh mà Nhà nước Lào giao phó, Công ty có quy mô toàn quốc (bảo đảm 75% sản lượng xăng dầu cả nước), đã chuyển sang hoạt động theo cơ chế mới (bảo đảm 42% sản lượng tiêu thụ trên cả nước). Công ty xăng dầu Lào luôn phát huy vai trò chủ lực, chỉ đạo điều tiết, ổn định và phát triển thị trường xăng dầu phục vụ đắc lực công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Có thể nhìn tổng quát mô hình tổ chức của Công ty xăng dầu Lào ở sơ đồ 2.1.
- Ban giám đốc gồm: 01 Giám đốc, 02 Phó Giám đốc.
- Có 3 bộ phận chức năng gồm: bộ phận phụ trách tổ chức - hành chính; bộ phận phụ trách kinh doanh; bộ phận phụ trách kỹ thuật.
- Có 8 phòng; phòng tổ chức - hành chính; văn phòng giám đốc; phòng pháp chế thanh tra; phòng kế hoạch - kế toán; phòng marketting; phòng phát triển marketting; phòng quản lý kỹ thuật; phòng quản lý xây dựng.
- Có 3 đội: đội kinh doanh ga; đội kinh doanh công nghệ; đội vận tải xăng dầu.
- Có 8 chi nhánh ở các tỉnh trực thuộc công ty:
+ Chi nhánh tỉnh U Đôm Xay vừa đảm nhận thêm 2 tỉnh nữa (tỉnh Luông Nặm Thà, tỉnh Phuông Xa Ly).
+ Chi nhánh tỉnh Xiêng Khoảng.
+ Chi nhánh tỉnh Luông Pha Bang.
+ Chi nhánh tỉnh Xay Nhạ Bu Ly.
+ Chi nhánh tỉnh Bo Kẹo.
+ Chi nhánh tỉnh Khăm Muộn.
+ Chi nhánh tỉnh Xa Văn Na Khết.
+ Chi nhánh tỉnh Chăm Pa Xắc vừa đảm nhiệm thêm 3 tỉnh nữa (tỉnh Xa La Văn, tỉnh Xê Kong, tỉnh ắt Ta Pư).
Giám đốc
Phó Giám đốc 1
Phó Giám đốc 2
Bộ phận phụ trách tổ chức - hành chính
Bộ phận phụ trách tổ kinh doanh
Phòng tổ chức-hành chính
Văn phòng Giám đốc
Phòng pháp chế thanh tra
Phòng kế hoạch-kế toán
Phòng Marketing
Phòng phát triển Marketing
Chi nhánh tỉnh
U Đôm Xay
Chi nhánh tỉnh
Xiêng Khoảng
Chi nhánh tỉnh
Luông Pha Bang
Chi nhánh tỉnh
Xay Nhạ Bu Ly
Chi nhánh tỉnh
Bo Kẹo
Chi nhánh tỉnh
Khăm Muộn
Chi nhánh tỉnh
Xa Văn Na Khết
Phòng Quản lý kỹ thuật
Phòng Quản lý xây dựng
Đội kinh doanh nga
Đội kinh doanh công nghệ
Đội vận tải xăng dầu
Bộ phận phụ trách kỹ thuật
Chi nhánh tỉnh
Chăm Pa Xắc
Sơ đồ 2.1: Hệ thống tổ chức của Công ty xăng dầu Lào (Or ganization chart of laostte puel company)
Công ty xăng dầu Lào là doanh nghiệp nhà nước đặc biệt, chiếm 42% thị trường trong nước vào năm 2005, được Nhà nước giao nhiệm vụ đảm bảo bình ổn thị trường xăng dầu trong nước trong bất kỳ tình huống nào. Những năm gần đây, trong khi giá xăng dầu trên thị trường thế giới leo thang chưa từng có, nhưng Công ty xăng dầu Lào vẫn đảm bảo duy trì ổn định thị trường xăng dầu trong nước với chất lượng phục vụ ngày càng được nâng cao, tạo được uy tín trên thị trường trong nước cũng như ở nước ngoài. Đội vận tải xăng dầu là một đơn vị hoạt động có hiệu quả gắn liền với kinh doanh xăng dầu. Công ty xăng dầu đã đầu tư vốn để phát triển phương tiện hiện đại và tạo điều kiện để vươn ra thị trường vận tải xăng dầu quốc tế.
Về chính sách điều hành giá đối với kinh doanh nội địa, mặc dù Chính phủ vẫn điều hành giá cả thông qua giá định hướng, Công ty xăng dầu Lào đã phân cấp, để Giám đốc công ty chủ động quyết định giá bán trên cơ sở giá giao của Bộ Thương mại. Tuy nhiên với 16 công ty kinh doanh xăng dầu và 8 chi nhánh tỉnh, sẽ có nhiều giá khác nhau, khoảng cách giữa các mức giá càng xa khi lãi gộp từ giá giao đến giá bán tối đa càng lớn.
Số vốn chủ sở hữu nhà nước ở Công ty là 1.173.831 kíp. Trong những năm qua, Công ty xăng dầu Lào đã khai thác tốt nguồn vốn hiện có với tốc độ quay vòng bình quân là 14,18 lần/năm. Chỉ tiêu này cho thấy hiệu quả của việc khai thác đồng vốn là khá tốt.
Với mô hình quản lý hiện nay, toàn bộ khâu nhập khẩu được điều hành thống nhất tại văn phòng tài chính - tín dụng của công ty. Các chi nhánh ở các tỉnh làm nhiệm vụ điều hành cung cấp cho thị trường. Từ đó hình thành các trung tâm thanh toán quản lý tiền hàng. Các trung tâm thanh toán, không chỉ giúp cho việc quản lý công nợ nội bộ chi nhánh được tăng cường mà còn có ý nghĩa quan trọng trong quá trình đẩy nhanh tốc độ luân chuyển tiền hàng trên toàn hệ thống. Do nhiều chi nhánh ở các tỉnh khắp cả miền đất nước có chỗ thuận lợi, có chỗ còn nhiều bất cập và việc điều hành lưu chuyển tiền về công ty chỉ bằng mệnh lệnh hành chính mà không có sự kiểm tra kịp thời nên vốn bằng tiền về quỹ ở mức thấp, vốn quay vòng chậm chạp làm cho tổng số tiền vay ngân hàng luôn ở mức cao, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh.
Ngoài ra, mỗi chi nhánh ở các tỉnh còn có nhiệm vụ dự trữ xăng dầu cho việc nhiệm vụ chính trị - xã hội ở địa phương nên tổng lượng hàng hoá lưu kho tại tất cả các chi nhánh các tỉnh lớn hơn mức cần thiết cũng làm giảm vòng quay vốn.
Nguồn vốn của công ty bị phân tán đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc kinh doanh của Công ty xăng dầu Lào và làm ảnh hưởng đến số vòng quay vốn.
Cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty xăng dầu Lào có tổng giá trị tài sản cố định tính đến 31/12/2005 là 1.406.157 kíp. Công ty xăng dầu Lào đã có một hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật có thể nói là hùng hậu nhất trong hệ thống các công ty kinh doanh xăng dầu ở CHDND Lào hiện nay.
Tổng sức chứa các kho xăng dầu trên cả nước là 21.000.000 m3.
Trong đó tổng số kho xăng dầu: 10 kho nằm rải rác trên phạm vi cả nước, phù hợp với các chi nhánh của Công ty xăng dầu Lào [21, tr.9].
Công ty xăng dầu Lào còn có hệ thống các cửa hàng bán lẻ đến người tiêu dùng, trong đó có cửa hàng của tư nhân làm đại lý cho công ty, có cửa hàng bán lẻ của công ty (hoặc chỉ làm đại lý bán lẻ cho Công ty xăng dầu Lào). Các cửa hàng này được bố trí trên phạm vi toàn nước Lào. Hệ thống cửa hàng này đã tạo nên sức mạnh giúp Công ty xăng dầu Lào thực hiện tốt nhiệm vụ kinh doanh, đặc biệt là các kho cảng đầu mối như kho ét So, Đông Chong, Mương Phim, Chăm Pha Xắc.
Hiện nay Công ty xăng dầu Lào vấp phải một số khó khăn như:
- Thị trường xăng dầu Lào bị chia cắt bởi có nhiều công ty được phép kinh doanh xăng dầu cạnh tranh với Công ty xăng dầu Lào. Hiện ở CHDND Lào còn có 15 công ty kinh doanh xăng dầu là:
1. Công ty xăng dầu Shell
2. Công ty xăng dầu Caltex
3. Công ty xăng dầu In Đu Chin
4. Công ty xăng dầu Hua Khong Can Khá.
5. Công ty xăng dầu Mường Luông
6. Công ty xăng dầu Viêng Chăn
7. Công ty xăng dầu Cung ứng xăng dầu
8. Công ty xăng dầu Lan Xang Phắt Tha Na
9. Công ty xăng dầu A Sia Pi To Liên
10. Công ty xăng dầu DAI
11. Công ty xăng dầu DAFI
12. Công ty xăng dầu TAVĂNLAO
13. Công ty xăng dầu LAO Mày
14. Công ty xăng dầu LO PI LIEM
15. Công ty xăng dầu Phết xa may
- Nguồn vốn bị phân tán và hệ thống cơ sở vật chất không được quy hoạch một cách tổng thể nên 8 chi nhánh ở các tỉnh đều không thống nhất với nhau, mà còn hoạt động tuỳ theo yêu cầu kinh doanh của từng địa phương, cụ thể là:
+ Hệ thống kho xăng dầu với 10 kho lớn nhỏ nằm ở các tỉnh có các chức năng khác nhau như tồn chứa hàng nhập khẩu, cung ứng cho kinh doanh, giữ hộ cho khách hàng, dự trữ xăng dầu quốc gia, một số kho chưa được đánh giá phương án sử dụng một cách hiệu quả nên việc đầu tư hệ thống kho còn hạn chế.
+Hệ thống cửa hàng xăng dầu: ở mỗi đơn vị có một quy hoạch hệ thống cửa hàng bán lẻ riêng nên chưa có quy hoạch mạng lưới cửa hàng xăng dầu trong một vùng thị trường, dẫn đến lãng phí trong đầu tư như việc đầu tư quá nhiều cửa hàng trên một trục đường quốc lộ. Mặt khác, do tiềm lực về vốn ở các đơn vị khác nhau, nên có đơn vị có vốn đầu tư nhưng không có địa điểm, ngược lại có đơn vị có địa điểm thuận lợi nhưng không có vốn đầu tư làm cho việc đầu tư hệ thống cửa hàng bán lẻ vừa dàn trải, không hiệu quả, vừa để mất cơ hội đầu tư vào tay các đối thủ cạnh tranh hoặc các thành phần kinh tế khác.
Khách quan nhận xét, nhờ chiến lược chuyển đổi đúng đắn, Công ty xăng dầu Lào đã phát triển thành công ty dẫn đầu và hiện đại hoá từng bước. Ngoài việc mua, bán xăng dầu thường xuyên, Công ty còn mua sắm trục bơm và vật tư kỹ thuật phục vụ thêm trong năm 2005, tổng số đầu tư là 362.360 USD để củng cố cửa hàng dịch vụ, hiện đại hoá từng bước, đầu tư thêm phương tiện vận tải để đảm bảo tính chủ động trong kinh doanh xăng dầu trong thời gian sắp tới tốt hơn.
Trong suốt quá trình gần 30 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty xăng dầu Lào đã sớm có một định hướng chiến lược cho toàn công ty từng bước đi lên với nhiều kinh nghiệm trong công việc, trải qua nhiều thử thách từ quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Công ty xăng dầu luôn kiên trì thực hiện phương hướng đa dạng hoá mặt hàng kinh doanh, xây dựng đội kinh doanh xăng dầu, Đội kinh doanh công nghệ xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, Đội vận tải theo định hướng "lấy kinh doanh xăng dầu làm trục chính, đồng thời phát triển nhiều loại hình kinh doanh khác, phát huy cao nhất tiềm năng và thế mạnh của Công ty xăng dầu Lào trên cơ sở chính là phát huy yếu tố con người, đặt con người vào vị thế trung tâm, coi doanh nghiệp là phương tiện để con người phát huy tài năng sáng tạo, khẳng định phong cách văn hoá của dân tộc Lào, là bạn hàng đáng tin cậy trên thị trường trong nước và quốc tế.
2.1.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty xăng dầu Lào những năm qua
Công ty xăng dầu Lào được Nhà nước CHDND Lào giao nhiệm vụ kinh doanh và chịu trách nhiệm bình ổn thị trường xăng dầu trong nước. Tuy nhiên để đa dạng hoá các mặt hàng kinh doanh, đa dạng hoá các loại hình kinh doanh, Công ty xăng dầu Lào đã phát triển kinh doanh không chỉ xăng dầu mà còn mở rộng Đội kinh doanh vận tải, Đội công nghệ xây dựng, Đội kinh doanh Nga...
Bảng 2.1 cho thấy một số chỉ tiêu chủ yếu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh từ 2001-2005 của Công ty xăng dầu Lào.
Bảng số 2.1: Một số chỉ tiêu kinh tế, tài chính của Công ty xăng dầu Lào [21, tr.4]
STT
Chỉ tiêu
ĐVT
2001
2002
2003
2004
2005
1
Doanh thu
tr. kíp
387.579
464.859
593.281
734.670
969.682
2
Vốn đầu tư
tr. kíp
307.576
374.776
492.032
562.277
748.709
3
Chi phí kinh doanh
tr. kíp
17.139
29.803
19.510
41.903
54.787
4
Nộp ngân sách
tr. kíp
39.359
44.784
64.632
104.534
156.912
5
Lợi nhuận
tr. kíp
25.253
15.496
17.317
25.956
30.301
6
Chi phí lãi
tr. kíp
8.838
5.423
6.062
9.084
10.608
7
Lãi
tr. kíp
16.414
10.073
11.256
16.820
19.690
8
Nhà nước được
tr. kíp
48.143
50.207
75.193
113.618
167.516
Các số liệu ở bảng 2.1 đã phản ánh một cách khái quát về quy mô và hiệu quả kinh doanh của Công ty xăng dầu Lào, có thể đưa ra một số phân tích như sau:
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan đan xen nhau quyết định. Hiện nay Chính phủ Lào đang thực thi chính sách kiểm soát giá của Nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu. Mặc dù ngoài Công ty xăng dầu Lào, còn có 15 công ty được phép nhập khẩu xăng dầu, nhưng Nhà nước quy định giá bán định hướng trên thị trường nội địa. Trong khi đó giá thế giới, kể từ trước, trong và sau chiến tranh Irắc, luôn luôn biến động và duy trì ở mức cao suốt từ những tháng đầu năm 2004 đến giờ, thì nhà nước Lào vẫn cố giữ giá xăng dầu trong nước không có biến động lớn. Cung cách quản lý giá như vậy đã làm cho tình hình tài chính của Công ty xăng dầu Lào gặp khó khăn cả về vấn đề vốn lưu động để mua xăng dầu lẫn việc mở rộng kinh doanh nhằm làm cho giá mua giảm xuống. Đây là yếu tố khách quan chủ yếu làm giảm lợi nhuận của Công ty. Nhưng vẫn còn may là ngân hàng ưu tiên cho Công ty xăng dầu Lào vay ổn định với số lượng lớn.
Về mặt chủ quan, đặc biệt trong những năm qua, Công ty xăng dầu Lào đã có nhiều cố gắng duy trì và ổn định thị trường, cố gắng thực hiện trách nhiệm, nhiệm vụ của mình với tinh thần trách nhiệm cao về tài chính - tín dụng, về quản lý công nợ, công trả, thu – chi, vốn cố định được kiểm tra đều đặn, việc mua và việc quản lý mặt hàng được sắp xếp theo sự cần thiết và được sự bảo quản kiểm tra, đánh giá chặt chẽ, trong khi đó cũng giảm được việc chi phí không cần thiết xuống mức hợp lý hơn. Số liệu bảng 2.1 phần nào phản ánh kết quả kinh doanh khả quan của Công ty xăng dầu Lào trong những năm vừa qua. Doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách của Công ty hàng năm tăng lên rõ rệt, Ví dụ năm 2005, tổng doanh thu đạt 969.682 triệu kíp, lợi nhuận kinh doanh đạt 30.301 triệu kíp, nộp ngân sách đạt 156.912 triệu kíp so với năm 2004 tăng lên 52.378 triệu kíp bằng 50% [21, tr.4].
Hiện nay, cơ cấu mặt hàng của Công ty gồm có:
1. Xăng đặc biệt
2. Xăng
3. Diezel
4. Jet A1
5. Mazut
6. Dầu hoả
7. Dầu đốt lò (FO), dầu nhờn các loại.
Mạng lưới phân phối: ở 18 tỉnh trên toàn đất nước Lào, chia làm 8 chi nhánh với sự phân công như sau:
1. Chi nhánh xăng dầu ở tỉnh U Đôm Xay (vừa đảm nhiệm 2 tỉnh: Luông Nặm Thà, tỉnh Phuông Xa Ly).
2. Chi nhánh xăng dầu ở tỉnh Xiêng Khoảng
3. Chi nhánh xăng dầu ở tỉnh Luông Pha Bang
4. Chi nhánh xăng dầu ở tỉnh Xay Nhạ Ba Ly
5. Chi nhánh xăng dầu ở tỉnh Bo Kẹo
6. Chi nhánh xăng dầu ở tỉnh Khăm Muộn
7. Chi nhánh xăng dầu ở tỉnh Xa Vẳn Na Kệt
8. Chi nhánh xăng dầu ở Chăm Pa Sắc (vừa đảm nhiệm 3 tỉnh: tỉnh Xa La Văn, tỉnh Xê Koong, tỉnh ắt ta pư).
- ở Thủ đô Viêng Chăn là Công ty xăng dầu Lào (công ty mẹ), vừa đảm nhiệm 2 tỉnh Viêng Chăn và Bo Ly Khăm Xay.
- ở tỉnh Hủa Phăn Công ty xăng dầu Lào chỉ thông qua Quota nhập khẩu cho tỉnh trong từng thời kỳ 1 năm.
Nhiệm vụ của chi nhánh là đại diện cho Công ty xăng dầu Lào làm nhiệm vụ bảo đảm xăng dầu dự trữ để bán buôn cho khách hàng. Tất cả các chi nhánh đều có cơ cấu tổ chức riêng tuỳ theo chức năng và tính chất hoạt động của mỗi chi nhánh ở các tỉnh theo khối lượng xăng dầu mà công ty giao phó, còn công ty mẹ thực hiện tổng hạch toán, có nhiệm vụ bảo đảm và cân đối nguồn hàng cho toàn chi nhánh, chỉ đạo hoạt động của chi nhánh, điều hoà, phối hợp sử dụng cơ sở vật chất của chi nhánh có hiệu quả.
Công ty mẹ có nhiệm vụ ra quyết định, chế độ, chính sách, kiểm tra, thực hiện báo cáo tổng kết công tác trong năm, đề ra phương hướng, nhiệm vụ năm năm tới...
Số lượng đối tác Công ty xăng dầu có quan hệ nhập khẩu là các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu của Việt Nam và Thái Lan.
Việc nhập xăng dầu năm 2005 đạt doanh số 169,12 triệu kíp tương đương 69,91 triệu USD, hoàn thành 99,48% kế hoạch đề ra. Nếu so với năm 2004 thì nhập khẩu năm 2005 giảm 1,16% về khối lượng, nhưng trị giá tăng lên 33,26% do giá dầu thế giới tăng lên.
Bảng 2. 2: nhập xăng dầu năm 2001-2005 của CTXD Lào [21, tr.3]
STT
Chỉ tiêu
ĐVT
2001
2002
2003
2004
2005
1
Kế hoạch
Triệt lít
146,45
167,56
180,43
190,00
170,00
2
Thực hiện
Triệu lít
146,84
162,60
170,91
171,00
169,12
3
Đối chiếu (%)
%
100%
97%
94,72
90%
99,4%
4
Trị giá
Triệu USD
$34,50
$34,92
$41,38
$52,46
$69,91
Bảng số 2.3: Vốn đầu tư của Công ty xăng dầu Lào năm 2001-2005 [21, tr.4]
ĐVT: Triệu kíp
STT
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
2004
2005
I
Vốn lưu động
122.778
175.924
209.725
305.595
341.772
1
Tiền
56.289
40.678
47.326
66.990
86.130
2
Tài sản
26.838
29.114
42.736
47.988
62.937
3
Nợ phải nhận
39.651
106.132
119.663
190.617
192.705
II
Nợ phải trả
111.984
124.912
153.879
270.009
289.794
1
Giai đoạn ngắn
85.651
82.378
109.879
231.005
250.677
2
Giai đoạn dài
26.333
42.534
43.414
39.004
30.117
III
Tổng số tồn
10.794
51.012
56.432
35.586
50.253
IV
Tổng số tồn giai đoạn ngắn
37.127
93.546
99.846
74.590
80.370
Tổng số vốn lưu động đối với nợ phải trả giai đoạn ngắn
1 1,10
1 1,43
1 1,40
1 2,13
1 1,36
1 1,91
1 1,13
1 1,32
1 1,17
1 1,31
Công ty xăng dầu Lào cải thiện đời sống cho cán bộ công nhân viên và thực hiện các chính sách khác theo quy chế và chính sách đã đề ra cho cán bộ trong những năm vừa qua tương đối tốt.
Tiền lương bình quân của người lao động tương đối ổn định, mức sống của người lao động ở mức trung bình khá. Tuy nhiên, mức thu nhập của người lao động chưa tương xứng với năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh của công ty. Do vậy muốn duy trì và tiếp tục cải thiện thu nhập cho người
Bảng 2.4:Tổng số xăng dầu cung cấp cho cửa hàng bán lẻ ở các chi nhánh các tỉnh năm 2004-2005 [21, tr.10]
TT
Chỉ tiêu
Bo Kẹo
U Đôm Xay
Xiêng Khoảng
Hủa Phăn
Luông Pha Bang
Xay Nhạ
Ba Ly
Thủ đô
Viêng Chăn
Khăm Muộn
Xa Văn
Na Kệt
Chăm Pa Sắc
Tổng
số lít
1
Thực hiện 04
5.901.998
8.447.153
7.269.838
4.514.305
5.185.792
3.371.448
52.131.152
8.789.856
39.704.804
34.330.622
169.847
2
Kế hoạch 05
7.270.000
7.040.000
7.720.000
7.530.000
4.210.000
53.945.000
10.535.000
35.270.000
22.920.000
3
Thực hiện 05
6.104.668
7.011.252
7.928.288
2.368.393
7.189.275
2.937.830
56.227.107
8.845.836
36.229.373
27.780.405
4
Đối chiếu kế hoạch %
83,97
99,59
102,70
95,48
69,78
104,23
83,97
102,72
121,21
5
Đối chiếu 04%
103,43
33,00
109,06
138,63
87,14
107,86
100,64
91,25
80,92
Số liệu bảng 2.4 cho thấy, nhiều chi nhánh đã thực hiện 2005 so với thực hiện 2004 không giống nhau, có chi nhánh cũng vượt kế hoạch, có những chi nhánh cũng không thực hiện được. Thực trạng đó do nhiều nguyên nhân khác nhau.
lao động thì cần phải nâng cao mức năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh.
Bảng 2.5: Thu nhập của người lao động ở CTXD Lào [21, tr.12]
(ĐVT: Triệu kíp)
STT
Nội dung
2000
2001
2002
2003
2004
2005
1
Tiền lương, tiền thưởng
1.478.653
2.014.055
3.180.129
3.443.353
3.862.800
4.283.845
2
Bảo hiểm xã hội
210.830
450.861
923.236
650.257
273.020
302.779
3
Góp phần xã hội
184.286
8.970
115.394
20.236
356.170
394.992
Ngoài ra, Công ty đã góp phần xây dựng đất nước bằng nhiều đóng góp trong xây dựng đường xá, cầu cống, bệnh viện, trường học,... .
Do những kết quả hoạt động trên, Công ty xăng dầu Lào đã nhận được nhiêù Bằng khen, được thưởng Huân chương lao động hạng nhất của Chính phủ Lào, năm 2004 Công ty còn được nhận phần thưởng (The International Quality erown Award in the Gold category). (the th enter national Quality erown convention Lodon, 2004), tổ chức tại Lon Don.
2.2. thực trạng quản lý ở công ty xăng dầu lào những năm qua
2.2.1. Tình hình quản lý ở Công ty xăng dầu Lào trong giai đoạn thực hiện cơ chế quan liêu, bao cấp
2.2.1.1. Quản lý mua bán
Nhà nước Lào rất quan tâm đến vấn đề bảo đảm nhu cầu xăng dầu cho đất nước và coi đó là một nhiệm vụ chiến lược, một trọng tâm trong lãnh đạo, chỉ đạo quản lý Nhà nước đối với phát triển kinh tế xã hội. Ngay sau khi giải phóng đất nước ngày 2/12/1975, ngành xăng dầu chính thức thành lập. Trong quá trình phát triển, nhiệm vụ căn bản của ngành này là cung ứng xăng dầu theo yêu cầu chỉ đạo của Bộ Giao thông vận tải, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, chỉ tiêu nhập hàng năm do Uỷ ban kế hoạch Nhà nước trực tiếp xác định trên cơ sở tổng hợp kế hoạch phân bổ xăng dầu.
Việc thanh toán với chủ hàng (Liên Xô) cũng do Nhà nước trực tiếp tiến hành thông qua nghị định thư giữa hai chính phủ, ngành xăng dầu không phải làm nhiệm vụ thanh toán hàng nhập.
Việc phân phối nguồn hàng cho các đối tượng sử dụng thực hiện thống nhất theo chỉ tiêu, hạn mức mà Nhà nước duyệt hàng năm cho từng đối tượng. Hàng năm Nhà
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LV khampheng da sua hoan chinh1.doc