MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO NÓI CHUNG VÀ ĐẠI HỌC CÔNG LẬP NÓI RIÊNG 4
1.1 Sự nghiệp đào tạo đại học trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước 4
1.2 Quản lý tài chính trong giáo dục đại học công lập 14
1.3 Kinh nghiệm quốc tế về đầu tư tài chính và quản lý tài chính đối với giáo dục - đào tạo 25
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA HIỆN NAY 32
2.1 Khái quát chung về đặc điểm hoạt động của Đại học Quốc gia Hà Nội 32
2.2 Thực trạng quản lý tài chính ở Đại học Quốc gia Hà Nội hiện nay 45
2.3 Đánh giá những tồn tại trong việc huy động, quản lý sử dụng các nguồn kinh phí phục vụ đào tạo đại học tại Đại học Quốc gia Hà Nội 61
Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI 65
3.1 Quan điểm, mục tiêu phát triển của Đại học Quốc gia Hà Nội 65
3.2 Mục tiêu, phương hướng hoàn thiện quản lý tài chính của Đại học Quốc gia Hà Nội 75
3.3 Giải pháp tiếp tục hoàn thiện quản lý tài chính đáp ứng mô hình Đại học Quốc gia Hà Nội 84
KẾT LUẬN 92
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 95
98 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1753 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đổi mới quản lý tài chính đáp ứng mô hình Đại học Quốc gia Hà Nội - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i tập trung 16.570 sinh viên
- ĐH không tập trung (tại chức, từ xa) 30.337
- Hệ Cao học 567
- Hệ nghiên cứu sinh 31
- Hệ Cao đẳng 1.448
- Hệ phổ thông trung học chuyên 2.149
Bảng 2.3: Hệ đại học chính qui tập trung thực tuyển qua các năm
Đơn vị: người
Đào tạo Đại học
Năm
Số tuyển sinh hàng năm
Số có NSNN hàng năm
Tổng số sinh viên hiện nay
Tổng số sinh viên có ngân sách
Năm 1996
5.773
2.600
15.470
8.750
Năm 1997
6.500
2.600
20.500
10.500
Năm 1998
6.646
3.000
25.300
12.000
Năm 1999
5.100
3.000
27.800
12.750
Năm 2000
3.603
2.183
16.570
9.300
Nguồn: Theo báo cáo thống kê của ĐHQGHN.
* Từ năm 2000, Đại học Sư phạm tách khỏi ĐHQGHN.
Mối quan hệ giữa qui mô và chất lượng đào tạo đại học: tỷ lệ sinh viên/ giáo viên bình quân là 11/1, đặc biệt lưu ý là qui mô đào tạo đại học tại chức phát triển quá lớn. Về chất lượng do sự phát triển quá mức về qui mô, những thiếu sót trong chương trình, nội dung, sự yếu kém về trang thiết bị, khó khăn trong thực hành, thực tập nên kiến thức về khoa học tự nhiên, kỹ thuật, công nghệ, kinh tế,... tuy có được tăng cường nhưng chưa cơ bản và vững chắc; kiến thức khoa học xã hội và nhân văn, quan hệ xã hội, môi trường còn nông, thiếu cơ bản và thiếu hệ thống.
* Chưa giải quyết được tình trạng học chay, kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế, tay nghề chuyên môn, trình độ nghiệp vụ của sinh viên còn hạn chế. Chất lượng đào tạo đại trà thấp do phương pháp đào tạo lạc hậu, phổ biến là độc thoại, thiếu các điều kiện, hình thức để rèn luyện tư duy độc lập, sáng tạo của người học và do những yếu kém trong tổ chức quản lý của ngành. Sinh viên đào tạo theo chuyên môn hẹp, nặng lý thuyết và chưa thích ứng kịp thời các yêu cầu đa dạng và biến động của thị trường (phải sau thời gian hoặc tự bồi dưỡng thêm về kiến thức và tiếp cận thực tế mới thực sự phát huy năng lực và làm việc có hiệu quả).
* Về quan hệ quốc tế, ĐHQGHN đã tăng cường mở rộng hợp tác quốc tế với trường đại học trên thế giới, các tổ chức quốc tế và tổ chức phi chính phủ, gửi sinh viên đào tạo đại học theo suất học bổng, tự túc, gửi cán bộ đào tạo sau đại học ở nước ngoài. Công tác quan hệ quốc tế giúp tăng cường và hiện đại hóa cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, hợp tác nước ngoài với kinh phí hơn 10 triệu USD, trao đổi kinh nghiệm, tiếp chuyên gia, sinh viên nước ngoài học tại Việt Nam, cử nhiều chuyên gia, cộng tác viên khoa học ra nước ngoài công tác. Tuy nhiên khâu kế hoạch trung, dài hạn của ĐHQGHN về quan hệ quốc tế chưa tốt nên các mục tiêu ưu tiên chọn đối tác có khi chưa phù hợp, hạn chế hiệu quả.
"Qui hoạch mạng lưới trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2001 - 2010" tại Quyết định 47/2001/QĐ-TTg ngày 04/04/2001 của Chính phủ phê duyệt ghi rõ: phấn đấu đến năm 2010 đảm bảo chỉ tiêu sinh viên/giảng viên đạt:
- Từ 10 đến 15 sinh viên/ 1 giảng viên đối với các ngành khoa học, kỹ thuật và công nghệ.
- Từ 20 đến 25 sinh viên/ 1 giảng viên đối với các ngành khoa học xã hội nhân văn và kinh tế, quản trị kinh doanh.
- Về trình độ chuyên môn: có ít nhất 50% số giáo viên đạt trình độ thạc sĩ và tiến sĩ.
- Về cơ sở vật chất kỹ thuật phấn đấu đến năm 2010 đạt chỉ tiêu bình quân 6m2/ diện tích chỗ học tập cho 1 sinh viên.
Hiện nay, ĐHQGHN đã có tỷ lệ giảng viên đạt trình độ thạc sĩ và tiến sĩ là 58% (778/ 1.336) song vẫn còn nguy cơ hẫng hụt trong những năm tới do tỷ lệ cán bộ giảng dạy có trình độ cao, đầu ngành trên 50 tuổi còn nhiều chiếm tỷ lệ 35% (174/ 460).
Với tổng số sinh viên hệ đại học hiện nay là: 16.570 sinh viên, đội ngũ cán bộ giảng dạy là 1.336 người, mức bình quân là 12 sinh viên/ 1 cán bộ giảng dạy. Tuy nhiên, trước tình hình thực tế đang diễn ra tại các trường đại học trong toàn quốc về việc đa dạng hóa các loại hình đào tạo nên tỷ lệ thực tế được qui đổi (4 sinh viên tại chức tương đương 1 sinh viên chính qui) thì tỷ lệ ở ĐHQGHN năm 2000 là 18 sinh viên/ 1 cán bộ giảng dạy.
Về cơ sở vật chất hiện có gồm lớp học 46.405 m2, phòng thí nghiệm, thực hành, thực tập 2.484m2, thư viện 3.059 m2 nếu chia cho số sinh viên hệ đào tạo chính qui tập trung hiện nay là 16.570 sinh viên, ĐHQGHN đang ở mức 3,13 m2/1 sinh viên.
2.2. Thực trạng quản lý tài chính ở đại học quốc gia hà nội hiện nay
2.2.1. Về thực hiện quy trình lập kế hoạch ngân sách nhà nước của ĐHQGHN và nguồn kinh phí ngân sách nhà nước cấp (70% nguồn thu)
2.2.1.1. Quy trình lập kế hoạch ngân sách Nhà nước của ĐHQGHN
Hàng năm, ĐHQGHN hướng dẫn các đơn vị trực thuộc lập kế hoạch ngân sách của năm sau vào khoảng tháng 6 của năm tài chính hiện tại, việc lập kế hoạch ngân sách của các đơn vị trực thuộc phải căn cứ vào các chỉ tiêu sau:
- Nhiệm vụ do ĐHQGHN giao và nhiệm vụ của đơn vị do cơ quan có thẩm quyền thông báo đối với đơn vị.
- Các luật NSNN, KH-CN; chế độ, chính sách hiện hành; một số định mức chi thủ trưởng đơn vị được quyết định theo ủy quyền của Giám đốc ĐHQGHN.
- Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách năm sau. Văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính, của ĐHQGHN.
- Đánh giá tình hình thực hiện dự toán thu chi của các năm trước trên các mặt chủ yếu sau:
+ Chi thường xuyên: đánh giá khả năng NSNN đáp ứng cho nhu cầu hoạt động của đơn vị đối với từng bậc đào tạo đại học, cao đẳng, sau đại học, lớp chuyên.
+ Chương trình tăng cường cơ sở vật chất cho GD-ĐT: đánh giá triển khai thực hiện cụ thể của đơn vị về xác định danh mục, thực hiện các thủ tục, khối lượng công việc đã hoàn thành và dự kiến tiến độ sẽ hoàn thành từ đó đánh giá hiệu quả việc thực hiện kinh phí.
+ Các nguồn kinh phí thu hợp pháp, được phép ngoài NSNN cấp (học phí, lệ phí tuyển sinh, hỗ trợ từ sản xuất thử nghiệm...) ghi rõ tên nguồn thu, số thu, việc thực hiện chi tiêu, hạch toán và quản lý tài chính đối với nguồn thu này.
Các đơn vị trực thuộc ĐHQGHN căn cứ vào hướng dẫn của ĐHQGHN xây dựng kế hoạch ngân sách của đơn vị mình và gửi ĐHQGHN để tổng hợp làm cơ sở xây dựng kế hoạch ngân sách chung của ĐHQGHN và bảo vệ kế hoạch trước Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính.
Nhìn chung quy trình lập kế hoạch ngân sách của ĐHQGHN là hoàn toàn phù hợp với yêu cầu của Luật NSNN. Song còn một số tồn tại cần khắc phục đó là:
- Chưa hướng dẫn các đơn vị trực thuộc báo cáo tình hình nguồn thu từ viện trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;
- Chưa đánh giá kết quả của hoạt động nghiên cứu khoa học và các đề tài sản xuất thử và thử nghiệm;
- Chưa hướng dẫn các đơn vị lập kế hoạch số phải thu (học phí, ký túc xá sinh viên, các khoản dịch vụ phải thu khác...);
- Khi lập kế hoạch chỉ quan tâm đến đầu vào để xác định kinh phí, chưa tính đến đầu ra (chất lượng và hiệu quả).
* Nguồn kinh phí NSNN (70% nguồn thu)
NSNN hình thành từ sự huy động tổng sản phẩm quốc dân, sau đó chi cho các ngành để duy trì hoạt động và phát triển. Quĩ giáo dục - đào tạo nằm trong khoản chi cho văn hóa xã hội thuộc NSNN, quĩ chi cho GD-ĐT phụ thuộc vào tổng sản phẩm quốc dân, cũng như chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cùng với mức độ chi cho các hoạt động kinh tế - xã hội khác. Trong mấy năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, tỷ trọng chi cho sự nghiệp GD-ĐT tăng đáng kể.
Sơ đồ 2.1. Tỷ lệ chi NSNN cho GD-ĐT so với tổng chi ngân sách
(%)
Năm
1995
1996
1997
1998
1999
2000
10,7
12,9
12,77
13,89
14,04
15,45
Nguồn: Bộ Tài chính.
Sơ đồ 2.2. Tình hình cấp kinh phí Đại học Quốc gia Hà Nội
85
2000
1999
1998
1997
1996
1995
Năm
Tỷ đồng
81
82,5
78,05
62,6
68,2
Nguồn: Đại học Quốc gia Hà Nội.
Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) nêu rõ: Đầu tư cho GD-ĐT lấy từ nguồn chi thường xuyên và nguồn chi phát triển trong ngân sách Nhà nước. Ngân sách Nhà nước giữ vai trò chủ yếu trong tổng nguồn lực cho GD-ĐT phải được tập trung..., tăng dần tỷ trọng chi ngân sách cho GD-ĐT để đạt được 15% tổng chi ngân sách vào năm 2000. Thực tế cho thấy đã thực hiện theo Nghị quyết trên, đạt 15,45% vào năm 2000. Trong đó việc đầu tư cho ĐHQGHN cũng được tăng lên, ĐHQGHN hàng năm được NSNN cấp kinh phí cho toàn bộ hoạt động của mình bao gồm: kinh phí sự nghiệp GD-ĐT, sự nghiệp KH-CN và môi trường, sự nghiệp kinh tế, vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung và các chương trình mục tiêu quốc gia nhằm đảm bảo hoạt động thường xuyên của ĐHQGHN theo kế hoạch đã được Nhà nước phê duyệt. Riêng nguồn kinh phí đào tạo đại học được cấp theo chỉ tiêu học sinh có ngân sách theo yêu cầu, nhiệm vụ của ĐHQGHN về đào tạo bậc đại học. Từ năm 1996 đến nay, ngân sách cấp cho ĐHQGHN tăng cùng với sự gia tăng ngân sách cho GD-ĐT, thể hiện qua bảng 2.4.
Bảng 2.4: Số liệu đầu tư nguồn NSNN qua các năm từ 1996 - 2000
Đơn vị: nghìn đồng
Năm 96
Năm 97
Năm 98
Năm 99
Năm 2000
Tổng số
96.361.000
162.339.000
171.370.000
144.160.000
117.547.000
- SNGD-ĐT-KHCN
70.461.000
81.315.000
96.970.000
104.980.000
88.547.000
Trong đó 14.09
61.455.000
73.346.000
84.321.000
87.913.000
68.204.700
- CTMTQG
13.000.000
13.524.000
11.800.000
4.680.000
2.000.000
- Vốn XDCB
12.900.000
67.500.000
62.600.000
34.500.000
27.000.000
Nguồn: Theo báo cáo tổng kết và quyết toán của ĐHQGHN.
Qua bảng trên ta thấy, trong tổng số các nguồn kinh phí do ngân sách Nhà nước cấp thì kinh phí cho đào tạo đại học chiếm tỷ trọng lớn nhất. Kinh phí này cấp theo định mức sinh viên có ngân sách, giữa sinh viên có ngân sách và sinh viên thực tế năm 2000 là: 9.300/ 16.570 chiếm 56% (kinh phí nguồn này chủ yếu để chi thường xuyên cho các khoản lương, học bổng, các khoản đóng góp và chi hoạt động chuyên môn giảng dạy, học tập. Như vậy, chi để đầu tư cho cơ sở vật chất, trang thiết bị lấy từ nguồn này rất hạn chế). Mặc dù định mức đầu tư cho sinh viên có ngân sách tăng từ 5,5 triệu đồng năm 1998 lên 6,3 triệu đồng năm 1999 cho 1 sinh viên. Nhìn vào số lượng tăng nhiều song do tăng qui mô, tăng định mức, bù học phí sinh viên sư phạm, các chính sách lương, học bổng của cán bộ, sinh viên, các nhu cầu chi không thể thiếu để duy trì và từng bước nâng cao chất lượng đào tạo thì ngân sách hàng năm chỉ đáp ứng 60% so yêu cầu chi cần thiết. Điều này dẫn đến phải huy động các nguồn thu ngoài ngân sách nhằm bù lại khoản thiếu hụt cho kinh phí đào tạo.
Cơ cấu chi ngân sách của ĐHQGHN thời gian qua cũng có nhiều thay đổi, biểu hiện ở bảng 2.5.
Bảng 2.5: Cơ cấu chi của ĐHQGHN
Đơn vị: triệu đồng
Năm
Tổng chi
Chi xây dựng cơ bản
Chi chương trình mục tiêu
Chi thường xuyên
Tổng số
%
Tổng số
%
Tổng số
%
1996
96.361
12.900
13,4
13.000
13,5
70.461
73,1
1997
162.339
67.500
41,6
13.524
8,3
81.315
50,1
1998
171.370
62.600
36,5
11.800
6,9
96.970
56,6
1999
144.160
34.500
23,9
4.680
3,3
104.980
72,8
2000
117.547
27.000
23,0
2.000
1,7
88.547
75,3
Nguồn: Theo báo cáo tổng kết và quyết toán của ĐHQGHN.
Qua bảng số liệu ta thấy, trong năm 1999 chi xây dựng cơ bản và chương trình mục tiêu chỉ chiếm 27,2% tổng chi của ĐHQGHN, còn lại là chi thường xuyên. Năm 2000 chi xây dựng cơ bản và chương trình mục tiêu chỉ chiếm 24,7% tổng chi của ĐHQGHN, còn lại là chi thường xuyên; chi xây dựng cơ bản, chi chương trình mục tiêu có phần giảm đi so với tổng chi ĐHQGHN do dự án đầu tư của quĩ OPEC đã thực hiện xong, chỉ còn lại đầu tư xây dựng cơ bản và chương trình mục tiêu vốn trong nước, chủ yếu dành cho khu vực Hòa Lạc. Sự thay đổi này chủ yếu nhằm tăng cường cơ sở vật chất và thực hiện các chương trình mục tiêu. Nguồn kinh phí NSNN đầu tư cho ĐHQGHN chiếm tỷ trọng chủ yếu trong hoạt động tài chính của ĐHQGHN và đang có xu hướng tăng dần lên, năm 2000 chiếm 75,3% so tổng kinh phí đầu tư cho ĐHQGHN. Điều đó đã góp phần nâng cấp hệ thống các trường, các viện, các trung tâm, các khoa trực thuộc, chống xuống cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện đồ dùng dạy học, nâng cao đời sống cán bộ giáo viên, số lượng sinh viên theo học ngày càng tăng. Định mức chi tổng hợp về đào tạo cho một học sinh đại học có xu hướng tăng, phân bổ theo từng khối ngành, nhằm đáp ứng tính chất đào tạo của từng ngành nghề khác nhau.
Ngoài nguồn kinh phí đào tạo đại học, hàng năm NSNN còn cấp các nguồn kinh phí khác để đào tạo sau đại học, đào tạo lưu học sinh Lào, nghiên cứu khoa học,... các nguồn kinh phí này được cấp theo nhiệm vụ và chỉ tiêu cụ thể hàng năm.
Riêng đối với kinh phí chương trình mục tiêu, Nhà nước chú trọng đến hai Đại học Quốc gia lớn (tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh), NSNN đã chú trọng đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy, học tập, chống xuống cấp nhà cửa, lớp học, ký túc xá sinh viên, thực hiện chương trình đổi mới giáo trình nhằm đáp ứng chương trình giảng dạy đạt chất lượng cao. Thực tế trong năm qua đã đầu tư cho ĐHQGHN như sau:
Bảng 2.6: Kinh phí tăng cường cơ sở vật chất và biên soạn giáo trình
Đơn vị: triệu đồng
Năm
1998
1999
2000
Nâng cấp cơ sở vật chất
6.756
3.980
6.500
Biên soạn giáo trình
650
700
500
Mua sắm trang thiết bị
3.394
Tổng số
10.800
4.680
7.000
Nguồn: Theo báo cáo tổng kết và quyết toán của ĐHQGHN.
Bên cạnh những cố gắng của Nhà nước trong việc tăng chi cho sự nghiệp đào tạo, việc khai thác các nguồn thu ngoài ngân sách của ĐHQGHN và những kết quả đào tạo đại học ở ĐHQGHN đã đạt được trong thời gian qua cũng còn một số tồn tại thể hiện định mức chi bình quân một học sinh đại học ở ĐHQGHN là 6,3 triệu đồng/ 1 sinh viên/1 năm. Số học sinh được hưởng ngân sách hàng năm chỉ chiếm 70% trong tổng số chỉ tiêu được tuyển nên định mức thực tế chỉ còn 4,15 triệu đồng/ 1 sinh viên/ 1 năm như năm 2000.
2.2.1.2. Về quản lý và sử dụng nguồn kinh phí ngân sách nhà nước cấp
Nguồn tài chính trong NSNN cho đào tạo đại học chủ yếu tập trung cho các khoản chi thường xuyên, trực tiếp gắn với công tác tổ chức quá trình giảng dạy, học tập theo qui chế chuyên môn hiện hành. Các khoản chi thường xuyên trong ngân sách đào tạo hàng năm được phân bổ chi tiêu theo cơ cấu, nội dung chi như sau:
* Chi cho con người (từ mục 100 đến mục 106 thuộc nhóm chi I) chiếm tỷ lệ lớn nhất trong các khoản chi.
Năm 1998 chiếm 43% trong tổng chi.
Năm 1999 chiếm 38% trong tổng chi.
Năm 2000 chiếm 40% trong tổng chi.
* Chi quản lý hành chính (từ mục 109 đến 116, mục 134 thuộc nhóm chi II) bao gồm chi tiền điện, nước, điện thoại, xăng xe, công tác phí, hội nghị phí,... trung bình hàng năm chiếm khoảng 22% tổng chi nhằm đáp ứng cho các hoạt động bộ máy của ĐHQGHN.
* Chi cho nghiệp vụ chuyên môn giảng dạy, học tập (mục 119 thuộc nhóm chi III) là một khoản chi quan trọng ảnh hưởng lớn đến chất lượng đào tạo sinh viên gồm các khoản chi như: mua vật tư thí nghiệm, mua sắm tài liệu, giáo trình cho thư viện, phục vụ công tác giảng dạy, chi cho thực tập, thực tế chuyên môn, chi nghiên cứu khoa học của sinh viên, chi khen thưởng cán bộ, giáo viên, sinh viên, chi tổ chức hội nghị, hội thảo với nội dung, phương pháp giảng dạy, tổ chức quá trình đào tạo..., ngoài ra chi để bồi dưỡng giờ giảng cho giáo viên và các hoạt động về thực tế cho sinh viên tỷ lệ chi:
Năm 1998 chiếm 13% trong tổng chi.
Năm 1999 chiếm 14% trong tổng chi.
Năm 2000 chiếm 13% trong tổng chi.
* Chi mua sắm, sửa chữa (mục 117, mục 118, mục 144, mục 145 thuộc nhóm chi IV).
ĐHQGHN ưu tiên về cơ sở vật chất, chống xuống cấp, trang thiết bị quá cũ, tập trung sửa chữa nhiều phòng học, phòng thí nghiệm, phòng máy vi tính, tỷ lệ chi hàng năm như sau:
Năm 1998 chiếm 22% trong tổng chi.
Năm 1999 chiếm 24% trong tổng chi.
Năm 2000 chiếm 25% trong tổng chi.
Bảng 2.7: Chi thường xuyên đào tạo đại học qua các năm từ 1996 - 2000
Đơn vị: nghìn đồng
Năm
Nhóm I
Nhóm II
Nhóm III
Nhóm IV
Tổng cộng
1996
23.756.193
11.220.700
6.427.627
20.073.246
61.477.766
1997
29.992.008
13.385.089
7.516.955
12.592.141
63.486.193
1998
34.423.105
17.565.237
10.075.436
17.398.274
79.462.052
1999
36.365.722
23.415.016
12.994.515
22.863.985
95.639.238
2000
27.442.141
14.945.529
9.275.678
17.119.351
68.782.699
Nguồn: Theo báo cáo tổng kết và quyết toán các năm của ĐHQGHN
Bảng 2.8: Phân tích tỷ trọng các khoản chi
Đơn vị: triệu đồng
Năm
1997
1998
1999
2000
Nhóm
Tổng số
%
Tổng số
%
Tổng số
%
Tổng số
%
I
29.992
47
34.423
43
36.366
38
27.442
40
II
13.385
21
17.565
22
23.415
24
14.945
22
III
7.517
12
10.075
13
12.994
14
9.276
13
IV
12.592
20
17.398
22
22.864
24
17.119
25
Tổng
63.486
100
79.462
100
95.639
100
68.783
100
Nguồn: Theo báo cáo tổng kết và quyết toán các năm của ĐHQGHN
Những năm qua ĐHQGHN đã chú ý kiện toàn lại bộ máy, ổn định biên chế để giảm bớt quĩ lương, tiết kiệm chi phí quản lý hành chính, tập trung phát triển nghiệp vụ chuyên môn và mua sắm, sửa chữa, chống xuống cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập nâng cao chất lượng đào tạo. Riêng nguồn kinh phí ngân sách chi cho các đề tài nghiên cứu khoa học do các chủ nhiệm đề tài quản lý và được toàn quyền sử dụng.
2.2.2. Về huy động và sử dụng nguồn kinh phí ngoài ngân sách
2.2.2.1. Về huy động nguồn kinh phí ngoài ngân sách
Nguồn vốn trong NSNN tuy là nguồn vốn chủ đạo và quyết định, nhưng ĐHQGHN vẫn coi trọng nguồn vốn bổ sung ngoài ngân sách.
Thực hiện Quyết định số 70/QĐ-TTg ngày 31 tháng 3 năm 1998 của Chính phủ về việc thu và sử dụng học phí ở các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; Thông tư số 54/TTLT/ BGD&ĐT-BTC thông tư liên tịch của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Tài chính ngày 31/08/1998 hướng dẫn thu và sử dụng học phí trong các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề qui định mức thu hệ đào tạo đại học chính quy từ 50.000 đồng đến 180.000 đồng/ 1 học sinh/ 1 tháng và thu cho 10 tháng trong năm học, nên nguồn thu học phí tăng lên. Trong mấy năm gần đây, thực hiện Nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19/8/1999 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, ytế, văn hóa, thể dục thể thao nên qui mô đào tạo và các loại hình đào tạo tại chức, từ xa... lên. Các khoản thu từ hoạt động đào tạo này chiếm tỷ trọng lớn trong các nguồn kinh phí ngoài ngân sách, tỷ lệ kinh phí hỗ trợ cho đào tạo đại học cũng nhiều hơn. Nguồn này trong những năm qua đã đóng góp một phần đáng kể đối với quá trình phát triển của ĐHQGHN và được hình thành chủ yếu từ các nguồn sau đây:
- Thu học phí, lệ phí tuyển sinh, lệ phí ký túc xá.
- Thu từ dịch vụ xuất bản, phát hành sách, ấn phẩm.
- Thu từ dự án sản xuất thử, thử nghiệm.
- Thu từ nguồn tài trợ qua hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu khoa học.
Bảng 2.9: Số liệu đầu tư nguồn ngoài ngân sách Nhà nước qua các năm từ 1996 - 2000
Đơn vị: nghìn đồng
Năm 96
Năm 97
Năm 98
Năm 99
Năm 2000
Tổng số
12.670.765
18.924.237
34.709.452
43.303.107
39.609.965
- Học phí
9.765.420
15.024.200
28.576.463
31.049.725
26.758.499
- Phí, lệ phí
870.697
1.005.457
1.551.848
1.655.690
2.696.709
- HĐ SN, ĐT, NCKH
1.483.866
1.998.160
2.574.654
4.134.452
4.036.346
- Khác
550.782
896.420
2.006.487
6.463.240
6.118.411
Nguồn: Theo báo cáo tổng kết và quyết toán của ĐHQGHN.
Bảng 2.10: Tỷ lệ các khoản thu ngoài ngân sách Nhà nước
Tỷ lệ: %
Nội dung
Năm 1996
Năm 1997
Năm 1998
Năm 1999
Năm 2000
Học phí
77,0
79,4
82,3
71,7
67,5
Phí, lệ phí
6,9
5,3
4,5
3,8
6,8
HĐ SN đào tạo, NCKH
11,7
10,5
7,4
9,5
10,2
Khác
4,4
4,8
5,8
15,0
15,5
Tổng số
100
100
100
100
100
Nguồn: Theo báo cáo tổng kết và quyết toán của ĐHQGHN.
Bảng 2.11: Tỷ lệ các khoản thu đào tạo đại học của ĐHQGHN trong 3 năm 1998 - 2000
Đơn vị: triệu đồng
Nội dung
Năm 1998
Năm 1999
Năm 2000
Tổng số
%
Tổng số
%
Tổng số
%
Kinh phí đào tạo đại học do NSNN cấp
84.321
70,8
87.913
67,0
68.205
63,3
Học phí
28..576
24,0
31.050
23,7
26.758
24,8
Phí, lệ phí
1.552
1,3
1.656
1,3
2.697
2,5
HĐ SN đào tạo, NCKH
2.575
2,2
4.134
3,1
4.036
3,7
Khác
2.006
1,7
6.463
4,9
6.118
5,7
Tổng số
119.030
100
131.216
100
107.814
100
Nguồn: Theo báo cáo tổng kết và quyết toán của ĐHQGHN.
Qua bảng số liệu cho thấy kinh phí từ nguồn ngoài ngân sách đã tăng lên hàng năm, nguồn thu chủ yếu là từ học phí của học sinh, sinh viên (năm 1999 chiếm 71,7% nguồn thu ngoài ngân sách, chiếm 23,7% so với tổng thu thường xuyên của ĐHQGHN), khoản thu này dùng để bù đắp thêm việc giảng dạy cho giáo viên, hỗ trợ công tác đào tạo và trang bị thêm cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy học tập.
Thu từ lao động sản xuất, hợp đồng nghiên cứu khoa học và sản xuất kinh doanh của các đơn vị trực thuộc ĐHQGHN cũng tăng dần lên, năm 1999 chiếm 9,5% so tổng số nguồn ngoài NSNN. Sự thay đổi chủ yếu do thực hiện một số đề tài cấp Nhà nước về sản xuất thử, thử nghiệm. Song dễ dàng nhận thấy: các hoạt động tạo ra thu nhập của các cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học trong ĐHQGHN chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số nguồn kinh phí thường xuyên của ĐHQGHN như năm 1999 chỉ chiếm 3,1%.
Đối với nguồn thu khác: thu kí túc xá, thu dịch vụ năm 2000 chiếm 15% nguồn thu ngoài ngân sách, song số thu này luôn biến động theo từng năm. Một trong nguồn thu quan trọng là nguồn tài trợ, viện trợ, để tăng nguồn vốn đầu tư cho ĐHQGHN. Nhà nước đã kêu gọi các tổ chức quốc tế tài trợ và cho vay vốn nhằm phát triển sự nghiệp đào tạo, trong đó Dự án quĩ OPEC cho ĐHQGHN vay ưu đãi 7 triệu USD (2 triệu USD đầu tư xây dựng cơ bản; 5 triệu USD đầu tư thiết bị), và hiện nay đang thực hiện dự án "phát triển giáo dục và đào tạo" vay vốn Ngân hàng Thế giới (WB). Các dự án này góp phần nâng cấp cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị cho phòng thí nghiệm, đổi mới giáo trình, tăng cường sách, báo, tài liệu cho thư viện... phục vụ đào tạo đại học của ĐHQGHN, các nguồn tài trợ này làm thay đổi căn bản tổng nguồn kinh phí cũng như tỷ trọng các nguồn kinh phí đào tạo đại học đầu tư cho ĐHQGHN, ngoài ra các trường thành viên và các đơn vị trực thuộc có quan hệ với các tổ chức quốc tế để thu hút kinh phí nhằm tăng cường cơ sở vật chất cho các phòng thí nghiệm, các phòng học, xây dựng ký túc xá sinh viên.
Bảng 2.12: Diễn biến nguồn tài chính đào tạo đại học qua các năm từ 1996 - 2000
Đơn vị: triệu đồng
Năm
Trong ngân sách
Ngoài ngân sách
Tổng số
Số lượng
% so tổng số
Số lượng
% so tổng số
1996
61.455
83
12.671
17
74.126
1997
73.346
79
18.924
21
92.270
1998
84.321
71
34.709
29
119.030
1999
87.913
67
43.303
33
131.216
2000
68.205
63
39.610
37
107.815
Nguồn: Theo báo cáo tổng kết và quyết toán của ĐHQGHN.
Qua bảng số liệu, một lần nữa chứng minh được rằng tổng kinh phí đào tạo đại học của ĐHQGHN trong mấy năm qua chủ yếu là do nguồn NSNN cấp, hàng năm chiếm tỷ lệ 65,5%.
Bảng 2.13: Mức bình quân kinh phí đào tạo/ tổng sinh viên
Năm
Tổng KP ĐTĐH
KPĐTĐH (sau khi trừ chi cho con người)
Số SV có mặt
Bình quân KP/SV
Bình quân KP/SV (trừ chi CN)
Định mức KP/SV theo QĐ
Ghi chú
1996
61.455
37.722
15.470
3,97 triệu
2,43 triệu
5,5 triệu
1997
73.346
33.494
20.500
3,09 triệu
1,63 triệu
6,3 triệu
1998
84.321
45.039
25.300
3,14 triệu
1,78 triệu
6,3 triệu
1999
87.913
59.273
27.800
3,44 triệu
2,13 triệu
6,3 triệu
2000
68.205
41.341
16.570
4,15 triệu
2,49 triệu
6,3 triệu
Nguồn: Theo báo cáo tổng kết và quyết toán của ĐHQGHN.
Kinh phí đào tạo đại học hàng năm được NSNN cấp chỉ tiêu sinh viên có ngân sách. Nhưng thực tế số đó chỉ chiếm khoảng 60% tổng số sinh viên có mặt tại trường. Vì vậy, tổng số kinh phí đào tạo đại học kể cả NSNN cộng với thu và bù học phí và kinh phí hỗ trợ đào tạo của ĐHQGHN chia bình quân trên đầu sinh viên mới chỉ đạt 70% so với định mức qui định của Nhà nước.
2.2.2.2. Về quản lý và sử dụng nguồn kinh phí ngoài NSNN
Nguồn kinh phí ngoài NSNN của ĐHQGHN được chi phục vụ chủ yếu cho việc:
- Hỗ trợ hoạt động trực tiếp giảng dạy và phục vụ đào tạo: bồi dưỡng giảng dạy và phục vụ giảng dạy.
- Tăng cường cơ sở vật chất: mua sắm, sửa chữa, cải tạo, thuê cơ sở vật chất, văn phòng phẩm, trang thiết bị, hỗ trợ biên soạn giáo trình, hỗ trợ quản lý chuyên môn, hành chính, đoàn thể.
- Chi hoạt động sự nghiệp GD-ĐT: hỗ trợ tổ chức thực tập, thi, hoạt động văn thể, khen thưởng học sinh, sinh viên.
- Trích nộp cho các đơn vị phục vụ: Trung tâm nội trú sinh viên, Trung tâm Thông tin Thư viện và nộp cấp trên.
Bảng 2.14: Nội dung chi từ các khoản thu ngoài ngân sách Nhà nước qua các năm từ 1996 - 2000
Đơn vị: triệu đồng
Năm
Nhóm I
Nhóm II
Nhóm III
Nhóm IV
Tổng cộng
1996
3.801
3.168
2.788
2.914
12.671
1997
6.025
5.318
4.073
4.017
19.433
1998
6.542
5.137
6.850
5.146
23.675
1999
7.303
6.718
8.764
6.427
29.212
2000
11.939
8.579
5.310
15.025
40.853
Nguồn: Theo báo cáo tổng kết và quyết toán của ĐHQGHN.
Bảng 2.15: Phân tích tỷ trọng các khoản chi
Năm
1997
1998
1999
2000
Nhóm
Tổng số
%
Tổng số
%
Tổng số
%
Tổng số
%
I
6.025
31
6.542
28
7.303
25
11.439
28
II
5.318
27
5.137
22
6.718
23
8.579
21
III
4.073
21
6.850
29
8.764
30
5.310
13
IV
4.017
21
5.146
21
6.427
22
15.025
38
Tổng
19.433
100
23.675
100
29.212
100
40.853
100
Nguồn: Theo báo cáo tổng kết và q