Chính sách thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trong thời gian qua đã thường xuyên được bổ sung, sửa đổi đáp ứng yêu cầu đặt ra từ thực tế hoạt động xuất khẩu nhập khẩu hàng hoá, từng bước phù hợp với các nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế để hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới như: khuyến khích đầu tư chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách tích cực thông qua việc qui định miễn, giảm thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng đối với máy móc thiết bị phương tiện vận tải chuyên dùng, vật tư trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để tạo tài sản cố định cho doanh nghiệp; góp phần khuyến khích xuất khẩu thông qua việc thực hiện cắt giảm hơn 5000 dòng thuế nhập khẩu theo lộ trình CEPT/AFTA và gần 2000 mặt hàng theo Hiệp định dệt may với EU để mở rộng việc giao lưu hàng hoá giữa các nước trong khối ASEAN, EU và Hoa Kỳ; có biện pháp thu thuế bổ sung đối với hàng hoá của Việt Nam làm nguy hại tới nền sản xuất trong nước; đã chú trọng biện pháp bảo hộ phù hợp với tiến trình hội nhập quốc tế như: áp dụng giá tính thuế tối thiểu đối với 7 nhóm mặt hàng nhập khẩu, điều chỉnh tăng thuế nhập khẩu của gần 600 mặt hàng chưa đến thời gian cắt giảm thuế nhập khẩu trong đó chủ yếu là mặt hàng mới lần đầu sản xuất thuộc các ngành công nghiệp, mặt hàng chiến lược, mặt hàng có lợi thế cạnh tranh, mặt hàng cần hạn chế nhập khẩu.
117 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4055 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đổi mới quản lý thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu của ngành Hải quan hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ửa đổi tăng thuế của những mặt hàng có mức thuế suất thấp, tăng thuế mặt hàng xăng dầu, tăng cường kiểm soát chống buôn lậu và gian lận thương mại; tổng số thu về thuế từ hàng nhập khẩu (gồm thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; thuế giá trị gia tăng; thuế tiêu thụ đặc biệt) lại tăng cao hơn nhiều so với trước, khi chỉ thu thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt vào hàng nhập khẩu.
- Đảm bảo phù hợp hệ thống chính sách thuế và quan hệ thương mại quốc tế thông qua việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung phù hợp với qui định của các Luật thuế giá trị gia tăng (quy định việc xử lý vi phạm, phạt chậm nộp, giá tính thuế), Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (giảm thuế nhập khẩu một số mặt hàng như: ô tô, rượu, bia để chuyển sang thu thuế tiêu thụ đặc biệt); qui định 3 loại thuế suất (phổ thông, ưu đãi, ưu đãi đặc biệt) để áp dụng cho hàng hoá nhập khẩu từ nước, khối nước có quan hệ thương mại khác nhau đối với Việt Nam; thông qua việc quy định 3 loại thuế suất đã tạo tiền đề để các nước chưa có cam kết ưu đãi về thuế đối với Việt Nam tiến tới ký Hiệp định Thương mại với Việt Nam.
- Từng bước phù hợp với sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và thông lệ quốc tế (theo Luật sửa đổi năm 1998, Luật năm 2005, thì thời hạn phải nộp thuế đối với hàng là vật tư nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu được kéo dài từ 90 ngày thành 275 ngày, song lại thu hẹp thời hạn phải nộp thuế đối với hàng tiêu dùng từ 30 ngày sửa thành phải nộp xong thuế trước khi giải phóng hàng, hoặc qui định đối tượng nộp thuế phải tự kê khai, tính thuế và chịu trách nhiệm pháp luật trước việc kê khai tính thuế của mình).
Tuy nhiên, trong bối cảnh của tình hình mới, Việt Nam đã ký kết Hiệp định Thương mại với Hoa Kỳ, cam kết thực hiện xác định trị giá Hải quan theo GATT đối với hàng hoá nhập khẩu theo danh mục CEPT vào cuối năm 2003, là thành viên của GATT, phải hoàn thành lịch trình cắt giảm thuế theo kế hoạch CEPT vào năm 2006 để thực hiện AFTA, đàm phán giai đoạn cuối để gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO…chính sách thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hiện hành còn nhiều mặt tồn tại cần được tiếp tục nghiên cứu bổ sung, sửa đổi cho phù hợp; những tồn tại đó là:
- Mặc dù đã chú trọng bảo hộ, khuyến khích đầu tư nhưng hiệu quả bảo hộ chưa cao, chưa chọn lọc, chưa xác định thời hạn và lộ trình bảo hộ để các doanh nghiệp chủ động; còn thiếu một số công cụ bảo hộ như hạn ngạch thuế quan, thuế tuyệt đối, trong khi các công cụ bảo hộ này có thể thay thế việc doanh nghiệp lợi dụng khai thấp trị giá tính thuế nhằm mục đích trốn thuế (bước đầu thực hiện trị giá GATT); chưa triển khai áp dụng thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp, chống phân biệt đối xử theo qui định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2005; nguyên nhân là do Pháp lệnh về thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp, chống phân biệt đối xử mới được ban hành; vẫn có một số mặt hàng linh kiện, chi tiết rời hoặc nguyên liệu để sản xuất lắp ráp các sản phẩm cơ khí, điện - điện tử có mức thuế nhập khẩu cao hơn thành phẩm.
- Chưa bao quát hết nguồn thu do mức thuế suất bình quân của biểu thuế hiện hành còn thấp (xấp xỉ 8% kim ngạch) so với các nước thuộc khu vực như Thái Lan 17%, Malaixia 18%, Indonesia 15% khi các nước này ở vào thời điểm tương tự chuẩn bị gia nhập WTO như Việt Nam hiện nay. Đại đa số các mặt hàng có mức thuế suất thấp hoặc thuế suất 0%, những mặt hàng có mức thuế suất cao (trên 40%) chiếm tỷ trọng thấp, trong khi có thể thu thuế nhập khẩu trên diện rộng ở một số nhóm mặt hàng.
- Còn nhiều mức thuế suất thuế nhập khẩu (đã giảm từ 35 mức xuống còn 18 mức) nhưng so với các nước trong khu vực vẫn là nhiều; ngoài thuế nhập khẩu còn thu chênh lệch giá (bản chất vẫn là thuế nhập khẩu) đối với một số mặt hàng gây hiểu nhầm là có quá nhiều khoản thu đối với hàng nhập khẩu, không phù hợp với thông lệ chung.
- Chính sách miễn giảm thuế nhập khẩu đối với một số đối tượng đặc biệt như an ninh, quốc phòng, giáo dục đào tạo tuy phù hợp trong điều kiện ngân sách hạn hẹp, nhưng xét về lâu dài việc miễn thuế này chưa phản ánh đúng thu, chi ngân sách hàng năm của các đối tượng này, tạo cơ chế xin cho, phức tạp cho quản lý, tạo kẽ hở cho đối tượng nộp thuế lợi dụng để trốn thuế.
- Về cơ bản những qui định của chính sách thuế thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hiện hành là tạo thuận lợi cho công tác quản lý hành thu và thực hiện của doanh nghiệp nhưng cũng còn có một số qui định chưa rõ ràng hoặc chưa đầy đủ, hay thay đổi. Ví dụ: việc thường xuyên sửa đổi biểu thuế nhập khẩu tuy đáp ứng yêu cầu bảo hộ cho sản xuất những mặt hàng non trẻ; phù hợp với sự xuất hiện nhiều mặt hàng mới trên thị trường, nhưng lại gây khó khăn cho việc thực hiện, doanh nghiệp bị động trong tính toán hiệu quả kinh doanh theo phương án thuế thay đổi; một số mặt hàng có mức thuế khác nhau nhưng cấu tạo, tính chất gần giống nhau lại chưa có tiêu chuẩn phân biệt rõ ràng.
- Tình trạng nợ đọng thuế lớn và kéo dài nhưng chưa có biện pháp thu hồi có hiệu quả, nguyên nhân tiềm ẩn của tình trạng này là vẫn cho phép doanh nghiệp hưởng thời gian ân hạn nộp thuế.
2.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu của ngành Hải quan
Theo quy định hiện hành thì hệ thống tổ chức Hải quan được tổ chức theo ngành dọc thống nhất từ trên xuống dưới, bao gồm:
Tổng cục Hải quan là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, theo quyết định số 113/QĐ-TTg ngày 04/9/2002 của Thủ tướng Chính phủ.
Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố: hiện có 33 đơn vị, có đơn vị phải triên khai ở nhiều tỉnh thành phố, như Cục Hải quan Hà nội phải triển khai các địa điểm thông quan tại: Hà Nội, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh...
Chi cục Hải quan cửa khẩu, đội kiểm soát Hải quan và đơn vị tương đương.
Cơ quan tham mưu giúp việc cho Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan theo Nghị định số 96/NĐ-CP ngày 14/11/2002 của Thủ tướng Chính phủ bao gồm: 3 Cục nghiệp vụ Hải quan, 8 Vụ và cơ quan hành chính tương đương, 6 cơ quan sự nghiệp đào tạo, khoa học và văn hóa thông tin.
Theo số liệu tổng hợp của Tổng cục Hải quan thì tính đến 31/12/2005 toàn ngành Hải quan có 7089 cán bộ công chức trong đó: 164 cán bộ cấp Vụ, Cục trở lên chiếm 2,31%; 860 cán bộ cấp Chi cục và tương đương chiến 12,13% và 650 cấp đội chiếm 9,16%; với 5415 công chức thừa hành. Như vậy số cán bộ làm công tác lãnh đạo chiếm tỷ lệ cao (3%).
Với cơ cấu tổ chức bộ máy như hiện nay về cơ bản phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của ngành Hải quan. tuy nhiên trong quá trình thực hiện đã bộc lộ một số mặt tồn tại cần được khắc phục, đó là:
- Đơn vị cửa khẩu: mặc dù Tổng cục Hải quan đã có quy định chung về chức năng, nhiệm vụ của Hải quan cửa khẩu theo Quyết định số 415/TCHQ/QĐ/TCCB ngày 6/03/2003, nhưng chưa có quy định cụ thể chức năng nhiệm vụ cho từng loại hình Hải quan cửa khẩu hoặc tổ chức tương đương Hải quan cửa khẩu. Mặt khác, theo Quyết định 15/2003/QĐ-BTC ngày 10/02/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố thuộc Tổng cục Hải quan thì Tổng cục Hải quan phân cấp cho Cục Hải quan tỉnh thành phố chủ động xem xét và tự quyết định thành lập đội thuộc Cục Hải quan cửa khẩu. Do đó dẫn đến tình trạng mô hình tổ chức bộ máy và nhiệm vụ cụ thể của từng loại Hải quan cửa khẩu không thống nhất, việc hình thành các đội Hải quan tại cửa khẩu một cách tùy tiện, việc bố trí biên chế chưa được tính toán cụ thể nhu cầu trình độ, ngành nghề đối với công chức lãnh đạo và công chức thừa hành của từng khâu nghiệp vụ. Đến nay mô hình tổ chức được thay đổi các "cửa khẩu" nay là các" chi cục" và được bố trí thành các đội: Đội tổng hợp nghiệp vụ, thực hiện các công việc về hành chính và xử lý; đội giám sát cổng cảng, thực hiện toàn bộ các công việc về giám sát hàng hoá xuất nhập khẩu ra vào cảng; đội giám sát tàu kho - Kiểm soát Hải quan, thực hiện công việc giám sát tàu, kho, chống buôn lậu; đội thủ tục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu nghiệp vụ thực hiện các công việc từ tiếp nhận, đăng ký tờ khai hải quan, kiểm tra hàng hoá; đội kế toán thuế, kiểm tra khai báo thuế, thông báo thuế, theo dõi thuế, thu hồi nợ thuế, thực hiện miễn, giảm, hoàn thuế.
- Cục Hải quan tỉnh, thành phố: Qua rà soát, tổ chức bộ máy cấp phòng của Cục Hải quan tỉnh còn cồng kềnh, có một số phòng rất ít việc nhiều người, trong khi ở cửa khẩu và đội kiểm soát thiếu nhân lực, hoạt động của phòng còn xem nhẹ chức năng tham mưu, giúp việc Cục trưởng. Giữa các Cục Hải quan có sự chênh lệch lớn về quy mô nhiệm vụ, tính phức tạp và số lượng công chức nhưng lại chưa có sự phân loại để có quy định phù hợp với từng loại Cục về tổ chức bộ máy, chính sách đãi ngộ, điều kiện làm việc. Trong các phòng ban chức năng có các phòng thực hiện công tác về quản lý thu thuế: Phòng nghiệp vụ; phòng trị giá tính thuế; chi cục kiểm tra sau thông quan; phòng tham mưu chống buôn lậu; phòng tham mưu xử lý; phòng công nghệ thông tin.
- Cơ quan Tổng cục Hải quan: Có các Cục, Vụ chức năng trong đó hiện chức năng quản lý thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, bao gồm: Vụ Kiểm tra thu thuế xuất nhập khẩu; Vụ Giám sát quản lý; Vụ Pháp chế; Cục Kiểm tra sau thông quan; Cục Điều tra chống buôn lậu; Thanh tra Hải quan; Cục Công nghệ thông tin và thống kê hải quan. Nhiệm vụ giữa các vụ, cục còn có sự chồng chéo, có việc nhiều đơn vị làm, có việc không có đơn vị làm, một số nhiệm vụ mới phát sinh trong tiến trình hội nhập chưa có sự phân công rõ ràng đơn vị nào là đầu mối chủ trì, đơn vị nào phối hợp tham gia, có những nhiệm vụ cơ bản, quan trọng của ngành như xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển dài hạn của ngành chưa được phân công rõ và quan tâm chỉ đạo.
2.2.3. Kiểm tra, kiểm soát, chống gian lận thương mại và vi phạm chính sách thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
2.2.3.1. Gian lận lợi dụng sơ hở của chính sách thuế
Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hiện hành còn bộc lộ nhiều mặt hạn chế tạo kẽ hở cho gian thương lợi dụng để trốn thuế như:
- Chính sách xây dựng biểu thuế: Thuế nhập khẩu hiện hành còn đánh vào mục đích sử dụng từ đó có những mặt hàng cùng tính chất, nhưng có thuế suất thuế nhập khẩu chênh lệch đến vài chục lần do mục đích sử dụng khác nhau nên tạo kẽ hở cho việc luồn lách trong kê khai, kiểm hoá, áp mã, áp giá tính thuế để được hưởng thuế suất thấp, gây thất thu ngân sách nhà nước. Ví dụ: trong Biểu thuế nhập khẩu ban hành kèm theo quyết định số 280/TTg ngày 28/05/1994 của Thủ tướng Chính phủ, mặt hàng xe đạp thuộc nhóm mã số 8712, qui định: Mã 871210: xe đạp đua có thuế suất 5%. Mã 871290: loại khác có thuế suất 70%. Trong khi đó Trung tâm Tiêu chuẩn đo lường chất lượng hàng hoá lại chưa có quy định cụ thể tiêu chuẩn như thế nào được gọi là xe đạp đua là một sơ hở để các gian thương nghiên cứu vận dụng một cách linh hoạt. Kết quả là hàng vạn chiếc xe đạp kiểu dáng xe đua (xe thể thao, xe địa hình) được sản xuất ở nước ngoài theo đơn đặt hàng trong nước đã tràn vào Việt Nam với giá nhập khẩu bình quân khoảng 70 USD/chiếc được chủ hàng khai báo là xe đạp đua và hưởng mức thuế suất 5%, nhưng thực chất đó không phải là xe đạp đua (vì tiêu chuẩn xe đạp đua theo qui định mới nhất là giá phải từ 2.000 USD/ chiếc trở lên, nặng từ 20 kg trở lên…) gây thất thu thuế nhập khẩu cho ngân sách nhà nước hàng chục tỷ đồng. Sau khi xẩy ra tình trạng trên các ngành chức năng mới có qui định tiêu chuẩn về xe đạp đua, bổ sung thêm mã số 871220: xe đạp thể thao khác có thuế suất 40%. Xe du lịch 12 chỗ có thuế suất 55%, vẫn chiếc xe đó nếu chủ hàng thêm bớt một vài chi tiết như tháo bớt ghế, lắp thêm đèn, còi cứu thương và khai báo là “xe cứu thương ” thì thuế suất của xe đó từ 55% xuống còn 0%. Xe tải có trọng tải thấp khai báo là xe có trọng tải cao để được hưởng thuế suất thấp, như xe tải có trọng tải 5 tấn có thuế suất thuế nhập khẩu 60%, nhưng chủ hàng thông đồng với nước ngoài làm hồ sơ giả và khai báo là xe tải trên 5 tấn để được hưởng thuế suất nhập khẩu là 30%. Hàng thực tế là xe tải nhưng tu chỉnh một số bộ phận rồi khai là xe đông lạnh để được hưởng thuế suất thấp; hàng nguyên chiếc tháo rời để được hưởng thuế suất nhập khẩu dạng linh kiện, hoặc nhập khẩu dạng rời SKD nhưng lại khai là nhập dạng rời CKD để được hưởng thuế suất thấp hơn như: xe máy nếu nhập nguyên chiếc thì thuế suất nhập khẩu là 60%, dạng SKD là 58%, dạng rời CKD là 52% và dạng IKD là 10%. Nhập hàng thực phẩm, rau quả để sử dụng cho sinh hoạt lại khai là để làm giống nhằm hưởng thuế suất 0% (ngô để làm giống có thuế suất thuế nhập khẩu là 0%, loại khác có thuế suất là 7%).
- Khai sai giá tính thuế: Hiện nay hệ thống định giá của Việt Nam chưa thống nhất với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế, có nhiều cơ quan tham gia vào việc định giá và thiếu các nguyên tắc cơ bản của GATT. Việc định giá còn chưa kịp thời, chưa sát với giá CIF trung bình cửa khẩu, tạo kẽ hở cho gian lận thương mại qua giá dẫn đến thất thu qua giá. Theo qui định tại điểm 2 điều 7 Nghị định số 54/CP ngày 28/08/1993 của Chính Phủ quy định đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu nếu có hợp đồng mua bán và chứng từ hợp lệ đủ điều kiện xác định trị giá tính thuế theo quy định thì giá tính thuế được xác định theo hợp đồng. Tại điểm 1, mục CEPT, Thông tư 82/1997/TT/BTC ngày 11/11/1997 của Bộ Tài Chính quy định những điều kiện để được xác định giá tính thuế theo hợp đồng, đối với các mặt hàng nhập khẩu không thuộc diện quản lý giá tính thuế của Nhà nước phải có hợp đồng mua bán ngoại thương hợp pháp hợp lệ. Cụ thể: phải có đầy đủ nội dung chủ yếu của một bản hợp đồng theo qui định tại điều 50 Luật Thương mại bao gồm: tên hàng, số lượng, quy cách, chất lượng, giá cả, phương thức thanh toán, địa điểm và thời hạn giao hàng; riêng nội dung phương thức thanh toán yêu cầu phải thể hiện rõ trong hợp đồng việc thanh toán 100% trị giá lô hàng nhập khẩu được thực hiện qua ngân hàng. Lợi dụng những sơ hở trong các quy định trên, một số doanh nghiệp kinh doanh những mặt hàng không thuộc diện Nhà nước quản lý giá, thông đồng với chủ hàng nước ngoài ghi giá trên hợp đồng và trên các chứng từ khác thấp hơn nhiều so với giá thực tế mua bán của hàng hoá đó, phần tiền chênh lệch trên hợp đồng các bên thanh toán cho nhau bằng cách chuyển ngân lậu hoặc mua hàng xuất khẩu, gây thất thu rất lớn cho ngân sách nhà nước. Theo báo cáo của Cục Hải quan địa phương, riêng ở Thành phố Hồ Chí Minh lợi dụng sơ hở này đã gây thất thu hàng trăm tỷ đồng thuế nhập khẩu.
Để khắc phục tình trạng trên ngày 24/07/99 Bộ Tài Chính đã ban hành thông tư số 92/1999/TT/BTC sửa đổi thông tư 82, trong đó tại điểm 3 mục 1 quy định: “Tổng cục Hải quan có quyền ấn định trị giá tính thuế nhập khẩu đối với trường hợp mặt hàng nhập khẩu không thuộc danh mục quản lý giá tính thuế nhập khẩu, có đủ điều kiện áp giá tính thuế theo hợp đồng nhưng giá ghi trên hợp đồng không phù hợp với thực tế”. Căn cứ quy định trên, Tổng cục Hải quan đã ban hành bảng giá tối thiểu áp dụng đối với các mặt hàng nhập khẩu không thuộc nhóm mặt hàng Nhà nước quản lý giá, theo đó tại điểm a, mục I phần ASEAN Quyết định số 283/1999/QĐ/TCHQ ban hành quy chế xác định giá tính thuế hàng xuất nhập khẩu qui định: “Hàng nhập khẩu có đủ điều kiện quy định tại điểm I thông tư 92/99/TT/BTC ngày 24/07/99 của Bộ Tài Chính và có giá ghi trên hợp đồng từ 70% trở lên so với giá tối thiểu tại bảng giá thì được tính thuế theo giá ghi trên hợp đồng”. Ngày 15/12/2005 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 155/2005/NĐ-CP quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, bao gồm 6 phương pháp xác định trị giá tính thuế của hàng hoá nhập khẩu tuân thủ theo Hiệp định trị giá GATT đã giải quyết được tạo sự bình đẳng đối với các doanh nghiệp kinh doanh khai báo trung thực về giá giao dịch mua bán trong thương mại quốc tế. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp làm ăn không đứng đắn, thường lợi dụng kẽ hở của chính sách này để khai thấp trị giá tính thuế nhằm hưởng lợi do trốn thuế điển hình vừa qua có tới 51 doanh nghiệp nhập khẩu ôtô mới khoảng gần 500 chiếc các loại xe của các hãng xe nổi tiếng, khai thấp trị giá tính thuế, trốn thuế, số tiền thực thanh toán thì thông qua con đường chuyển ngân lậu, đã làm thất thoát cho ngân sách nhà nước hàng trăm tỷ đồng. Một số mặt hàng gia dụng có thuế suất cao có hiện tượng khai thấp trị giá so với các năm trước, khi chưa thực hiện Hiệp định trị giá GATT.
- Lợi dụng chế độ ưu đãi về thời hạn nộp thuế: Trong bước chuyển của nền kinh tế từ cơ chế tập trung bao cấp, sang cơ chế thị trường. Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu không phải vay lãi ngân hàng để nộp thuế nhập khẩu. Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hiện hành cho phép các doanh nghiệp được hưởng thời gian ân hạn nộp thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. Lợi dụng sự ưu đãi này nhiều doanh nghiệp cố tình chiếm dụng tiền thuế dẫn đến tình trạng nợ đọng thuế kéo dài ngày càng lớn và khó thu hồi. Một số đơn vị dùng thủ đoạn chỉ thực hiện một vài phi vụ nhập khẩu, sau đó không hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu nữa mà chuyển sang hoạt động ở lĩnh vực khác hoặc lợi dụng chế độ uỷ thác nhập khẩu để trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế. Bởi vậy, biện pháp cưỡng chế làm thủ tục hải quan không có hiệu quả đối với các doanh nghiệp này. Theo số liệu báo cáo đến ngày 31/12/2005 số nợ thuế quá hạn đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu lên đến tới 3.057 tỷ đồng (đã bao gồm cả doanh nghiệp nợ thuế do thua lỗ: 195,8 tỷ đồng; doanh nghiệp nợ thuế do giải thể: 216,8 tỷ đồng; doanh nghiệp nợ thuế do không tìm được địa chỉ : 245,5 tỷ đồng).
- Gian lận qua hàng hoá phải giám định kỹ thuật: Theo quy định của biểu thuế nhập khẩu hiện hành thì có rất nhiều các hàng hóa nhập khẩu đòi hỏi phải thông qua công tác giám định về chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật thì mới đảm bảo việc áp mã số thuế được chính xác. Báo cáo tại Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh trung bình mỗi ngày làm thủ tục nhập khẩu hàng hoá cho khoảng 1000 tờ khai, trong đó có khoảng 10% số tờ khai cần phải trưng cầu giám định. Sở dĩ phải trưng cầu giám định lượng hàng hoá lớn như vậy là vì hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu ngày càng đa dạng về mẫu mã, chủng loại, được sản xuất bằng công nghệ hiện đại. Trong khi đó trình độ nghiệp vụ kiểm tra hàng hoá cũng như việc trang bị máy móc thiết bị cho công tác kiểm tra của Hải quan còn nhiều thiếu thốn. Theo số liệu tổng hợp, hiện tại nước ta có trên 50 cơ quan giám định chất lượng hàng hoá xuất khẩu nhập khẩu, riêng tại Thành phố Hồ Chí Minh có tới 36 cơ quan trong đó có 6 cơ quan của nhà nước còn lại là của công ty cổ phần, công ty tư nhân. Lợi dụng việc giám định này nhiều doanh nghiệp nhập khẩu đã thông đồng móc ngoặc với cơ quan giám định để có kết quả theo ý muốn; các công ty, tổ chức giám định thì chạy theo lợi nhuận mà chiều lòng chủ hàng dẫn đến giám định thiếu khách quan. Bên cạnh đó việc giám định hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của một công ty giám định thiếu phương tiện khoa học nên kết luận bao giờ cũng chung chung, lập lờ hiểu kiểu gì cũng được. Có những trường hợp một lô hàng giám định ở hai cơ quan khác nhau lại có kết quả khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Đặc biệt có trường hợp cùng một loại hàng hoá giám định ở cùng một cơ quan nhưng kết quả lần giám định sau khác kết quả lần giám định trước. Trong khi đó ở tầm vĩ mô chưa có qui định cơ quan có quyền quyết định kết quả cuối cùng.
Để khắc phục tình trạng trên, hạn chế thất thu thuế nhập khẩu qua công tác giám định, các cơ quan chức năng cần sớm có quy định thống nhất về công tác giám định, tăng cường quản lý công tác giám định, kiên quyết rút giấy phép hoạt động của những doanh nghiệp chưa đủ điều kiện. Có như vậy việc giám định hàng hoá xuất khẩu, khẩu nhập khẩu mới đạt được chuẩn mực và yêu cầu đặt ra.
2.2.3.2.Gian lận do tính kém tự giác của đối tượng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá
- Khai báo sai số lượng, trọng lượng của hàng hoá:
Hiện nay lưu lượng hàng hoá xuất khẩu nhập khẩu qua các cửa khẩu ngày càng tăng, đặc biệt là ở các cửa khẩu lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng…lực lượng Hải quan do biên chế có hạn chế, cũng như để tránh gây ách tắc hàng hoá tại cửa khẩu, tạo điều kiện giải phóng hàng nhanh nên không thể kiểm tra xác suất, hoặc kiểm tra chi tiết với từng lô hàng nếu có dấu hiệu nghi vấn, những lô hàng có thuế suất cao, những lô hàng có yêu cầu kiểm tra cụ thể. Lợi dụng tình hình này bọn gian thương đã thực hiện hành vi gian lận thương mại bằng các thủ đoạn như hàng thực tế nhập nhiều nhưng chỉ khai báo ít, hàng có trị giá cao nhưng khai báo hàng có trị giá thấp, hàng linh kiện dạng rời SKD thì khai hàng ở dạng rời CKD, IKD ngoài bao bì ghi một loại hàng nhưng thực chất bên trong là một loại hàng khác.
Khai báo sai xuất xứ của hàng hoá: Xuất xứ của hàng hoá liên quan trực tiếp đến hai nội dung, đó là chính sách ưu đãi giữa các nước thành viên có quan hệ giành cho nhau quy chế “tối huệ quốc” và liên quan đến chính sách thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với cùng một mặt hàng nhưng có xuất xứ khác nhau. Chẳng hạn cùng một mặt hàng nào đó nếu được sản xuất ở các nước không phải là những nước công nghiệp phát triển (G7) như được sản xuất tại các nước ASEAN, Đài Loan, Hồng Kông thì giá tính thuế chỉ bằng 70% so với mặt hàng được sản xuất tại các nước G7. Lợi dụng những quy định này, các gian thương thường dùng thủ đoạn như không khai xuất xứ, xuất trình giấy xuất xứ giả, khai không đúng xuất xứ hàng hoá để trốn thuế nhập khẩu. Mặt khác, vấn đề xuất xứ hàng hoá còn liên quan đến chính sách ưu đãi thuế đối với một số mặt hàng, chẳng hạn Việt Nam là thành viên của các nước ASEAN nên hàng hoá từ các nước này nhập khẩu vào Việt Nam được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi theo Hiệp định CEPT. Tuy nhiên, việc xác định xuất xứ hàng hoá là vấn đề kỹ thuật phức tạp, còn mới mẻ đối với Việt Nam đòi hỏi cơ quan quản lý nhà nước phải phối hợp nghiên cứu phương pháp xác định xuất xứ hàng hoá để hạn chế việc thất thu cho NGÂN SÁCH NHÀ NƯớC qua việc khai xuất xứ hàng hoá nhập khẩu.
- Gian lận thông qua qui định hàng đổi hàng:
Thực hiện chủ trương hàng đổi hàng với Lào, Chính phủ có văn bản số 964/CP-KTTH ngày 17/08/98 cho phép các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng hoá do Việt Nam sản xuất sang Lào được đổi hàng với Lào bằng gỗ và xe máy dạng CKD. Trong quá trình thực hiện, các cơ quan chức năng đã phát hiện nhiều doanh nghiệp lợi dụng sơ hở của cơ chế chính sách để lách và thực hiện các trò gian lận nhằm mục đích trục lợi. Theo thống kê của Bộ thương mại, kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam sang Lào trong sáu tháng đầu năm 1999 đã đạt mức kỷ lục 75,5 triệu USD. Đổi lại Bộ thương mại đã cấp giấy phép cho các doanh nghiệp Việt Nam được nhập khẩu linh kiện xe máy có giá trị tương đương với số kim ngạch trên. Theo thống kê của Hải quan các tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị tính đến cuối năm 1999 kim ngạch xuất khẩu đã đạt hơn 100 triệu USD. Những thủ đoạn gian lận thương mại mà các doanh nghiệp thường sử dụng như: khai tăng giá hàng xuất khẩu nhằm mục đích nâng giá trị kim ngạch xuất khẩu. Ví dụ: mặt hàng lạc nhân trước ngày 17/08/98 chỉ có 300 USD/tấn, khi có chủ trương đổi hàng thì giá thể hiện trong hồ sơ lên tới 570 USD/tấn; tỏi khô giá ghi trong hồ sơ từ 500 USD đến 800 USD/tấn nhưng trên thực tế chỉ khoảng 150 USD/tấn…theo số liệu báo cáo 7 tháng đầu năm 1999 có tới 184 mặt hàng xuất khẩu sang Lào theo dạng hàng đổi hàng trong đó có tới 177 mặt hàng tăng giá bình quân gấp 3 lần giá thị trường. Trong khi đó việc ban hành văn bản quản lý giá hàng xuất khẩu không kịp thời nên thiếu cơ sở pháp lý để xử lý đối với các doanh nghiệp tự nâng giá lên; khai sai xuất xứ để được hưởng tiêu chuẩn (thực tế là hàng Trung quốc nhưng khai báo là hàng Việt Nam sản xuất rồi xuất khẩu kiếm hạn ngạch); thực hiện việc quay vòng hàng xuất khẩu (nhập lậu trở lại Việt Nam để xuất khẩu tiếp…)
- Lợi dụng qui định hàng đã qua sử dụng:
Theo qui định, giá tính thuế đối với hàng nhập khẩu đã qua sử dụng được phép nhập khẩu bằng 70% giá hàng mới cùng chủng loại, những mặt hàng trên thực tế không có giá hàng mới cùng chủng loại thì căn cứ theo loại hàng mới tương đương để tính nhưng trên thực tế lại chưa có cơ quan nào quy định cụ thể thế nào là hàng đã qua sử dụng. Lợi dụng quy định này một số gian thương đã thực hiện hành vi gian lận thương mại bằng cách nhập hàng mới 100% nhưng sử dụng một chút rồi khai là hàng đã qua sử dụng để được hưởng giá tính thuế bằng 70% giá hàng mới gây thất thu lớn cho ngân sách nhà nước. Ví dụ: ở một số tỉnh phía Tây Nam đơn vị nhập xe gắn máy Dream mới 100%, nhưng cho đổ xăng từ biên giới và chạy vào nội địa (đồng hồ công tơ mét chỉ khoảng 5-10 km) rồi khai là hàng đã qua sử dụng để được hưởng giá tính thuế đối với hàng đã qua sử dụng.
Hiện nay, Chính phủ cho phép nhập khẩu xe ôtô cũ, tuy đã có những biên pháp ngăn chặn gian lận thương mại như: thu thuế tuyệt đối thay cho thuế nhập khẩu; quy định 5 năm trở lại; quy định trên 10.000 km nhưng doanh nghiệp vẫn lợi dụng kẽ hở là khai thấp trị giá để trốn thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng. Đối với ôtô mới nhập khẩu các chủ đầu lậu lợi dụng cơ chế gian lận thương mại bằng cách không mua hàng trực tiếp tại nước sản xuất mà mua qua nước thứ 3 như Hồng kông, Arập ...(những nước
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1 82.doc