MỤC LỤC
Trang phụ bìa Trang
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt,
Danh mục các Bảng số liệu, các Biểu dữ liệu,
Danh mục các hình minh hoạ, đồ thị, công thức xác định.
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ VỐN TỰ CÓ
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 4
1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VỐN TỰ CÓ CỦA NHTM . 4
1.1.1. Khái quát về vốn tự có của NHTM. 4
1.1.2. Cấu thành vốn tự có của NHTM. 7
1.1.3. Các đặc trưng của vốn tự có của NHTM. 9
1.1.4. Các chức năng cơ bảncủa vốn tự có của NHTM. 10
1.2. YÊU CẦU ĐẢM BẢO AN TOÀN VỐN TRONG HĐKD NGÂN HÀNG. 12
1.2.1. Quy định chung về chế độ an toàn vốn. 13
1.2.2. Những thay đổi về các chuẩn mực đánh giá an toàn vốn. 17
1.2.3. Các quy định pháp luật điều chỉnh các chuẩn mực đánh giá an toàn vốn. 21
1.2.4. Các yếu tố tác động đến các chuẩn mực đánh giá an toàn vốn. 30
1.2.5. Xu hướng đổi mới các chuẩn mực đánh giá an toàn vốn. 33
1.3. NHIỆM VỤ, NỘI DUNG, MÔ HÌNH VÀ ĐIỀU KIỆN QUẢN LÝ VTC TRONG HĐKD CỦA NHTM . 35
1.3.1. Nhiệm vụ quản lý vốn tự có của NHTM. 36
1.3.2. Nội dung quản lý vốn tự có của NHTM. 36
1.3.3. Các mô hình quản lý vốn tự có của NHTM. 37
1.3.4. Điều kiện quản lý vốn tự có của NHTM. 46
1.4. VAI TRÒ QUẢN LÝ RỦI RO VÀ THU NHẬP TRONG QUẢN LÝ VTC CỦA NHTM. 47
1.4.1. Vai trò của quản lý rủi ro. 47
1.4.2. Vai trò của quản lý thu nhập. 51
1.4.3. Vai trò của quản lý tổng hợp rủi ro và thu nhập. 52
1.5. NHỮNG BÀI HỌC KINHNGHIỆM RÚT RA TỪ QUẢN LÝ VỐN TỰ CÓ NGÂN HÀNG Ở CÁC NƯỚC TRONG KHU VỰCVÀ TRÊN THẾ GIỚI. 56
1.5.1. Những kinh nghiệm quản lý vốn tự có ngân hàng ở tầm vĩ mô. 56
1.5.2. Những kinh nghiệm quản lý vốn tự có ngân hàng ở tầm vi mô. 61
1.5.3. Bài học kinh nghiệm quản lý vốn tự có cho hoạt động ngân ha ng tại Việt Nam. 63
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 64
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN TỰ CÓ
TẠI CÁC NHTMCP TP.HCM. 65
2.1. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN TỰ CÓ CỦA CÁC NHTM TẠI VIỆT NAM. 65
2.1.1. Bối cảnh kinh tế trước yêu cầu chuẩn hoá an toàn vốn tự có. 65
2.1.2. Đặc thù hoạtđộng của các NHTM tại Việt Nam. 67
2.1.3. Đánh giá chung tình hình đầu tư vốn vào các NHTM tại Việt Nam. 68
2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN TỰ CÓ TẠI CÁC NHTMCP TP.HCM. 71
2.2.1. Thực trạng chung về quản lý vốn tự có tại các NHTMCP TP.HCM. 71
2.2.2. Phân tích năng lực tài chính của các NHTMCP TP.HCM. 83
2.2.3. Phân tích hiệu quả áp dụng các chuẩn mực đánh giá vốn tự có an toàn
theo quy định của BIS tại NHTMCP Á Châu (ACB). 100
2.3. NHỮNG KẾT QUẢ VÀ HẠN CHẾ TRONGQUẢN LÝ VỐN TỰ CÓ TẠI CÁC NHTMCP
TP.HCM 104
2.3.1. Những kết quả đạt được. 104
2.3.2. Những hạn chế trong quản lý vốn tự có tại các NHTMCP TP.HCM. 105
2.4. NHỮNG NGUYÊN NHÂN CHỦ YẾU CỦA TỒN TẠI TRONG QUẢN LÝ VỐN TỰ CÓ TẠI CÁC NHTMCP TP.HCM. 108
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 114
CHƯƠNG 3: ĐỔI MỚIQUẢN LÝ VỐN TỰ CÓ TẠO MÔI TRƯỜNG
CẠNH TRANH LÀNH MẠNH CHO CÁC NHTMCP TP.HCM. 115
3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ ĐỔI MỚI QUẢN LÝ VỐN TỰ CÓ ĐỐI VỚI CÁC NHTMCP TP.HCM GIAI ĐOẠN TỪ 2007 – 2020. 115
3.1.1. Nhu cầu vốn tự có tối thiểu cho mục tiêu phát triển giai đoạn 2007 - 2020. 115
3.1.2. Quản lý quá trình tăng trưởng vốn tự có trung bình đối với các
NHTMCP TP.HCM. 118
3.1.3. Mục tiêu phát triển vốn tự có đốivới các NHTMCP TP.HCM. 124
3.1.4. Nguyên tắc phát triển vốn tự có đối với các NHTMCP TP.HCM. 124
3.1.5. Định hướng đổi mới quản lý vốn tự có đối với các NHTMCP TP.HCM. 126
3.2. GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI QUẢN LÝ VỐN TỰ CÓ ĐỐI VỚI CÁC NHTMCP TP.HCM. 127
3.2.1. Sửa đổi thể chế, xác định mô hình và định vịthị trường mục tiêu. 127
3.2.2. Đổi mới cơ chế quản trị rủi rotheo công nghệ quản trị hiện đại. 132
3.2.3. Đổi mới cơ chế quản lý an toàn vốn phù hợp với yêu cầu của BIS. 141
3.2.4. Tái cấu trúc sở hữu vốn cổ phần theo hướng bền vững. 153
3.3. GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ, GIÁM SÁT AN TOÀN VỐN TỰ CÓ. 3.3.1. Đổi mới cơ chế chính sách giám sát, đánh giá an toàn vốn. 161
3.3.2. Mở rộng khung tỷ lệ đánh giá vốntự có an toàn. 164
3.3.3. Ap dụng hệ thống chỉ tiêu đánh giá vốn tự có an toàn đa dạng. 166
3.3.4. Thực hiện cơ chế đa phân tầng trong quản lý, giám sát an toàn vốn. 168
3.3.5. Xây dựng chế độ kỷ luật an toàn vốn chặt chẽ, nghiêm minh. 169
3.3.6. Hoàn thiện cơ chế thanh tra, giám sát an toàn vốn. 171
3.4. KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP HỖ TRỢĐỔI MỚI QUẢN LÝ VỐN TỰ CÓ. 173
3.4.1. Kiến nghị với Nhà nước Việt Nam. 173
3.4.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 176
3.4.3. Kiến nghị với UBND Thành phố Hồ Chí Minh. 180
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 182
KẾT LUẬN 183
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
200 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2200 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đổi mới quản lý vốn tự có tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các ngân hàng thương mại cổ phần thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuy nhiên đằng sau của việc tăng vốn quá
nhanh có thể chứa đựng rất nhiều nguy cơ rủi ro.
2.2.2.2. Những chuyển biến trong tình hình hoạt động.
Phát triển mạng lưới hoạt động.
Việc phát triển mạng lưới không chỉ tạo điều kiện cho các NHTMCP tăng lợi thế
trước khi tăng vốn và trước khi hội nhập mà còn giúp sớm tìm được thế đứng trên thị
trường. Tuy nhiên việc tăng thêm cơ sở hoạt động cũng đồng nghĩa sẽ làm gia tăng
thêm rủi ro, đặc biệt khi tăng với số lượng lớn chi nhánh chỉ trong một thời gian ngắn.
Vì vậy các NHTMCP lại càng cần quan tâm nhiều hơn đến quản lý an toàn vốn.
96
Bảng (2.13): Mạng lưới hoạt động của các NHTM trên địa bàn TP.HCM tính
đến 31/12/2006. (đvt:số đơn vị NHTM)
Mạng lưới
Nhóm 5
NHCP
Lớn
NHTM
Cổ
phần
NHTM
Nhà
nước
NHTM
Liên
doanh
NHTM
Nước
ngoài
VP
Đại
diện
NHTM
Thành
phố
- Hội sở (đơn vị kinh doanh) 5 16 5 3 27 23 74
- Sở Giao dịch 3 5 3 8
- Văn Phòng đại diện 3 23 26
- Tổng số chi nhánh 274 306 113 8 27 454
- Phòng Giao dịch 81 297 104 1 402
- Điểm giao dịch 7 73 80
- Công ty trực thuộc &CN 5 10 15
- Tổng cộng số đơn vị 358 620 306 9 27 23 985
- Bình quân số đvị KD/NH 71.6 38.75 61.2 3 1 1 13.31
(nguồn dữ liệu: tổng hợp từ báo cáo của NHNN TP.HCM) [4]
Từ bảng (2.13) cho thấy, tình hình phát triển mạng lưới của các NHTM đã có
nhiều tiến bộ đáng kể. Chỉ trong thời gian ngắn các NHTMCP TP.HCM đã chiếm
trên 60% tổng số chi nhánh trên địa bàn, trên toàn quốc số chi nhánh của các
NHTMCP TP.HCM cũng chiếm tỷ lệ khá lớn, tuy nhiên tình hình phát triển mạng
lưới hiện mới chỉ tập trung vào một số NHTMCP lớn.
Xếp hạng thị trường.
Bảng (2.14): Xếp loại chất lượng hoạt động của các NHTMCP TP.HCM từ năm
2002 -2005. (đvt: số NHTMCP)
Xếp loại 2002 2003 2004 2005
A 9 10 4 7
B 6 2 4 3
C 0 2 1 0
D 1 1 6 5
Không xếp loại 1 1 1 1
Tổng cộng 17 16 16 16
(nguồn dữ liệu: tổng hợp từ báo cáo của NHNN TP.HCM) [4]
97
Sự gia tăng số lượng được đánh giá tốt qua các năm cho thấy các NHTMCP
TP.HCM đã quan tâm hơn đến các chính sách quản lý an toàn vốn. Trên trường
quốc tế, nhiều NHTMCP phần lớn là các NHTMCP thuộc nhóm dẫn đầu cũng
được các tổ chức đánh giá tín dụng có uy tín xếp thứ hạng cao. Uy tín của các
NHTMCP được thể hiện qua sự thu hút mạnh mẽ nguồn khách hàng từ các
NHTMNN trên thị trường tiền gửi, sự săn tìm cổ phiếu các NHTMCP chưa niêm
yết trên thị trường chứng khoán. Gần đây nhiều NHNNg lớn rất có uy tín đã chấp
nhận làm đối tác chiến lược cho các NHTMCP với giá mua cổ phiếu khá cao.
Điều này càng khẳng định thêm sự đúng đắn của việc sớm chuẩn hóa chính sách
quản lý an toàn vốn trong hoạt động của các ngân hàng.
Hoạt động liên kết, sáp nhập, hợp nhất.
Theo Quyết định số 888/05/QĐ-NHNN ngày 16/6/2005, Quyết định số
2527/QĐ-NHNN2 ngày 29/12/2006, và Hướng dẫn thực hiện ngày 14/10 ở điều 3,
4, việc sắp xếp lại, mở và thành lập mới các chi nhánh cấp I, cấp II:
Bảng (2.15): Tình hình sáp nhập, hợp nhất tại các NHTMCP TP.HCM từ năm 97-06
Các NHTMCP
TP HCM
Hình
Thức
Thời
Gian
TCTD tham gia
sáp nhập, hợp nhất
Vốn mua
(tr.đồng)
Số
Đơn vị
Nhân sự
(người)
Sáp nhập 1997 Đồng Tháp 5.000 3 40
Sáp nhập 1999 Đại Nam 9.800 6 96
Sáp nhập 2001 Châu Phú 2.510 3 49
Mua lại 2001 QTD Định Công 0 1
Phương Nam
Sáp nhập 2003 Cái Sắn 11.241 9 140
Sài gòn Thương tín Sáp nhập 2001 Thạnh Thắng 5.000 4 51
Phương đông Sáp nhập 2003 Tây Đô 7.615 8 10
Cty TCCP Sài gòn Hợp nhất 2003 Đà Nẵng 5.100 3 30
Mua lại 2003 Tứ giác Lxuyên 0 1 10 Đông Á
Sáp nhập 2004 Tân Hiệp 4.000 2 57
(nguồn dữ liệu: từ Thanh tra NHNN TP.HCM) [4]
98
Mục tiêu của các hoạt động liên kết, sáp nhập, hợp nhất, mua lại giữa các TCTD
khác nhau về lợi thế, cấp độ,… là sự tăng vốn nhằm tìm kiếm những cơ hội lớn hơn
trong tương lai. Song thực tế tình hình mua bán, sáp nhập giữa các ngân hàng trong thời
gian qua cho thấy mục đích mua bán chủ yếu nhằm mở rộng mạng lưới, đối tượng mua
bán hầu hết là các TCTD nông thôn giá trị thương mại thấp, trong khi nhiều NHTMCP
đã bị tuyên bố phá sản từ năm 1996 nhưng đến nay giá thương hiệu vẫn còn “treo”. Sự
trì trệ của thị trường ngân hàng phải chăng là do NHNN đã can thiệp quá sâu vào hoạt
động của các NHTMCP. Việc tạo ra quá nhiều ưu đãi và kỷ luật tăng vốn và an toàn
vốn chưa cao phải chăng là nguyên nhân đã khiến nhiều NHTMCP không muốn cạnh
tranh, không nỗ lực tăng vốn, đột phá trong đổi mới sản phẩm, đối tượng phục vụ,…..
Bảng (2.16): Tình hình bán cổ phần cho các đối tác chiến lược nước ngoài tại
các NHTMCP TP.HCM tính đến 31/12/2006.
NHTMCP Hình thức Năm Đối tác chiến lược Quốc gia Tỷ lệ
bán cp
Bán Cổ phần 2003 Standard Chatered bank Anh 8,50%
Bán Cổ phần 2003 Dragon Financial
Holding Ltd
Anh 6,84%
Bán Cổ phần 2004 Công ty tài chính quốc tế
IFC
World
bank
7,3%
ACB
Bán Cổ phần 2005 Connaught Investor
(Jardine Matheson Group)
Hồng
Kông
7,3%
Bán cổ phần 2006 ANZ bank Australia 9,87%
Bán Cổ phần 2004 Công ty tài chính quốc tế
IFC
World
bank
7,66%
Sacomb
Bán Cổ phần 2004 Quỹ đầu tư Dragon
Financial Holdings Ltd
Anh 8,77%
Bán Cổ phần 2006 Quỹ đầu tư Dragon
Financial Holdings Ltd
Anh 3,86%
Phương
Nam Bán cổ phần
(dự kiến)
2007 United Overseas bank
(UOB)
Hoa Kỳ 10%
Phương
Đông
Bán cổ phần
(dự kiến)
2007 BNP Parisbas Pháp 10%
(nguồn dữ liệu: từ báo cáo cổ đông của các NHTMCP) [4]
99
Nhìn chung, số NHTMCP TP.HCM bán cổ phần cho các đối tác chiến lược
nước ngoài tập trung chủ yếu vào các NHTMCP dẫn đầu, tổng tỷ lệ nắm giữ cổ phần
vẫn trong khoảng dưới 30% và của mỗi đối tác không quá 10%. Thực tế cho thấy,
hầu hết các NHTMCP đã bán cổ phần cho đối tác nước ngoài đều được xếp thứ hạng
chất lượng an toàn cao, công nghệ quản trị hiện đại, sức cạnh tranh lớn. Sự thành
công của các ngân hàng này hiện đang tạo ra phong trào đua nhau bán cổ phần cho
các đối tác nước ngoài. Mặc dầu thực tế vẫn chưa có đủ cơ sở để kết luận nhưng hiện
tại cổ phiếu của các NHTMCP này đang được thị trường săn đón với giá khá cao
cũng đã chứng minh phần nào sự thành công của xu thế này.
2.2.2.3. Những chuyển biến trong khả năng chống đỡ rủi ro.
Chuyển biến trong chất lượng nguồn vốn chủ sở hữu.
Bảng (2.17): Phân tích tình hình tăng trưởng và cơ cấu vốn tự có của các
NHTMCP TP.HCM năm 06/05.
Nhóm dẫn đầu NHTMCP NHTMTP
Chỉ tiêu Tăng
Trưởng
Tỷ
lệ/TSC
Tăng
Trưởng
Tỷ
lệ/TSC
Tăng
Trưởng
Tỷ
lệ/TSC
Tổng Vốn tự có 53% 12,19% 85% 14,62% 37% 11,71%
Vốn cấp 1 53% 8,64% 94% 11,24% 55% 7,92%
- Vốn của TCTD 57% 7,29% 105% 10,24% 70% 6,84%
- Quỹ dự trữ bổ sung 35% 0,96% 36% 0,75% 36% 0,37%
- Quỹ dự phòng TC 45% 0,26% 50% 0,21% -76% 0,03%
Vốn cấp 2 55% 3,55% 60% 3,38% 9% 3,78%
- Quỹ dự phòng chung 99% 0,29% 109% 0,38% 418% 1,38%
Vốn huy động 67% 111,3% 70% 108,5% 44% 109%
Tài sản có rủi ro 105% 100% 90% 100% 45% 100%
(nguồn tổng hợp từ tài liệu của NHNN TP.HCM) [4]
Tăng vốn đồng nghĩa làm lợi nhuận bị sụt giảm đi tương đối do những áp lực từ
việc mở rộng cạnh tranh trên thị trường nhưng nếu mục tiêu không rõ ràng các ngân
hàng có thể phải đối mặt với nhiều rủi ro. Tuy nhiên thực tế cho thấy các NHTMCP
hầu như không cần phải thắt lưng buộc bụng để tăng vốn điều lệ nhằm giảm bớt rủi
100
ro mà cuộc đua tăng vốn điều lệ vẫn tiếp tục diễn ra rất thuận lợi, phải chăng mặt sau
của tình hình tăng vốn hiện nay đang chứa đựng rất nhiều nguy cơ rủi ro.
Về nguyên tắc khi vốn điều lệ tăng lên tỷ lệ các quỹ khác cũng phải tăng
theo, nếu vị thế của ngân hàng càng lớn, giá cổ phiếu càng cao thì tốc độ tăng của
các quỹ dành cho dự trữ, dự phòng,.. phải càng nhiều nhưng thực tế diễn biến đang
ngược lại. Phân tích cơ cấu tỷ lệ các thành phần vốn trên tài sản có rủi ro (chưa
được điều chỉnh) cho thấy, tỷ lệ tổng vốn sở dĩ đạt được cao chủ yếu là do tăng vốn
cấp I trong đó vốn điều lệ chiếm phần lớn, trong khi tỷ lệ các quỹ dự phòng và quỹ
dự trữ bổ sung vốn chỉ chiếm hơn 1% (trừ vốn tài trợ và quỹ khác). Tình huống đặt
ra, nếu một rủi ro bất ngờ xảy ra từ thị trường làm tài sản có rủi ro của ngân hàng bị
tổn thất 5% liệu các NHTMCP có đủ sức chống đỡ không? Phải chăng chính sách
chính sách phát hành, phân chia cổ phiếu thưởng, chính sách sử dụng các quỹ tích
lũy, thặng dư,… ở các NHTMCP hiện đang chứa đựng nhiều vấn đề bất ổn.
Bảng (2.18): Các tỷ lệ cấu phần của vốn tự có trên tài sản có rủi ro của 5
NHTMCP dẫn đầu tại TP.HCM trong năm 2006.
Chỉ tiêu bình quân Sacomb Đông Á Eximb Á Châu SGCT Nhóm
Vốn và các quỹ 20,96% 13,84% 11,59% 9,68% 19,69% 14,23%
- Vốn của TCTD 11,09% 7,28% 9,13% 4,86% 11,35% 8,03%
- Quỹ dự trữ bổ sung 2,53% 2,39% 0,48% 0,39% 0,56% 1,26%
- Quỹ dự phòng TC 2,69% 0,30% 0,01% 0,41% 0,50% 0,89%
- Quỹ Khác 2,19% 0,14% 0,19% 0,22% 0,75% 0,73%
- Nguồn vốn tích lũy 2,45% 3,74% 1,79% 3,80% 6,52% 3,32%
Đầu tư và tín dụng 79,26% 74,62% 78,94% 65,78% 88,59% 74,56%
Vốn Huy động 110,42% 90,73% 122,41% 145,02% 89,74% 119,77%
(nguồn tổng hợp từ tài liệu của NHNN TP.HCM) [4]
Nghiên cứu ở 5 NHTMCP dẫn đầu cho thấy, sự khác nhau trong chính sách
tăng vốn của từng ngân hàng đã tạo ra một số thay đổi lớn trong thành phần tỷ lệ
vốn trên tài sản có rủi ro nội bảng. Ngoài Sacombank là ngân hàng có tỷ lệ vốn
101
điều lệ khá cao, các quỹ dự phòng, quỹ tích lũy tương đối lớn và đều được xem là
có khả năng chống đỡ rủi ro tốt, các ngân hàng còn lại đều có các tỷ lệ thấp và
có nhiều bất cập. Đáng ngại nhất là ở ACB vốn huy động gấp 1,5 lần, tài sản có
rủi ro gấp 1,4 lần nhưng vốn điều lệ chỉ bằng 0,625 lần của Sacombank, còn ở
Eximbank vốn huy động gấp 0,78 lần, tài sản có rủi ro gấp 0,70 lần nhưng vốn
điều lệ chỉ bằng 0,58 lần của Sacombank, còn ở EAB vốn huy động gấp 0,51 lần,
tài sản có rủi ro gấp 0,63 lần nhưng vốn điều lệ chỉ bằng 0,41 lần của Sacombank.
Đây cũng là lý do khiến tỷ lệ lợi nhuận và giá cổ phiếu trên thị trường của các
ngân hàng này gần đây tăng rất cao. Phải chăng có một số NHTMCP đang lợi
dụng điều kiện thuận lợi chung để thu vén lợi ích cho mình bất chấp những yêu
cầu an toàn vốn cần có. Đây có thể là nguyên nhân khiến thị trường ngân hàng
gần đây liên tục có những cuộc cạnh tranh không lành mạnh, những cuộc đua
nóng với lãi suất “chết người”, cổ phiếu “siêu lợi nhuận”... Với tình hình này liệu
thị trường ngân hàng có duy trì được những con số tốt đẹp này lâu dài không?
Mặt khác, việc tăng vốn tràn lan, tăng vốn quá mức cần thiết cũng cho thấy
một số NHTMCP đã có dấu hiệu mất khả năng kiểm soát. Hệ quả tất yếu là sự
giảm sút các tỷ lệ sinh lợi trong tương lai có thể khiến nhiều ngân hàng phải đối
mặt với các rủi ro mới. Liệu việc tăng vốn có phải là yếu tố quan trọng để đem
lại sự an toàn lâu dài hay tốt hơn là nên chú ý sử dụng nguồn vốn tự có hiện tại
như thế nào, Đâu là điều mà các nhà đầu tư, các cổ đông tiềm năng và công
chúng thực sự quan tâm ?
Tình hình trích lập dự phòng rủi ro.
Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN quy định, trên cơ sở phân loại các khoản
nợ theo 5 nhóm các ngân hàng phải trích lập dự phòng cụ thể để dự phòng cho
những tổn thất có thể xảy ra, đồng thời trích lập dự phòng chung với tỷ lệ bằng
0,75% tổng giá trị của các khoản nợ từ nhóm 1-4 để dự phòng cho những tổn thất
102
chưa xác định. Tuy nhiên việc phân loại nợ phải được NHNN chấp thuận và phải
dựa trên cơ sở các xếp hạng tín dụng nội bộ có xem xét đến đặc điểm hoạt động
kinh doanh, đối tượng khách hàng, tính chất rủi ro của khoản nợ từng ngân hàng.
Bảng (2.19): Phân tích tình hình trích lập dự phòng tại các NHTMCP TP.HCM năm 06/05
(đơn vị tính: tỷ đồng)
Năm 2005 Năm 2006 So sánh 06/05
Chỉ tiêu Nhóm
dẫn đầu
NHTM
CP
Nhóm
dẫn đầu
NHTM
CP
Nhóm
dẫn đầu
NHTM
CP
- Dư nợ cho vay bình quân 30.418 50.350 44.126 78.515 13.708 28.165
- Nợ quá hạn bình quân 1.244 2.862 1.212 2.992 -33 130
- Chi phí Dự phòng 350 502 220,4 434 -130 -68
- Tỷ lệ nợ quá hạn/dư nợ 4,09% 5,69% 2,75% 3,81% -1,34% -1,87%
- Tỷ lệ CP dự phòng/dư nợ 1,15% 1,00% 0,50% 0,55% -0,65% -0,44%
(nguồn tổng hợp từ tài liệu của NHNN TP.HCM) [4]
Mặc dầu chưa có đủ cơ sở để đánh giá theo Basel nhưng với các tiêu chuẩn
tại Việt Nam, kết quả phân tích cho thấy tình hình trích lập dự phòng của các
NHTMCP đang có xu hướng ngày càng tốt hơn, nhất là ở nhóm 5 NHTMCP dẫn
đầu. Tuy nhiên cũng cần lưu ý đến một số dấu hiệu đáng ngại, như: sự tăng giảm
bất thường của tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ dự phòng, sự tốt đẹp của các con số về
tình hình nợ quá hạn, mức chênh lệch lớn giữa tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ dự
phòng,…. Hiện tại ở các nước trong khu vực các tỷ lệ này cao gấp từ 5 - 10 lần
nhưng chất lượng khách hàng và tính ổn định của nền kinh tế khá cao, ngược lại ở
trong nước khả năng thanh toán của các doanh nghiệp vẫn còn rất thấp, nợ đọng
trên GDP cao, thị trường bất động sản đang bị đóng băng,... Điều này cho thấy
trong hoạt động của các NHTMCP còn rất nhiều rủi ro chưa được làm rõ và như
vậy chưa thể lạc quan với kết quả an toàn hiện có.
2.2.2.4. Những chuyển biến trong chất lượng hoạt động
Tình hình chuyển dịch cơ cấu tài sản có sinh lợi.
103
Bảng (2.20): Biến động cơ cấu tài sản có sinh lợi trên tổng tài sản có của các
NHTMCP TP.HCM từ năm 2002-2006.
Chỉ Tiêu
Năm
2002
Năm
2003
Năm
2004
Năm
2005
Năm
2006
- Dư nợ có khả năng thu lãi 59,4% 62,0% 61,4% 59,3% 55,4%
- Góp vốn mua cổ phần 1,6% 0,9% 0,9% 1,1% 1,4%
- Các khoản đầu tư khác. 30,3% 27,9% 24,8% 26,5% 23,7%
+ Đầu tư TP, CP 3,5% 6,2% 7,0% 11,4% 6,9%
+ Tiền gửi tại các TCTD 21,3% 17,6% 14,3% 13,0% 15,2%
+ Cho TCTD khác vay 1,7% 0,8% 0,4% 0,4% 0,3%
+ Đầu tư vào Chkhoán TCTD 3,8% 3,3% 3,1% 1,7% 1,3%
- Tổng tài sản có sinh lời 91,3% 90,8% 87,1% 86,9% 80,4%
(nguồn tổng hợp từ tài liệu của NHNN TP.HCM) [4]
Cho TCTD
vay, 15.2%
Đầu tư CK
TCTD, 0.3%
TSC kg sinh
lợi, 1.3%
Đầu tư TP,
CP, 7.3%
Tgửi tại
các TCTD,
6.9%
Mua cổ
phần, 1.4%
Dư nợ sinh
lợi, 55.4%
Hình (2.9): Cơ cấu sử dụng vốn của các NHTMCP TP.HCM năm 2006.
Bảng (2.19) cho thấy tình hình tỷ lệ tài sản có sinh lời của các NHTMCP
TP.HCM đang có xu hướng sụt giảm từ 91.3% năm 2002 xuống còn 80,4% năm 2006.
Sự sụt giảm này chủ yếu là do tác động của các khoản dư nợ có khả năng thu lãi (từ
59.4% - 55.4%) và tiền gửi tại các TCTD (từ 21,3% - 15,2%). Theo lý thuyết khi ngân
hàng chuyển đổi cơ cấu hoạt động tỷ lệ dư nợ có khả năng thu lãi sẽ giảm đi và tỷ lệ
đầu tư phải tăng lên tương ứng, đặc biệt tỷ lệ góp vốn mua cổ phần phải tăng rất nhanh
nhưng thực tế ngược lại. Đây là dấu hiệu cho thấy cơ cấu tài sản có sinh lợi hiện tại của
các NHTMCP TP.HCM là chưa hợp lý, các nguồn vốn chưa được sử dụng có hiệu quả,
nếu tiếp tục chạy đua tăng vốn sẽ có ảnh hưởng xấu đến khả năng sinh lợi.
104
Biến động trong cấu trúc nguồn vốn huy động.
Bảng (2.21): Biến động cơ cấu vốn huy động của các NHTMCP TP.HCM từ năm 02- 06.
Chỉ Tiêu
Năm
2002
Năm
2003
Năm
2004
Năm
2005
Năm
2006
- Tiền gửi Không kỳ hạn 14,4% 12,7% 19,9% 11,3% 11,5%
- Tiền gửi Có kỳ hạn 6,0% 6,7% 5,6% 5,1% 7,7%
- Tiền gửi Tiết kiệm 46,9% 50,2% 47,7% 60,8% 56,4%
- Phát hành GTCG 4,3% 2,7% 2,9% 1,9% 5,2%
- Vay TCTD 19,0% 20,4% 17,9% 15,6% 15,7%
- Vay Khác 9,4% 7,1% 6,1% 5,3% 3,5%
Hệ số huy động vốn/VTC 8,09 9,54 9,20 8,10 7,42
(nguồn tổng hợp từ tài liệu của NHNN TP.HCM) [4]
Năm 2005 Năm 2006
Tgửi Có
kỳ hạn,
5.1%
Tgửi Kg
kỳ hạn,
11.3%
Vay
Khac,
5.3%
Vay
TCTD,
15.6%
Phát
hành
GTCG,
1.9%
- Tgửi
Tiết
kiệm,
60.8%
Tgửi
Tiết
kiệm,
56.4%
Tgửi Có
kỳ hạn,
7.7%
Tgửi Kg
kỳ hạn,
11.5%
Vay
Khac,
3.5%
Vay
TCTD,
15.7% Phát
hành
GTCG,
5.2%
Hình (2.10): So sánh cơ cấu vốn huy động của các NHTMCP TP.HCM năm 05 - 06.
Kết quả nghiên cứu chứng tỏ rằng, các NHTMCP TP.HCM đang ngày càng
phụ thuộc nhiều hơn vào nguồn vốn huy động với lãi suất khá cao, cụ thể: nguồn
vốn tiết kiệm vẫn tiếp tục chiếm tỷ trọng cao và ngày càng tăng từ 46,9% năm
2002 lên 56,4% năm 2006, phát hành giấy tờ có giá từ 4,3 – 5,2% trong khi tiền
gửi không kỳ hạn lại giảm từ 14,4 – 11,5%. Tình hình này diễn ra phổ biến cả ở 5
NHTMCP dẫn đầu, đặc biệt ở các NHTMCP nhỏ vốn đi vay các TCTD lại chiếm
tỷ trọng chủ yếu, sự phụ thuộc quá mức này có thể tạo nguy cơ rủi ro rất lớn. Như
vậy that khó để nói rằng cuộc chạy đua tăng vốn điều lệ hiện nay thực sự là cơ
hội tốt để tất cả các NHTMCP cải thiện cơ cấu nguồn vốn hoạt động.
105
Tình hình đảm bảo khả năng chi trả.
Bảng (2.22): Tình hình đảm bảo khả năng chi trả của các NHTMCP TP.HCM
từ năm 2002-2006. (đơn vị tính: tỷ đồng)
Chỉ Tiêu Năm
2002
Năm
2003
Năm
2004
Năm
2005
Năm
2006
- Cho vay trung dài hạn 7.408 10.880 14.182 18.878 29.754
- Nguồn vốn cho vay TDH 2.132 2.780 3.981 7.262 14.210
So sánh chênh lệch 5.122 7.419 8.526 11.616 15.544
- Nguồn vốn ngắn hạn dùng CVTDH 24.485 34.229 44.049 81.496 138.217
- Tài sản có động 26.434 39.235 54.175 71.772,8 88.678
- Tài sản nợ dễ biến động 13.012 26.325 37.271 49.566 62.676
- Tỷ lệ cho vay TDH/ngvốn nghạn 20,9% 21,7% 19,4% 14,3% 11,2%
- Tỷ lệ TSC động/TSN dễ biến động 2,03 1,49 1,45 1,45 1,41
(nguồn tổng hợp từ tài liệu của NHNN TP.HCM) [4]
Bảng (2.22) cho thấy, so với các quy định khả năng đảm bảo chi trả của các
NHTMCP TP.HCM có diễn biến tốt hơn, tỷ lệ sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để
cho vay trung dài hạn đã giảm từ 20,9% xuống 11,2%, tỷ lệ tài sản có động trên
tài sản nợ dễ biến động giảm mạnh từ 2,03 xuống 1,41. Kết quả này chủ yếu là
do nguồn vốn điều lệ hiện đang dư thừa, nhu cầu vay dài hạn của xã hội không
lớn do khả năng tiếp cận khó. Tuy nhiên qua đó cũng cho thấy, các tỷ lệ quy định
của NHNN hiện nay còn quá chung chung và chưa phù hợp với thực tế, không
phân biệt vị thế mức độ rủi ro của từng nhóm ngân hàng trên thị trường cũng như
tính chất rủi ro của khoản vay. Trong khi thị trường ngân hàng lại đang diễn ra sự
phân dòng rất mạnh mẽ, việc quy định máy móc không chỉ làm tăng thêm lợi thế
vốn có cho các ngân hàng lớn mà còn gây thêm nhiều khó khăn cho các ngân
hàng nhỏ vốn đã rất yếu kém. Khi tình trạng cạnh tranh không công bằng gia
tăng, nguy cơ xảy ra rủi ro do sự mạo hiểm quá mức sẽ rất lớn, rủi ro cho toàn hệ
thống là khó tránh khỏi.
106
2.2.2.5. Đánh giá năng lực tài chính của các NHTMCP TP.HCM
Bảng (2.23): Phân tích chung tình hình tài chính của các NHTMCP TP.HCM năm 06/05.
Năm 2005 Năm 2006 So sánh 06/05
Chỉ tiêu Tăng
trưởng
Tỷ lệ/
Thnhập
Tăng
trưởng
Tỷ lệ/
thnhập
Tăng
trưởng
Tỷ lệ/
Thnhập
- Tổng thu nhập 68% 100% 57% 100% -11% 0%
- Tổng Chi phí 81% 57% 101% 81% 20% 25%
- Lãi gộp 50% 43% -19% 19% -69% -25%
- Chi cho hoạt động 34% 23% 33% 16% -1% -7%
- Lợi nhuận trước thuế 74% 20% 99% 22% 24% 2%
- Lợi nhuận ròng 74% 20% 75% 19% 0% -1%
Tổng tài sản có b/q 47% 12,85 68% 9,61 20% -3,24
Vốn và các quỹ b/q 54% 1,08 75% 1,01 21% -0,07
(nguồn tổng hợp từ tài liệu của NHNN TP.HCM) [4]
Nhìn chung các NHTMCP TP.HCM vẫn đang tiếp tục đạt được tốc độ tăng
trưởng rất cao về các chỉ tiêu tài chính, đặc biệt là sự gia tăng của các chỉ tiêu lợi nhuận
trước thuế và lợi nhuận ròng. Tuy nhiên nếu phân tích sâu hơn có thể thấy kết quả trên
vẫn còn nhiều vấn đề, chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn và hiệu suất sử dụng tài sản có
đều giảm (3,24 và 0,07). Nguyên nhân do tốc độ tăng trưởng của tổng thu nhập sụt
giảm 11%, trong khi tổng chi phí tăng 20% và chiếm tỷ trọng khá cao 81% đã làm lãi
gộp giảm mạnh 69% khiến tỷ trọng chỉ còn 19%, song nhờ chi phí hoạt động thấp hơn
đã làm tăng trưởng lợi nhuận chung tăng lên. Xem xét tỷ trọng các chỉ tiêu trên tổng
thu nhập cũng cho thấy, tỷ trọng chi phí trả lãi tăng 4% nhưng do tỷ trọng chi phí hoạt
động giảm 6% nên tỷ trọng lợi nhuận trước thuế mới tăng lên được 2%.
Kết quả phân tích chứng tỏ các NHTMCP TP.HCM vẫn chưa kiểm soát tốt
các mục tiêu tăng vốn, việc sử dụng các chi phí chưa có hiệu quả. Một số chi phí
rất có ý nghĩa đối với sự phát triển như chi phí hoạt động lại tăng quá thấp, trong
khi các chi phí trả lãi lại tăng quá cao. Phải chăng hiệu quả sử dụng vốn suy giảm
là do đầu tư cho công nghệ và con người chưa được chú trọng đúng mức.
107
Bảng (2.24): Biến động các hệ số tài chính của các NHTMCP TP.HCM từ năm 02-06.
Chỉ Tiêu Năm
2002
Năm
2003
Năm
2004
Năm
2005
Năm
2006
- Hệ số ROS gộp 43,50% 41,08% 40,93% 36,54% 18,87%
- Hệ số ROS hoạt động 20,31% 16,24% 16,68% 17,28% 2,64%
- Hệ số ROS ròng 19,81% 15,84% 16,38% 16,98% 18,87%
- Hệ số ROS biên tế 29,84% 30,82% 26,20% 26,95% 24,00%
- Hệ số sử dụng Tài Sản 7,78% 10,08% 9,68% 11,07% 10,40%
- Hệ số ROE 18,30% 15,78% 16,42% 18,63% 18,66%
- Hệ số ROA 1,54% 1,60% 1,59% 1,88% 1,96%
- Hệ số mở rộng vốn tự có 11,87 9,88 10,35 9,90 9,50
(nguồn tổng hợp từ tài liệu của NHNN TP.HCM) [4]
Trong điều kiện thuận lợi tình hình tài chính của các NHTMCP TP.HCM cũng
có những chuyển biến rất tích cực. Nhìn chung, sự gia tăng của các hệ số tài chính là
hoàn toàn phù hợp với yêu cầu phát triển, thành quả này có được nhờ sự gia tăng
hiệu suất sử dụng tài sản từ 7,78% -10,4%. Tuy nhiên nếu nghiên cứu sâu hơn, với sự
sụt giảm liên tục của hệ số ROS biên tế từ 29,84% còn 24% và hệ số ROS gộp từ
43,5% còn 18,87% có thể nói hiệu quả của chính sách huy động vốn hiện tại vẫn còn
thấp, chi phí còn quá nặng nề, tính ổn định kém.
Mặt khác, sự gia tăng của các hệ số ROS hoạt động và ROS ròng cũng thể hiện
một số dấu hiệu chưa tốt các NHTMCP TP.HCM vẫn chưa chú ý đầu tư đúng mức công
nghệ quản trị và chi phí đào tạo nghiên cứu, trong khi những ưu đãi từ chính sách thuế
không thể kéo dài được lâu để mang lại tỷ lệ lợi nhuận cao. Một dấu hiệu đáng lo ngại
nữa đó là sự sụt giảm của hệ số mở rộng vốn trên tài sản có từ 11,87 còn 9,5, trong khi hệ
số ROA chỉ tăng nhẹ từ 1,54% lên 1,96% đã khiến h
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 47473.pdf