Luận văn Đổi mới tổ chức, quản lý Tổng công ty Hoá chất Việt Nam theo mô hình Tập đoàn kinh tế

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA TỔ CHỨC, QUẢN LÝ TỔNG CÔNG TY THEO MÔ HÌNH TẬP ĐOÀN KINH TẾ 5

1.1. Một số vấn đề chung về tập đoàn kinh tế 5

1.2. Điều kiện hình thành và phát triển các tập đoàn kinh tế 19

1.3. Kinh nghiệm xây dựng và phát triển các tập đoàn kinh tế trên thế giới 27

Chương 2: THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ TẠI TỔNG CÔNG TY HOÁ CHẤT VIỆT NAM 33

2.1. Quá trình hình thành, vai trò và nhiệm vụ của Tổng Công ty Hoá chất Việt Nam 33

2.2. Thực trạng sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý tại Tổng Công ty Hoá chất Việt Nam 48

2.3. Đánh giá chung về tổ chức, quản lý của Tổng Công ty Hoá chất Việt Nam 63

Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI TỔ CHỨC, QUẢN LÝ TỔNG CÔNG TY HOÁ CHẤT VIỆT NAM THEO MÔ HÌNH TẬP ĐOÀN KINH TẾ 74

3.1. Thuận lợi và khó khăn đối với việc phát triển Tổng Công ty Hoá chất Việt Nam theo mô hình tập đoàn kinh tế 74

3.2. Định hướng đổi mới Tổng Công ty Hoá chất Việt Nam theo mô hình tập đoàn kinh tế 80

3.3. Giải pháp đổi mới tổ chức, quản lý Tổng Công ty Hoá chất Việt Nam theo mô hình tập đoàn kinh tế 83

KẾT LUẬN 101

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 103

PHỤ LỤC 109

 

 

doc109 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1612 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đổi mới tổ chức, quản lý Tổng công ty Hoá chất Việt Nam theo mô hình Tập đoàn kinh tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cáo tài chính của TCT; báo cáo tài chính hợp nhất của tổ hợp CTM - CTC; công khai tài chính hàng năm và các thông tin khác để đánh giá trung thực về hoạt động của TCT. - Tiêu thụ sản phẩm, cung ứng dịch vụ công ích đúng đối tượng, theo giá và phí do Nhà nước quy định đối với các hoạt động công ích theo đặt hàng hoặc giao kế hoạch của Nhà nước. - Chịu trách nhiệm trước khách hàng, trước pháp luật về sản phẩm, dịch vụ công ích do TCT thực hiện. 2.2. Thực trạng sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý tại Tổng công ty Hoá chất Việt Nam 2.2.1. Tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Hoá chất Việt Nam 2.2.1.1. Tổ chức sản xuất kinh doanh tại Công ty mẹ * Giai đoạn 1995 đến 4-2006 Kể từ khi thành lập Tổng công ty Hoá chất Việt Nam (12-2005) đến 4-2006 (thời điểm quyết định đề án chuyển đổi Tổng công ty Hoá chất Việt Nam sang hoạt động theo mô hình CTM - CTC) công tác trực tiếp kinh doanh tại cơ quan văn phòng TCT gần như không có. Ban Kế hoạch - thị trường của TCT chủ yếu làm công tác kế hoạch (kế hoạch ngắn hạn và dài hạn), ngoài ra có hoạt động xúc tiến thương mại, nắm bắt thị trường nhưng không chuyên sâu. Kinh phí hoạt động cho bộ máy quản lý của văn phòng cơ quan TCT chủ yếu thu từ nguồn đóng góp của các đơn vị thành viên. Hàng năm, cơ quan văn phòng TCT giao kế hoạch cho các đơn vị và đôn đốc các đơn vị thực hiện tốt kế hoạch đã được giao. Công tác sản xuất kinh doanh do các đơn vị chủ động tổ chức thực hiện. Công tác đầu tư vốn và kinh doanh tài chính của cơ quan Văn phòng cũng rất hạn chế. Văn phòng TCT mới chỉ đầu tư trực tiếp vào 2 liên doanh. Việc kinh doanh tài chính chỉ hoạt động trong phạm vi cho một số đơn vị thành viên vay vốn ngắn hạn từ nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của TCT, chưa có nghiệp vụ huy động vốn. Trong suốt giai đoạn này, văn phòng TCT cũng mới chỉ triển khai 1 dự án đầu tư do Văn phòng TCT làm chủ đầu tư và làm công tác nghiên cứu khả thi 12 dự án khác; hoạt động đầu tư chủ yếu là xem xét phê duyệt các dự án cho các công ty thành viên theo thẩm quyền qui định tại quy chế quản lý đầu tư xây dựng cơ bản nội bộ trong TCT. Có thể nhận xét rằng, hoạt động sản xuất kinh doanh của văn phòng TCT giai đoạn này rất kém, mối quan hệ về kinh tế giữa văn phòng TCT với các đơn vị thành viên hết sức lỏng lẻo, thiếu tính gắn kết chặt chẽ nên không phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả TCT. * Giai đoạn từ 4-2006 đến nay Triển khai đề án chuyển đổi Tổng công ty Hoá chất Việt Nam sang hoạt động theo mô hình CTM - CTC, Tổng công ty đã chuyển đổi Công ty Vật tư xuất nhập khẩu Hoá chất thành đơn vị hạch toán phụ thuộc CTM. Như vậy là, tại thời điểm hiện nay, có 2 đơn vị phụ thuộc CTM - Tổng công ty Hoá chất Việt Nam trực tiếp làm công tác kinh doanh đó là Trung tâm thương mại Hoá chất và công ty Vật tư xuất nhập khẩu Hoá chất. - Nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh của Trung tâm thương mại Hoá chất là: + Trung tâm thương mại Hoá chất được TCT giao trách nhiệm kinh doanh, quản lý toàn bộ tài sản của Khách sạn Hoá chất tại địa chỉ 3B - Đặng Thái Thân - Hà Nội. + Trung tâm thương mại Hoá chất kinh doanh trong lĩnh vực: Khách sạn - Nhà hàng, dịch vụ lữ hành nội địa, cho thuê văn phòng, vật lý trị liệu, kinh doanh vật tư và các sản phẩm hoá chất. - Nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh của công ty Vật tư xuất nhập khẩu Hoá chất là: + Kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển vốn; nâng cao chất lượng kinh doanh và đa dạng hoá sản phẩm, ngành nghề đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất kinh doanh của TCT và xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài. + Công ty Vật tư xuất nhập khẩu Hoá chất kinh doanh trong những ngành nghề: Sản xuất Silicat, mút xốp, phân bón, bột nhẹ, chế biến thức ăn gia súc; kinh doanh xuất nhập khẩu và cung ứng các loại vật tư thiết bị, nguyên vật liệu, phân bón, hoá chất, trang thiết bị điện, điện lạnh, trang thiết bị y tế, thiết bị văn phòng, phương tiện vận tải, xe máy và các hàng hoá khác phục vụ cho ngành hoá chất và các ngành khác; kinh doanh khách sạn, lữ hành, vật lý trị liệu, sửa chữa xe ôtô, xe máy; sản xuất kinh doanh thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật và các nghành nghề khác theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của CTM. Thực hiện việc chuyển đổi theo cơ chế hoạt động, Ban Kế hoạch - Kinh doanh cũng đã triển khai thực hiện công tác trực tiếp kinh doanh theo chức năng nhiệm vụ mới. Công tác đầu tư và kinh doanh vốn cũng được triển khai theo quy chế nội bộ mới được ban hành. TCT đã huy động vốn tạm thời nhàn rỗi tại các đơn vị thành viên sau đó cho các đơn vị thành viên khác có khó khăn về vốn vay lại theo lãi suất không cao hơn lãi suất cùng loại của ngân hàng thương mại. Tuy mới triển khai nhưng hoạt động này tương đối có hiệu quả, số liệu cụ thể như sau: - Số huy động năm 2006: 80 tỷ đồng. - Doanh số cho vay năm 2006: 178 tỷ đồng - Lợi nhuận từ hoạt động cho vay năm 2006: 10,8 tỷ đồng Sau 1 năm chuyển đổi cơ chế hoạt động, các hoạt động của Tổng công ty Hoá chất Việt Nam đã có nhiều bước chuyển biến song do thời gian ngắn nên bước đầu kết quả còn khiêm tốn. Bảng 2.1: Kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Hoá chất Việt Nam Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006 Giá trị sản xuất công nghiệp 6.696.618 7.730.928 8.697.606 8.848.918 9.000.711 Doanh thu thuần 7.714.365 9.200.389 11.794.634 13.143.601 13.459.400 Lợi nhuận trước thuế 331.984 289.674 418.899 478.276 682.809 Nguồn: [3] 2.2.1.2. Tổ chức sản xuất kinh doanh tại các công ty thành viên Tại thời điểm thành lập (12-1995), Tổng công ty Hoá chất Việt Nam có 41 đơn vị thành viên. Đây là những đơn vị có tư cách pháp nhân độc lập, hạch toán kết quả sản xuất kinh doanh riêng, TCT hạch toán tổng hợp trên cơ sở cộng báo cáo tài chính của các đơn vị thành viên với báo các tài chính cơ quan văn phòng TCT. Vì vậy việc tổ chức sản xuất kinh doanh tại các đơn vị thành viên do các đơn vị chủ động từ khâu lập kế hoạch, triển khai thực hiện (sau khi được TCT phê duyệt), điều hành để đảm bảo hoàn thành kế hoạch được giao. Tuỳ theo điều kiện, mỗi đơn vị tự tổ chức bộ máy kinh doanh của mình. Mối quan hệ về kinh tế giữa các đơn vị thành viên với nhau hết sức lỏng lẻo, chưa có sự hỗ trợ lẫn nhau trong sản xuất kinh doanh, thậm trí có nhiều đơn vị còn cạnh tranh với nhau về thị phần và giá cả. Tiêu biểu cho sự cạnh tranh này là các sản phẩm cao su của 3 công ty chế biến cao su, các sản phẩm phân trộn NPK của các đơn vị sản xuất phân bón. Sự tác động của TCT đến các hoạt động trên là rất ít. Mỗi một đơn vị đều xây dựng cho sản phẩm của mình một thương hiệu và lôgô riêng, chưa có một lôgô chung cho bất kỳ sản phẩm nào của TCT. Sau quá trình 10 năm xây dựng, phát triển, đổi mới sắp xếp các doanh nghiệp thành viên, tại thời điểm thành lập CTM - Tổng công ty Hoá chất Việt Nam (4-2006), Tổng công ty Hoá chất Việt Nam có 23 công ty con (trong đó có 6 công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên, 17 công ty cổ phần TCT giữ 51% vốn điều lệ), 12 công ty liên kết (TCT giữ dưới 50% vốn điều lệ), 3 công ty liên doanh với nước ngoài, 2 đơn vị sự nghiệp, 2 đơn vị hạch toán phụ thuộc. Qui mô vốn, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh một số năm gần đây của các công ty thành viên và công ty liên kết của Tổng công ty Hoá chất Việt Nam như sau (xem bảng 2.2, bảng 2.3, bảng 2.4). Với cơ cấu các doanh nghiệp thành viên như trên có thể thấy rằng: lĩnh vực kinh doanh dịch vụ; kinh doanh và đầu tư vốn; đầu tư ra nước ngoài; xuất khẩu của Tổng công ty Hoá chất Việt Nam hiện đang rất thấp, chưa xứng với tiềm năng hiện có. Bảng 2.2: Quy mô vốn, kết quả sản xuất kinh doanh 2004 Các công ty con của Tổng Công ty Hoá chất Việt Nam Đơn vị tính : Triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2004 GT SXCN Vốn CSH Doanh thu Lợi nhuận phát sinh Tổng số 8,662,172 2,154,482 11,508,721 416,394 I Doanh nghiệp nhà nước 6,503,104 1,651,953 9,979,972 270,253 1 CT TNHH Apatit Việt Nam 177,778 355,861 332,416 7,869 2 CT Phân bón Bình Điền 599,486 38,361 1,123,529 10,099 3 CT Supe PP & HC Lâm Thao 913,139 254,662 1,363,629 32,078 4 CT Phân lân NC Văn Điển 173,173 21,940 247,907 15,276 5 CT Phân Đạm & HC HBắc 537,379 250,105 543,755 100,330 6 CT Phân bón miền Nam 717,724 72,857 1,133,117 38,959 7 CT TNHH Hóa chất CB MN 254,567 128,257 332,296 17,024 8 CT Hơi kỹ nghệ que hàn 71,924 17,083 86,728 1,711 9 CT Vật t & XNK HC 6,267 19,610 734,283 1,975 10 Công ty Mỏ 3,684 13,591 200 11 CT P.bón & HC Cần Thơ 232,313 19,741 399,683 3,665 12 CT Hóa chất Việt Trì 76,107 14,469 97,104 2,223 13 CT Thuốc sát trùng VN 239,234 129,812 292,445 17,311 14 CT Sơn chất dẻo 104,442 18,490 145,689 303 15 CT Cao su Sao vàng 478,684 90,791 536,024 610 16 CT Cao su Đà Nẵng 589,047 28,784 708,370 1,080 17 CT CN Cao su Miền Nam 801,410 69,314 1,026,289 3,368 18 CT Thiết kế CN Hóa chất 6,621 19,249 1,107 19 CT Phân lân Ninh Bình 104,655 15,903 152,584 5,913 20 CT Xà phòng Hà Nội 54,726 56,229 276,175 1,807 21 CT Sơn Tổng Hợp HN 264,596 21,187 228,924 6,283 22 CT HOá chất Đà Nẵng 86,453 7,705 167,815 694 23 CT Ăc quy Vĩnh Phú 20,000 10,487 18,370 368 II Công ty cổ phần chi phối 2,159,068 263,335 1,528,749 56,852 1 CT CP Bột giặt LIX 375,212 36,000 274,815 12,466 2 CT CP Bột giặt NET 419,351 22,000 105,768 7,307 3 CT CP Phương Đông 620 15,624 80,247 787 4 CT CP ắc quy Tia Sáng 81,300 10,752 55,144 1,217 5 CT CP Pin - ắc quy MN 511,819 102,630 513,045 23,895 6 CT CP CN Hóa chất & Vi sinh 396,363 19,069 46,424 2,275 7 CTCP Pin HN 108,203 13,612 96,891 2,986 8 CTCP Que Hàn Điện Việt Đức 58,967 13,648 80,384 1,842 9 CTCP Bột Giặt&HC Đức Giang 157,812 15,000 185,884 2,495 10 CTCP APP 49,421 15,000 90,147 1,582 III Cơ quan Văn phòng TCTy 239,194 89,289 Nguồn: [8]. Bảng 2.3: Quy mô vốn, kết quả sản xuất kinh doanh 2005 Các công ty con của Tổng Công ty Hoá chất Việt Nam Đơn vị tính: Triệu đồng TT Chỉ tiêu Năm 2005 GT SXCN Vốn CSH Doanh thu Lợi nhuận phát sinh Tổng số 8,771,713 2,637,978 12,861,031 476,250 I Doanh nghiệp nhà nước 6,102,590 2,041,472 10,422,333 254,915 1 CT TNHH Apatit Việt Nam 195,186 586,367 372,105 8,247 2 CT Phân bón Bình Điền 548,202 80,125 1,344,312 11,022 3 CT Supe PP & HC Lâm Thao 877,054 262,984 1,370,436 40,029 4 CT Phân lân NC Văn Điển 202,607 32,519 312,175 16,839 5 CT Phân Đạm & HC HBắc 514,228 335,082 754,266 109,329 6 CT Phân bón miền Nam 728,852 91,807 1,216,736 29,669 7 CT TNHH Hóa chất CB MN 298,576 138,257 433,315 18,052 8 CT Hơi kỹ nghệ que hàn 110,343 23,792 124,328 502 9 CT Vật t & XNK HC 5,607 20,702 786,226 1,795 10 Công ty Mỏ 3,914 15,668 401 11 CT P.bón & HC Cần Thơ 209,774 23,425 402,561 1,029 12 CT Hóa chất Việt Trì 60,405 31,000 100,524 2,035 13 CT Thuốc sát trùng VN 229,666 154,674 328,684 7,773 14 CT Sơn chất dẻo 78,303 43,717 114,585 5 15 CT Cao su Sao vàng 385,483 50,394 618,609 446 16 CT Cao su Đà Nẵng 566,283 42,602 720,677 1,507 17 CT CN Cao su Miền Nam 826,326 89,050 1,129,151 864 18 CT Thiết kế CN Hóa chất - 7,978 22,358 852 19 CT Sơn Tổng Hợp HN 265,695 23,083 255,617 4,519 II Công ty cổ phần chi phối 2,669,123 346,712 2,437,560 84,522 1 CT CP Phân lân Ninh Bình 122,259 24,900 187,472 10,264 2 CT CP CN Hóa chất & Vi sinh 419,085 19,069 45,419 3,541 3 CT CP Bột giặt LIX 474,585 36,000 359,899 15,010 4 CT CP Bột giặt NET 519,843 22,000 188,626 8,513 5 CT CP Phơng Đông 1,028 15,624 82,575 2,544 6 CT CP ắc quy Tia Sáng 100,557 10,752 68,207 1,588 7 CT CP Pin - ắc quy MN 528,675 102,630 571,679 25,591 8 CT CP Xà phòng Hà Nội 85,316 58,477 371,546 4,693 9 CTCP Pin HN 130,704 13,612 120,221 3,335 10 CTCP Que Hàn Điện Việt Đức 65,611 13,648 93,709 2,952 11 CTCP Bột Giặt&HC ĐứcGiang 164,511 15,000 259,300 3,196 12 CTCP APP 56,949 15,000 88,907 3,295 III Cơ quan Văn phòng TCTy 249,794 1,138 36,813 Nguồn: [8]. Bảng 2.4: Quy mô vốn, kết quả sản xuất kinh doanh 2006 Các công ty con của Tổng Công ty Hoá chất Việt Nam Đơn vị tính: Triệu đồng TT Chỉ tiêu Năm 2006 GT SXCN Vốn CSH Doanh thu Lợi nhuận phát sinh Tổng số 8,983,272 3,252,766 13,421,882 698,223 I Doanh nghiệp nhà nước 3,831,541 1,616,516 7,663,779 354,969 1 CT TNHH Apatit Việt Nam 232,033 543,682 466,228 10,578 2 CT Phân bón Bình Điền 649,281 85,466 1,507,494 13,455 3 CT Supe PP & HC Lâm Thao 880,165 258,731 1,558,977 46,122 4 CT Phân lân NC Văn Điển 224,565 34,860 354,417 21,536 5 CT Phân Đạm & HC HBắc 565,609 399,500 767,219 218,439 6 CT Phân bón miền Nam 756,034 88,878 1,325,277 19,150 7 CT TNHH Hóa chất CB MN 406,095 144,847 601,097 20,894 8 CT Hơi kỹ nghệ que hàn 111,490 32,287 166,667 2,537 9 CT Vật t & XNK HC 6,269 24,351 901,899 1,475 10 Công ty Mỏ 3,914 14,504 783 II Công ty cổ phần chi phối 5,151,731 846,314 5,755,512 222,178 1 CT CP P.bón & HC Cần Thơ 261,938 23,500 482,256 8,331 2 CT CP Hóa chất Việt Trì 67,654 31,000 107,939 5,732 3 CT CP Thuốc sát trùng VN 263,446 156,000 332,688 20,260 4 CT CPSơn chất dẻo 58,431 43,717 48,884 (7,300) 5 CT CP Cao su Sao vàng 403,126 80,471 483,683 9,567 6 CT CP Cao su Đà Nẵng 600,428 92,475 926,161 55,379 7 CT CP CN Cao su Miền Nam 942,267 120,000 1,240,781 45,380 8 CT CP Thiết kế CN Hóa chất 8,000 34,134 1,395 9 CT CP Phân lân Ninh Bình 141,610 24,860 225,406 10,130 10 CT CP CN Hóa chất & Vi sinh 497,941 16,335 62,886 7,589 11 CT CP Bột giặt LIX 602,524 36,000 413,315 16,440 12 CT CP Bột giặt NET 533,013 22,000 157,522 11,439 13 CT CP Phương Đông 3,413 20,230 82,945 2,832 14 CT CP ắc quy Tia Sáng 118,181 10,619 91,598 2,044 15 CT CP Pin - ắc quy MN 558,185 102,630 674,051 28,190 16 CT CP Xà phòng Hà Nội 99,574 58,477 391,263 4,770 III Cơ quan Văn phòng TCTy 789,936 2,591 121,076 Nguồn: [8].  2.2.2. Cơ cấu tổ chức quản lý của Tổng công ty Hoá chất Việt Nam 2.2.2.1. Hệ thống bộ máy quản lý tại công ty mẹ Tổ chức bộ máy quản lý hiện nay của CTM - Tổng công ty Hoá chất Việt Nam bao gồm: - Hội đồng quản trị: Theo Điều lệ, Hội đồng quản trị Tổng công ty Hoá chất Việt Nam có tối đa 7 thành viên, hiện tại có 5 thành viên gồm: Chủ tịch Hội đồng quản trị, Uỷ viên Hội đồng quản trị - Tổng giám đốc, Uỷ viên Hội đồng quản trị - Trưởng ban kiểm soát và 2 Uỷ viên Hội đồng quản trị kiêm nhiệm. Hội đồng quản trị là đại diện trực tiếp chủ sở hữu Nhà nước tại TCT và đại diện chủ sở hữu đối với các công ty do TCT đầu tư toàn bộ vốn điều lệ. Quyền hạn và nhiệm vụ của Hội đồng quản trị được qui định tại điều lệ tổ chức và hoạt động của CTM - Tổng công ty Hoá chất Việt Nam. - Ban Kiểm soát: Ban kiểm soát do Hội đồng quản trị thành lập để giúp Hội đồng quản trị kiểm tra, giám sát tính hợp pháp, chính xác và trung thực trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong ghi chép sổ kế toán, báo cáo tài chính và việc chấp hành Điều lệ TCT, Nghị quyết, Quyết định của Hội đồng quản trị, Quyết định của Chủ tịch Hội đồng quản trị. Theo Điều lệ, Ban kiểm soát Tổng công ty Hoá chất Việt Nam có tối đa 5 thành viên, hiện tại Ban kiểm soát có 3 thành viên gồm: Trưởng ban (do 1 Uỷ viên Hội đồng quản trị kiêm), 1 uỷ viên thường trực và 1 thành viên do tổ chức công đoàn đề cử. Ban kiểm soát hoạt động theo quy chế do Hội đồng quản trị ban hành. - Tổng giám đốc: Tổng giám đốc do Hội đồng quản trị tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức hoặc ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng sau khi được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận. Tổng giám đốc điều hành hoạt động hàng ngày của TCT theo mục tiêu, kế hoạch phù hợp với Điều lệ của TCT và các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị; chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng giám đốc, mối quan hệ giữa Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc được quy định cụ thể trong Điều lệ tổ chức và hoạt động của TCT. - Phó Tổng giám đốc: Phó Tổng giám đốc do Hội đồng quản trị quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng theo đề nghị của Tổng giám đốc. Phó Tổng giám đốc giúp Tổng giám đốc điều hành TCT theo phân công và uỷ quyền của Tổng giám đốc; chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được Tổng giám đốc phân công hoặc uỷ quyền. - Kế toán trưởng: Kế toán trưởng của TCT do Hội đồng quản trị quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng theo đề nghị của Tổng giám đốc. Kế toán trưởng có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác kế toán của TCT, giúp Tổng giám đốc giám sát tài chính tại TCT theo pháp luật về tài chính, kế toán; chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công hoặc uỷ quyền. - Bộ máy giúp việc gồm: + Bộ phận giúp việc Hội đồng quản trị: Hiện tại bộ phận này có 5 người. Nhiệm vụ cụ thể của bộ phận giúp việc Hội đồng quản trị được quy định cụ thể trong Quy chế làm việc của Hội đồng quản trị. + Các ban chuyên môn nghiệp vụ: Hiện tại Tổng công ty có 7 ban chuyên môn nghiệp vụ, gồm: Văn phòng TCT, Ban Kế hoạch - Kinh doanh, Ban Hợp tác - Phát triển, Ban Đầu tư - Xây dựng, Ban Tài chính - Kế toán, Ban Tổ chức - Nhân sự, Ban Kỹ thuật. Biên chế, nhiệm vụ cụ thể của các ban chuyên môn nghiệp vụ được quy định cụ thể tại văn bản số 407/ QĐ - HCVN ngày 25/9/2006 của Hội đồng quản trị Tổng công ty Hoá chất Việt Nam. 2.2.2.2. Cơ cấu quản lý tại các công ty con là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Hiện nay Tổng công ty Hoá chất Việt Nam đang áp dụng 2 mô hình tổ chức quản lý tại các Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Tổng công ty đầu tư 100% vốn điều lệ: * Mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn có Hội đồng thành viên: Cơ cấu tổ chức quản lý của loại hình công ty này bao gồm: - Hội đồng thành viên: TCT bổ nhiệm một số người đại diện theo uỷ quyền để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu tại công ty (thành viên Hội đồng thành viên). Hội đồng thành viên bao gồm tất cả các đại diện theo uỷ quyền của TCT tại công ty. Chủ tịch Hội đồng thành viên do TCT chỉ định. Hội đồng thành viên nhân danh TCT tổ chức thực hiện các quyền và nghĩa vụ của TCT; có quyền nhân danh công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty; chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước TCT về thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao theo các qui định của pháp luật. Hội đồng thành viên có quyền và nhiệm vụ theo điều lệ của công ty và theo điều 68 Luật doanh nghiệp được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/ 11 /2005 (sau đây gọi tắt là Luật Doanh nghiệp năm 2005). - Tổng giám đốc: là người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty. Tổng giám đốc có các quyền và nhiệm vụ theo điều lệ của công ty và theo điều 70 Luật Doanh nghiệp năm 2005. - Kiểm soát viên: Do TCT bổ nhiệm. Kiểm soát viên có các quyền và nhiệm vụ theo điều lệ của công ty và theo điều 71 Luật Doanh nghiệp năm 2005. - Các đơn vị và bộ máy giúp việc: tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng công ty mà Tổng giám đốc xây dựng cơ cấu tổ chức để trình Hội đồng thành viên thông qua. * Mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn có Chủ tịch công ty: Cơ cấu tổ chức quản lý của loại hình công ty này bao gồm: - Chủ tịch công ty: TCT bổ nhiệm một người đại diện theo uỷ quyền để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu tại công ty (Chủ tịch công ty). Chủ tịch công ty nhân danh TCT tổ chức thực hiện các quyền và nghĩa vụ của TCT; có quyền nhân danh công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty; chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước TCT về thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao theo các qui định của pháp luật. Chủ tịch công ty có quyền và nhiệm vụ theo điều lệ của công ty và theo điều 69 Luật Doanh nghiệp năm 2005. - Tổng giám đốc: là người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty. Tổng giám đốc có các quyền và nhiệm vụ theo điều lệ của công ty và theo điều 70 Luật Doanh nghiệp năm 2005. - Kiểm soát viên: Do TCT bổ nhiệm. Kiểm soát viên có các quyền và nhiệm vụ theo điều lệ của công ty và theo điều 71 Luật Doanh nghiệp năm 2005. - Các đơn vị và bộ máy giúp việc: tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng công ty mà Tổng giám đốc xây dựng cơ cấu tổ chức để trình Chủ tịch công ty thông qua. 2.2.2.3. Cơ cấu quản lý tại các công ty con là công ty cổ phần Thực hiện theo các qui định hiện hành của Luật Doanh nghiệp năm 2005, cơ cấu tổ chức quản lý tại các công ty con của TCT là các công ty cổ phần bao gồm: - Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần. Đại hội đồng cổ đông có quyền và nhiệm vụ theo điều lệ của công ty và theo điều 96 Luật Doanh nghiệp năm 2005. - Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý công ty, có quyền nhân danh công ty để quyết định và thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị có các quyền và nhiệm vụ theo điều lệ của công ty và theo điều 108 Luật Doanh nghiệp năm 2005 - Tổng giám đốc: là người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty; chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Tổng giám đốc có các quyền và nhiệm vụ theo điều lệ của công ty và theo điều 116 Luật Doanh nghiệp năm 2005. - Ban kiểm soát: Do Đại hội đồng cổ đông bầu. Ban kiểm soát có các quyền và nhiệm vụ theo điều lệ của công ty và theo điều 123 Luật Doanh nghiệp năm 2005. - Các đơn vị và bộ máy giúp việc: Tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng công ty mà Tổng giám đốc xây dựng cơ cấu tổ chức để trình Hội đồng quản trị thông qua. 2.2.2.4. Cơ cấu quản lý tại các công ty con là công ty Nhà nước chưa chuyển đổi Trong tiến trình sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp, hiện trong cấu trúc của TCT vẫn còn tồn tại mô hình công ty con là các doanh nghiệp nhà nước chưa thực hiện chuyển đổi. Các công ty này đang hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 26/11/2003, chịu sự quản lý của TCT theo Điều lệ của TCT. Theo lộ trình thì chậm nhất đến 2009 các công ty này phải chuyển đổi thành các công ty cổ phần. Cơ cấu tổ chức quản lý hiện tại của các doanh nghiệp này bao gồm: - Giám đốc công ty: Do TCT bổ nhiệm, là người đại diện theo pháp luật của công ty. Giám đốc điều hành hoạt động hàng ngày của công ty theo mục tiêu, kế hoạch phù hợp với mục tiêu của TCT, chịu trách nhiệm trước TCT và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Nhiệm vụ và quyền hạn của Giám đốc, được quy định cụ thể trong Điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty. - Phó giám đốc: Phó giám đốc do TCT quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng theo đề nghị của giám đốc. Phó giám đốc giúp giám đốc điều hành công ty theo phân công và uỷ quyền của giám đốc; chịu trách nhiệm trước giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được giám đốc phân công hoặc uỷ quyền. - Kế toán trưởng: Kế toán trưởng của công ty do TCT quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng theo đề nghị của giám đốc. Kế toán trưởng có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác kế toán của công ty, giúp giám đốc giám sát tài chính tại công ty theo pháp luật về tài chính, kế toán; chịu trách nhiệm trước giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công hoặc uỷ quyền. - Các đơn vị và bộ máy giúp việc: Tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng công ty mà Giám đốc xây dựng cơ cấu tổ chức để trình TCT thông qua. 2.3. Đánh giá chung về tổ chức, quản lý của Tổng công ty Hoá chất Việt Nam 2.3.1. Những thành công chính 2.3.1.1. Tổng công ty đã chủ động xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển đến năm 2015, có tính đến năm 2020 Nhờ hoạt động ở quy mô toàn ngành và có quyền lực quản lý với các doanh nghiệp thành viên, Tổng công ty Hoá chất Việt Nam đã xây dựng và điều hành thực hiện được kế hoạch phát triển sản xuất, kinh doanh giai đoạn 2015 có tính đến năm 2020 phù hợp với bối cảnh quốc tế và môi trường kinh doanh mới. Tro

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLV 2 cua Khang.DOC
  • docviet tat.doc
Tài liệu liên quan