Luận văn Đổi mới tổ chức và hoạt động của thanh tra tỉnh - Từ thực tiễn tỉnh Phú Thọ hiện nay

iii

Mở đầu .1

1. Lý do chọn đề tài.1

2. Tình hình nghiên cứu liên quan tới đề tài luận văn . 2

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài luận văn. 5

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 5

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn . 6

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn. 6

7. Cấu trúc của luận văn.7

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

CỦA THANH TRATỈNH.8

1.1. Khái quát về tổ chức và hoạt động của Thanh tra tỉnh . 8

1.2. Đổi mới tổ chức và hoạt động của Thanh tra tỉnh .26

1.3. Các đảm bảo đổi mới tổ chức và hoạt động Thanh tra tỉnh.33

Tiểu kết chương 1.40

Chương 2: THỰC TRẠNG ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA

THANH TRA TỈNH, TỪ THỰC TIỄN TỈNH PHÚ THỌ HIỆN NAY .42

2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội và các nhân tố ảnh hưởng khác của

tỉnh Phú Thọ ảnh hưởng tới đối mới tổ chức và hoạt động của Thanh tra tỉnh

2.2. Quá trình đổi mới tổ chức và hoạt động của Thanh tra tỉnh Phú Thọ 48

2.3. Đánh giá về đổi mới tổ chức và hoạt động của Thanh tra tỉnh Phú Thọ

Tiểu kết luận chương 2.73

Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC ĐỔI MỚI TỔ CHỨC

VÀ HOẠT ĐỘNGCỦA THANH TRA TỈNH, TỪ THỰC TIỄN TỈNH PHÚ

THỌ HIỆN NAY .75

3.1. Quan điểm tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Thanh tra tỉnh. 75

3.2. Các giải pháp chung tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Thanh tra

tỉnh.77

3.3. Các giải pháp riêng tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Thanh tra

tỉnh Phú Thọ.86

KẾT LUẬN.96

TÀI LIỆU THAM KHẢO.98

pdf105 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/02/2022 | Lượt xem: 353 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đổi mới tổ chức và hoạt động của thanh tra tỉnh - Từ thực tiễn tỉnh Phú Thọ hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. 41 Thứ hai, trải qua 75 năm hoạt động và phát triển Thanh tra Việt Nam luôn thể hiện được vai trò là phương thức thực hiện chức năng quản lý nhà nước, bảo đảm pháp chế, bảo đảm thực hiện các quyền và tự do của công dân; cùng với thể hiện rõ vai trò của mình Thanh tra Việt Nam còn thể hiện vị trí là một cơ quan không thể thiếu được trong hệ thống cơ quan hành pháp. Trong 75 năm qua, hệ thống cơ quan thanh tra nói chung và Thanh tra tỉnh nói riêng đã hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đã đạt được công tác thanh tra trong đó có Thanh tra tỉnh vẫn có những hạn chế, khuyết điểm nhất định. Thứ ba, việc đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống cơ quan thanh tra và Thanh tra tỉnh là một đòi hỏi bức thiết và phù hợp với đường lối đổi mới bộ máy nhà nước của Đảng và Nhà nước ta.Quá trình đổi mới phải đảm bảo các yêu và cần phải có các điều kiện đảm bảo về kinh tế, chính trị, tư tưởng, pháp luật đồng thời phải tiếp thu học tập có chọn lọc kinh nghiệm của các nước, các địa phương phù hợp với thực tiễn ở Việt Nam nói chung và ở mỗi tỉnh nói riêng. 42 Chương 2 THỰC TRẠNG ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA TỈNH, TỪ THỰC TIỄN TỈNH PHÚ THỌ HIỆN NAY 2.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ ảnh hưởng tới đổi mới tổ chức và hoạt động của Thanh tra tỉnh 2.1.1. Điều kiện tự nhiên tỉnh Phú Thọ - Ví trí địa lý: Tỉnh Phú Thọ là một tỉnh trung du Việt Nam, có ví trí trung tâm vùng và là cửa ngõ phía Tây Bắc của Thủ đô Hà Nội. Tỉnh Phú Thọ nằm trên trục hành lang kinh tế Hải Phòng - Hà Nội - Côn Minh (Trung Quốc), phía Đông giáp tỉnh Vĩnh Phúc, phía Tây giáp Hà Nội, phía Nam giáp tỉnh Hòa Bình, phía Bắc giáp tỉnh Yên Bái và Tuyên Quang. Tỉnh Phú Thọ cách sân bây quốc tế Nội Bài 80km; cách Cảng Hải Phòng 170km; cách cửa khẩu quốc Hà Khẩu (Lào Cai - Vân Nam Trung Quốc) và cửa khẩu Thanh Thủy( Hà Giang) 200km và là nơi hợp lưu của 3 con sông: Sông Hồng - Sông Đà - Sông Lô. Vị trí địa lý của tỉnh Phú Thọ đã tạo cho Phú Thọ có nhiều điều kiện thuận lợi và tiềm năng to lớn để sản xuất kinh doanhphát triển và giao lưu kinh tế với các ngành, địa phương trong nước và nước ngoài. Tỉnh Phú Thọ là cội nguồn, vùng đất tổ của dân tộc Việt Nam và có hệ thống di tích lịch sử, lễ hội, mỗi di tích lễ hội có một sắc thái riêng độc đáo và đặc sắc, là tiềm năng to lớn để phát triển du lịch, dịch vụ. - Diện tích đất đai: Tỉnh Phú Thọ có diện tích tự nhiên 3.532 km2, trong đó diện tích đất nông nghiệp 97.610ha, đất rừng 195.000ha (trong đó 64.064ha rừng tự nhiên), đất mặt nước nuôi trồng thủy sản 10.000ha, các loại đất khác là 19.299ha. 43 - Địa hình, khí hậu: Tỉnh Phọ nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ hằng năm khoảng 230c, lượng mưa trung bình hằng năm 1.700mm, độ ẩm trung bình hằng năm 86%. Địa hình tỉnh Phú Thọ được phân bổ gồm 2 tiểu vùng: + Tiểu vùng núi cao phía Tây và phía Tây Nam của tỉnh chủ yếu thuộc các huyện Tân Sơn, Thanh Sơn, Yên Lập và Cẩm Khê là vùng có nhiều tiềm năng về lâm nghiệp và khai thác khoáng sản. + Tiểu vùng đồi, gò thấp và xen kẽ đồng ruộng, bãi bồi ven sông Hồng, sông Đà, sông Lô đây là vùng thuận lợi cho trồng các loại cây cây lương thực, rau màu và cây ăn quả; thuận lợi cho phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản. Tiểu vùng này có tiềm năng lớn để phát triển công nghiệp điện tử, tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp phụ trợ, công nghiệp chế biến - Độ tuổi lao động: Tỉnh Phú Thọ có trên 1,4 triệu người, với 21 dân tộc cùng sinh sống, số người trong độ tuổi lao động 800.000 người (60% dân số), trong đó lực lượng lao động trẻ 65%, số lao động đã qua đào tạo 40%. - Đơn vị hành chính Tỉnh Phú Thọ có 13 đơn vị hành chính cấp huyện gồm: Thành phố Việt Trì (là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh và là thành phố về miền Lễ hội cội nguồn các dân tộc Việt Nam), thị xã Phú Thọ, các huyện: Lâm Thao, Phù Ninh, Thanh Ba, Đoan Hùng, Hạ Hòa, Yên Lập, Cẩm Khê, Thanh Sơn, Tân Sơn, Thanh Thủy, Tam Nông với 277 đơn vị hành chính cấp xã. Điều kiện tự nhiên như trên thấy rằng tỉnh Phú Thọ là một tỉnh trung du miền núi phía bắc bên cạnh những thuận lợi vẫn còn khó khăn về nhiều mặt như: giao thông đi lại khó, đất đai khô cằn, mưa lũ thường xảy ra nhiều đã tạo ra những ảnh hưởng bất lợi không nhỏ tới phát triển kinh tế- xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân cũng như tổ chức và hoạt động của 44 các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị của tỉnh trong đó có Thanh tra tỉnh. 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ - Về kinh tế Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm 2016-2020 ước đạt 8,2%, trong đó nông lâm nghiệp tăng 4,3%; CN - XD tăng 11,2%; DV tăng 7,5%. Quy mô GRDP năm 2020 ước đạt 68, 5 nghìn tỷ đồng bằng 1,6 lần so 2015. GRDP bình quân đầu người 47,32 triệu đồng tăng 15,8 triệu đồng. Các khu vực kinh tế, các ngành kinh tế đều có bước phát triển về quy mô, hiệu quả . Cơ cấu kinh tế đã chuyển từ NLN - CN, XD- DV sang cơ cấu CN, XD - DV- NLN và CN - XD giữ vai trò chủ đạo. Kết quả phát triển KT - XH của tỉnh trong các lĩnh vực 5 năm 2016 - 2020 thể hiện khái quát như sau: + Sản xuất công nghiệp được đẩy mạnh và duy trì đà tăng trưởng cao hằng năm với tốc độ bình quân 11,2%, giá trị tăng thêm 18,818 tỷ đồng; cơ cấu ngành chuyển dịch đúng hướng sang công nghiệp chế biến và công nghiệp phụ trợ, đã thu hút được một số dự án qui mô lớn công nghệ hiện đại, hiệu quả kinh tế cao; các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đã đi vào sản xuất có hiệu quả như: Thụy Vân, Phù Ninh, Hạ Hòa, Cẩm Khê + Các ngành dịch vụ tiếp tục phát triển, đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân, với độ tăng trưởng bình quân hằng năm 7,5%; giá trị tăng 1,6 lần so 2015 chất lượng các ngành dịch vụ phuc vụ sản xuất và đời sống nhân dân ngày càng tốt hơn. Phát triển du lịch được coi là đột phá và đạt kết quả tích cực kể cả về đầu tư xây dựng hạ tầng, thu hút khách du lịch, nâng cao chất lượng phục vụ. + Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới được quan tâm triển khai có sự chuyển biến tích cực và duy trì tốc độ tăng trưởng khá cao. Giá trị tăng bình quân hàng năm 4,3% , vượt chỉ tiêu đề ra và cao hơn bình quân của 45 cả nước. Trong nông nghiệp tịch cực chuyển dịch cơ cấu vật nuôi; cây trồng theo hướng hiệu quả (giá trị sản phẩm đạt 108 triệu đồng/ha, tăng 28% so với năm 2015). Xây dựng nông thôn mới được triển khai mạnh mẽ, sâu rộng, đến hết năm 2019 có 2 đơn vị cấp huyện hoàn thành tiêu chí nông thôn mới (TP Việt Trì và Thị xã Phú Thọ), 90 xã đạt chuẩn nông thôn mới. + Ngoài các kết quả trên đầu tư phát triển quản lý qui hoạch đạt kết quả quan trọng; hoạt động tài chính, ngân hàng được chú trọng nâng cao hiệu quả; công tác cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và phát triển, các thành phần kinh tế tiếp tục được quan tâm chỉ đạo phát triển đúng hướng; công tác quản lý tài nguyên, môi trường hoạt động khoa học và công nghệ có được phát triển tích cực theo hướng hiệu quả, bền vững. Từ các kết quả phát triển kể trên, qua đánh giá chỉ số phát triển chung của tỉnh Phú Thọ so với 13 tỉnh vùng trung du, miền núi Bắc Bộ (hết năm 2019 tỉnh Phú Thọ xếp thứ 2 của vùng về trình độ phát triển vượt 2 bậc so với 2015, chỉ đứng sau Thái Nguyên). Tỉnh Phú Thọ đã trở thành trung tâm công nghiệp của Việt Nam, là 1 trong 14 trung tâm vùng của cả nước với thế mạnh công nghiệp sản xuất chế biến các sản phẩm giấy, chè, thủy sản. - Về văn hóa xã hội + Giáo dục, đào tạo tiếp tục phát triển, khâu đột phá nguồn nhân lực được chú trọng , trong đó qui mô các trường lớp, ngành nghề đào tạo các cấp học tiếp tục phát triển; phát triển nguồn nhân lực nhanh về số lượng, chất lượng, về thể lực, kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp; các hoạt động văn hóa thông tin, báo chí, xuất bản, phát thanh truyền hình, văn học nghệ thuật có nhiều khởi sắc rõ rệt; công tác y tế, dân số, gia đình, trẻ em được chú trọng thực hiện đạt kết quả khá (100% xã phường đạt chuẩn y tế); công tác giải quyết việc làm đảm bảo an sinh xã hội; công tác dân tộc, tôn giáo đạt kết quả tích cực; tỷ lệ giảm nghèo bình quân 1,52%/năm, huyện Tân Sơn được công 46 nhận thoát nghèo; xuất khẩu lao động 3,0 nghìn người/năm, tỷ lệ dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 90% [9]. 2.1.3.Các nhân tố ảnh hưởng khác Trong 5 năm qua đặc biệt 3 năm gần đây cải cách hành chính, sắp xếp lại tổ chức bộ máy từ tỉnh tới cơ sở, tổ chức sắp lại bên trong các sở, ngành, sắp xếp triển khai sáp nhập các xã, khu dân cư được trển khai tích cực theo hướng tinh gọn, bước đầu ổn đinh, hoạt động có hiệu quả. Ý thức và thái độ phục vụ doanh nghiệp và người dân của bộ máy hành chính và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức được nâng lên, cơ bản chuyển từ cơ chế quản lý hành chính sang phục vụ. Sự đoàn kết nhất trí trong lãnh đạo của các cơ quan Đảng, chính quyền, đoàn thể ở tất cả các cấp, các ngành được nâng cao. Quốc phòng an ninh được củng cố và giữ vững. Công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí được đẩy mạnh và có chuyển biến tích cực. Tóm lại, về điêu kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Phú Thọ như trên đã tạo ra những thuận lợi cho đổi mới tổ chức và hoạt động của Thanh tra tỉnh. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn có những khuyết điểm hạn chế như: việc huy động các nguồn lực đầu tư một số ngành, lĩnh vực còn khó khăn; sản xuất nông nghiệp an toàn, chất lượng cao. Còn hạn chế sản xuất công nghiệp ở một số ngành tryền thống chững lại, thậm chí mai một giảm sút; một số sản phẩm giá trị cạnh tranh thấp (giấy, phân bón); chất lượng dịch vụ chưa đáp ứng yêu cầu; tình trạng lãng phí tài nguyên, ô nhiễm môi trường chậm được khắc phục. Trong các lĩnh vưc xã hội việc đầu tư cho giáo dục chưa cao, còn trông chờ, ỷ lại vào cấp trên, nhà nước. Trình độ chyên môn của đội ngũ giáo viên, cán bộ tế, văn hóa du lịch chưa cao, chưa đáp ứng nhu cầu. Công tác xã hội hóa, huy động nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn, đô thị còn ở mức thấp; tội phạm,tệ nạn xã hội còn nhiều và tiềm ẩn yếu tố phức tạp; công tác 47 cải cách hành chính; phối hợp các lực lượng, các cơ quan chức năng trong việc nắm tình hình, xử lý các vấn đề về an ninh trật tự, khiếu nại tố cáo, tham nhũng còn có lúc, có nơi chưa chặt chẽ, kịp thời. Những khuyết điểm, hạn chế trên đây là những ảnh hưởng không thuận lợi tới việc đổi mới tổ chức và hoạt động của Thanh tra tỉnh Phú Thọ thể hiện: Trước hết, cho đến nay so với mặt bằng chung cả nước thì Phú Thọ vẫn là tỉnh nghèo, kinh tế phát triển chậm dẫn tới đời sống nhân dân còn khó khăn trong đó có cả đội ngũ công chức thi hành án dân sự. Do vậy, tội phạm, vi phạm pháp luật diễn ra phức tạp kể cả trong các cơ quan nhà nước phải khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Tình hình trên ảnh hưởng không tốt tới tổ chức, uy tín cơ quan thanh tra trong tỉnh và số việc phải thực hiện thanh tra tăng; Thứ hai, cùng với kinh tế phát triển chậm, công tác quản lý nhà nước về mọi mặt kinh tế- xã hội nhất là về đất đai, về tài chính, thị trường, về lao động của các cơ quan quản lý nhà nước của tỉnh chưa tốt, chưa tạo điều kiện cho nhân dân, doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi, ổn định dẫn đến mâu thuẫn, tranh chấp khiếu kiện nhiều nên số vụ việc phảithanh tra về tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo tăng lớn, kéo dài; Thứ ba, công tác phối hợp giữa các cấp, ngànhtrong lãnh đạo chỉ đạo công tác thanh tra chưa nhịp nhàng, chặt chẽ đồng thời chưa tạo điều kiện thuận lợi một cách cụ thể, mạnh mẽ về tổ chức, hoạt động cho các cơ quan thanh tra và toàn thể cán bộ, công chức, viên chức của ngành Thanh tra. Thư tư, là tỉnh trung du miền núi địa bàn rộng, giao thông không tốt đi lại khó khăn trong khi lương, các chế độ phụ cấp còn thấp, kinh tế gia đình còn khó khăn nên cũng ảnh hưởng không nhỏ tới tâm tư tình cảm cũng như thái độ, trách nhiệm thực thi công vụ của một số công chức trong cơ quan Thanh tra tỉnh. 48 2.2. Quá trình đổi mới tổ chức và hoạt động của Thanh tra tỉnh ở tỉnh Phú Thọ Ngay sau khi chính quyền tỉnh Phú Thọ được thành lập sau cách mạng tháng 8/1945, ngày 23/11/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 64/SL thành lập Ban thanh tra Đặc biệt để:“ủy nhiệm đi giám sát tất cả các công việc và các nhân viên của UBND và các cơ quan của Chính phủ”. Theo đó, ở tỉnh Phú Thọ đã có cán bộ theo dõi giúp UBND cách mạng lâm thời làm nhiệm vụ giám sát các công việc cần thiết, trong đó chủ yếu giám sát các công việc của Ủy ban kháng chiến các cấp, tham gia củng cố xây dựng chính quyền, giúp chính quyền giải quyết các đơn thư khiếu tố của nhân dân. Từ năm 1956, thực hiện Nghị định số 1194/NĐ-TTG ngày 26/12/1956 của Thủ tướng Chính phủ, Ban Thanh tra chính quyền tỉnh Phú Thọ chính thức được thành lập có 7 người là một bộ phận của UBKC tỉnh, ở mỗi huyện có 1 cán bộ theo dõi đơn thư khiếu tố. Tiếp đến từ năm 1960 đến năm 1964, Ban Thanh tra tỉnh Phú Thọ có 11-13 người, có con dấu và tài khoản riêng, trong đó có các bộ phận: văn phòng, kiểm tra nông nghiệp, kiểm tra công thương nghiệp và bộ phận xét khiếu tố. Từ năm 1965 đến năm 1970, thực hiện sự chỉ đạo của Chính phủ về tạm thời giải thể hệ thống tra nên Thanh tra tỉnh chỉ còn là một tổ gồm 5 người do một ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh phụ trách chỉ thực hiện xét khiếu tố. Sau khi hợp nhất tỉnh Vĩnh Phúc và tỉnh Phú Thọ năm 1969 thành tỉnh Vĩnh Phú thì số cán bộ do một ủy viên UBND phụ trách chỉ thực hiện xét khiếu tố tăng lên là 8 người. Từ tháng 7 năm 1971 Thanh tra nhà nước tỉnh Vĩnh Phú được thành lập trở lại với tên gọi là Ủy ban Thanh tra nhà nước tỉnh Vĩnh Phú. Thời kỳ 1990 đến 1996 sau khi có Pháp lệnh Thanh tra năm 1990, Ủy ban thanh tra nhà nước tỉnh Vĩnh Phú được đổi tên là Thanh tra nhà nước tỉnh 49 Vĩnh Phú. Thời kì này, Thanh tra nhà nước tỉnh là cơ quan thực thuộc UBND tỉnh giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về thanh tra và tiến hành thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, kế hoạch của nhà nước trên tất cả các mặt của đời sống trong đó tập trung những vấn đề nổi cộm như: quản lý đất đai, tài chính tín dụng, phân phối lưu thông, sản xuất nông nghiệp...Cũng trong thời kì này này công tác tiếp công dân và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân được chú trọng. Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, từ ngày 1.7.1997 tỉnh Phú Thọ được tái lập. Mặc dù trong điều kiện có rất nhiều khó khăn về con người, về điều kiện cơ sở vật chất nhưng Thanh tra tỉnh Phú Thọ đã không ngừng hoàn thiện bộ máy, tăng cường đội ngũ cán bộ và hoàn thành chức năng, nhiệm vụ được giao trên cả 2 phương diện quản lý nhà nước về thanh tra và thực hiện quyền thanh tra. Trong phạm vi Luận văn này, sau đây tác giả trình bày quá trình đổi mới tổ chức và hoạt động của Thanh tra tỉnh Phú Thọ từ năm 2015 đến nay như sau: 2.2.1. Thời gian từ 7/9/2016 đến 21/10/2018 Thực hiện quy định tại Điều 20 Luật Thanh tra năm 2010, Thông tư 03/2014/ TTLT-TTCP-BNV NGÀY 08/9/2014 Thanh tra Chính phủ - Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Thanh tra huyện quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, theo đề nghị của Chánh Thanh tra tỉnh - UBND tỉnh Phú Thọ đã ban hành quyết định số 2149/2015/ QĐ-UBND ngày 7/9/2015 Về việc ban hành chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Thanh tra tỉnh Phú Thọ. Theo quyết định số 2149/2015/ QĐ-UBND ngày 7/9/2015 của UBND tỉnh Phú Thọ thì Thanh tra tỉnh Phú Thọ là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về 50 công tác thanh tra và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra hành chính trong phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh. Thanh tra tỉnh Phú Thọ chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về công tác tổ chức, về nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ. Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ do pháp luật thanh tra quy định và Quyết định số2149/2015/ QĐ-UBND ngày 7/9/2015 của UBND tỉnh Phú Thọ, ngày 23/9/2015 Chánh Thanh tra tỉnh Phú Thọ đã ban hành Quyết định số 101/QĐ-TTr quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra tỉnh Phú Thọ. Theo đó, Thanh tra tỉnh Phú Thọ được cơ cấu thành 6 Phòng trực thuộc gồm: + Văn phòng Thanh tra tỉnh Văn phòng Thanh tra tỉnh có chức năng nhiệm vụ, tham mưu giúp lãnh đạo Thanh tra tỉnh trong việc: xây dựng chương trình, kế hoạch công tác thanh tra, hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác thanh tra của Thanh tra các Sở, các huyện; tổng hợp tình hình, kết quả thanh tra toàn ngành hàng tháng, hàng quý và hàng năm báo cáo Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh và Thanh tra Chính phủ; giúp lãnh đạo Thanh tra tỉnh quản lý công tác cán bộ, quy hoạch đào tạo thi đua - khen thưởng; nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ trong thanh tra; thực hiện công tác hành chính quản trị phục vụ sự chỉ đạo điều hành của lãnh đạo và duy trì hoạt động bình thường của cơ quan. Tổ chức, biên chế Văn phòng Thanh tra tỉnh: 12 người, trong đó có 1 Chánh Văn phòng, 1 Phó Chánh Văn phòng và 10 công chức, viên chức. - Phòng Thanh tra số 1 + Chức năng: Tham mưu giúp Chánh Thanh tra thực hiện chức năng quản lý nhà 51 nước về công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân theo qui định của Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật Tiếp công dân trên địa bàn tỉnh. Thực hiện quyền thanh tra hành chính, thanh tra trách nhiệm các đơn vị thuộc địa bàn được phân công. + Nhiệm vụ, quyền hạn: Hằng năm, phối hợp với Văn phòng tham mưu đề xuất Chánh thanh tra tỉnh Chương trình công tác tiếp dân, giải quyết khiếu naị, tố cáo của công dân. Giúp Chánh thanh tra tỉnh hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc Chủ tịch UBND cấp huyện, Giám đốc các Sở, ngành thực hiện các qui định của pháp luật về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng ở các đơn vị thuộc địa bàn được phân công; Là đầu mối tổng hợp, phân loại, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo; giúp Chánh thanh tra thẩm định nội dung, trình tự, thẩm quyền và đề xuất hướng xử lý đối với đơn thư khiếu nại, tố cáo được Tỉnh ủy, UBND tỉnh giao; giúp Chánh tra thẩm định thể thức, nội dung báo cáo tổng hợp kết quả xem xét xác minh giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo do các phòng nghiệp vụ thực hiện trước khi trình Chánh thanh tra ký ban hành; tổng hợp xây dựng dự thảo báo cáo báo cáo kết quả công tác tiếp công dân; giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan và toàn ngành (kể cả các báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cấp trên về lĩnh vực này) trình Chánh thanh tra. Phối hợp với Trung tâm thông tin trong việc biên soạn tài liệu, tham gia tập huấn Luật Khiếu nại, Luật Tốcáo, Luật Thanh tra, Luật Phòng, chống tham nhũng cho các đơn vị khi có yêu cầu và được giao; thực hiện tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, xây dựng dự thảo các báo cáo, bài viết chuyên đề về công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Thực hiện thanh tra hành chính; thanh tra trách nhiệm thực hiện Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật Thanh tra, Luật Phòng, chống tham nhũngcủa thủ trưởng các cấp, các ngành;trực tiếp xem xét, xác minh đơn thư khiếu nại, 52 tố cáo tại địa bàn được phân công theo dõi khi Tỉnh ủy, UBND tỉnh giao cho Thanh tra tỉnh. Tổng hợp kết quả thanh tra hành chính; thanh tra phòng, chống tham nhũng và pháp chế xử lý sau thanh tra chuyển các phòng chuyên môn để tổng hợp chung. Phân công nghiệp vụ, quản lý đối với cán bộ, công chức thuộc phòng theo quy định của Luật Công chức; quychế làm việc cơ quan; quy chế giám sát hoạt động Đoàn thanh tra và các quy định khác theo quy định của pháp luật. + Tổ chức biên chế: Phòng thanh tra 1, gồm Trưởng phòng, các Phó phòng, Thanh tra viên và công chức. - Phòng thanh tra số 2 + Chức năng: Tham mưu giúp Chánh thanh tra thức hiện chức năng quản lý nhà nước về thanh tra hành chính theo quy định của Luật Thanh tra; thực hiện quyền thanh tra hành chính, thanh tra trách nhiệm các đơn vị thuộc địa bàn được phân công. + Nhiệm vụ, quyền hạn: Hàng năm, phối hợp với Phòng Thanh tra 3 và Văn phòng tham mưu và đề xuất với Chánh thanh tra dự thảo kế hoạch thanh tra hành chính, thanh tra chuyên đề của cơ quan và toàn ngành. Giúp Chánh thanh tra hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc Chủ tịch UBND cấp huyện, Giám đốc các sở, ngành thực hiện các qui định của pháp luật về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng các đơn vị thuộc địa bàn được phân công. Thực hiện thanh tra hành chính; thanh tra trách nhiệm thực hiện Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật thanh tra, Luật Phòng, chống tham nhũng của thủ trưởng các cấp, các ngành; trực tiếp xem xét, xác minh đơn thư khiếu nại, 53 tố cáo tại địa bàn được phân công theo dõi khi Tỉnh ủy, UBND tỉnh giao cho Thanh tra tỉnh. Tổng hợp chung kết quả công tác thanh tra hành chính của các phòng thanh tra chuyển bộ phận tổng hợp cơ quan tổng hợp chung (kể các nội dung báo cáo đột xuất, chuyên đề theo yêu cầu cấp trên về lĩnh vực này); tổng hợp kết quả thanh tra trách nhiệm thực hiện Luật Khiếu nại, Luật tố cáo, Luật Phòng, chống tham nhũng, pháp chế xử lý sau thanh tra tại địa bàn được phân công chuyển các phòng nghiệp vụ khác để tổng hợp chung. Tham gia biên soạn tài liệu và trực tiếp tập huấn, tuyên truyền về Luật Thanh tra, Luật Khiếu nại, Luật tố cáo, Luật Phòng, chống tham nhũng cho các đơn vị thuộc địa bàn phân công (khi có yêu cầu) và được giao; tổng kết kinh nghiệp thực tiễn, xây dựng báo cáo kinh nghiệm chuyên đề về lĩnh vực thanh tra hành chính. Phân công nghiệp vụ, quản lý đối với cán bộ, công chức thuộc phòng theo qui định của Luật Công chức; Quy chế làm việc cơ quan; Quy chế giám sát hoạt động Đoàn thanh tra và các quy định khác theo quy định khác. + Tổ chức, biên chế: Phòng Thanh tra 2, gồm Trưởng phòng, các Phó phòng, Thanh tra viên và công chức. - Phòng Thanh tra số 3 + Chức năng: Tham mưu giúp Chánh thanh ttra thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thanh tra hành chính theo quy định của Luật Thanh tra; thực hiện quyền thanh tra hành chính, thanh tra trách nhiệm các đơn vị thuộc địa bàn được phân công. + Nhiệm vụ, quyền hạn: Hàng năm, phối hợp với Phòng Thanh tra số 2 và Văn phòng tham mưu và đề xuất với Chánh thanh tra dự thảo kế hoạch thanh tra hành chính, thanh tra chuyên đề của cơ quan và toàn ngành. 54 Giúp Chánh thanh tra hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc Chủ tịch UBND cấp huyện, Giám đốc các Sở, ngành thực hiện các quy định của pháp luật về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng các đơn vị thuộc địa bàn được phân công. Thực hiện thanh tra hành chính; thanh tra trách nhiệm thực hiện Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật Thanh tra, Luật Phòng, chống tham nhũng của thủ trưởng các cấp, các ngành; trực tiếp xem xét, xác minh đơn thư khiếu nại, tố cáo tại địa bàn được phân công theo dõi khi Tỉnh ủy, UBND tỉnh giao cho Thanh tra tỉnh. Phối hợp với các phòng nghiệp vụ khác biên soạn tại liệu và trực tiếp tập huấn, tuyên truyền về Luật Thanh tra, Luật Khiếu nại, Luật tố cáo, Luật phòng, chống tham nhũng cho các đơn vị thuộc địa bàn phân công (khi có yêu cầu) và được giao; tổng kết kinh nghiệp thực tiễn, xây dựng báo cáo kinh nghiệm chuyên đề về lĩnh vực thanh tra hành chính. Tổng hợp kết quả thanh tra hành chính, thanh tra trách nhiệm, xử lý sau thanh tra chuyển các phòng nghiệp vụ tổng hợp chung (kể cả các báo cáo đột xuất, chuyên đề theo yêu cầu của cấp trên về lĩnh vực thanh tra hành chính). Phân công nghiệp vụ, quản lý đối với cán bộ, công chức thuộc phòng theo quy định của Luật Công chức; Quy chế làm việc cơ quan; Quy chế giám sát hoạt động Đoàn thanh tra và các quy định khác theo quy định khác. Thực hiện các nhiệm vụ kháckhi được Chánh thanh tra tỉnh giao. + Tổ chức, biên chế: Phòng Thanh tra số3,gồm Trưởng phòng, các Phó phòng, Thanh tra viên và công chức. - Phòng Thanh tra số 4 + Chức năng: Tham mưu cho Chánh Thanh tra thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thanh tra hành chính theo quy định của pháp luật; thực hiện quyền thanh tra hành chính, thanh tra trách nhiệm các đơn vị thuộc địa 55 bàn được phân công; + Nhiệm vụ, quyền hạn: Hàng năm phối hợp với các Phòng Thanh tra số 1 và Văn phòng tham mưu và đề xuất với Chánh thanh tra dự thảo kế hoạch thanh tra hành chính, thanh tra chuyên đề của cơ quan và toàn ngành. Giúp Chánh Thanh tra hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc Chủ tịch UBND cấp huyện, Giám đốc các Sở, ngành thực hiện các quy định của pháp luật về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_doi_moi_to_chuc_va_hoat_dong_cua_thanh_tra_tinh_tu.pdf
Tài liệu liên quan