Luận văn Đổi mới việc thực hiện chính sách đối với nông dân ở tỉnh Đồng Tháp trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Bưu chính viễn thông phát triển rộng khắp hầu hết các xã trong tỉnh đã là cơ hội cho nông thôn phát triển. Bưu cục văn hóa phát triển mạnh đã tạo điều kiện cho nhân có điều kiện tiếp cận với văn hóa tinh thần qua báo chí, tìm kiếm thông tin, nhất là thông tin về thị trường. Mạng internet phát triển đã mảnh đất tốt những doanh nghiệp nông dân có thể chấp cánh thương hiệu của mình, tạo được những thương hiệu có điều kiện cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường. song đó đã mang lại đời sống tinh thần cho nhân dân qua báo chí, đài và được tiếp cận được những thông tin hữu ích cho đời sống tinh thần của họ.

 

 

doc135 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1563 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đổi mới việc thực hiện chính sách đối với nông dân ở tỉnh Đồng Tháp trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phí bình tuyển, cây mẹ, cây đầu dòng, cây vườn đầu dòng. Hỗ trợ 100% lãi suất tiền vay sử dụng vào mục đích xây dựng nhà lưới, thiết bị, công nghệ phục vụ nhân giống cây trồng theo phương pháp cấy mô theo chương trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng của tỉnh trong thời gian 3 năm đã giúp nông dân phần nao nâng cao chất lượng cây ăn trái cùng với chất lượng sản phẩm, mang lại lợi ích về kinh tế cho nông dân. Năm 2007 diện tích cây ăn trái được trồng lên đến 22.313 ha, năng xuất thu hoạch đạt 187.147 tấn phục vụ nhu cầu tiêu thụ trong nước và tham gia vào xuất khẩu như bưởi, xoài. Ngành chăn nuôi gia súc phát triển mạnh. Đến nay, tổng đàn heo có khoảng 320.000 con, gấp 1,74 lần; đàn bò có trên 28.000 con, gấp 9,3 lần so với năm 2000. Riêng đàn gia cầm giảm do ảnh hưởng dịch cúm, hiện tổng đàn có trên 3 triệu con. Ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm đã và đang được phát triển ở Đồng Tháp. Năm 2005 tổng đàn gia cầm của tỉnh 3.100.195 triệu con. Với cơn dịch cúm già cầm và bệnh lở mồm long móng xảy ra nhưng sau dịch xảy ra và đến năm 2007 gia cầm được khôi phục nhanh sau dịch cúm gia cầm với tổng số đàn là 3.395.554 triệu con, tăng 8,69% so cùng kỳ năm 2005. Với sự hỗ trợ của Nhà nước 50% kinh phí tiêm vắc xin phòng gia súc gia cầm trong thời gian; hỗ trợ thành lập, khôi phục mới, những cơ sở chăn nuôi có từ 10 con heo nái sinh sản F1 hoặc lai cải tiến trở lên, được hỗ trợ 100% giá trị một con heo giống trưởng thành đã khôi phục đàn gia súc của tỉnh, đóng góp quan trọng trong việc xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm cho nông dân tạo thêm thu nhập. Đàn gia súc sau dịch bệnh long mồm, lỡ móng duy trì chăn nuôi được 441.000 chỉ đạt 85%. Ngành thủy sản có bước phát triển vượt bậc do phát huy tốt lợi thế vùng đất bãi bồi ven sông; bước đầu hình thành vùng nguyên liệu tập trung, có chất lượng, đáp ứng cho công nghiệp chế biến và phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu thủy sản của Tỉnh. Năm 2005, tổng sản lượng thủy sản ước đạt 138.920 tấn; trong đó, nuôi trồng 118.920 tấn, gấp 3,4 lần so với năm 2000. Người nông dân được hỗ trợ lãi xuất tiền vay trong 3 năm; hỗ trợ 100% kinh phí chuyển giao và ứng dụng công nghệ đã đưa sản lượng thủy sản, năm 2007 tăng 27,3% so với năm 2005. Xaây döïng moâ hình ñaït doanh thu 50 trieäu ñoàng/ha/naêm. Năm cuối năm 2005 tỉnh đỉnh đã xây dựng 5 cánh đồng theo mô hình đạt doanh thu 50 triệu đồng/ ha/năm; 2 cánh đồng sản xuất lúa kết hợp nuôi tôm, các ở huyện Lấp Vò, Tháp Mười; 2 cánh đồng trồng cỏ nuôi bò ở huyện Lai Vung và Hồng Ngự; 2 cách đồng chuyên màu ở huyện Thanh Bình. Năn 2007 toàn Tỉnh xây dựng được 18 cánh đồng mẫu sản xuất lúa chất lượng cao, với diện tích 624 ha; 11 cánh đồng sản xuất lúa giống, với diện tích 360 ha; áp dụng mô hình “ba giảm, ba tăng” ở 5 xã điểm, với diện tích 324,6 ha; xây dựng một số vườn cây ăn trái kiểu mẫu (xoài, nhãn, quýt hồng) ở các huyện như: Cao Lãnh, Lai Vung, Châu Thành. Về cơ giới hóa. Được xác định là mũi nhọn quan trọng nhằm thay thế các khâu lao động nặng nhọc, lao động cơ giới được áp dụng trong sản xuất, giúp tăng hiệu suất lao động trong nông nghiệp. Các khâu làm đất, tuốt hạt được cơ giới hóa 100%, khâu tưới tiêu 85% (trong đó bơm điện đạt 25%). Năm 2007 tỉnh đã hỗ trợ cho nông dân (chủ yếu thông qua các hợp tác xã) 149 công cụ sạ hàng, 18 máy gặt xếp dãy, 22 máy sấy lúa và 04 máy gặt đập liên hợp. Với chính sách hỗ trợ đầu tư cơ giới hóa nông nghiệp, đã hỗ trợ vay vốn trung hạn mua máy gặt xếp dãy và gặt đập liên hợp từ Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, từ nguồn chính sách khuyến nông của tỉnh. Đến cuối năm 2007 các công cụ cơ giới của toàn tỉnh lên 11.000 công cụ sạ hàng, 575 máy gặt xếp dãy và 500 máy sấy lúa, 75 máy gặt đập liên hợp. Kết quả có 96.578,5 ha được sử dụng máy cắt trong thu hoạch lúa , góp phần khắc phục tình trạng thiếu công cắt do xuống giống đồng loạt né rầy và giảm chi phí công cắt từ 350.000-500.000 đồng/ha so với cắt lúa bằng tay. Qua thực hiện đề án chuyển đổi cây trồng, vật nuôi sản xuất nông nghiệp của Tỉnh đã có bước chuyển biến tích cực, năng suất, chất lượng nông sản tăng cao, giá thành một số loại nông sản chính giảm, giá trị sản suất trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp tăng cao đã góp phần nâng cao thu nhập cho các hộ nông dân Tạo được một bước đột phá quan trọng để kích thích kinh tế nông nghiệp, nông thôn phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn của tỉnh. Xác lập được sự cân bằng tương đối trong sản xuất và lưu thông nông sản của nông dân, góp phần quan trọng cho tỉnh đẩy mạnh việc xuất khẩu nông sản của nông dân, tạo thu nhập ổn định cho nông dân, xóa đói giảm nghèo, tiến tới làm giàu. Chuyển đổi cây trồng, vật nuôi tạo điều kiện cho nông dân học tập nâng cao trình độ và kiến thức các tiến bộ kỹ thuật để áp dụng vào sản xuất ngày càng có hiệu quả và rộng rãi hơn. Giúp nông dân từng bước có ý thức trong việc sản xuất sản phẩm sạch, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo được giá trị nông sản tiêu thụ trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu, tăng thu nhập đảm bảo cuộc sống và có điều kiện đầu tư trang thiết bị mới phục vụ sản xuất. Chuyển đổi cây trồng vật nuôi giúp thay đổi lao động nông nghiệp, ngành nghề nông thôn, giảm bớt thời gian nông nhàn, gia tăng hệ số sử dụng thời gian lao động nông nghiệp và tạo thêm việc làm cho thành phần lao động phi nông nghiệp ở nông thôn, góp phần tăng thu nhập cho nông dân. Tạo được thế và lực cho một tỉnh thuần nông có một ví thế quan trọng của khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam. 2.2.1.2. Về thực hiện chính sách xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn Quán triệt nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thức X của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp đã xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2010. Trong chiến lược phát triển này tỉnh đã xây dựng chiến đề án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn. Cụ thể hóa nghị quyết của tỉnh Đảng bộ ngày 15/08/2001 UBND tỉnh ban hành quyết định số 44/2001/QĐ- UB về đề án phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2001- 2010. - Về công tác thủy lợi Các công trình thuỷ lợi tỉnh tập trung tiếp tục thi công những công trình thủy lợi nội đồng nông thôn với những công trình sau: Nạo vét kênh mương tưới tiêu, tháu phèn rửa mặn 67 công trình với tổng chiều dài là 125,9 km, kinh phí là 83,33 tỷ đồng như công trình kênh Sở Hạ- Cái Cỏ dài 34,1 km, kênh Tân Thành- Lò Gạch số vốn là 5,4 tỷ đồng, kên Đường Thét- Cần Lố với kinh phí 48 tỷ đồng. Công trình bờ kè chống sạt lở ở huyện Hồng Ngự, huyện Thanh Bình và thị xã Sa Đéc, đê bao chống hạn với chiều dài 7.409,194m, tổng mức kinh phí là 81,83 tỷ đồng; xây dựng 21 chiếc cầu và 1 chiếc cống, kinh phí là 165,4 tỷ đồng. Các công trình trên đã phần nào khắc phục những khó khăn về lao động sản xuất, đê bao ăn chắc giúp nông dân an tâm sản xuất vụ 3 khi lũ về, đảm bảo giao thông thông thương giữa các vùng nông thôn sâu giúp nhân dân đi lại dễ dàng nhất là trong mùa lũ và mùa mưa, song đó góp phần trao đổi hàng hóa giữa các vùng trong tỉnh được dễ dàng, nhất trao đổi vật tư phục vụ nông nghiệp và nông sản của nông dân sau khi thu hoạch. Tiếp tục đấu tư để phát triển nông nghiệp tỉnh đã cho triển khai công trình xây dựng trạm trại nông nghiệp ở Thị xã Sa Đéc, trạm kiểm dịch động vật cửa khẩu Thường Phước. Xây dựng trạm bơm điện phục vụ tưới tiêu. Phát triển đường dây trung thế và trạm biến áp của điện lực để xây dựng các trạm bơm điện, đến cuối năm 2007 toàn tỉnh 362 trạm phục vụ tưới tiêu cho 61.188 ha vụ đông xuân và 61652 ha vụ hè thu. Về công trình chống hạn, trong những năm qua mặc dù tỉnh đã đầu tư nạo vét các kênh mương chống hạn, nhưng do lượng phù xa bồi lắng hàng năm khi lũ về đã làm cho các kênh, mương cạn kiệt dần ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của nông dân. Trong dự án của tỉnh đề ra bằng nguồn vốn của tỉnh và Trung ương đầu tư là 33,963 tỷ đồng, thực hiện 88 công trình, khối lương đất đã nạo vét được 1.075.000m3, với chiều dài là 125,9km. Cùng với nguồn vốn của các địa phương các huyện, thị, thành phố đầu tư thi công nạo vét 220 công trình với chiều dài 377,4 km, kinh phí 17,74 tỷ đồng. Công trình nạo vét kênh mương chống hạn trên đã góp phần quan trọng tạo điều kiện cho nông dân sản xuất vụ hè thu đạt năng xuất cao, hạn chế chi phí bơn nước, hạ giá thành sản xuất mang lại lợi nhuận cao cho nông dân. Trong khi đó giá vật tư nông nghiệp ngày càng tăng cao, cùng với giá xăng dầu phục vụ sản xuất cũng tăng vọt, cùng với những chi phí khác cũng tăng theo. Các công trình hoàn thành đã góp phần giúp nông dân an tâm sản xuất có lãi, tạo điều kiện cho nông dân góp phần ổn định đời sống nhân dân. Để thu hút được người dân vào cụm tuyến dân cư sinh sống thì tỉnh đã đầu tư xây dựng xây dựng các công trình hạ tầng thiết yếu từ nhiều nguồn vốn. Tỉnh đầu tư cho chương trình nước sạch nông thôn phục vụ cho nhân dân nông thôn và cụm tuyến dân cư là 129,3 tỷ đồng, cấp nước sinh hoạt cho 31.790 hộ, Tính đến cuối năm 2007 tỷ lệ hộ nông dân được sử dụng nước sạch ước đạt 75% (trong đó cấp nước từ công trình là 50%, các biện pháp lắng lọc khác là 25%). Do tính đặc thù về vị trí địa lý và nguồn vốn hổ trợ từ chính phủ. Tính đến cuối năm 2007 đã xây dựng được 205 cụm tuyến dân cư vượt lũ, tạo điều kiện cho 32.028 hộ vào sinh sống trong cụm tuyến dân cư ổn định chổ. Song đó cũng đã di dời được 3.458 hộ vùng sạt lở đến nơi ở an toàn. Phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn. Hệ thống giao thông nông thôn là một trong những kết cấu hạ tầng quan trọng nhất để phát triển nông nghiệp, nông thôn, tạo điều kiện xóa đói giảm nghèo, chấm dứt tình trạng giao thông không thuận tiện trong nông thôn, kích thích các thành phần kinh tế nông thôn phát triển. Tỉnh đã chỉ đạo các cơ ngành liên quan như Sở Nông nghiệp, Sở Giao thông vận tại, Chi cục di dân xây dựng phát triển hệ thống giao thông nông thôn trong tỉnh. Từ năm 2005-2007 tỉnh đã đầu tư 375.285,55 triệu đồng xây dựng giao thông nông thôn với tổng chiều dài là 393,98km, với tổng khối lượng đào đắp là 3.146.290 m3 đất đá; xây dựng được 1.416 chiếc cầu các loại, tổng chiều dài là 95,704km, đảm bảo giao thông nông thôn thông thương từ huyện đến xã, liên xã, thông xe 4 bánh đảm bảo giao thông trong các tuyến trong tỉnh. Cùng với giao thông thủy lợi, điện là yếu tố kỹ thuật hết sức quan trọng trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Năm 2005 với vốn đầu tư của trung ương và Công ty Điện lực 2 đã đầu tư các hạng mục công trình hạ thế cung cấp điện cho nhân dân, trong đó vừa cải tạo vừa xây dựng (xem bảng 1.a) cho đến cuối năm 2005 toàn tỉnh có 313.117 hộ dân sử dụng điện, đạt 90,2% so với kế hoạch. Bảng 1a. Các hạng mục công trình điện năm 2005 S TT Hạng mục công trinh ĐVT Thực hiện trong năm 2005 Tỷ lệ % so với KH 2005 Tổng khối lượng có đến cuối năm 2005 Cải tạo XD mới Cải tạo XD mới 1 Lưới trung thế Km 237,6 96,5 2.639,8 2 Trạm biến áp T/KVA 20/1.213 471/33.405 52,3 3649/324.590 3 Lưới hạ thế 5 Km 46,1 464,6 100 105,3 3.904,4 4 Nhánh rẽ vào nhà NR 57.306 16.727 83,9 313.117 Năm 2006 với phương châm cải tạo và xây dựng mới hệ thống điện, ngành điện đã cải tạo và xây dựng được mạng lưới điện ( xem bảng 1.b). Tỷ lệ hộ sử dụng điện ước cuối năm đạt 92,53%, vượt 0,53% so với KH và tăng 2,33% so với năm 2005. Bảng 1.b. Các hạng mục công trình điện năm 2006 STT Hạng mục công trinh ĐVT Thực hiện trong năm 2005 Tỷ lệ % so với KH 2005 Tổng khối lượng có đến cuối năm 2005 Cải tạo XD mới Cải tạo XD mới 1 Lưới trung thế Km 54,7 163,5 55 95 2.663,6 2 Trạm biến áp T/KVA 19.897,5 71 346.502,5 3 Lưới hạ thế 5 Km 134 227 86,5 70,4 4.074,9 4 Nhánh rẽ vào nhà NR 62.306 185 213.572 Năm 2007 do khảo sát thiết kế lưới điện của tỉnh đã có biến động 48,936km, trạm biến áp chỉ thực hiện được 28.137,5KVA, lưới điện hạ thế đạt 402,238km. Khối lượng trung thế (xem bảng 1,c) trạm biến áp không đạt do phần trạm bơm điện được đầu tư xây dựng không đạt khối lượng theo kế hoạch. Bảng 1.c. Các hạng mục công trình điện năm 2007 STT Hạng mục Công trình ĐVT Kế hoạch dự kiến 2007 Thực hiện năm 2007 Tỷ lệ % HTKH Tổng khối lượng có đến nay 1 Lưới trung thế Km 371 48,936 13,19 2.687,39 2 Trạm biến áp T/KVA 51.111 28.137,5 55,1 373.812,5 3 Lưới hạ thế 5Km 360,3 402,238 111,64 4.148,7 Bảng 1.d thống kê tiết kiệm điện năm 2007 Chỉ tiêu tiết kiệm (triệu kWh) Số KWh tiết kiệm được (triệu kWh) (+) / (-) Thực hiện được so với chỉ tiêu (triệu.kWh) (a) (b) (c)=(b) – (a) 11 tháng đầu năm 6,273 6,591 0,318 Cả năm 2007 6,727 Ước đạt 6,90 0,173 Tính đến 11 tháng đầu năm 2007, sản lượng điện tiết kiệm đạt 105,07 % chỉ tiêu 11 tháng và đạt 97,98% chỉ tiêu cả năm. Ước cuối năm, sản lượng điện tiết kiệm đạt 102,57 % chỉ tiêu năm 2007. Nhìn chung, ở các lĩnh vực đều thực hiện tiết kiệm điện, trong đó, lĩnh vực sử dụng điện sinh hoạt tiết kiệm nhiều nhất (6,43 triệu KWh) và hành chính sự nghiệp (tiết kiệm đạt 2,59 triệu kWh) so cùng kỳ năm 2006. Riêng lĩnh vực sản xuất kinh doanh được ưu tiên, đảm bảo cung cấp đủ điện năng cho các nhà máy họat động.(xem bảng 1.đ) Mạng lưới dịch vụ bưu chính - viễn thông và công nghệ thông tin Dịch vụ bưu chính-viễn thông phát triển nhanh, mạng lưới viễn thông từng bước được hiện đại hóa. Đến năm 2005, số máy điện thoại đạt 9,6 máy/100 dân (năm 2000 là 1,98 máy/100 dân); có 5.036 thuê bao internet, gấp 20 lần so với năm 2000; 100% điểm bưu cục có phục vụ internet công cộng; thực hiện nối mạng internet đến 100% trường đại học, cao đẳng, trung học phổ thông và 23 trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia. Mạng lưới bưu chính phát triển, góp phần giảm bán kính phục vụ xuống còn 1,67 km. Năm 2007 với 375 điểm phục vụ, nâng mật độ phục vụ bình quân đạt 4.525 người/1điểm phục vụ, bán kính phục vụ đạt 1,69 km/điểm. Thuê bao điện thoại cố định 156.398 thuê bao, đạt mật độ 18,7/100 dân tăng 20,95% so với năm 2006. Internet năm 2007 ước tăng 3.839 thuê bao, nâng tổng số thuê bao Internet toàn tỉnh lên 8.268 thuê bao, trong, tổng doanh thu bưu chính, viễn thông và internet trên địa bàn tỉnh năm 2007 đạt 245.047 triệu đồng tăng hơn 10 % so với năm 2006. Bưu chính viễn thông phát triển rộng khắp hầu hết các xã trong tỉnh đã là cơ hội cho nông thôn phát triển. Bưu cục văn hóa phát triển mạnh đã tạo điều kiện cho nhân có điều kiện tiếp cận với văn hóa tinh thần qua báo chí, tìm kiếm thông tin, nhất là thông tin về thị trường. Mạng internet phát triển đã mảnh đất tốt những doanh nghiệp nông dân có thể chấp cánh thương hiệu của mình, tạo được những thương hiệu có điều kiện cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường. song đó đã mang lại đời sống tinh thần cho nhân dân qua báo chí, đài và được tiếp cận được những thông tin hữu ích cho đời sống tinh thần của họ. Bảng 1.e. Tình hình mạng lưới BC-VT &CNTT ở Đồng Tháp trong 3 năm (2005-2007) TT Tên chỉ tiêu ĐVT TH 2005 TH 2005 TH 2007 1 Phát triển thuê bao điện thoại cố định Máy 121.523 139.356 156.398 2 Phát triển thuê bao điện thoại di động Máy 125.036 131.842 158.402 3 Số máy điện thoại/100 dân Máy 15,04 16,25 18,7 4 Phát triển thuê bao Internet (được qui đổi) Máy 13.735 15.852 17.277 5 Mật độ Internet/100 dân % 0,96 0,95 0,97 6 Tỷ lệ người sử dụng Internet/100 dân % 3,02 3,32 3,65 7 Tỷ lệ trường THPT được cung cấp Internet % 100 100 100 8 Tổng số điểm phục vụ Bưu cục 321 354 388 9 Số dân phục vụ bình quân/điểm phục vụ Người/1điểm 4.521 4.714 4.339 Trong những năm qua công tác xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn đạt được những tiến độ khá quan trong tạo điều kiện cho bộ mặt nông thôn phát triển, tạo thuận để lao động sản xuất tăng năng xuất, chất lượng Bước đầu hình thành mạng lưới giao thông liên hoàn, nối liền các trục giao thông chính trung từ tâm Tỉnh đến các huyện, thị xã và trung tâm xã, biên giới; mạng lưới bưu chính-viễn thông, điện năng, phát thanh truyền hình phủ kín 100% xã. Đây là phương tiện cơ bản kết nối thông tin giữa các vùng trong và ngoài tỉnh. Tạo điều kiện cho người dân sử dụng các tiện ích về thông tin và trao đổi, mua bán, giao lưu, tiếp cận thông tin trong thời kỳ hiện nay. Bưu điện văn hóa ở các xã phát triển đảm bảo nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân. Webside của tỉnh thành lập điều kiện phổ biến kiến thức, thông tin của tỉnh tới cơ sở tới người. Tất cả 142 xã, phường, thị trấn trong tỉnh đã được trang bị máy fax đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt từ cơ sở đến tỉnh. Điện thắp sáng đã kéo đến các xã, phường, thị trấn trong tỉnh, nhất là các vùng sâu, vùng xa, vùng kháng chiến có điện sinh hoạt. Ngoài ra nhân dân còn sử dụng nguồn điện để làm kinh tế gia đình hoặc những cơ sở sản xuất nhỏ, phần nào giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn. 2.2.1.3.Về thực hiện chính sách tạo việc làm, phát triển nguồn nhân lực nông thôn. Thực hiện chương trình quốc gia giải quyết việc làm của Trung Ương, Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Tháp cụ thể hóa bằng quyết định số 35/2001/QĐ-UBND về chương trình quốc gia giải quyết việc làm giai đoạn 2001-2005 và quyết định số 1.823/QĐ-UBND ngày 05/12/2006 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Tháp về chương trình quốc gia giải quyết việc làm giai đoạn 2006-2010. Cuối năm 2007 dự án giải quyết việc là đạt được những kết quả sau: Lao động trong độ tuổi của tỉnh tăng bình quân trong thời kỳ 1996-2005 là 26.376 người/năm, hầu hết đều có công ăn việc làm, tỷ lệ lao động không có công ăn việc làm không ổn định còn khoảng 4%-5%/năm. Cơ cấu lao động trong độ tuổi ở khu vực 1 giảm từ 84,3% năm 2000 còn 79,5% năm 2005 và 77,2% năm 2006; trong khi đó khu vực 2 tăng từ 5,7% lên 9% và tăng lên 9,2%; khu vực 3 tăng từ 10% lên 11,5% và 13,8% điều đó cho thấy tiến độ chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang khu vực công nghiệp-dịch vụ còn chậm, chưa đáp ứng được nhu cầu làm việc của lao động gia tăng, dẫn đến lao động nông nghiệp đi tìm việc ở các tỉnh thành khác rất đông. Trong 6 năm 2001-2006, trong tổng số 111.209 người, thì số người vùng nông thôn được dạy nghề là 88.967 người, chiếm gần 80% so với tổng số người được đào tạo nghề, trong đó đào tạo học nghề dài hạn là 6.934 học viên, hệ ngắn hạn 41.861 người và dạy nghề cho lao động nông thôn là 40.172 người. Kết quả đào tạo nghề đã góp phần nâng tỷ lệ lao động của Tỉnh qua đào tạo từ 12,6% năm 2001 lên 24,6% năm 2006, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề từ 10,3% lên 19,2%. Năm 2007 tỷ lệ lao động trong khu vực công nghiệp- xây dựng tăng lên 12,09%, lao động trong thương mại- dịch vụ tăng lên là 13,26%, tỷ lệ trong nông- lâm- thủy sản giảm còn 54,64%. Chất lượng lao động cũng từng bước nâng lên rõ rệt, tỷ lệ lao động qua đào tạo được nâng lên từ 12,6% năm 2005 lên 21% vào năm 2007, trong đó tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo nghề là 17,6%. Công tác dạy nghề nông thôn, dạy nghề ngắn hạn đã mang lại hiệu quả thiết thực, tạo điều kiện cho nhiều lao động sau khi học nghề tìm kiếm được việc làm hoặc tự tạo việc làm cho bản thân, trong 6 năm với gần 45.000 lao động nông thôn được dạy nghề và 44.000 người được dạy nghề ngắn hạn, thì đã có khoảng 65% số người được dạy nghề có việc làm. Từ năm 2001-2006, toàn Tỉnh đã giải quyết việc làm cho 235.532 người, trong đó có 184.442 lao động khu vực nông thôn, chiếm 78,3% trong tổng số lao động được giải quyết việc làm trong toàn Tỉnh, bình quân mỗi năm có 30740 lao động nông thôn được tạo việc làm, qua đó đã góp phần nâng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động nông thôn từ 72,7% năm 2000 lên 82% năm 2006. Đến năm 2007 chương trình dạy nghề cho người lao động trong tỉnh, đã tạo điều kiện cho nhiều lao động tìm kiếm được việc làm, đặc biệt là dạy nghề cho nông dân, qua thống kê đã có trên 10.500 lao động được giải quyết việc làm. Công tác xuất khẩu lao động mặc dù mới được đẩy mạnh từ năm 2003, nhưng trong 4 năm qua đã có khá đông lao động tham gia, nhất là lao động vùng nông thôn, trong 5.207 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, thì khu vực nông thôn có 3.784 người, chiếm gần 72%. Thị trường lao động tham gia làm việc chủ yếu là các nước: Malaysia chiếm trên 75%, còn lại là Đài Loan, Hàn Quốc và Nhật Bản. Năm 2007 toàn tỉnh có 686 người được xuất khẩu đi làm việc ở nước ngoài, đạt 34% so với kế họach, tập trung lao động chủ yếu ở các nước : Malaysia (432 lao động), Đài Loan (72 người), Hàn Quốc (105 người), Nhật (64 người) và Ma Cao (13 người). Tỷ lệ lao động được đào tạo kể cả truyền nghề tăng từ 17,27% lao động trong độ tuổi năm 1999 lên 25,04% năm 2005, gồm 3,93% cao đẳng-đại học-sau đại học, 2,23% trung học chuyên nghiệp, 1,62% công nhân kỹ thuật và 17,26% công nhân được đào tạo sơ cấp/truyền nghề. Tỷ lệ lao động được đào tạo chính quy chỉ đạt 7,78%, thấp hơn bình quân của vùng Đồng bằng sông Cửu Long (11,54%) và cả nước (19,62%). Đa số lao động có chuyên môn tập trung về trung tâm Tỉnh, nhất là từ đại học trở lên. Một bộ phận lao động trong độ tuổi của Tỉnh hiện đang đi sang các tỉnh lân cận và TP Hồ Chí Minh làm việc, một ít đi lao động nước ngoài. Chính sách hổ trợ nông dân Đạt được những thành tích trên, đó là kết quả của sự lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế-xã hội với các chính sách hổ trợ, ưu đãi cho người nghèo, hộ nghèo được triển khai đồng bộ, kịp thời công tác xóa đói giảm nghèo. - Tỉnh đã cấp 396.687 thẻ Bảo hiểm y tế cho người nghèo, với kinh phí 12.498 tỷ đồng. Đồng thời miễn, giảm các khoảng chi phí khám, chữa bệnh cho các thành viên của hộ mới thoát nghèo. Ngoài ra, các chương trình nhân đạo, từ thiện đã khám, chữa bệnh miễn phí cho trên 25.000 lượt người nghèo có hoàn cảnh khó khăn. Hỗ trợ cho 46.624 con em gia đình nghèo được miễn giảm học phí, 37.000 lượt học sinh được cấp học bổng, trợ cấp xã hội và hỗ trợ tập viết, sách giáo khoa với kinh phí trên 13.596 tỷ đồng, tạo điều thuận lợi cho các em được tham gia học tập ở mọi cấp học, hạn chế tối đa tình trạng trẻ em nghèo bỏ học. Năm 2007 đã có 39.442 học sinh nghèo được miễn giảm học phí và các khoản đóng góp xây dựng trường; hỗ trợ dụng cụ học tập, sách giáo khoa kinh phí thực hiện 1.866 triệu đồng. - Về nhà ở trong năm 2006-2007 đã hổ trợ cho 10.282 hộ nghèo được ở nhà mới Xây dựng mới do Ngân sách Trung ương và chương trình 134 được 2.255 căn, kinh phí là 12 tỷ đồng. Quỹ “vì người nghèo” các cấp, tháng cao điểm vận động “ vì người nghèo” và Mặt trận tổ quốc tỉnh tổ chức các đêm văn nghệ từ thiện đã quyên góp xây được 6.125 căn nhà, tổng kinh phí là 32,411 tỷ đồng. Sửa chữa nhà tình thương cho các hộ nghèo không có khả năng là 430 căn, kinh phí là 409 triệu đồng. - Tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo: Tính đến 31/12/2005 tổng dư nợ đạt 322 tỷ đồng. Năm 2006 Ngân hàng Chính sách Xã hội các huyện, thị, thành phố đã cho hộ nghèo vay vốn để đầu tư cho sản xuất, kinh doanh và làm dịch vụ, doanh số cho vay 140.301 triệu đồng, với 30.913 lượt hộ vay vốn tăng so với cùng kỳ năm trước 67.427 triệu đồng và đạt 119,59% kế hoạch giao. Năm 2007 Doanh số cho vay hộ nghèo trong năm đạt 182.075 triệu đồng, với 34.900 lượt hộ vay vốn, tăng so với cùng kỳ năm trước 41.774 triệu đồng; doanh số thu nợ đạt 131.670 triệu đồng. Tín dụng cho vay vốn hộ nghèo đã giúp cho hộ nghèo tổ chức sản xuất, làm dịch vụ có việc làm ổn định, tăng thu nhập, có điều kiện vươn lên thoát nghèo. Với hiệu quả của chương trình xóa đói, giảm nghèo, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh từ 14,69% xuống còn 12,22% (tương ứng 7.742 hộ) vào cuối năm 2005, bình quân mỗi năm giảm 2,49%; có 5 huyện, thị xã đạt chuẩn xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2001-2005, với tỷ lệ hộ nghèo dưới 2,5% và 81/142 xã , phường thị trấn cơ bản xóa nghèo, với tỷ lệ hộ nghèo dưới 2% vào năm 2005. Qua việc thực hiện những giải pháp, chính sách trên, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm đáng kể, từ 10,72 năm 2006 xuống còn 8,82% năm 2007, tương ứng 32.153 hộ (tỷ lệ giảm 1,9%, số hộ tương ứng 8.747 hộ), vượt chỉ tiêu, (kế họach đề ra là 9%). Xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm đã tác mạnh đến mặt xã hội của tỉnh. Dự án này được thực hiện tốt đã đem lại những mái ấm cho những gia đình nghèo, giúp họ có được những căn nhà trú nắng tránh mưa có chổ ổn định cuộc sống, có việc làm, thu nhập, cải thiện cuộc sống. Dự án này đã góp phần tạo niềm tin trong nhân dân đối với chính sách của Đảng và Nhà nước quan tâm đến người nghèo. Đây là một động lực quan trọng giúp họ phấn đấu vươn lên lao động sản xuất tốt để góp phần vào công cuộc chung của đất nước là xây dựng quê hương, xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh. Song đó dự án này được thực hiện tốt thì bộ mặt nông thôn càng ngày được khang trang hơn. Từ những căn nhà tình thương họ phấn đấu lao động sản xuất để xóa dần nhà tranh tre để xây dựng những căn nhà khang trang và họ cũng có điều kiện đóng góp tiền, của để xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn quê hương họ ngày càng đẹp hơn. 2.2.4. Nguyên nhân thành tựu của việc thực hiện chính sách đối với nông dân ở tỉnh Đồng Tháp. - Quán triệt Nghị quyết Tỉnh Đảng bộ về phát triển kinh tế, xã hội của Đồng Tháp giai đoạn 2006-2010. Uỷ ban nhân dân Tỉnh đã chỉ đạo, hướng dẫn và đôn đốc các địa phương chủ động lập kế hoạch, xây dựng các chỉ tiêu, giải pháp thực hiện chương trình giảm nghèo tại địa phương.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuan van - chinh thuc.doc
Tài liệu liên quan