Luận văn Đời sống kinh tế văn hóa của cư dân các xã ven biển huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình 1986 - 2015

Lời cam đoan .ii

Lời cảm ơn.iii

Mục lục .iv

Danh mục các chữ viết tắt .vi

Danh mục các bảng, biểu.vii

MỞ ĐẦU.1

Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ CÁC XÃ VEN BIỂN HUYỆN KIM SƠN,

TỈNH NINH BÌNH .10

1.1.Vị trí địa lí và lịch sử hình thành.10

1.1.1.Vị trí địa lí.10

1.1.2. Lịch sử hình thành .11

1.2. Đặc điểm tự nhiên.17

1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội.22

1.3.1. Đặc điểm kinh tế.22

1.3.2. Đặc điểm xã hội.25

Tiểu kết chương 1.28

Chương 2. ĐỜI SỐNG KINH TẾ, VĂN HÓA CỦA CƯ DÂN CÁC XÃ VEN

BIỂN HUYỆN KIM SƠN, TỈNH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 1986 - 2000 .30

2.1. Bối cảnh lịch sử .30

2.2. Đời sống kinh tế.37

2.2.1. Kinh tế nông nghiệp .37

2.2.2. Kinh tế ngư nghiệp .43

2.2.3. Kinh tế tiểu thủ công nghiệp .46

2.3. Đời sống văn hóa .49

2.3.1. Văn hóa vật chất .49

2.3.2. Văn hóa tinh thần.51

pdf114 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/02/2022 | Lượt xem: 397 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đời sống kinh tế văn hóa của cư dân các xã ven biển huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình 1986 - 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thủy sản. Đây là nguyên nhân chính làm diện tích trồng cói giảm, nhất là ở giai đoạn sau năm 2000 trở đi. Trồng lúa Trong điều kiện của nền kinh tế tiểu nông truyền thống của Huyện, dải đất bồi tụ ven biển không phải là “đồng xôi ruộng mật”, mà là vùng đất bồi ngập mặn, không thích hợp với nghề trồng lúa, và cũng không phải là chỗ đứng chân có sẵn cho những người nông dân muốn lập nghiệp. Bởi vậy, đối với nghề nông, đó là tặng vật của thiên nhiên khó sử dụng nhất và ít giá trị kinh tế nhất. Cho nên, vùng đất bồi tụ ven biển thường là vùng hoang hóa, một loại vùng hoang hóa kế cận những vùng nông thôn trù phú [25, tr.51]. Các xã vùng ven biển huyện Kim Sơn nói riêng và các vùng đồng bằng ven biển khác nói chung trong thời gian đầu khi mới được khẩn hoang, đất đai nơi đây thường có độ mặn lớn hơn trong nội đồng. Do đó, cả hàng chục năm sau đó, khi chưa trở thành đất thục, loại đất này ít thích hợp với việc trồng lúa. Người dân phải mất hàng thế hệ mới có thể tạo dựng được nghề trồng lúa và cũng nhờ đó, người nông dân mới có thể đứng chân được ở vùng hoang hóa đầu sóng ngọn gió này. Lúa chịu mặn là cây lương thực đầu tiên được trồng trên đất mặn lấn biển để thay thế cây cói. Loại lúa chịu mặn này còn được gọi theo tiếng địa phương là lúa Chăm. Trên đất trồng cói, khi mà chất lượng và sản lượng cói giảm thì lúc đó cũng có nghĩa là đất đã được ngọt hóa thì thường không trồng cói nữa mà thay thế bằng lúa chịu mặn. Loại lúa chịu mặn này cũng chỉ phát triển được ở các loại đất có độ mặn ít đến mặn trung bình mà thôi. Do đó, để cây lúa có thể phát triển được thì người dân chỉ có thể cấy lúa vào mùa mưa, bắt đầu cấy vào tháng 4, 5 đến tháng 8, 9 thì thu hoạch. Bởi vào thời gian này là lúc lượng mưa nhiều sẽ làm giảm độ mặn trong đất và khi đó là điều kiện thích hợp nhất để cây lúa phát triển. Để phát triển loại lúa này cũng cần có biện pháp chăm sóc và áp dụng các 41 biện pháp kỹ thuật tốt hơn đối với các loại cây trồng khác cùng khu vực. Kinh nghiệm của những người dân nơi đây cho biết, cây lúa ở vùng ven biển cần nhiều lượng Kali hơn cây lúa trong nội đồng, bởi Kali sẽ giúp cho cây lúa trở nên cứng cáp hơn, do đó có thể chống chịu lại gió biển. Nếu như người nông dân nói chung khi trồng lúa thì phải “trông trời, trông đất, trông mây”, thì những người dân vùng ven biển huyện Kim Sơn phải “trông trời, trông đất, trông biển” để có chế độ điều tiết nguồn nước kịp thời cho cây lúa phát triển. Như vậy, có thể nói, việc trồng lúa trên vùng đất ven biển huyện Kim Sơn là một điều rất vất vả. Năng suất của cây lúa phụ thuộc vào độ chua mặn của đất, chế độ thủy văn và điều kiện khí hậu. Do vậy, những người nông dân vùng ven biển này cần nắm vững các yếu tố trên để đạt được hiệu quả cao nhất. Để sử dụng hiệu quả vùng đất bãi bồi ven biển này, người nông dân đã biết luân canh mùa vụ cây con cho thích hợp với từng loại đất. Do đó, cây lúa chỉ được trồng chủ yếu ở khu vực phía Bắc và Đông bắc xã Kim Đông, và một phần rất nhỏ ở xã Kim Trung. Bảng 2.2: Diện tích, năng suất và sản lượng lúa vùng ven biển huyện Kim Sơn giai đoạn từ 1995 - 2000 Năm Diện tích (ha) Năng suất (Tạ/ha) Sản lượng (Tấn) Kim Đông Kim Trung Kim Đông Kim Trung Kim Đông Kim Trung 1998 299,7 - 28,22 - 845,7 - 1999 295,9 72 38,92 38,92 677,0 244,8 2000 295 88 30,34 24,92 895,0 219,0 (Nguồn: Niên giám thống kê năm 2000) Qua bảng trên ta thấy, đa phần diện tích trồng lúa của vùng ven biển thuộc xã Kim Đông: năm 2000, với tổng diện tích đất tự nhiên là 650 ha thì diện tích trồng lúa của Kim Ðông chiếm 45,4%. Ðiều này cho thấy, ở xã Kim Đông, cây lúa là một cây trồng chính, giữ một vai trò quan trọng trong đời sống của con người nơi đây. Bên cạnh đó, bảng số liệu trên cũng cho thấy năng suất và sản lượng lúa thu được cũng không cao. Tác giả Đào Tố Uyên đã từng nhận định: 42 “Lúa Chăm là loại lúa chịu được mặn đến 2,8% khi trưởng thành, chỉ cấy được 1 vụ vào mùa mưa có nước lợ, năng suất không cao” [58, tr.56]. Điều này được người dân giải thích là do bên cạnh độ mặn của đất thì còn một nguyên nhân nữa là do thiếu những cơ sở cần thiết cho công nghệ thâm canh lúa, nhất là thiếu hệ thống nước ngọt trực tiếp nên rất khó khăn cho việc trồng lúa. Đây cũng là lý do làm cho diện tích trồng lúa ở khu vực này bị biến động mạnh ở giai đoạn sau. Chăn nuôi Cùng với cây lúa và cây cói, chăn nuôi cũng được xem là một ngành chính trong sản xuất nông nghiệp. Chăn nuôi vừa góp phần tăng thu nhập cho người nông dân, vừa cung cấp phân bón và sức kéo cho đồng ruộng; bên cạnh đó lại cung cấp nguồn thực phẩm cho con người. Thực hiện chủ trương của chính sách khoán 10, huyện Kim Sơn đã hóa giá 98% đàn trâu bò, tạo điều kiện cho các hộ xã viên chăm sóc, nuôi dưỡng. Vì vậy, chăn nuôi gia súc, gia cầm của huyện nói chung cũng được cải thiện. Ở các xã vùng ven biển của huyện, ngay từ khi mới thành lập, ngành chăn nuôi cũng được hình thành, nhưng quy mô không lớn. Cụ thể như sau: Bảng 2.3: Số lượng gia súc của các xã vùng ven biển từ năm 1995 - 2000 Đơn vị: Con Năm Loại gia súc 1995 1996 1997 1998 1999 2000 Trâu 27 19 66 102 112 118 Bò 11 3 41 110 51 111 Lợn 1229 1243 1252 1401 1406 1583 (Nguồn: Niên giám thống kê năm 2000) Qua bảng trên chúng ta thấy, loài gia súc được những cư dân ven biển đầu tư chăn nuôi là lợn, trong đó chủ yếu là lợn thịt. Bởi nuôi lợn vừa là nguồn tăng thêm thu nhập hằng ngày, đồng thời cung cấp một lượng phân bón chủ yếu cho ngành trồng trọt. Bên cạnh nuôi lợn thì cư dân ven biển Kim Sơn cũng đầu tư cho chăn nuôi trâu bò, nhưng với số lượng nhỏ và không ổn định. Trâu bò được nuôi thả tự do trên đồng cỏ, chủ yếu với mục đích là làm sức kéo phục vụ cho 43 sản xuất nông nghiệp. Bởi trong giai đoạn đầu khi mới được thành lập, các tiến bộ khoa học - kĩ thuật, máy móc trang thiết bị cho sản xuất còn chưa được áp dụng rộng rãi trong toàn huyện, nhất là ở vùng kinh tế mới ven biển này. Trong chăn nuôi, người dân nơi đây cũng rất quan tâm đến điều kiện thời tiết để có biện pháp phòng tránh dịch bệnh cho đàn gia súc của mình. Ở giai đoạn đầu khi mới lập nghiệp, cuộc sống của con người rất khó khăn. Nhà ở là nhà tạm nên chuồng trại chăn nuôi cũng chỉ làm rất đơn giản, không kiên cố. Cho nên, vào mùa hè thường có nhiều mưa bão, người dân luôn chú ý giữ cho chuồng trại khô thoáng, không bị ẩm ướt; còn mùa đông lượng gió biển thổi mạnh hơn trong nội đồng nên người dân chú ý che chắn chuồng trại để giữ ấm cho gia súc. Ngoài việc chăn nuôi gia súc, cư dân vùng biển cũng có nuôi thêm một số loài gia cầm, mà chủ yếu là nuôi gà. Đây là loại vật nuôi không thể thiếu được ở mỗi gia đình trong huyện Kim Sơn nói chung, chứ không riêng gì người dân vùng ven biển này. Bởi gà là nguồn cung cấp thực phẩm tại chỗ thường xuyên hằng ngày, đồng thời là nguồn dự trữ dùng trong các dịp giỗ hay lễ tết hằng năm. Như vậy, chúng ta có thể thấy, ngành chăn nuôi ở vùng ven biển Kim Sơn chỉ mang tính chất nhỏ lẻ là chủ yếu, không mang tính quy mô lớn. Do đó có thể khẳng định, ngành chăn nuôi chỉ góp phần phục vụ cho các nhu cầu hằng ngày của người dân là chính, hoàn toàn không phải là thế mạnh kinh tế của vùng. 2.2.2. Kinh tế ngư nghiệp Khai thác, đánh bắt Là vùng duy nhất giáp biển của huyện Kim Sơn nên hoạt động kinh tế ngư nghiệp của các xã vùng ven biển cũng được hình thành ngay từ những ngày đầu khi mới thành lập. Trong đó, khai thác và đánh bắt thủy hải sản được coi là hoạt động cơ bản nhất. Với chủ trương đẩy mạnh phát triển kinh tế biển của chính quyền huyện Kim Sơn nên sản lượng khai thác và đánh bắt thủy hải sản dần tăng 44 lên (chủ yếu là sản lượng cá biển). Tuy nhiên, hoạt động kinh tế này mới chỉ dừng lại ở việc đánh bắt tự nhiên, tổ chức khai thác tự phát, phân tán. Vì mới bắt đầu xây dựng một cuộc sống ở một vùng đất mới, bản chất lại là những người dân nghèo nên họ thiếu vốn, không có điều kiện đầu tư sắm sửa các phương tiện lớn và hiện đại hơn. Do đó, họ vẫn chủ yếu sử dụng những phương tiện đánh bắt rất thô sơ, các tàu cá phần lớn là những tàu nhỏ hay chỉ đơn giản là các con xuồng, mủng, mảng có gắn mô tơ công suất không lớn. Hoạt động khai thác, đánh bắt diễn ra chủ yếu ở ven bờ, có thể là ở những vùng đất thấp trũng trong vùng, có thể là ở khu vực cửa sông hay vùng ven biển gần vùng rừng ngập mặn, bởi ở đây nguồn sản lượng thủy hải sản rất phong phú. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài sẽ làm cạn kiệt nguồn tài nguyên và gây ảnh hưởng đến môi trường. Trước thực tế đó, lãnh đạo Tỉnh ủy và chính quyền địa phương đã đưa ra giải pháp thiết thực là trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng ngập mặn. Với vai trò bảo vệ hệ thống đê biển và là nơi cung cấp nguồn thủy sản cho ngành kinh tế ngư nghiệp, việc trồng rừng ngập mặn ven biển là điều hết sức cần thiết và quan trọng. Hoạt động đánh bắt, khai thác ở vùng ven biển thời kỳ này diễn ra còn nhỏ lẻ, chủ yếu của những hộ có phương tiện; đánh bắt hay khai thác được đan xen với sản xuất nông nghiệp, chứ không phải là một ngành kinh tế chính và duy nhất của họ. Hằng năm, sóng yên biển lặng hay ngư trường dồi dào thì họ ra khơi, còn ngược lại thì quay về neo đậu, làm ruộng hay nuôi trồng thủy sản. Do đó, việc khai thác và đánh bắt thủy hải sản chưa mang lại giá trị cao. Song, đó là bước khởi đầu, mở ra triển vọng lớn cho phát triển kinh tế vùng ven biển ở giai đoạn sau. Nuôi trồng thủy sản Thực hiện Nghị quyết 02 - NQ/HU về quản lý và khai thác kinh tế biển, chính quyền và nhân dân các xã vùng ven biển đã nhanh chóng kết hợp giữa hoạt động khai thác, đánh bắt tự nhiên với nuôi trồng thủy sản. Nhận thức được tiềm năng, thế mạnh của kinh tế biển, ngay từ những năm đầu sau khi mới thành 45 lập, nhiều cơ sở sản xuất hải sản liên doanh với các xã ven biển như: Hợp tác xã Hóa Lộc, hợp tác xã Kim Hải đã xây dựng được 210 ha nuôi tôm. Đặc biệt, năm 1993, Công ty thủy sản Ninh Bình đã nuôi thử nghiệm tôm sú, mở ra triển vọng nuôi tôm sú trên diện tích 500 ha hiện có. Trên cơ sở việc nuôi thử nghiệm tôm sú thành công, Bộ Thủy sản đã đầu tư cho dự án nuôi tôm công nghiệp Kim Trung với quy mô 70,5 ha. Do lợi nhuận thu được từ việc nuôi trồng thủy sản mang lại khá lớn nên đã có sức hấp dẫn mạnh mẽ, thu hút vốn đầu tư của người dân, điều này khiến cho ngành nuôi trồng thủy sản càng được đẩy mạnh. Khác với thời kỳ đầu, từ sau đổi mới, nghề nuôi trồng thủy sản ở các xã vùng ven biển nói riêng mang tính đại trà và phổ biến hơn. Diện tích nuôi trồng thủy sản của vùng ngày càng tăng lên, đặc biệt là từ năm 1996 trở đi. Theo số liệu thống kê của các xã cho thấy, bình quân hằng năm diện tích nuôi trồng thủy sản ở đây tăng khoảng từ 5 - 10%. Đến năm 2000, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản của các xã vùng ven biển này lên tới 262,18 ha. Tuy quy mô sản xuất tăng lên nhưng năng suất và sản lượng nuôi trồng thủy sản giai đoạn này vẫn còn ở mức thấp. Theo những ngư dân ở đây cho biết, những nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng này là do: trước hết là do bản thân họ thiếu kinh nghiệm trong nuôi trồng thủy sản; thứ đến là do giai đoạn này còn thiếu những cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nguồn cung cấp giống thủy sản. Đa số họ đều lấy giống tôm tự nhiên ngoài biển vào là chính nên không kiểm soát được nguồn dịch bệnh. Trước thực trạng đó đòi hỏi chính quyền các cấp phải có biện pháp giải quyết kịp thời và phù hợp để nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội từ hoạt động nuôi trồng thủy sản này. Với những thử nghiệm và thành công bước đầu trong ngành nuôi trồng thủy sản đã mở ra một hướng đi mới cho nền kinh tế của vùng ven biển nơi đây. Nuôi trồng thủy sản gắn liền với việc khai thác tiềm năng, thế mạnh sẵn có của vùng là một bước đi đúng hướng. Do đó, chắc chắn ngành kinh tế ngư nghiệp nói chung và kinh tế nuôi trồng thủy sản nói riêng sẽ có những bước chuyển biến tích cực ở giai đoạn sau. 46 2.2.3. Kinh tế tiểu thủ công nghiệp “Nghề thủ công nghiệp ở Việt Nam chủ yếu là thủ công nghiệp gia đình, là thủ công nghiệp nông thôn. Phần lớn nông dân đều làm thêm nghề thủ công và phần lớn thợ thủ công cũng đều làm thêm việc đồng áng” [30, tr.37]. Theo Giáo sư Nguyễn Quang Ngọc, sự xuất hiện của một nghề thủ công ở một gia đình hay một làng, một phường nào đó người ta thường quy về một nguyên nhân là do ruộng đất ít, ruộng đất xấu, người cày ruộng không làm ra đủ lương thực để nuôi sống bản thân và gia đình mình. Vì thế mà người ta phải “dĩ nghệ thế điền” (lấy nghề thủ công thay thế vào việc làm ruộng) để duy trì cuộc sống [41, tr.110]. Sự giải thích này rất đúng với vùng đất ven biển Kim Sơn. Bởi “đồng chua nước mặn” nên năng suất và sản lượng cây trồng, nhất là cây lúa rất thấp, do đó, cư dân nơi đây đã phải tìm đến các ngành kinh tế khác để góp phần làm tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống của mình, trong đó chủ yếu là làm thêm các nghề thủ công. Hơn nữa, bản thân sản xuất nông nghiệp lúa nước hay nghề trồng cói của vùng ven biển nơi đây luôn mang tính thời vụ - “nhất thì, nhì thục” nên không bao giờ sử dụng hết thời gian và sức lao động của người nông dân. Nếu như ở các vùng nội đồng, nguồn nước thuận lợi cho tưới tiêu nên một năm có thể sản xuất hai vụ, người nông dân có nhiều việc làm hơn nhưng vẫn có thể làm thêm nhiều nghề khác nhau. Hơn thế nữa, ở các xã vùng ven biển, mỗi năm chỉ cấy một vụ lúa thì người nông dân còn “nhàn hạ” hơn rất nhiều. Vì thế, với nghề thủ công nghiệp truyền thống sẵn có của huyện Kim Sơn, cộng thêm vừa có thời gian và sức lực, lại sẵn bản tính cần cù, chịu khó, những cư dân vùng ven biển Kim Sơn đã tìm thêm các nguồn lợi khác từ việc phát triển tiểu thủ công nghiêp. Cũng giống như trong vùng nội đồng, cư dân các xã vùng ven biển biết đến rất nhiều nghề thủ công khác nhau như: nghề dệt chiếu, đan lát, xe quại, khâu thảm, nghề làm mộc Tất cả các nghề này đều mang tính cá nhân, hộ gia đình 47 nhỏ lẻ; sản phẩm làm ra chủ yếu phục vụ cho sinh hoạt hằng ngày, trong đó, nghề dệt chiếu là nghề phổ biến hơn cả. Với diện tích trồng cói lớn nhất huyện Kim Sơn, vùng ven biển huyện Kim Sơn luôn có nguồn nguyên liệu cói dồi dào nhất; do đó các nghề thủ công nghiệp từ cói phát triển, trước hết phải nhắc đến là nghề dệt chiếu. Đây là một trong những nghề thủ công nghiệp truyền thống từ lâu đời của huyện. Sau những ngày thu hoạch lúa, người dân vùng ven biển Kim Sơn nói riêng và nhân dân trong cả huyện nói chung, từ già, trẻ, gái, trai tùy theo từng công việc, ai nấy đều làm cói. Đến với vùng đất ven biển Kim Sơn thời gian này, đặc biệt là ở xã Kim Trung, gần như nhà nào cũng có khung dệt chiếu. Để có thể dệt chiếu thì cần phải ít nhất 2 người: người ngồi dệt chiếu và người văng cói. Người ngồi dệt chiếu, hai bàn tay cầm go đập vào lại đẩy ra thoăn thoắt, đập go đến đâu bẻ biên đến đó, hết tay phải lại tay trái, ngón tay bắt biên như múa. Go làm bằng tre, có nhiều thanh như phím đàn, mỗi thanh một lỗ giữ một sợi đay. Đập go mạnh, lá chiếu sẽ dày. Mắt phải tinh, chính xác, thuộc từng nét cải để không đan lỗi. Nét chữ, đường họa tiết, hoa văn, đường chỉ cải to hay nhỏ, vuông hay tròn đều phải theo mẫu, tính chi li đến từng sợi cói, sợi đay dệt. Người văng cói phải để bên hai bó cói trở ngọn, gốc nhặt từng sợi cói, quấn vào đầu văng, lao nhanh vào giữa hai dàn sợi dây. Nguyên tắc văng cói là: cứ 1 gốc lại 2 ngọn, 2 gốc là 1 ngọn (nếu dệt chiếu đàn chỉ một gốc, 1 ngọn). Văng cói phải nhẹ nhàng theo người dệt. Sự thuần thục của 2 người văng và người dệt chiếu giống như bác sỹ mổ và người phụ mổ trong ca phẫu thuật, tới mức không cần nhìn nhau vẫn hòa nhập, hoàn hảo [8, tr.174 - 175]. Người dân Kim Sơn dệt nhiều loại chiếu khác nhau: Chiếu trơn (chiếu không cải hoa); chiếu đàn (chiếu trơn vào loại xấu), chiếu đậu (chiếu màu trắng ngà, làm bằng thứ cói tốt); chiếu hoa còn gọi là chiếu bông (chiếu có cải hoa hoặc 48 in hoa) Cũng giống như người dân của huyện Kim Sơn, những cư dân vùng ven biển luôn coi nghề dệt chiếu cải hoa là nghề truyền thống. Chiếu cải hoa luôn được coi là mặt hàng đặc sản của cả huyện Kim Sơn nói chung. Bố cục cải hoa trong lá chiếu đối xứng chặt chẽ đến nghiêm ngặt: cạp điều rộng, đường chỉ thẳng, 4 góc và xung quanh là những hoa văn đẹp, chữ “Thọ” bằng Hán tự tròn vuông ở giữa, hai đường thẳng và cong biến cải hoa mỹ uyển chuyển ở hàng viền 4 bên và tụ lại. Trên và dưới chữ cải còn có các hàng chữ cải: “Chúc mừng”, “Hạnh phúc” hoặc “Cung chúc”, “Tân xuân” hài hòa, đẹp đẽ như một tác phẩm nghệ thuật, không tả hết thành lời. Chiếu chỉ có 2 màu: đỏ tươi và trắng hồng. Màu trắng hồng là màu nền của chiếu, nõn nà như lụa. Màu đỏ tươi rực rỡ là màu cải hoa, cải chữ, thể hiện ước mơ của con người. Để làm ra một lá chiếu cải hoa là cả một quá trình lao động sáng tạo, vất vả, thận trọng của người dân từ khâu trồng cói, chọn cói sao cho dài và đều, phơi cói sao cho trắng nõn, nhuộm cói sao cho đỏ tươi và bền màu, sợi đay phải nhỏ và bền, đến khâu dệt cải hoa mang tính nghệ thuật cao. Dệt chiếu cải hoa hay nghề dệt chiếu của vùng ven biển cũng như của cả huyện Kim Sơn nói chung là một nét đẹp nghệ thuật truyền thống, vừa góp phần khẳng định nét đặc trưng của vùng ven biển lúa - cói Kim Sơn, đồng thời góp phần tăng thêm thu nhập cho người dân nơi đây. “Thủ công nghiệp là thước đo trình độ phát triển của kinh tế hàng hóa trong khu vực” [41, tr.114]. Ở Kim Sơn cũng vậy, nghề thủ công nghiệp phát triển, sản phẩm hàng hóa làm ra ngày càng nhiều. Nhưng vì đại bộ phận các gia đình nông dân ở đây phát triển thủ công nghiệp không phải để thỏa mãn nhu cầu tự cấp tự túc, mà chủ yếu để đem ra trao đổi, mua bán. Về khách quan mà nói, điều này làm thúc đẩy kinh tế hàng hóa phát triển. Các xã vùng ven biển của huyện Kim Sơn được ra đời trong thời kỳ kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nên ngay từ đầu, hoạt động mua bán, trao đổi ở đây được mở rộng và linh hoạt hơn. 49 Hầu hết các hàng hóa trao đổi ở chợ là các sản phẩm từ nông sản, công cụ dùng trong lao động, đồ dùng sinh hoạt dùng trong cuộc sống hằng ngày Nhìn chung, cơ cấu mặt hàng trong trao đổi buôn bán ở vùng nội đồng và vùng ven biển huyện Kim Sơn về đại thể là giống nhau, đều là sản phẩm của kinh tế tiểu nông và phục vụ cho kinh tế tiểu nông. Có thể nói, hoạt động buôn bán, trao đổi thời kỳ này của các xã ven biển Kim Sơn chủ yếu mang tính chất vùng, nhỏ lẻ, chưa thu hút được người dân từ nơi khác đến mua bán. 2.3. Đời sống văn hóa Nhắc đến văn hóa, có rất nhiều các nhà nghiên cứu đã đưa ra các khái niệm khác nhau. Theo tác giả Đào Duy Anh, khái niệm Văn hóa được hiểu một cách đơn giản: “Văn hóa tức là sinh hoạt”. Với cựu Thủ tướng Phạm Văn Đồng lại cho rằng: “Nói tới văn hóa là nói tới một lĩnh vực vô cùng phong phú và rộng lớn, bao gồm tất cả những gì không phải là thiên nhiên mà có liên quan đến con người trong suốt quá trình tồn tại, phát triển, quá trình con người làm nên lịch sử Cốt lõi của sức sống dân tộc là văn hóa với nghĩa bao quát, cao đẹp nhất của nó” [63, tr.21]. Dựa trên nhiều khái niệm văn hóa khác nhau, tác giả Trần Ngọc Thêm đã đưa ra khái niệm: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình” [63, tr.22]. Như vậy, văn hóa là một lĩnh vực vô cùng rộng lớn. Để tìm hiểu đầy đủ và sâu sắc về văn hóa của một dân tộc hay một vùng đất không phải là điều dễ dàng. Trong khuôn khổ không gian và thời gian của luận văn, khi tìm hiểu về văn hóa của cư dân các xã ven biển huyện Kim Sơn, tác giả tập trung tìm hiểu đời sống văn hóa vật chất (sinh hoạt hàng ngày, giáo dục, y tế ) và đời sống văn hóa tinh thần (tín ngưỡng, tôn giáo và lễ hội đặc trưng của vùng). 2.3.1. Văn hóa vật chất 50 Bức tranh về đời sống của cư dân ven biển Kim Sơn khi mới thành lập được dựng nên thật đơn sơ, hoang dã. Hưởng ứng cuộc vận động đi khai hoang vùng đất mới của tỉnh, nhân dân từ các nơi đã lần lượt kéo về tập trung tại vùng đất mới để nhận đất vượt thổ, làm nhà, nhận diện tích khai hoang phục hóa trồng cói, bước đầu ổn định cuộc sống và tổ chức sản xuất. Thời điểm này, nhân dân chủ yếu làm nhà theo mái đê Bình Minh II, đó toàn là nhà tạm, nhà được làm từ tre, luồng và cây sú vẹt. Cây cối hoa mầu chưa trồng được vì nước mặn, nguồn nước ngọt phục vụ sinh hoạt và chăn nuôi phải đi lấy từ các đơn vị quân đội trong khu vực. Vào mùa mưa bão, ngoài việc phải lo đến tình trạng mất mùa do nước biển tràn bờ gây ngập mặn; đồng thời, họ còn lo đến việc chằng chống nhà cửa để hạn chế thấp nhất những ảnh hưởng do bão lũ gây ra. Cuộc sống của những người đi mở đất bước đầu gặp phải rất nhiều khó khăn do cơm không đủ no, thực phẩm đắt đỏ, nước ngọt thiếu thốn, thủy lợi nội đồng phục vụ tưới tiêu còn hạn chế, giao thông đi lại cực kì khó khăn Mặc dù vậy, những người dân đến đây đã kiên cường bám trụ, khắc phục khó khăn, từng bước ổn định cuộc sống tại quê hương mới. Theo số liệu thống kê của xã Kim Trung, đến năm 1999, đời sống vật chất của người dân đã có nhiều tiến bộ: 70% số hộ được dùng điện, 30% số hộ có đài cátsec và tivi, 45 hộ xây nhà cấp 4, 100% hộ được dùng nước ngọt Đó là thành tựu đáng mừng cho những sự cố gắng của chính quyền và nhân dân nơi đây. Mặc dù cuộc sống còn rất khó khăn nhưng hoạt động giáo dục của vùng cũng được quan tâm. Ban đầu, số trường mầm non và tiểu học được xây dựng trên địa bàn này chỉ là các trường bán công và trường tạm nên cơ sở vật chất và chất lượng đào tạo còn kém hiệu quả. Trên cơ sở nền kinh tế có sự thay đổi, đời sống nhân dân được cải thiện, chính quyền các cấp cùng nhân dân trong vùng đã tích cực chăm lo đến các hoạt động văn hóa - xã hội, với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Tu sửa và nâng cấp hệ thống các trường cũ thành các trường kiên cố và bán kiên cố. Nhờ đó, chất lượng giáo dục của vùng được nâng lên, tất cả các xã trong vùng đều được công nhận xóa mù chữ và hoàn thành 51 phổ cập giáo dục tiểu học. Từng bước khắc phục những khó khăn của vùng, cơ sở hạ tầng và chất lượng giáo dục của vùng từng bước được nâng lên. Đó là kết quả đáng ghi nhận về sự cố gắng, nỗ lực của chính quyền và nhân dân vùng ven biển trong thời gian đầu đầy gian nan thử thách này. Năm 1994, trường Trung học phổ thông Bình Minh được thành lập, đáp ứng nhu cầu học tập của các xã phía Nam huyện Kim Sơn, trong đó có 3 xã vùng ven biển nơi đây. Như vậy, cùng với sự phát triển kinh tế, văn hóa - giáo dục của vùng ven biển Kim Sơn cũng từng bước vượt qua khó khăn ban đầu và đạt được những kết quả nhất định. Cùng với sự chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân cũng được chú ý. Do nằm cách xa trung tâm huyện lỵ nên ngay sau khi được ra đời, chính quyền các cấp đã chú trọng đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở y tế cho các xã trong vùng. Do đó, không một xã nào là không có trạm y tế và cán bộ y tế. Đội ngũ cán bộ của trạm y tế được củng cố, các chương trình y tế được tổ chức thực hiện nghiêm túc, các hoạt động tuyên truyền, vận động nhân dân về công tác y tế, dân số, kế hoạch hóa gia đình được triển khai thường xuyên. Cùng với chất lượng cuộc sống được nâng cao, chất lượng của các cơ sở y tế trong vùng cũng liên tục được cải thiện và nâng cấp theo thời gian. Như vậy, chúng ta có thể thấy, bức tranh về đời sống văn hóa vật chất của cư dân các xã vùng ven biển trong giai đoạn này còn ở mức thấp và rất khó khăn. Do đó, những người dân nơi đây vẫn rất cần sự quan tâm của các cấp chính quyền để từng bước cải thiện và nâng cao đời sống. 2.3.2. Văn hóa tinh thần Tín ngưỡng, tôn giáo Trong đời sống con người bao giờ cũng có những niềm tin vào một đối tượng nào đó của tự nhiên hoặc xã hội. Nhân dân huyện Kim Sơn từ bao đời nay cũng đã hình thành nên niềm tin vào một tôn giáo hay tín ngưỡng nhất định. Trong đời sống xã hội, niềm tin là nhu cầu thuộc về tâm linh. Một xã hội có niềm tin lành mạnh sẽ tạo sự ổn định cho sự phát triển của cá nhân và cộng đồng. Đặc biệt, đối với cư dân lao động “lọc nước lấy cái” nơi vùng ven biển Kim Sơn, 52 niềm tin vào một tín ngưỡng hay tôn giáo giữ một vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của họ. Sống ở nơi “đầu sóng ngọn gió”, thiên nhiên và biển cả luôn ẩn chứa một hiểm họa khôn lường, vừa thách thức đối với cuộc sống, vừa đe dọa đến tính mạng của họ. Vì vậy, họ phải dựa vào lực lượng siêu nhiên nào đó để làm chỗ dựa và sức mạnh tinh thần giúp họ đương đầu với khó khăn mỗi ngày. Ra đời từ công cuộc quai đê lấn biển thời kỳ đất nước đổi mới; hơn nữa, cư dân đến lập nghiệp lại có nguồn gốc ở tứ xứ nên trên mảnh đất vùng ven biển này không có các tín ngưỡng dân gian

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_doi_song_kinh_te_van_hoa_cua_cu_dan_cac_xa_ven_bien.pdf
Tài liệu liên quan