Lời cam đoan. i
Lời cảm ơn.ii
Mục lục.iii
MỞ ĐẦU . 1
Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ TỘC NGưỜI MÔNG Ở HUYỆN VÕ NHAI
TỈNH THÁI NGUYÊN. 9
1.1. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên. 9
1.2. Nguồn gốc tộc người. 11
1.2.1. Khái quát về tộc người Mông trước khi đến huyện Võ Nhai tỉnh Thái
Nguyên . 11
1.2.2. Tộc người Mông ở huyện Võ Nhai (1975 - 2015). 15
Chương 2. ĐỜI SỐNG KINH TẾ CỦA TỘC NGưỜI MÔNG Ở HUYỆN
VÕ NHAI TỈNH THÁI NGUYÊN TỪ NĂM 1975 ĐẾN NĂM 2015. 20
2.1. Trong nông nghiệp. 20
2.1.1. Về trồng trọt. 20
2.1.2. Về chăn nuôi . 31
2.2. Nghề thủ công gia đình . 32
2.3. Khai thác nguồn lợi tự nhiên. 37
2.4. Trao đổi hàng hoá . 38
Tiểu kết chương 2 . 39
Chương 3. ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ CỦA TỘC NGưỜI MÔNG Ở HUYỆN
VÕ NHAI TỈNH THÁI NGUYÊN TỪ NĂM 1975 ĐẾN NĂM 2015. 40
3.1. Tổ chức xã hội. 40
3.1.1. Cộng đồng làng bản, dòng họ . 41
3.1.2. Gia đình và hôn nhân . 47
90 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/02/2022 | Lượt xem: 408 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đời sống kinh tế - Văn hoá của tộc người Mông ở huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên từ năm 1975 đến năm 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
năng tạo nên các tấm vải lanh, làm nên bộ váy áo
cho bản thân và gia đình, nhất là người chồng và gia đình người chồng sau này.
Se sợi
Khung se sợi bao gồm các bộ phận: khung gỗ, bàn đạp bánh xe, các con
lăn cắm vào các que gỗ. Khi sợi soắn xong, người ta căng sợi lên dàn quay.
Dàn quay được làm bằng gỗ hay bằng tre cao khoảng 90cm, một đầu cắm
xuống đất, đầu trên có thể quay tròn được và đục hai lỗ để hai thanh tre dài
500cm - 600cm, bắt lại vuông góc với nhau thành hình dấu cộng. Ở đầu thanh
tre có cài que để giữ sợi lanh. Khi vận hành, người ta đẩy trục gỗ quay tròn và
cuốn sợi lên khung tre. Khi sợi đã căng trên dàn, họ gỡ xuống và đem phơi một
ngày. Sợi khi gỡ từ dàn xuống vẫn còn thô cứng và còn nguyên lớp vỏ xanh
của sợi lanh. Để làm sợi lanh có mầu trắng, dùng tro của cây gỗ trai để tẩy. Họ
cho sợi vào chảo đun cùng một ít nước, đến khi sợi có độ nóng vừa phải thì rắc
tro của cây gỗ trai vào và đảo đều, ủ hai ngày cho sợi ngấm đều nước tro rồi
đem giặt, giặt đến khi sợi lanh trắng ra là được. Khi sợi đã trắng như ý muốn,
luộc sợi hoà với sáp ong để cho sợi có độ bóng đẹp hơn.
Lăn sợi
Dụng cụ lăn sợi là một trục lăn làm bằng gỗ tròn, một phiến đá có bản
rộng từ 30cm đến 50cm. Khi lăn, họ đặt sợi lên khúc gỗ, lấy phiến đá đặt lên
trên rồi đứng lên phiến đá cho trục gỗ lăn đi lăn lại với mục đích làm cho sợi
mềm, bóng và các đầu nối của sợi được phẳng đều. Khi lăn sợi xong, họ đưa
sợi lên dàn quay để tháo sợi ra; sau đó kéo sợi để làm con chỉ. Mỗi con chỉ
thường có từ 10 sợi đến 12 sợi.
Dệt vải
Khung dệt của người Mông khá đơn giản, gồm hai thanh gỗ dựng đứng
cùng với vài thanh ngang đóng thành khung cố định. Khung dệt còn có thoi dệt,
dài khoảng 50cm, rộng 12cm, dày 5cm. Trước khi cho sợi vào khung dệt, họ
căng cho đủ số sợi dọc của khổ vải. Khi dệt cần phải buộc dây ở trục vòng qua
35
sau lưng, lấy chân đạp làm tách sợi dọc ra, dùng tay đẩy thoi dệt đan sợi ngang
qua lại, kéo lực ép sợi cho thật khít thì vải mới đẹp.
Kĩ thuật nhuộm chàm
Người Mông trồng cây chàm và chế biến thuốc chàm để nhuộm vải. Cây
chàm được cắt về, mang ngâm xuống nước cho đến khi mục rữa ra; gạn lấy
nước đem hoà với tro bếp và nước vôi, khuấy đều, để lắng lấy cao chàm. Vải
được nhúng vào nước lã cho ngấm đều, rồi ngâm vào vại nước chàm, ủ qua một
đêm, hôm sau giặt qua nước lã rồi đem phơi khô. Khi vải khô, lại nhúng vào
nước chàm, rồi mang phơi khô... Công việc đó lặp đi lặp lại nhiều lần, cho đến
khi nào vải có mầu đen ánh thì được.
Cắt và khâu y phục
Người Mông ở Võ Nhai nói riêng và ở các nơi khác nói chung
thường tự khâu cho mình những bộ trang phục bằng những mảnh vải tự làm
ra. Một mảnh vải thường có khổ rộng từ 35cm đến 50cm, được cắt thành
các miếng nhỏ tương ứng với những bộ phận có trên bộ trang phục, sau đó
khâu thành váy, áo.
Công việc tiếp theo là tạo hoa văn trên các bộ y phục. Thêu thùa trang
trí hoa văn trên vải là nét văn hoá đặc sắc của phụ nữ Mông. Họ có cách thêu
độc đáo và khéo léo, tạo hoa văn không theo mẫu vẽ sẵn mà hoàn toàn dựa
vào trí nhớ và óc tưởng tượng. Kĩ thuật thêu thể hiện trên mặt trái của vải để
hình mẫu nổi lên mặt phải. Do đó, trước khi thêu, phải tính toán tỉ mỉ tới từng
đường kim sợi chỉ, nhớ kích thước từng hoạ tiết trong toàn bộ mảng hoa văn,
tạo được tổng thể đồ án hoa văn có bố cục cân đối, hài hoà, mang tính thẩm
mĩ cao trong trang phục. Hoạ tiết hoa văn phổ biến là hình sừng trâu, con ốc,
các hình chữ thập ngoặc và hình móc câu gắn với cảnh quan thiên nhiên và
quan niệm của tộc người.
Hiện nay đa số phụ nữ Mông đều biết đến nghề dệt, họ vẫn có thể kéo sợi
dệt nên những bộ quần áo đặc trưng của tộc người mình. Mặc dù có rất nhiều chỉ
36
thêu và vải có hoa văn gần giống hoa văn trên trang phục truyền thống của phụ
nữ Mông được bán tại các phiên chợ, nhưng phần lớn thiếu nữ Mông ở Võ Nhai
vẫn tự tay thêu và may lấy một bộ trang phục dùng để mặc khi cưới chồng và
dùng vào những dịp lễ tết quan trọng sau này trong gia đình. Trang phục hằng
ngày của họ hiện nay chủ yếu vẫn là từ sản phẩm thủ công.
- Nghề nấu rượu ngô
Nấu rượu ngô cũng được coi là một nghề của người Mông ở Võ Nhai.
Rượu ngô của đồng bào có mùi thơm đặc trưng, uống rất êm, dễ uống nhưng lại
rất dễ say. Để chưng cất được loại rượu có một không hai này, ngoài nguyên
liệu chính là ngô thì chất gây men không thể thiếu là lá rừng. Men lá được pha
chế từ hơn 20 loại thảo dược quý hiếm như: Cây dây nước, trầu rừng, dây ngọt,
rong rừng..., có tác dụng chữa lành vết thương, phong thấp, thấp khớp.
Muốn rượu được thơm ngon, ngô phải được trộn trực tiếp với củ giềng,
rau răm và lá quế đã xay nhỏ, với một tỷ lệ nhất định tuỳ theo bí quyết của mỗi
gia đình sau đó mang ủ vào thùng gỗ từ 20 đến 30 ngày cho ngô có thể lên men
đều mới mang chưng cất. Khi ngô đã lên men đều, họ cho ngô vào chõ gỗ và đặt
vào chảo bắt đầu nấu rượu. Sau 3 giờ liên tục thay nước, đun lửa đều, công đoạn
chưng cất mới hoàn thành. Rượu chưng cất được thường khoảng 30 - 35 độ.
Hiện nay, nghề nấu rượu ngô của tộc người Mông vẫn tiếp tục phát triển,
trở thành đặc sản rất được ưa chuộng và bán rất chạy trên thị trường huyện.
Nghề bốc thuốc chữa bệnh
Cũng giống như các tộc người khác, người Mông nói chung và người
Mông ở Võ Nhai nói riêng có một kho tàng kiến thức truyền đời về các loại cây
thuốc chữa bệnh, thuốc bổ và các bài thuốc chữa bệnh. Các bài thuốc ban đầu
thường chỉ được truyền trong dòng họ và dùng để chữa bệnh cho người trong
gia đình. Nhưng do tính hiệu quả và độc đáo của các bài thuốc của họ, bốc
thuốc chữa bệnh dần dần trở thành một nghề. Cây thuốc chủ yếu là sản vật của
37
rừng, dựa vào kinh nghiệm truyền miệng từ đời này sang đời khác mà không có
sự ghi chép.
Người Mông ở các xã Thượng Nung, La Hiên, Phương Giao... biết lấy
cây sau sau cùng một vài loại lá cây khác, hơ nóng, dải ra giường nằm để chữa
bệnh đau xương, khớp và để những người bị gãy xương nhanh lành. Các bài
thuốc lá tắm cho phụ nữ sau khi sinh nở của đồng bào Mông ở Võ Nhai cũng
rất được đồng bào các dân tộc cùng sinh sống trên địa bàn huyện tin dùng.
Ngày nay, nghề bốc thuốc chữa bệnh không còn phổ biến ở đồng bào
Mông do sự thay đổi của môi trường sống và dịch vụ y tế phát triển.
- Nghề đan lát
Sản phẩm đan lát là các loại gùi, sọt, lồng gà, nơm úp gà. Nguyên liệu để
đan lát là các loại cây như nứa, mai, dang. Mùa đan lát là tháng 1- 2, là lúc nứa,
mai ... đang độ bánh tẻ, cũng là thời gian nông nhàn.
2.3. Khai thác nguồn lợi tự nhiên
Địa bàn cư trú của người Mông chủ yếu trên các cao nguyên và vùng núi
cao. Sống gần gũi với thiên nhiên, được thiên nhiên ưu đãi của cải tự nhiên có
thể tận dụng được, đồng bào Mông đã tranh thủ khai thác tất cả các nguồn lợi
sẵn có của núi rừng.
- Hái lượm
Cùng với săn bắt, hái lượm là một hình thức phổ biến của các gia đình
người Mông ở Võ Nhai. Rừng là nơi cung cấp cho họ một lượng lớn thức ăn từ
hái lượm, như các loại hoa quả (đu đủ, chuối, nhãn...), rau, củ rừng (ngót
hương, tầm bóp, củ mài...), củ rễ....theo kinh nghiệm cổ truyền. Bên cạnh đó,
các loại lâm sản quý, các loại cây thuốc chữa bệnh... là nguồn góp phần bổ trợ
cho kinh tế gia đình họ. Công việc này diễn ra quanh năm do mỗi mùa lại có
những nguồn lợi riêng biệt từ hái lượm đem lại.
38
Các loại rau, củ hầu như được đồng bào thu hái quanh năm, nhưng nhiều
nhất là vào mùa xuân và mùa hạ. Rau, củ thu nhặt được dùng trong bữa ăn
chính làm thức ăn như củ mài (hoài sơn), rau ngót rừng, măng rừng. Nhiều củ,
quả có thể được chế biến để dành ăn vào những tháng giáp hạt như củ mài, củ
rong, củ nâu. Trong số các sản phẩm thu nhặt được, nhiều thứ có thể dùng làm
thuốc bổ chữa bệnh, như mật ong, sa nhân. Các loại măng, mộc nhĩ, nấm hương
thường được thu hái ngoài việc phục vụ bữa ăn gia đình, còn được đồng bào
đem bán vì có giá trị kinh tế cao.
2.4. Trao đổi hàng hoá
Khi mới di cư về Võ Nhai, do địa bàn cư trú tương đối cách biệt nên mỗi
gia đình, mỗi bản Mông là một đơn vị kinh tế tự cấp tự túc. Hoạt động trao đổi
chưa phát triển và nhu cầu trao đổi chưa phải là cấp thiết.
Từ năm 1986, thực hiện công cuộc đổi mới, nhất là từ khi thực hiện
Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, hệ thống đường liên
thôn, liên bản đã giúp cho việc trao đổi hàng hoá của người Mông với các tộc
người khác thuận lợi hơn nhiều. “Việc trao đổi hàng hóa chủ yếu trong các chợ
phiên”[49]. Sản phẩm đem bán thường là lá để làm bánh các loại, mục nhĩ, nấm
hương, cây thuốc lấy trong rừng, gà, đồ dệt. Sản phẩm mua về thường là muối,
thịt, cá, chỉ thêu, đồ trang sức ... Ở Võ Nhai, không có chợ dành riêng cho tộc
người Mông mà chợ phiên của tất cả các tộc người cùng một xã, hoặc vài xã
gần nhau. Chợ phiên tại các xã được tính theo lịch âm. Chợ phiên ở Dân Tiến
họp các ngày 4, 9, 14, 19, 24 và 29; ở La Hiên họp vào các ngày 3, 8, 13, 18, 23
và 28 hằng tháng. Ngoài chợ phiên, ở Võ Nhai còn có tổ chức phiên chợ tình
của người Mông vào ngày 26 tháng 3 âm lịch [20].
Đến Thái Nguyên, do địa hình địa bàn cư trú ở thấp hơn so với ở Cao
Bằng, Hà Giang, chợ búa thuận tiện hơn nên người Mông ở Võ Nhai cũng dần
bỏ thói quen đi chợ từ chiều ngày hôm trước (chợ chiều). Đi chợ đối với người
Mông vẫn là sự hài hoà giữa hoạt động kinh tế và văn hoá. Nó thể hiện rõ hai
yếu tố: Trao đổi, mua bán và giao lưu văn hóa giữa người Mông với người
39
Mông và giữa người Mông với các tộc người khác. Thông qua các phiên chợ,
mối quan hệ giữa họ ngày càng gắn bó, thân thiện hơn.
Hàng hóa được đem ra trao đổi, mua bán, thúc đẩy đời sống của đồng
bào ngày càng phát triển. Đến nay, đời sống của tộc người Mông ở huyện Võ
Nhai đã có nhiều thay đổi; đời sống vật chất, tinh thần được nâng lên. Đạt được
kết quả này, ngoài sự nỗ lực của người dân còn có sự quan tâm hỗ trợ của Nhà
nước. Riêng trong 5 năm (2010 - 2015), đã có 20 hộ đồng bào Mông được hỗ
trợ làm nhà ở theo Chương trình 134 và Quyết định 167 của Chính phủ; 4 hộ
được hỗ trợ xây dựng công trình nước sinh hoạt phân tán; 33/33 hộ dân trong
huyện được hỗ trợ sản xuất (máy móc, cây, con giống) với số tiền hàng tỉ
đồng [41].
Tiểu kết chƣơng 2
Sinh sống trong điều kiện của một huyện miền núi Võ Nhai, đời sống
kinh tế của người Mông chủ yếu diễn ra trên các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi,
tiểu thủ công nghiệp và trao đổi hàng hoá. Trong đó, trồng trọt là lĩnh vực
chính; chăn nuôi, tiểu thủ công nghiệp và trao đổi hàng hoá chỉ đóng vai trò bổ
trợ. Hoạt động của tộc người Mông trong lĩnh vực chăn nuôi nhằm đáp ứng nhu
cầu về sức kéo, vận chuyển, cung cấp nguồn phân hữu cơ phục vụ trồng trọt và
nhu cầu về thực phẩm. Hoạt động của các nghề thủ công chỉ diễn ra vào lúc
nông nhàn, góp phần tăng nguồn thu nhập cho các hộ gia đình. Bên cạnh đó,
kinh tế hái lượm, trao đổi hàng hóa ở chợ phiên cũng thực hiện chức năng hỗ
trợ cho nông nghiệp.
Từ những năm 90 của thế kỉ XX, cùng với sự quan tâm giúp đỡ của
chính quyền địa phương, của các tộc người khác, cuộc sống định canh định cư
của người Mông ở huyện Võ Nhai đã và đang có những chuyển biến rõ rệt.
Việc sống xen cư với các tộc người khác trong huyện đã tạo điều kiện giúp tộc
người Mông ở Võ Nhai giao lưu, học hỏi các kinh nghiệm trong đời sống kinh
tế, làm phong phú thêm bản sắc văn hoá tộc người mình.
40
Chƣơng 3
ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ CỦA TỘC NGƢỜI MÔNG
Ở HUYỆN VÕ NHAI TỈNH THÁI NGUYÊN
TỪ NĂM 1975 ĐẾN NĂM 2015
Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về xây dựng và phát triển nền văn
hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đã nêu lên quan điểm chỉ đạo
về phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số: Nền văn hóa Việt Nam là nền văn
hóa thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. “Hơn 50
dân tộc sống trên đất nước ta đều có những giá trị và sắc thái văn hóa riêng.
Các giá trị và sắc thái đó bổ sung cho nhau, làm phong phú nền văn hóa Việt
Nam và củng cố sự thống nhất dân tộc, là cơ sở để giữ vững sự bình đẳng và
phát huy tính đa dạng văn hóa của các dân tộc anh em” [5].
Trong mỗi tộc người, văn hóa là cái không thể tách rời, là một yếu tố
không thể thiếu được trong cuộc sống con người, nó ăn sâu, bám rễ vào cuộc
sống của các thế hệ, tạo nên nét đặc trưng riêng biệt của từng tộc người, góp
phần làm phong phú thêm bản sắc văn hóa của Quốc gia dân tộc. Di cư đến
huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên từ những năm 80 của thế kỉ trước, người
Mông ở Võ Nhai vẫn giữ cho mình những nét đặc trưng riêng có của tộc
người mình.
3.1. Tổ chức xã hội
Mỗi tộc người đều có cấu trúc xã hội mang những nét đặc thù, tồn tại qua
nhiều thế hệ và tiếp diễn đến nay. Bên cạnh những yếu tố lạc hậu, tiêu cực cần
loại bỏ, còn có rất nhiều yếu tố tích cực cần được gìn giữ, phát huy. Đó chính là
những giá trị văn hoá mang tính truyền thống của mỗi tộc người. Tổ chức xã
hội của tộc người Mông ở Võ Nhai là một điển hình của tộc người cư trú ở địa
bàn miền núi.
41
3.1.1. Cộng đồng làng bản, dòng họ
Về tổ chức cộng đồng làng bản
Do nguồn gốc lịch sử và sự chi phối của điều kiện tự nhiên, người Mông
di cư và tự phát sống cụm thành làng bản. Làng là đơn vị xã hội cơ bản và duy
nhất ở tộc người này. Người Mông gọi làng là Jaol hay Jol, Jêz Jol - đều có
nghĩa là “ổ” hay “tổ”, tức chỉ một cộng đồng cùng chung sống trong khu vực
địa lí nhất định. Làng Mông được hình thành trên sự tụ cư của những nhóm
người có hay không có mối quan hệ huyết thống. Bởi vậy, mối quan hệ cộng
đồng làng ở tộc người này thực chất là mối quan hệ của các thành viên cùng
dòng họ và giữa các dòng họ cùng địa vực cư trú.
Mật độ cư trú trong bản tuỳ thuộc vào địa hình, phạm vi đất đai; trung
bình mỗi bản có từ 25 đến 40 nóc nhà và có bãi chăn thả chung. Cũng do điều
kiện của địa hình và điều kiện tự nhiên, nhà của người Mông ở Võ Nhai thường
làm ở khu vực lưng chừng đồi thấp hoặc lẻ tẻ vài ba nhà ở một quả đồi; ở
những khu vực bằng phẳng thì tập trung nhiều hơn và sát gần nhau. Nhà trong
bản không theo một hướng nhất định, nhưng rất kiêng quay lưng ra sông suối,
khe hay vực sâu; thông thường nhà dựa lưng vào núi. Mỗi bản đều có địa giới
riêng và được quy định khi khai phá lập bản dần dần hình thành ý thức của các
thành viên trong bản về chủ quyền lãnh thổ của mình. Ranh giới giữa các bản
có thể là một bìa rừng, một ngọn núi hay một con suối. Mỗi bản có quyền sở
hữu, quản lí, bảo vệ và sử dụng đất, rừng, ruộng nương, nguồn nước cũng như
tài nguyên trong phạm vi của mình. Các bản còn có khu vực công như nhà văn
hóa, bãi đất rộng để tổ chức các hoạt động lễ, tết, vui chơi.
Đứng đầu mỗi bản có Trưởng bản (Trưởng xóm), tiếng Mông gọi là chư
dò hay chư dỉnh. Các Trưởng bản có nhiệm vụ thực hiện những công việc
chung của bản, như triển khai những chủ trương, chính sách của Đảng đến
đồng bào, những chính sách an sinh xã hội, quy ước chung của bản đã đề ra
và đôn đốc mọi người thực hiện. Trưởng bản được bầu dựa trên sự tín nhiệm
42
của nhân dân trong bản, theo cơ cấu của xã và có trình độ chuyên môn nhất
định. Trưởng bản phải là người biết ứng xử, nói được, làm được, có kinh
nghiệm trong sản xuất. Bên cạnh Trưởng bản còn có già làng là những người
có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, am hiểu phong tục tập quán, là người
được dân bản kính trọng.
Trong phạm vi một bản, các gia đình được phép khai phá đất đai làm
nương rẫy, theo những quy định chung: Nơi nào có dấu hiệu là đất đã có chủ thì
không được xâm phạm, nếu muốn làm trên đất của người khác thì phải hỏi ý
kiến kèm theo chút quà là một con gà và chai rượu cho người đã có công khai
phá; Người ở bản khác đến khai phá phải hỏi Trưởng bản, mang theo rượu, gà.
Nếu được đồng ý thì còn phải nộp thêm lệ phí cho bản tuỳ theo chất lượng đất
canh tác; nhưng sau 3 - 5 năm phải trả lại cho bản. Những nương ngô, ruộng lúa
sau 3 đến 4 năm mà gia đình đó không canh tác nữa thì thuộc sở hữu công cộng.
Để bảo vệ nguồn nước của bản, vào cuối năm Trưởng bản đứng ra điều hành
việc tu sửa, mọi gia đình đều phải cử người đến góp sức. Người Mông cấm tắm
giặt, mổ lợn gà ở nguồn nước cũng như chặt phá rừng để làm nương rẫy ở những
khu vực rừng do bản quy định, nếu vi phạm sẽ bị phạt.
Những lễ nghi liên quan đến đời sống tâm linh, tín ngưỡng chiếm vị trí
quan trọng. Đầu năm mới, các bản tổ chức lễ cúng ma bản. Các thành viên
trong bản có ý thức cộng đồng, tương trợ lẫn nhau trong lao động sản xuất cũng
như khi có công việc ma chay, cưới xin, làm nhà mới, thăm hỏi giúp đỡ nhau
khi sinh đẻ hay lúc ốm đau, hoạn nạn.
Cộng đồng người Mông cư trú trên một phạm vi chủ yếu theo quan hệ
huyết thống cùng thực hiện những quy ước chung. Bản của người Mông là
quan hệ thôn xã cổ truyền, có vai trò quan trọng trong đời sống. Trong điều
kiện sản xuất cá thể, du canh, du cư, kinh tế mang tính khép kín, cư trú biệt lập
ở vùng núi cao, những quan hệ đó được lưu giữ một cách tự nhiên với nhiều
mức độ khác nhau.
43
Về tổ chức dòng họ
Người Mông gọi dòng họ là “xềnh” hoặc “xông”. Trong phạm vi rộng:
Dòng họ của người Mông gồm tất cả những người cùng một họ dù người đó cư
trú ở đâu. Người Mông quan niệm những người cùng chung một họ là những
người “cùng ma”, đều được sinh ra từ một ông tổ nên đều là anh em. Khi đã
nhận nhau là người cùng họ thì dù ở xa đến mấy cũng đều được coi là người
nhà và đều chịu sự chi phối của tổ chức dòng họ. Tính cố kết của cộng đồng
người Mông rất rộng lớn. Những thành viên cùng dòng họ, cùng tổ tiên còn
nhận nhau qua các điều kiêng kị về ăn uống, qua nghi thức cúng ma khô; qua
cách cúng, cách đặt hướng mộ, cách làm ma tươi. Những điều kiêng kị này đều
gắn với câu chuyện của từng dòng họ được truyền từ đời này sang đời khác,
mỗi thành viên đều phải có trách nhiệm ghi nhớ và tuân thủ.
Cũng như các tộc người khác, các thành viên trong một dòng họ người
Mông gắn bó với nhau bởi một phả hệ cùng có một ông tổ. Ông tổ là người đã
chết mà người già ở thế hệ cao nhất còn nhớ, thông thường là 3 thế hệ: con
(tua nhủa), cha (nia), ông (pò cúng). Các dòng họ phổ biến của người Mông ở
Võ Nhai là Lý, Sần, Hoàng, Sùng, ...trong đó đông nhất là dòng họ Lý. Các
dòng họ trên phân bố ở nhiều bản khác nhau, nhưng mỗi bản có một hoặc hai
dòng họ chiếm số đông. Chẳng hạn, tại xóm Lân Vai xã Dân Tiến, dòng họ Lý
chiếm số đông; ở bản Đồng Ươm thì dòng họ Sùng chiếm số đông. Các gia
đình cùng họ ở đây thường sống chung với nhau, song không có chỗ thờ cúng
tổ tiên chung.
Mỗi dòng họ đều có một trưởng họ, là người có vị trí hết sức quan trọng
và được coi là linh hồn của dòng họ. Trưởng họ là người có đạo đức, công tâm,
hiểu biết về lịch sử dòng họ, thành thục phong tục tập quán, biết các bài cúng
của dòng họ, có tài ứng xử. Trưởng họ là người có khả năng tổ chức, có kinh
nghiệm trong sản xuất, biết quan tâm đến đời sống và bảo vệ lợi ích của dòng
họ, gây được ảnh hưởng tốt đối với các thành viên trong họ, được mọi người
44
kính trọng. Trưởng họ cũng là người chịu trách nhiệm trước dòng họ truyền đạt
lại những tục lệ, kinh nghiệm của dòng họ cho con cháu, vận động các thành
viên giữ gìn đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau. Với uy tín và sự hiểu biệt của mình,
trưởng họ được các thành viên tin cậy, chia sẻ ý kiến; do đó tiếng nói của
trưởng họ có vai trò rất quan trọng, thậm chí là quyết định.
Ngày nay, trưởng họ là người có vai trò tích cực vận động các thành viên
trong dòng họ mình thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của
Nhà nước, các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; đồng thời
phối hợp với chính quyền địa phương để tìm ra những giải pháp nâng cao hiệu
quả quản lí xã hội trong cộng đồng người Mông. Bên cạnh trưởng họ, trong tổ
chức dòng họ còn có vai trò của bà cô (phâux) và người cầm quyền ma quyển
khách (cho đáng khô). Bà cô là người có thể quyết định thay thế một tập quán dù
lâu đời nhưng không còn phù hợp. Người cầm quyển ma quyển khách là người
có thể đảm nhiệm những việc liên quan đến tôn giáo tín ngưỡng và các công việc
đối ngoại. Tổ chức dòng họ bao gồm trưởng họ, bà cô, người cầm quyển ma
quyển khách được coi là bộ máy tự quản rất hữu hiệu và quan trọng trong xã hội
của tộc người Mông. Đây là những người làm nhiệm vụ theo dõi, đề xướng
hướng giải quyết những công việc liên quan đến đời sống vật chất, tinh thần, tâm
linh của các thành viên trong dòng họ cũng như công việc liên quan đến cộng
đồng xã hội nói chung.
Các đặc trưng của dòng họ:
Trước hết ngoại hôn tuyệt đối là đặc trưng nổi bật trong dòng họ của
người Mông. Người cùng họ, cùng thờ một ông tổ dù xa đến mấy đời cũng
không được kết hôn với nhau, trước đây còn có quy định người Mông không
được lấy người dân tộc khác. Người trong một họ kết hôn với nhau sẽ bị coi là
phạm tội loạn luân và bị phạt rất nặng.
Sự thống nhất về mặt xã hội của dòng họ tộc người Mông được thể hiện
rất rõ trong nét cư trú. Trước đây, các gia đình thường di cư theo dòng họ nên có
45
hiện tượng một bản chỉ có một dòng họ. Hiện nay, hình thức cư trú xen kẽ giữa
các dòng họ trong một bản tương đối phổ biến. Dòng họ nào có công khai phá,
lập bản thường có nhiều quyền lợi hơn, như được giữ chức Trưởng bản, được
chủ trì lễ cúng đuổi ma, cúng thổ thần, có ruộng nương nhiều. Mặt khác, các gia
đình trong cùng một họ có thể cư trú ở nhiều vùng, nhiều nơi khác nhau, nhưng
luôn có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Những người cùng dòng họ đùm bọc,
giúp đỡ nhau bằng sức lao động và tiền của khi một gia đình trong họ có việc ma
chay, cưới xin, dựng nhà hay những lúc khó khăn, hoạn nạn.
Sự thống nhất về tư tưởng của dòng họ cũng biểu hiện rõ nét. Cứ 3 năm
một lần, vào ngày 29 Tết Nguyên đán, các thành viên trong họ lại tập trung ở nhà
trưởng họ để làm lễ “Tusu”. Đây là lễ cúng để trừ tà ma, cầu mong ông tổ phù hộ
cho con cháu khoẻ mạnh, làm ăn tốt lành. Thầy cúng sẽ gọi tên từng hộ gia đình,
đọc đến nhà ai thì nhà đó mang các hình nhân được cắt bằng giấy bản và vũ khí
giả bằng gỗ đến bỏ vào chiếc gùi. Thầy cúng một tay cầm bó hương, một tay
cầm dao, miệng đọc thần chú đuổi các hồn ma không được quấy nhiễu người
sống; đồng thời cầu mong cho các gia đình trong họ không gặp tai ương. Nghi lễ
này nhằm tăng cường sự cố kết cộng đồng dòng họ.
Một đặc trưng khác của dòng họ người Mông được biểu hiện qua cách
thức tổ chức lễ ma khô (ma bò). Đây là lễ con cái đền ơn cha mẹ hoặc làm cho
người nhà đã mất. Theo phong tục, dù hoàn cảnh có khó khăn như thế nào,
người con trai cũng phải làm đám ma khô một lần để đền ơn công lao bố mẹ,
người đã khuất. Đám ma khô thường được tiến hành sau khi bố (mẹ) qua đời từ
3 đến 5 năm, nếu gia đình nào có điều kiện thì sau 15 ngày là có thể làm. Lễ
làm ma khô thông thường phải mổ bò để cúng, tuy nhiên nếu dám ma tươi đã
có bò cúng rồi thì ở đám ma khô có thể dùng lợn, dê hoặc chó. Con vật làm lễ
cúng phải đẹp, không có khuyết tật, lông đồng mầu, không được chọn con vật
đã chết hoặc đã làm thịt. Mọi thành phần làm ma khô phải đầy đủ từ thầy cúng,
khèn, trống, chủ nhà, chủ bếp, Trưởng bản đến tất cả anh em trong dòng họ.
46
Mọi người được báo trước ít nhất 10 ngày. Đến ngày làm ma, khi mọi thành
phần đến đông đủ, tang chủ thông báo với trưởng họ về ý định và khả năng tổ
chức của gia đình, thời gian tiến hành, thực phẩm để trưởng họ và mọi người
cùng giúp sức.
Sự phân biệt dòng họ còn thể hiện trong đám “ma tươi”. Có dòng họ
không đưa người chết vào quan tài mà trước hôm đem chôn, người ta mang
người chết ra ngoài bãi gọi là cho người đi “tàu sang”. Có họ (họ Lý) thì khiêng
cáng người chết chạy đến huyệt mới đặt người chết vào quan tài. Có họ thì cho
người chết vào quan tài từ lúc ở nhà. Trong đám ma chỉ có người trong dòng họ
mới khiêng quan tài. Cách đặt thi hài lên cáng, cách đặt mả cũng khác nhau.
Nếu dòng họ nào không tổ chức đám tang theo đúng nghi lễ của dòng họ mình,
sẽ bị dân bản chê cười vì người Mông quan niệm: “Làm ăn, làm uống ta có thể
học người khác nhưng làm ma thì không học theo người ta”.
Văn hóa ứng xử của tộc người Mông cũng tồn tại chủ yếu dựa trên
phong tục, tập quán của dòng họ mà nổi bật là những luật tục liên quan đến trật
tự xã hội, đến vấn đề khai thác và sở hữu đất đai canh tác, những luật tục quy
định quyền lợi và nghĩa vụ của các thành viên trong cộng đồng. Đặc biệt dòng
họ như một tín hiệu để các thành viên của tộc người này nhận biết nhau. Người
Mông sống ở đâu, thuộc nhóm nào, khi gặp nhau bao giờ họ cũng hỏi nhau
thuộc dòng họ gì. Đó là đặc điểm hiếm thấy ở những tộc người khác. Thời gian
và nhịp điệu phát triển của cuộc sống cùng sự tác động của các yếu tố văn hóa
bên ngoài dần ảnh hưởng đến xã hội Mông ở Việt Nam nói chung và ở Võ Nhai
nói riêng. Cuộc sống của tộc người Mông vừa chịu sự chi phối của mối quan hệ
truyền thống, vừa chịu tác động mạnh mẽ của mối quan hệ xã hội mới theo cơ
chế pháp luật của Nhà nước. Từ đó, mối
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_doi_song_kinh_te_van_hoa_cua_toc_nguoi_mong_o_huyen.pdf