Luận văn Đối thoại và độc thoại nội tâm trong tiểu thuyết của Hemingway

LỜI CAM ĐOAN.2

LỜI CẢM ƠN.3

MỤC LỤC.4

MỞ ĐẦU .7

1/LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .7

2/ LỊCH SỬ VẤN ĐỀ.8

2.1/ Tiếng Việt:.8

2.2/Tiếng Anh.14

3/ GIỚI HẠN VẤN ĐỀ .15

3.1.Tác phẩm khảo sát.15

3.2.Phương pháp nghiên cứu.15

4/MỤC ĐÍCH, CÂU TRÚC VÀ ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN .16

4.1 Mục đích của luận văn:.16

4.2.Cấu trúc của luận văn:.17

4.3.Những kết luận mà nhà văn hướng tới:.17

CHƯƠNG 1: HEMINGWAY- THỜI ĐẠI - CON NGƯỜI - TÁC PHẨM 19

1.1.NHỮNG BIẾN CỐ TƯ TƯỞNG TRONG VĂN HỌC MĨ THỂ KỶ XX.19

1.2.HEMINGWAY - CON NGƯỜI VÀ SÁNG TẠO NGHỆ THUẬT:.23

1.2.1.HEMINGWAY - một cuộc đời huyền thoại: .23

1.2.2.Hemingway _ Quan niệm về sáng tạo nghệ thuật: .26

CHƯƠNG 2: HEMINGWAY - NHỮNG ĐỐI THOẠI BÍ ẨN .31

2.1/ ĐỐI THOẠI DIỄN TRÌNH : ( DIALOGUE EXPLICATIVE ).33

2.1.6.Đối thoại _ Nhân vật tự kể về mình:.35

pdf126 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 1072 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đối thoại và độc thoại nội tâm trong tiểu thuyết của Hemingway, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n se sắt trước những ngón đòn của số phận. cả hai trường hợp đó, nhân vật đều cố che giấu lòng mình. Đối thoại với nhau đấy mà người nào người nấy quay về trong khó khăn riêng, theo đuổi những suy tư của mình : "Anh nghĩ thế sao ? Mắt nàng lại đượm buồn " "Anh không cười cợt theo cách ấy. Nó chỉ để giải buồn mà thôi " "Không " Nàng đáp : "Em nghĩ nó rất xấu xa trên trái đất " "Gặp lại nhau thật tuyệt" "Không, em không nghĩ thế " "Em không muốn vậ y sao ? " "Em phải như vậy" [1,27] Hình thức đối thoại này bộc lộ sự rạn nứt trong giao tiếp. Nhận xét về văn phong Hemingway, Phinkensten cho rằng : "đối thoại của nhân vật Hemingvvay giống như độc thoại bị ngắt quãng. Độ căng không nổi lên bề mặt, nhưng tấn thảm kịch diễn ra bên dưới lời đối thoại." 2.2.2.4.Trong "Giã từ vũ khí", những người lính là nạn nhân khốn khổ của chiến tranh, vì vậy khi bàn về chiến tranh bao giờ họ cũng bế tắc. Chiến tranh như một cái gì thuộc về định mệnh mà trí tuệ, sức lực của con người trở nên vô nghĩa. Những cuộc đối thoại của họ khi nào cũng để lại trong mỗi nhân vật sự tuyệt vọng, lo âu, sợ hãi. Kết thúc cuộc đối thoại có khi là những cuộc cãi vã, có khi là uống rượu và im lặng : "Hoặc thắng, hoặc bụi chỉ có hai con đường đó thôi. Tôi không còn tin tưởng noi sự thắng trận nữa. Tôi cũng thế, nhưng mà tôi không thấy ta sẽ bại, song sự bại trận có lẽ dễ chịu hơn. Còn anh anh mong gì ? Mong được đánh một giấc ngon lành. Tôi đáp, Đến đây cha tuyên úy đứng dậy rồi nói: Tôi làm phiền anh vì ở đây rất lâu" [2,25 ] 2.2.2.5.Cơ sở để hiểu đối thoại của Hemingvvay phần nhiều nằm ngoài văn bản. Hemingway thường khéo léo bỏ trống các từ, mà nến một ai biết, thì họ sẽ hiểu vị trí của chúng trong văn bản. Người đọc tiếp nhận tác phẩm cần phải tự bổ sung thêm một thực tại ẩn, nằm dưới những câu chữ. ở Hemingway, cả logic bình thường lẫn tính liên tục của hội thoại đã bị bẻ gãy. Vậy nên, điều thoạt nghe thì cực kì vô lí, song lại thật chính xác. ở đó, khả năng lịch duyệt của độc giả được văn bản tận đụng triệt để. Đây là một trong những biểu hiện của "tảng băng trôi”, mà những câu văn chân thực của Hemingway đã mang lại. Đối thoại của Hemingway đầy rẫy những câu đơn, tuy rõ về cú pháp nhưng nghĩa của nó thì vô cùng tận. Ong không làm xiếc ngôn từ mà với ông ngôn ngữ của những đoạn đối thoại là những lời nói rất tự nhiên. Có điều nhà văn khi tái hiện đã biết chọn một góc độ nào đó, nghe theo cách nào đó để thể hiện trong tác phẩm tính nguyên sơ của dạng ngôn ngữ thường nhật. Đây chính là công cụ phục vụ đắc lực cho việc khảo sát cảm xúc sâu xa và trạng thái phức tạp tâm lý con người" [160,58 ] Hemingway làm sáng tỏ ý nghĩa tượng trưng, trong mối quan hệ giữa con người và thế giới, trong quá trình nhận thức và phản ánh hiện thực. Đặc biệt là ở: "cái thế giới hạn hẹp của Hemingway ẩn chứa một thế giới rộng lớn hơn nhiều" ( spilka). Trong đối thoại của ông, âm vang những tiết tấu tinh tế, vừa quen, vừa lạ, rất khó nắm bắt những điều bí ẩn mang ý nghĩa sâu xa. Đặc biệt,qua những phút im lặng, những quãng ngập ngừng, những sự ám chỉ của nhân vật....Cái tiết tấu vốn có trong đời thực nhưng phải có một giác quan thật nhạy, người đọc mới có thể nhận ra, Hemingway luôn tạo ra "độ dư thừa hữu ích " bằng "nguyên tắc bỏ sót "của điện tín.Vì thế tạo ra nhiều khoảng trống trong đối thoại.Đó như một sự mời gọi người đọc đồng sáng tạo, để bổ sung thêm vào tác phẩm, mới hiểu hết những phần chìm ẩn phía sau con chữ. CHƯƠNG 3: ĐỘC THOẠI NỘI TÂM 3.1.KHÁI NIỆM ĐỘC THOẠI NỘI TÂM: Khuôn mặt của độc thoại nội tâm khá trẻ trung trong truyền thống văn học. Về thời điểm xuất hiện đầu tiên của độc thoại nội tâm trong tiểu thuyết cũng có nhiều ý kiến khác nhau. Từ điển thuật ngữ văn học của Timôphêép và Turaép, đề mục Dòng tâm tư đã viết về nghệ thuật này trong thời kì chủ nghĩa tình cảm. Đặc biệt trong tiểu thuyết của Xtenơ với Trixtan Sandy(1767) và Cuộc phiêu lưu tình cảm (1768) ; Bux trong Thi pháp truyện kể đã nhắc đến độc thoại nội tâm từ tiểu thuyết thời Phục hưng với Bôcaxiô. Có nhà nghiên cứu lại coi người khai sáng ra nó là Đuygiađanh với một cuốn sách in từ 1888 "Những cành nguyệt quế đã hái". Thậm chí có người còn nhận định Lép Tônxtôi là nhà văn đầu tiên, có ý thức vận dụng hình thức này, và Sécnưsépxki là nhà phê bình đầu tiên nhận ra hình thức đó. Cho đù còn nhiều ý kiến khác nhau về thời gian ra đời của độc thoại nội tâm, nhưng thủ pháp này đã đánh dấu một cái mốc quan trọng trên con đường phát triển văn học, làm cho văn học thể hiện ngày càng sâu sắc, toàn diện về con người. Vậy độc thoại nội tâm là gì ? Trước hết trong nghệ thuật tự sự, ngoài lời gián tiếp của người kể, còn có lời trực tiếp của nhân vật. Lời trực tiếp của nhân vật là tiền đề để xuất hiện độc thoại nội tâm. Bởi vì điều kiện thứ nhất của độc thoại nội tâm, là nhân vật tự do nói lời của mình một cách trực tiếp, nguyên vẹn, thoát khỏi mọi ràng buộc của lời gián tiếp tác giả, không có chỉ dẫn, dẫn dắt, hoặc chuyển ý. Đồng thời độc thoại nội tâm cung cần đặt trong ngữ cảnh gián tiếp, nếu không thì nó khác gì lời trần thuật theo ngôi thứ nhất? Điều kiện thứ hai là nó khác với lời độc thoại. Độc thoại là lời nói một mình, trước và sau không gắn với lời thoại nào của ai khác, thường được sử dụng trong kịch, trong phim. Độc thoại thường gắn liền với hành động. Trong khi đó, độc thoại nội tâm, là lời độc thoại dùng vào việc miêu tả qua trình ý nghĩ trong nội tâm, là lời nói thầm kín, không nhằm nói ra thành tiếng như trong kịch. Tuy nhiên, ranh giới giữa độc thoại và độc thoại nội tâm đôi khi rất mong manh, khó xác định. Như trong đoạn độc thoại nội tâm sau đây thì chứng ta thấy rõ ràng tính chất hướng về hành động vẫn toát ra từ thế giới bên trong: "Hãy nghĩ tới những người đã ra đi, anh nói. Nghĩ tới họ đang đi qua rừng. Nghĩ tới họ đang đi qua suối. Nghĩ tới họ, đang trên mình ngựa, trong rừng dày. Nghĩ tới họ đang lên dốc núi. Nghĩ tới họ đêm nay họ rất dễ chịu. Nghĩ tới họ đêm nay đi suốt canh thâu. Nghĩ tới họ ngày mai phải ẩn mình. Nghĩ tới họ. Mẹ kiếp ! Hãy nghĩ tới họ. Đó là tất cả những điều mà ta có thể làm được để nghĩ tới ho... Anh nói :Hãy nghĩ tới Môngtana. Ta chả làm nổi, nghĩ tới Mađrit. Ta chả làm nổi. Hãy nghĩ đến một cốc nước mát. Được lắm. Cứ thế. Như một cốc nước mát. Mày là thằng nói dối. Điều đó chẳng có nghĩa lí gì. Thế thì làm đi. Làm cái dó đi. Bây giờ làm đi. Tới đó rồi làm đi. Không, mày phải chờ đã. Sao? Mày biết quá đi chứ lị..." [4,726 ] Độc thoại nội tâm là tiếng nói bên trong tâm hồn nhân vật, là tiếng nói thầm kín, là lời tự nhủ thầm, hoặc nhân vật nói to lên với mình. Độc thoại nội tâm bộc lộ đời sống bên trong, "con ngươi bên trong" của nhân vật. Khi nói đến độc thoại nội tâm, người ta thường hay nghĩ tới khái niệm dòng ý thức. Thật ra cho đến nay, việc phân biệt hay đồng nhất hai khái niệm này vẫn chưa ngã ngũ. Tamara. Motưlôva không phân biệt giữa độc thoại nội tâm và dòng ý thức. Trong khi đó, nhà văn Mĩ Keene Denald, khi phân tích ảnh hưởng của J. Joyce đối với các nhà văn Nhật, lại tách dòng ý thức ra khỏi độc thoại nội tâm. Một số nhà nghiên cứu khác khi dựa vào tiêu chí phản ánh và hình thức biểu hiện đã không phân biệt được rạch ròi hai khái niệm trên. Theo sự nghiên cứu của chúng tôi thì, dòng ý thức cũng là một hình thức của độc thoại nội tâm, là bước tiếp nối của độc thoại nội tâm. Nhưng là độc thoại nội tâm với một sự tự do liên tưởng, không có mục tiêu đặc biệt nào, không có sự khống chế của lôgic. Dòng ý thức có thể cùng một lúc thể hiện hai thế giới: tiềm thức và ý thức lên bề mặt một cách hỗn độn. Với lối viết sao chép một chuỗi suy nghĩ, đã khiến cho tất cả chỉ còn là một chuỗi câu dài không dấu chấm phẩy. Bốn mươi sáu trang cuối của Ulyx là dòng tuôn trào tâm tư của Mariông Blum: "...và một bông hoa trên núi ờ phải khi mình cài hoa hồng lên tóc giống như con gái miền Angđaluđi hay mình lẽ ra đã cài một bông màu đỏ ờ phải và khi anh ta hôn mình dưới bức tường kiểu Môrơ mình tự nhủ anh ta hay một anh chàng khác cũng thế thôi và lúc bấy giò mình đưa mắt ra ý bảo anh ta hãy cứ nài nữa đi ờ phải và bấy giờ anh hỏi xem mình có muốn ờ phải muốn nói ờ được không bông hoa núi của ta và trước tiên mình quàng tay quanh người anh ấy ờ phải và mình đã kéo anh ấy lên mình để hu cặp vú mình thơm phức ờ phải và trái tim anh ấy đập như điên và ờ phải mình nói ờ phải em muốn lắm ờ phải"... [56,62 ] Khái niệm độc thoại nội tâm cũng còn nhiều tranh cãi, ý kiến của Tamara Môtưlôva được nhiều người nhất trí hơn cả vì sức khái quát của nó: "Độc thoại nội tâm là ngôn từ trực tiếp không diễn tả lên lời của các nhân vật, hoặc là ngôn từ của Lác giả nhân danh mình mà nói, nhưng như vậy là sử dụng giọng điệu và từ vựng của nhân vật, hoặc cũng có thể đối thoại bên trong, ở đó giọng nói của nhân vật bị xẻ làm đôi, thành hai giọng đối nghịch. Nó xuất hiện dưới hình thức một chuỗi kết luận có tổ chức cũng như dưới những ý kiến mơ hồ, hỗn loạn", [116,72] Độc thoại nội tâm tùy thuộc rất nhiều vào phương pháp sáng tác và bản sắc riêng của từng nhà văn. Do đó, độc thoại nội tâm trong văn học lãng mạn khác trong văn học hiện thực. Chủ nghĩa lãng mạn hướng tới cái nên có, có thể có, mơ ước. Chủ nghĩa hiện thực nhằm vào cái đang tồn tại thực. Độc thoại nội tâm rất đa dạng, nhiều hình nhiều vẻ. Với Xtăngđan, độc thoại nội tâm trở thành biện phấp nghệ thuật chủ yếu thể hiện tâm lí nhân vật. Hình thức diễn đạt, thường bằng những câu cú rành mạch, thường có nhiều từ cảm thán,vì đấy chính là khi nhân vật xúc động mạnh hoặc đột nhiên phát hiện ra những điều mới mẻ trong suy nghĩ, cảm xúc của mình... Thường thấy nhát là dạng câu hỏi, chứng tỏ nhân vật đang tự vấn lương tâm, tra khảo trái tim, buộc mình phải nói thật với chính mình. Đến Tônxtôi, độc thoại nội tâm phơi bày quá trình vận động tự thân trực tiếp của tư duy. Chính Tônxtôi nói rõ phương pháp sáng tác của ông: "Nghệ sĩ là nghệ sĩ chỉ bởi vì anh ta nhìn đối tượng không phải như điều anh ta mong muốn mà như nó đang tồn tại"[70,176 ]. Độc thoại nội tâm củaTônxtôi vì thế chân thực, sát với tâm lí con người. V. Xtaxốp, nhà phê bình nghệ thuật Nga, đã đưa ra nhận xét hết sức tinh tế về nét đặc sắc của độc thoại nội tâm củaTônxtôi: "Tôi thấy cho đến nay mới có một ngoại lệ duy nhất: đó là Tônxtôi. Một mình ông đưa ra trong các tiểu thuyết và các kịch đram của mình những độc thoại thực sự với tính chệch choạc, tính ngẫu nhiên, tính buông lửng và những nhảy cóc".[70,176 ] Alejo Carpentier, bậc thầy của nền tiểu thuyết hiện đại có những nét độc đáo trong việc thể hiện độc thoại nội tâm bằng cách để cho nhân vật tự phô diễn mình trong những suy nghĩ, hồi ức, liên tưởng. Tức là để cho nhân vật được diễn tả theo dòng ý thức, tường trình một cách trung thực qua trình diễ biến nội tâm, mà qua trình đó chịu sự tác động mạnh mẽ của hiện thực hàng ngày. Đặc biệt ông biết kết hợp yếu tố thời gian đồng hiện và dòng ý thức, nên diện mạo nhân vại của ông phong phú, đa dạng, nhưng rất phức tạp. Nếu so sánh với các nhà văn hiện sinh, họ cũng sử dụng độc thoại nội tâm như một thủ pháp nghệ thuật quan trọng trong sáng tác. Nhân vật của họ tự bộc lộ theo dòng ý thức, nhưng ý thức ở đây quan niệm như cái gì độc lập với thế giới xung quanh, nên con người độc thoại nội tâm trở nên cô đơn, bất lực trong tất cả mọi trạng thái tâm lí. Nhân vật của họ cũng sống với kí ức, hồi tưởng nhưng để rồi chịu đựng trong cái khổng dứt ra được của ý thức bi quan, chán nản và tuyệt vọng. Hemingway - người đề xướng phương pháp tảng băng trôi thì độc thoại nội tâm trong tác phẩm của ông chứng tỏ ông đã thâu tóm tất cả những gì là tinh hoa của nghệ thuật độc thoại nội tâm ở nhiều người đi trước. Chuyển hóa để tạo nên phong cách riêng cho mình, và phải chăng trong tác phẩm của Hemingway, ông muốn đem độc thoại nội tâm làm nội dung, mà hình thức là những trang viết. 3.2.HÌNH THỨC ĐỘC THOẠI NỘI TÂM 3.2.1.Độc thoại nội tâm với bôn tiểu thuyết tiêu biểu của Hemingway: 3.2.1.1.Hemingway là nhà văn không chủ trương chồng chất các sự kiện, các biến cố, các hành động trong tiểu thuyết. Nhà văn thường lấy trạng thái tâm lí của các nhân vật làm đối tượng miêu tả. Ông thường xây dựng tác phẩm trên cơ sở theo dõi các diễn biến của ý thức nhân vật. Đấy chính là nội dung vắng bóng" cốt truyện "hiểu theo nghĩa sơ đẳng nhất, do đó khó thuật lại, kể lại. Nhà văn lại chủ trương không đứng ngoài quan sát, tường thuật cái thế giới nội tâm kia một cách gián tiếp, mà ông để cho nhân vật tự bộc lộ. Vì vậy ông ít dùng ngôn ngữ người kể chuyện, mà sử dụng chủ yếu đối thoại xen với độc thoại nội tâm. Qua đó, các trạng thái tâm lí nhân vật nổi lên rất rõ, đồng thời nhà văn cũng gởi gắm thông điệp của mình trong những nghĩ suy của nhân vật. 3.2.1.2.Khi tiểu thuyết "The Sun also Rises" (Mặt trời vẫn mọc) ra đời, Hemingway trở thành đại diện xuất sắc cho lớp nhà văn thuộc "Thế hệ vứt đi" ( Lost generation ). Có một cuộc chiến mà sự trả giá lại qua đắt, Có một thế hệ, ra khỏi cuộc chiến ấy, bỗng trở thành thế hệ lạc lõng. Có một nhóm người đến với lễ hội để tìm quên lãng.Người đọc như bị ám ảnh bởi một không khí ngột ngạt sau chiến tranh, nỗi kinh hoàng về hư vô. Nhân vật của ông sống trong một thế giới giống như một khu rừng thù địch, đầy những hiểm nguy không lường nước được, chưa kể tới các cơn ác mộng, những cái thết luôn rình rập họ. Chiến tranh đã làm dang dở cuộc tình của những người đàn ông với những đàn bà, nhưng không sao đập tắt được lòng ham muốn nơi họ. Ăn sâu sau những hàng chữ, người đọc tìm thây một lập luận khá đơn giản : "Cứ đi tìm ý nghĩa của cuộc sống, rồi sau chót, có thể là ta sẽ hiểu được, là thật ra cuộc sống có chứa đựng những gi. sống trong một thế hệ, đù lạc lõng hay không, Vái ý nghĩa cao đẹp nhất vẫn là trưởng thành và biết Sống cho ra sống." Đến "A farewell to Arms " (Gia từ vũ khí), mô típ về tình yêu, tình bạn lại nổi lên như mội ốc đảo giữa sa mạc cháy bỏng của chiến tranh, mọi ảo ảnh về tình yêu tan vỡ. Dư vị cuối cùng vẫn là nỗi đau vô phương cứu chữa, sự bất lực và cồ đơn của con người, ngay khi đã tìm thấy một tình yêu mãnh liệt. Với "For whom the Ben tolls " ( Chuông nguyện hồn ai ), Hemingway muốn thể hiện "sự sống sót của tính cách giữa cõi hỗn mang", tính cách của một con người bơ vơ nhập cuộc. Qua những ý nghĩ của Rôbơt Jorđan, nhà văn muốn kiểm chứng thái độ của người anh hùng này, trước cái chết, trước đau khổ và bạo lực là một thái độ phức tạp, khó diễn tả rành mạch. Bề ngoài chán chường, phủ nhận, buông thả, che giấu một bên trong nhạy cảm, nồng nhiệt.khao khát hành động. Hemingway còn muốn gởi gắm một thông điệp về sự cô đơn của con người trong thế giới hiện đại mà Robơt Jorđan, dù sao, ít nhiều là một đại diện. 3.2.1.3.Có lẽ đến "The Old Man and the Sea " ( Ông già và biển cả ) thì quá trình hủy diệt cối truyện thể hiện một cách rõ rệt nhất. Tất cả bề dày, chiều sâu của nhân vật, được gợi lên qua những lần độc thoại nội tâm. Xen lẫn vào những suy nghĩ tưởng chừng như rất đơn giản về cá, về biển là những chân lí lớn lao"Không trở về từ nỗi cô đơn " và "Đã là người thì không bao giờ được bó tay chịu thua. Con người có thể bị tiêu diệt, nhưng không thể bị khuất phục." Người đọc nhận ra thông điệp từ những tác phẩm trên, không phải do nhà văn diễn giải, mà chủ yếu từ những ý nghĩ nói ra lời, và những ý nghĩ không nói ra lời. Một hiện thực rất sâu sắc về con người và thời đại dần dần hiện rõ sau những hình thức đa dạng của độc thoại nội tâm. 3.2.2.Các hình thức độc thoại nội tâm: Tiếp cận độc thoại nội tâm trong tiểu thuyết của Hemingway, ta thấy nhà văn sử dụng linh hoạt nhiều dạng. Trong đó, phổ biến nhất là ba dạng sau: 1. Dạng lời nói trực tiếp: ở dạng này tác giả chỉ rõ nhân vật "nghĩ ", "tự nhủ", "tự bảo", "lẩm bẩm", hoặc nhân vật nói to với mình. 2. Dạng lời nói nửa trực tiếp: ở dạng này tác giả trực tiếp phơi bày, phân tích tâm lí nhân vật, nhưng tới một lúc nào đó giọng tác giả hòa quyện vào giọng nhân vật, khiến ta khó phân biệt rạch ròi 3. Dạng tổng hợp: ở dạng này tác gia sử dụng xen kẽ cả hai dạng trên, kết hợp với hồi tưởng, chiêm bao. 3.2.2.1.Qua khảo sát lác phẩm, chúng tôi nhận thấy, ngay từ tiểu thuyết đầu tiên, Hemingway đã sử dụng độc thoại nội tâm và không ngừng gia tăng cường độ của nó trong các tác phẩm về sau. ở "Mặt trời vẫn mọc" có ba lần độc thoại nội tâm (0,9%). "Giã từ vũ khí" độc thoại nội tâm bảy lần (1,8%) ... "Chuông nguyện hồn ai" có 234 lần độc thoại nội tâm (13%). Đặc biệt nhất với "Ông già và biển cả", độc thoại nội tâm kéo dài suốt 83 trang trên 111 trang văn bản tác phẩm, 256 lần ( 37%). Do tính chất này,tác phẩm "ông già và biển cả" được xem như văn bản chính khi chúng tôi khảo sát nghệ thuật độc thoại nội tâm trong tiểu thuyết của Hemingway. 3.2.2.2.Nếu xét về mặt số lượng, thì độc thoại nội tâm trong tiểu thuyết của Hemingway tập trung chủ yếu ở hai tác phẩm "Chuông nguyện hồn ai” và "Ông già và biển cả". Lời độc thoại nội tâm chiếm một khối lượng nhỏ hơn so với đối thoại trong tác phẩm. Nhưng nó lại cực kì quan trọng về mặt thể hiện tính cách nhân vật. Nếu lược bỏ tất cả độc thoại nội tâm khỏi tác phẩm thì chắc chắn các tác phẩm sẽ bị tổn hại nghiêm trọng về nghệ thuật và không còn là sáng tác của Hemingway nữa. Theo thống kế sơ bộ của chúng tôi, số lần sử dụng độc thoại nội tâm để mô tả nhân vật trong các tiểu thuyết tập trung chủ yếu ở các nhân vật chính như Jake, Henry, Jordan và Santiago. Điều đó chứng tỏ các nhân vật này, hoặc có cuộc sống nội tâm phong phú, hoặc có sự căng thẳng, dằn vặt, giằng xé, mâu thuẫn trong nội tâm. Độ ngắn dài của lời độc thoại nội tâm rát khác nhau. Có độc thoại nội tâm chỉ vẻn vẹn có mội ý nghĩ ngắn ngủi. Khi Santiago quan sát sợi dây câu, lão thấy dường như mấy cái phao đang chìm dần, lão nghĩ "Tiếp tục đi", "Nó sắp đớp mồi", "Nó không thể đi". Có lời độc thoại nội tâm khoảng hai dòng "Chúa biết là nó không thể đi. Nó đang lượn vòng. Có lẽ trước đây nó đã bị dính câu nên nó nhổ đôi điều về chuyện ấy". Nhiều độc thoại nội tâm kéo dài vài ba trang, thậm chí có độc thoại nội tâm dài cả chương như suy nghĩ của Henry về tình yêu và trách nhiệm dài cả chương 32. Đặc biệt ở "Chuông nguyện hồn ai" một đoạn độc thoại nội tâm đặc sắc của Jordan về rất nhiều vấn đề: bắt đầu từ điạ điểm đặt súng, chàng nghĩ đến Maria, chàng nghĩ tiếp đến nhiệm vụ, nghĩ đến phe Cộng Hòa, nghĩ đến đất nước Tây Ban Nha, những người đàn bà Tây Ban Nha và Jordan còn nghĩ rất nhiều về những giờ phút chàng đã được sống trong hạnh phúc thực sự...Tất cả những vấn đề trên là độc thoại nội tâm của Jordan kéo dài trong hai mươi trang. Phân bố chung của độc thoại nội tâm trong "Ông già và biển cả" khá cân đối và hợp lí. Khi nhân vật chưa ở vào tình thế gay go,độc thoại nội tâm có vẻ thưa thớt, những suy tư cũng ít. Nhưng đến khi họ rơi vào tình huống nguy kịch, những suy tư nhiều hơn, thì độc thoại nội tâm dày đặc, liên tục. Nếu ta so sánh thời gian độc thoại nội tâm thì ban ngày nhiều hơn ban đêm,như thế là rất hợp lí và có sức thuyết phục bởi khi mục đích rõ ràng, chí đã quyết thì nhân vật chỉ còn phụ thuộc vào ngoại cảnh để tiến hành công việc. 3.2.2.3.Độc thoại nội tâm có những chức năng khác nhau. Nó có thể là phương thức tự sự mang tính chất quy ước khi người kể chuyện muốn thu hẹp hoặc xóa bỏ khoảng cách thời gian giữa kể chuyện và câu chuyện được kể. Michel Butor viết: "Vì thế khoảng cách thời gian giữa kể chuyện và chuyện được kể có xu hướng giảm đi... và lẽ tự nhiên người ta đã cố giảm cái khoảng cách ấy đến tối thiểu, đạt tới việc kể chuyện hoàn toàn đồng thời với câu chuyện nó kể ra."Độc thoại nội tâm có chức năng hướng ngoại, nghĩa là bộc lộ cái nhìn thế giới, cách đánh giá con người của nhân vật : "Con mình mình sinh ta ra đời là để sống kiếp thằng dân chài cũng như con cá kia sinh ra là để làm phận cá. Thánh Pie xưa kia cũng là dân đánh cá và bố ông Đi Magio trứ danh cũng vậy''. Độc thoại nội tâm chủ yếu hướng nội, nhằm để nhân vật tự ý thức, tự vấn lương tâm, tự phê phán, tự đánh giá." Lão nghĩ bụng: đã hai ngày rồi mình không biết đến kết quả trận đấu ra sao. Nhưng mình phải tin tưởng mới được và mình phải xứng đáng với cầu thủ Đi Magio trứ danh là người chơi môn gì cũng cừ, mặc dầu gót chân bị nẻ cựa gà. Không biết chứng nẻ cựa gà nó ra sao nhỉ ? (... ) Mình thì mình chẳng chịu nổi cái chứng ấy. Giống gà chọi có khi đui một mắt hoặc cả hai mắt mà vẫn cứ chọi nhau được, chứ mình mà như thế thì mình đến chịu. So với những giống chim lớn và các giống vật, con người thật chẳng thấm vào đâu. Cứ nghĩ thế, mình lại muốn được làm thân con cá nó đang bơi ]ội trong lòng biển cả tối tăm kia". Hoặc khi nghĩ về sức mạnh của mình,ỉão so sánh : "...Cái ông Đi Magio trứ danh ấy, không biết ông ta có bám mãi theo con cá được lâu như mình không nhỉ ? Còn lâu hơn là đằng khác chứ lị. Mình thì mình tin chắc như thế". Độc thoại nội tâm thường gắn với những tâm trạng cô đơn hoặc khi nhân vật rơi vào tình huống căng thăng cần phải lựa chọn. Trong nghệ thuật tiểu thuyết của Hemingway, độc thoại nội tâm luôn tỏ ra là một biện pháp hữu hiệu, nhưng không thể sử dụng nó bất cứ lúc nào và với bất cứ ai. Độc thoại nội tâm thường xảy đến với những con người cô đơn.Tác giả có chủ ý khi chọn một ông giạ đánh cá, không họ hàng thân thích. Hoàn cảnh đó tất nhiên bắt buộc lão phải thu về cuộc sống bên trong. Nhà văn lại cố tình xây dựng Santiago đến bạn bè cũng không có, trừ chú bé Manolin, nhưng suốt mấy tháng trời đi không rồi lại về không, nên bố me chú bắt đi theo một con thuyền khác. Hemingway không đặt Santiago vào thế phải lựa chọn gay go quyết liệt, mà tung lão già ra biển khơi. Còn không gian nào mênh mông hơn, trời cao vô tận, biển sâu hun hút, bốn phương bát ngát chẳng thấy đâu là bến bờ. Không gian mênh mông ấy lại mang cái đơn điệu bởi sự trống vắng đến vô cùng. Chim không hiểu được tiếng người, cá không nghe được lời người nói, nước thì mênh mông, mây thì hờ hững, thành ra cái không gian không người giao cảm ấy cũng là nền cho độc thoại nội tâm phát triển. Những câu độc thoại nội tâm đầu tiên lão nghĩ về số phận và cảnh cô đơn của mình: "Con người ta không nên sống một mình khi tuổi đã xế bóng, lão nghĩ. Nhưng không thể nào tránh khỏi". Rồi lão bắt đầu ái ngại cho con cá: "Chưa bao giờ mình gặp một con cá nào kiêu hùng và hành động quá đỗi kỳ lạ như nó, Có lẽ nó cũng thừa khôn ngoan để không nhảy lên. Bởi nếu cứ phóng lên hoặc lao chạy thì nó có thể hủy hoại mình. Nhưng chắc trước kia cu cậu đã nhiều lần nếm mùi dây câu nên đã biết đây là cách chiến đấu tốt nhất. Nó không thể biết chỉ có mỗi một người duy nhất đang đương đầu với nó và cũng chẳng hay rằng đấy là một lão già. Nhưng cu cậu đúng là chú cá vĩ đại và sự vĩ đại ấy còn được thể hiện ở phản thịt nơi chợ nếu thịt nó hãy còn tươi khi được mang đến đó. Cu cậu đớp mồi hệt một trang nam tử và cái cách cu cậu kéo cũng là của đấng hào hoa; cu cậu chống cự không một chút hoảng sợ. Ta phân vân chẳng biết nó có mưu đồ gì không hay cũng chỉ cố gỡ gạc như cái thân của ta thôi ?". Độc thoại nội tâm cứ thế nới dần cốt truyện, nhân vật tự hoàn thiện bức chân dung của mình. Độc thoại nội tâm thường xảy ra khi nhân vật rơi vào tình trạng tâm lí căng thẳng, phải đấu tranh tư tưởng trước một quyết định lựa chọn khó khăn giữa ngã ba đường. Qua những suy nghĩ về chiến tranh của Jorđan, ta nhận thấy những lo lắng băn khoăn của nhân vật trước khi quyết định công việc sắp làm "Mày sẽ phá nó một ngày nào đó, không hôm nay thì hôm khác. Hoặc nếu không phái chiếc cầu này thì sẽ là mội chiếc cầu khác. Mày không phải là người quyết định sẽ phải làm việc gì. Mày chỉ có việc tuân thủ mệnh lệnh. Hãy tuân thủ theo mệnh lệnh và đừng có tìm cách nghĩ ngợi qua xa. Mệnh lệnh về việc này rất rõ ràng. Qua rõ, nhưng mày không được thắc mắc mà cũng không được sợ hãi. Vì rằng nếu mày tự cho phép có quyền sợ hãi một cách thông thường thì cái sợ đó sẽ lây sang những người cùng làm việc với mày đấy. Nhưng dẫu sao thì cái chuyện cắt đầu kể cũng ghê rơn thật, anh tự nhủ". [4,146 Ị 3.2.2.4.Với tiểu thuyết "ông già và biển cả" nếu gần trăm trang sách độc thoại nội tâm, chỉ để Santiago "tự nhủ, thầm nghĩ..." mãi thì có lẽ sẽ rất nhàm. Vì vậy, trong tác phẩm đôi khi tác giả để cho nhân vật nói to lên một mình. "Lão không nhớ lần đầu tiên lão nói to một minh như thế là tự bao giờ. Ngày xưa khi lủi thủi một mình, lão thường hát; thỉnh thoảng lão hát vào ban đêm cô đơn trong phiên trực lái trên những chiếc thuyền buồm đánh cá hay thuyền săn rùa. Có lẽ lão bắt đầu nói lớn khi chỉ có một mình, khi thằng bé ra đi". Giữa trời mây sóng nước, lão cô đơn tuyệt đối, lão đành tự nói chuyện với chính mình vậy. Cho dù nói rồi lại nghe

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2012_11_23_7820842365_3533_2013961.pdf
Tài liệu liên quan